ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MỤC TIÊU 1 (NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI)
Email Hình ầnh trẽn ú SMS dụng
+ Chọn nhóm người bệnh đăng ký khám bệnh trực tuyến và đăng ký khám bệnh truyền thống trong thời gian nghiên cứu.
+ Nhân viên y tế gồm có các nhân viên y tế có liên quan đến quá trình triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến.
+ Chọn nhóm người bệnh đăng ký khám bệnh trực tuyến và đăng ký khám bệnh truyền thống trong thời gian nghiên cứu.
+ Nhân viên y tế: đại diện của 6 đối tượng là nhân viên y tế có liên quan đến quá trình triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến (Lãnh đạo Khoa khám bệnh Cơ sở 1 và đại diện Ban Giám đốc UMC; Nhân viên tiếp nhận đăng ký khám bệnh tại Khoa Khám bệnh Cơ sở 1 UMC; Điều dưỡng các phòng khám tại Khoa Khám bệnh- UMC; Bác sĩ các phòng khám tại Khoa Khám bệnh- UMC; và Thư ký y khoa các phòng khám tại Khoa Khám bệnh- UMC).
Nghiên cứu triển khai: Từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 03 năm 2020.
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Khám bệnh thuộc Cơ sở 1- Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
2.1.4 Thiết kế nghiên cứu Để có cơ sở đánh giá việc triển khai hệ thống này đã thực sự đáp ứng được mong muốn của người bệnh, mong muốn của bệnh viện chưa? hệ thống này có hiệu quả về mặt tài chính để có thể tiếp tục triển khai nữa không? hệ thống có cần điều chỉnh gì không khi tiếp tục triển khai thì cần tiến hành giải quyết hai mục tiêu như đã trình bày ở phần Đặt vấn đề của đề tài này để làm cơ sở cho việc đánh giá quá trình triển khai hệ thống này.Trong Chương 1 đã có đề cập khi thiết kế một nghiên cứu triển khai thì các biến đầu ra của nghiên cứu triển khai bao sẽ gồm: tính chấp nhận, tính tiếp nhận, tính thích hợp, tính khả thi, mức độ tuân thủ, chi phí triển khai, độ bao phủ và tính bền vững; tuy nhiên trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ mục tiêu 1 qua việc sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp song song định lượng và định tính để đánh giá kết quả 4 nhóm đầu ra: kết quả triển khai, tính chấp nhận, tính thích hợp, tính khả thi.
2.1.5 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.1.5.1 Đối với nghiên cứu định lượng a) Người bệnh:
- Công thức tính cỡ mẫu:
Theo PharmaSchool: để xác định cở mẫu cho thử nghiệm nhóm song song, ngẫu nhiên, gồm 2 nhánh với biến kết quả là liên tục, kích thước mẫu khi xác định sẽ là số lượng đối tượng cần thiết để phát hiện sự khác biệt giữa hai nhóm trong biến kết quả, thì áp dụng công thức tính cỡ mẫu dưới đây:
Với hệ số ảnh hưởng (Effect Size, s) là 5 phút; Độ lệch chuẩn (SD) là
Tính ra cỡ mẫu cần thiết là 565 người Dự phòng từ 15%-20% số người từ chối tham gia hoặc không tiếp cận được, cỡ mẫu ít nhất là 650 người, cỡ mẫu cao nhất là 678 người (1) Nghiên cứu của chúng tôi khảo sát được 672 người bệnh.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo thời gian thu thập số liệu Thời gian thu thập số liệu người bệnh là khoảng từ 14 ngày, nghĩa là trung bình mỗi ngày chọn từ 47-50 người bệnh Người bệnh đến khám thỏa mãn các tiêu chí chọn vào và loại ra được tiếp cận xin phép đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ người bệnh:
+ Tiêu chí lựa chọn: người bệnh đến khám ngoại trú (gồm cả nhóm khám theo đăng ký trực tuyến so với nhóm khám theo phương pháp đăng ký truyền thống) trong thời gian nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí sau: từ đủ 18 tuổi đến 74 tuổi; khám ngoại trú thông thường và/hoặc cùng một nhóm đăng ký chuyên khoa khám; có đầy đủ trí lực; và tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Tiêu chí loại trừ: người bệnh cấp cứu; người bệnh không hợp tác hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. b) Nhân viên y tế:
- Chọn toàn bộ các nhân viên y tế có liên quan đến quá trình đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến.
- Cỡ mẫu, chọn mẫu: 197 người, bao gồm: đại diện Ban giám đốc (1 người), Trưởng khoa khám bệnh (1 người), Điều dưỡng trưởng Khoa khám bệnh (1 người); nhân viên tiếp nhận đăng ký khám bệnh tại Khoa Khám bệnh Cơ sở 1 (16 người); điều dưỡng các phòng khám tại Khoa Khám bệnh
Cơ sở 1 (74 người); thư ký y khoa các phòng khám tại Khoa Khám bệnh Cơ sở 1 (15 người); bác sĩ các phòng khám tại Khoa Khám bệnh Cơ sở 1 (89 bác sĩ tham gia khoa khám bệnh).
2.1.5.2 Đối với nghiên cứu định tính a) Người bệnh: phỏng vấn sâu
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên theo thời gian thu thập số liệu;
- Cỡ mẫu: những người bệnh đăng kí khám bệnh trực tuyến trong 672 người bệnh, cụ thể là 492 người. b) Nhân viên y tế: phỏng vấn sâu
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích;
- Cỡ mẫu: 06 đối tượng là nhân viên y tế tham gia phỏng vấn sâu. + 01 người trong Ban Giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Khám bệnh. + 03 Bác sĩ, điều dưỡng, thư ký y khoa phòng khám ngoại trú triển khai ứng dụng hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến.
+ 02 Nhân viên quầy tiếp nhận đăng ký khám bệnh.
2.1.6 Kỹ thuật thu thập số liệu
2.1.6.1 Đối với nghiên cứu định lượng a) Người bệnh:
Người bệnh được phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi tự điền.
Mỗi ngày phỏng vấn khoảng 30 người bệnh khám bệnh tại Khoa Khám bệnh, Cơ sở 1- UMC sử dụng đăng ký khám bệnh trực tuyến và khoảng 20 người bệnh sử dụng đăng ký khám bệnh truyền thống với cùng chuyên khoa và được chọn ngẫu nhiên Người bệnh sẽ được phỏng vấn các vấn đề xoay quanh hai hình thức đăng ký khám chữa bệnh truyền thống và trực tuyến bằng bộ phiếu câu hỏi phỏng vấn trực tiếp (Phụ lục 3). b) Nhân viên y tế:
Nhân viên y tế được phát phiếu Bộ câu hỏi định lượng (Phụ lục 4). Quy trình thu thập số liệu của người thu thập số liệu và giám sát: nhóm nghiên cứu tuyển dụng và đào tạo 2 cán bộ thu thập dữ liệu tài chính có trình độ chuyên môn tối thiểu cử nhân kinh tế hoặc cử nhân y tế công cộng Tất cả điều tra viên đều được đào tạo và tham gia các buổi tập huấn, giải thích biến số và nội dung bảng câu hỏi phỏng vấn, giải đáp thắc mắc.
Nhóm cán bộ giám sát có chuyên môn cũng được đào tạo để giám sát việc thực hiện điều tra và để đảm bảo việc khảo sát có chất lượng Một nhóm gồm 2 nhân viên trình độ tối thiểu cử nhân y tế công cộng cũng được tuyển dụng để điều phối, giám sát các hoạt động thu thập khảo sát Nhóm sẽ quan sát việc khảo sát tại bệnh viện, và phản hồi trực tiếp với các nhân viên khảo sát hiện trường để kịp thời điều chỉnh các hoạt động khảo sát.
2.1.6.2 Đối với nghiên cứu định tính
- Người bệnh: Phỏng vấn và ghi âm các cuộc phỏng vấn, ghi chép lại bằng phần mềm Word một cách trung thực.
- Nhân viên y tế: 6 đối tượng nhân viên bệnh viện thuộc đối tượng nghiên cứu được thực hiện phỏng vấn sâu riêng từng cá nhân và ghi chép lại bằng phần mềm Word một cách trung thực.
2.1.7 Các biến số/ chỉ số/ chủ đề nghiên cứu
2.1.7.1 Các thông tin cơ bản của người bệnh
Bảng 2.1 : Bảng các biến số thông tin cơ bản của người bệnh
Biến số Loại biến số Định nghĩa Kỹ thuật thu thập
Giới tính Biến nhị phân
Giới tính của người bệnh Phỏng vấn trực tiếp
Tính theo năm dương lịch và phân nhóm
Trình độ học vấn của người bệnh
Khoảng thu nhập trung bình hằng tháng tính theo đơn vị triệu đồng/tháng
Nơi cư trú Biến định danh Địa chỉ nơi ở hiện tại của người bệnh theo khu vực
Phương tiện đến bệnh viện
Phương tiện sử dụng chính
Chuyên khoa đăng ký khám ngoại trú
Chuyên khoa đăng ký khám ngoại trú
Lần đến đăng ký khám ngoại trú
Là người bệnh đến đăng ký khám lần đầu hay đã có đăng ký khám trước đây ở Cơ sở 1 Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM
Hình thức người bệnh đăng ký khám bệnh ngoại trú
Biến số Loại biến số Định nghĩa Kỹ thuật thu thập khám bệnh
2.1.7.2 Các thông tin cơ bản của nhân viên y tế
Bảng 2.2: Bảng các biến số thông tin cơ bản của nhân viên y tế
Biến số Loại biến số Định nghĩa Kỹ thuật thu thập
Giới tính Biến nhị phân
Giới tính của nhân viên y tế
Phát phiếu phỏng vấn tự điền Tuổi Biến liên tục
Tính theo năm dương lịch
Phát phiếu phỏng vấn tự điền Học vị cao nhất
Trình độ học vấn của nhân viên y tế
Phát phiếu phỏng vấn tự điền
Chức danh nghề nghiệp của nhân viên y tế
Phát phiếu phỏng vấn tự điền
2.1.7.3 Đầu ra- kết quả triển khai hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến: a) Nghiên cứu định tính:
Bảng 2.3 Các biến số của nghiên cứu định tính
STT Biến số Đối tượng Câu hỏi
Người bệnh Mức độ sẵn sàng giới thiệu đăng kí khám trực tuyến cho người thân, bạn bè?
2 Tính chấp Người bệnh Lý do chọn đăng ký khám trực tuyến? nhận Nhân viên y tế
Theo anh chị, so với đăng ký khám bệnh thông thường hiện hành của đơn vị, hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến mới này có những ưu điểm/hạn chế gì?
3 Tính thích Người bệnh Lợi ích khi đăng ký khám trực tuyến là gì?
STT Biến số Đối tượng Câu hỏi hợp Nhân viên y tế
Xin các anh/chị cho biết hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến anh/ chị nhận được, nếu áp dụng trong đơn vị của anh/ chị thì sẽ có những tác động như thế nào đến hoạt động quản lý và đăng ký khám bệnh của đơn vị các anh chị?
Người bệnh Có gặp khó khăn nào trong quá trình đăng kí khám trực tuyến?
Cơ sở của anh chị có sẵn sàng để áp dụng hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến được giới thiệu này không?
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Tác giả giải thích rõ ràng mục đích của nghiên cứu cho nhân viên của Bệnh viện Người bệnh và gia đình người bệnh được giải thích rõ về mục đích và nội dung nghiên cứu Nghiên cứu chỉ lấy vào danh sách những đối tượng tự nguyện tham gia Nếu người bệnh hoặc người nhà người bệnh từ chối hoặc bỏ cuộc thì loại trừ ra khỏi nghiên cứu Các thông tin nghiên cứu, đặc biệt thông tin cá nhân hoặc thông tin xác định danh tính người bệnh được bảo mật.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả thực trạng triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến trên nền tảng web tại bệnh viện, từ đó có những đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn và triển khai hiệu quả đăng ký khám bệnh trực tuyến trên nền tảng web bệnh viện Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không phục vụ mục đích nào khác Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Y tế công cộng theo Quyết định số 83/2020/YTCC-HD3 ngày 05/3/2020 và được Ban lãnh đạo UMC ủng hộ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1.1 Thông tin chung về người bệnh
Dưới đây là các thông tin chung về người bệnh đăng ký khám chữa bệnh ngoại trú theo cả hai hình thức đăng ký khám bệnh truyền thống và trực tuyến tại khoa Khám bệnh ngoại trú thuộc Cơ sở 1- Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Bảng 3.1: Thông tin của người bệnh
Số lượng (ng2) Giới tính
Tiểu học hoặc thấp hơn 84 (12,5%)
Sau đại học trở lên 16 (2,4%)
Thu nhập (triệu đồng/tháng)
Phương tiện đến Bệnh viện
Giao thông công cộng (xe khách, xe buýt) 345
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 672 người bệnh, trong đó 58,2% là nữ giới và 41,8% là nam giới; người bệnh có độ tuổi từ 51 trở lên (chiếm 47,8%), nhóm tuổi từ 18 đến 20 có tỉ lệ thấp nhất (chiếm 2,2%).
Trong số các người bệnh tham gia nghiên cứu, số người bệnh có trình độ học vấn là Cao đẳng, Đại học (chiếm 34,7%), người bệnh học hết Trung học phổ thông có tỉ lệ (chiếm 29,9%), thấp nhất là nhóm sau đại học trở lên (chiếm tỉ lệ 2,4%).
Khi được hỏi về mức thu nhập trung bình hàng tháng, tỷ lệ người bệnh trả lời có mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng (chiếm 30,7%) và 10-15 triệu đồng (chiếm 31,1%), nhóm có mức thu nhập trên 20 triệu đồng chiếm tỉ lệ thấp nhất (chiếm 3,7%).
Tỷ lệ người bệnh đến khám tại UMC đến từ khu vực TP.HCM (chiếm 31,7%); bên cạnh đó tỉ lệ người bệnh đến từ miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ cũng chiếm lần lượt là 29% và 22,5%; thấp nhất là đến từ miền Bắc và nước ngoài (chiếm tỉ lệ 0,3%); trong đó tổng số người bệnh đến từ vùng I và vùng
II lần lượt là 80,5% và 19,5%.
Người bệnh sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đến bệnh viện chiếm tỷ lệ (51,3%), sử dụng xe máy để đến bệnh viện chiếm tỉ lệ 31,7%; tỷ lệ thấp nhất là những người bệnh ở xa sử dụng máy bay để đến bệnh viện (chiếm 1,8%).
3.1.1.2 Ý kiến chung về việc sử dụng dịch vụ y tế của người bệnh
Bảng 3.2: Thông tin khám bệnh của người bệnh
Số lượng (ng2) Hình thức đăng ký khám
Chỉ đăng ký bằng hình thức xếp hàng truyền thống 180 (26,8%)
Chỉ đăng ký bằng hình thức trực tuyến 202 (30,0%) Đã sử dụng cả hai hình thức 290 (43,2%)
Khám lần đầu (khám mới) Đã có đăng ký khám trước đây (người bệnh cũ)
Dễ dàng tìm kiếm sự trợ giúp từ nhân viên bệnh viện, hoặc từ các bảng hướng dẫn
Có, nhưng cần cải thiện 54 (8,0%)
Dễ dàng tìm đường đến khoa Ngoại trú
Có, nhưng cần cải thiện
Khi được hỏi về quá trình đăng khi khám tại UMC, tất cả 100% người bệnh đều đồng ý rằng mình dễ dàng tìm kiếm sự trợ giúp từ nhân viên bệnh viện, hoặc từ các bảng hướng dẫn, trong đó 92% hoàn toàn đồng ý và 8% đồng ý nhưng mong muốn được cải thiện thêm; 93,3% người bệnh hoàn toàn đồng ý rằng mình dễ dàng tìm đường đến Khoa Khám bệnh, tỉ lệ không hài lòng có nhưng chiếm rất thấp chỉ 0,3%.
Tỷ lệ người bệnh đến khám tại UMC đều đã từng khám trước đó (chiếm 79,8%); có 20,2% người bệnh đến khám lần đầu Trong nghiên cứu này, người bệnh đã sử dụng cả 2 hình thức đăng ký khám là xếp hàng truyền thống và đăng ký bằng hình thức trực tuyến (chiếm tỉ lệ 43,2%), bên cạnh đó; 30,1% chỉ đăng ký bằng hình thức trực tuyến và 26,8% chỉ đăng ký bằng hình thức xếp hàng truyền thống.
3.1.2 Thông tin chung về đối tượng tham gia là nhân viên y tế Bảng 3.3: Thông tin chung về đối tượng tham gia là nhân viên y tế
Trung bình (Độ lệch chuẩn) 33,8 (7,56)
Trưởng/Phó khoa/Điều dưỡng trưởng 33 (16,7%)
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trên nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện, trong đó, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn (83,2%), với độ tuổi trung bình khoảng 33,8 tuổi, trong đó thấp nhất là 20 tuổi và cao nhất là 58 tuổi.Trong số những nhân viên y tế này, đa số có học vị là trung cấp (54,4%), cử nhân(21,3%), người có học vị tiến sĩ chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,5%) Đa số, họ là những điều dưỡng (37,6%), bác sĩ (29,9%), một phần đang giữ vị trí trưởng/phó khoa(16,7%).
MỤC TIÊU 1: KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ TRỰC TUYẾN
Kết quả triển khai dựa trên:
- Số liệu thứ cấp: số lượng người bệnh đăng ký khám bệnh ngoại trú trực tuyến trên tổng số toàn bộ lượt đăng ký khám bệnh ngoại trú.
- Ý kiến người bệnh: là biến định tính, là kết quả Phỏng vấn trực tiếp về khả năng giới thiệu cho người khác thông qua phiếu phỏng vấn.
Bảng 3.4: Kết quả triển khai
Số người bệnh/ngày Tổng số người bệnh đăng ký khoa khám bệnh trong giai đoạn điều tra
Trung bình (Độ lệch chuẩn) 4.890 (874)
Tổng số người bệnh đăng ký bằng hình thức truyền thống trong giai đoạn điều tra
Trung bình (Độ lệch chuẩn) 4.190 (797)
Tổng số người bệnh đăng ký bằng hình thức khám bệnh trực tuyến trong giai đoạn điều tra
Trung bình (Độ lệch chuẩn) 699 (108)
Giới thiệu đăng ký khám trực tuyến cho người thân, bạn bè sử dụng
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu này, trung bình mỗi ngày có tổng số người bệnh đăng ký Khoa khám bệnh là 4.890 bệnh nhân, ngày có số người bệnh thấp nhất là 3.020 bệnh và cao nhất là 6.100 bệnh Trong đó, trung bình mỗi ngày có 4.190 người bệnh đăng ký khoa khám bệnh bằng hình thức truyền thống và có
699 người bệnh đăng ký khoa khám bệnh bằng hình thức trực tuyến.
Có khoảng 99% người bệnh trả lời rằng họ sẽ giới thiệu hình thức đăng ký khám bệnh trực tuyến này cho người thân và bạn bè sử dụng.
Kể từ khi UMC triển khai vào năm 2019, số lượng người bệnh đăng ký sử dụng hệ thống khám bệnh trực tuyến có tốc độ tăng và thực tế tại UMC tốc độ tăng từ 18%-23% (giai đoạn năm 2019-2021), sau đó dự kiến tăng trên 30% cho các năm sau, điều này đã thể hiện tính bền vững và sẽ có sự chuyển đổi dần từ đăng ký truyền thống sang đăng ký trực tuyến Hiện nay, số lượt đăng ký khám bệnh trực tuyến tại UMC đạt từ trên 30% (từ 1.500-1800 lượt/1 ngày).
Hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến đã giải quyết một vấn đề lớn cho bệnh viện đó là giảm quá tải do giảm được thời gian chờ, trong tương lai với xu thế ứng dụng công nghệ 4.0 thì việc sử dụng hệ thống khám bệnh trực tuyến sẽ được nhân rộng và được áp dụng tại nhiều bệnh viện, càng chứng minh tính bao phủ và bền vững của hệ thống này.
3.2.2 Kết quả khảo sát tính chấp nhận
Kết quả khảo sát tính chấp nhận gồm 2 phần:
- Cấu phần định tính: ý kiến của người bệnh khi được phỏng vấn: “Lý do chọn đăng ký khám trực tuyến?” và ý kiến của nhân viên y tế khi được phỏng vấn:
“Theo anh chị, so với đăng ký khám bệnh thông thường hiện hành của đơn vị, hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến mới này có những ưu điểm/hạn chế gì?”.
Các câu trả lời được ghi nhận ở người bệnh là “đăng ký điện thoại rất tiện lợi, nhưng phải gọi đến nhiều lần mới đăng ký được” (Người bệnh nữ - 35 tuổi);
“đăng ký qua app phí giao dịch 10.000đ cao, nhưng khi bị trục trặc nhân viên bên app rất khó khăn, không nghe điện thoại không hỗ trợ” (Người bệnh nữ - 46 tuổi);
“thủ tục hoàn phiếu khám hơi lâu 1 chút” (Người bệnh nam - 25 tuổi); “đăng ký hay bị hết số khám sáng phải đăng ký chiều” (Người bệnh nam- 59 tuổi); “nên cho thêm lựa chọn đo điện tim khi chọn đăng ký chuyên khoa tim mạch hoặc bổ sung cận lâm sàng cho người bệnh lựa chọn” (Người bệnh nữ - 65 tuổi); “cần nhắn tin vào điện thoại khi đã đăng ký thành công” (Người bệnh nam - 45 tuổi); “đôi khi gặp trục trặc ở khâu thanh toán không liên hệ được nhân viên để hỗ trợ” (Người bệnh nữ - 43 tuổi); “đăng ký gần ngày khám thì không còn số” (Người bệnh nữ -
55 tuổi) Bên cạnh đó, cũng có một số góp ý cần cải thiện về hình thức đăng ký này: “đăng ký điện thoại rất tiện lợi, nhưng phải gọi đến nhiều lần mới đăng ký được” (Người bệnh nữ - 35 tuổi); “đăng ký qua app phí giao dịch 10.000đ cao, nhưng khi bị trục trặc nhân viên bên app rất khó khăn, không nghe điện thoại không hỗ trợ” (NB nữ - 46 tuổi); “thủ tục hoàn phiếu khám hơi lâu 1 chút” (Người bệnh nam - 25 tuổi); “đăng ký hay bị hết số khám sáng phải đăng ký chiều” (Người bệnh nam- 59 tuổi); “nên cho thêm lựa chọn đo điện tim khi chọn đăng ký chuyên khoa tim mạch hoặc bổ sung cận lâm sàng cho người bệnh lựa chọn” (Người bệnh nữ - 65 tuổi); “cần nhắn tin vào điện thoại khi đã đăng ký thành công” (Người bệnh nam - 45 tuổi); “đôi khi gặp trục trặc ở khâu thanh toán không liên hệ được nhân viên để hỗ trợ” (Người bệnh nữ - 43 tuổi); “đăng ký gần ngày khám thì không còn số” (Người bệnh nữ - 55 tuổi).
Các câu trả lời được ghi nhận ở nhân viên y tế là “giảm thời gian chờ đợi, tiết kiệm tiền bạc, công sức” “giúp giải quyết vấn đề quá tải tại bệnh viện, tăng mức độ phổ biến và quảng bá của bệnh viện” (Ban giám đốc Bệnh viện); “nhanh, tiết kiệm thời gian” (Điều dưỡng - 36 tuổi).
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát tính chấp nhận trên người bệnh
Hài lòng khi đăng ký khám bệnh bằng phần mềm trực tuyến
Khoản phí dịch vụ phải trả (10.000 VND) cho 1 lần đăng ký khám bệnh trực tuyến là hợp lý
Lý do nào Bạn/ Anh/ Chị/ Cô/ Chú/ Bác nghĩ Đăng ký
Cỡ mẫu (nI2) khám bệnh trực tuyến hiệu quả Đăng ký nhanh chóng
Tiết kiệm được thời gian chờ đợi khi khám bệnh
Có lỗi khi đăng ký
Không 472 (95,9%) Độ nhạy dữ liệu
Khoảng 95% người bệnh hài lòng khi đăng ký khám bệnh bằng phần mềm trực tuyến, trong đó 32,5% rất hài lòng; 3,7% cảm thấy bình thường, có 1 người bệnh không hài lòng với dịch vụ này Về mức phí dịch vụ phải trả (10.000VND) cho 1 lần đăng ký khám bệnh trực tuyến là hợp, 75% người bệnh cho rằng là hợp lý, tuy nhiên vẫn còn 25% người bệnh cho rằng mức phí này còn cao, chưa phù hợp.
Khi được hỏi về lí do đăng ký khám bệnh trực tuyến là hiệu quả, hầu hết người bệnh cho biết rằng đăng ký khám bệnh trực tuyến diễn ra chính xác (93,5%), không có lỗi kỹ thuật (95,9) nhanh chóng (85%), tiết kiệm được thời gian chờ đợi khi khám bệnh (85,8%); đa số người bệnh cho rằng đăng ký khám bệnh trực tuyến thoải mái, tiện dụng, dễ dàng tuy nhiên số còn lại không đồng ký còn khá cao. Điều này có thể giải thích do những người bệnh chưa có thói quen sử dụng phần mềm trong đăng kí khám trực tuyến.
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát tính chấp nhận trên nhân viên y tế
Hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến được chấp nhận trong môi trường làm việc của cơ sở/đơn vị
Trung bình (Độ lệch chuẩn) 4,27 (0,501)
Việc triển khai hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến được sự ủng hộ của lãnh đạo của cơ sở đơn vị
Trung bình (Độ lệch chuẩn) 4,41 (0,532)
Hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến có huy động được nhiều hơn sự tham gia đăng ký của người bệnh đến khoa khám
Trung bình (Độ lệch chuẩn)
Hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến sẽ được ủng hộ từ các bên liên quan đến quản lý và tiến hành đăng ký khám bệnh ở cơ sở/ đơn vị
Trung bình (Độ lệch chuẩn)
Triển khai hệ thống mới tạo được nhiều lợi ích cho tổ chức và cá nhân tham gia tiếp nhận đăng ký khám bệnh của người bệnh
Trung bình (Độ lệch chuẩn)
Trung vị [GTLN, GTNN] 4,00 [2,00, 5,00] Điểm trung bình đánh giá tính chấp nhận
Trung bình (Độ lệch chuẩn)
Khi đánh giá tính chấp nhận của hình thức đăng ký trực tuyến, điểm trung bình chung ở mức cao đến rất cao (4,26 điểm), trong đó yếu tố Việc triển khai hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến mới được sự ủng hộ của lãnh đạo của cơ sở đơn vị có điểm cao nhất với 4,41 điểm; yếu tố Hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến mới có huy động được nhiều hơn sự tham gia đăng ký của người bệnh đến khoa khám có điểm thấp nhất với 4,06 điểm.
3.2.3 Kết quả khảo sát tính thích hợp
Kết quả khảo sát tính thích hợp gồm 2 phần:
- Cấu phần định tính: ý kiến của người bệnh khi được phỏng vấn “Lợi ích khi đăng ký khám trực tuyến là gì?” và ý kiến của nhân viên y tế khi được phỏng vấn “Xin các anh/chị cho biết hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến anh/ chị nhận được, nếu áp dụng trong đơn vị của anh/ chị thì sẽ có những tác động như thế nào đến hoạt động quản lý và đăng ký khám bệnh của đơn vị các anh chị?”.
MỤC TIÊU 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ TRỰC TUYẾN TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
3.3.1.1 Chi phí đầu tư hệ thống:
Hệ thống khám bệnh trực tuyến được triển khai đầu tư không phát sinh thêm chi phí phần cứng do chi phí đầu tư phần cứng có tính đến sử dụng cho khám bệnh truyền thống và khám bệnh trực tuyến, để đảm bảo chi phí này tính đúng tính đủ cho cả khám bệnh truyền thống và khám bệnh trực tuyến thì phân bổ theo tỷ lệ 50%:50% (như phần ghi chú)
Hệ thống khám bệnh trực tuyến được triển khai đầu tư phát sinh thêm chi phí đầu tư phần mềm, là chi phí trực tiếp để xây dựng thêm một số pầhn mền để phát triển ứng dụng khám bệnh trực tuyến.
Bảng 3.11: Bảng tính chi phí đầu tư hệ thống khi triển khai hệ thống khám bệnh trực tuyến
Hạng mục Số tiền Ghi chú
Chi phí đầu tư cơ sở hạ
tầng hệ thống 10.284.000.000 Chi phí đầu tư phần cứng và phần
mềm (bao gồm mua sắm lắp đặt)
- Chi phí phần cứng 9.000.000.000 Phần cứng: 18 tỷ đồng (sử dụng cho hệ thống KBT và KBO, tính toán chi phí KBT và KBO theo tỷ lệ 50%:50%)
- Chi phí phần mềm 1.284.300.000 Phần mềm: đầu tư thêm cho hệ thống
3.3.1.2 Chi phí hoạt động hàng năm
Bảng 3.12: Bảng tính chi phí hoạt động thường xuyên hàng năm khi triển khai hệ thống khám bệnh trực tuyến và hệ thống đăng ký khám bệnh truyền thống tại UMC Đơn vị tính: đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
Chi phí hàng năm của hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến (=1.1+ 1.2+
- Ứng dụng hệ thống Chi phí tên miền Chi phí hosting
1.2 Chi phí bảo trì Web, App 192.645.00
Chi phí điện, nước Điện
- Nhân viên quầy đăng ký 743.429.51 7
STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
- Nhân viên quầy phát số thứ tự
- Tổ trưởng tổ tiếp nhận 410.045.15
- Thiết bị văn phòng khác 6.817.0 0
1.7 Chi phí văn phòng phẩm 95.912.02
Chi phí hàng năm của hệ thống đăng ký khám bệnh truyền thống (=2.1+ 2.2+
Chi phí điện, nước Điện
- Nhân viên quầy đăng ký 1,420,283,25 5
STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
- Nhân viên quầy phát số thứ tự
- Tổ trưởng tổ tiếp nhận 410,045,15
- Thiết bị văn phòng khác 6.817.0 0
2.4 Chi phí văn phòng phẩm 108.928.40
Các khoản chi phí hàng năm chi trả hoạt động thường xuyên bao gồm: chi phí ứng dụng hệ thống; chi phí báo trì web, app; chi phí quảng cáo; chi phí điện, nước; chi phí nhân viên, chi phí thiết bị văn phòng; chi phí văn phòng phẩm và chi phí khấu hao; trong đó:
- Chi phí ứng dụng hệ thống là chi phí phát sinh thêm hàng năm khi triển khai hệ thống khám bệnh ngoại trú trực tuyến, gồm: chi phí tên miền và chi phí hosting (dịch vụ lưu trữ dữ liệu và chia sẻ liệu trực tuyến);
- Chi phí bảo trì Web, App là chi phí phát sinh thêm hàng năm khi triển khai hệ thống đăng ký khám bệnh ngoại trú trực tuyến;
- Chi phí quảng cáo là chi phí phát sinh thêm hàng năm khi triển khai hám bệnh ngoại trú trực tuyến; các khoản chi phí này bao gồm: in Prochures, Standee, Clip giới thiệu, truyền thông, báo chí.
- Chi phí điện nước là chi phí sử dụng điện nước thực tế của 1 người b trong thời gian chờ khám nhân (x) tổng thời gian chờ khám trong năm; chi phí này được tính trong cùng diện tích sử dụng của Khoa khám bệnh và giả định diện tích này không thay đổi trong suốt thời gian tính toán hiệu quả của dự án Chi phí sử dụng điện nước thực tế của 1 người bệnh năm 2018, năm 2019 được tính trên tổng chi phí điện, nước của năm 2018, năm 2019 chia (:) cho tổng lượt khám của năm 2018, năm 2019, chí phí này lần lượt là 743,34 đồng/1 lượt khám và 642,31 đồng/1 lượt khám cho năm 2018 và năm 2019.
- Chi phí nhân viên là khoản chi phí chi trả cho nhân viên khi triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến và đăng ký khám bệnh truyền thống, số lượng nhân viên sẽ giảm khi áp dụng hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến, trong khoảng thời gian 2 năm đầu (2020-2021) cần phải có thêm Tổ trưởng tiếp nhận để hỗ trợ thêm cho hệ thống đăng ký khám trực tuyến, sau đó (từ năm 2022 trở đi) thì vị trí này sẽ được điều chỉnh giảm làm cho khoản chi phí này thay đổi và từ thời điểm này thì giả định chi phí này sẽ không thay đổi trong suốt quá trình triển khai dự án.
- Chi phí thiết bị văn phòng: chi phí PC, màn hình, máy in, máy quét; micro, loa, bàn, ghế, tủ lưu trữ hồ sơ
- Chi phí văn phòng phẩm: là chi phí văn phòng phẩm dùng cho 1 người bệnh nhân (x) số lượt người bệnh đăng ký khám bệnh trực tuyến Chi phí này thay đổi không nhiều khi áp dụng hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến.
- Chi phí khấu hao được tính toán để xem xét đến ngân lưu ròng trong phân tích tài chính, được tính toán trên tổng mức đầu tư chia (:) cho số năm khấu hao, năm khấu hao theo được tính toán là 5 năm (Theo Phụ lục số 01-Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 của Bộ Tài chính).
Chi phí do người bệnh chi trả cho 1 lần thực hiện đăng ký khám bệnh trực tuyến (10.000 VND)
3.3.3 Tổng lượt khám bệnh và thời gian chờ khám
Bảng 3.13: Bảng tính tổng lượt khám bệnh và thời gian chờ khám tại UMC Đơn vị tính: lượt, phút
Tổng lượt khám bệnh trong năm (lượt) trọng Tỷ
Tổng lượt khám bệnh trong ngày (lượt) trọng Tỷ
Tổng thời gian khám trong năm (phút) trọng Tỷ
- Đăng ký khám bệnh truyền thống 2.016.81
- Đăng ký khám bệnh trực tuyến - 0% - 0% - 0
- Đăng ký khám bệnh truyền thống 1.848.16
- Đăng ký khám bệnh trực tuyến 250.81 12 845 12 1.254.085 % 1
- Đăng ký khám bệnh truyền thống 1.397.19
- Đăng ký khám bệnh trực tuyến J 301.652 18 1.01 18 1.512.530 % 2
- Đăng ký khám bệnh truyền thống 1.281.37
97 - Đăng ký khám bệnh trực tuyến 378.48 23 1.27 23 1.898.772 % 3
- Đăng ký khám bệnh truyền thống 1.332.62
- Đăng ký khám bệnh trực tuyến 455.53 25 1.53 25 2.278.526 % 4
- Đăng ký khám bệnh truyền thống 1.385.93
- Đăng ký khám bệnh trực tuyến 543.88 %
Tổng lượt khám bệnh trong năm (lượt) trọng Tỷ
Tổng lượt khám bệnh trong ngày (lượt) trọng Tỷ
Tổng thời gian khám trong năm (phút) trọng Tỷ
- Đăng ký khám bệnh truyền thống 1.441.36
- Đăng ký khám bệnh trực tuyến 654.31
Tổng số lượt đăng ký khám bệnh tại Khoa khám bệnh, Cơ sở 1 UMC trong năm 2018 là 2.016.816 lượt, bình quân là 6.791 lượt/1 ngày; với số lượt khám trên thì đã quá tải tại UMC và vượt quá diện tích thiết kế của UMC (từ 3.000 lượt đến 3.500 lượt/1 ngày), tạo áp lực rất lớn cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế do diện tích sử dụng của UMC quá nhỏ, không đủ đáp ứng khi người bệnh, người nhà người bệnh chờ khám Thời điểm từ năm 2018, đã triển khai khám bệnh thông tầm buổi trưa (nhân viên y tế khám cả buổi trưa đến khi phục vụ hết toàn bộ người bệnh đã đăng ký); do vậy, nếu không cải thiện phương thức đăng ký khám bệnh (ngoài phương thức truyền thống) thì sẽ khó tăng thêm lượt khám bệnh vì thời gian chờ khám quá lâu (hơn 45 phút/ 1 người bệnh), thực tế số liệu đăng ký khám bệnh của năm
2019 so với năm 2018 của đăng ký khám bệnh truyền thống có giảm (từ 2.106.816 lượt của năm 2018; xuống chỉ còn 1.848.162 lượt của năm 2019, giảm 258.654 lượt (tỷ lệ giảm 12,28%).
Như đã trình bày phía trên kết hợp với kết quả triển khai trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, việc triển hệ thống khám bệnh trực tuyến đã góp phần giải quyết tình trạng quá tải trong thời gian chờ khám, tăng số lượng người bệnh đăng ký khám chữa bệnh tại UMC nói chung và tăng số lượng người bệnh sử dụng đăng ký khám bệnh trực tuyến nói riêng, phần nào cải thiện và nâng cao sự hài lòng của người bệnh, nhưng ở góc độ kinh tế thì cũng góp phần tăng hiệu quả hoạt động của Khoa khám bệnh, Cơ sở 1 UMC nói riêng và UMC nói chung, từ đó mang lại lợi ích cho bệnh viện, lợi ích cho xã hội và lợi ích cho người bệnh.
Dự kiến số lượt người bệnh đăng ký khám bệnh trực tuyến sẽ giải quyết vấn đề không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của
Chính phủ, với lộ trình của UMC tỷ lệ không dùng tiền mặt chiếm khoảng 35%-40%; trên cơ sở đó đề tài đưa ra tốc độ tăng trưởng khi người bệnh sử dụng khám chữa bệnh trực tuyến đến 2024 là khoảng 35% Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID năm 2020 và năm 2021 làm cho tốc độ tăng của lượt khám bệnh ngoại trú giảm, làm cho tốc độ tăng trưởng đến năm
2024 chỉ có 31% người bệnh đăng ký khám bệnh trực tuyến Trên cơ sở số lượt khám bệnh thực tế của năm 2018 và năm 2019, kết hợp với kế hoạch khám chữa bệnh tại UMC thì nghiên cứu sinh cũng giả định số lượt khám bệnh cho các năm tiếp theo, đặc biệt năm 2020 có tính đến tình hình dịch bệnh Covid 19 cũng sẽ làm giảm lượt khám bệnh tại UMC.
3.3.4 Lợi ích của Bệnh viện (UMC), lợi ích của người bệnh và lợi ích của xã hội:
Bảng 3.14: Bảng tính lợi ích của Bệnh viện khi triển khai khám bệnh trực tuyến Đơn vị tính: đồng
' Khoản mục Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
2 Nhân viên đăng ký khám bệnh 1.128.089.57
- Nhân viên quầy đăng ký 676.853.74
- Nhân viên quầy phát số 6 thứ tự 451.235.83
' Khoản mục Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
- Tổ trưởng tổ tiếp nhận - - - 1.056.931.5
Thu-chi tăng do tăng số lượt người bệnh
Lợi ích của người bệnh của 1 lượt khám bệnh [=(2.1 x 2.2/60)-
0 2.2 Thu nhập bình quân đầu người theo giờ 22.01
2 2.3 Phí đăng ký khám bệnh bằng hình thức đăng ký khám bệnh trực tuyến
3 Lợi ích của hệ thống y tế' 1.701.518.56
Tổng lợi ích của người bệnh (=Lợi ích người bệnh của 1 lượt khám bệnh x Mưọ't người bệnh đăng ký khám bệnh trực tuyến)
' Khoản mục Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
Thuế thu được do thu- chi của Bệnh viện tăng
3.3.4.1 Lợi ích của bệnh viện
Lợi ích của bệnh viện có được do giảm chi phí và tăng hiệu quả do tăng số lượt người bệnh đăng ký khám bệnh (hiệu quả được hiểu là thu-chi>0 (theo
BÀN LUẬN
PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ TRỰC TUYẾN TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.2.1 Chi phí đầu tư và chi phí vận hành thường xuyên của hệ thống tại bệnh viện
Yếu tố chi phí khi phân tích trong nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai loại chi phí khi bệnh viện tiến hành đầu tư hệ thống đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến: chi phí đầu tư hệ thống và chi phí thường xuyên để hoạt động So sánh với một dự án đầu tư thuộc về công nghệ thông tin so với dự án đầu tư đối với lĩnh vực khác thì việc đánh giá và ghi nhận các chỉ tiêu chi phí sẽ khó hơn; nhưng mặt thuận lợi của đề tài là được thực hiện tại bệnh viện có thế mạnh về công nghệ, là bệnh viện thông minh duy nhất tại Việt Nam (đến thời điểm bắt đầu và kết thúc đề tài này) kết hợp với nghiên cứu sinh là người trực tiếp công tác tại đây, nên việc khảo sát và thu thập các số liệu thứ cấp đối với nghiên cứu này được triển khai thực hiện khá chi tiết, góp phần phân tích đánh giá đầy đủ và chính xác nhất các khoản chi phí bỏ ra khi triển khai dự án.
4.2.2 Lợi ích thu được khi triển khai hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến
4.2.2.1 Lợi ích của bệnh viện
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh liên quan khá nhiều đến thời gian chờ đợi, chất lượng chăm sóc phục vụ và vấn đề giao tiếp với nhân viên y tế Về cơ bản quy trình khám chữa bệnh, chất lượng chăm sóc phục vụ, giao tiếp với nhân viên y tế tại Khoa Khám bệnh của UMC không khác nhau trong việc sử dụng hệ thống khám bệnh truyền thống và khám bệnh trực tuyến từ khi bác sỹ phòng khám tiếp nhận được phiếu khám bệnh Do vậy, với thời gian chờ khám quá lâu, nếu không có biện pháp cải tiến thì sẽ giảm sự hài lòng của người bệnh và người bệnh có thể không lựa chọn khám tại UMC mà sẽ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế khác.
Số lượt khám bệnh tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện và hiệu quả tài chính của bệnh viện,đều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích bệnh viện Do vậy, kết quả nghiên cứu của việc triển khai hệ thống đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến
12 9 tại Khoa Khám bệnh, Cơ sở 1- UMC đã xác địn người bệnh sẳn sàng chấp nhận hệ thống này và sẳn sàng giới thiệu cho người khác sử dụng hệ thống; từ đó làm tăng số lượt khám bệnh, tăng hiệu quả tài chính và góp phần tạo ra lợi ích cho UMC.
Các khoản chi phí liên quan đến đầu tư hệ thống phần cứng, phần mềm để triển khai khám bệnh trực tuyến đều phù hợp trong khả năng tài chính của UMC; tuy nhiên, việc triển khai vận hành hệ thống để đảm bảo hiệu quả tài chính trên nguyên tắc là thu đủ bù chi thì cần tính toán, quản lý các khoản chi thường xuyên một cách hợp lý thì sẽ giúp dự án hiệu quả nhiều hơn khi tiến hành phân tích tài chính; việc đánh giá lợi ích của người bệnh, của xã hội thì cần thiết nhưng quan trọng không kém đó là cần phải đánh giá lợi ích của bệnh viện (cụ thể là tại UMC) vì đây cũng là cơ sở, tiền đề cho các cơ sở y tế khác cân nhắc, quyết định để lựa chọn triển khai.
Sử dụng khám bệnh trực tuyến nhằm giảm thời gian chờ đợi, cải thiện/ tăng sự hài lòng để người bệnh vẫn tiếp tục quay lại khám bệnh tại UMC giúp bệnh viện tăng được nguồn thu tạo nên lợi ích cho bệnh viện (hay nói cách khác là lợi ích tăng do giữ được số lượng người bệnh đến khám tại UMC) là vấn đề thấy được rõ nét nhất khi phân tích lợi ích của bệnh viện; bên cạnh đó, khi xem xét kỹ hơn thì việc triển khai khám bệnh trực tuyến cũng mang lợi ích đáng kể vì giảm được một số loại chi phí; như:
- Giảm chi phí văn phòng phẩm gồm giấy in và mực in các loại (theo số liệu Bảng 3.12): thì chi phí văn phòng phẩm cho đăng ký khám bệnh có giảm khi triển khai hệ thống khám bệnh trực tuyến;
- Giảm chi phí của nhân viên đăng ký khám bệnh gồm nhân viên quầy đăng ký, nhân viên quầy phát số thứ tự, nhân viên tiếp nhận: số nhân viên này giảm khi triển khai khám bệnh trực tuyến vì quy trình và khối lượng công việc khi triển khai khám bệnh trực tuyến, số lượng nhân viên giảm này theo từng năm và tương ứng với việc tăng số lượng người bệnh sử dụng khám bệnh trực tuyến; việc giảm này không phải do sa thải mà sẽ điều chuyển sang Khoa phòng khác còn thiếu (đúng ra sẽ phải tuyển mới), đứng về mặt chi phí thì giảm được chi phí cho Khoa khám bệnh nói riêng và giảm chi phí cho UMC nói chung;
- Lợi ích của bệnh viện tăng do tăng số lượng người bệnh đăng ký
13 0 khám bệnh và có sử dụng khám bệnh trực tuyến: nếu không triển khai hệ thống này thì rõ ràng năm 2019, 2020 lượt khám bệnh ngoại trú tại Khoa Khám bệnh có giảm so với năm 2018; lợi ích này được tính toán trên cơ sở số toàn bộ số lượt người bệnh đăng ký khám bằng khám bệnh trực tuyến (theo cách tính đã trình bài ở Điểm 3.3.4.1 của nghiên cứu này.
Từ các nội dung phân tích trên, nghiên cứu này đã cho thấy được lợi ích của UMC khi triển khai hệ thống khám bệnh trực tuyến, việc sử dụng hệ thống khám bệnh trực tuyến hoạt động song song với hệ thống khám bệnh truyền thống đã đem lại những hiệu quả nhất định về mặt tài chính cho UMC.
4.2.2.2 Lợi ích của người bệnh
Lợi ích của người bệnh thu từ giảm thời gian chờ, thu nhập giữ lại của người bệnh sau khi trừ chi phí đăng ký khám bệnh trực tuyến Lợi ích này được quy đổi bằng tiền tính trên việc giảm thời gian chờ và theo thu nhập của người bệnh (trong đề tài này, thu nhập được tính theo thu nhập tối thiểu vùng của người lao động); theo thực tế thì giá trị lợi ích này sẽ càng tăng khi thu nhập của người bệnh cao.
4.2.2.3 Lợi ích của hệ thống y tế
Lợi ích của hệ thống y tế là tổng lợi ích của Bệnh viện và lợi ích của người bệnh theo tổng số lượt khám bệnh Theo số liệu tính toán tại Điểm 3.3.4.2 của Đề tài thì tác giả nhận thấy: chỉ tính riêng tại UMC thì lợi ích này tương đối cao trong tổng mức đầu tư của dự án, vì vậy Nhà nước có thể cân nhắc đầu tư cho các cơ sở y tế/ bệnh viện công có lượt khám bệnh nhiều vì khả năng thu hồi vốn chỉ từ trên 3 năm là đã hoàn vốn đầu tư.
4.2.2.4 Phân tích chi phí-lợi ích (CBA)
Trên cơ sở số lượt khám bệnh ngoại trú qua các năm 2018, 2019,
2020 và dự báo các năm từ 2021 đến 2024 là: 2.016.816 lượt, 2.098.979 lượt, 1.698.850 lượt, 1.659.860 lượt, 1.788.166 lượt, 1.929.813 lượt, 2.095.679 lượt; thì số đăng ký khám khám bệnh trực tuyến chiếm tỷ lệ qua các năm lần lượt là: 0%, 12%, 18%, 23%, 25%, 28% và 31%.
Một số chỉ số liên quan đến việc phân tích tài chính dự án:
- Tỷ lệ lợi ích chi phí (BCR) = 1,45 > 0
- Giá trị hiện tại thuần của dự án (NPV)= 1.981.067.882đ > 0.
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)= 18,45%> Tỷ suất chiết khấu (r,5%) và > lãi vay ngân hàng.
- Thời gian hoàn vốn (PBP): 4 năm 2 tháng.
Từ các chỉ số trên cho thấy việc triển khai hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh mà còn mang lại lợi ích đáng kể cho bệnh viện.
4.2.3 Độ nhạy của dự án
Khi chi phí thường xuyên hàng năm của dự án có tăng lên đến 15%, thì NPV vẫn dương và IRR vẫn lớn hơn tỷ suất chiết khấu, vẫn lớn hơn lãi ngân hàng, nên dự án vẫn có hiệu quả và vẫn nên tiếp tục được đầu tư.
MỘT SỐ ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
4.3.1.1 Đối với nghiên cứu triển khai
Thông qua quá trình nghiên cứu và phân tích tài liệu số liệu là các văn bản chính sách, số liệu từ các báo cáo và phỏng vấn người bệnh, lãnh đạo bệnh viện, bác sĩ và toàn bộ nhân viên y tế liên quan đến quá trình triển khai áp dụng hệ thống khám bệnh trực tuyến thực hiện tại Khoa Khám bệnh-
UMC, từ đó đưa ra các kết quả và các đánh giá liên quan đến kết quả triển khai, tính chấp nhận, tính thích hợp và tính khả thi, phần nào đã đáp ứng và làm rõ được quá trình nghiên cứu triển khai hệ thống khám bệnh trực tuyến.
Một số thuận lợi và khó khăn có thể gặp khi áp dụng trên thực tế:
Về thuận lợi: số lượng người bệnh đăng ký khám bệnh hàng ngày rất
13 2 lớn Các tài liệu, chính sách, sổ sách của bệnh viện được tìm kiếm và thống kê một cách dễ dàng do bệnh viện lưu trữ bằng giấy và điện tử Hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến đã được triển khai tại UMC từ tháng 9/2018 đến nay, do đó UMC có kinh nghiệm trong quản trị và vận hành hệ thống này Nhân viên của UMC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu trong công tác vừa vận hành vừa lấy số liệu Toàn thể nhân viên UMC có thái độ nhất quán, đồng lòng muốn đóng góp, xây dựng bệnh viện do đó có sự hợp tác cao trong quá trình phỏng vấn.
Về khó khăn: chủ yếu nằm ở người bệnh, vì thông thường người bệnh nghĩ rằng việc trả lời phỏng vấn sẽ gây mất thời gian ảnh hưởng đến quy trình đăng ký khám bệnh, người bệnh lo lắng những câu trả lời của mình có thể ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.
4.3.1.2 Đối với nghiên cứu phân tích chi phí - lợi ích Đối tượng nghiên cứu chính là dịch vụ đăng ký khám chữa bệnh được sử dụng theo hình thức trực tuyến (đăng ký khám bệnh trực tuyến) qua phần mềm trên điện thoại di động hoặc qua trang website và đăng ký giấy thông thường áp dụng tại Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM, đưa ra được các thông số về chi phí và lợi ích, từ đó có thể phân tích chi phí lợi ích (CBA) thông qua việc tính toán lợi ích chi phí (BCR), giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) và thời gian hoàn vốn (PBP), và có thể đưa ra kết luận dự án có hiệu quả về tài chính hay không? nên đầu tư hay không? Đồng thời, nghiên cứu cũng đã phân tích độ nhạy 1 chiều, độ nhạy 2 chiều để đánh giá mức độ ảnh hưởng khi đầu tư và vận hành hệ thống khám bệnh trực tuyến.
Bên cạnh đó, đánh giá được lợi ích của người bệnh để cải thiện/ tăng sự hài lòng khi đến khám bệnh tại bệnh viện; đánh giá được lợi ích của bệnh để cân nhắc khi tiến hành triển khai đầu tư dự án; đánh giá được lợi ích của hệ thống y tế để kiến nghị đề xuất Nhà nước thực hiện đầu tư dự án cho các cơ sở y tế/ bệnh viện công lập khi có lượt khám bệnh đông như UMC.
4.3.1.3 Một số thuận lợi và khó khăn có thể gặp khi triển khai hệ thống khám bệnh trực tuyến áp dụng trên thực tế
- Về thuận lợi: Các tài liệu, sổ sách của bệnh viện được tìm kiếm và
13 3 thống kê một cách dễ dàng do bệnh viện lưu trữ bằng giấy và điện tử Nhân viên thống kê và phân tích số liệu đủ năng lực về phân tích tài chính, kế toán.
- Về khó khăn: Các chi phí nhỏ lẻ có thể phát sinh trên thực tế nhưng chưa đề cập trong lý thuyết.
4.3.2 Một số đóng góp của nghiên cứu Đây là nghiên cứu triển khai nhằm đánh giá một hệ thống đăng ký khám bệnh ngoại trú trực tuyến tại Việt Nam được thực hiện với phần lớn các tham số được thu thập và tổng hợp tại Việt Nam và có cỡ mẫu phân tích tương đối lớn; đồng thời có sự so sánh đối chiếu kết quả của đề tài với các nghiên cứu tương tự trên thế giới Từ đó cho cái nhìn tổng quát về thực trạng quản lý hệ thống đăng ký khám bệnh ngoại trú trực tuyến theo định hướng y tế 4.0.
Bằng các phương pháp đánh giá kinh tế y tế, nghiên cứu phân tích chi phí - lợi ích và đánh giá một hệ thống đăng ký khám bệnh ngoại trú trực tuyến tại Việt Nam; kết quả phân tích chi phí - lợi ích của hệ thống cho thấy các chỉ số liên quan đến đầu tư dự án đều đảm bảo dự án này có hiệu quả, dự án có thể đầu tư để áp dụng vào thực tiễn.
Dựa trên các kết quả phân tích, đề tài cũng đã đề xuất và phân tích một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng rộng rãi hệ thống đăng ký khám bệnh ngoại trú trực tuyến tại các bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh và cơ sở y tế.
Trong bối cảnh hiện nay khi mà tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại TP.HCM, giải pháp đăng ký khám bệnh ngoại trú trực tuyến giúp cho người bệnh hạn chế tiếp xúc và tiết kiệm thời gian cũng như mức độ hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế.
Sự ra đời của đề tài là cấp thiết và phù hợp với tình hình thực tế đó là cần có một nghiên cứu kinh tế y tế đầy đủ mang tính học thuật để làm căn cứ và bằng chứng khoa học trong việc lựa chọn và xây dựng hệ thống hỗ trợ, phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân hiệu quả, thích ứng với điều kiện thực tiễn với bối cảnh Việt Nam nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho người
Các kết quả phân tích của đề tài cũng cho thấy tính cấp thiết có lợi ích về mặt tài chính, tiết kiệm thời gian đăng ký khám cho người bệnh; đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị y tế triển khai hệ thống khám bệnh trực tuyến trên cơ sở giảm được chi phí, tăng hiệu quả hoạt động; từ đó góp phần mang lại lợi ích cho xã hội.
4.3.3 Hạn chế của nghiên cứu
4.3.3.1 Hạn chế của nghiên cứu
- Các quy định, văn bản của nhà nước về những quy định trong việc áp dụng đăng ký khám bệnh trực tuyến trên nền tảng web là rất ít và chưa cụ thể nên khó đánh giá theo tiêu chuẩn cụ thể.
- Có ít nghiên cứu tương tự tại Việt Nam đánh giá về việc ứng dụng cũng như lợi ích của đăng ký khám bệnh trực tuyến trên nền tảng web; do đó việc so sánh với các kết quả khác, cũng như các tài liệu tham khảo ở Việt Nam là rất hạn chế.
- Chỉ bao gồm các đánh giá lợi ích của người bệnh và bệnh viện, không đánh giá trên mặt lợi ích xã hội cũng như cả hệ thống y tế.
- Không bao gồm kết cục khám chữa bệnh của người bệnh.