1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013

138 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 482,34 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (16)
    • 1.1. Khái niệm quản lý tài chính (16)
    • 1.2. Hoạt động thu (17)
    • 1.3. Hoạt động chi (18)
    • 1.4. Hiệu quả hoạt động tài chính (20)
    • 1.5. Các chính sách ảnh hưởng đến hoạt động tài chính bệnh viện (21)
      • 1.5.1. Chính sách thu một phần viện (21)
      • 1.5.2. Chính sách Bảo hiểm Y tế (22)
      • 1.5.3. Chính sách tự chủ tài chính (22)
    • 1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động tài chính bệnh viện (24)
      • 1.6.1. Các nghiên cứu ngoài nước (24)
      • 1.6.2. Các nghiên cứu trong nước (25)
    • 1.7. Khung lý thuyết (28)
    • 1.8. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu (29)
  • Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
      • 2.1.2. Tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ (30)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (31)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (31)
    • 2.4. Phương pháp chọn mẫu (31)
      • 2.4.1. Hồi cứu số liệu thứ cấp (31)
      • 2.4.2. Nghiên cứu định tính (32)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (33)
      • 2.5.1. Hồi cứu số liệu thứ cấp (33)
      • 2.5.2. Nghiên cứu định tính (33)
    • 2.6. Các biến số nghiên cứu (34)
    • 2.7. Một số khái niệm, chỉ số và tiêu chí đánh giá (36)
    • 2.8. Phương pháp phân tích số liệu (37)
    • 2.9. Đạo đức nghiên cứu (37)
    • 2.10. Hạn chế và cách khắc phục của nghiên cứu (37)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1. Phân tích kết quả hoạt động thu và chi của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2013 (38)
      • 3.1.1. Hoạt động thu (38)
      • 3.1.2. Hoạt động chi (46)
    • 3.2. Đánh giá hiệu quả một số hoạt động tài chính của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2013 (55)
      • 3.2.1. Chênh lệch thu - chi (55)
      • 3.2.2. Thực hiện dự toán thu sự nghiệp (56)
      • 3.2.3. Thu nhập của CBVC (57)
      • 3.2.4. Đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản từ nguồn viện phí (59)
      • 3.2.5. Trích lập và sử dụng các quỹ (61)
      • 3.2.6. Chất lượng chuyên môn (66)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (70)
    • 4.1. Phân tích kết quả hoạt động thu và chi của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2013 (70)
      • 4.1.1. Hoạt động thu (70)
      • 4.1.2. Hoạt động chi (76)
    • 4.2. Đánh giá hiệu quả một số hoạt động tài chính của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2013 (79)
      • 4.2.1. Chênh lệch thu chi (79)
      • 4.2.2. Thực hiện dự toán thu sự nghiệp (79)
      • 4.2.3. Thu nhập của CBVC (80)
      • 4.2.4. Đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản từ nguồn viện phí (81)
      • 4.2.5. Trích lập và sử dụng các quỹ (82)
      • 4.2.6. Chất lượng chuyên môn (83)
      • 4.2.7. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu (86)
  • Chương 5: KẾT LUẬN (87)
  • Chương 6: KHUYẾN NGHỊ (90)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80 (92)
  • PHỤ LỤC................................................................................................................84 (96)

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Số liệu thứ cấp: số liệu về hoạt động quản lý tài chính của bệnh viện được thu thập từ báo cáo tài chính, số liệu về nhân lực của bệnh viện được thu thập từ báo cáo số lượng CBVC và báo cáo chất lượng CBVC trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, số liệu về hoạt động chuyên môn được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của bệnh viện.

- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua PVS và TLN các đối tượng: cán bộ lãnh đạo, quản lý và CBVC của bệnh viện.

2.1.2 Tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ

Số liệu thứ cấp: toàn bộ số liệu về hoạt động tài chính, hoạt động chuyên môn của bệnh viện giai đoạn 2009 - 2013 và số liệu về nhân lực năm 2013.

Số liệu sơ cấp: chọn mẫu có chủ đích (Cán bộ lãnh đạo: Ban Giám đốc; Cán bộ quản lý: đại diện lãnh đạo các Phòng Tài chính kế toán (TCKT), Kế hoạch tổng hợp (KHTH), Tổ chức cán bộ (TCCB), Trang thiết bị (TTB) và CBVC: đại diện các khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng (CLS)) chọn những người vào làm việc trước năm

2009 cho đến nay, hiểu biết chuyên môn, thẳng thắn và sẵn sàng chia sẻ thông tin.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý và CBVC bệnh viện vào làm việc sau năm 2009 vì không có đầy đủ thông tin để thu thập.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014.

- Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu hồi cứu kết hợp nghiên cứu định lượng (thông qua hồi cứu số liệu thứ cấp) và định tính. Đối với nghiên cứu định lượng, tiến hành thu thập số liệu thứ cấp sử dụng bảng kiểm để thu thập các thông tin về các biến số nghiên cứu từ sổ sách, báo cáo,thống kê có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2013 Nghiên cứu định tính PVS và TLN các đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và CBVC của bệnh viện để làm rõ hai mục tiêu nghiên cứu, qua đó thu thập các thông tin đánh giá một số biến số nghiên cứu và thu thập các thông tin sâu hơn nhằm bổ sung cho thông tin định lượng và nghiên cứu định tính đã được thực hiện sau khi đã phân tích số liệu thứ cấp.

Phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Hồi cứu số liệu thứ cấp

Tiến hành truy cập và hồi cứu toàn bộ số liệu trong giai đoạn 2009 - 2013.Thông tin chi tiết về các số liệu được trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các số liệu được hồi cứu trong giai đoạn 2009 - 2013

TT Nhóm số liệu Tên tài liệu báo cáo Tần suất báo cáo Nơi thu thập

1 Số liệu về tài chính - Báo cáo tài chính: bảng cân đối tài khoản, báo cáo chi tiết nguồn thu, bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí, báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo số dư chi tiết các tài khoản.

- Bảng thanh toán tiền lương.

2 Số liệu về nhân lực - Báo cáo số lượng CBVC.

- Báo cáo chất lượng CBVC trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

3 Số liệu về mua sắm, sửa chữa tài sản

- Báo cáo tài sản được đầu tư mua sắm.

- Báo cáo tăng giảm tài sản.

4 Số liệu về kết quả hoạt động KCB

Báo cáo kết quả hoạt động của bệnh viện hàng năm.

Tiến hành thu thập thông tin qua TLN và PVS, thông tin chi tiết được trình bày trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thu thập thông tin TLN và PVS

TT Đối tượng Số lượng

Phương pháp thu thập thông tin

1 Cán bộ lãnh đạo bệnh viện (Ban Giám đốc) 04 người PVS

2 Cán bộ quản lý bệnh viện (Phòng KHTH,

Phòng TCKT, Phòng TCCB và Phòng TTB)

3 CBVC bệnh viện (được chia theo các nhóm cùng bộ phận công tác: CBVC khoa Lâm sàng:

01 nhóm, CBVC khoa CLS: 01 nhóm để nội dung thảo luận có trọng tâm)

Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Hồi cứu số liệu thứ cấp

Hồi cứu các số liệu từ sổ sách, báo cáo, bằng cách thu thập thông tin dựa theo bảng kiểm đã được thiết kế sẵn. Điều tra viên là cán bộ Phòng TCKT của bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, giám sát viên là nghiên cứu viên.

Nghiên cứu viên thực hiện giám sát trong suốt quá trình thu thập số liệu Sau khi số liệu được thu thập, nghiên cứu viên đã kiểm tra lại các số liệu để đảm bảo kiểm soát được chất lượng số liệu trong nghiên cứu.

TLN, PVS được thực hiện nhằm tìm hiểu các thông tin đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý và CBVC về kết quả hoạt động tài chính của bệnh viện để bổ sung, giải thích cho các vấn đề nghiên cứu và được thực hiện sau khi tiến hành phân tích số liệu thứ cấp Nội dung TLN, PVS đã được thực hiện theo bộ câu hỏi bán cấu trúc chuẩn bị trước cho từng đối tượng Nội dung thực hiện đã được nghiên cứu viên ghi âm, đồng thời ghi chép thêm những thông tin cần thiết.

- Nghiên cứu viên đã thực hiện 02 cuộc TLN CBVC bệnh viện.

- Tất cả đối tượng nghiên cứu đã được giải thích mục đích của cuộc thảo luận và tự nguyện tham gia.

- Nội dung TLN: thực hiện theo bộ câu hỏi hướng dẫn bán cấu trúc được thiết kế riêng cho từng nhóm Nghiên cứu viên đưa ra một số kết quả hồi cứu số liệu thứ cấp để nhóm thảo luận Nội dung các cuộc TLN đã được tổng hợp và được bổ sung vào nội dung PVS.

- Nghiên cứu viên đã thực hiện PVS 08 cán bộ lãnh đạo và quản lý của bệnh viện.

- Nội dung PVS: thực hiện theo bộ câu hỏi hướng dẫn bán cấu trúc được thiết kế riêng cho từng đối tượng và được ghi âm, ghi chép thêm những thông tin cần thiết.

- Trong PVS, lãnh đạo bệnh viện đã được cung cấp một số kết quả hồi cứu số liệu thứ cấp, TLN và PVS cán bộ quản lý.

- Trong PVS, các cán bộ quản lý đã được cung cấp một số kết quả hồi cứu số liệu thứ cấp và TLN. Điều tra viên là nghiên cứu viên, các cuộc TLN và PVS được nghiên cứu viên thực hiện Sau mỗi cuộc TLN và PVS nghiên cứu viên thực hiện gỡ băng để điều chỉnh lại nội dung cho các cuộc TLN và PVS kế tiếp nhằm đảm bảo chất lượng trong nghiên cứu.

Các biến số nghiên cứu

Các nhóm biến số chính:

- Các biến số thu thập từ hồi cứu số liệu thứ cấp:

- Nhóm biến số về hoạt động thu: bao gồm các biến số về thu NSNN, viện phí, dịch vụ và khác.

- Nhóm biến số về hoạt động chi: bao gồm các biến số về chi cho con người, chuyên môn nghiệp vụ, mua sắm tài sản cố định & sửa chữa lớn và khác.

- Nhóm biến số về hiệu quả hoạt động tài chính bao gồm:

- Chênh lệch thu - chi theo các năm

- Thực hiện dự toán thu sự nghiệp theo các năm

- Thu nhập CBVC theo các năm

- Đầu tư mua sắm sửa chữa tài sản từ nguồn viện phí theo các năm

- Trích lập và sử dụng các quỹ theo các năm

- Chất lượng chuyên môn theo các năm

- Các biến số thu thập từ số liệu sơ cấp (TLN và PVS):

- Nhóm biến số về hoạt động thu: bao gồm các biến số về thực trạng, xu hướng các nguồn thu, sự phù hợp tỷ trọng các nguồn thu, các biện pháp tăng thu hợp lý, thuận lợi và khó khăn trong quản lý các nguồn thu.

- Nhóm biến số về hoạt động chi: bao gồm các biến số về thực trạng, xu hướng các nhóm chi, sự phù hợp tỷ trọng các nhóm chi, các biện pháp tiết kiệm chi hợp lý, thuận lợi và khó khăn trong quản lý các nhóm chi.

- Nhóm biến số về hiệu quả hoạt động tài chính: bao gồm các biến số về xu hướng thay đổi chênh lệch thu - chi, khả năng thực hiện dự toán thu sự nghiệp, tình hình thu nhập của CBVC, đánh giá kết quả hoạt động của tài sản đầu tư mua sắm sửa chữa từ nguồn viện phí, tình hình trích lập và sử dụng các quỹ và đánh giá chất lượng chuyên môn.

(Chi tiết các biến số nghiên cứu xem phần phụ lục 1)

Một số khái niệm, chỉ số và tiêu chí đánh giá

Bảng 2.3: Các chỉ số và tiêu chí đánh giá

TT Chỉ số Phương pháp tính Tiêu chí đánh giá

1 Trung bình thu/GBKH/ năm s nguồn thu trong năm s số GBKH Tăng

GBKH/năm s NSNN cấp trong năm s số GBKH Tăng

3 Trung bình các nguồn thu viện phí (thu BHYT và thu không BHYT), dịch vụ, thu khác/giường bệnh thực kê (GBTK)/năm s từng nguồn thu trong năm s số

4 Tỷ lệ các nguồn thu/tổng thu/năm s từng nguồn thu trong năm x 100 s nguồn thu trong năm

1 Trunh bình chi DVCC cho 01 GBTK/năm s số tiền chi DVCC trong năm s số

GBTK/năm s số tiền chi khác trong năm s số

Hiệu quả hoạt động tài chính

1 Chênh lệch thu - chi s thu - s chi Tăng

2 Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu sự nghiệp s số tiền thực hiện x 100 s số tiền dự toán

Bằng hoặc hơn dự toán

(chi thanh toán cá nhân

(TTCN) và chi từ quỹ khen thưởng (QKT), phúc lợi (PL) trừ các khoản chi trích nộp

(TN) và đào tạo lại

CBVe/thang s ( TTCN + QKT + PL )- S ( TN + ĐTL ) Tăng

4 Trung bình lương tăng thêm (LTT) cho 01

CBVC/tháng s số tiền chi LTT trong tháng s số

Cao và đạt tối đa 2 lần là tốt

5 Trung bình trích lập các quỹ (TLCQ)/thu sự nghiệp/năm s số tiền TLCQ trong năm s thu sự nghiệp

TLcQ/GBTK/năm s số tiền TLCQ trong năm s số

7 Tỷ lệ người bệnh tử vOng (N B TV) s số NBTV sau nhập viện x 100 s số người bệnh nội trú

8 Ngày điều trị nội trú

(ĐTNT) trung bình s số ngày ĐTNT trong năm x 100 s số lượt người bệnh ĐTNT

9 Công suất sử dụng giường bệnh s số ngày ĐTNT trong năm x 100 s số GBKH x 365 ngày

Phương pháp phân tích số liệu

- Hồi cứu số liệu thứ cấp: số liệu từ các bảng kiểm thu thập được xử lý bằng Excel theo phương pháp thống kê mô tả.

- Nghiên cứu định tính: gỡ băng, mã hóa theo chủ đề và trích dẫn theo mục tiêu nghiên cứu.

Đạo đức nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đã được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang và nghiên cứu được triển khai sau khi được Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y tế công cộng phê duyệt. Đối tượng nghiên cứu được giải thích cặn kẽ mục đích của nghiên cứu, những người từ chối tham gia thì rút khỏi danh sách nghiên cứu Các thông tin thu thập hoàn toàn bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu đã được báo cáo cho Ban Giám đốc bệnh viện.

Hạn chế và cách khắc phục của nghiên cứu

- Do nghiên cứu viên công tác tại nơi nghiên cứu nên có thể xảy ra tình trạng thông tin thu được trong quá trình TLN, PVS thiếu khách quan Để khắc phục tình trạng này nghiên cứu viên đã chuẩn bị tốt bộ câu hỏi và trình bày kỹ nhu cầu cho các đối tượng tham gia TLN và PVS.

- Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp nên mức độ chính xác phụ thuộc vào độ chính xác của số liệu sẵn có Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu viên cùng thực hiện với cán bộ trực tiếp quản lý tài chính của bệnh viện và các báo cáo tài chính này đã được cơ quan chức năng kiểm tra, quyết toán theo quy định.

- Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên số liệu tài chính của nghiên cứu chưa được quy đổi giá trị về cùng mốc thời gian để loại trừ yếu tố biến động giá Trong thời gian tới, bệnh viện cần có những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này và trong đó các số liệu cần được quy đổi giá trị về cùng mốc thời gian để loại trừ yếu tố biến động giá.

- Nghiên cứu chưa phân tích chi tiết được các hoạt động thu - chi theo từng khoa, chi cho lương và thu nhập của CBVC theo nhóm đối tượng chỉ thực hiện năm 2013; chưa đề cập trong mối liên quan với chất lượng dịch vụKCB cũng như tác động của Nghị định 43 đối với hoạt động quản lý tài chính Trong thời gian tới, cần có các nghiên cứu cụ thể hơn phân tích về các hoạt động thu - chi theo từng khoa, tác động của Nghị định 43 đối với hoạt động quản lý tài chính và chất lượng cung ứng dịch vụ KCB tại bệnh viện.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích kết quả hoạt động thu và chi của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2013

3.1.1.1 Thực trạng hoạt động thu tại bệnh viện

Bảng 3.1: Tổng hợp các nguồn thu ĐVT: Triệu VNĐ

TT Nguồn thu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

2 Nguồn thu không thường xuyên - -^ 4.002

Tổng nguồn thu của bệnh viện năm 2009 là 136.703 triệu đồng, năm 2010 là 153.978 triệu đồng, năm 2011 là 196.160 triệu đồng, năm 2012 là 226.490 triệu đồng, năm 2013 là 248.732 triệu đồng, có xu hướng tăng và chủ yếu là từ nguồn thu thường xuyên.

Nguồn thu không thường xuyên năm 2009 và 2010 NSNN không cấp, năm

2011 là 4.002 triệu đồng, năm 2012 là 3.268 triệu đồng và năm 2013 là 2.000 triệu đồng Nguồn thu này qua các năm có xu hướng giảm và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kinh phí hoạt động của bệnh viện.

Bảng 3.2: Nguồn thu thường xuyên ĐVT: Triệu VNĐ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn thu thường xuyên năm 2009 là 136.703 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên đến 246.732 triệu đồng, tăng 80,49% so với năm 2009.

Nguồn thu viện phí năm 2009 là 102.015 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên đến 183.975 triệu đồng, tăng 80,34% so với năm 2009, chiếm tỷ lệ cao nhất trên 74%. Tiếp theo đó là nguồn thu NSNN, năm 2009 NSNN cấp là 29.543 triệu đồng đến năm

2013 tăng lên đến 44.185 triệu đồng, tăng 49,56% so với năm 2009, chiếm tỷ lệ từ 12% đến 21% Nguồn thu dịch vụ, năm 2009 là 5.133 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên đến 18.155 triệu đồng, tăng 253,69% so với năm 2009 nhưng chiếm tỷ lệ không nhiều từ 4% đến 8% Nguồn thu khác, năm 2009 là 12 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên đến 417 triệu đồng, tăng khá mạnh nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 0,01% đến 0,17%.

3.1.1.2 Cơ cấu các nguồn thu

Nguồn thu viện phí gồm thu BHYT và thu không BHYT hai nguồn thu này đều có xu hướng tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2010 do số lượng thẻ KCB BHYT tại bệnh viện cao và các năm sau thì số lượng thẻ giảm xuống vì chuyển một số lượng không nhỏ sang đăng ký tại Trung tâm Y tế thành phố “Năm 2010 mức đăng ký KCB ban đầu nó rất là cao thì năm đó nó giống như là quá tải, sang những năm sau này bắt đầu từ 2011 trở lại đây thì giảm lượng đó xuống đưa qua y tế thành phố cho tới giờ luôn” (PVS Phòng TCKT) Trong nguồn thu viện phí, nguồn thu từ BHYT chiếm tỷ lệ cao trên 60% do đa số người bệnh đến khám có BHYT " ihu viện phí số lượng người bệnh có BHYT thì chiếm cao hơn cho nên cái nguồn từ BHYT nó cao hơn cái nguồn mà mình thu trực tiếp từ người bệnh (thu không BHYT)” (PVS Lãnh đạo bệnh viện).

Trong những năm sắp tới, nguồn thu viện phí có khả năng tăng do bệnh viện đang đề nghị cơ quan bảo hiểm tăng số lượng thẻ đăng ký KCB tại bệnh viện và bệnh viện triển khai thêm các kỹ thuật mới để đáp ứng nhu cầu của người bệnh “Trong tương lai nguồn thu viện phí thì có khả năng tăng, thứ nhất là mình đang đề nghị cơ quan bảo hiểm tăng thêm số lượng thẻ đăng ký KCB tại mình và chắc là sẽ được sự đồng ý của cơ quan bảo hiểm vì Trung tâm Y tế thành phố đang quá tải nên sẽ chuyển một số người bệnh về đăng ký tại bệnh viện thì chăc chắn nguồn thu mình tăng, thứ hai là triển khai thêm những kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu của người bệnh”

Qua bảng 3.2 cho thấy, năm 2010 NSNN cấp giảm 36,53% so với năm 2009 là do trước năm 2010 trẻ em dưới 06 tuổi kinh phí do Ủy ban nhân dân cấp cho bệnh viện, từ năm 2010 trẻ em dưới 06 tuổi giao về cho cơ quan bảo hiểm nên NSNN cấp giảm xuống “Ngân sách năm 2010 cấp giảm do trẻ em dưới 6 tuổi đưa về cho cơ quan bảo hiểm đưa vô phần thu bảo hiểm, bảo hiểm thanh toán luôn ” (PVS Phòng

TCKT) đến năm 2011 lại tăng lên do định mức NSNN cấp tăng và đến cuối năm 2013 thì Ngân sách cấp thêm khoảng 5 tỷ bổ sung tiền chi phụ cấp ưu đãi nghề nên tăng lên đến 44 tỷ “ riêng đến năm 2013 thì cuối năm có cấp thêm khoảng gần 5 tỷ được khoảng 44 tỷ ” (PVS Lãnh đạo bệnh viện). Định mức NSNN cấp qua các năm được thể hiện qua biểu đồ 3.1

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Biểu đồ 3.1: Định mức Ngân sách cấp/GBKH/năm (ĐVT: Triệu VNĐ)

Ngân sách Nhà nước cấp trên GBKH/năm, năm 2009 là 22,5 triệu đồng; năm

2010 là 24 triệu đồng; năm 2011, 2012 và 2013 là 51 triệu đồng Ngân sách Nhà nước cấp năm 2009 - 2010 không thay đổi nhiều, năm 2011 tăng thêm 27 triệu đồng, từ năm 2011 - 2013 không tăng.

Bảng 3.3: Nguồn thu dịch vụ ĐVT: Triệu VNĐ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

7 Thu hỗ trợ bệnh viện 44 (0,86) 188

9 Lãi tiền gửi ngân hàng - - 1 (0,01) 237

Qua bảng trên ta thấy, nguồn thu dịch vụ của bệnh viện chủ yếu là từ viện phí dịch vụ, mặt bằng và nhà thuốc Nguồn thu này tăng mạnh nhất vào năm 2012 do đưa nhà thuốc vào hoạt động “Năm 2012, nguồn thu dịch vụ tăng cao là do mình đưa vào hoạt động nhà thuốc” (PVS Phòng TCKT).

Trong tương lai nguồn thu dịch vụ có khả năng tăng, thứ nhất là do bệnh viện đang hợp tác với công ty tư nhân xây dựng Khu Điều trị kỹ thuật cao dự kiến năm

2014 đưa vào hoạt động, thứ hai là khoản thu tiền giữ xe có khả năng tăng do thời gian tới bệnh viện đưa vào đấu thầu lại, hiện tại do bệnh viện trực tiếp quản lý “ khoản thu tiền giữ xe có khả năng tăng do sắp tới chúng ta đấu thầu lại, bệnh viện trực tiếp quản lý thì hiệu quả thấp hơn so với cho thuê mặt bằng, vì vậy sắp tới có thể tăng nguồn thu này lên ” (PVS Lãnh đạo bệnh viện).

Bảng 3.4: Nguồn thu khác ĐVT: Triệu VNĐ

1 Thu hỗ trợ bệnh viện - - 30

5 Thu từ hướng dẫn sinh viên - - - - 1 (0,24)

6 Tiền dinh dưỡng cho người bệnh - - - - 237

8 Thu tiền các hóa đơn thuốc quá hạn - - - - 15

Nguồn thu khác của bệnh viện chủ yếu là từ thiện, thu hỗ trợ bệnh viện và lệ phí dự thầu Nguồn thu này tăng về độ lớn nhưng không tăng về tỷ lệ (trừ năm 2011 lên đến 0,03 do có nguồn thu từ hỗ trợ bệnh viện) “ thu khác năm 2011 tăng là do đưa thu hỗ trợ bệnh viện vô nên nó tăng lên” (PVS Phòng TCKT).

Nguồn thu khác có khả năng tăng do khoản thu học phí và tiền dinh dưỡng cho người bệnh trong tương lai có khả năng tăng vì thực tế nhu cầu là có, hiện tại bệnh viện đang đào tạo theo nhu cầu cho các bệnh viện tuyến dưới các lớp học ngắn hạn (Xét nghiệm, Siêu âm, X quang, ) và cung cấp các suất ăn dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cho người bệnh đồng thời tăng thu cho bệnh viện, bên cạnh đó đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị giúp cho người bệnh yên tâm hơn trong quá trình điều trị tại bệnh viện.

“Trong tương lai các khoản thu học phí và tiền dinh dưỡng có khả năng tăng vì nhu cầu trong thực tế là có, hiện tại bệnh viện đang đào tạo theo nhu cầu cho các bệnh viện tuyến dưới các lớp học ngắn hạn như: Xét nghiệm, Siêu âm, X quang, và cung cấp các suất ăn dinh dưỡng cho người bệnh ” (PVS Phòng TCKT).

“ các khoản thu từ học phí và tiền dinh dưỡng cho người bệnh có khả năng tăng vì trong những năm gần đây, bệnh viện đào tạo theo nhu cầu các lớp học ngắn hạn về xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, cho các bệnh viện tuyến dưới do nhu cầu phát triển chuyên môn kỹ thuật và thực hiện cung cấp các suất ăn dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cho người bệnh, đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị đồng thời tăng thu cho bệnh viện” (PVS Phòng KHTH).

3.1.1.3 Bình quân thu thường xuyên tính trên giường bệnh thực kê

Bảng 3.5: Bình quân thu thường xuyên/GBTK/năm ĐVT: Triệu VNĐ

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Bình quân thu thường xuyên/GBTK năm 2009 là 137,11 triệu đồng đến năm

2013 là 247,47 triệu đồng, tăng 80,49% so với năm 2009.

Bình quân thu từ BHYT và thu không BHYT/GBTK tăng mạnh nhất vào năm

Đánh giá hiệu quả một số hoạt động tài chính của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2013

Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2013.

Theo quy định chế độ kế toán, chi từ quỹ tiền lương tăng thêm tại các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Nghị định 43 được hạch toán vào chi phí Tuy nhiên, quỹ này phụ thuộc vào kết quả hoạt động tài chính của bệnh viện Vì vậy, để đánh giá chính xác kết quả hoạt động tài chính của bệnh viện, nghiên cứu này không đưa quỹ tiền lương tăng thêm vào chi phí.

Bảng 3.14: Chênh lệch thu - chi ĐVT: Triệu VNĐ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

CLTC năm 2009 là 20.677 triệu đồng; năm 2010 là 14.285 triệu đồng; năm

2011 là 28.876 triệu đồng; năm 2012 là 10.647 triệu đồng và năm 2013 là 20.509 triệu đồng CLTC qua các năm nhìn chung có xu hướng giảm nhưng không đều “ xu hướng thay đổi chênh lệch thu chi có năm tăng có năm giảm không đều tùy theo từng năm ” (PVS Phòng TCKT).

3.2.2 Thực hiện dự toán thu sự nghiệp

Bảng 3.15: Thực hiện dự toán thu sự nghiệp

TT Nội dung Năm 2009 Năm

Qua bảng trên cho thấy mức lập và thực hiện dự toán thu sự nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước và đều vượt mức dự toán được giao, điều này đúng với nhận xét của cán bộ quản lý khi tham gia PVS “ mức lập và thực hiện dự toán thu sự nghiệp thì năm sau cao hơn năm trước và mức thực hiện dự toán thì luôn luôn cao hơn dự toán” (PVS Phòng TCKT) Mức vượt dự toán thu sự nghiệp cao nhất vào năm

Bảng 3.16: Thu nhập của CBVC/tháng ĐVT: Triệu VNĐ

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2 Bình quân chi lương tăng thêm 0,91 1,2 1,56 1,27 0,88

4 Tổng số thu nhập của CBVC/tháng 3,53 4,02 4,81 5,86 5,9

5 Hệ số lương tăng thêm so với tiền lương (%) 49,46 59,41 66,95 44,56 27,16

Bình quân chi lương tăng thêm cho CBVC/tháng năm 2009 là 0,91 triệu đồng; năm 2010 là 1,2 triệu đồng; năm 2011 là 1,56 triệu đồng; năm 2012 là 1,27 triệu đồng và năm 2013 là 0,88 triệu đồng, giảm 3,3% so với năm 2009.

Tổng thu nhập bình quân của CBVC/tháng năm 2009 là 3,53 triệu đồng; năm

2010 là 4,02; năm 2011 là 4,81 triệu đồng; năm 2012 là 5,86 triệu đồng và năm 2013 là 5,9 triệu đồng Thu nhập của CBVC bệnh viện có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp “Thu nhập có tăng nhưng nói chung thì cũng còn thấp nhưng mà trong hoàn cảnh vậy thì CBVC cũng chấp nhận ” (PVS Lãnh đạo bệnh viện).

Hệ số lương tăng thêm so với tiền lương thứ tự qua các năm từ 2009 đến 2013 lần lượt là 49,46%; 59,41%; 66,95%; 44,56% và 27,16% Hệ số lương tăng thêm tại bệnh viện qua các năm đều nhỏ hơn 1.

Bình quân thu nhập CBVC/tháng theo bộ phận công tác qua các năm nghiên cứu được thể hiện qua biểu đồ 3.3

Biểu đồ 3.3: Bình quân thu nhập CBVC/tháng theo bộ phận (ĐVT: Triệu VNĐ)

Qua biểu đồ ta thấy, bình quân thu nhập CBVC/tháng bộ phận Quản lý hành chính chiếm tỷ lệ thấp nhất từ 14% đến 16% và bình quân thu nhập CBVC/tháng bộ phận Lâm sàng chiếm tỷ lệ cao nhất từ 65% đến 67%.

Bình quân thu nhập CBVC/tháng theo nhóm đối tượng năm 2013 được thể hiện qua bảng 3.17

Bảng 3.17: Bình quân thu nhập CBVC/tháng theo nhóm đối tượng năm 2013

TT Nhóm đối tượng Số lượng (ĐVT: người)

Bình quân thu nhập/ nhóm (ĐVT: Triệu

Bình quân thu nhập/ người (ĐVT: Triệu

Qua bảng 3.17 ta thấy, bình quân tổng thu nhập nhóm đối tượng CBVC Điều dưỡng/tháng là cao nhất 2.239 triệu đồng/436 người/tháng (chiếm 46,67%) và bình quân thu nhập một Điều dưỡng là 5,14 triệu đồng/tháng và thấp nhất là bình quân tổng thu nhập nhóm Dược sĩ đại học/tháng là 51 triệu đồng/06 người/tháng (chiếm 1,06%) và bình quân thu nhập một Dược sĩ đại học là 8,5 triệu đồng/tháng.

3.2.4 Đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản từ nguồn viện phí

Từ khi thực hiện Nghị định 43, NSNN cấp cho đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản không nhiều Bên cạnh NSNN cấp, bệnh viện trích lại từ nguồn thu viện phí để đầu tư và hiện nay việc đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản chủ yếu từ nguồn viện phí.

Vì vậy, trong phần này chỉ đề cập đến kết quả mua sắm, sửa chữa tài sản từ nguồn viện phí để đánh giá khả năng và hiệu quả đầu tư của bệnh viện.

Bảng 3.18: Cơ cấu đầu tư mua sắm sửa chữa tài sản ĐVT: Triệu VNĐ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Năm 2012 Năm 2013

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

1 Tài sản phục vụ điều trị 618

3 Tài sản phục vụ chẩn đoán - 69 (2,01) 116

Qua bảng 3.18 cho thấy tổng số tiền đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản năm

2009 là 812 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên đến 5.940 triệu đồng, tăng 631,53% so với năm 2009 và chủ yếu là đầu tư cho tài sản phục vụ điều trị, chiếm tỷ lệ từ 51,67% đến 81,75% Điều này cho thấy bệnh viện ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực điều trị “Ưu tiên thì có thể nói là ưu tiên trong lĩnh vực điều trị” (PVS Phòng TCKT), kế đến là tài sản khác chiếm tỷ lệ khá lớn từ 16% đến 24% và cuối cùng là tài sản phục vụ chẩn đoán chiếm tỷ lệ rất thấp, riêng năm 2013 có sự gia tăng đột biến do giá viện phí tăng nên bệnh viện có kinh phí để đầu tư nhiều hơn cho tài sản phục vụ chẩn đoán “ năm

2013 giá viện phí tăng, nguồn viện phí có khá hơn những năm trước nên bệnh viện đầu tư cho tài sản chẩn đoán nhiều hơn” (PVS Phòng TCKT).

Về kết quả đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản, việc đầu tư mua mới tài sản chưa kịp thời chủ yếu là thay thế nên vẫn thiếu, các TTB chuyên môn sâu bệnh viện từng bước trang bị nhưng vẫn chưa đầy đủ theo yêu cầu của bệnh viện tuyến tỉnh “ việc đầu tư mới bổ sung chưa kịp thời, bệnh viện đầu tư kinh phí để mua sắm chỉ có tính chất thay thế thiết bị cũ nên thiếu vẫn là còn thiếu, về các thiết bị chuyên môn sâu bệnh viện chỉ từng bước trang bị dần nhưng mà vẫn chưa đầy đủ theo yêu cầu của bệnh viện tuyến tỉnh” (PVS Phòng TTB) và hiện nay chủ yếu là sửa chữa “ mua sắm thì mình cũng có mua sắm nhưng mình chủ yếu là sửa chữa” (PVS Phòng TCKT).

Về tính đầy đủ, hiện nay bệnh viện còn thiếu rất nhiều, chất lượng thì đảm bảo và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật“ về mặt đủ thì hiện nay mình còn thiếu rất nhiều, về mặt chất lượng thì đảm bảo ” (PVS Phòng KHTH), kịp thời thì chưa kịp thời do phụ thuộc vào qui định mua sắm và sửa chữa “Kịp thời thì chưa kịp thời vì theo qui định mình còn phụ thuộc vào Ủy ban, Sở Tài chính, không phải có tiền là mua ”

Về kết quả hoạt động của tài sản được đầu tư mua sắm, sửa chữa, đa số hoạt động hết công suất Tuy nhiên, trong lĩnh vực điều trị có một số tài sản được đánh giá là chưa hoạt động hết công suất, thiếu hiệu quả và gây ra lãng phí khi đầu tư mua sắm.

“ tài sản mua thì cũng có những cái là đáp ứng hoạt động phát triển kỹ thuật nhưng mà số lượng bệnh có thể chưa nhiều thành ra mua về cũng có cái lợi là phát triển được kỹ thuật mới nhưng mà cường độ sử dụng chưa được nhiều lắm.” (PVS Lãnh đạo bệnh viện).

BÀN LUẬN

Phân tích kết quả hoạt động thu và chi của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2013

Tổng thu của bệnh viện có xu hướng tăng qua các năm và tăng chủ yếu là từ nguồn thu thường xuyên Năm 2009 nguồn thu thường xuyên là 136.703 triệu đồng thì đến năm 2013 tăng lên đến 246.732 triệu đồng, tăng 1,8 lần Kết quả này khá giống với kết quả được nhận định từ các nghiên cứu của Nguyễn Thị Toàn tại Bệnh viện Đa khoa quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng, tăng gần 2 lần; Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2009, Nguyễn Thị Bích Hường tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, tăng gần 3 lần và Phạm Ngọc Tuyên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắk, tăng 1,5 lần [24], [34], [35], [37].

Nguồn thu thường xuyên tuy có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng là không nhiều Các nguyên nhân giải thích cho vấn đề này bao gồm, thứ nhất là do định mức Ngân sách cấp và giá thu viện phí thấp Thứ hai là bệnh viện còn có những khoản thất thu do: người bệnh trốn viện; người bệnh không có khả năng chi trả; đối với người bệnh có BHYT những khoản sử dụng cho người bệnh không có trong danh mục BHYT thanh toán thì chi phí do bệnh viện chịu không cho phép thu thêm từ người bệnh; xuất toán và vượt trần BHYT; các hoạt động dịch vụ còn hạn chế.

Bình quân thu thường xuyên của bệnh viện so với các bệnh viện đồng hạng của các tỉnh khác như Đắc Lắk [35], Đồng Tháp [2], [3], [4] là thấp hơn Một trong những lý do giải thích đó là mặc dù là bệnh viện đa khoa, tuy nhiên Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang là bệnh viện đa khoa hẹp các chuyên khoa như Sản, Mắt, Da liễu, Tâm thần đã tách ra khỏi bệnh viện trước năm 2009.

Nguồn thu viện phí là một trong những nguồn thu chủ yếu giúp cho bệnh viện giải quyết nhiều vấn đề về tài chính Nguồn thu này có xu hướng tăng, kết quả này khá giống với kết quả được trình bày trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Toàn

[34], Phan Hiếu Nghĩa [25], Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2010 [32],

Nguyễn Thị Bích Hường [24] và Phạm Ngọc Tuyên [35] Trong nguồn thu viện phí thì nguồn thu BHYT chiếm tỷ lệ cao từ 61% đến 68% và tăng qua các năm do số lượng người bệnh có BHYT đến KCB tại bệnh viện ngày càng tăng Nguồn thu BHYT đang dần trở thành nguồn thu chính của bệnh viện với tỷ lệ từ năm 2009 đến năm 2013 lần lượt là 45,61%; 52,52%; 47,4%; 50,31% và 50,21% tăng dần qua các năm Trong khi đó, tỷ lệ nguồn thu không BHYT có xu hướng giảm dần, từ năm

2009 đến năm 2013 lần lượt là 29,02%; 30;58; 26,25%; 22,95% và 23,76% Điều này phù hợp với định hướng phát triển chung của Nhà nước tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2020 cũng như phù hợp với quan điểm chung của Ngành y tế trong việc giảm chi phí tiền túi hộ gia đình và bảo vệ hộ gia đình trước các rủi ro về tài chính do chi phí điều trị bệnh Hiện tại, bệnh viện cũng đang tiếp tục đề nghị cơ quan bảo hiểm trong việc tăng mức đăng ký KCB BHYT để thực hiện tốt hơn nữa các định hướng và chủ trương này, đồng thời góp phần tăng thu cho bệnh viện.

Qua PVS cán bộ lãnh đạo cho rằng nguồn thu viện phí tại bệnh viện cũng còn nhiều hạn chế do giá viện phí được quy định trong thông tư 14 và 03 rất thấp Năm

2013, giá viện phí được điều chỉnh theo thông tư 04, theo quy định dựa trên khung giá của liên bộ han hành, Sở Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội, Sở Tài chính xây dựng phương án điều chỉnh giá DVYT trên cơ sở đề xuất của bệnh viện và trình Hội đồng nhân dân thông qua.

Tuy nhiên, thực tế kết quả phê duyệt giá DVYT mới theo thông tư 04 cho thấy có sự chênh lệch giữa các tỉnh Chẳng hạn tại tỉnh Tiền Giang, Hội đồng nhân dân thông qua giá viện phí chiếm 56% giá của thông tư 04 do đời sống người dân còn khó khăn Một số tỉnh như Tây Ninh, Vĩnh Long thì tỷ lệ này là 100% Trong khi một số tỉnh khác như Long An, Bến Tre thì tỷ lệ này là 80% Đối với những tỉnh đời sống người dân còn khó khăn, các giải pháp được đưa ra để hỗ trợ là cấp bùNgân sách hoặc đưa ra lộ trình để tăng giá viện phí Tuy nhiên, ở tỉnh Tiền Giang hiện tại chưa có chủ trương cấp bù ngân sách cũng như chưa đưa ra lộ trình tăng viện phí Như vậy, trong thời gian hiện tại, nguồn thu từ viện phí là khá thấp và bệnh viện vẫn còn 192 hạn mục không có trong bảng giá thu, bệnh viện thực hiện cho người bệnh nhưng không thu được, điều này cũng làm hạn chế nguồn thu của bệnh viện.

Trong những năm sắp tới, nguồn thu viện phí có khả năng tăng Tuy nhiên, việc tăng nguồn thu này cũng gặp những khó khăn do giá viện phí có tăng nhưng chưa phù hợp (chỉ bằng 56% giá thông tư 04), có những dịch vụ thực hiện thu không đủ bù cho chi Qua PVS cán bộ lãnh đạo và quản lý để tăng nguồn thu này, cần đề nghị Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có lộ trình tăng giá thu viện phí và đề xuất giá thu một số dịch vụ hiện tại chưa có giá thu.

Tiếp theo, bên cạnh nguồn thu từ viện phí, nguồn thu NSNN là một trong các nguồn thu cơ bản và ổn định đối với bệnh viện Năm 2009, định mức Ngân sách cấp là tương đối thấp 22,5 triệu đồng/GBKH (tương đương 29.543 triệu đồng) do định mức được tính từ năm 2007, đến năm 2011 thì định mức tăng lên đến 51 triệu đồng/ GBKH (tương đương 39.406 triệu đồng), tăng theo qui định của Bộ Y tế và năm

2013 định mức Ngân sách cấp vẫn là 51 triệu đồng/GBKH nhưng đến cuối năm cấp bổ sung thêm khoảng 5 tỷ (tương đương 44.185 triệu đồng) nhưng vẫn thấp hơn so với khu vực và có thể nói là một trong số các bệnh viện có mức thu NSNN thấp nhất trong cả nước Như vậy NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên có xu hướng tăng nhưng mức tăng không nhiều và về tỷ lệ thì có xu hướng giảm Kết quả này khá giống với kết quả được trình bày trong nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuyên trên một bệnh viện cùng là tuyến tỉnh, qui mô tương đối nhỏ [35] và nghiên cứu của Đại học

Y tế công cộng Harvard năm 1996 tại Bệnh viện đơn vị Swadana ở Indonesia [40]. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Toàn [34], Phan Hiếu Nghĩa tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp [25], Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2010 trên 18 bệnh viện ở các tuyến (7 bệnh viện trung ương, 5 bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố, 6 bệnh viện huyện/quận) [32] và Nguyễn Thị Bích Hường tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Hà Nội [24] Trong khi các nghiên cứu của Nguyễn Thị Toàn, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2010 và Nguyễn Thị Bích Hường chỉ ra nguồn NSNN cấp có xu hướng giảm và nghiên cứu của Phan Hiếu Nghĩa chỉ ra nguồn NSNN cấp không thay đổi, thì trong nghiên cứu này nguồn NSNN cấp về độ lớn có xu hướng tăng.

Lý do giải thích cho sự khác biệt này có thể là do tác động của việc thực hiện Nghị định 43 nhằm tăng cường khả năng tự chủ của các bệnh viện và giảm nguồn thu từ NSNN tại các bệnh viện từ tuyến trung ương đến huyện/quận Bên cạnh đó, sự khác nhau về kết quả này còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương cũng như đặc thù và khả năng tự chủ của từng bệnh viện Khả năng tự chủ của bệnh viện tuyến tỉnh thấp hơn so với các bệnh viện tuyến trung ương do bệnh viện tuyến trung ương có ưu thế hơn về nguồn lực và khả năng huy động nguồn lực Cụ thể đối với bệnh viện trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Hường là bệnh viện tuyến trung ương có điều kiện thuận lợi nên được hưởng nhiều lợi ích từ việc thực hiện tự chủ so với bệnh viện tuyến tỉnh.

Mặc dù NSNN là một trong các nguồn thu cơ bản đối với bệnh viện nhưng định mức cấp là cố định trong khoảng thời gian 03 năm gây ra nhiều khó khăn trong thực tế hoạt động vì lương, các khoản phụ cấp theo lương, nâng lương thường xuyên tăng hàng năm theo qui định và giá cả thị trường luôn thay đổi Bên cạnh đó, phân bổ NSNN tại các bệnh viện cũng chưa hợp lý, chủ yếu vẫn dựa theo GBKH [29] Vì vậy, Ngân sách cấp là thiếu thực tế khi bệnh viện luôn có số GBTK cao hơn GBKH dẫn đến nhiều khó khăn khi phải gánh thêm số giường bệnh mà không được NSNN cấp.

Đánh giá hiệu quả một số hoạt động tài chính của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2013

Chênh lệch thu chi qua các năm không nhiều, nhìn chung có xu hướng giảm nhưng không đều tùy theo từng năm Chênh lệch thu chi không nhiều thứ nhất là do NSNN cấp không đủ chi cho con người, phần thiếu hụt và mọi hoạt động của bệnh viện là từ nguồn thu viện phí; thứ hai là giá thu tại bệnh viện là tương đối thấp trong khu vực và có thể nói là thấp nhất nhì cả nước, có một số dịch vụ không có giá thu nhưng bệnh viện vẫn thực hiện cho người bệnh, nguồn viện phí của bệnh viện đứng về mặt tổng thu thì tăng nhưng hiệu quả thì chưa cao do bệnh viện quá tải chủ yếu là bệnh lý nội khoa nên chủ yếu là sử dụng thuốc, tiền thuốc thu bao nhiêu thì chi trả lại cho công ty, đó là chưa kể đến phần vượt trần và xuất toán của BHYT, ngoài ra bệnh viện còn có những khoản thất thu do người bệnh trốn viện, không có khả năng chi trả và thứ ba là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và thu khác không nhiều.

4.2.2 Thực hiện dự toán thu sự nghiệp

Theo qui định, tháng 8 hàng năm bệnh viện lập dự toán thu sự nghiệp, căn cứ vào số liệu thu từ tháng 8 năm trước đến tháng 8 năm sau và định hướng của bệnh viện về phát triển chuyên môn, hoạt động dịch vụ trong năm để lập dự toán và lập ở mức an toàn Qua PVS cán bộ quản lý, mức lập dự toán cũng chưa phù hợp do lập dự toán cho năm sau tháng 8 năm trước đã thực hiện, do đó chưa đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện dự toán Tuy nhiên, việc lập dự toán cũng giúp cho bệnh viện có định hướng phát triển trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước, dự toán về hoạt động chuyên môn và tài chính trong năm tới, phân tích một số yếu tố tác động của môi trường bên trong và bên ngoài giúp cho bệnh viện có cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và bền vững, đảm bảo hoạt động thường xuyên, cải thiện thu nhập cho CBVC, từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và TTB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Qua PVS cán bộ lãnh đạo, mặc dù lập dự toán ở mức an toàn nhưng bệnh viện luôn cố gắng hoạt động ở mức độ tốt nhất nên nguồn thu sự nghiệp luôn vượt mức dự toán được giao, đây cũng là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ bệnh viện ngày càng phát triển về chuyên môn và quản lý, nguồn thu của bệnh viện ngày càng được nâng cao.

Tổng thu nhập bình quân của CBVC tăng qua các năm, kết quả này khá giống với kết quả các nghiên cứu của Đại học Y tế công công Harvard năm 1996 [40], Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2010 [32], Nguyễn Thị Toàn [34], Nguyễn Thị Bích Hường [24] và Phạm Ngọc Tuyên [35] Qua TLN CBVC, PVS cán bộ lãnh đạo và quản lý, mức độ tăng thu nhập qua các năm là không nhiều, Ngành Y tế là một trong 17 ngành có thu nhập thấp, chi cho con người bằng nguồn lương cơ bản do NSNN cấp thì chưa đủ khích lệ CBVC Thu nhập của CBVC bệnh viện là không cao nhưng so với các bệnh viện Khu vực Đồng bằng Sông Cửu long thì cũng tương đương nhau Trong điều kiện khó khăn, với mức thu nhập hiện tại CBVC bệnh viện cũng an tâm công tác, bệnh viện cũng cố gắng tìm cách tăng thu hợp lý để cải thiện đời sống cho CBVC.

Bình quân thu nhập CBVC/tháng theo bộ phận thì bộ phận Lâm sàng cao nhất và bộ phận quản lý hành chính thấp nhất Qua PVS cán bộ lãnh đạo và quản lý điều này phù hợp do bệnh viện ưu tiên cho công tác chăm sóc và điều trị và các chế độ theo qui định cũng cao hơn, ngoài ra ở bộ phận Lâm sàng có phụ cấp độc hại, hiện vật, phẫu thuật còn bộ phận Quản lý hành chính thì không có các phụ cấp này.

Bình quân thu nhập CBVC/tháng theo nhóm đối tượng năm 2013 thì nhóm đối tượng Điều dưỡng là cao nhất và thấp nhất là Dược sĩ Qua PVS cán bộ lãnh đạo và quản lý điều này cũng phù hợp vì trong tổng số CBVC bệnh viện thì Điều dưỡng chiếm đa số và số lượng Dược sĩ là thấp nhất.

Trong tổng thu nhập CBVC, lương tăng thêm chiếm tỷ lệ không nhiều từ 15% đến 32% Lương tăng thêm cho CBVC xét về giá trị tuyệt đối từ năm 2009 đến năm 2011 có xu hướng tăng nhưng từ năm 2011 đến năm 2013 thì có xu hướng giảm, nguyên nhân có thể là do lương tăng, các khoản phụ cấp cũng tăng theo lương, ưu đãi nghề tăng nhưng NSNN cấp lại không tăng, nguồn thu viện phí thu không đủ chi cho các hoạt động phải lấy từ nguồn thu dịch vụ để bù vào và lương tăng thêm cho CBVC chủ yếu từ nguồn thu dịch vụ Có thể nói lương tăng thêm là nguồn động viên khuyến khích lớn nhằm tạo được niềm tin đối với CBVC nhưng trong những năm qua tại bệnh viện lương tăng thêm không nhiều và qua TLN CBVC, PVS cán bộ lãnh đạo và quản lý cách phân phối lương tăng thêm là cào bằng, hệ số lương tăng thêm như nhau nên cũng chưa khuyến khích được CBVC nhưng có mặt được là ổn định, chênh lệch thu nhập giữa CBVC không nhiều.

4.2.4 Đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản từ nguồn viện phí

Trong phần này tôi chỉ đề cập đến kết quả đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản từ nguồn viện phí để đánh giá khả năng, hiệu quả đầu tư của bệnh viện và những khó khăn trong thời gian qua vì từ khi thực hiện Nghị định 43 NSNN cấp để đầu tư mua sắm tài sản là rất ít, chủ yếu là từ nguồn viện phí.

Hàng năm, bệnh viện thực hiện trích từ nguồn viện phí để đầu tư mua sắm,sửa chữa tài sản theo định hướng phát triển trong năm Số tiền trích từ viện phí có tăng nhưng không nhiều và thay đổi tùy theo kết quả hoạt động của từng năm Qua

PVS cán bộ lãnh đạo và quản lý, năm 2013 số tiền trích nhiều hơn những năm trước do giá viện phí tăng, mặc dù giá viện phí tăng không nhiều nhưng bệnh viện cũng cố gắng trích lại nhiều hơn để đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản.

Trong đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản chủ yếu cho lĩnh vực điều trị Qua PVS cán bộ lãnh đạo và quản lý điều này cũng phù hợp vì bệnh viện ưu tiên cho lĩnh vực điều trị và chi phí để đầu tư cho lĩnh vực này tương đối thấp, lĩnh vực chẩn đoán đa số các tài sản đòi hỏi phải có kinh phí lớn nhưng với nguồn kinh phí hiện tại bệnh viện không có đủ khả năng để đầu tư.

Việc sử dụng và quản lý tài sản được đánh giá là chưa hiệu quả Qua TLN CBVC, PVS cán bộ lãnh đạo và quản lý là do thứ nhất, tài sản không được bảo dưỡng định kỳ dẫn đến tuổi thọ không kéo dài Thứ hai, hoạt động sửa chữa chưa đảm bảo do thiếu nguồn nhân lực bảo trì sửa chữa thiếu cả về số lượng và chất lượng Việc sửa chữa chủ yếu phụ thuộc vào các công ty nên có giá thành cao và chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của bệnh viện Kết quả PVS cán bộ quản lý cũng gợi ý một số giải pháp cho vấn đề nêu trên Theo đó, việc tuyển thêm nhân lực và cử đi đào tạo để có cán bộ chuyên bảo trì sửa chữa được đánh giá là có thể có chi phí cao hơn so với việc thực hiện tốt việc đấu thầu và lựa chọn công ty bảo trì sửa chữa uy tín để giao khoán thực hiện hoạt động này.

Trong những năm qua bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư mua sắm sửa chữa tài sản, đặc biệt là các thiết bị chuyên môn sâu có kinh phí lớn. Việc đầu tư cho mua sắm là không nhiều chủ yếu là sửa chữa, mua sắm cũng chưa kịp thời và chủ yếu là bổ sung thay thế thiết bị cũ do Ngân sách cấp thì ít, nguồn kinh phí của bệnh viện không nhiều do đó chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của khoa phòng Qua PVS Lãnh đạo bệnh viện, trong những năm tới định mức NSNN cấp tăng có thể đáp ứng được các hoạt động chi cho con người, không phải cân đối từ nguồn viện phí để bù vào và giá viện phí được điều chỉnh tăng bệnh viện sẽ dành kinh phí nhiều hơn cho đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản.

4.2.5 Trích lập và sử dụng các quỹ

Hàng năm sau khi cân đối các khoản thu chi, phần chênh lệch thu lớn chi bệnh viện sử dụng trích 35% đến 40% để cải cách tiền lương theo qui định của

Chính phủ, phần còn lại phân bổ các quỹ và chi trả lương tăng thêm cho CBVC Do chênh lệch thu lớn hơn chi tại bệnh viện nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ nên phần trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định và được thực hiện như sau: Phòng TCKT đề xuất mức trích lập các quỹ và chi trả lương tăng thêm cho CBVC, sau đó sẽ họp thông qua các Đoàn thể để thống nhất đưa ra mức trích lập các quỹ và chi trả lương tăng thêm cho CBVC.

KHUYẾN NGHỊ

- Để đảm bảo có đủ kinh phí hoạt động, bệnh viện cần tiếp tục đề xuất với Sở

Y tế và Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh tăng giá thu viện phí và đề xuất giá thu một số dịch vụ chưa có giá thu.

- Đảm bảo việc thu đúng, thu đủ thông qua các giải pháp: (1) Các khoa điều trị nội trú quản lý chặt người bệnh nội trú và cho đóng tạm ứng trước để hạn chế người bệnh trốn viện; (2) Phòng Tài chính kế toán phối hợp chặt chẽ với các khoa kiểm tra phiếu thanh toán ra viện để hạn chế sai sót do con người tránh xuất toán và Phòng Kế hoạch tổng hợp, Điều dưỡng phối hợp với các khoa quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc theo phát đồ điều trị và vật tư y tế theo định mức sử dụng sao cho hợp lý tránh vượt trần Bảo hiểm Y tế.

- Củng cố lại một số hoạt động dịch vụ bao gồm: (1) Phòng Hành chính quản trị và Tài chính kế toán đảm bảo công tác đấu thầu nhà xe để được giá tốt nhất và Phòng Hành chính quản trị thực hiện kiểm tra thu tiền giữ xe để thực hiện theo đúng giá quy định; (2) Các khoa phòng trong bệnh viện cần tăng cường sự hợp tác và các khoa phổ biến cho người bệnh biết bệnh viện có hoạt động nhà thuốc với mức giá cạnh tranh, thuốc rõ nguồn gốc đảm bảo chất lượng để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà thuốc Khoa Dược cần có đề xuất với Ban Giám đốc bổ sung thêm danh mục thuốc để đáp ứng nhu cầu phục vụ người bệnh đồng thời cải thiện được nguồn thu.

- Tăng cường nguồn thu khác bao gồm: (1) Phòng Kế hoạch tổng hợp lập kế hoạch đào tạo theo nhu cầu cho tuyến dưới để tăng cường khoản thu học phí nhằm tăng thu một cách hợp lý; (2) Khoa Dinh dưỡng cần tăng cường cung cấp các xuất ăn cho người bệnh để đáp ứng nhu cầu, đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị nhằm tăng cường khoản thu tiền dinh dưỡng cho người bệnh giúp tăng thu cho bệnh viện; (3) Phòng Tài chính kế toán cần tăng cường khoản thu từ hỗ trợ bệnh viện bằng cách tích cực hoàn thiện quy định về quản lý quỹ từ thiện, đẩy mạnh kêu gọi và quản lý quỹ hiệu quả nhằm hỗ trợ cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

- Giảm tỷ lệ chi cho thuốc bằng cách: Phòng Kế hoạch tổng hợp thông báo thường xuyên qua các cuộc họp giao ban việc sử dụng thuốc hợp lý tránh lạm dụng thuốc, đảm bảo hiệu quả, giảm chi phí điều trị cho người bệnh và kiểm tra việc thực hiện chỉ định sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị đồng thời đề xuất Ban Giám đốc khen thưởng khoa và cá nhân thực hiện tốt.

- Phòng Tài chính kế toán tham mưu Ban Giám đốc tăng cường sử dụng Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp cho hoạt động sửa chữa, bảo trì tài sản để đảm bảo các tài sản được bảo dưỡng định kỳ nhằm tăng tuổi thọ Bên cạnh đó, để kiểm soát chi cho hoạt động này, Phòng Trang thiết bị và Hành chính quản trị cần có kế hoạch nhằm lựa chọn công ty thực hiện công tác sửa chữa, bảo trì phù hợp đảm bảo các tiêu chí về chất lượng chuyên môn và giá trị hợp đồng, đồng thời có kế hoạch đào tạo để nâng cao năng lực cho các cán bộ thực hiện công tác sửa chữa, bảo trì.

6.3 Nghiên cứu thực hiện trong thời gian tới

- Phân tích chi tiết các hoạt động thu - chi theo từng khoa và các mục trong nguồn thu viện phí để có được những thông tin sâu hơn nhằm tiếp tục đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường nguồn thu và cách thức chi hợp lý Các số liệu cần được quy đổi giá trị về cùng mốc thời gian để loại trừ yếu tố biến động giá đồng thời cần cải thiện hệ thống lưu trữ, tiến tới lưu trữ điện tử để đảm bảo có số liệu để phân tích.

Ngày đăng: 01/12/2023, 08:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các hoạt động chi theo Nghị định 43 - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 1.1 Các hoạt động chi theo Nghị định 43 (Trang 20)
Bảng 2.1: Các số liệu được hồi cứu trong giai đoạn 2009 - 2013 TT Nhóm số liệu Tên tài liệu báo cáo Tần suất - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 2.1 Các số liệu được hồi cứu trong giai đoạn 2009 - 2013 TT Nhóm số liệu Tên tài liệu báo cáo Tần suất (Trang 32)
Bảng 2.2: Thu thập thông tin TLN và PVS - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 2.2 Thu thập thông tin TLN và PVS (Trang 32)
Bảng 2.3: Các chỉ số và tiêu chí đánh giá - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 2.3 Các chỉ số và tiêu chí đánh giá (Trang 36)
Bảng 3.2: Nguồn thu thường xuyên - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.2 Nguồn thu thường xuyên (Trang 39)
Bảng 3.3: Nguồn thu dịch vụ - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.3 Nguồn thu dịch vụ (Trang 42)
Bảng 3.4: Nguồn thu khác - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.4 Nguồn thu khác (Trang 44)
Bảng 3.5: Bình quân thu thường xuyên/GBTK/năm - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.5 Bình quân thu thường xuyên/GBTK/năm (Trang 45)
Bảng 3.6: Tổng hợp các nhóm chi - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.6 Tổng hợp các nhóm chi (Trang 46)
Bảng 3.7: Nhóm chi chuyên môn nghiệp vụ - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.7 Nhóm chi chuyên môn nghiệp vụ (Trang 48)
Bảng 3.8: Chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho chuyên môn - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.8 Chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho chuyên môn (Trang 49)
Bảng 3.9: Nhóm chi cho con người - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.9 Nhóm chi cho con người (Trang 50)
Bảng 3.10: Bình quân chi lương CBVC theo nhóm đối tượng năm 2013 TT Nhóm đối tượng Số lượng (ĐVT: - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.10 Bình quân chi lương CBVC theo nhóm đối tượng năm 2013 TT Nhóm đối tượng Số lượng (ĐVT: (Trang 52)
Bảng 3.12: Nhóm chi mua sắm TSCĐ & sửa chữa lớn - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.12 Nhóm chi mua sắm TSCĐ & sửa chữa lớn (Trang 53)
Bảng 3.13: Bình quân chi/GBTK/năm - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.13 Bình quân chi/GBTK/năm (Trang 55)
Bảng 3.14: Chênh lệch thu - chi - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.14 Chênh lệch thu - chi (Trang 56)
Bảng 3.15: Thực hiện dự toán thu sự nghiệp - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.15 Thực hiện dự toán thu sự nghiệp (Trang 57)
Bảng 3.17: Bình quân thu nhập CBVC/tháng theo nhóm đối tượng năm 2013 - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.17 Bình quân thu nhập CBVC/tháng theo nhóm đối tượng năm 2013 (Trang 58)
Bảng 3.18: Cơ cấu đầu tư mua sắm sửa chữa tài sản - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.18 Cơ cấu đầu tư mua sắm sửa chữa tài sản (Trang 59)
Bảng 3.19: Trích lập các quỹ - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.19 Trích lập các quỹ (Trang 61)
Bảng 3.20: Sử dụng các quỹ - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.20 Sử dụng các quỹ (Trang 62)
Bảng 3.23: Cơ cấu sử dụng Quỹ Phúc lợi - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.23 Cơ cấu sử dụng Quỹ Phúc lợi (Trang 66)
Bảng 3.24: Các chỉ tiêu chuyên môn chính - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 3.24 Các chỉ tiêu chuyên môn chính (Trang 67)
Bảng kiểm 1.2 Thu không - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng ki ểm 1.2 Thu không (Trang 96)
Phụ lục 1: Bảng các biến số nghiên cứu - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
h ụ lục 1: Bảng các biến số nghiên cứu (Trang 96)
Bảng   3.5   trang   33;   bảng   3.6 trang   34;   bảng   3.7   trang   36; - Luận văn đánh giá kết quả một số hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang giai đoạn 2009 – 2013
ng 3.5 trang 33; bảng 3.6 trang 34; bảng 3.7 trang 36; (Trang 137)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w