Tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay
1.1.1 Tĩnh hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
AIDS đang là một thảm họa toàn cầu của thể kỷ 21, bởi vì từ trường hợp phát hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ năm 1981 cho tới nay nó đã trở thành đại dịch, tác động nặng nề lên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, sức khoẻ, và tâm thần của loài người trên khắp thế giới Trong báo cáo cập nhật tình hình AIDS toàn cầu năm 2009 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) công bố tháng 12/2009 đã nêu rõ số người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục tăng trong năm 2008 ước tính vào khoảng 33,4 triệu người trong đó có 31,3 triệu người lớn (từ 15-49 tuổi) và 2,1 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi) Trong số người lớn nhiễm HIV/AIDS đang còn sống trên thế giới nói trên có 15,7 triệu là phụ nữ, chiếm 47% [33],
Neu tính theo tổng số người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống đến cuối năm 2008 thì khu vực cận Sahara của Châu Phi vẫn là nơi HIV tấn công nặng nề nhất, với khoảng 22,4 triệu dân (dao động trong khoảng từ 20,8-24,1 triệu) đang mang trong mình HIV/AIDS, tăng gần 2,7 triệu người so với năm 2001 và chiếm 2/3 tổng số người hiện nhiễm HIV/AIDS đang sống trên hành tinh chúng ta [33].
Mức độ nhiễm HIV/AIDS ở từng nước trong khu vực Châu Á đến nay vẫn được ghi nhận là tương đối thấp so với một sổ châu lục khác, nhất là so với Châu Phi Tuy nhiên, do dân số của nhiều nước Châu Á rất đông cho nên thậm chí chỉ với một tỷ lệ rất nhỏ người nhiễm HIV thì tính ra con số người nhiễm ở châu lục này đã ở mức “khổng lồ” Các ước tính gần đây nhất cho thấy, đến cuối năm 2008, ở Châu Á có khoảng 4,7 triệu người nhiễmHIV/AIDS đang còn sổng, trong đó có 350.000 người bị nhiễm mới số người Châu Á bịAIDS cướp đi trong năm 2008 là 330.000 người [33] Các chuyên gia phòng chổng AIDS cho rằng các hành vi nguy cơ cao vẫn là nguyên nhân làm cho dịch HIV/AIDS tiếp tục trầm trọng ở Châu Á Cụ thể hơn, báo cáo của UNAIDS và WHO cho rằng “tâm điểm” của dịchHIV/AIDS ở
Châu lục này nằm ở sự chi phối lẫn nhau giữa hành vi NCMT và hành vi quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn Trong khi đó cũng theo UNAIDS và WHO, các chiến lược dự phòng ở Châu Á vẫn còn ít hoặc chưa đủ mạnh, chưa phản ứng đúng thực tế về sự tồn tại của sự liên kết giữa hai nhóm hành vi nguy cơ cao nói trên ở hầu hết các nước trong châu lục này Theo báo cáo của ủy ban về AIDS ở Châu Á, mặc dù đã có những tấm gương sáng về ứng phó hiệu quả và tập trung ở châu Á, như ở Campuchia, Thái Lan và ở một số bang của An Độ, nhưng các ứng phó nhiều khi vẫn chưa kịp thời hoặc không duy trì được hiệu quả lâu dài Các quốc gia vẫn chưa coi đây là nhiệm vụ cấp thiết và các ứng phó còn thiếu sự gắn kết với nhau [27].
1.1.2 Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam Ở Việt Nam sau gần 20 năm kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/1990 Năm 1993, dịch HIV bùng nổ trong nhóm NCMT ở Thành phổ Hồ Chí Minh, đến tháng 12/1998, dịch đã lan tràn ra toàn quốc Tính đến ngày 31/12/2009, cả nước hiện có 160.019 trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống, số bệnh nhân AIDS hiện tại là 35.603 người, sổ người nhiễm HIV đã tử vong là 44.540 trường hợp [2]. Dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn tập trung, các trường họp nhiễm HIV chủ yếu tập trung cao nhất trong nhóm NCMT với tỷ lệ hiện nhiễm là 18,4% và GMD tỷ lệ nhiễm HIV là 3,2%, bên cạnh đó số liệu giám sát phát hiện cho thấy trên 50% người nhiễm HIV là NCMT về cơ bản, chương trình HIV/AIDS đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch thể hiện tỷ lệ hiện nhiễm HIV dưới 0,3% so với mục tiêu của chiến lược quốc gia đề ra [2].
Theo ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam năm 2007-2012, vào năm
2010, toàn quốc có 254.000 người nhiễm HIV, con số này sẽ tăng lên đến 280.000 vào năm
2012 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT được dự báo sẽ ổn định ở mức 30% trong giai đoạn 2007 - 2012 Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này cũng ổn định ở những tỉnh, thành phố đã bùng phát dịch sớm bao gồm cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh,nhưng tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại đây vẫn vượt qua tỷ lệ hiện nhiễm trung bình trên toàn quốc (45% ở cần
Thơ, 55% ở Thành phổ Hồ Chí Minh, 56% ở Quảng Ninh) Tỷ lệ hiện nhiễm ổn định không có nghĩa là các chương trình dự phòng có thể thu hẹp lại Thay vào đó điều này chỉ ra rằng việc HIV vẫn tiếp tục lây nhiễm cần phải được kiểm soát bằng các chương trình dự phòng hiệu quả [7].
1.1.3 Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Bến Tre
1.1.3.1 Các thông tin chung về tỉnh Bến Tre và địa bàn can thiệp.
Ben Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên là 2.315 km 2 , Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, Nam giáp tỉnh Trà Vinh, Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, Đông giáp biển đông Tỉnh gồm có 01 Thành phố và 08 huyện Dân số là 1.254.589 người, dân tộc kinh chiếm đa số (98%) Người dân ở đây sổng chủ yếu bằng kinh tế vườn, kinh tế biển, trao đổi hàng hóa với các tỉnh lận cận và Thành phố Hồ Chí Minh [20],
1.1.3.2 Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Năm 1993 Ben Tre phát hiện 01 người nhiễm HIV đầu tiên tại thị trấn Giồng Trôm, đến ngày 31/12/2009 số người nhiễm được phát hiện là 1296 người, số người chuyển sang AIDS là 625 và tử vong 399 người Dịch HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre vẫn trong giai đoạn tập trung và có khuynh hướng chững lại trong những năm gần đây, các trường hợp nhiễm HIV vẫn tập trung ở nhóm NCMT qua giám sát phát hiện thì khoảng một nữa người nhiễm HIV là đối tượng NCMT (47,5%) [20].
Hiện nay, tất cả 9 huyện và Thành phố Bến Tre đều có người nhiễm, số người nhiễm tập trung nhiều nhất ở Thành phổ Bến Tre, kế đến là huyện Châu Thành và Mỏ Cày Tổng sổ nhiễm HIV của 3 huyện/thành phổ này chiếm 70% số nhiễm HIV toàn tỉnh.
Tĩnh hình nhiễm HIV theo năm tại tỉnh Ben Tre.
Các nghiên cứu liên quan đến lây nhiễm HIV/AIDS và các nghiên cứu đánh giá
giá can thiệp trong nhóm NCMT trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1 Các nghiên cứu trên The giới
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu lây truyền HIV trong nhóm NCMT là do hành vi dùng chung BKT và QHTD không an toàn Các chương trình BKT sạch, chương trình giáo dục đồng đẳng đã triển khai ở một số nước là những can thiệp phù hợp đã đem lại hiệu quả khá rõ rệt đó là giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm HIV.
Các nhà nghiên cứu ước tính trên thế giới có khoảng 15.900.000 người NCMT và có khoảng 3.000.000 người NCMT nhiễm HIV/AIDS [28] TCMT là một nguyên nhân quan trọng lây nhiễm HIV trên toàn Thế giới, với ước tính tỷ lệ hiện nhiễm cao ở Đông Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Bắc Mỹ, và nhiều phần của Châu Á [32],
Hiện có hơn nữa triệu người NCMT ở khu vực Đông Nam Á Phần lớn các nước trong khu vực có vấn đề TCMT đáng kể và một số nước đã báo cáo tỷ lệ nhiễm HIV trong những người TCMT rất cao đặc biệt là Indonesia, Myanma, Thái Lan và một số vùng của Ấn Độ Trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ nhiễm HIV trong những người TCMT trong khoảng 20 - 25% và vẫn còn tăng cao hơn Hành vi nguy cơ cao trong những người NCMT, như là dùng chung dụng cụ tiêm chích là yếu tố chính trong quá trình lan truyền dịch HIV [35].
Các nhà khoa học đã có chung một quan điểm rằng ở những nơi mà tình hình ma tuý phát triển và có quan niệm dễ dãi về QHTD sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV Lúc đầu số nhiễm HIV sẽ tập trung ở những người NCMT mà chủ yểu là nam giới, sau đó, do QHTD của những người này với PNMD mà không sử dụng BCS dẫn đến nhiễm HIV cho gái mại dâm. Tiếp đến từ gái mại dâm lây sang các đối tượng là khách làng chơi rồi cuối cùng là vợ, con của họ Như vậy từ chỗ ban đầu HIV chỉ tập trung ở các đối tượng NCMT sau đó đã lan rộng khắp trong cộng đồng, người ta gọi đây là mô hình lan truyền qua 4 làn sóng liên tiếp [31].
Như vậy từ những năm đầu tiên HIV được phát hiện chỉ tập trung ở các đối tượng NCMT sau đó đã lan rộng khấp trong cộng đồng Tỷ lệ hiện nhiễm HIV càng cao trong nhóm NCMT, sự lây truyền HIV qua đường tình dục sẽ trở thành một yếu tổ quan trọng hơn Sự lây truyền HIV qua đường tình dục sẽ càng khó kiểm soát hơn việc dùng chung dụng cụ tiêm chích [34]. Ở Đông Nam Á các can thiệp đã có tác động gia tăng nhận thức về các hoạt động giảm thiểu tác hại trên người NCMT, các hoạt động này được xem như là một cách can thiệp về sức khỏe cộng đồng để làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV và bảo vệ sức khỏe cho nhóm đối tượng này Tuy nhiên, độ bao phủ của các can thiệp giảm tác hại vẫn còn hạn chế nên chưa tác động đến việc giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm người NCMT ở khu vực Đông nam Á Vì vậy, sự kết hợp của chương trình BKT với liệu pháp điều trị thay thế cho người NCMT sẽ tác động đến việc đạt được mục tiêu trên dễ dàng hơn [35].
De Jarlais và cộng sự trong một nghiên cứu năm 1996 đã so sánh tỷ lệ mới nhiễm HIV của những người NCMT có tham gia chương trình trao đổi BKT một cách đều đặn và liên tục với những người không tham gia chương trình này cho kết quả là những người không thực hiện trao đổi BKT có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn 3,35 lần [30],
Những báo cáo nghiên cứu đã xác nhận rang chương trình BKT đã giảm đáng kê số ca nhiễm HIV Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy hiệu quả của chương trình BKT sạch có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV do hành vi tiêm chích lên đến
74% Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra các bằng chứng khẳng định hiệu quả của chương trinh BKT và đưa ra bằng chửng thuyết phục rằng tăng sự sẵn có của BKT sẽ làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMÌ [26].
Một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người NCMT trong cộng đồng ở Quảng Đông, Trung Quốc Chương trinh hoạt động thông qua mạng lưới GDVĐĐ và nhân viên y tế địa phương dưới hình thức tư vấn truyền thông về phòng lây nhiễm HIV/AIDS và cung cấp miễn phí BKT Chương trình triển khai trong
10 tháng, đây là nghiên cứu đánh giá can thiệp trước sau trên nhóm NCMT Có 428 người NCMT tham gia TCT và 429 người NCMT tham gia SCT Tác giả kết luận: Kiến thức đúng liên quan đến phòng lây nhiễm HIV/AIDS tăng từ 29,4% TCT lên 58,7% SCT, sử dụng BKT chung khi TCMT trong 1 tháng qua giảm từ 48,9% TCT xuống còn 20,4% SCT (% 2 = 41,02, p 0,001) Tác giả đưa ra kết luận chương trình trao đổi BKT thực hiện tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc có tính khả thi và hiệu quả trong việc giảm những hành vi nguy cơ cao khi TCMT cần được áp dụng rộng rãi để góp phần giảm sự lây truyền HIV [29].
Các chương trình can thiệp đã có hiệu quả rất rõ trong việc giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS do hành vi tiêm chích chung BKT và QHTD không an toàn trên đối tượng NCMT mà các nghiên cứu đã chỉ ra, điều này khẳng định rằng trong công tác phòng chống HIV/AIDS cho nhóm đối tượng nguy cơ cao cần có nhũng giải pháp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả, những thông tin phát hiện qua các nghiên cứu trên cũng rất có giá trị cho các can thiệp giảm tỷ lệ nhiễm đối với người NCMT đang là nhóm đối tượng có ảnh hưởng đến tình hình lây nhiễm HIV hiện nay tại Việt Nam.
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Hầu hết, các nghiên cứu tiến hành tại Việt Nam trên nhóm NCMT từ khi dịchHIV/AIDS phát hiện ở nước ta vào năm 1990 đến nay đều khẳng định khá thống nhất là hành vi lây nhiễm HIV trên nhóm đối tượng này là do tiêm chích chung và QHTD không an toàn, sau nhiều năm can thiệp tuy tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm đối tượng này có giảm nhưng vẫn còn được xem là nhóm trọng tâm có ảnh hưởng đến xu hướng lây nhiễm HIV ở nước ta.
Trong báo cáo lượng giá nguy cơ nhiễm HIV ở quần thể TCMT tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩhh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng năm 2002, Nguyễn Trần Hiển và cộng sự đã kết luận: Lây truyền HIV ở 7 tỉnh điều tra xảy ra chủ yếu ở những người NCMT Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm người NCMT dao động từ 18,8% - 40,6% Tỷ lệ dùng lại BKT trong một tháng qua khá cao (18,7- 37,6%) Nguy cơ lây truyền HIV từ nhóm NCMT sang nhóm PNMD và bạn tình của họ tương đối cao do việc sử dụng BCS với PNMD chưa thường xuyên Qua đánh giá kiến thức hiểu biết về nhiễm HIV, số người NCMT nêu đúng các cách phòng tránh còn hạn chế Tại một sổ tỉnh, gần 2/3 người NCMT hiểu sai về cách phòng tránh HIV Tỷ lệ đã từng được xét nghiệm HIV tương đối thấp, dưới 30%, trong đó chỉ một số ít được tư vấn đầy đủ [16].
Nghiên cứu điều tra cộng đồng phòng chống AIDS tại 5 tỉnh Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang đã được tiến hành vào năm 2002 Tác giả đã kết luận nhóm người nhiễm HIV là nhóm có nguy cơ lây truyền rất cao cho những người khác thông qua con đường tình dục không an toàn và sử dụng chung BKT khi tiêm chích Nguy cơ lây nhiễm ở Lai Châu chủ yếu qua con đường tiêm chích, của Kiên Giang là sự đan xen giữ TCMT và QHTD không an toàn Những người nhiễm HIV có tiêm chích của Lai Châu, Kiên Giang và Đồng Tháp vẫn tiếp tục TCMT với tỷ lệ dùng chung BKT rất cao tương ứng 55%, 66% và 61% Điều này cho thấy sự hiểu biết và thực hành của đối tượng nghiện ma túy còn rất hạn che Không những the còn có đến 80 - 90% những người nhiễm HIV có QHTD với PNMD trong khi chỉ có 20 đến 40% dùng BCS Đây là những phát hiện đáng kể nhất cảnh báo về 1 nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng cao nhất mà chúng ta chưa quan tâm thật đúng mức [12].
Nghiên cứu thực trạng hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của 193 đối tượng NCMT, từ 19-
48 tuổi, tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang từ tháng 2-9/2006, cho thấy một thực trạng báo động liên quan đến hành vi nguy cao trong nhóm NCMT Tỷ lệ người NCMT dùng chungBKT là 41,5%, trong đó chỉ 35,8% làm sạch BKT trước khi sử dụng Tỷ lệ người NCMT không thường xuyên sử dụng BCS khi quan hệ tình dục với vợ/chồng, người yêu là 72%; với GMD là 35,7%, với BTBC là 50% [17].
Qua số liệu chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học (IBBS) năm
Thiết kế đánh giá
Nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng kết hợp với định tính, có so sánh với số liệu trước can thiệp trên đối tượng NCMT.
Hĩnh 2.1 Sơ đồ mô hình đảnh giá sau can thiệp, có so sánh với số liệu trước can thiệp.
Chỉ sổ, biến số cần đánh giá
Nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng kết hợp với định tính, có so sánh với số liệu trước can thiệp trên đối tượng NCMT.
Hĩnh 2.1 Sơ đồ mô hình đảnh giá sau can thiệp, có so sánh với số liệu trước can thiệp.
2.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu đánh giá
2.2.1.1 Đối với nghiên cứu định lượng:
Người nghiện chích ma túy tại 3 huyện/thành phố tỉnh Ben Tre: Người NCMT trong nghiên cứu này được định nghĩa là những người đã từng sử dụng các loại ma túy không phải thuốc y tể kê theo đơn bằng cách tiêm trong 1 tháng qua, đang sống và sinh hoạt ngoài cộng đồng.
Tiêu chí lựa chọn: Người NCMT đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau được xem là đủ tiêu chuẩn tham gia điều tra:
- Có tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Số liệu thứ cấp: Báo cáo nghiên cứu tỷ lệ hiện nhiễm HIV và kiến thức, hành vi liên quan HIV/STI ở người NCMT tỉnh Bốn Tre năm 2008 Các kế hoạch, báo cáo liên quan chương trình phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người NCMT tại 3 huyện/thành phố, tỉnh Ben Tre.
2.2.1.2 Đối với nghiên cứu định tính:
Người NCMT, cán bộ tham gia quản lý, triển khai, thực hiện chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người NCMT tại tỉnh Bến Tre.
2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Huyện Châu Thành, Huyện Mỏ Cày và Thành phố Bến Tre tỉnh Bốn Tre Đây là 3 huyện/thành phố đã triển khai chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người NCMT.
2.3 Chỉ số, biến số cần đánh giá
2.3.1 Các biến số và chỉ số
Bảng 2.1 Các biến so, định nghĩa và phân loại
Nhóm biến các thông tin cơ bản
TT Tên biến Định nghĩa biến Loại biến
1 Tuổi Tuôi tính theo năm dương lịch Liên tục Phỏng vấn
2 Trình độ học vấn Cấp học cao nhất Thứ bậc Phỏng vấn
3 Thời gian sinh sống tại
Sổ tháng, năm sống tại tỉnh Ben Tre
4 Đi khỏi tỉnh liên Trong 12 tháng qua có đi Định danh Phỏng vẩn tục 1 tháng trở lên trong vòng 12 tháng qua ra khỏi tỉnh liên tục bằng hoặc trên 1 tháng
5 Đang sinh sống chung với ai
Người mà đôi tượng đang sống chung Định danh Phỏng vấn
6 Uống rượu, bia thường xuyên
Trong 1 tháng qua có uổng rượu, bia thường xuyên
7 Thu nhập bình quân Số tiền thu nhập bình quân 1 tháng (trong vòng 12 tháng qua)
8 Nghề nghiệp bản thân Nghề nghiệp chính đang làm Định danh Phỏng vấn
Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
TT Tên biên Định nghĩa biến Loại biên Phương pháp thu thập
8 Tuổi bắt đầu sử dụng ma tuý
Tuổi khi sử dụng ma tuý lần đầu
9 Tuổi bắt đầu tiêm chích Tuổi khi tiêm chích lần đầu Liên tục Phỏng vấn
10 Các loại ma tuý ĐTNC sử dụng loại ma tuý nào: Heroin, Thuốc phiện, Thuốc an thần Định danh Phỏng vấn
11 Tần suất sử dụng ma tuý
Sổ lần tiêm chích, hút hít ma tuý tính theo ngày, tuần, tháng
12 Dùng chung BKT Trong 6 tháng qua, khi tiêm chích ma tuý ĐTNC
Thứ bậc Phỏng vấn có thường xuyên sử dụng BKT mà người khác đã hoặc vừa dùng xong HOẶC đưa cho người khác dùng BKT mà ĐTNC vừa dùng
13 Đưa BKT đã sử dụng cho người khác
Trong 1 tháng qua, ĐTNC có đưa cho ai dùng BKT mà ĐTNC vừa dùng để tiêm chích Định danh Phỏng vấn
14 Sử dụng BKT mà người khác đã dùng
Trong 1 tháng qua, khi ĐTNC tiêm chích ma tuý có thường xuyên sử dụng BKT mà người khác đã hoặc vừa dùng xong
15 Làm sạch BKT Trong 1 tháng qua, trước khi ĐTNC sử dụng BKT mà người khác đã hoặc vừa dùng xong có làm sạch BKT
Chất để làm sạch BKT: Nước lạnh, nước nóng, cồn Định danh Phỏng vấn
17 Dùng chung BKT với ai trong 6 tháng qua
Những người mà ĐTNC dùng chung BKT: Vợ / Bạn gái, GMD, Người mua dâm ĐTNC, Bạn tình khác, Bạn chích khác Định danh Phỏng vấn
QHTD với vợ, người yêu lần gần đây nhất ĐTNC có sử dụng BCS trong QHTD lần gần đây nhất với vợ, người yêu:
Có/không/không nhớ Định danh Phỏng vấn
Người gợi ý sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất: ĐTNC, bạn tình hay cùng quyết định Định danh Phỏng vấn
20 Dùng BCS thường xuyên trong QHTD với vợ, người yêu
Luôn luôn dùng BCS trong QHTD với vợ, người yêu
QHTD với GMD lần gần đây nhất ĐTNC có sử dụng BCS trong QHTD với GMD lần gần đây nhất: Có/không/không nhớ Định danh Phỏng vấn
Người gợi ý sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất: ĐTNC, bạn tình hay cùng quyết định Định danh Phỏng vẩn
23 Dùng BCS thường xuyên trong QHTD với
Luôn luôn dùng BCS trong QHTD với gái mại dâm
QHTD với bạn tình bất chợt lần gần đây nhất ĐTNC có sử dụng BCS trong QHTD với bạn tình bất chợt lần gần đây nhất:
Có/không/không nhớ Định danh Phỏng vấn
Người gợi ý sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất: ĐTNC, bạn tình hay Định danh Phỏng vấn cùng quyết định
26 Dùng BCS thường xuyên trong QHTD với với bạn tình bất chợt
Luôn luôn dùng BCS trong QHTD với bạn tình bất chợt (đối tượng không phải vợ (chồng), người yêu hay GMD
27 Biết nơi có thể nhận hay mua BCS ĐTNC biết có thể nhận hay mua BCS ở những chổ nào:
Hiệu thuốc, cơ sởy tế, GDVĐĐ Định danh Phỏng vấn
BCS bất cứ khi nào cần ĐTNC có thể có được bao cao su bất cử khi nào cần:
Có/không/không bao giờ cần BCS Định danh Phỏng vấn
29 Nơi thường xuyên nhận hay mua BCS ĐTNC thường xuyên nhận hay mua BCS: Hiệu thuốc, cơ sở y tế, GDVĐĐ Định danh Phỏng vấn
Những biểu hiện NTLTQĐTD trong 12 tháng qua Định danh Phỏng vấn
31 Xử trí khi bị mắc
Cách xử trí (tiếp cận điều trị, được điều trị khi bị NTLTQĐTD) Định danh Phỏng vẩn
Chương trình phòng chông lây nhiêm HIV/AIDS tại tỉnh
TT Tên biến Định nghĩa biến Loại biến Phương pháp thu thập
32 Nhận BKT sạch miễn phí ĐTNC có nhận được BKT sạch miễn phí: Có/không
TT Tên biến Định nghĩa biên Loại biển Phương pháp thu thập
33 Sổ lượng BKT nhận mỗi lần
Mỗi lần ĐTNC nhận được bao nhiêu BKT sạch
34 Nơi nhận BKT sạch miễn phí ĐTNC nhận được BKT sạch từ nguồn nào: Đồng đẳng viên, TT viên, Cán bộ y tế, má mì, quản lý, Bạn cùng hành nghề, trung tâm tư vấn xét nghiệm, câu lạc bộ, điểm giáo dục, bạn tình Định danh Phỏng vấn
35 Nơi nhận BKT sạch miễn phí chủ ĐTNC nhận được BKT sạch miễn phí chủ yếu từ nguồn nào: ĐĐV, TT viên, Cán bộ y tế, má mì, quản lý, Bạn cùng hành nghề, TVXNTN, câu lạc bộ, điểm giáo dục, bạn tình Định danh Phỏng vấn
36 Nhận BCS miễn phí ĐTNC có nhận được BCS miễn phí: Có/không
37 Số lượng BCS nhận mỗi lần
Mỗi lần ĐTNC nhận được bao nhiêu BCS
38 Nơi nhận BCS miễn phí ĐTNC nhận được BCS từ nguồn nào: ĐĐV, TT viên, Cán bộ y tế, má mì, quản lý, Bạn cùng hành nghề, trung tâm TVXNTN, câu lạc bộ, điểm giáo dục, bạn Định danh Phỏng vấn
TT Tên biến Định nghĩa biến Loại biên Phương pháp thu thập tình
39 Nơi nhận BCS miễn phí chủ yếu ĐTNC nhận được BCS miễn phí chủ yếu từ nguồn nào: Đồng đẳng viên, TT viên, Cán bộ y tế, má mì, quản lý, Bạn cùng hành nghề, trung tâm tư vấn xét nghiệm, câu lạc bộ, điểm giáo dục, bạn tình Định danh Phỏng vấn
40 Tiếp cận các chương ưình can thiệp: Nguồn và tình trạng cung cấp tài liệu truyền thông,
BKT, BCS, tư vấn, điều trị NTLTQĐTD.
Tài liệu truyền thông, tư vấn về tình dục an toàn, TCMT an toàn, BCS, BKT mà người NCMT nhận được Định danh Phỏng vấn
41 Tiếp cận thông tin về
Tiếp cận các kênh thông tin : Ti vi; đài, báo Định danh Phỏng vẩn
Chương trình tư vân xét nghiệm tự nguyện tại tỉnh
TT Tên biến Định nghĩa biến Loại biên Phương pháp thu thập
42 Biết nơi tư vấn xét nghiệm tự nguyện ĐTNC có biết nơi nào trong tỉnh có TVXNTN Định danh Phỏng vấn
43 Biết địa điểm đặt phòng VCT ĐTNC biết địa điểm đặt phòng TVXNTN Định danh Phỏng vấn
TT Tên biến Định nghĩa biên Loại biên Phương pháp thu thập
44 Nguồn cung cấp thông tin về phòng VCT
Nguồn cung cấp thông tin về phòng TVXNTN cho ĐTNC Định danh Phỏng vấn
(VCT) ĐTNC đã có xét nghiêm HIV chưa
Nơi mà ĐTNC làm xét nghiệm HIV Định danh Phỏng vấn
47 Thời gian làm xét nghiệm HIV
Thời gian mà ĐTNC đã làm xét nghiệm HIV
48 Người giới thiệu VCT Người đã giới thiệu ĐTNC đến phòng TVXNTN Định danh Phỏng vấn
49 Tư vấn trước xét nghiệm ĐTNC có được cán bộ phòng TVXNTN tư vấn trước khi xét nghiệm không
50 Tư vấn sau xét nghiệm ĐTNC có được cán bộ phòng
TVXNTN tư vấn sau khi xét nghiệm không
51 Giới thiệu đến những dịch vụ khác ĐTNC có được cán bộ phòng TVXNTN giới thiệu đến các dịch vụ khác Định danh Phỏng vấn
52 Đánh giá về dịch vụ phòng tư vấn ĐTNC đánh giá thê nào vê dịch vụ phòng tư vấn Định danh Phỏng vấn
53 Đánh giá về nhân viên phòng tư vấn ĐTNC đánh giá thế nào về nhân viên phòng tư vấn Định danh Phỏng vấn
2.3.2 Các nội dung đảnh giá can thiệp
Sổ liệu trước can thiệp: Luận văn sử dụng kết quả nghiên cứu của Viện Pasteur Thành phố
Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre vào tháng 6/2008 làm số liệu ban đầu để so sánh sự thay đổi kiến thức, các hành vi nguy cơ phòng lây nhiễm HIV/AIDS và tỉ lệ nhiễm HIV của ĐTNC trước và sau can thiệp Đánh giá quá trình của giai đoạn can thiệp (2008-2010) gồm các nội dung:
- Các hoạt động can thiệp và quá trình thực hiện.
- Công tác xây dựng kế hoạch
- Công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ GDVĐĐ
- Các hoạt động của chương trình can thiệp phòng lây nhiễm HIV cho người NCMT tại Bến Tre: Hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông, hoạt động cung cấp BCS, hoạt động trao đổi BKT, dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
- Thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục những khó khăn khi triển khai chương trình, các bài học kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động của chương trình can thiệp.
- Độ bao phủ của chương trình: Tỷ lệ người NCMT được tiếp cận chương trình can thiệp, số người NCMT được cung cấp BKT, BCS, tư vấn về tiêm chích an toàn, tình dục an toàn, số lần nhận BKT, BCS của người NCMT/1 tháng Số BKT, BCS được nhận/1 lần. số người NCMT được nhận tài liệu truyền thông về tiêm chích an toàn, tình dục an toàn.
Tỷ lệ người NCMT đến các cơ sở TVXNTN.
- Đánh giá của ĐTNC về các hoạt động và dịch vụ của chương trình Sự hài lòng của ĐTNC về các hoạt động và dịch vụ của chương trình.
- Tài liệu/sản phẩm sử dụng trong chương trình can thiệp: Tài liệu truyền thông có phù họp không, Các dịch vụ có đáp ứng được nhu cầu của đối tượng can thiệp không, cần cải thiện những gì và thay đổi gì. Đảnh giá kết quả của biện pháp can thiệp' Được đánh giá thông qua so sánh sự tăng lên có ý nghĩa thống kê về các tỷ lệ đạt về kiến thức, các hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS và sự giảm xuống có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm HIV của ĐTNC trước can thiệp và sau can thiệp.
> AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra - là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV [10].
> Hành vi nguy cơ: Là những hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV và các NTLTQĐTD từ người này sang người khác: Không sử dụng BCS, sử dụng BCS không đúng cách khi QHTD, hành nghề khi bị bệnh NTLTQĐTD, nghiện ma tuý, dùng chung BKT, nhiều bạn tình [9].
> Bơm kim tiêm sạch: là dụng cụ tiêm chích vô trùng chỉ dùng một lần và sau đó không dùng lại nữa [6].
> Phụ nữ mại dâm: PNMD là phụ nữ quan hệ với khách làng chơi để kiếm tiền và được chia làm hai loại:
> Gái mại dâm nhà hàng: PNMD làm việc và gặp gỡ khách mua dâm tại các nơi như: Khách sạn, nhà hàng, mát xa, tiệm hớt tóc, các dịch vụ giải trí hay giải khát (Karaoke, quán bar, quán bia,) [8].
Mầu và phương pháp chọn mẫu
> Dùng BCS có giảm được lây nhiễm HIV hay không?
> Một người nhìn khỏe mạnh có thể nhiễm HIV không?
> Muỗi cắn có thể lây truyền HIV hay không?
> Ăn chung với người bị nhiễm HIV có bị lây HIV được không?
> Sử dụng BCS đúng cách: Nguyên tắc chung là đảm bảo BCS luôn là màng ngăn cách có hiệu quả giữa hai bộ phận sinh dục, ngăn cản không cho chất dịch âm đạo hay tinh dịch tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người kia Dùng BCS còn chất lượng tốt, tránh bị rách, vỡ trong khi quan hệ Sử dụng với mọi khách hàng, mọi lần QHTD Tròng BCS vào dương vật trước khi giao họp (thâm nhập) và dùng trong suốt cuộc tình.
- Kiểm tra hạn dùng ghi trên vỏ bảo vệ để chắc chắn rằng BCS còn tốt Đẩy bao về một phía và xé vỏ bao tại vết cắt để lấy bao ra.
- Giữ đầu BCS, bóp nhẹ để đẩy không khí ra ngoài rồi đặt vào đầu dương vật đã cương cứng Phải đặt đúng chiều để có thể lăn vành cuộn của bao xuống phía gốc dương vật.
- Lăn vành cuộn của BCS xuống để phủ hết chiều dài dương vật Trong khi QHTD, nếu BCS bị rách hãy thay một cái mới, cũng theo các bước như trên.
— Sau khi xuất tinh, rút dương vật ra khỏi âm đạo, miệng hay hậu môn (ngay từ khi dương vật còn cương cứng) trong lúc giữ lấy bao ở phần gốc dương vật để cho bao khỏi tuột ra và tinh dịch khỏi chảy ra ngoài Tháo bao ra ngoài theo hướng từ gốc dương vật đi ra.
- Thắt bao lại, gói vào giấy để bỏ vào thùng rác Đừng vứt BCS bừa bãi và đùng bỏ BCS vào trong cầu tiêu [9].
2.4 Mẩu và phưong pháp chọn mẫu
2.4.1.1 Cỡ mẫu Đe xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu, các số liệu nền trong điều tra tại 3 huyện/thành phố tỉnh Bến Tre trong nhóm nghiện chích ma tuý năm 2008 sẽ được đưa vào công thức: z x _ a ự2P(l - P) +z ỵ _ p ựpi(l - Pl) + P2(l - P2) 2 n = A -
Trong đó: Pị = tỉ lệ ước tính tại thời điểm điều tra đầu tiên; p2 = tỉ lệ ước tính tại thời điểm tiếp theo;
(P2 - p 1) là độ lớn của thay đổi có thể xác định;
Z].a = hệ số z tương ứng với mức độ ý nghĩa mong muốn; z ỵ _p = hệ số z tương ứng với hiệu suất mẫu mong muốn.
Số liệu sử dụng chung BKT ở người NCMT trong quần thể điều tra được sử dụng để đánh giá Theo báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát tỷ lệ hiện nhiễm HIV và kiến thức, hành vi liên quan đến HIV/AIDS ở người NCMT tinh Bến Tre tháng 6/2008 thì tỷ lệ người NCMT sử dụng chung BKT là 43,8% và theo mục tiêu của Dự án phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre sẽ giảm tỷ lệ này xuống 30% năm 2010 [14], [25],
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn: o a = 5% o l-p = 90% o P1 C,8%, P2 = 30%
Với những tham số này, cỡ mẫu tính được là: 208 (áp dụng phần mềm ssize 2.0 của Tổ chức Y tế Thế giới) Dự phòng 10% từ chối tham gia nghiên cứu được cỡ mẫu là 230.
Theo kết quả vẽ bản đồ để ước tính số người NCMT hiện có trên địa bàn 3 huyện/thành phố, tỉnh Ben Tre thì số người NCMT là 255 người So với cỡ mẫu
Phương pháp thu thập số liệu
255 người Tuy nhiên qua thực tế triển khai sổ đối tượng NCMT đến tham gia nghiên cứu là 300.
Cán bộ tham gia quản lý, triển khai chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người tiêm chích ma túy tại tỉnh Bến Tre gồm 08 người:
- Đại diện lãnh đạo BQLDA phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre do NHTG tài trợ
- Điều phổi viên BQLDA phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre do NHTG tài trợ
- Giám đốc TTYT 3 huyện/thành phố kiêm trưởng Ban điều hành huyện
- 03 GDVĐĐ nhóm NCMT 3 huyện/thành phố
03 cuộc thảo luận nhóm với người NCMT tại 03 huyện, mỗi cuộc 7 người.
2.5 Phưong pháp thu thập số liệu
- Lập bản đồ địa dư xã hội: Trước khi tiến hành điều tra thực tế trên thực địa, các tụ điểm tiêm chích ma tuý cũng như ước tính số người NCMT để tìm hiểu các thông tin ban đầu liên quan khả năng và các phương pháp tốt nhất để tiếp cận người tham gia trong giai đoạn thu thập số liệu được xác định thông qua vẽ bản đồ địa dư xã hội.
• Mỗi huyện/thành phố có 1 địa điểm nghiên cứu Vị trí này cần đạt các tiêu chuẩn như sau:
• Gần với quần thể nguy cơ cao;
• Trường họp các tụ điểm quần thể nghiên cứu phân tán rải rác, một vị trí tại khu vực trung tâm được chọn lựa.
• Có đủ chỗ và không gian để ngăn thành 3 khu vực: nơi đăng ký, phỏng vấn và lấy mẫu Các yếu tố liên quan đến tính bảo mật, riêng tư và tôn trọng người tham gia là các yếu tố quan trọng trong quá trình xem xét, chọn lựa địa điểm.
• Vị trí thuận lợi và dễ tìm.
+ Mỗi nhóm điều tra sẽ gồm giám sát viên địa phương, nhân viên tiếp đón, điều tra viên, xét nghiệm viên và người dẫn đường (người dẫn đường là những người thông thạo địa bàn và được đối tượng tin cậy, sẽ chọn GDVĐĐ ma tủy) Tât cả người tham gia nghiên cứu cần phải qua lớp tập huấn trước khi tiến hành điều tra.
+ Khi đối tượng NCMT đến trung tâm điều tra, họ được đăng ký tại bàn tiếp đón Cán bộ tiếp đón đánh giá tiêu chuẩn tham gia điều tra bằng cách: 1) Yêu cầu xuất trình phiếu mời; 2) có đầy đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu; và 3) đồng ý tự nguyện tham gia điều tra Những người đủ tiêu chuẩn tham gia điều tra được giải thích về mục đích điều tra và bản chất của những câu hỏi được hỏi Để kết thúc phần đăng ký nhân viên tiếp đón đọc cho những người đáp ứng đủ tiêu chuẩn tham gia nghe thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu Mọi thắc mắc cũng được giải thích ngay tại bàn
+ Cán bộ điều tra sử dụng các câu hỏi sàng lọc nhằm loại những người không đủ tiêu chuẩn Nếu người tham gia tiềm năng muốn xét nghiệm và tư vấn HIV nhưng không đủ tiêu chuẩn tham gia, thì họ sẽ được giới thiệu đến điểm tư vấn xét nghiệm tự nguyện gần nhất Khi người tham gia điều tra đã hiểu đầy đủ về việc tham gia điều tra và đồng ý tham gia Lúc này bộ câu hỏi cùng mã số điều tra duy nhất được đăng ký cho người tham gia nghiên cứu.
+ Neu người này đồng ý tham gia nghiên cứu, cán bộ tiếp nhận sẽ giúp người tham gia di chuyển sang khu vực phỏng vấn để các điều tra viên tiến hành thu thập thông tin qua bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân (phụ lục 3) Ngay trước phỏng vấn, điều tra viên hỏi thêm một câu hỏi sàng lọc khác để chắc chắn rằng những người tham gia đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn Bộ câu hỏi có cấu trúc được sử dụng trong quá trình phỏng vấn, các cán bộ phỏng vấn giúp người tham gia hiếu rõ hon nội dung các câu hỏi nếu được yêu cầu Tuy nhiên, không có gợi ý trả lời bất kỳ câu hỏi nào Tùy thuộc vào người tham gia, mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 - 45 phút.
+ Người tham gia nghiên cứu không nhận được kết quả xét nghiệm chính thức từ nghiên cứu này Neu người tham gia nghiên cứu muốn biết kết quả xét nghiệm HIV, họ được hướng dẫn đến phòng TVXNTN của tỉnh để thực hiện xét nghiệm HIV, tư vấn miễn phí, giấu tên.
+ Sau khi kết thúc phỏng vấn, người tham gia đến phòng xét nghiệm đế được lấy máu. Tại đây, những người tham gia sẽ được tư vấn trước xét nghiệm Khi quá trình phỏng vấn và lấy máu đã hoàn tất, người tham gia nghiên cứu được nhận một khoảng tiền bồi dưỡng nhỏ cho thời gian tham gia phỏng vấn và chi phí đi lại đến nơi phỏng vấn và lấy máu xét nghiệm.
+ Lấy máu: xét nghiệm huyết thanh HIV
• Các kỹ thuật viên lấy 5ml máu tĩnh mạch bằng bơm kim tiêm theo cách thông thường Không cần yêu cầu người tham gia nhịn ăn.
• Sau khi lấy máu, lấy kim tiêm ra khỏi ống tiêm, bơm máu nhẹ nhàng vào ống đựng để tránh tán huyết Không nên đậy lại kim tiêm để đề phòng tai nạn kim đâm vào tay.
• Để tuýp đựng máu ở tư thế thẳng đứng trong 1-2 giờ cho cục máu co lại và ra huyết thanh.
• Các dụng cụ đã lấy máu (bơm kim tiêm, bông ) phải được cho vào hộp an toàn và đưa tập trung về nơi hủy rác thải y tế nhàm đảm bảo tính an toàn cho cán bộ y tế và người tham gia
• Neu có rủi ro xãy ra trong lúc lấy máu, cần xử lý theo đúng quy định về rủi ro nghề nghiệp Trong quá trình thực hiện không có xãy ra rủi ra nào.
• Huyết thanh được đựng trong ống nhựa có nắp đậy (Không sử dụng ống thủy tinh và nút gòn).
• Để thẳng đứng ống nhựa và vận chuyển ở nhiệt độ lạnh (dùng bình giữ lạnh và gel lạnh khi vận chuyển mẫu), tránh lay động mạnh.
• Ly tâm ống máu với máy ly tâm 3000 vòng/phút trong 10 phút.
• Dùng pipette nhựa hút nhẹ phần huyết thanh và chuyển sang một ống nhựa sạch khác.
• Trong trường họp không có máy ly tâm, nên để máu khoảng 2-3 giờ cho cục máu co thật tốt để huyết thanh tiết được nhiều, dùng pipette nhựa tách huyết thanh như ở trên.
• Các mẫu huyết thanh được lưu vào tủ âm 20°C (ngăn đá của tủ lạnh) tại Trung tâm y tế dự phòng huyện và vận chuyển về Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khi hoàn tất cỡ mẫu theo yêu cầu, toàn bộ các mẫu huyết thanh sẽ được vận chuyển về Viện Pasteur Tp HCM.
• Tránh làm đông tan huyết thanh nhiều lần.
• Áp dụng các biện pháp tránh lây nhiễm cần thiết khi vận chuyển mẫu.
• Ghi mã số khớp nhau trên ống máu, ống huyết thanh và trong hồ sơ phiếu xét nghiệm.
• Xét nghiệm: Xét nghiệm HIV được thực hiện với hai sinh phẩm xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang ngưng kết men (ELISA) và một sinh phẩm xét nghiệm Tất cả mẫu xét nghiệm đều được thực hiện tại phòng xét nghiệm HIV chuẩn thức của Viện Pasteur TP HCM
- Phỏng vấn sâu: Sử dụng kỹ thuật PVS bán cấu trúc (phụ lục 4,5,6,7) Ghi chép và ghi âm các cuộc phỏng vấn.
Công cụ đánh giá
2.6.1 Đổi với nghiên cứu định lượng
Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế trước Trong đó, hầu hết các câu hỏi được kế thừa từ bộ câu hỏi đã được sử dụng ở nghiên cứu trước can thiệp, có một số câu hỏi được bỏ đi do không còn nằm trong mục tiêu nghiên cứu và một số câu hỏi mới được bổ sung để đánh giá một số kết quả quá trình của nghiên cứu Ví dụ giai đoạn trước can thiệp chưa có các hoạt động cung cấp BCS, trao đổi BKT, dịch vụ TVXNTN vì vậy sau khi triển khai chương trình cần đưa vào bộ câu hỏi để đánh giá độ bao phủ và sự hài lòng của ĐTNC đối với hoạt động, dịch vụ này (chi tiết xem phụ lục 3).
2.6.2 Đối với số liệu thứ cấp
Nghiên cứu sổ sách, báo cáo, kế hoạch về chương trình can thiệp phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người NCMT tại 3 huyện/thành phố tỉnh Ben.
2.6.3 Đoi với nghiên cứu định tỉnh
-Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu bán cấu trúc (phụ lục 5,6,7,8)
-Bản hướng dẫn thảo luận nhóm (phụ lục 9)
Xử lý và phân tích số liệu
- Sử dụng phần mềm Epidata để nhập và quản lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng test % 2 để đánh giá chiều hướng thay đổi trước và sau can thiệp, kết quả có ý nghĩa thống kê khi p0,05) Độ tuổi của ĐTNC giữa TCT và SCT nhiều nhất vẫn tập trung ở nhóm tuổi 25 - 49 với tỷ lệ lần
Kết quả đánh giá quá trình
về phân bố các nhóm tuổi trước và sau can thiệp (p < 0,05).
Không có sự khác biệt về phân bố nhóm trinh độ học vấn trước và sau can thiệp, tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm có trình độ học van PTTH của điều tra SCT (26,7%) so với TCT (15,2%) (p >0,05).
Tỷ lệ những người chưa lập gia đình ở điều tra SCT (63,7%) cao hơn nhiều so với TCT (45,7%) (p < 0,05).
Bảng 3.2 Các thông tin về TCMT của nhóm NCMT
Thời gian sử dụng MT 210 300
Tuổi bắt đầu tiêm chích MT 210 300
Các loại ma túy sử dụng trong tháng qua 210 300
Không có sự khác biệt về tỷ lệ ĐTNC có thời gian sử dụng ma túy dưới 5 năm và trên
5 năm giữa TCT và SCT (p>0,05) Tuổi bắt đầu TCMT của điều tra SCT trẻ hơn TCT lứa tuổi dưới 15 SCT (28%) cao hơn TCT (11,4%) (p24t, tình trạng chưa lập gia đình có hành vi sử dụng BKT riêng cao hơn những người NCMT có tuổi > 24t và tình trạng đã lập gia đình Tuy nhiên, nghiên cứu này qua khống chế nhiễu bằng mô hình hồi quy logic thì các yếu tố tuổi, tình trạng gia đình không liên quan đến kiến thức phòng lây nhiễm HIV/AIDS và các hành vi TCMT của ĐTNC (Chi tiết kết quả phụ lục 9).
Sự thay đổi kiến thức, các hành vi nguy cơ và tỷ lệ hiện nhiễm HIV
Nhìn chung, không có sự thay đổi đáng kể trong các thông tin chung về ĐTNC trước và sau can thiệp, số ĐTNC tham gia vào điều tra khá tương đồng ở trước và sau can thiệp, không có sự khác biệt về giới, tuổi trung bình, dân tộc, trình độ học vấn, thời gian sử dụng ma túy.
Tuy nhiên có một vài sự khác biệt trong các thông tin chung về ĐTNC trước và sau can thiệp, số ĐTNC tham gia vào điều tra SCT nhiều hơn so với TCT (300 SCT và 210 TCT) Tuy nhiên, sự khác biệt này không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì nó đều đại diện cho quần thể ở 2 thời điểm nghiên cứu.
Có sự khác biệt về nhóm tuổi giữa trước và sau can thiệp, nhóm tuối từ 16 - 24 của SCT tăng hơn TCT (42,7% so với 27,6%) Do tỷ lệ ĐTNC của SCT có tuổi đời trẻ hơn TCT nên tỷ lệ người chưa lập gia đình cũng cao hơn TCT (63,7% so với 45,7%) Những khác biệt nêu trên có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì nghiên cứu TCT cũng chỉ ra những yếu tố: người NCMT có tuổi >24t, tình trạng chưa lập gia đình có hành vi sử dụng BKT riêng cao hơn những người NCMT có tuổi > 24t và tình trạng đã lập gia đình Tuy nhiên, nghiên cứu này qua khống chế nhiễu bằng mô hình hồi quy logic thì các yếu tố tuổi, tình trạng gia đình không liên quan đến kiến thức phòng lây nhiễm HIV/AIDS và các hành vi TCMT của ĐTNC (Chi tiết kết quả phụ lục 9).
4.2 Kết quả đánh giá quá trình
4.2.1 Hoạt động tạo sự đồng thuận cho các bên liên quan
Do quan điểm xã hội nhìn nhận nhóm người NCMT là tội phạm nên những can thiệp giảm tác hại trong nhóm đối tượng này gặp khá nhiều trở ngại, tuy nhiên trong dự án này ngay từ thời điểm mới bắt đầu, những rào cản đã được tháo gỡ trước để không gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai các can thiệp tiếp theo của dự án Điều này là do tác động khá rõ từ sự đồng thuận và cam kết của các cấp lãnh đạo, các ngành đoàn thể tại tỉnh Ben Tre đã đem lại kết quả.
Nhìn chung, không có sự thay đổi đáng kể trong các thông tin chung về ĐTNC trước và sau can thiệp, số ĐTNC tham gia vào điều tra khá tương đồng ở trước và sau can thiệp, không có sự khác biệt về giới, tuổi trung bình, dân tộc, trình độ học vấn, thời gian sử dụng ma túy.
Tuy nhiên có một vài sự khác biệt trong các thông tin chung về ĐTNC trước và sau can thiệp, số ĐTNC tham gia vào điều tra SCT nhiều hơn so với TCT (300 SCT và 210 TCT) Tuy nhiên, sự khác biệt này không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì nó đều đại diện cho quần thể ở 2 thời điểm nghiên cứu.
Có sự khác biệt về nhóm tuổi giữa trước và sau can thiệp, nhóm tuối từ 16 - 24 của SCT tăng hơn TCT (42,7% so với 27,6%) Do tỷ lệ ĐTNC của SCT có tuổi đời trẻ hơn TCT nên tỷ lệ người chưa lập gia đình cũng cao hơn TCT (63,7% so với 45,7%) Những khác biệt nêu trên có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì nghiên cứu TCT cũng chỉ ra những yếu tố: người NCMT có tuổi >24t, tình trạng chưa lập gia đình có hành vi sử dụng BKT riêng cao hơn những người NCMT có tuổi > 24t và tình trạng đã lập gia đình Tuy nhiên, nghiên cứu này qua khống chế nhiễu bằng mô hình hồi quy logic thì các yếu tố tuổi, tình trạng gia đình không liên quan đến kiến thức phòng lây nhiễm HIV/AIDS và các hành vi TCMT của ĐTNC (Chi tiết kết quả phụ lục 9).
4.2 Kết quả đánh giá quá trình
4.2.1 Hoạt động tạo sự đồng thuận cho các bên liên quan
Do quan điểm xã hội nhìn nhận nhóm người NCMT là tội phạm nên những can thiệp giảm tác hại trong nhóm đối tượng này gặp khá nhiều trở ngại, tuy nhiên trong dự án này ngay từ thời điểm mới bắt đầu, những rào cản đã được tháo gỡ trước để không gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai các can thiệp tiếp theo của dự án Điều này là do tác động khá rõ từ sự đồng thuận và cam kết của các cấp lãnh đạo, các ngành đoàn thể tại tỉnh Ben Tre đã đem lại kết quả.
Có thể nói đây là điều kiện cơ bản quyết định sự thành công của dự án vì với nhóm đối tượng nhạy cảm này và các can thiệp trao đổi BKT cũng như cấp BCS cho họ nhìn dưới góc độ xã hội được cho rằng tiếp tay tệ nạn xã hội Qua phỏng vấn sâu các cán bộ trong BQLDA và BĐH hầu hết các ý kiến đều nhìn nhận hoạt động tạo sự đồng thuận đã thay đổi quan điểm về người NCMT của những người có trách nhiệm trong công tác phòng chống HIV/AIDS đặc biệt là ngành công an, vì vậy các can thiệp trên nhóm người NCMT được tiến hành khá thuận lợi. Đối với nhóm đối tượng thụ hưởng, qua phỏng vấn sâu các ý kiến cũng thừa nhận nếu như ngành công an không ủng hộ thì không thể tiếp cận được người NCMT và như vậy việc trao đổi BKT cũng như cung cấp BCS nhằm giảm tình trạng lây nhiễm HIV đối với họ cũng khó khả thi.
Sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo đã tác động đển việc phối hợp tốt giữa các ngành, đoàn thể tỉnh Ben Tre về hoạt động can thiệp phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm đối tượng nhạy cảm đặc biệt là nhóm NCMT để tiến hành các can thiệp dự án được thuận lợi Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre đã phối hợp BQLDA tổ chức 1 cuộc hội thảo triển khai Nghị định 108/2007/NĐ-
CP hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS cho tất cả cán bộ lãnh đạo ngành công an tỉnh, huyện, xã [19].
Trong giải pháp thực hiện mục tiêu chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS của chiến lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm
2010 và tầm nhìn 2020 nêu rõ: “Tăng cường sự phối hợp giữa ngành công an, ngành lao động- thương binh và xã hội, ngành y tế trong việc các hoạt động của chương trình” [11] Như vậy, các hoạt động tạo sự đồng thuận của dự án đã đi đúng theo chiến lược quốc gia, tạo nên sự thuận lợi xuyên suốt trong quá trình triển khai các can thiệp cho nhóm người NCMT Sự thành công này cũng phù hợp với các dự án đang tiến hành tại Việt Nam cho nhóm đối tượng nhạy cảm như ma túy, mại dâm của các tổ chức phi chính phủ như dự án LIFE-GAP, FHI những dự án này cũng đạt dược kết quả khá tốt nhờ xác định hoạt động tạo sự đồng thuận là tiền không thể thiểu trong quá trình triển khai các can thiệp Điều này cũng được minh chứng qua báo cáo nghiên cứu của Lê Trường
Giang về 15 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có tình hình nhiễm HIV nghiêm trọng ở nước ta, các thành tựu đạt được ở TP Hồ Chí Minh trong các hoạt động can thiệp có tính nhạy cảm cao trên nhóm NCMT và mại dâm đều có sự đồng thuận và có tiếng nói chung, thống nhất của các tổ chức, đặc biệt là các cấp lãnh đạo Thành ủy, ƯBND, đặc biệt là ngành công an [15].
4.2.2 Hoạt động tiếp cận truyền thông trực tiếp
Qua điều tra có 90% người NCMT đã được tiếp cận so với số liệu thứ cấp là 89%, như vậy giữa 2 nguồn số liệu gần tương tự nhau Điều này cho thấy hệ thống quản lý số liệu của dự án và hoạt động điều tra khá tương đồng, đầy đủ và chính xác Kết quả này cũng thể hiện sự thành công nổi bật so với chỉ tiêu dự án là 75%.
Sự thành công trong công tác tiếp cận người NCMT được khẳng định là do mạng lưới GDVĐĐ, những người tham gia mạng lưới này là những người tự nguyện và đặc biệt là họ đều có quá trình dấn thân vào giới tiêm chích nên đặc điếm sinh hoạt, ngôn ngữ và các yếu tố khác của nhóm này họ đều biết khá cụ thể Thêm vào đó, công tác huấn luyện đào tạo cũng đáp ứng đủ kiến thức và kỹ năng để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ tiếp cận Điều này thể hiện khá rõ trong các ý kiến của người NCMT và những cán bộ tham gia dự án nhận xét về họ, đa số đều khẳng định chính mạng lưới GDVĐĐ mới có thể tiếp cận được đối tượng nhạy cảm vốn không được xã hội coi trọng, và nếu như không có mạng lưới này thì trong tình hình hiện nay tại Việt Nam và tỉnh Bến Tre nói riêng những người NCMT khó có thể tìm một cơ hội để tiếp cận các dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn như những đổi tượng bình thường khác.
Trong lĩnh vực can thiệp giảm tác hại cho người NCMT hiện nay tại Việt Nam hầu hết đều có sự tham gia của mạng lưới này, điều này cũng được khẳng định cụ thể trong chương trình hành động quốc gia về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS giai đoạn 2007-2010 [11], ngay tại tỉnh Bến Tre trong báo cáo hoạt động PC HIV/AIDS 5 năm(2005 - 2009) của tỉnh cũng cho thấy sự phối hợp của các ngành đoàn thể như: Đoàn thanh niên,Hội Liên hiệp Phụ nữ .trong công tác truyền thông PC HIV/AIDS chỉ thích hợp với những người bình thường, còn trên nhóm đối tượng này không đem lại sự thành công lý do là không tiếp cận được đối tượng [19]. Đối với nhóm thụ hưởng dự án là người NCMT, kết quả là do tác động của hoạt động tiếp cận, tư vấn từ GDVĐĐ nên kiến thức của họ về phòng lây nhiễm HIV có sự thay đổi rõ rệt trước và sau khi dự án can thiệp Điều này dễ nhận thấy qua kết quả phân tích mô hình hồi qui logic mà nghiên cứu này đã tiến hành, ĐTNC có nhận được tư vấn từ GDVĐĐ có kiến thức đúng về phòng, chống HIV/AIDS cao hon 8,637 lần và có hành vi sử dụng BKT riêng cũng cao hon 6,993 lần so với ĐTNC không được tư vấn từ GDVĐĐ (chi tiết kết quả phụ lục sổ lơ), ngoài ra qua ý kiến của những người NCMT thu được từ TLN, hầu hết họ cho biết nhờ mạng lưới GDVĐĐ tư vấn nên hiểu biết của họ về HIV/AIDS được đầy đủ, đặc biệt là những hành vi nguy cơ cao khá phổ biến dễ lây nhiễm HIV như sử dụng BKT khi tiêm chích thông qua tư vấn của mạng lưới này họ mới am hiểu chính xác hơn Trên cơ sở đó sẽ giúp cho họ thay đổi hành vi an toàn và đồng thời các can thiệp trao đổi BKT cũng tiến hành thuận lợi hơn Ket quả về sự thay đổi kiến thức, hành vi trên đối tượng thụ hưởng dự án cũng gần tương tự kết quả báo cáo đánh giá hiệu quả dự án cộng đồng hành động phòng chống AIDS tại Lai Châu, Quảng Trị, An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp người NCMT có kiến thức đúng về HIV/AIDS tăng từ 33,3% TCT lên 62.1% SCT (tăng gẩp 2 lần) [13],
Hạn chế trong hoạt động tiếp cận của dự án theo đánh giá của GDVĐĐ là hoạt động chưa bao phủ toàn bộ đối với nhóm NCMT, cụ thể là số đối tượng ngày càng tăng nhưng sổ GDVĐĐ không tăng Trong khi đó địa bàn vùng dự án can thiệp của tỉnh Bến Tre khá rộng, số lượng người NCMT lại không tập trung nên các đối tượng chưa được tiếp cận hết Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu dự án vì chính những người này nếu không thay đổi hành vi an toàn sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV cao từ đó trở thành nhóm bắt cầu lây lan ra cộng đồng Đây là thách thức được đặt ra mà BQLDA cần xem xét để có những giải pháp phù hợp như tăng số lượng GDVĐĐ đối với những địa bàn để độ bao phủ được tăng lên, có như thế tỷ lệ người NCMT mới có thể tiếp cận được các can thiệp được tăng lên và mục tiêu giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho nhóm đối tượng này mới có thể tiếp tục được duy trì và cải thiện.
4.2.3 Hoạt động trao đổi BKT và cung cap BCS
Qua điều tra tỷ iệ đối tượng nhận BKT của chương trình là 86% và BCS là 66%, qua thống kê báo cáo của dự án tỷ lệ đối tượng nhận BKT là 82,9% và BCS là 48,2%.
Sự chênh lệch này có thể là do báo cáo chương trình trong thời hạn 2 năm còn kết quả điều tra chỉ trong vòng 6 tháng, ngoài ra cũng có thể đối tượng trả lời phỏng vấn nhận BCS từ nguồn khác (chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình cũng cấp BCS miễn phí tại tỉnh Bến Tre) nhưng lại trả lời từ nguồn của chương trình.