THƠ, VĂN TRONG DẠY – HỌC LỊCH SỬ ppt

4 1.2K 21
THƠ, VĂN TRONG DẠY – HỌC LỊCH SỬ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THƠ, VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận: Chúng ta đều biết, trong nhà trường Phổ thông. Cũng như các bộ môn Khoa học Tự Nhiên (KHTN), các môn học thuộc KHXH như Văn học, Lịch sử,… có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên lại càng liên quan và hệ thống hơn. * Mối quan hệ gần gũi giữa bộ môn Lịch Sử với bộ môn Văn học trong cấu tạo chương trình ở bậc PTTH Chúng ta đều biết, đối tượng nghiên cứu của Văn học cũng như Sử học đều là Con người, những vấn đề xã hội…. Văn học ngợi ca vẻ đẹp của non sông, đất nước, ca ngợi những con người mang những phẩm chất tốt đẹp, cao quý cũng như đả kích, lên án cái xấu của họ thì Lịch sử cũng ghi nhận công lao, đóng góp của những con người ấy (Nhân vật Lịch sử) và phán xét nghiêm minh đối với những người có tội với dân, với nước. Trong thực tế, có không ít người vừa là nhà Văn, nhà Thơ đồng thời là nhà Sử học mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một ví dụ điển hình Người vừa là Nhà giáo dục lớn vừa là người nghiên cứu Lịch Sử nổi tiếng là tác giả của rất nhiều tác phẩm thơ, Văn nổi tiếng. “Tuyên ngôn độc lập”, “Vi hành”, “Ngục trung nhật ký”… là những ví dụ tiêu biểu. Chính Người đã từng dạy rằng: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam II. Cơ sở thực tiễn: 1. Thực tiễn Dạy - Học Lịch sử ở trường Phổ thông trong những năm gần đây. “ Lịch sửsự kiện”. Đó là một tổng kết mà ai trong chúng ta- những giáo viên dạy sử cũng có thể thấy được. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Thực tế cho thấy, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở cấp THPT nói chung thường giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, truyền thụ kiến thức theo phương pháp đọc - chép do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học trở nên nặng nề. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa thích học bộ môn Lịch Sử. Tuy nhiên, trái với thực trạng trên. Qua giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp trong mấy năm qua, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý. Đó là: khi áp dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy Lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Những tiết học như vậy trở nên sinh động hẳn. Khi thầy giáo đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú, sau tiết học, nhiều em còn nhờ thầy giáo đọc để chép vào sổ tay. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Qua thể nghiệm nhiều lần dạy hai cách ở 1 tiết học: một là giảng dạy không vận dụng kiến thức thơ văn, hai là có vận dụng kiến thức thơ văn vào trong tiết dạy, tôi thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người dạy cũng hoàn toàn khác nhau. * Sự phong phú của nguồn thơ, văn, ca dao, dân ca, chuyện cổ viết về Lịch sử hoặc liên quan đến Lịch Sử Có thể nói, nền văn học nước ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sứ mệnh của nó: phản ánh hiện thực, đặc biệt là Văn học hiện đại. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại đã đem tới cho họ nguồn cảm hứng vô tận để họ kịp thời đưa những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc lên trang giấy. Trong số đó phải kể đến hai cây đại thụ. Đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu và nhà thơ lớn Tố Hữu. PHẦN II GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Như đã nói ở trên, nguồn thơ, văn… của chúng ta (liên quan đến Lịch sử) rất phong phú. Trong điều kiện chủ quan và khách quan cho phép, tôi chỉ giới hạn phạm vi tìm hiểu là: Bước đầu khai thác và vận dụng một số kiến thức thơ, văn (chủ yếu là thơ) vào việc giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sử Lớp 12 THPT. PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình Lịch sử lớp 12. Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ chương trình này. Đặc biệt là các bài có thể khai thác, vận dụng được. Trong khi thực hiện công đoạn này, cần phải liên hệ, so sánh và đặt nó trong mối quan hệ liên quan với chương trình môn Văn học lớp10, 11, 12 - bậc PTTH. Đây là một thao tác rất quan trọng, góp phần xác định được đúng mức độ vận dụng của đối tượng là học sinh lớp 12, tránh sa đà, ôm đồm. 2. Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn… có quan hệ sát với nội dung các bài Lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cần lưu ý rằng, không phải trong một bài thơ liên quan ta có thể khai thác được hết cả bài mà nên lựa chọn những đoạn thơ sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng. 3. Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn phù hợp với yêu cầu, phương pháp giảng dạy lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vật Lịch sử; thơ văn về diễn biến trận đánh hay biến cố Lịch sử, thơ văn trần thuật về tội ác của giai cấp thống trị, của bọn xâm lược… Sau khi phân loại, tiến hành sắp xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề. 4. Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn. 5. Góp ý với các đồng nghiệp khai thác và vận dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy trong khi bản thân mình trực tiếp dự giờ để có điều kiện kiểm chứng và so sánh. 6. Đi thực tế ở một số trường phổ thông trung học nếu điều kiện cho phép . THƠ, VĂN TRONG DẠY – HỌC LỊCH SỬ PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận: Chúng ta đều biết, trong nhà trường Phổ thông. Cũng như các bộ môn Khoa học Tự Nhiên (KHTN), các môn học. bộ môn Lịch Sử với bộ môn Văn học trong cấu tạo chương trình ở bậc PTTH Chúng ta đều biết, đối tượng nghiên cứu của Văn học cũng như Sử học đều là Con người, những vấn đề xã hội…. Văn học ngợi. thực tiễn: 1. Thực tiễn Dạy - Học Lịch sử ở trường Phổ thông trong những năm gần đây. “ Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mà ai trong chúng ta- những giáo viên dạy sử cũng có thể thấy được.

Ngày đăng: 21/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan