LỜI CẢM ƠN Quản lý hành chính Nhà nước là một lĩnh vực quản lý khá phức tạp cả về nội dung, phạm vi và đối tượng quản lý. Trong điều kiện hiện nay, yêu cầu người quản lý không những được đào tạo về trình độ chuyên môn kỹ thuât mà còn phải nắm vững những kiến thức về công tác quản lý hành chính Nhà nước phù hợp với từng ngạch bậc công chức nhà nước. Để đáp ứng được yêu cầu đó, thời gian vừa qua, tôi đã được Lãnh đạo Cục thuế TP Hà nội cho theo học lớp “Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước – Chương trình Chuyên viên – Từ 48 đến 7112003” . Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô giáo, nên tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức quan trọng trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, điều đó giúp tôi ngày càng nâng cao được trình độ chuyên môn và năng lực công tác của mình. Qua đây, tôi xin có lời cảm ơn đến Học viện Hành chính quốc gia, các thầy cô giáo và Lãnh đạo Cục thuế TP Hà nội đã quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành chương trình học tập của mình. Trong thời gian tới rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô và ban lãnh đạo Cục để bản thân tôi có thể chuyển hoá được những lý luận đã được tiếp thu trong quá trình học vào thực tiễn công việc của mình, góp phần nhỏ vào công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước. Học viên LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, thuế đã trở thành nguồn thu ổn định và chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, hơn 90% nguồn thu của Ngân sách Nhà nước là từ thuế. Có thể nói rằng chính sách thuế luôn có tác động nhạy cảm và là vấn đề mang tính thời sự đối với lĩnh vực kinh tế. Chính sách thuế không chỉ được sử dụng để đảm bảo nguồn thu của Ngân sách Nhà nước mà bước đầu đã phát huy được vai trò công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước. Công cuộc cải cách hệ thống thuế của chúng ta về cơ bản đã thu được một số kết quả quan trọng, hình thành được một hệ thống thuế bước đầu đã có sự tương thích với nền kinh tế đang chuyển đổi, có cơ cấu thuế tương đối hợp lý. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của các ngành, các cấp và sự phấn đấu của cán bộ công chức toàn ngành thuế, công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế, đã hạn chế được phần nào sự thất thu cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả thu thuế vẫn chưa tương xứng với qui mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Do vậy, ngày 20022002, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số 062002CTTTg; ngày 2342002, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế đã ban hành Chỉ thị số 01 TCTCTNV6 về việc tăng cường quản lý chống thất thu thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Công thương nghiệp và Dịch vụ Ngoài quốc doanh , nhằm chấn chỉnh công tác quản lý thu và khắc phục tình trạng thất thu về đối tượng nộp thuế, doanh thu tính thuế, tình trạng trốn thuế, lậu thuế, nợ đọng, chiếm đoạt tiền thuế đang diễn ra tương đối phổ biến và ngày càng trở nên phức tạp trong giai đoạn hiện nay. Để phần nào làm rõ hơn các thủ đoạn kinh doanh trốn thuế hiện nay và thực trạng về công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thuế, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tôi xin chọn đề tài “Xử lý tình huống khai man trốn thuế trong kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân xăng dầu BK” để làm tiểu luận cuối khoá học Bồi dưỡng kiến thức về Quản lý Nhà nước chương trình Chuyên viên – từ 48 đến 711 2003.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Quản lý hành chính Nhà nước là một lĩnh vực quản lý khá phức tạp
cả về nội dung, phạm vi và đối tượng quản lý Trong điều kiện hiện nay, yêucầu người quản lý không những được đào tạo về trình độ chuyên môn kỹthuât mà còn phải nắm vững những kiến thức về công tác quản lý hànhchính Nhà nước phù hợp với từng ngạch bậc công chức nhà nước
Để đáp ứng được yêu cầu đó, thời gian vừa qua, tôi đã được Lãnh đạo
Cục thuế TP Hà nội cho theo học lớp “Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà
nước – Chương trình Chuyên viên – Từ 4/8 đến 7/11/2003”
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giảng dạy,hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô giáo, nên tôi đã tiếp thuđược nhiều kiến thức quan trọng trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhànước, điều đó giúp tôi ngày càng nâng cao được trình độ chuyên môn vànăng lực công tác của mình
Qua đây, tôi xin có lời cảm ơn đến Học viện Hành chính quốc gia, cácthầy cô giáo và Lãnh đạo Cục thuế TP Hà nội đã quan tâm, tạo điều kiệngiúp tôi hoàn thành chương trình học tập của mình Trong thời gian tới rấtmong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô và ban lãnh đạo Cục đểbản thân tôi có thể chuyển hoá được những lý luận đã được tiếp thu trongquá trình học vào thực tiễn công việc của mình, góp phần nhỏ vào công cuộccải cách nền hành chính Nhà nước
Học viên
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thuế đã trở thành nguồn thu ổn định và chủ yếu của Ngânsách Nhà nước, hơn 90% nguồn thu của Ngân sách Nhà nước là từ thuế Cóthể nói rằng chính sách thuế luôn có tác động nhạy cảm và là vấn đề mangtính thời sự đối với lĩnh vực kinh tế Chính sách thuế không chỉ được sửdụng để đảm bảo nguồn thu của Ngân sách Nhà nước mà bước đầu đã pháthuy được vai trò công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước
Công cuộc cải cách hệ thống thuế của chúng ta về cơ bản đã thu đượcmột số kết quả quan trọng, hình thành được một hệ thống thuế bước đầu đã
có sự tương thích với nền kinh tế đang chuyển đổi, có cơ cấu thuế tương đốihợp lý
Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của các ngành, các cấp và sựphấn đấu của cán bộ công chức toàn ngành thuế, công tác quản lý thu thuếđối với hoạt động sản xuất kinh doanh đã có nhiều chuyển biến tích cực gópphần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế, đã hạn chế được phần nào sựthất thu cho Ngân sách Nhà nước
Tuy nhiên, kết quả thu thuế vẫn chưa tương xứng với qui mô và tốc
độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Dovậy, ngày 20/02/2002, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số06/2002/CT-TTg; ngày 23/4/2002, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế đã ban
hành Chỉ thị số 01 TCT/CT/NV6 về việc tăng cường quản lý chống thất thu
thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Công thương nghiệp và Dịch vụ Ngoài quốc doanh , nhằm chấn chỉnh công tác quản lý thu và khắc phục tình
trạng thất thu về đối tượng nộp thuế, doanh thu tính thuế, tình trạng trốnthuế, lậu thuế, nợ đọng, chiếm đoạt tiền thuế đang diễn ra tương đối phổbiến và ngày càng trở nên phức tạp trong giai đoạn hiện nay
Trang 3Để phần nào làm rõ hơn các thủ đoạn kinh doanh trốn thuế hiện nay
và thực trạng về công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thuế, nhất là khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh, tôi xin chọn đề tài “ Xử lý tình huống khai man trốn thuế trong kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân xăng dầu BK ” để
làm tiểu luận cuối khoá học Bồi dưỡng kiến thức về Quản lý Nhà nước chương trình Chuyên viên – từ 4/8 đến 7/11/ 2003
-Tiểu luận bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
I Mô tả tình huống.
II Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
III Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự việc.
IV Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống.
V Lập kế hoạch thực hiện phương án đã lựa chọn.
VI Kiến nghị và kết luận
Giải quyết tình trạng kinh doanh trốn lậu thuế là một vấn đề khá bứcxúc hiện nay, trong phạm vi Tiểu luận này, người viết chỉ muốn đưa ra một
số ý kiến cá nhân để góp phần hạn chế những sai phạm trong lĩnh vực này,
do vậy mà khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của các thầy cô giáo để giúp bản thân tôi được nhận thức rõ hơnnhằm vận dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả tốt nhất
Trang 4HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN
TỔ CHỨC TẠI CỤCTHUẾ HÀ NỘI
*******
TIỂU LUẬN
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHAI MAN TRỐN THUẾ TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN XĂNG DẦU BK
Họ và tên : Nguyễn Anh Thư
Chức vụ : Kiểm soát viên thuế
Đơn vị công tác: Cục thuế thành phố Hà Nội
Hà Nội,tháng 10/2003
Trang 5Phần nội dung
I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1 Qua công tác điều tra vụ án các tổ chức kinh doanh xăng dầu có
hành vi trốn thuế, Công an Thành phố HN đã phát hiện trong năm 2000, và
2001, khi thực hiện hợp đồng Tổng đại lý bao tiêu bán lẻ xăng dầu với Công
ty xăng dầu HB huyện M– Tỉnh HB, Công ty TM YK đã tự ý chuyển5.200.700 lít xăng dầu mua theo hợp đồng Tổng đại lý bán thẳng cho 10 đơn
vị đại lý xăng dầu tại Thành phố HN, trong đó có DNTN Xăng dầu BK Thủtục xuất bán xăng dầu phần lớn được thực hiện theo quy định, tuy nhiên cónhiều trường hợp được phát hiện xăng dầu xuất bán dưới hình thức giấy viếttay do người nhận hàng viết, Công ty TM YK căn cứ các giấy viết tay nàylập lại hoá đơn GTGT ghi tên, địa chỉ theo yêu cầu của người mua nên đãghi nhiều tên, địa chỉ không cụ thể nhằm xé lẻ lượng hàng mua được, giấudoanh thu để trốn thuế
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố HN đã xem xét khởi tố
vụ án hình sự điều tra, làm rõ những đối tượng có hành vi trốn thuế với sốlượng lớn để xử lý theo quy định của pháp luật Riêng trường hợp DNTNxăng dầu BK cùng 6 đơn vị khác do số tiền trốn thuế kinh doanh xăng dầuchưa đến mức xử lý bằng Luật hình sự theo hướng dẫn xử lý tội trốn thuếđược quy định tại Thông tư liên ngành số 06/TTLN ngày 20/6/1996 của Toà
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ, nên ngày11/5/2002, Công an Thành phố HN đã có công văn số 38/PV11(PC15) thôngbáo số liệu xăng dầu mua bán trốn thuế gởi Cục thuế Thành phố HN (Kèmtheo toàn bộ hồ sơ có liên quan) để Cục thuế có kế hoạch kiểm tra xử lý theothẩm quyền
2 Sau khi nhận được hồ sơ từ Công an Thành phố HN, Cục thuế
Thành phố HN đã tiến hành xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ việc và ngày15/10/2002, Đoàn kiểm tra của Cục thuế Thành phố HN đã làm việc trựctiếp với DNTN xăng dầu BK, đồng thời cùng DN thực hiện đối chiếu sổ
Trang 6sách kế toán năm 2000,2001 của đơn vị, kết quả cụ thể đã được xác lập bằngbiên bản với nội dung như sau:
- Căn cứ theo hồ sơ và số liệu do Công an TP cung cấp thì trong năm
2000, 2001 DNTN XD BK có mua hàng tại Công ty TM YK với số lượngthể hiện trên 41 chứng từ, hoá đơn, gồm:
+ 7 hoá đơn mua xăng với số lượng 54.350 lít – Trị giá 222.059.250 đồng.+ 9 hoá đơn mua dầu với số lượng 80.500 lít – Trị giá 255.515.005 đồng.Như vậy DNTN XD BK đã để ngoài sổ sách kế toán đối với lượnghàng xăng dầu mua tại Công ty TM YK thể hiện trên 25 tờ hoá đơn còn lạivới trị giá mua vào là 628.507.039 đồng, gồm:
+ Xăng: 40.900 lít - Trị giá 168.486.444 đồng
+ Dầu: 142.110 lít – Trị giá 475.020.595 đồng
Trong sè 25 tờ hoá đơn này, có một số hoá đơn ghi tên người mua làDNTN xăng dầu BK, số còn lại tên và địa chỉ người mua không phải củaDNTN xăng dầu BH, tuy nhiên theo cung cấp của Công ty TM YK, việcCông ty xuất bán hàng cho doanh nghiệp nhưng lại ghi tên của người khác làtheo yêu cầu của bà K.A – Chủ DNTN xăng dầu BK, bên Công ty đã xuấttrình cho Công an TP HN các chứng từ do bà K.A viết để yêu cầu Công ty
TM YK đổi tên người mua trên hoá đơn
- Tại buổi làm việc, bà K.A – chủ DNTN xăng dầu BK đã thừa nhận
có mua hàng tại Công ty TM YK với số lượng đã kê trên, tuy nhiên bà chobiết thực tế bà chỉ trực tiếp mua hàng và nhập về kho của DN với số lượnghàng của 16 tờ hoá đơn mà đơn vị đã ghi chép vào sổ sách và đã kê khai nép
Trang 7thuế khi bán hàng, còn đối với 25 tờ hoá đơn không vào sổ sách của đơn vị,không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế là do DN chỉ đứng ra làm trunggian môi giới bán hàng cho Công ty TM YK để hưởng hoa hồng 10đồng/lítxăng dầu, bà trực tiếp nhận hàng tại Công ty TM YK và giao lại cho cáckhách hàng mua (thực chất là hình thức mua bán “sang tay ba”), việc ghi hoáđơn do Công ty TM YK thực hiện Việc thanh toán tiền trong các trườnghợp này do bà chịu trách nhiệm chi trả, tức là trong quan hệ thanh toán,Công ty TM YK chỉ thực hiện trực tiếp với bà K.A mà không nhận tiền trả
từ các khách hàng mua do bà K.A “môi giới” Đồng thời bà K.A còng chobiết hoạt động trung gian của bà cho Công ty TM YK chỉ được thực hiệnbằng thoả thuận miệng giữa bà và Ban giám đốc Công ty, chứ không bằngbất cứ văn bản nào (Như hợp đồng môi giới,…)
3 Từ hồ sơ, số liệu đã thu thập được và kết quả làm việc với DNTN
XD BK, Đoàn kiểm tra - Cục thuế TP HN đã xác định: Mối quan hệ giữaDNTN BK với Công ty TM YK là mối quan hệ mua bán vì các hợp đồngkinh tế đã ký kết giữa 2 bên là hợp đồng mua bán xăng dầu chứ không phải
là hợp đồng môi giới hay đại lý hưởng hoa hồng Do vậy việc bà K.A trìnhbày là chỉ làm trung gian để hưởng hoa hồng là không có căn cứ, còn việchoá đơn ghi tên người mua không phải tên của DNTN BK là do phía Công
ty TM YK ghi theo yêu cầu của bà (thể hiện trên các chứng từ bên Công ty
đã cung cấp) Mặt khác, về phía Công ty TM YK cũng đã xác nhận trênbảng kê chứng từ cung cấp cho Công an TP HN là thể hiện mối quan hệ muabán
Trên cơ sở kiểm tra, xem xét, đối chiếu hồ sơ, ngày 12/11/2002, Cụcthuế TP HN đã tiến hành làm việc lại với DNTN XD BK để xác định hành
vi vi phạm đối với đơn vị Nội dung biên bản đã ghi rõ: Trong 2 năm2000,2001 DNTN XD BK đã mua xăng dầu của Công ty TM YK để bánnhưng không ghi chép vào sổ sách kế toán của đơn vị, không kê khai nộpthuế với tổng giá trị là 628.507.039 đồng Như vậy, doanh nghiệp đã có hành
vi man khai trốn thuế vi phạm Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng và Điều 11Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 84 Căn cứ theo Điều 19 Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), Điều 24
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và các qui định về việc xử phạtđối với hành vi trốn thuế, Cục thuế TP HN đã ra Quyết định số 366/QĐ-CTngày 17/12/2002 về việc xử lý vi phạm đối với DNTN xăng dầu BK :
- Truy thu thuế GTGT và thuế TNDN: 31.425.351 đồng
5 Sau khi nhận được Quyết định xử lý số 366/QĐ-CT của Cục thuế
TP HN, ngày 21/12/2002, DNTN XD BK đã có đơn khiếu nại gởi đến Cụcthuế TP HN đề nghị xem xét lại việc xử lý đối với DN, vì cho rằng đơn vịchỉ đứng ra làm trung gian môi giới chứ không mua hàng trực tiếp của Công
ty TM YK, mặt khác đây là vi phạm lần đầu nên việc Cục thuế xử phạt 01lần thuế là quá nặng
Tiếp nhận được đơn khiếu nại của DNTN XD BK, ngày 25/12/2002,Cục thuế TP HN đã ra Công văn số 1330/CT-TTr giải quyết đơn của doanhnghiệp với nội dung giữ nguyên Quyết định xử lý đối với doanh nghiệp, yêucầu đơn vị chấp hành
6 Ngày 2/01/2003, DNTN xăng dầu BK đã làm đơn khởi kiện Quyết
định xử lý số 366/QĐ-CT ngày 17/12/2002 của Cục thuế TP HN ra ToàHành chính – Toà án nhân dân TP HN
Trang 9Ngày 16/2/2003, Toà án nhân dân TP HN đã mở phiên toà công khai
để xét xử sơ thẩm vụ kiện với sự có mặt của bà K.A - Chủ DNTN Xăng dầu
BK (Người khởi kiện), đại diện của Cục thuế TP HN (Người bị kiện) vàCông ty TM YK (Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan)
Tại Bản án sè 01/HCST ngày 16/2/2003, Toà án nhân dân TP HN đãtuyên xử:
- Bác đơn của bà K.A - Chủ DNTN Xăng dầu BK khởi kiện Quyếtđịnh số 366/QĐ-CT ngày 17/12/2002 của Cục thuế TP HN vì không có căncứ
- Công nhận việc ban hành Quyết định số 366/QĐ-CT ngày17/12/2002 của Cục thuế TP HN là đúng pháp luật
- Bà K.A phải chịu án phí hành chính sơ thẩm
Các bên đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 10 ngày kể từngày tuyên án
7 Ngày 21/2/2003, Bà K.A tiếp tục làm đơn kháng cáo lên Toà án
nhân dân tối cao đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân TPHN
Ngày 10/4/2003, Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà để xét xửphúc thẩm vụ án hành chính
Tại bản án số 15/2003/HCPT ngày 10/4/2003, Toà Phúc thẩm đãtuyên xử: Bác đơn kháng cáo của bà K.A và giữ nguyên án sơ thẩm
II Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
1/ Mục tiêu của DNTN xăng dầu BK:
Để có thể nhận thức và đánh giá được hành vi sai phạm và vấn đềkhiếu kiện của DNTN BK, đồng thời xác định được mục tiêu của doanhnghiệp, chúng ta cần đi sâu phân tích từ các trường hợp sau:
Trang 10- Giả sử việc trình bày của bà K.A – Chủ DNTN BK là đúng thực tế,tức là bà chỉ làm trung gian môi giới để được hưởng hoa hồng 10 đồng/lít,còn quan hệ mua bán được thực hiện trực tiếp giữa Công ty TM YK vớikhách mua hàng, thì hành vi của doanh nghiệp cũng đã vi phạm Luật thuế dokhông ghi chép sổ sách thể hiện doanh thu hoạt động môi giới của đơn vị vàkhông thực hiện kê khai nộp thuế đối với phần doanh thu này.
Ngoài ra trong trường hợp này, hành vi của Công ty TM YK cũng làhành vi vi phạm pháp luật, vì chúng ta biết rằng các cơ sở kinh doanh mặthàng xăng dầu đều phải có Giấy phép kinh doanh đặc biệt, do đó có thểngười mua thứ ba là người kinh doanh trái phép, nên để đảm bảo thủ tụcgiấy tờ khi hàng lưu thông trên đường, Công ty TM YK phải thông quaDNTN BK để xuất hoá đơn
- Trường hợp DNTN BK thực hiện hành vi mua bán “tay ba”, tức làmua hàng và xuất bán thẳng cho người mua, không theo dõi trên sổ sách,không kê khai nộp thuế thì rõ ràng đây là hành vi man khai trèn thuÕ củadoanh nghiệp
Như vậy, với những lý luận và phân tích nêu trên, ta có thể kết luậnrằng trong bất kỳ trường hợp nào, hành vi của DNTN Xăng dầu BK đềunhằm mục đích là trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế của mình
Việc doanh nghiệp khiếu kiện liên tục qua nhiều cấp là nhằm cố tìnhdây dưa, kéo dài thời gian chấp hành Quyết định xử lý của cơ quan thuế, vìtại các phiên toà hành chính, doanh nghiệp hoàn toàn không đưa ra một căn
cứ hợp pháp nào để chứng minh hành vi của doanh nghiệp là không vi phạmpháp luật
2 Mục tiêu của Cục thuế TP HN:
Xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế nói riêng và củacác cơ quan chức năng nói chung là nhằm tăng cường tính thực thi pháp luật
về thuế của Nhà nước, thực hiện sự công bằng cho mọi đối tượng có thamgia hoạt động sản xuất kinh doanh về nghĩa vụ nộp thuế, đồng thời đảm bảothu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước
Trang 11Trong tình huống này, việc xử lý của Cục thuế TP HN là nhằm thựchiện đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnhvực thuế, nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinhdoanh cùng ngành nghề, đảm bảo tính công bằng, tạo điều kiện cho việcthực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách trên địa bàn được cấp trên giao.
Việc tính, truy thu thuế GTGT, thuế TNDN và xử phạt 01 lần thuế đốivới DNTN BK được thực hiện đúng quy định tại các Luật thuế Trước hếttính và thu đủ số thuế mà DNTN BK phải nộp theo đúng doanh thu thực tếphát sinh tại đơn vị và hành vi trốn thuế của đơn vị phải bị xử lý nhằm chấnchỉnh đơn vị trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước, bên cạnh đóQuyết định xử lý này còn có tác dụng răn đe và phòng ngừa các hành vi viphạm xảy ra, đồng thời khuyến khích các đơn vị kinh doanh chính đáng, làmtròn nghĩa vụ của mình với NSNN
III Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự việc trong tình huống:
- Về phía cơ quan thuế: Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp cácngành có liên quan ở địa phương trong việc quản lý đối tượng kinh doanh,quản lý doanh sè, chi phí… đã để doanh nghiệp lợi dụng kinh doanh khôngkhai báo, bán hàng không xuất hoá đơn
- Thực hiện qui trình đổi mới trong công tác thu thuế theo hướng nângcao ý thức tự giác của các đối tượng nộp thuế, giảm dần sự quản lý trực tiếpcủa cơ quan thuế, xoá bỏ hẳn chế độ chuyên quản là một trong những việc
Trang 12làm cần thiết trong công cuộc cải cách chính sách thuế của nước ta hiện nay,tuy bước đầu đã đem lại một số hiệu quả khả quan, hạn chế được các biểuhiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ thuế trong việc thông đồng, tiếp tay choviệc trốn thuế của các cơ sở kinh doanh, song nếu xét trong điều kiện hiệnnay khi ý thức tự giác của các đối tượng kinh doanh trong việc thực hiệnnghĩa vụ nộp thuế của mình chưa cao, luôn tìm mọi cách, mọi thủ đoạn đểtăng lợi nhuận của mình và trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, thì
vô hình chung biện pháp này của cơ quan thuế đã tạo một “mảnh đất màumỡ” cho các đối tượng thực hiện hành vi trốn thuế của mình
- Về nguyên nhân cụ thể: Do chủ doanh nghiệp nắm được đặc thùriêng biệt của loại hình kinh doanh mặt hàng xăng dầu, đó là rất khó kiểmsoát được chính xác lượng hàng mà doanh nghiệp nhập xuất trong kỳ, đốitượng mua hàng chủ yếu là những cá nhân tiêu dùng trực tiếp cho nhu cầu cánhân hoặc là các hộ nông dân, do đó thường không lấy hoá đơn khi muahàng, đối tượng mua yêu cầu có hoá đơn thường tập trung vào các đối tượng
có nhu cầu sử dụng làm chứng từ thanh toán như các doanh nghiệp, các cơquan Nhà nước nên đã tạo cho doanh nghiệp có tâm lý bán hàng không xuấthoá đơn để trốn thuế, chỉ kê khai nộp thuế đối với lượng hàng bán có xuấthoá đơn Vì đã trốn “đầu ra” nên doanh nghiệp phải tìm cách trốn “đầu vào”
2 Phân tích hậu quả:
- Qua tình huống trên cho thấy, đối tượng kinh doanh luôn tìm tòi mọicách để kinh doanh trốn thuế, biết lợi dụng những “điểm mềm” của Luậtpháp và tận dụng sơ hở của các cơ quan quản lý để thực hiện hành vi củamình nhằm tăng lợi nhuận trong kinh doanh một cách thiếu chính đáng.Hành vi kinh doanh trốn thuế của đơn vị không chỉ làm ảnh hưởng đến Ngânsách Nhà nước mà còn làm xáo trộn thị trường, tình hình cạnh tranh khônglành mạnh giữa các cơ sở kinh doanh trong cùng ngành nghề sẽ diễn ra, tạo
sự mất công bằng trong việc thi hành nghĩa vụ nộp thuế
- Về mặt quản lý cho thấy, vụ việc trên do cơ quan Công an phát hiệnthông qua công tác điều tra tội phạm trốn thuế và chuyÓn cơ quan thuế xem