1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị và đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam

111 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 850,75 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (4)
    • 1. Lý thuyết chung về danh mục đầu tư (4)
      • 1.1. Tổng quan về danh mục đầu tư (4)
        • 1.1.1 Khái niệm về danh mục đầu tư (4)
        • 1.1.2 Đặc điểm về danh mục đầu tư Chứng khoán (4)
          • 1.1.2.1 Lợi suất danh mục đầu tư (5)
          • 1.1.2.2 Rủi ro của danh mục đầu tư (7)
      • 1.2. Vai trò của danh mục đầu tư trên thị trường CK (8)
        • 1.2.1 Vai trò của danh mục đầu tư đối với cá nhân nhà đầu tư (8)
        • 1.2.2 Vai trò của danh mục đầu tư đối với tổ chức kinh doanh Chứng khoán (9)
    • 2. Lý thuyết về Quản lý danh mục đầu tư (10)
      • 2.1. Tổng quan về Quản lý danh mục đầu tư (10)
        • 2.1.1 Khái niệm về Quản lý danh mục đầu tư (10)
        • 2.1.2 Chức năng, vai trò của Quản lý danh mục đầu tư (11)
        • 2.1.3 Quy trình xây dựng và Quản lý danh mục đầu tư (13)
          • 2.1.3.1 Tìm hiểu thị trường (13)
          • 2.1.3.2 Thu thập, sàng lọc thông tin, phân tích và thiết lập danh mục đầu tư (14)
          • 2.1.3.3 Xác định mục tiêu đầu tư và chiến lược đầu tư hợp lý (14)
          • 2.1.3.4 Giám sát danh mục đầu tư (16)
          • 2.1.3.5 Thanh lý danh mục đầu tư (16)
          • 2.1.3.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục (17)
        • 2.1.4 Yêu cầu đối với nhà quản lý danh mục đầu tư (17)
      • 2.2 Các mô hình xác định, phân tích danh mục đầu tư (18)
        • 2.2.1 Phương pháp Mean – Var (Phương pháp Markowitz) (18)
          • 2.2.1.1 Mục tiêu của nhà đầu tư (18)
          • 2.2.1.2 Phương pháp thiết lập danh mục đầu tư tối ưu khi chỉ có tài sản rủi ro (19)
          • 2.2.1.3 Phương pháp thiết lập danh mục đầu tư tối ưu khi có tài sản rủi ro và phi rủi ro (24)
        • 2.2.2 Mô hình chỉ số đơn SIM (26)
          • 2.2.2.1 Mô hình và giả thiết (26)
          • 2.2.2.2 Thuật toán EGP (29)
      • 2.3. Đánh giá và Quản lý rủi ro của DM đầu tư bằng mô hình VaR (0)
        • 2.3.1 Nhìn nhận về Rủi ro (31)
        • 2.3.2 Phương pháp xác định giá trị rủi ro -VaR (Value at Risk) (32)
          • 2.3.2.1 Đặc điểm của VaR (33)
          • 2.3.2.2 VaR – giá trị rủi ro của danh mục đầu tư (34)
          • 2.3.2.3 Các phương pháp ước tính VaR (38)
  • CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP BỘ LỌC CHO DANH MỤC ĐẦU TƯ (42)
    • 1.1 Thông số - lợi suất phụ trội độc lập với thị trường (42)
    • 1.2 Độ lệch chuẩn – đại lượng phản ánh mức độ bất ổn (43)
    • 1.3 Tỷ số lợi ích hứa hẹn/rủi ro (44)
    • 2.1 Chỉ số tăng trưởng (44)
      • 2.1.1 Tỷ số lợi nhuận tích lũy (45)
      • 2.1.2 Tỷ số tăng trưởng bền vững (45)
    • 2.2 Chỉ số khả năng thanh khoản (45)
      • 2.2.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời (45)
      • 2.2.2 Tỷ số thanh khoản nhanh (46)
    • 2.3 Chỉ số khả năng sinh lời (46)
      • 2.3.1 Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA (46)
      • 2.3.2 Chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE (47)
    • 2.4 Chỉ số giá thị trường (47)
      • 2.4.1 Chỉ số giá trên thu nhập P/E (Price to Earning) (47)
      • 2.4.2 Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phần EPS (Earning per share) (48)
  • CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ (49)
    • 2. Sử dụng bộ lọc tạo dựng danh mục đầu tư riêng (0)
      • 2.1 Kết quả sau bước sàng lọc định lượng (0)
      • 2.2 Kết quả sau bước sàng lọc cơ bản (0)
      • 2.3 Kết quả sau bước Tối ưu hóa danh mục (0)
    • 3. Xác định tỷ trọng danh mục đầu tư (0)
      • 3.1 Xác định tỷ trọng danh mục đầu tư theo thuật toán EGP (0)
      • 3.2 Xác định tỷ trọng DM đầu tư theo phương pháp Markowitz (0)
      • 4.1 Tính VaR bằng phương pháp Phương sai - hiệp phương sai (variance-covariance method) (65)
      • 4.2 Phân tích quá khứ (historical method) (67)
      • 4.3 RiskMetrics (69)
      • 4.4 Monte Carlo (70)
      • 4.5 Đánh giá rủi ro của danh mục qua tất cả phương pháp tính VaR (73)
      • 4.6 Backtesting (73)
  • CHƯƠNG 4 QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ ĐÃ LẬP (76)
    • 1. Lý thuyết Hộp của Nicolas Darvas (77)
      • 1.1 Các công cụ để xây dựng hệ thống Hộp (77)
        • 1.1.1 Báo cáo tài chính, tuần báo tài chính (77)
        • 1.1.2 Đồ thị cổ phiếu (78)
      • 1.2 Tư tưởng hình thành nên Hệ thống hộp (78)
      • 1.3 Cách xác định đỉnh Hộp, đáy Hộp (79)
      • 1.4 Xác định thời điểm Mua - Bán (82)
    • 2. Áp dụng Lý thuyết Hộp để quản trị danh mục đã lập được (82)
      • 2.1 Cổ phiếu BMC (84)
      • 2.2 Cổ phiếu IMP (90)
      • 2.3 Cổ phiếu PAC (90)
      • 2.4 Cổ phiếu TS4 (91)
      • 2.5 Cổ phiếu VNM (91)
    • 3. Xác định lợi nhuận danh mục sau một giai đoạn và so sánh với mức tổn thất dự tính (0)
  • KẾT LUẬN (20)
  • PHỤ LỤC (98)

Nội dung

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Lý thuyết chung về danh mục đầu tư

1.1 Tổng quan về danh mục đầu tư

1.1.1 Khái niệm về danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư là sự kết hợp của hai hay nhiều tài sản trong tổng giá trị đầu tư của nhà đầu tư hoặc tổ chức, công ty tài chính đầu tư Hay có thể nói danh mục đầu tư là việc một nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư bằng cách chọn lựa vị thế đối với các tài sản Tập hợp các vị thế này gọi là một danh mục đầu tư.

Danh mục đầu tư chứng khoán là tập hợp các tài sản chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai Một danh mục đầu tư gồm nhiều loại tài sản với tỷ lệ phân bổ khác nhau, do nhà đầu tư hoặc tổ chức nắm giữ.

Có nhiều cách để thể hiện một danh mục đầu tư nhưng cách thuận lợi nhất là thể hiện dưới dạng tỉ trọng các tài sản đầu tư trong danh mục Ví dụ có danh mục P: (w1,w2,…, wN) với ∑ i =1

, wi là tỉ trọng của tài sản thứ i.

Với mục đích là giảm thiểu rủi ro bằng đa dạng hóa danh mục đầu tư, trên cơ sở các tài sản đầu tư, nhà đầu tư lập một danh mục đầu tư bao gồm các tài sản khác nhau Nguyên tắc là “không bỏ trứng vào một giỏ”, các nhà đầu tư tạo ra một danh mục có rủi ro thấp

1.1.2 Đặc điểm về danh mục đầu tư Chứng khoán

Danh mục đầu tư là một tổ hợp các tài sản khác nhau trong hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Danh mục đầu tư biểu hiện sự phân bổ các tài sản đầu tư, lựa chọn các tài sản đầu tư nhằm đạt được mức lợi nhuận dài hạn cao nhất với một mức rủi ro thấp nhất có thể Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư có thể thay đổi các tỷ trọng của các tài sản nhằm tận dụng cơ hội xuất hiện để đạt được mức lợi nhuận cao hơn Khi nhà đầu tư nhận thấy triển vọng về một tài sản tốt, họ có thể điều chỉnh danh mục đầu tư bằng cách giảm tỷ trọng vào các tài sản không có triển vọng và tăng đầu tư vào các tài sản có triển vọng tốt hơn Và điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất đó là lợi suất danh mục đầu tư của họ Ta hãy tìm hiểu lợi suất danh mục đầu tư là gì?

1.1.2.1 Lợi suất danh mục đầu tư

 Lợi suất của một tài sản

Lợi suất đầu tư trên một tài sản tài chính là thu nhập mà tài sản này mang lại và sự tăng vốn (tăng giá trị tài sản) của chính tài sản đó Như vậy lợi suất này bao gồm cả hiệu suất sinh lợi do thu nhập từ tài sản mang lại và giá trị tăng thêm so với giá mua ban đầu của tài sản

Công thức định giá lợi suất của một tài sản là r t = D τ +( P t − P t −1 )

Trong đó rt: lợi suất của tài sản đầu tư trong thời ký t

Dt: thu nhập từ tài sản mà nhà đầu tư nhận được trong thời kỳ t

Pt: giá trị của tài sản ở cuối thời kỳ t

Pt-1: giá trị của tài sản đầu tư ở cuối thời kỳ (t-1)

Ví dụ: Lợi suất đầu tư cổ phiếu là khoản thu nhập có được từ việc đầu tư cổ phiếu và được biểu thị bằng tỷ lệ giữa thu nhập và giá trị vốn bỏ ra.

Lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu bao gồm: cổ tức được hưởng từ cổ phiếu và lợi vốn – tức là lợi tức có được do chứng khoán tăng giá.

Công thức tính lợi suất cổ phiếu r t = D t +( P t −P t −1 )

Trong đó rt: lợi suất

Dt:cổ tức nhận được trong kỳ

Pt : giá cổ phiếu ở thời điểm t

Pt -1: giá cổ phiếu ở thời điểm (t-1)

Nếu lấy cổ tức và giá cổ phiếu theo giá trị thực tế thì chúng ta có lợi suất thực, nếu lấy cổ tức và giá cổ phiếu theo số liệu kỳ vọng thì chúng ta có lợi suất kỳ vọng.

 Lợi suất của danh mục đầu tư

Mỗi loại tài sản (chứng khoán) lại có lợi suất đầu tư riêng Vì thế lợi suất đầu tư ước tính của một danh mục đầu tư chứng khoán là bình quân gia quyền của lợi suất thu được từ mỗi chứng khoán trong danh mục đầu tư đó.

Công thức tính lợi suất của danh mục đầu tư r P = ∑ i=i n w i r i

Công thức tính lợi suất kì vọng của danh mục đầu tư r ¯ P =∑ i=i n w i ¯ r i

Hiệu suất danh mục đầu tư (rP) phụ thuộc vào hiệu suất của từng tài sản (ri) và tỷ trọng đầu tư vào mỗi tài sản (wi) Hiệu suất danh mục đầu tư có thể được tính bằng phép cộng có trọng số của hiệu suất từng tài sản, trong đó trọng số là tỷ trọng đầu tư Tương tự, hiệu suất kỳ vọng của danh mục đầu tư (¯rP) là tổng trọng số của hiệu suất kỳ vọng của từng tài sản (¯ri).

Trên thực tế, các nhà đầu tư có trình độ, mức chấp nhận thua lỗ và tâm lý khác nhau Vì vậy, các danh mục đầu tư của các nhà đầu tư khác nhau là khác nhau Và lợi suất đối với mỗi danh mục đầu tư thì đều có một mức rủi ro khác nhau Vậy rủi ro của một danh mục đầu tư là gì?

1.1.2.2 Rủi ro của danh mục đầu tư

 Rủi ro: là khả năng biến động trong tương lai về kết quả mong đợi của việc đầu tư Một danh mục đầu tư có rủi ro có nghĩa là có khả năng xảy ra nhiều kết quả ngoài dự kiến, hay nói cách khác, tỷ suất lợi nhuận thực tế xảy ra (trong tương lai) có thể thấp hơn hoặc cao hơn tỷ suất lợi nhuận mong đợi

Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư thông qua phương sai hoặc độ lệch chuẩn của lợi suất thu được Tuy nhiên, không giống lợi suất, xác định độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư phức tạp hơn do có sự ảnh hưởng của yếu tố hiệp phương sai Hiệp phương sai thể hiện mức độ quan hệ rủi ro giữa các chứng khoán trong danh mục đầu tư Cụ thể, hiệp phương sai giữa lợi suất của hai tài sản đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa chúng.

Công thức tính phương sai của danh mục đầu tư σ P 2=∑ i=1

N w i w j σ ij ¿ với i≠j Công thức tính độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư là σ P = √ σ P 2

Trong đó σ 2 P : phương sai của danh mục đầu tư P σ P : độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư P σ i 2 : phương sai của tài sản i (=Var(ri)) σ i , j 2 : hiệp phương sai giữa lợi suất của tài sản i và tài sản j

Lý thuyết về Quản lý danh mục đầu tư

2.1 Tổng quan về Quản lý danh mục đầu tư

2.1.1 Khái niệm về Quản lý danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư chứng khoán là các khoản đầu tư của một cá nhân hoặc một tổ chức vào việc nắm giữ một hoặc nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng hoá, đầu tư bất động sản, tài sản tương đương tiền hoặc là các tài sản khác Mục đích là giảm rủi ro bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư.

Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (gọi tắt là quản lý danh mục đầu tư) là việc xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất của chủ đầu tư và sau đó thực hiện theo dõi điều chỉnh các danh mục này nhằm tái tối ưu hoá danh mục để đạt được các mục tiêu đầu tư đề ra Yếu tố quan trọng đầu tiên mà chủ đầu tư quan tâm là mức độ rủi ro mà họ chấp nhận, và đây là cơ sở để công ty thực hiện quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ xác định danh mục đầu tư sao cho lợi tức thu được là tối ưu với rủi ro không vượt quá mức chấp nhận đã định trước.

Công ty (người) quản lý danh mục đầu tư (portfolio manager) là công ty(người) chuyên nghiệp chịu trách nhiệm đối với danh mục đầu tư chứng khoán của các cá nhân hoặc các tổ chức đầu tư Công ty được hưởng phí quản lý danh mục đầu tư và có quyền tự quyết định việc lập danh mục đầu tư cho khách hàng trong khuôn khổ và hạn chế thoả thuận với khách hàng. Rủi ro, lợi nhuận cũng như thua lỗ của danh mục đầu tư hoàn toàn do khách hàng được hưởng hoặc phải gánh chịu trong phạm vi đã thoả thuận với công ty quản lý danh mục đầu tư.

Bản chất của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là định lượng mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng thu được từ danh mục đó.

Tóm lại, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là quá trình quản lý tài sản của một định chế tài chính hoặc của một cá nhân đầu tư bao gồm từ việc định giá, phân tích chứng khoán, lựa chọn đầu tư, theo dõi các kết quả đầu tư và phân bổ vốn đầu tư, và đánh giá kết quả đầu tư.

Việc phân bổ tài sản là việc lựa chọn một tỷ lệ đầu tư trong danh mục phân bổ cho các loại tài sản chính nhằm đạt được mức lợi nhuận dài hạn cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất có thể Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, người quản lý có thể thay đổi các tỷ lệ đã định này nhằm tận dụng cơ hội xuất hiện tại thời điểm đó nhằm đạt được mức lợi tức cao hơn nữa Đồng thời, trong cùng một loại tài sản, người quản lý có thể lựa chọn có lợi tức mong đợi lớn hơn mức trung bình của các tài sản đó.

2.1.2 Chức năng, vai trò của Quản lý danh mục đầu tư

Nhà quản trị danh mục vốn đầu tư có thể là một cá nhân hay một công ty quản lý danh mục đầu tư thay mặt cho khách hàng hay những người uỷ nhiệm của họ Các nhà quản trị danh mục đầu tư chứng khoán thường thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:

 Phân tích và xây dựng danh mục đầu tư cho khách hàng, bằng cách căn cứ vào sự lựa chọn ưu tiên của khách hàng để hoạch định chiến lược đầu tư, xây dựng một danh mục đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc giữa tỷ suất thu nhập có thể đạt được và những rủi ro của danh mục.

 Điều chỉnh danh mục đầu tư, bằng cách quyết định mua hoặc bán các chứng khoán trong danh mục đầu tư đang nắm giữ cho phù hợp với các điều kiện thay đổi của thị trường.

Các khách hàng có nhu cầu quản lý danh mục đầu tư thường chia thành 2 loại:

 Loại thứ nhất là những khách hàng đang nắm giữ một danh mục đầu tư thuộc sở hữu của chính họ, họ có nhu cầu quản lý danh mục đầu tư để đảm bảo trong danh mục đầu tư của họ luôn bao gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển hoá giữa rủi ro và thu nhập.

 Loại thứ hai là những khách hàng tuy không nắm giữ danh mục đầu tư thuộc sở hữu của họ nhưng cũng có nhu cầu quản lý danh mục đầu tư, bao gồm những tích sản và tiêu sản mà anh ta đang nắm giữ với hy vọng tìm kiếm được thu nhập từ khoản chênh lệch giữa tích sản và tiêu sản thuộc dạng này hay dạng khác, quan trọng nhất là chênh lệch về các kỳ hạn thanh toán. Thuộc loại này bao gồm các nhà đầu tư ngắn hạn như đầu tư vào trái phiếu công ty hoặc các nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư chứng khoán.

Trong quản trị danh mục đầu tư, cách “quản trị cân bằng” là phương pháp quản trị danh mục đầu tư phổ biến nhất Với cách này, nhà quản trị có trách nhiệm xử lý các loại tích sản thông thường đã được đầu tư như các cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ, cũng như các chứng khoán cụ thể khác trong danh mục tài sản đang được đầu tư Nhà quản trị danh mục đầu tư không chỉ có trách nhiệm hoạch định chiến lược đầu tư mà còn phải lựa chọn được danh mục chứng khoán đầu tư có hiệu quả cho khách hàng.

Nếu thị trường là hiệu quả thì câu hỏi đặt ra là tại sao các nhà đầu tư trong thực tế phải tốn công sức trong việc lựa chọn cổ phiếu cho danh mục đầu tư cho họ? Tại sao họ không thiết kế một danh mục đầu tư theo đúng các chỉ số có trên thị trường?

Một số các lý do sau đây giải thích vai trò cần thiết của quản lý danh mục đầu tư:

 Sự cần thiết trong việc tạo lập một danh mục đầu tư được đa dạng hóa theo đúng yêu cầu của nhà đầu tư Thậm chí trường hợp giá cả của mọi chứng khóan được định giá đúng với giá trị của nó nhưng mỗi chứng khoán này vẫn chứa đựng rủi ro mang tính chất cá biệt của công ty Những rủi ro này chỉ có thể loại bỏ thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư Vai trò quản lý sẽ phát huy tác dụng để tạo ra một danh mục đầu tư phù hợp với mức rủi ro hệ thống mà nhà đầu tư mong muốn.

 Quản lý danh mục đầu tư còn chịu tác động của tâm lý nhà đầu tư đối với rủi ro

 Việc lựa chọn các chứng khoán để đầu tư phải tính đến ảnh hưởng của thuế Những nhà đầu tư phải chịu mức thuế cao thường không muốn có trong danh mục của mình những chứng khoán giống như các nhà đầu tư chịu thuế suất thấp.

THIẾT LẬP BỘ LỌC CHO DANH MỤC ĐẦU TƯ

Thông số - lợi suất phụ trội độc lập với thị trường

Ta có công thức để tính Anpha như sau

Trong đó C được lấy từ kết quả hồi quy theo mô hình kinh tế lượng của Chuỗi lợi suất cổ phiếu.

 : Có nhiều cách tính nhưng thông dụng nhất là 2 cách:trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp là phương pháp tính theo mô hình chỉ số đơn(SIM) với chuối lợi suất cổ phiếp i và chuỗi lợi suất thị trường (áp dụng ởViệt Nam là Vn_index hoặc Hastc_index) Còn tính theo phương pháp gián tiếp là tính thông qua một beta của doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề ở nước có thị trường chứng khoán phát triển lâu dài như thị trường Mỹ,tiến hành điều chỉnh với các điều kiện phù hợp với điều kiện ở Việt Nam ta cũng có thể giải quyết vấn đề trên Tính Beeta theo phương pháp gián tiếp này, tức là ước lượng hệ số beta dựa trên các chỉ số beta ngành của thị trường Chứng khoán Mỹ Tuy nhiên do sự phân ngành và do đặc thù của các công ty ở Việt Nam và Mỹ khác nhau Tại Việt Nam thì chưa có sự thống nhất phân loại ngành nhất định đối với 1 công ty, do có nhiều công ty kinh doanh đa ngành nên rất khó để ứng dụng phương pháp này Vì thế khi áp dụng, làm mất độ chính xác của  , hơn nữa có những ngành ở Việt Nam mà Mỹ không có (không phân loại) và ngược lại Vì thế trong Khóa luận này ta chọn phương pháp xác định  theo mô hình SIM.

Hãy hình dung Anpha bằng cách giả sử lợi suất ở thị trường bằng Zero.

Trong trường hợp này anpha sẽ bằng zero Thông số Anpha càng cao chừng nào lợi suất đầu tư của bạn sẽ càng cao hơn thị trường từng ấy Thế nhưng chỉ nhằm mua cổ phiếu có thông số Anpha cao, ta cũng có thể phải chịu nhiều rủi ro Cổ phiếu có Anpha cao thường cũng có hệ số Beta cao Beta là đại lượng phản ánh mức bất ổn gây rủi ro Hệ số beta càng cao thì cổ phiếu càng bất ổn Tính bất ổn cao thường được xem như là có mức rủi ro cao.

Độ lệch chuẩn – đại lượng phản ánh mức độ bất ổn

Độ lệch chuẩn  được tính bằng công thức:

Hoặc ta có thể tính độ lệch chuẩn qua mô hình Kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eview hoặc SPSS. Độ lệch chuẩn càng cao , rủi ro gánh chịu càng nhiều Độ lệch chuẩn phản ánh phạm vi biến động tăng giá hoặc giảm giá so với thị trường Dạng rủi ro này được gọi là rủi ro có thể giảm thiểu được nhờ đa dạng hóa đầu tư.Nếu cổ phiếu biến động trong phạm vi khung biến động giá giao dịch và mức độ biến động không trội hơn độ lệch chuẩn , tình hình này là bình thường và rủi ro chấp nhận được Các loại cổ phiếu dao động vượt quá độ lệch chuẩn của nó đều có mức rủi ro cao Như vậy, độ lệch chuẩn có lẽ là chỉ tiêu dự báo quan trọng nhất trong nỗ lực đo lường mức rủi ro tiềm tàng của cổ phiếu.

Cho nên nếu chúng ta có thể tìm được loại cổ phiếu có thống số Anpha cao nhất với độ lệch chuẩn thấp nhất thì đó sẽ là phương án tối ưu.

Tỷ số lợi ích hứa hẹn/rủi ro

Sau khi có được độ lệch chuẩn, Anpha và Beta, ta tính được tỉ số lợi ích hứa hẹn trên rủi ro 

 Công thức đơn giản này là công cụ giúp chúng ta thỏa mãn ước muốn tìm kiếm các loại cổ phiếu khá dĩ tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất Muốn vậy, chúng ta chia thông số Anpha cho độ lệch chuẩn Nhờ đó, chúng ta sẽ sàng lọc được các loại cổ phiếu có tỷ số lợi ích hứa hẹn/rủi ro cao nhất.

 Thực hiện xong 3 bước của sàng lọc định lượng, chúng ta lọc ra được 25% cổ phiếu ưu việt nhất căn cứ vào tỷ lệ lợi ích hứa hẹn/rủi ro Sau đó dùng chính số cổ phiếu ưu việt nhất đó tiếp tục qua bước sàng lọc cơ bản.

Quy trình sàng lọc cơ bản dựa trên các chỉ số tài chính nền tảng, bao gồm: chỉ số tăng trưởng, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và giá thị trường.

Chỉ số tăng trưởng

Các chỉ số về triển vọng tăng trưởng dài hạn của công ty là thước đo quan trọng đối với các nhà đầu tư xem xét đầu tư hoặc cho vay dài hạn Trong số đó, "Tỷ số lợi nhuận tích lũy" và "Tỷ số tăng trưởng bền vững" là hai tỷ số chính được sử dụng để phân tích triển vọng tăng trưởng này, cung cấp thông tin chi tiết về khả năng duy trì lợi nhuận và tăng trưởng ổn định của công ty trong tương lai.

2.1.1 Tỷ số lợi nhuận tích lũy

Chỉ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu tư Do đó nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai Tỷ số này xác định theo công thức sau:

Chỉ số lợi nhuận tích lũy = Lợi nhuận tích lũy

2.1.2 Tỷ số tăng trưởng bền vững

Chỉ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận Do vậy có thể xem chỉ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững – tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại Công thức như sau:

Chỉ số tăng trưởng bền vững = Lợi nhuận tích lũy

Chỉ số khả năng thanh khoản

Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty Loại tỷ số này gồm có: tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh Cả 2 loại tỷ số này xác định từ dữ liệu của bảng cân đối tài sản, do đó chúng thường được xem là tỷ số được xác định từ bảng cân đối tài sản, tức là chỉ dựa vào dữ liệu của bảng cân đối tài sản là đủ để xác định 2 loại tỷ số này.

2.2.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời

Còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn, được xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả Công thức như sau:

Chỉ số khả năng thanh khoản hiện thời = Giá trị tài sản lưu động

Giá trị tài sản lưu động và nợ ngắn hạn là hai thành phần quan trọng trong phân tích tỷ số thanh khoản Giá trị tài sản lưu động bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho Trong khi đó, nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác Tuy nhiên, tỷ số thanh khoản hiện thời sử dụng hàng tồn kho trong giá trị tài sản lưu động, có thể gây sai lệch vì hàng tồn kho kém thanh khoản hơn so với các loại tài sản lưu động khác Do đó, tỷ số thanh khoản nhanh ra đời để khắc phục nhược điểm này, không tính hàng tồn kho trong giá trị tài sản lưu động nhằm phản ánh chính xác hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

2.2.2 Tỷ số thanh khoản nhanh

Tỷ số thanh khoản nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản nhưng không kể giá trị hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản lưu động khi tính toán Công thức xác định tỷ số thanh khoảng nhanh

Chỉ số khả năng thanh khoản nhanh =

Giá trị tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho

Chỉ số khả năng sinh lời

Nhóm chỉ số sinh lời (ROA và ROE) được các nhà đầu tư dài hạn quan tâm vì trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của họ ROA và ROE là thước đo hiệu quả kinh doanh trong một giai đoạn nhất định, tác động đáng kể đến thu nhập và giá cổ phiếu của công ty.

2.3.1 Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty Công thức xác định tỷ số này bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng giá trị tài sản.

ROA = Lợi nhuận ròng sau thuế

2.3.2 Chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường

Công thức xác định tỷ số này như sau:

ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ số giá thị trường

Các nhóm chỉ số phân tích ở trên chỉ phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của công ty Giá trị tương lai của công ty như thế nào còn tùy thuộc vào kỳ vọng của thị trường Các chỉ số giá thị trường được thiết kế để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho cổ đông Ở đây ta xét 2 chỉ số là

“Chỉ số giá trên thu nhập P/E” và “Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phần EPS”.

2.4.1 Chỉ số giá trên thu nhập P/E (Price to Earning)

Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của công ty.

P/E = Giá thị trường của mỗi cổ phiếu

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu: là mức giá được xác định bởi cung - cầu thị trường, và là mức giá giao dịch được niêm yết trên các sàn giao dịch.

Mức giá này phụ thuộc vào kì vọng của người mua và người bán về công ty về một số mặt như: tình hình hoạt động của công ty gần đây và trong tương lai, rủi ro nhận biết được và triển vọng của các công ty cùng loại cùng thị trường Một công ty hiện tại có thu nhập chưa cao, nhưng lại được thị trường đánh giá cao về tiềm năng phát triển thì P/E sẽ cao Theo các nhà báo cáo và phân tích thị trường, chỉ số P/E vào khoảng trên 10 là cao và trường hợp này sẽ rời vào các công ty mới thành lập ở những ngành sẽ phát triển mạnh trong tương lai như các ngành công nghệ thông tin, môi trường Nhưng theo thống kê trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty đang niêm yết đều có chỉ số P/E khá cao.

2.4.2 Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phần EPS (Earning per share)

Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường, nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn EPS được tính toán theo công thức:

EPS  Mỗi nhà đầu tư tự đặt ra những tiêu chí, tiêu chuẩn và giới hạn đối với mỗi chỉ tiêu tài chính của mình, để từ đó lọc ra được những cổ phiếu tốt nhất sau bước sàng lọc cơ bản Từ đó đem số cổ phiếu thu được tiếp tục qua bước tối ưu danh mục đầu tư.

3 Tối ưu danh mục đầu tư

Khi tìm được các cổ phiếu hội tụ đủ các tiêu chuẩn đề ra, nhiều cổ phiếu thuộc cùng chủng loại hoặc cùng ngành nghề kinh doanh cũng xuất hiện Nếu một khu vực thị trường đang hoạt động thuận lợi, nhiều loại cổ

Lợi nhuận ròng – Tổng cổ tức ưu đãi

Tổng cổ phiếu thường phiếu trong khu vực ấy cũng sẽ gặt hái kết quả khả quan Cổ phiếu biến động hàng loạt, điển hình là các cổ phiếu thuộc ngành kỹ thuật cao, ngành dược phẩm …

Nếu một danh mục đầu tư thiên quá nhiều về một ngành kinh doanh, rủi ro sẽ tăng thêm Vì thế đây cũng là cơ hội tốt để ta ứng dụng lý thuyết MPT, với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro Vì thế ở bước sàng lọc này ta sẽ truy tìm các cổ phiếu có hệ số tương quan âm bằng cách sử dụng ma trận hệ số tương quan (Correlation Matrix).

 Thực hiện xong bước này ta sẽ lập được danh mục đầu tư tối ưu.

XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

Xác định tỷ trọng danh mục đầu tư

Độ tin cậy của việc đo lường nguy cơ hệ thống giúp phản ánh khả năng tổn thất có thể xảy ra do rủi ro hệ thống với một mức độ nhất định, từ đó cung cấp cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính của bạn.

QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ ĐÃ LẬP

Lý thuyết Hộp của Nicolas Darvas

Nicolas Darvas là người phát triển “lý thuyết hộp” Theo lý thuyết này, giá cổ phiếu lên và xuống trong những giới hạn nhất định, và tạo ra một cái “hộp” Đến một thời điểm nào đó, giá của cổ phiếu sẽ vượt qua cái hộp này, và tạo ra một cái “hộp” mới Mua vào những cổ phiếu ngay giai đoạn nó thoát ly cái hộp cũ sẽ tạo ra những lợi nhuận cao Mặc dù trong bất cứ tình trạng nào của thị trường thì ông đều kiếm được lợi nhuận Ông cho rằng: “Lý do duy nhất để mua cổ phiếu là cổ phiếu đó phải đang tăng giá. Nếu nó đang tăng giá, tôi sẽ không cần quan tâm đến lý do nào khác nữa. Còn nếu giá đang giảm thì sẽ chẳng có bất kỳ lý do nào thuyết phục được tôi” Ta sẽ phân tích cách thức xây dựng “Hệ thống Hộp” của ông.

1.1 Các công cụ để xây dựng hệ thống Hộp

1.1.1 Báo cáo tài chính, tuần báo tài chính

Báo cáo tài chính, tuần báo tài chính và ấn phẩm về tài chính thường đề cập đến giá cao nhất và thấp nhất, cổ tức và dữ liệu thống kê về cổ phiếu Những ấn phẩm này cung cấp thông tin về biến động giá cổ phiếu trên các sàn giao dịch và những thay đổi diễn ra trong ngày.

Sau khi nghiên cứu trong một thời gian dài các thay đổi về giá trong thực tế, Nicolas Darvas đã đưa ra những nhận định :

 Cổ phiếu thay đổi trong một giới hạn nhất định, luôn tuân theo các xu hướng lên và xuống nhất định Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được chúng sẽ ra sao trong tương lai chỉ cần dựa vào chúng đang có biểu hiện như thế nào trong hiện tại.

 “Sự dịch chuyển”- ở đây sự dịch chuyển là một từ khóa Một khi xu hướng đã được tạo ra, dù là lên hay là xuống, cổ phiếu cũng phải đi theo con đường mà xu hướng đã vạch ra như thể chúng bị hút theo một lực từ trường rất mạnh nào đó Lý do được đưa ra ở đây là do: mỗi khi một ai đó mua vào thì sẽ dẫn đến nhiều vụ mua cổ phiếu hơn nữa, từ đó đẩy giá lên cao; ngược lại, nếu bán ra với một mức giá nhất định sẽ làm giảm đi số lượng người mua chấp nhận mức giá đó và sẽ khiến cho giá giảm đi – quá trình này cứ thế diễn ra liên tục không ngừng.

Tuy nhiên dù giá cổ phiếu có theo hướng nào đi chăng nữa thì tất cả vẫn phải tuân theo một mức giới hạn nhất định Nghiên cứu biểu đồ cổ phiếu có thể tìm ra mức giới hạn của các cổ phiếu này.

Sử dụng 2 loại đồ thị chính :

 Các biểu đồ miêu tả sự dịch chuyển cổ phiếu, thể hiện mức giá dao động cao nhất và thấp nhất từng tháng trong khoảng xác định.

 Các biểu đồ giá của nhóm các cổ phiếu nổi bật và tiêu biểu nhất trong nhiều năm.

Một cổ phiếu nhất định sẽ chỉ tăng giá đến một mức nhất định Và sau đó, như thể là đã đến đỉnh điểm, nó sẽ giống như một quả bóng tennis, bật ngược trở lại theo hướng giảm xuống và rồi sau đó sẽ tăng giá trở lại mức giới hạn như trước Kết quả của những lần tăng giảm giá cũng giống như sự dao động, luôn luôn trong một giới hạn nhất định Chúng sẽ luôn tuôn theo một xu hướng có trật tự.

Mỗi một cổ phiếu nhất định sẽ chỉ tuân theo một xu hướng nhất định Và sự thay đổi, dịch chuyển trong mỗi trường hợp sẽ diễn ra lần lượt, có thể dự đoán và nhà đầu tư hoàn toàn có thể vẽ nên những biểu đổ trong tâm trí và hiểu được chúng.

1.2 Tư tưởng hình thành nên Hệ thống hộp

Qua quá trình nghiên cứu, Nicolas Darvas nhận thấy mọi biến động tăng giảm của cổ phiếu đều tuân theo quy luật: dịch chuyển giữa các "hộp giá" Những biến động này tạo thành một kênh giá xác định hướng đi của cổ phiếu, giúp nhà đầu tư xác định thời điểm thích hợp để mua hoặc bán Theo Darvas, khi một cổ phiếu phá vỡ ngưỡng trên của hộp giá, nó sẽ tiếp tục tăng giá, còn khi phá vỡ ngưỡng dưới thì sẽ tiếp tục giảm giá Do đó, việc xác định đúng hộp giá là yếu tố quan trọng đối với những nhà đầu tư theo phương pháp giao dịch này.

“hộp” khác Mỗi trạng thái trong quá trình phát triển của cổ phiếu đều được đánh dấu như một quá trình hình thành dao động giữa các giới hạn có thể nhận biết được rõ ràng, sau đó là cú đột phá, và tiếp theo sẽ là giai đoạn tăng lên – giảm xuống trong “hộp” tiếp theo và cứ thế tiếp tục như vậy mãi.

Ban đầu người ta có thể cho rằng sự thay đổi giá dài hạn của một cổ phiếu là hoàn toàn ngẫu nhiễn nếu chỉ dựa vào biểu hiện của nó trong một số trường hợp được lựa chọn tình cờ Nhưng sự thực thì không phải như phải.

Sự dịch chuyển đó là tổng hợp của một loạt các lần dịch chuyển liên tiếp khác nhau Có thể tưởng tượng đó là một chồng cao ngất các “hộp” được xếp đống lên nhau, hộp nọ ở trên hộp kia Mỗi lần dao động diễn ra, dù ngắn hạn hay dài hạn đều được đánh dấu như một giai đoạn trong quá trình phát triển của cổ phiếu Đó là tập hợp của các sức mạnh mà người ta có thể coi nó giống như sự chuẩn bị trước khi diễn ra một cuộc đột kích mới đối với đường giới hạn tiếp theo và một trận chiến nhằm tiến thẳng về phía trước. Tăng lên hay giảm xuống, tất cả đều nằm trong một quá trình diễn ra liên tục của một xu hướng đã được sắp đặt

Từ bài viết trên, có thể tóm tắt rằng Nicolas Darvas đã phát triển "Lý thuyết Hộp" trong đầu tư Theo lý thuyết này, điều quan trọng là phải xác định ranh giới của một hộp, nghĩa là xác định đỉnh và đáy của hộp Bằng cách làm như vậy, có thể tránh nhầm lẫn giữa các dao động giá trong phạm vi của hộp và các chuyển động từ hộp này sang hộp khác.

1.3 Cách xác định đỉnh Hộp, đáy Hộp Đối với một cổ phiếu đang trong giai đoạn chuyển đổi, ta sẽ kiểm tra mức dao động chính xác của nó trong một ngày giao dịch, và ghi lại 2 yếu tố quan trọng nhất Một là, mức giá cao nhất được trả trong suốt ngày giao dịch Hai là, mức giá thấp nhất trong ngày hôm đó.

Khi một cổ phiếu vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng, sự dịch chuyển giá có thể diễn ra như sau :

Mở cửa Cao Thấp Đóng cửa Thay đổi ròng

Trong ví dụ trên, có thể thấy giá luôn tăng lên Mức giá cao nhất trong mỗi ngày luôn cao hơn mức giá của ngày hôm trước, ta có thể để trống phần ghi mức giá cao nhất trong hộp Có thể mức giá giới hạn sẽ cao ngất trời. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp ta đều tìm được một mức tăng giới hạn.

Sau một thời gian, các lệnh mua sẽ giảm xuống, nguồn năng lượng tiến về phía trước sẽ cạn kiệt và các cổ phiếu tạm thời giống như một quả bóng bị xì hơi Ta sẽ nhận thấy, mức giá đỉnh cao trong mỗi ngày giao dịch thành công không thể đạt được, hay nói cách khác là không thể vượt qua mức giá đỉnh cao trong ngày hôm trước Sự dịch chuyển như sau :

Cao Thấp Đóng cửa Thay đổi ròng

Xác định lợi nhuận danh mục sau một giai đoạn và so sánh với mức tổn thất dự tính

V -1 : ma trận nghịch đảo của ma trận V (ma trận vuông, đối xứng, xác định dương)

Mô hình: Xác định danh mục P với lợi suất kỳ vọng ( ¯ r P ) đã được ấn định trước bằng r0 nhằm đạt mục tiêu tối thiểu hóa phương sai của danh mục tức là:

Xác định w= ( w w 1 N ) sao cho: { ∑ i=1 N w i ¯ r i =r 0 ¿ { 1 2 w T Vw→min ¿¿¿¿

Ký hiệu: [1].V −1 [1]=A ; [1]: ma trận có các thành phần đều là số 1 r.V −1 [1]=B ; ¯r.V −1 r=C ; D = AC – B 2

Danh mục P ứng với tỷ trọng w là nghiệm của mô hình được gọi là danh mục biên duyên theo lợi suất kỳ vọng r 0 = ¯ r P

Ngày đăng: 28/11/2023, 16:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 1.1 : Biểu diễn hình học của tập danh mục biên duyên - Quản trị và đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam
th ị 1.1 : Biểu diễn hình học của tập danh mục biên duyên (Trang 21)
Đồ thị 1.3 : Biểu diễn hình học tập danh mục biên duyên trong trường hợp có tài sản rủi ro và phi rủi ro - Quản trị và đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam
th ị 1.3 : Biểu diễn hình học tập danh mục biên duyên trong trường hợp có tài sản rủi ro và phi rủi ro (Trang 25)
Đồ thị 1.4: Biểu diễn hình học của tập danh mục hiệu quả FT - Quản trị và đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam
th ị 1.4: Biểu diễn hình học của tập danh mục hiệu quả FT (Trang 26)
Đồ thị 1.5: Biểu diễn phân bố Profit/Loss của danh mục. - Quản trị và đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam
th ị 1.5: Biểu diễn phân bố Profit/Loss của danh mục (Trang 34)
Bảng Excel ta thu được 62 công ty có hệ số - Quản trị và đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam
ng Excel ta thu được 62 công ty có hệ số (Trang 55)
Bảng 5: Bảng ma trận hệ số tương quan của danh mục             Ta thấy BPC, PAC và TTP hoạt động trong cùng 1 ngành là Dịch vụ công nghiệp - Quản trị và đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 5 Bảng ma trận hệ số tương quan của danh mục Ta thấy BPC, PAC và TTP hoạt động trong cùng 1 ngành là Dịch vụ công nghiệp (Trang 60)
Bảng 7: Bảng xác định tỉ trọng tối ưu của danh mục đầu tư theo phương pháp EGP - Quản trị và đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 7 Bảng xác định tỉ trọng tối ưu của danh mục đầu tư theo phương pháp EGP (Trang 63)
Bảng 9: Bảng xác định tỉ trọng danh mục đầu tư theo phương pháp Markowitz - Quản trị và đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 9 Bảng xác định tỉ trọng danh mục đầu tư theo phương pháp Markowitz (Trang 64)
Đồ thị 3.3: Sơ đồ quá trình tính VaR bằng Phương pháp Monte Carlo - Quản trị và đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam
th ị 3.3: Sơ đồ quá trình tính VaR bằng Phương pháp Monte Carlo (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w