Thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín

52 360 2
Thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LÝ LUẬN CHUNG 4 1.Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Vấn đề thanh khoản 7 Khái niệm thanh khoản Cung thanh khoản Cầu thanh khoản 3. Rủi ro thanh khoản 9 Khái niệm rủi ro thanh khoản Điều hành thanh khoản THỰC TIỀN 16 1.Giới thiệu về Sacombank 16 3. Tình hình thiếu hụt thanh khoản của nền kình tế 34 Giai đoạn trước 1952008 Giai đoạn : 19052008 Giai đoạn : 11062008 Giai đoạn : 21102008 Giai đoạn : 05112008 Giai đoạn : 20112008 Giai đoạn : 22122008 Giai đoạn : 23012009 nay 4. Đánh giá thực tế điều hành thanh khoản tại Sacombank và giải pháp kiến nghị 45 LỜI CẢM ƠN 51

Học Viện Ngân hàng MỤC LỤC Trần Phương Thảo Lớp: NHD - K8 1 Học Viện Ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU Là 1 sinh viên của Học viện Ngân hàng, hẳn ai cũng đã trải qua 3 tháng thực tập tại các ngân hàng.Thời gian qua tôi đã điều kiện thực tập tại Sacombank – CN Đông Đô, là 1 chi nhánh mới thành lập chưa phản ánh được thực trạng hoạt động của toàn hệ thống Sacombank, nhưng tại đây tôi đã học tập được rất nhiều. Trong quá trình thực tập tại chi nhánh, tôi đã thực tập tại 3 vị trí : Bộ phận tiền gửi, bộ phận kế toán và bộ phận tín dụng nhằm nắm được sơ bộ về quy trình, không khí làm việc thực tế tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này, đồng thời thu thập tài liệu phục vụ cho việc nghiêm cứu đề tài tốt nghiệp. Dựa trên quá trình học tập và thực trạng nền kinh tế, tôi đã quyết định chọn đề tài : “ Thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín”, 1 vấn đề thời sự hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu của tôi chỉ dừng lại là 1 đề tài tốt nghiệp, nghiên cứu sơ bộ về thanh khoản tại ngân hàng thương mại, thực tế điều hành của Ngân hàng Nhà nước nói chung và của riêng Sacombank. Đề tài nghiên cứu của tôi thực sự còn sơ sài nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của tất cả mọi người. Để thực hiện đề tài này tôi đã tham khảo 1 số tài liệu : Giáo trình Quản trị ngân hàng của Peter Rose Các quyết định của Sacombank : 1.Quyết định 632/2007/QĐ – HĐQT : V/v ban hành Quy chế điều hành thanh khoản tại Sacombank 2.Quyết định 744/2005/QĐ – KDTT : V/v ban hành Quy định về phương pháp tính định mức thanh khoản tại Sacombank 3.Quyết định 4267/2007/QĐ – KDV : V/v ban hành Quy trình điều hành thanh khoản tại Sacombank Trần Phương Thảo Lớp: NHD - K8 2 Học Viện Ngân hàng 4.Quyết định 149/2004/QĐ – HĐQT : V/v ban hành Quy chế đảm bảo hoạt động liên tục trong điều kiện khủng hoảng Và một số tài liệu nội bộ khác của Sacombank Các web tham khảo : www.sacombank.com www.sbv.gov.vn www.doanhnhan360.com www.laodong.com.vn www.dantri.com Trần Phương Thảo Lớp: NHD - K8 3 Học Viện Ngân hàng LÝ LUẬN CHUNG 1.Tính cấp thiết của đề tài Hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện việc cải cách, các ngân hàng thương mại đã nhiều bước phát triển mới cả về chất và lượng, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường như vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo các ngân hàng thương mại hay thậm chí là cả Ngân hàng nhà nước, mà hậu quả của nó là sự thiếu hụt thanh khoản trên toàn hệ thống diễn ra trong thời gian qua. Mặc dù với nỗ lực của Ngân hàng nhà nước và bản thân các ngân hàng thương mại, cuối cùng sự thiếu hụt cũng qua đi nhưng đây là một hồi chuông cảnh tỉnh sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo đối với công tác quản trị thanh khoản. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng khả năng thanh khoản tốt , hay nói cách khác là ngân hàng không gặp phải rủi ro thanh khoản khi ngân hàng kuôn được nguồn vốn với chi phí hợp lý mà ngân hàng cần, tức là ngân hàng không rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn vốn thanh khoản gây ảnh hưởng tới hoạt động chi trả trong ngày cũng không rơi vào tình trạng thừa gây lãng phí nguồn vốn. Đây thực sự là 1 điều khó đối với công tác quản lý, tuy nhiên với những hậu quả của việc thiếu hụt thanh khoản gây ra không chỉ đối với bản thân ngân hàng mà còn đối với sự ổn định của cả nền kinh tế thì vấn đề thanh khoản hiện nay không thể xem nhẹ được. Đầu năm 2007 nhận thấy nguy lạm phát thể tăng đến mức 2 con số Ngân hàng nhà nước đã nhanh chóng ra quyết định áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt với biện pháp đầu tiên là tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Theo quyết định 1141/QĐ – NHNN, kể từ ngày 01/06/2007 tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kì hạn và kì hạn dưới 12 tháng bằng VND đối với các ngân hàng thương mại là 10%/năm, tăng gấp đôi so với mức cũ. Điều này đồng Trần Phương Thảo Lớp: NHD - K8 4 Học Viện Ngân hàng nghĩa với việc nguồn vốn cho vay của các ngân hàng bị cắt giảm. Lúc này, nếu ngân hàng huy động được 100 đồng thì sẽ chỉ được phép cho vay 90 đồng, thay vì 95 đồng như trước đây. Để đảm bảo lợi nhuận các ngân hàng buộc phải giảm lãi suất huy động hoặc tăng lãi suất cho vay. Nhưng lúc này thị trường chứng khoán và các kênh đầu tư khác đang thuận lợi, việc cắt giảm lãi suất huy động lúc này là không thể.Giải pháp duy nhất của ngân hàng là phải tăng lãi suất cho vay. Tuy nhiên bài toán lãi suất không dừng ở đó, với những nguyên nhân sẵn có, việc tăng lãi suất bản như 1 giọt nước làm tràn ly, làm cho tình trạng thiếu hụt thanh khoản xảy ra hàng loạt trên toàn hệ thống ngân hàng. Đến đầu năm 2008, tình trạng thiếu hụt tiền đồng đã làm cho lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt, đã lúc vượt ngưỡng 40%. Đẩy các ngân hàng vào cuộc chạy đua lãi suất làm cho lãi suất huy động đầu năm 2007 chỉ ở mức 8,75% /năm thì đến cuối 2007 đã tăng lên đến 12 %/năm và đến giữa 2008 đã ngân hàng thu hút tiền gửi với mức lãi suất lên đến 18,9%/ năm. Ngay đến Ngân hàng nhà nước cũng đã lúc phải nhiều lần thay đổi lãi suất bản từ 8,75% lên12% và 14 %/ năm. Lúc này lãi suất cho vay cao nhất tại các ngân hàng thương mại đã tăng tương ứng là 18% và 21%/năm (150 % lãi suất bản). Trong bối cảnh huy động với lãi suất trên 18%/ năm hầu hết các NH đều phải áp dụng mức lãi suất cho vay cao nhất. Hậu quả là hoạt động của hầu hết các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Huy động với lãi suất cao đồng nghĩa với việc cho vay lãi suất cao làm cho hoạt động cho vay của các ngân hàng bị đình trệ. Hầu hết các ngân hàng ngừng hoặc hạn chế các sản phẩm mới quay lại tập trung vào sản phẩm cho vay truyền thống với điều kiện cho vay khét khe hơn nhằm năng cao chất lượng khoản vay. Điều này làm cho giá trị giải ngân tại các ngân hàng giảm đi đáng kể. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng giảm sút đáng kể, hầu hết các ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch doanh thu giảm 30 – 40 %, thậm chí những ngân hàng bị thua lỗ. Trần Phương Thảo Lớp: NHD - K8 5 Học Viện Ngân hàng Đến nay khi mà sự khan hiếm tiền đồng qua đi lãi suất bản giảm còn 7%/năm, bắt buộc lãi suất cho vay giảm dưới 10,5%/năm các ngân hàng thương mại lại 1 mối lo khi mà trong ngân hàng còn 1 lượng lớn tiền huy động với lãi suất cao, bài toán lợi nhuận vẫn là 1 bài toán đau đầu đối với cấp quản lý tại các ngân hàng thương mại Bên cạnh đó, sự thiếu hụt thanh khoản tại các ngân hàng thương mại đâu chỉ tác động đến bản thân các ngân hàng mà nó còn tác động nghiêm trọng đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, đời sống của dân cư và sự phát triển của nền kinh tế. Lãi suất ngân hàng tăng cao làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp. Thêm nữa khi các ngân hàng thắt chặt chính sách cho vay,lãi suất cho vay cao, điều kiện cho vay khắt khe, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để vay vốn. Sự thiếu hụt vốn sản xuất kinh doanh là 1 điều tất yếu. Không vốn doanh nghiệp sản xuất trì trệ, chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng, mất uy tín. Nhiều doanh nghiệp đã phải đình trệ sản xuất vì không vốn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế. Khi lãi suất cho vay quá cao, doanh nghiệp buộc phải cân đối, đảm bảo lợi nhuận bằng cách tăng giá bán thành phẩm để bù đắp chi phí lãi vay. Điều này đã tạo một phản ứng dây chuyền làm cho giá cả hàng hóa tăng cao ảnh hưởng tới đời sống dân cư, đặc biệt là bộ phận dân cư thu nhập thấp. Nạn thất nghiệp gia tăng kèm theo là tệ nạn xã hội. Nhưng điều này thực sự làm cho Chính phủ lo ngại. Với những hậu quả của việc thiếu hụt thanh khoản trong thời gian qua, thanh khoản đáng là một vấn đề để các cấp quản lý ngân hàng quan tâm nghiên cứu. Không chỉ vậy, khi rủi ro thanh khoản xảy ra trầm trọng hơn thể dẫn đến sự sụp đổ của cả ngân hàng thương mại, thực tế đã xảy ra ở Mĩ trong thời gian qua, hay thậm chí là sự suy thoái của nền kinh tế. Vì vậy vấn đề thanh khoản hiện này đang là một vấn đề đòi hỏi nhận được sự quan tâm đúng mức của không chỉ cấp lãnh đạo các ngân hàng thương mại mà còn của Trần Phương Thảo Lớp: NHD - K8 6 Học Viện Ngân hàng cả Ngân hàng Nhà nước, để biện pháp ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng. 2. Vấn đề thanh khoản Xét về góc độ tài sản, thanh khoản hay đầy đủ là tính thanh khoản của tài sản được hiểu là khả năng chuyển đổi ra tiền của tài sản, đo lường bằng chi phí chuyển đổi và thời gian chuyển đổi. Tại các ngân hàng thương mại, nhắc đến thanh khoản tức là nhắc tới khả năng thanh khoản của ngân hàng, được hiểu là khả năng tìm kiếm và sử dụng các nguồn tiền nhằm đảm bảo đáp ứng khả năng thanh toán, chi trả của ngân hàng bao gồm đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, nhu cầu giải ngân và những nhu cầu thanh toán khác. Ở đây chúng ta chỉ xem xét và nghiên cứu thanh khoản tại các ngân hàng thương mại. Quản lý thanh khoản tức là thực hiện các công tác nhằm đảm bảo đáp ứng vừa đủ nhu cầu thanh khoản tại ngân hàng với chi phí nhỏ nhất. Để được điều này các nhà quản lý luôn phải ngiên cứu mô hình cung - cầu thanh khoản. Cầu thanh khoản được hiểu là toàn bộ những nhu cầu chi trả tại ngân hàng xác định trong 1 khoảng thời gian nhất định ( 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng…).Cầu thanh khoản bao gồm: - Khách hàng rút các khoản tiền gửi - Giải ngân theo hợp đồng đã cam kết - Thanh toán các khoản vay và phải trả - Chi phí trả lãi và cung cấp các dịch vụ của ngân hàng - Mua lại cổ phiếu - Chi trả cổ tức cho cổ đông Cung thanh khoản được hiểu là những nguồn để ngân hàng đáp ứng nhu cầu chi trả của mình. Cung thanh khoản bao gồm : - Khoản tiền gửi nhận được Trần Phương Thảo Lớp: NHD - K8 7 Học Viện Ngân hàng - Các khoản tín dụng thu về - Thu nhập từ lãi và việc cung cấp các dịch vụ - Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng - Vay mượn trên thị trường tiền tệ - Phát hàng cổ phiếu ra thị trường Cầu thanh khoản của 1 ngân hàng thường là từ 2 nguồn chính : Khách hàng rút tiền khỏi tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và các khoản tín dụng giải ngân theo hợp đồng. Trong đó các khoản tín dụng thường là được xác định trước và ít sự biến động nhưng các khoản tiền rút khỏi tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, ngoài các khoản đến hạn mà ngân hàng thể dự tính được còn 1 khoản đáng kể các khoản chưa đến hạn được khách hàng quyết định rút khỏi ngân hàng trong thời gian này. Đây chính là vấn đề cần được quan tâm nhiều nhất trong hoạt động điều hành cầu thanh khoản. Về vấn đề này để xác định được nhu cầu rút bất ngờ của khách hàng các nhà quản trị ngân hàng cần nghiên cứu tâm lí của khách hàng. Để tác động đến tâm lí rút trước hạn của khách hàng rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Một số yếu tố khách quan như lạm phát, khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế phát triển không ổn định, chiến tranh, thiên taingân hàng cần sự quan tâm đúng mức đến những vấn đề chính trị, thời sự, kinh tế này vì đó thể là 1 yếu tố dẫn đến những yếu tố chủ quan của ngân hàng, như sự chủ quan của nhà lãng đạo ngân hàng trước tình hình đang diễn ra, ngân hàng mất khả năng thanh khoản làm cho khách hàng mất lòng tin rút tiền ồ ạt, ngân hàng hoạt động không tốt… Về cung thanh khoản, nguồn cung thanh khoản chính của ngân hàng chính là khoản tiền gửi mới của khách hàng vào tài khoản tiền gửi, vì vậy để đảm bảo khả năng cung thanh khoản của mình các ngân hàng cần phải linh hoạt và chủ động trong việc ban hành chính sách huy động. Dòng tiền của khách hàng sẽ xu hướng tăng vào đầu tháng và giữa tháng khi mà nguồn trả lương chảy về ngân hàng, đây cũng là 1 vấn đề mà các ngân hàng cần xem Trần Phương Thảo Lớp: NHD - K8 8 Học Viện Ngân hàng xét trong điều kiện trả lương qua thẻ ATM hiện nay tại nước ta. Đây là 1 vấn đề còn khá mới mẻ tại Việt Nam vì vây cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các ngân hàng khi mà Nhà nước đã tạo điều kiện cho ngân hàng được 1 khoản vốn với giá rẻ. 3. Rủi ro thanh khoản Trạng thái thanh khoản của ngân hàng sẽ được xác định bằng công thức: Thanh khoản ròng ( NLP ) = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản Ngân hàng sẽ thặng dư thanh khoản khi : NLP > 0 , Cung thanh khoản > Cầu thanh khoản => Ngân hàng dư thừa nguồn vốn khả dụng gây lãng phí nguồn vốn nhàn rỗi. Ngân hàng sẽ thiếu hụt thanh khoản khi : NLP < 0 , Cung thanh khoản < Cầu thanh khoản => Ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn khả dụng, không đảm bảo được khả năng chi trả. Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng sẽ xảy ra khi sự mất cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản, dù là thâm hụt hay dư thừa thanh khoản. Khi cầu về thanh khoản của ngân hàng vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Lúc này ngân hàng phải xem xét sẽ huy động khoản thiếu hụt đó ở đâu, khi nào sao cho chi phí và chi phí hội huy động là thấp nhất. Ngược lại, khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản ngân hàng dư thừa thanh khoản thì ngân hàng lại phải quyết định việc sẽ dùng khoản dư thừa đầu tư vào đâu để được lợi nhuận cao nhất cho đến lúc cần sử dụng nguồn vốn đó. Việc cân bằng được cung và câu thanh khoản quả thật là 1 vấn đề khó, vì thanh khoản là 1 vấn đề thời điểm, sự thay đổi quá nhanh nhu cầu thanh khoản của ngân hàng làm cho ngân hàng cần 1 nhà lãnh đạo linh hoạt, ra quyết định mau chóng. Trong khi đó khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời của tài sản luôn sự đánh đổi. Để đảm bảo thanh khoản an toàn ngân hàng cần tập trung nhiều vốn để sẵn sàng Trần Phương Thảo Lớp: NHD - K8 9 Học Viện Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhưng chính điều này lại làm cho khả năng sinh lời của tài sản giảm. Một nhà lãnh đạo tài ba là nhà lãnh đạo được sự điều hành đúng lúc, giúp cho ngân hàng được khả năng thanh khoản tốt nhất với chi phí và chi phí hội thấp nhất. Trong thực tế ngân hàng luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản, vì vậy ngân hàng luôn phải tốn chi phí để duy trì trạng thái thanh khoản an toàn. Chúng ta sẽ xem xét những nguyên nhân làm cho ngân hàng luôn phải đối mặt với vấn đề thanh khoản. Nguyên nhân đầu tiên, xét về vấn đề huy động, nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường thường là nguồn vốn ngắn hạn, do tính chất vận động của nguồn vốn nhàn rỗi, chỉ là khoản tạm nghỉ giừa 2 hội đầu tư, hay do tâm lý của người gửi họ muốn sự linh hoạt của nguồn vốn, vì vậy nguồn vốn đầu vào của các ngân hàng thường là nguốn vốn ngắn hạn. Xét về đầu ra của nguồn vốn tại ngân hàng, nguồn ra của nguồn vốn tại ngân hàng chủ yếu là giải ngân các khoản vay phục vụ sản xuất, đời sống, vì vậy thể thấy đầu ra nguồn vốn của ngân hàng là dài hạn. Huy động ngắn hạn, cho vay dài hạn đã làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng mất cân bằng kì hạn giừa nguồn vốn và tài sản. Vì vậy khi đến hạn rút của khoản tiền gửi thì khoản cho vay từ nguồn vốn đó chưa vào ngân hàng, về lâu dài ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản, đây là nguyên nhân khó khắc phục khi xảy ra nhất. Một nguyên nhân khác của sự mất chênh lệch giữa cung và cầu thanh khoản đó là sự nhạy cảm của ngân hàng trước sự biến động của lãi suất. Khi lãi suất giảm, người gửi sẽ co xu hướng rút tiền khỏi ngân hàng tìm đến kênh đầu tư thu nhập cao hơn. Trong khi đó, tận dụng lãi suất thấp các doanh nghiệp sẽ tăng cường vay vốn từ ngân hàng. Khoản cung thanh khoản giảm, cầu thanh khoản tăng ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Khi lãi suất tăng, khách hàng sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc chi phí hoạt động của ngân hàng tăng. Trong Trần Phương Thảo Lớp: NHD - K8 10 [...]... nhịp nhàng, nhanh chóng đáp ứng được tính kịp thời của công tác quản lý thanh khoản Tại Sacombank, thanh khoản được xem xét bao gồm : tiền mặt, tiền chuyển khoản và các khoản thanh toán đến hạn của ngân hàng Trong đó, tiền mặt là đồng Việt Nam, vàng và các loại ngoại tệ khác dưới dạng vật chất được bảo quản tại kho quỹ của ngân hàng Tiền chuyển khoản là tiền gửi không kì hạn của ngân hàng tại Ngân hàng. .. của ngân hàng khi cần - Mua chứng khoán theo hợp đồng bán lại : là việc ngân hàng mua những chứng khoán chất lượng cao thể dùng thế chấp dễ dàng tại các ngân hàng thương mại khác để vay vốn ngay khi cần thiết - Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác : Khi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, thay vì gửi tại Ngân hàng Nhà nước rồi cho vay trên thị trường liên ngân hàng thì các ngân hàng mở tài khoản tại. .. tại các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước Các khoản thanh toán đến hạn là các khoản thanh toán đi và thanh toán đến của ngân hàng ngày đến hạn trong khoảng thời gian được xác định trước và được thể hiện thông qua Báo cáo độ lệch thanh khoản Việc xác định cụ thể và rõ ràng các khoản tạo thanh khoản cho ngân hàng trong khoảng thời gian xác định giúp cho công tác dự báo và điều hành thanh khoản. .. tích, đề xuất xử lý thanh khoản Bộ phận thanh khoản căn cứ toàn bộ dữ liệu thu thập được từ bước 2 đến bước 5 trên sở cân đối tổng nguồn và sử dụng vốn toàn Ngân hàng để lập báo cáo với ý kiến đề xuất xử lý tình trạng thanh khoản của Ngân hàng Tình hình thanh khoản toàn Ngân hàng được xác định trên sở tổng số dư thanh khoản hiện so với tổng nhu cầu thanh khoản toàn Ngân hàng trong ngày Trần... Kiểm tra thanh khoản tại chi nhánh Bộ phận kế toán tại chi nhánh căn cứ thanh khoản thực tế đầu ngày tại Trần Phương Thảo 29 Lớp: NHD - K8 Học Viện Ngân hàng Chi nhánh, nhu cầu thanh khoản phát sinh tăng / giảm trong ngày và so sánh với định mứ thanh khoản tại Chi nhánh theo quy định hiện hành để xác định tình trạnh thanh khoản tại Chi nhánh trong ngày Lúc này xảy ra 3 trường hợp: - Thanh khoản hợp lý... hàng thương mại tại Việt Nam Đến tháng 10/2007, tháng 11/2007 khi mà sự thiếu hụt thanh khoản tại các NHTM bắt đầu diễn ra, Sacombank đã nhanh chóng ban hành Quy chế điều hành thanh khoản và Quy trình điều hành thanh khoản để kịp thời củng cố công tác quản trị thanh khoản, đảm bảo cho sự an toàn thanh khoản và hạn chế tối đa lãng phí thanh khoản cho ngân hàng Trong quy chế điều hành thanh khoản Sacombank... nợ) - Quản lý thanh khoản điều hòa ( Điều hành kết hợp cả tài sản và nguồn vốn) Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản Chiến lược quản lý thanh khoản từ tài sản là chiến lược cổ điển nhất mà các ngân hàng áp dụng nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản Theo chiến lược này, để đảm bảo được khả năng thanh khoản ngay khi cần thiết các ngân hàng sẽ nắm giữ một lượng tài sản khả năng thanh khoản lớn Tài... lý thang khoản tài sản Khi mà 1 số ngân hàng sử dụng tài sản để tích trữ thang khoản là : dự trữ ở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước hoặc gửi tại các tổ chức tín dụng khác để sẵn sàng cho vay theo chiến lược quản lý thanh khoản tài sản thì một số ngân hàng lại là người đi vay, đó là nội dung chính của chiến lược quản lý thanh khoản nợ Đây là phương pháp mà các ngân hàng tăng cường vốn khả dụng thiếu... một ngân hàng được đánh giá cao trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam thời gian qua Ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên của Sacombank đã cố gắng không ngừng vì mục tiêu phát triển của ngân hàng cũng như của đất nước Năm vừa qua lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt hơn 1000 tỷ đồng, đây là kết quả của cả 1 hệ thống trước vòng xoáy thiếu hụt thanh khoản chung hệ thống ngân hàng. .. khả năng thanh khoản tức thì từ tài sản này là khá cao - Cho vay trên thị trường liên ngân hàng : khi ngân hàng dư thừa thanh khoản tạm thời, ngân hàng sẽ tiến hành cho vay trên thị trường liên ngân hàng Đây chủ yếu là những khoản cho vay qua đêm giúp ngân hàng giải quyết được khoản vốn tạm thời nhàn rỗi tránh sự lãng phí nguồn vốn nói chung , mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và là khoản đầu

Ngày đăng: 21/06/2014, 14:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan