I. Tổng quan về Kiểm toán II. Hệ thống kiểm soát nội bộ III. Phương pháp và qui trình kiểm toán IV. Các chuẩn mực Kiểm toán V. Kiểm toán Nội bộ VI. Kiểm toán NHTM
Trang 1tµi liÖu häc tËp
kiÓm to¸n NHTM
TS Lê Văn Luyện
Trang 2KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
I Tổng quan về Kiểm toán
II Hệ thống kiểm soát nội bộ
III Phương pháp và qui trình kiểm toán
IV Các chuẩn mực Kiểm toán
V Kiểm toán Nội bộ
VI Kiểm toán NHTM
Trang 3I TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1 Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán
2 Bản chất của Kiểm toán
3 Phân loại hoạt động kiểm toán
Trang 4 Kiểm toán là hoạt động đã có từ rất lâu Từ gốc của thuật ngữ
“kiểm toán” theo tiếng la tinh là “Audire”, nghĩa là “Nghe” =>
“Audit”
Từ thế kỷ 20th trở về trước, kiểm toán chủ yếu được thực hiện
để xác nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin tài chính kế toán, và chủ yếu là kiểm toán tuân thủ do KTNN và KTNB tiến hành
Thị trường chứng khoán phát triển, công ty cổ phần ra đời đã dẫn tới sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng quản lý của các nhà quản lý Cộng với nhu cầu giải quyết các mâu thuẫn giữa người cung cấp và người sử dụng thông tin
=> KTĐL đã ra đời.
1 Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán
Trang 5 Kiểm toán hiện đại không chỉ dừng ở vai trò xác nhận các thông tin mà còn phát huy vai trò tư vấn trong hoạt động của các doanh nghiệp
Ở Việt nam, Công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập tháng 05/1991 Đến đầu năm 2005 đã có trên
80 công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Các BIG FOUR cũng đã có mặt và hoạt động tại Việt nam
1 Quá trình hình thành & phát triển của
kiểm toán (tiếp)
Trang 62 Khái niệm và bản chất của kiểm toán
Khái niệm:
Kiểm toán là 1 quá trình do kiểm toán viên có đủ năng lực
và độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những
giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Trang 7Bản chất của kiểm toán:
* Các thuật ngữ trong khái niệm có thể được hiểu như sau:
Kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập: là người đã đạt được những tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp nhất định, có mức độ độc lập tương ứng theo từng loại hình kiểm toán, và được bổ nhiệm để thực hiện chức trách này.
Bằng chứng: là các tài liệu, các thông tin được KTV thu thập để làm cơ sở cho những ý kiến, nhận xét của kiểm toán viên
Thông tin có thể định lượng được: Là các thông tin cần phải đánh giá và đưa ra nhận xét Có thể là các báo cáo tài chính, các tờ khai nộp thuế, hợp đồng tín dụng
Báo cáo: là văn bản trình bày ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về mức độ phù hợp giữa các thông tin với các chuẩn mực đã xây dựng.
Chuẩn mực để đánh giá: được thiết lập tuỳ theo mục đích của từng loại kiểm toán, như các chuẩn mực kế toán, các văn bản pháp lý, nội qui cơ
Trang 8Đối tuợng, chức năng của kiểm toán và mối quan
hệ kế toán – kiểm toán
* Đối tuợng:
Một cách chung nhất, đối tượng của kiểm toán chính là các thông tin có thể định lượng được của 1 tổ chức, 1 DN nào đó cần phải đánh giá và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của nó.
Đối tượng cụ thể của kiểm toán phụ thuộc vào từng cuộc kiểm toán, từng loại hình kiểm toán, có thể là các thông tin tài chính (như các BCTC), hoặc thông tin phi tài chính
Trang 9* Chức năng của kiểm toán:
của CÁC THÔNG TIN
trước khi nó đến tay người sử dụng.
Hay, kiểm toán thực hiện chức năng
- Kiểm tra, thẩm định
Trang 10* Mối quan hệ kế toỏn - kiểm toỏn:
Hoạt động kinh tế của
Trang 113 Phân loại hoạt động kiểm toán.
3.1 Phân loại theo chức năng, mục đích kiểm toán.
Căn cứ theo chức năng kiểm toán, có thể chia công việc kiểm toán thành 3 loại:
+ Kiểm toán hoạt động
+ Kiểm toán tuân thủ
+ Kiểm toán báo cáo tài chính
Trang 12a Kiểm toán hoạt động (Opperational Audit).
- K/niệm:
Kiểm toán hoạt động là quá trình kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một hoạt động để từ đó đề xuất phương án cải tiến
- Đối tượng: Rất đa dạng, có thể bao gồm:
Rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ để giám sát và tăng cưởng hiệu quả của hệ thống này
Kiểm tra việc huy động, phân phối, sử dụng 1 cách hiệu quả các nguồn lực, như: nhân, tài, vật lực, thông tin
Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối và sử dụng thu nhập, bảo toàn và phát triển vốn
Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả của một qui trình sản xuất …
- Chuẩn mực đánh giá:
Chuẩn mực đánh giá được xác định tuỳ theo từng đối tượng cụ thể, vì thế không có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực thường mang tính chủ quan tuỳ theo nhận thức của kiểm toán viên
- Chủ thể tiến hành: Thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ, nhưng cũng có thể
do kiểm toán viên Nhà nước hay kiểm toán viên độc lập tiến hành
- Kết quả: Chủ yếu phục vụ cho lợi ích của chính bản thân đơn vị được kiểm toán.
Trang 13b Kiểm toán tuân thủ (Compliance/regulatory Audit)
- K/niệm:
Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ quản lý, hay các văn bản, qui định nào đó của đơn vị.
- Đối tượng: là việc tuân thủ pháp luật và các qui định hiện hành, có thể bao gồm:
Luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý của Nhà nước,
Nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nội qui cơ quan.
Các qui định về nguyên tắc qui trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như từng khâu công việc của từng bộ phận.
- Chuẩn mực dùng để đánh giá: là các văn bản có liên quan, như: luật thuế, các văn bản pháp qui, các nội qui, chế độ, thể lệ
- Chủ thể tiến hành: Được thực hiện chủ yếu bởi kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên độc lập
- Kết quả: Chủ yếu phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan, các nhà quản lý.
Trang 14c Kiểm toán báo cáo tài chính (Audit of Financial Statements)
- K/niệm:
Là việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính của 1 đơn vị.
- Đối tượng kiểm toán: Là các báo cáo tài chính của đơn vị, bao gồm:
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Bảng Cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh các báo cáo tài chính
- Chuẩn mực dùng để đánh giá: Kiểm toán báo cáo tài chính lấy các chuẩn mực kế toán hay chế độ kế toán hiện hành làm thước đo chủ yếu.
- Chủ thể tiến hành: Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập
- Kết quả: Để phục vụ cho đơn vị, nhà nước và các bên thứ 3, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư, các nhà cung cấp
Trang 153.2 Phân loại theo chủ thể kiểm toán
Căn cứ theo chủ thể kiểm toán có thể chia hoạt động kiểm toán thành 3 loại:
+ Kiểm toán nhà nước + Kiểm toán độc lập
+ Kiểm toán độc lập
+ Kiểm toán nội bộ
Trang 16a Kiểm toán Nhà nước (State Audit)
- K/niệm:
Là hoạt động kiểm toán do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành, chủ yếu
là họ thực hiện kiểm toán tuân thủ và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị có sử dụng vốn, kinh phí của nhà nước.
Cơ quan kiểm toán nhà nước là một tổ chức trong bộ máy quản lý của nhà nước Kiểm toán viên nhà nước là các viên chức nhà nước.
- Về mặt tổ chức: Kiểm toán Nhà nước có thể trực thuộc Chính phủ, Quốc hội hoặc Toà án.
Kiểm toán nhà nước có quyền góp ý và yêu cầu các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai phạm và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những sai phạm, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết.
- ở Việt nam: Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị định 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và là một cơ quan của Chính phủ Năm 2005 thay đổi mô hình tổ chức, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT -> Nâng cao năng lực và hiệu quả của KTNN
Trang 17b Kiểm toán độc lập (Independent Audit).
- K/niệm:
Là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập Họ chủ yếu thực hiện các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, và tuỳ theo yêu cầu của khách hàng họ còn thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và cung cấp các dịch vụ tư vấn về kế toán, thuế, tài chính
Do sự độc lập trong hoạt động nên kết quả kiểm toán của họ tạo được sự tin cậy đối với những người sử dụng, do đó họ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường Nói khác, những người
sử dụng báo cáo tài chính mà chủ yếu là các bên thứ 3 chỉ tin cậy vào những báo cáo đã được kiểm toán viên độc lập kiểm toán.
Trang 18c Kiểm toán nội bộ (Internal Audit)
- K/niệm:
Là hoạt động kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị
Để có thể hoạt động hữu hiệu thì bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị, thế nhưng sự độc lập này chỉ mang tính tương đối vì họ vẫn là nhân viên của đơn vị Đây chính là sự khác biệt chủ yếu giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập và làm cho kết quả của kiểm toán nội bộ khó được sự tin cậy của những người bên ngoài đơn vị
=> Kết quả kiểm toán nội bộ chủ yếu để phục vụ cho công tác quản lý của Ban Giám đốc và HĐQT.
Kiểm toán nội bộ có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, hoặc kiểm toán báo cáo tài chính.
Trang 191 Khái niệm và mục tiêu,nhiệm vụ của HTKSNB
2 Các bộ phận cấu thành của HTKSNB
3 Những vấn đề cần chú ý khi thiết lập HTKSNB
4 Những hạn chế vốn có của HTKSNB
II HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
(Internal Control System- ICS)
Trang 201 Khái niệm & mục tiêu, nhiệm vụ
* Khái niệm
(1) Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểm soát do Ban Giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể (IAS 400)
(2) Theo COSO: Kiểm soát nội bộ là 1 qui trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng Quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của 1 tổ chức, được thiết kế để cung cấp mọi sự đảm bảo hợp
lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản trị, các nhà quản lý mong muốn là:
+ Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động+ Tính chất đáng tin cậy của các báo cáo tài chính+ Sự tuân thủ các luật lệ và qui định hiện hành
Trang 21 ICS không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong Ngân hàng.
HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy trình KSNB hiệu quả cũng như việc giám sát hiệu quả của
hệ thống này một cách liên tục; tuy nhiên tất cả các thành viên của tổ chức đều tham gia vào quy trình này.
Giải thích khái niệm:
Trang 22Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động
Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và cập nhật của các thông tin tài chính và quản lý
Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy định
Mục tiêu của Hệ thống KSNB
Trang 23Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)
Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động
Sử dụng có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực khác
Hạn chế rủi ro
Đảm bảo sự phối hợp, cùng làm việc của toàn bộ nhân viên trong NH để đạt được mục tiêu của NH với hiệu năng và sự nhất quán.
Tránh được các chi phí không đáng có/ việc đặt các lợi ích khác (của nhân viên, của khách hàng ) lên trên lợi ích của Ngân hàng.
ích của Ngân hàng
Trang 24Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)
Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và cập nhật của thông tin tài chính và quản lý
Các báo cáo cần thiết được lập đúng hạn và đáng tin cậy để ra quyết định trong nội bộ NH
Thông tin gửi đến Ban TĐ, HĐQT, các cổ đông và các cơ quan giám sát phải có đủ chất lượng và tính nhất quán
BCTC và các báo cáo quản lý khác được trình bày một cách hợp lý và dựa trên các nguyên tắc kế toán đã được xác định rõ ràng
được xác định rõ ràng
Trang 25Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy định Đảm bảo mọi hoạt động của NH đều tuân thủ:
Các luật và quy định
Các yêu cầu về giám sát
Các chính sách và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng.
Ngân hàng
Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)
Trang 26* Nhiệm vụ :
- Ngăn ngừa các sai phạm trong hệ thống xử lý nghiệp vụ
- Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ
- Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát có thể tránh
- Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh
Trang 272 Các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ
I.C.S
I.C.S
Control Environment
Control Environment
Control Procedures
Trang 28a Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố
có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, sự vận hành và tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ, trong đó, nhân tố chủ yếu là nhận thức và hành động của các nhà quản lý đơn vị
Trang 29Một số nhân tố chính thuộc về môi trường
(5) Kiểm toán nội bộ
(6) Các phương pháp truyền đạt sự phân công quyền hạn (7) Các yếu tố bên ngoài
Trang 30“Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát Môi trường kiểm soát là nền tảng, là điều kiện cho các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng Một môi trường tốt sẽ có khả năng phát huy hiêụ quả, hạn chế những thiếu sót của các thủ tục kiểm soát, ngược lại, một môi trưởng yếu kém sẽ kìm hãm cảc thủ tục kiểm soát và làm cho nó chỉ còn là hình thức mà thôi”
Trang 31b Hệ thống kế toán:
Thông qua việc ghi chép, tính toán, phân loại các nghiệp vụ, vào sổ sách tổng hợp và lập các báo cáo tài chính, hệ thống kế toán không những cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình quản lý, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị, nên nó là một bộ phận quan trọng của Kiểm soát nội bộ
Trang 32Các yêu cầu của hệ thống kế toán:
Trang 33c Các thể thức kiểm soát
* Khái niệm:
“Là những chính sách, thủ tục giúp cho việc thực hiện các chỉ đạo của người quản lý Nó đảm bảo các hoạt động cần thiết để quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp“.
Trang 34Rất đa dạng, có thể bao gồm:
+ Kiểm tra, so sánh, phê duyệt các số liệu, tài liệu
+ Kiểm soát sự chính xác của các số liệu kế toán
+ Kiểm tra sự phê duyệt các chứng từ kế toán
+ Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài
+ Trong Ngân hàng:
- Thủ tục thẩm định khách hàng trước khi cho vay
- Chữ kỹ kiểm soát, ký hiệu mật trong TTĐT
- Thu trước ghi sau, ghi trước chi sau về tiền mặt, soi tiền, đối chiếu số liệu tiền mặt cuối ngày…
Ví dụ về các thể thức kiểm soát
Trang 353 Những vấn đề cần chú ý khi thiết kế Hệ thống kiểm soát nội bộ (Các nguyên tắc)
Nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc “4 mắt”
Nguyên tắc cân nhắc Lợi ích – Chi phí
Nguyên tắc phân công phân nhiệm
Phân chia trách nhiệm thích hợp (nguyên tắc bất kiêm nhiệm)
Các thủ tục phê chuẩn đúng đắn
Chứng từ và sổ sách đầy đủ
Bảo vệ tài sản vật chất và sổ sách
Kiểm tra độc lập
Trang 365 yếu tố cơ bản của HTKSNB
1. Giám sát của Ban lãnh đạo và văn hóa
DN
2. Nhận biết và đánh giá rủi ro
3. Các hoạt động kiểm soát và phân nhiệm
4. Thông tin và trao đổi thông tin
5. Giám sát hoạt động và sửa sai
Trang 375 yếu tố cơ bản đó đã được Ủy ban Basel về giám sát hoạt động Ngân hàng cụ thể hóa thành các nguyên tắc cơ bản trong tài liệu hướng dẫn của mình về:
Hệ thống Kiểm soát nội bộ của NHTM
Trang 38A Giám sát của Ban lãnh đạo và văn hóa DN
Nguyên tắc 1
Nguyên tắc 1
Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và xem xét định
kỳ các chiến lược kinh doanh chung và các chính sách quan trọng của ngân hàng; nắm bắt các rủi ro quan trọng đối với ngân hàng, đặt ra các mức độ có thể chấp nhận được đối với các rủi ro này và đảm bảo Ban Tổng Giám đốc tiến hành các bước đi cần thiết để nhận biết, định lượng, theo dõi và kiểm soát các rủi ro này; phê duyệt cơ cấu tổ chức; và đảm bảo Ban Tổng Giám đốc theo dõi tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đảm bảo một hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả được áp dụng và duy trì.
thích hợp và có hiệu quả được áp dụng và duy trì
Trang 39Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm thực thi các chiến lược và chính sách được Hội đồng quản trị phê duyệt; xây dựng các quy trình để nhận biết, định lượng, theo dõi và kiểm soát các rủi ro; duy trì một cơ cấu tổ chức phân công
rõ ràng trách nhiệm, thẩm quyền và các quan hệ báo cáo; đảm bảo các trách nhiệm đã giao phó được thực hiện có hiệu quả; thiết lập các chính sách kiểm toán nội bộ hợp lý;
và theo dõi sự phù hợp cũng như tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Nguyên tắc 2
Trang 40Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc có trách nhiệm khuyến khích các chuẩn mực đạo đức và phẩm chất trung thực, cũng như trong việc thiết lập một văn hóa bên trong ngân hàng, trong đó cần nhấn mạnh và thể hiện tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ tới tất cả các cấp độ cán bộ Tất cả các cán bộ ngân hàng cần hiểu về vai trò của họ trong quá trình kiểm soát nội bộ và tham gia đầy đủ vào quá trình này.
Nguyên tắc 3