CHƯƠNG1._ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VẺ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu cơ bản trong tài chính doanh
nghiệp, có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đề có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã dé ra so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa ra quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp [I tr.4]
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc kết hợp sử dụng một tập hợp các khái
niệm công cụ phương pháp đề thu thập và xử lý thông tin kế tốn và các thơng tin quản lý khác, nhằm đánh giá tình hình tài chính, tiềm lực cũng như mức độ rủi ro và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trọng tâm của phân tích tài chính doanh nghiệp là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thơng qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kĩ thuật phân tích Từ đó giúp các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp từ các góc độ khác nhau, vừa có thể đánh giá tồn diện tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chỉ tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp
1.1.2 Vai trị của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có vai trị đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước
pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tượng khác nhau như nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các tổ chức tín dụng các cơ quan Nhà nước, người lao động nên vai trị của phân tích tài
chính doanh nghiệp với mỗi đối tượng là khác nhau Cụ thể:
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Kết quả của phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở đề các nhà quản trị tự đánh giá hiệu quả quản lý khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và việc cân bằng thu chi của doanh nghiệp trong giai đoạn đã qua
Đồng thời đây cũng là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp và
là cơ sở cho những dự đốn tài chính và định hướng quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài trợ trong tương lai [4, tr.22]
Trang 2Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp: Các nhà đầu tư của doanh nghiệp bao gôm nhiều đối tượng: Các cô đông mua cổ phiếu, các công ty góp vốn liên doanh Họ quan tâm trực tiếp đến giá trị của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của vốn cách thức phân chia lợi nhuận Do vậy câu hỏi thường đặt ra cho các nhà đầu tư là: Tỷ suất lợi nhuận của vốn cô phần là bao nhiêu? Thu nhập của một cô phiếu là bao nhiêu? Cổ
tức của một cô phiếu là bao nhiêu? Tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư là bao nhiêu? Ty
lệ rủi ro trong dau tư là bao nhiêu? Khả năng thanh toán như thế nào? Muốn trả lời cho các câu hỏi đó các nhà đâu tư phải dựa vào các trung tâm thông tin tài chính, chuyên gia phân tích để thu nhận thơng tin Thơng tin phân tích báo cáo tài chính sẽ trả lời các câu hỏi trên của các nhà đầu tư Đồng thời thông tin phân tích cũng giúp cho các nhà
đầu tư dự đoán giá doanh nghiệp, dự đoán giá trị cổ phiếu, dự đoán khả năng sinh lời
của vốn hạn chế các khả năng có thể xảy ra [4, tr.20] Đối với người cho vay
Trong các doanh nghiệp thường sử dụng vốn vay để góp phần tăng trưởng vốn chủ sở hữu Do vậy vốn vay thường chiếm tỷ trọng tương đối cao để đáp ứng các nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh Khi cho vay, các ngân hàng, công ty tài chính phải đánh giá khả năng thanh toán ngăn hạn, dài hạn, khả năng sinh lời của vốn Đồng thời dự đoán triên vọng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đối với khoản vay ngắn hạn dài hạn Thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính sẽ đưa ra các quyết định cho vay phù hợp cho từng đối tượng cụ thể Đồng thời hạn chế rủi ro thấp nhất cho các chủ cho vay
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện
nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhăm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ
yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyền nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ
ngăn hạn đề biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng củng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu,
2
Trang 3| bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro
tance cone Nhu vay, k¥ thuat phan tich cé thé thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản
nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới
Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ, người lao động trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thơng tin tài chính của doanh nghiệp bởi vì kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp tới khoản thu nhập như lương, thưởng của họ Ngoài ra, đối với một số người lao động tham gia góp vốn vào doanh nghiệp có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại càng đóng vai trị quan trọng
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan thuế, đơn vị kiểm todn ): Thông qua kết quả phân tích tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đánh gia, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp với chính sách quy định của pháp luật và tình hình hạch tốn chi phi, gia thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng của doanh nghiệp 1.1.3 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Quy trình tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện theo các bước dưới đây:
Lập kế hoạch phân tích: là xác định trước về nội dung, phạm vi thời gian và
cách tổ chức phân tích
— _ Nội dung phân tích cần xác định rõ các vấn đề cần được phân tích: có thể tồn
bộ hoạt động tài chính hoặc chỉ một số vấn đề cụ thẻ nào đó trong cơ cấu vốn, khả
năng thanh toán, Day là cơ sở để dựng đề cương cụ thể đề tiến hành phân tích
— _ Phạm vi phân tích có thể là tồn đơn vị hoặc một số đơn vị được chọn làm
điểm để phân tích Tùy theo yêu cầu và thực tiễn quản lý của doanh nghiệp mà xác định nội dung và phạm vi phân tích
— _ Thời gian ấn định trong phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành công tác phân tích
— Trong kế hoạch phân tích cần phân công trách nhiệm cho các bộ phận trực tiếp thực hiện và bộ phận phục vụ cơng tác phân tích: cũng như các hình thức hội nghị phân tích nhằm thu thập nhiều ý kiến, đánh giá đúng thực trạng và phát hiện đầy đủ tiềm năng giúp doanh nghiệp phần đấu đạt kết quả cao trong kinh doanh [4, tr.48]
Trang 4Tiến hành phân tích: Triển khai thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch
— _ Thu thập tài liệu và kiểm tra số liệu Nguồn thong tin cơ bản là hệ thống báo cáo tài chính, bên cạnh đó thu nhận thêm các tài liệu kế tốn tài chính hợp đồng
kinh tế, kế hoạch công tác, dự tốn chỉ phí, doanh thu Sau đó tiến hành đối chiếu, kiểm tra giữa các kênh thông tin để được thơng tin chính xác nhất đưa vào phân tích
— Xây dựng các chỉ tiêu phân tích phù hợp với nguồn tài liệu, phương pháp phân tích đồng thời thỏa mãn nhu cầu thông tin cho chủ thể phân tích
— Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp
— Xác định nguyên nhân và tính tốn cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến các chỉ tiêu phân tích băng các phương pháp định lượng, định tính
—_ Tống hợp kết quả rút ra nhận xét kết luận vé tinh hình tài chính của doanh nghiệp Kết thúc phân tích: Viết báo cáo phân tích khái quát tồn bộ thơng tin từ các chỉ
tiêu phân tích và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích [4 tr.48 - 50]
1.1.4 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
Phân tích tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của các đối tượng khác nhau Vì vậy nguồn thông tin sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp dù được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đồng thời cũng đòi hỏi có độ tin cậy cao Để có cái nhìn tồn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra được quyết định đúng đắn trong kinh doanh, ta phải quan tâm đến cả thông tin bên trong và ngồi doanh nghiệp
1.1.4.1 Thơng tín bên trong doanh nghiệp
Một nguồn thông tin quan trọng và không thể thiếu trong phân tích tài chính doanh nghiệp là các báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp BCTC cho ta cái
nhìn toàn điện và tong thé vé moi hoat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bản BCTC hoàn chỉnh của doanh nghiệp bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyền tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định thường là cuối mỗi kỳ (cuối tháng quý hoặc năm)
Bảng cân đối kế tốn ln đảm bảo quy tắc cân băng theo phương trình kế tốn cơ bản:
Trang 5| Tổng Tùi sản = Tổng Nguồn von
Tuavetone Hay Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chú sở hữu
Tổng Tài sản: Là toàn bộ giá trị tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của
doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Tài sản gồm có Tài sản ngắn hạn và Tài sản
dài hạn Căn cứ vào số liệu về tổng Tài sản ta có thể đánh giá tổng quát về quy mô tài sản và kết cầu vốn của doanh nghiệp
Tổng Nguồn vốn: Là nguồn hình thành Tài sản của doanh nghiệp, đồng thời thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu là hai nguồn hình thành nên Nguồn vốn doanh nghiệp Trên BCĐKT Nợ phải trả
được chia thành Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn Nhờ đó, khi nhìn vào BCĐKT ta sẽ nắm
được tình hình thanh khoản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo
Như vậy, BCĐKT sẽ thể hiện cấu trúc, quy mô về Tài sản, Nguồn vốn của doanh
nghiệp Có thể thầy BCĐKT là tài liệu quan trong dé các nhà phân tích có thể đánh giá
khả năng thanh toán, cân bằng tài chính và cân đối vốn của doanh nghiệp [Š tr.40] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định dựa trên cơ sở tập hợp doanh thu, chi phí và các dịnh kết quả kế tốn đạt được trong kỳ Nó cho biết sự dịch chuyển tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện tại của
doanh nghiệp và cho phép dự đoán khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Hay nói cách khác, đây là báo cáo thẻ hiện tình hình lãi - lỗ trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó thẻ hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp cho Nhà nước ứng với lợi nhuận trong kỳ
Báo cáo kết quả hoạt động kinh là một trong những báo cáo tài chính khái qt tình hình doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động Báo cáo cung cấp thông tin về doanh thu, chỉ phí và kết quả của các hoạt động cơ bản trong
doanh nghiệp như hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động
khác Từ đó thấy được cơ cấu doanh thu, chỉ phí và kết quả của từng hoạt động có phù
hợp với đặc điểm và nhiệm vụ kinh doanh không
Thông qua phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh biết được doanh thu của hoạt động nào cơ bản giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, từ đó các nhà quản
Trang 6Thơng qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, các nhà quản trị đánh giá được trình độ kiểm sốt chỉ phí của các hoạt động, hiệu quả kinh doanh đó là cơ sở quan trọng đưa ra các quyết định đầu tư [4 tr.91]
Báo cáo lưu chuyền tiền tệ
Báo cáo lưu chuyền tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính cung cấp thơng tin về những luồng tiền vào và ra trong doanh nghiệp tình hình tài trợ đầu tư băng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Cơ sở để lập BCLCTT là việc tập hợp các khoản thu và chi băng tiền phát sinh và xác định kết quả bằng tiền đạt được trong kỳ Điều này được thê hiện qua biểu thức sau:
Tiên tôn đầu kỳ + Tiên thu trong ky = Tiên tôn cudi kp + Tién chi trong ky Báo cáo LCTT được chia thành ba phần để tiện cho việc theo dõi, quản lý:
Lưu chuyền tiên từ hoạt động kinh doanh: trình bày tồn bộ dịng tiên thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thé là tiền trả cho nhà cung cấp, tiền lương trả cho người lao động các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phịng phẩm cơng tác phí ) tiền chỉ trả lãi vay
Lưu chuyền tiền từ hoạt động đầu tư: trình bày dòng tiền liên quan đến các hoạt động mua sắm, đầu tư, nhượng bán thanh lý tài sản, cho vay dài hạn
Lưu chuyền tiền từ hoạt động tài chính: trình bày dòng tiền liên quan nguồn vốn doanh nghiệp như phát hành cỗ phiếu nhận vốn góp của chủ sở hữu, chỉ trả vốn gop
cho các chủ sở hữu mua lại cổ phiếu tiền vay ngăn hạn dài hạn nhận được chi trả nợ gốc vay, chi trả nợ thuê tài chính, chi trả cơ tức lợi nhuận cho chủ sở hữu
Thông qua việc phân tích BCLCTTT, nhà quản trị dự đốn dịng tiền phát sinh trong
kỳ tới để có cơ sở dự toán khoa học và đưa ra các quyết định tài chính nhăm huy động và sử dụng tiền có hiệu quả hơn Bên cạnh đó, từ việc phân tích BCLUC TT, các đối tượng
quan tâm sẽ biết được doanh nghiệp đã tạo tiền bằng cách nào, hoạt động nào là hoạt động
chủ yếu tạo ra tiên, daonh nghiệp da chi tién vao những mục đích gì và việc sử dụng nó có
hợp lý hay khơng |4 tr.96 — 97]
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính kế tốn của doanh nghiệp được lập để giải thích một số vấn đề về hoạt động sản
xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính kế tốn khác khơng thể trình bày rõ ràng và chỉ tiết được
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn dé ap dung, tinh
hình và lý đo biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng phân 6
Trang 7| tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp Đồng thời, THANG koNG Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày thơng tin riêng tuỳ theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù của từng loại
hình doanh nghiệp, quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức bộ máy
và phân cấp quản lý của doanh nghiệp
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong:
— _ Các số kế toán kỳ báo cáo
— _ Bảng CĐKT kỳ báo cáo — _ Báo cáo KQKD kỳ báo cáo
— _ Thuyết minh báo cáo kỳ trước, năm trước
Thuyết minh bao cáo tài chính được lập cùng với BCĐKT và BCKQKD, khi trình bày và lập Thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày bằng lời văn ngắn gọn dễ
hiểu, phần số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo kế toán khác Thuyết minh cáo tài chính có nội dung cơ bản sau:
= Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
— Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Bao gồm các thông tin về niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phương pháp kế toán tài sản cố định, kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính tốn các khoản dự phịng, tình hình trích lập và hồn nhập dự phòng [6 tr.67]
1.15 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.5.1 Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ
biến động của chỉ tiêu phân tích
Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các mục đích:
— — So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào đề có biện pháp khắc phục trong kỳ tới
— — So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch đề thấy rõ mức độ phan đấu của doanh nghiệp
— So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa
Trang 8— _ So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo
cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh
— _ So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đôi của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp
Tuy nhiên vấn đề cần chú ý là khi thực hiện phép so sánh, để đưa ra các quyết
định tài chính đúng đắn, hai số liệu đưa ra so sánh phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được Các điều kiện đó là:
— _ Cùng nội dung kinh tế
— _ Phải thống nhất về phương pháp tính
— _ Phải cùng một đơn vị đo lường và phải được thu thập trong cùng một độ dài thời gian
Ngoài ra các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng một quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau |4 tr 13]
Kỹ thuật so sánh:
So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của các hiện tượng kinh tế
Y=Y,- Yo
So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế hoặc giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc
đã được điều chrinh theo tỷ lệ hoành thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan theo
hướng quyết định quy mô chung của chỉ tiêu phân tích Y =(Y¡- Yụ) x 100% / Yo
So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu
hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của
một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất
Tóm lại phương pháp so sánh là phương pháp phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt, những biến động hay những đặc trương riêng biệt vốn có của đối tượng nghiên cứu Từ đó, giúp cho các đối tượng
quan tâm có căn cứ để đưa ra quyết định lựa chọn [4 tr.17]
Trang 9Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng phô biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên
ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự
biến đổi các tỷ lệ là sự biến đồi của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá
trị các tỷ lệ tham chiếu
Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh tốn nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời
Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán: ba hệ số thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanh toán của Công ty bao gồm hệ só thanh tốn hiện hành, hệ số thanh toán nhanh hệ số thanh toán tức thời Nhóm tỷ lệ này được sử dụng để đánh giá
khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp và có tầm quan trọng to lớn trong việc đánh giá các rủi ro chứng khoán của doanh nghiệp Các tỷ số này giúp đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp
Nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn bao gồm hệ số tự trả nợ, hệ số đòn bảy tài chính, hệ số tài sản cố định, tỷ số nợ trên tài sản ; qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ồn định và tự chủ tài chính của doanh nghiệp
Nhóm tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh bao gồm vòng quay tổng tài sản, vòng quay vốn lưu động, chu kỳ hàng tồn kho kỳ thu tiền trung bình Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp
Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời cho biết lợi nhuận đạt được từ doanh thu hoặc từ tài sản, phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh
nghiệp Nhóm tỷ lệ này bao gồm tỷ suất lợi nhuận gộp tỷ suất sinh lời (ROA) tỷ suất
sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Mỗi nhóm tỷ lệ bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động
tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích
lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình Chọn
Trang 10chính Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một số dâu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiên cứu riêng rẽ
Ngoài những vấn đề đã nêu trên sử dụng số tỷ lệ trong phân tích tài chính, nhà phân tích cần thấy được những hạn ché sau đây:
— _ Các số tỷ lệ phản ánh các điều kiện, các hoạt động kinh doanh, các giao dịch các sự kiện và hoàn cảnh trong quá khứ
— _ Các tỷ lệ phản ánh các giá trị ghi số
— — Việc tính số tỷ lệ chưa được tiêu chuẩn háo hoàn toàn
- Sự vận dụng các nguyên tắc và lựa chọn các chính sách kế tốn khác nhau giữa các công ty và những thay đồi giữa các kỳ trong một công ty, mức độ đa dang hóa và đặc điểm tủi ro khác nhau giữa các công ty cũng tác động không nhỏ tới các số ty lé
Mặc dù có những han chế, nhưng phân tích sé tỷ lệ van là một kỹ thuật quan trọng của phân tích các báo cáo tài chính bởi vì nó có thể định rõ được nền tang,
những mối quan hệ kết cầu và các xu thế quan trọng Trong phân tích số tỷ lệ cần làm rõ các độ lệch trong các sỐ ty lệ đã tính tốn và sau đó quan trọng hơn là tìm ra các nguyên nhân chênh lệch Số tỷ lệ xét về bản thân nó khơng thẻ là cơ sở duy nhất cho việc ra quyết định Chúng cần được xem như là chứng cứ bồ sung dẫn tới một quyết định hay một giải phap.[5, tr.19]
Phương pháp phân tích Dupont
Mơ hình Dupont là kỹ thuật có thê được sử dụng đề phân tích khả năng sinh lãi của một công ty băng các công cụ quản lý hiệuquả truyền thống Mơ hình Dupont tich hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán
Ứng dụng mơ hình Dupont
= Mơ hình có thể được sử dụng bởi bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng dé khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROA
— So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh — Phân tích những thay đồi thường xuyên theo thời gian
— Cung cấp những kiến thức căn bản nhằm tác động đến kết quả kinh doanh của cong ty
— Cho thay su tac động của việc chuyên nghiệp hóa chức năng mua hàng
Các bước trong phương pháp Dupont
— Thu nhập số liệu kinh doanh (từ bộ phận tài chính)
10
Trang 11—_ Tính tốn (sử dụng bảng tính)
— Đưa ra kết luận
—- Nếu kết luận xem xét không chân thực, kiểm tra số liệu và tính tốn lại Ưu điểm của mơ hình Dupont
— Tính đơn giản: Đây là một công cu rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty
— Có thể đễ dàng kết nói với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên
— Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém thay vì tìm cách thơn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô
Hạn chế của mơ hình phân tích Dupont
— Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể khơng đáng tin cậy — Không bao gồm chỉ phí vốn
— Mức độ tin cậy của mơ hình phụ thuộc hồn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào
Điều Kiện Áp Dụng Phương pháp Dupont: Số liệu kế toán đáng tin cậy
(Phạm Sơn Huyền (2008), Ä⁄ơ hình phân tích tài chính Dupont, truy cập ngày 20/05/2015 tir giaiphapexcel.com)
1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp
Đầu tiên, tiến hành so sánh quy mô tổng tài san dé thấy được sự biến động của
tổng tài sản giữa các thời điểm, từ đó biết được tình hình đầu tư của doanh nghiệp Sau đó đánh giá khái quát cơ cầu tổng tài sản thông qua việc tính tốn tỷ trọng của từng loại tài sản trong tông tài sản, qua đó nhận xét về mức độ phù hợp của cơ câu tài sản với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tơng só tài sản được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản _ Giá trị của NGHI BẾP ami tai san
chiêm trong tông số tài sản Tổng số tài sản
Bước tiếp theo là tiến hành phân tích ngang, tức là so sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đôi kê tốn thơng qua sơ tuyệt đôi và tương đôi giữa
cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều thời điểm liên tiếp Bước này giúp nhận biết các nhân tố ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu tài sản Từ đó
Trang 12đưa ra các nhận xét về quy mô từng khoản mục thành phân của tài sản là tăng hay
giảm đồng thời lý giải cho biến động tăng hoặc giảm đó cũng như phân tích ảnh hưởng của biến động này đến kết quả và hiệu quả kinh doanh
Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
Việc phân tích tình hình nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích tình hình tài sản Đầu tiên, cần tính tốn và so sánh tình hình biến động giữa các kỳ với nhau Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác
định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận nguôn Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
, # + , ` 7 = xX 100
vốn chiêm trong tông SỐ nguôn von Tổng số nguồn vốn Sau đó nhà phân tích tiếp tục tiễn hành phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa các thời điểm của các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán Qua đó
biết được tình hình huy động vốn, năm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tô đến sự biến động của cơ cầu nguồn vốn [4 tr.38] Phân tích mối quan hệ cân đỗi giữa tài sản và nguôn von
Các tài sản trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại TSNH và TSDH Đề hình thành nên 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng, bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời
gian dưới một năm, gồm các khoản nợ ngăn hạn, các khoản chiêm dụng vốn của nhà
cung cấp, người lao động hay Nhà nước và các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác Nguồn vốn đài hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh
doanh bao gồm nguôn vốn chủ sở hữu, các khoản vay nợ trung, dài hạn và các khoản
phải trả dài hạn khác
Đề phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, thường sử dụng chỉ tiêu vôn lưu động ròng Vốn lưu động ròng là sự chênh lệch giữa TSNH và nguồn vốn ngắn hạn
Vốn lưu động ròng (VLĐR) = Tài sản ngắn hạn — Nợ ngắn hạn
VLĐR dương, phản ánh doanh nghiệp đang sử dụng toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn
và một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSNH Điều này làm giảm rủi ro thanh
toán nhưng đồng thời cũng làm giảm khả năng sinh lời vì chi phí tài chính mà doanh nghiệp phải bỏ ra cao
VLDR âm hàm ý rằng doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ nguồn vốn dài hạn và một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH Tuy giảm được chi phí tài chính
12
Trang 13| do chi phí huy động vốn thấp song doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro thanh toán
THANG LONG CQQ UNIVERSITY
VLDR bằng 0 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược quản lý vốn dung hòa, dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho TSNH, dùng nguồn vốn dai hạn tài trợ cho TSDH Điều này vừa đảm bảo khả năng sinh lời, lại vừa ngăn ngừa rủi ro thanh toán cho doanh nghiệp
1.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh có thể phân tích qua ba mục lớn về tình
hình doanh thu, tình hình chi phí và tình hình lợi nhuận
Phân tích tình hình doanh thu
Lần lượt so sánh các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh
thu hoạt động tài chính và thu nhập khác thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa kỳ
này và kỳ trước hoặc nhiều kỳ với nhau Qua đó rút ra nhận xét về tình hình tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường có quy mơ lớn nhất và cũng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổ chức sản xuất, phân phối, bán hàng của doanh nghiệp Phân tích tình hình doanh thu giúp các nhà quản trị thấy được ưu nhược điểm trong quá trình tạo doanh thu và xác định các yếu tố làm tăng, giảm doanh thu Từ đó loại bỏ hoặc giảm tác động của các yếu tố tiêu cực, đây mạnh và phát huy yếu tố tích cực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phân tích tình hình chỉ phí
Tất cả các khoản chỉ phí đều là dịng tiền ra của doanh nghiệp Giá vốn hàng bán
thường là khoản chỉ phí lớn nhất trong doanh nghiệp Do đó việc kiểm soát giá vốn hàng bán thông qua theo dõi và phân tích từng bộ phận cầu thành của nó là rất có ý nghĩa Vì việc giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Ngồi ra, chỉ phí lãi vay cũng là khoản mục cần chú trọng trong phân tích vì nó phản ánh tình hình cơng nợ của doanh nghiệp Như vậy, nếu chỉ phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ tăng của chỉ phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thì chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lực không hiệu quả
Giá trị của từng bộ phận chỉ phí
Tỷ trọng của từng bộ phận chỉ phí ˆ = - x 100
Doanh thu thuan
Phân tích tình hình lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiéu tong hợp biểu hiện kết quả của quá trình SXKD Lợi nhuận
cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt ít rủi ro và ngược lại Thông qua phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu, tổng chỉ phí và lợi nhuận đạt được của doanh
Trang 14nghiệp sẽ đánh giá được chính xác hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời cho chủ sở hữu
Kết hợp những nhận xét và đánh giá rút ra từ ba phần doanh thu chi phí và lợi nhuận để làm rõ xu hướng biến động của kết quả SXKD và đưa ra các quyết định quản ly, quyết định tài chính phù hợp nhất
1.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiên tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh sau một kỳ hoạt động của doanh nghiệp Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ tập trung vào ba luông tiền chính là: Lưu
chuyên tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động đầu tư
và lưu chuyền tiên thuân từ hoạt động tài chính
— Lưu chuyền tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh tồn bộ dịng tiền thu vào và chỉ ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt khác, chỉ tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chỉ trả lương nộp thuế, chỉ trả lãi tiên vay
— Lưu chuyền tiên tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh tồn bộ dịng tiền thu vào và
chỉ ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Các khoản thu tiền
mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư thu nợ các Công ty khác, thu lại về
phần đầu tư Các khoản chỉ tiền mặt như mua tài sản mua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác
—- Luu chuyén tién té tir hoat động tài chính: Phản ánh tồn bộ dịng tiền thu, chi
liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn vay vốn đài hạn, ngăn hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu
Trường hợp lưu chuyên tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm (thu < chị), nó thé hiện quy mơ đầu tư của doanh nghiệp mở rộng vì đây là kết quả của số tiền chỉ ra dé mua nguyên vật liệu dự trữ hàng tồn kho, chi thường xuyên Nếu lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương thì ngược lại
Trường hợp lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm (thu < chi), nó thể hiện
quy mô đầu tư của doanh nghiệp mở rộng vì đây là kết quả của số tiền chỉ ra đề đầu tư
tài sản cô định, góp vốn liên doanh Nếu lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương thì ngược lại
Trường hợp lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm (thu < chi), nó thể hiện quy mô đâu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp mở rộng vì đây là kêt quả của sô
14
Trang 15| tiền chỉ ra để mua cỗ phiếu, chi tra nợ gốc vay Nếu lưu chuyền tiền thuần từ hoạt xwawetowe động tài chính dương thì ngược lại
Nếu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh lớn hơn hai luồng tiền còn lại tức là hoạt
động mang lại tiền chủ yếu cho doanh nghiệp là tiền từ hoạt động kinh doanh Việc phân tích báo cáo lưu chuyền tiền tệ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định xu hướng tạo ra tiền của các hoạt động trong doanh nghiệp và làm tiền đề cho việc lập dự toán tiền trong kỳ tới
Việc phân tích báo cáo lưu chuyền tiền tệ cũng cần tính tỷ trọng của từng khoản
mục LCTT trên tổng LCTT và được xác định như sau:
Giá trị của từng khoản mục LCTT
Tỷ trọng của từng khoản mục LCTT = : x 100
Tơng LCTT
1.2.4 Phân tích chỉ tiêu tài chính
1.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh tốn
Đây là nhóm chỉ tiêu được các đối tượng trong nền kinh tế như nhà đầu tư, nhà cung ứng, chủ nợ quan tâm nhất vì nó cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính trong ngăn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
ll
Khả năng thanh toán ngắn hạn -
Nợ ngăn hạn
Khả năng thanh tốn ngắn hạn là cơng cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn (TSNH) và nợ ngắn hạn Chỉ tiêu nay cho biết với tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp, có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu dong
TSNH Nói cách khác, chỉ tiêu này đo lường khả năng tài sản ngắn hạn có thể chuyển
đồi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cao (lớn hơn 1) chứng
tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, đây là nhân tố
làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính, cho thấy khả năng thanh toán của
doanh nghiệp dồi dào Tuy nhiên chỉ tiêu này nếu cao quá, kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi, ứ đọng và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp Ví
dụ như một doanh nghiệp nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cao, mà hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền, đặc biệt là hàng tồn kho tồn đọng, kém phẩm chất Vì thế trong nhiều trường hợp, hệ số khả năng
Trang 16Ngược lại, nêu chỉ tiêu này thấp (nhỏ hơn 1) sẽ biểu hiện rằngvới tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp không thể đảm bảo khả năng thanh toán các khoản
no ngan hạn Tóm lại, tính hợp lý của hệ sé nay phu thudc vao nganh nghé kinh doanh,
hệ sô này cao với các ngành nghề có TSNH chiếm tỷ trọng cao (thương mại, xây dựng ) trong tông tài sản và ngược lại [4, tr.158]
Khả năng thanh toán nhanh
Như đã phân tích ở trên, hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thê chuyền thành tiền Nhằm phản ánh trung thực hơn khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nên hệ số khả năng thanh toán nhanh ra đời, băng cách loại trừ hàng tồn kho ra khỏi tông TSNH
Tài sản ngăn hạn — Hàng tôn kho
Khả năng thanh toán nhanh :
Nợ ngăn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngăn hạn
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn mà không cần sử dụng đến hàng tồn kho Hệ số này càng lớn (lớn hơn 1)
thì khả năng hồn trả nợ ngăn hạn càng tot Ngược lại, hệ số này nhỏ (nhỏ hơn 1) cho
thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn là thấp Chỉ tiêu này quá cao và kéo dài có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm Còn nếu thấp quá và kéo dài càng không tốt đối với doanh nghiệp làm xuất hiện các rủi ro tài chính và nguy cơ phá san [4, tr.157]
Khả năng thanh toán tức thời
Nhiều trường hợp, tuy doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tỷ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn khơng có khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán do các khoản phải thu chưa thu hồi được, hàng
tơn kho chưa chuyền hóa được thành tiền, bởi vậy khi muốn biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngay tại thời điểm xem xét, nhà phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu này:
, Tiên và các khoản tương đương tiên
Hệ sô khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngăn hạn
Chỉ tiêu này cho biệt khả năng thanh toán nhanh của tiên và các khoản tương đương tiên đôi với các khoản nợ ngăn hạn Chỉ tiêu này nêu cao (lớn hơn 1) và kéo dài
thì chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh tốt, tuy nhiên nếu quá cao chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ quá nhiêu tiên mặt, do đó gây ứ đọng vơn, hiệu quả sử dụng vôn giảm
Chỉ tiêu này thấp quá (nhỏ hơn 0.5) cho thay doanh nghiệp khơng có đủ khả năng 16
Trang 17| thanh tốn các khoản cơng nợ ngắn hạn dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, từ đó dẫn
tHanc tone {Oi ngUY CO giai thé va pha san.[4, tr.157]
1.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý hàng tồn kho
— Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình qn luân chuyển trong kỳ Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho
„ ‹ Giá vốn hàng bán
Số vịng quay hàng tơn kho = = Hang ton kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm đề đánh giá
năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu Hệ số này lớn hơn so với năm trước cho
thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh hơn và ngược lại, hệ số này nhỏ hơn thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp hơn Nhưng cũng cân lưu ý là hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột
ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mắt khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phan Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất khơng
đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hang [5, tr.98]
— Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình
Từ vịng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho qua công thức sau:
Thời gian luân chuyển kho 360
trung bình Số vịng quay hàng tên kho
Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng Chỉ tiêu vòng quay hàng tôn kho và sô ngày chu chuyền tổn kho có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Vòng quay tăng thì ngày chu chuyền giảm và ngược lại [5 tr.99]
Trang 18Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý các khoản phải thu — SỐ vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyên đổi các khoản phải thu thành tiền và các khoản tương đương tiên
Số vòng quay các khoản Doanh thu thuận
phải thu Phải thu khách hàng
Hệ số cho biết các khoản phải thu phải quay khoảng bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định đề đạt được doanh thu trong kì đó Đây là một chỉ tiêu phản ánh chính sách tín dụng mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với khách hàng Thật vậy quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm và tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này lớn hơn so với giai đoạn trước chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh hơn đồng thời cũng cho thấy doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn (ít phải cấp tín dụng cho khách hàng và nếu cấp tín dụng thì chất lượng tín dụng cao) Nhưng nếu số vòng quay tăng quá cao có thể khiến doanh nghiệp sụt giảm doanh số bán hàng do sức hấp dẫn trên thị trường giảm so với các đối thủ cung cấp thời gian tín
dụng thương mại dài hơn Cũng là khơng tốt khi vịng quay q nhỏ vì điều đó chứng
tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn gây thiếu hụt vốn trong SXKD, buộc phải huy động vốn từ bên ngoài [5 tr.101]
—_ Thời gian thu nợ trung bình:
Để biết số ngày bình quân mà doanh nghiệp cần đề thu hồi được nợ sau khi bán được hàng ta sử dụng công thức sau:
360
Thời gian thu nợ trung bình =
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp Nhận thấy răng vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì thời gian thu nợ trung bình càng nhỏ và ngược lại Nên nếu chỉ tiêu này tăng có nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong thanh toán, khả năng thu hồi vốn chậm, doanh nghiệp cần có biện pháp để cải thiện Nếu chỉ tiêu này siảm chứng tỏ doanh nghiệp đang kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ cần thu hồi
Cần chú ý răng thời gian thu nợ trung bình phụ thuộc vào quy mô của doanh
nghiệp và đặc thù của từng ngành nghề kinh doanh: doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng thường có thời gian thu nợ chậm hơn so với doanh nghiệp thương mại [Š, tr.105]
18
Trang 19Nhóm chỉ tiêu quản lý các khoản phải trả - Số vòng quay các khoán phải trả
Để đánh giá mức độ hoàn thành nghĩa vụ đối với các khoản phải trả của doanh nghiệp ta sử dụng chỉ tiêu sơ vịng quay các khoản phải trả
SỐ vòng quay Giá vốn hàng bán + Chỉ phí bán hàng và quản lý
khoản phải trả Phải trả người bán + Lương, thưởng, thuế
Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp người lao động và cơ quan Nhà nước Nếu số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn trong thời gian dài hơn và thanh toán chậm hơn năm trước Ngược lại, nếu chỉ tiêu này năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn trong thời gian ngắn hơn và thanh toán nhanh hơn năm trước
Việc chiếm dụng vốn của các chủ thể khác có thẻ sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chỉ phí về vốn, đồng thời thẻ hiện uy tín trong quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và sự tín nhiệm của người lao động Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nếu số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán nợ và có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp (thanh toán nợ chậm gây mắt uy tín với nhà cung cấp [5, tr.106]
—_ Thời gian trả nợ trung bình
Từ số vòng quay các khoản phải trả, ta tính được thời gian trả nợ trung bình qua cơng thức sau:
Thời gian trả nợ 360
trung bình Số vịng quay các khoản phải trả
Là chỉ tiêu thể hiện số ngày trung bình mà doanh nghiệp cần đề trả tiền cho nhà cung cấp Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Hệ số này cao hơn năm trước tức là doanh nghiệp có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán Ngược lại hé sé này giảm đi nghĩa là doanh nghiệp phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn, không được ưu đãi về
các điều khoản thanh toán [5 tr.108]
* Chi tiéu về kha nang quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
— Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình
Trang 20Để tính tốn khoảng thời gian từ lúc thanh toán tiên hàng cho nhà cung cấp tới khi thu được tiền người mua là bao lâu ta sử dụng chỉ tiêu thời gian luân chuyền vôn băng tiền trung bình Tính được qua cơng thức sau:
Thời gian luân Thời gian thu Thời gian luán Thời gian trả nợ chuyên vốn băng tiên = nợ trungbình + chun hànglơn — trung bình
trung bình kho trung bình
Ý nghĩa của chỉ tiêu này là một đồng mà doanh nghiệp chỉ ra thì trung bình bao nhiêu ngày thu hồi lại được
Hệ số này tăng thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư Nếu hệ số này giảm thì tức là khả năng quản lý vốn ngắn hạn của doanh nghiệp tốt hơn Tuy nhiên khi phân tích chỉ tiêu cũng cần chú ý tới đặc điểm lĩnh vực ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra được nhận định chính xác nhất [5 tr.109]
Nhóm chỉ tiêu quản lý tài sản chung — Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Đề đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần
tài sản dài hạn TSDH
Chỉ số này cho biết 1 đồng bỏ ra đầu tư vào tài sản đài hạn qua quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ Về nguyên tắc, các tỷ số càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng tốt Tuy nhiên khi đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn cần lưu ý tới lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp (giá trị TSDH tại những doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại thường không cao trong khi các doanh nghiệp sản xuất lại có TSDH cao) cũng như tuổi thọ của tài san dai han (TSDH có tuổi thọ càng cao thì năng suất thấp và ngược lại) [5 tr.214]
— Hiệu suất sử dụng tài sản ngăn han
Hiệu suất sử dụng TSNH cho biết một đồng TSNH của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuân
tài sản ngăn hạn TSNH
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp càng
tốt, TSNH đóng góp nhiều vào việc tạo ra doanh thu thuần và làm tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp, phản ánh doanh nghiệp sử
20
Trang 21| dụng TSNH chưa hiệu quả chính sách dự trữ kho không phù hợp thành phẩm khó tiêu
Tyavacove thu và khoản phải thu lớn Thông qua chỉ tiêu này nhà phân tích đề ra các biện pháp quản lý TSNH nói riêng và tổng tài sản nói chung để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp [Š, tr.216]
— Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản nói chung, bỏ qua sự khác biệt về trạng thái vật lý giá trị, về thời gian sử dụng, thì chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản thường được trưng dụng
Hiệu sưấP.sÈ dụng Doanh thu thuận
tổng tài sản Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ bao nhiêu đồng nợ, qua đó cho biết khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao, song đồng thời doanh nghiệp cũng chưa biết tận dụng cơ hội chiếm dụng vốn chưa biết khai thác địn bẩy tài chính Ngược lại, tỷ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh nên mức độ rủi ro của doanh nghiép sé cao [5, tr.85-87]
Nhóm chỉ tiêu về khá năng quán lý nợ
— Ty sé no
Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ VCSH và các khoản nợ phải trả Tỷ số nợ là chỉ số quan trọng phản ánh cơ cấu nợ trong nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, được tính theo công thức:
Te ong no Tỷ số nợ
Tổng tài sản - —
Tỷ số này cho biết trong một đồng tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu đồng là nợ phải trả, hay nó cũng phản ánh một đồng nguồn vốn
được hình thành từ bao nhiêu đồng nợ
Qua tỷ số nợ ta biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, điều này hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao Song nó cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng việc khai thác địn bây tài chính, tức là chưa sử dụng cách huy động vốn bằng hình thức vay nợ Ngược lại, tỷ số này quá cao hàm ý doanh nghiệp khơng có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh khiến mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn Tuy nhiên muốn
Trang 22biết tỷ sô này cao hay thấp ta cần so sánh với tỷ số trung bình ngành Tỷ số nợ thường nam trong khoảng từ 50% — 70%.[5, tr.90]
— Số lần thu nhập trên lãi vay (Tỷ số khả năng trả lãi)
Là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh đề trả lãi các khoản vay của doanh nghiệp
Số lần thu nhập Thu nhập trước thuê và lãi vay
trên lãi vay Lãi vay
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng thu nhập trước thuế và lãi vay đề chi trả cho lãi vay trong kỳ
Nếu tỷ số lớn hơn I thì doanh nghiệp hồn tồn có khả năng trả lãi vay Nếu nhỏ hơn I thì chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình,
hoặc doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ đề chỉ trả
lai vay
Cần chú ý là số lần thu nhập trên lãi vay chi cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phản góc lẫn phân lãi ra sao Đối với phần lớn doanh nghiệp thì số lần thu nhập trên lãi vay trong phạm vi từ 4 - 5 được coi
là rất mạnh Tỷ lệ năm trong 3 - 4 sẽ được coi là mức bảo vệ thích hợp trước những rủi
ro có thể xảy ra trong tương lai [Š5, tr.92] Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tiêu thức để đánh giá hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Và là căn cứ thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định đầu tư nhằm mở rộng thị phần giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững
— Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)
Khả năng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp là chiến lược dài hạn, nó quyết định việc tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh Song mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế Do vậy đề tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chỉ phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững Mặt khác chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm sốt chi phí của doanh nghiệp nhăm tăng sự cạnh trạnh trên thi trường,
chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỳ suát sinh lời trên Lợi nhuận sau thuê
doanh thu thuần
Doanh thu thuần
22
Trang 23| Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp thì có mmawetowe DAO nhiêu đồng là lợi nhuận sau thuế Khi phân tích tỷ suất này cần xem xét đến đặc điểm kinh doanh của ngành, kỳ kinh doanh của doanh nghiệp va chi phí ảnh hưởng ra sao tới lợi nhuận của doanh nghiệp Thông thường, những doanh nghiệp có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu cao là những doanh nghiệp quản lý tốt chi phí hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện tốt các chiến lược về mặt chỉ phí
Khơng phải lúc nào tỷ suất này tăng cũng phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh tốt và giảm thì phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh kém hiệu quả mà việc xem xét tăng giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tốt hay xấu cũng phụ thuộc vào lý do của việc tăng giảm đó [Š5 tr 190]
—_ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp, được tính tốn bằng cơng thức sau:
Tỷ suất sinh lời trên Lợi nhuận sau thuế
tổng ti sân —Tẩiinn -
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản
đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu nảy càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố giúp doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng như xây nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ Nếu chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu tài sản để tìm ra điểm bất hợp lý, tránh gây lãng phí cũng như để cải thiện chỉ tiêu này trong tuong lai [5, tr.193]
— Ty suat sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời trên VCSH là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của VCSH nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung Thơng qua chỉ tiêu này để đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả SXKD của doanh nghiệp Tỷ suất sinh lời trên VCSH được xác định theo công thức:
Tỷ suất sinh lời trên Lợi nhuận sau thuế
VCSH VCSH
Đây là chỉ số được các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất vì nó phản ánh những gì mà họ sẽ được hưởng Chỉ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở
hữu bỏ ra đề đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Kết quả tính tốn
tỷ suất này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng
tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp Ta thường dùng chi phí cơ hội của việc cho vay trên thị trường tiền tệ (trái phiếu kho bạc tiền gửi tiết kiệm )
Trang 24làm mốc so sánh với chỉ số trên để xác định hiệu quả vốn tự có Một doanh nghiệp phải có tỷ số này cao hơn lãi suất tiết kiệm thì mới được coi là đạt hiệu quả Tuy nhiên tỷ số này sẽ không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay là chủ yếu hay vốn chủ sở hữu quá thấp
Chỉ số này cũng phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ Một tỷ số nợ đài hạn trên vốn chủ sở hữu càng cao thì rủi ro tài chính của doanh
nghiệp càng tăng Do doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào chủ nợ hoặc mức độ hoàn trả vốn cho các chủ nợ càng khó khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ [5, tr.188]
1.2.5 Phan tich tai chinh Dupont
Phan tich hi€u qua str dung tai san thong qua m6 hinh Dupont
Mơ hình tai chinh Dupont 1a một trong các mơ hình thường được vận dụng dé phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tô đầu vào và kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thể hiện bằng các tài sản đầu tư Kết quả đầu ra của doanh nghiệp được phản ánh qua chỉ tiêu doanh
thu thuần, lợi nhuận sau thuế Mục đích của mơ hình tài chính Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thé
của những bộ phận tài sản, chi phí, doanh thu Thơng qua phân tích, giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạt được tỷ suất sinh lời mong muốn T rong phân tích theo mơ hình Dupont, ta có:
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
ROA = _ = - x ¬
Tơng tài sản Doanh thu thuận Tong tai san
Hay:
ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tai san (ROA)
Dựa vào mơ hình tài chính chỉ tiết nay, ta lan luot xem xét cdc chi tiéu thanh
phan ảnh hưởng tới chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Để điều chỉnh tăng ROA, ta cần nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời
trên doanh thu (ROS)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (RO4) là thương số của doanh thu thuần chia cho toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố để tăng sức sinh lời của tài sản Hiệu
suất sử dụng tổng tài sản bị ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu ở mẫu số và tử số của phân số cầu thành lên nó:
Doanh thu thuân càng lớn, hiệu suât sử dụng tông tài sản càng lớn 24
Trang 25| Tổng tai sản càng nhỏ hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng lớn
THANG LONG Tuy nhién, trén thuc té doanh thu thuan va tổng tài sản có quan hệ mật thiết với nhau nên hai chỉ tiêu này thường quan hệ cùng chiều, khi tổng tài sản tăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng Vì vậy để tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản thì cần phân tích các nhân tố có liên quan đến doanh thu thuần, tổng tài sản như chỉ phí giá vốn chi phí quản lý bán hàng hay kế hoạch khai thác, mua sắm mới tài sản Từ đó phát hiện các mặt tích cực, tiêu cực của từng chỉ tiêu để có biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tong tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROA) là thương số của lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn tăng sức sinh lời của doanh thu cần có các biện pháp giảm chỉ phí bằng cách phân tích những yếu tố cấu thành đến
tổng chỉ phí để có biện pháp phù hợp Đồng thời tìm mọi biện pháp để nâng cao doanh
thu, giảm các khoản giảm trừ
Khi nghiên cứu khả năng sinh lời của tài sản cũng cần quan tâm đến mức tăng
của VCSH bởi hiệu suất sử dụng tong tài sản và sức sinh lời của doanh thu thuần là 2
yếu tố không phải lúc nào cũng tăng ồn định Mặt khác để tăng lợi nhuận trong tương
lai cũng cần phải đầu tư thêm Việc tăng VCSH phụ thuộc vào lợi nhuận thuần và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp Do vậy cần phải kết hợp tăng
VCSH và tăng những nguồn tài trợ từ bên ngồi
Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp dựa vào mơ hình tài chính Dupont đã đánh giá đầy đủ hiệu quả trên mọi phương diện Đồng thời phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản đẻ từ đó có các biện pháp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont Cơng thức Dupont là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái qt được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định ding dan Ung dung trong phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ta có dạng khai triển ROE như sau:
ROE = ROA x Don bay tài chính
Hay:
ROE = ROS * Hiệu suất sử dung tong tai san (ROA) * Don bay tai chinh
Viết dưới dạng công thức cụ thé:
ROE = Lợi nhuận sauthuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thuthuẩn x Tổng tài sản
Trang 26
Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuân Tông tài sản Von chu so hitu Như vậy qua khai triển ROE co thé thay chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba
yếu tơ chính là tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), hiệu suất sử dụng tổng tài sản và đòn bẩy tài chính Điều đó có nghĩa là đề tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên
Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao
doanh thu và đồng thời tiết giảm chỉ phí nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bang cach str dụng tốt hơn các tài sản săn có của mình nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản Hay nói một cách khác là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có thơng qua việc vừa tăng quy mô doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý tổng tài sản
Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh băng cách nâng cao địn bây tài chính hay nói cách khác là vay ng thém von dé dau tu SXKD Chú y rang
chỉ khi mức lợi nhuận trên tông tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho Vay
thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp mới hiệu quả Băng cách tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động, sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện chỉ tiêu ROE
Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích ROE cần tiễn hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm Sau đó phân tích xem xét sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ tiêu này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào trong ba nguyên
nhân kể trên, từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau
[3, tr.129-143]
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Nhân tơ chủ quan
Trình độ của các nhà quản trị trong doanh nghiệp là một yếu tố bên trong doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, bất kỳ một doanh
nghiệp, tổ chức kinh doanh nào đều phải lựa chọn cho doanh nghiệp, tô chức kinh
doanh của mình một cơ cấu tô chức quản lý riêng Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp tô chức làm ăn thua lỗ, phá sản phát triển chậm đều do cơ cấu tổ chức quản lý
chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn Vì vậy đặt ra cho các doanh nghiệp tơ chức là làm sao tìm cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý Vì khi có một cơ cấu tổ
chức quản lý hợp lý thì mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực giúp cho việc ra các 26
Trang 27quyết định đúng dẫn và tổ cức thực hiện hiệu quả các quyết định đó, điều hòa phối hợp
các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra
Doanh nghiệp có quy mơ càng lớn, càng phức tạp thì hoạt động của doanh nghiệp cũng phức tạp theo Do đó các nhà quản lý cần đưa ra một mô hình cơ cấu quản lý hợp lý sao cho đảm bảo quản lý được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đồng thời phải làm sao để bộ máy quản lý không công kềnh và phức tạp về mặt cơ cấu Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bộ máy quản lý phải tỉnh tế, gọn nhẹ để dễ thay
đổi phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh cũng như tăng cường năng lực tài chính cho doanh nghiệp
Đề làm được diều đó, các nhà lãnh đạo phải nhìn nhận được khả năng của từng
nhân viên và bố trí họ vào các công việc phù hợp, tạo điều kiện dé họ phát huy lực bản
thân Qua kinh nghiệm công việc, nhân viên sẽ vững vàng hơn và dần gánh vác bớt trách nhiệm cho lãnh đạo, đảm bảo cho hoạt động nhịp nhàng của bộ máy doanh
nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lập hệ thống kiểm soát kế hoạch một cách hiệu
quả, khuyến khích từng phịng ban tự kiểm sốt, đồng thời xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng để mỗi nhân viên tự chấn chỉnh mình Doanh nghiệp cũng phải thúc đây sự chia sẻ thông tin giữa các cá nhân và các bộ phận trong doanh nghiệp, phải lấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban làm một trong những cơ sở đề điều chỉn sơ đồ tổ chức
Người lãnh đạo trong tổ chức sản xuất kinh doanh là rất quan trọng Sự điều hành quản lý phải kết hợp được tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chỉ phí không cần thiết,
đồng thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đem lại sự phát triển cho doanh
nghiệp.Trình độ tay nghề của người lao động: nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc sẽ tốt hơn, khai thác được tối đa công suất thiết bị làm tăng năng suất lao động, tạo ra chất lượng sản phẩm cao Điều này chắc chắn sẽ làm tình hình tài chính của doanh nghiệp
ồn định
Chiến lược phát triển, đầu tư của doanh nghiệp: bất cứ một doanh nghiệp nào khi
kinh doanh đều đặt ra cho mình kế hoạch để phát triển thông qua các chiến lược Để tình hình tài chính của doanh nghiệp được phát triển ổn định thì các chiến lược kinh doanh phải đúng hướng phải cân nhắc thiệt hơn vì các chiến lược này có thể làm biến động lớn lượng vốn của doanh nghiệp
Trình độ kỹ thuật sản xuất: đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao, công
nghệ hiện đại sẽ tiết kiệm được nhiều chỉ phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm
tăng sức cạnh tranh trên thị trường Nhưng ngược lại trình độ kỹ thuật thấp máy móc lạc hậu sẽ làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp
Trang 28Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc điểm kinh tế - kĩ thuật riéng có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tài chính của doanh nghiệp Do những đặc điểm đó chỉ phối đến tỷ trọng đầu tư cho các loại tài sản trong doanh nghiệp nhu cầu vốn lưu động Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề kinh doanh lại chịu tác động khác nhau trước những biến động của nền kinh tế vĩ mô
Đối với những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chu kì kinh doanh ngăn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm khơng có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng nên dễ đàng đảm bảo cân đối thu chi, cũng như đảm bảo nhu cầu vốn lưu động Còn đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chu kì kinh doanh dài thì nhu cầu vốn lưu động lớn hơn Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyền vốn lưu động cũng nhanh hơn so với nhành công nghiệp, nông nghiệp |3 tr 82-192]
1.3.2 Nhân tô khách quan
Yếu tố lạm phát: Khi nên kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản
phâm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp gặp căng thăng Nếu doanh nghiệp không áp dụng biện pháp tích cực thì có thể cịn bị thất thoát vốn kinh doanh Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp khơng ồn định
Các yếu tô thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và
khiến cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường Chẳng hạn vào
mùa vụ hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường nên nếu sử dụng tỷ số Vòng quay hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ thấy công ty có vẻ hoạt động kém hiệu quả
Lãi suất thị trường: Là yếu tố tác động lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp Lĩa suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chỉ phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi lãi suất thị trường tăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Tình trạng của nên kinh tế: Một nên kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có
nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đoa đòi hỏi doanh nghiệp phải tích
cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư Ngược lại, nền
kinh tế đang trong tình trạng suy thối thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt
đê đâu tư
28
Trang 29| Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước với doanh nghiệp: như các chính ;wawe"ews sách đầu tư, chính sách thuế: chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản
có định đây là yếu tố tác động lớn đến các van dé tai chính doanh nghiệp
Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng
vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh
lời của vón hoặc có thé dé dang hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp Sự pát triển của thị trường làm đa dạng hóa các cơng cụ và các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chăng hạn như sự xuất hiện và phát triển của hình thức th tài chính sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Hoạt động của các trung gian tài chính ảnh hướng lớn đến hoạt dộng tài chính của doanh nghiệp Sự lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú đa dạng hơn cho doanh nghiệp Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp tiếp cận sử dụng nguồn vốn tin dụng với chỉ phí thấp [3 tr.192-201]
KET LUAN CHUONG 1
Qua chương I, chúng ta có cái nhìn tổng quan về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp Đây cũng là cơ sở lý luận làm tiền đề cho chương 2 khi đi
vào phân tích sâu tình hình tài chính của một doanh nghiệp cụ thể Để làm rõ và hiểu
Trang 30CHƯƠNG2._ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CO PHAN CO PHAN QUOC TE SEN VIET
2.1 Tống quan về công ty Cổ phan Quốc tế Sen Việt 2.1.1 Giới thiệu chung vê Công ty
— Địa chỉ trụ sở: phòng 204 nhà A4 làng Quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng
— Điệnthoại :0437473702
— Fax : 0437323025
— Dia chỉ cơ sở II: Cụm cơng nghiệp Hà Bình Phương xã Văn Bình, Thường Tin, — Điệnthoại :0433851516
— Fax : 04 33851508
— Người đại diện: Ông Bùi Văn Thanh - Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc Công ty
- Mã số thuế : 0101442389
—_ Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của cong ty
Công ty Cổ phần Quốc tế Sen Việt có trụ sở đặt tại phòng 204 nhà A4, làng Quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng Cơng ty được chính thức thành lập ngày 01/01/2000 theo quyết định số 3l 76/QĐÐ của Bộ trưởng Bộ GTVT
Trong gần 15 năm đi vào hoạt động công ty Cổ phần Quốc tế Sen Việt đã và đang phát triển ngày một lớn mạnh với khả năng cung cấp hàng hóa nhanh gon, day đủ, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng Mặt hàng chính của công ty là sản xuất sắt,
gang thép
Trong suốt những năm hoạt động vừa qua, phương châm hoạt động của công ty là: “Sản phẩm chất lượng mang đắng cấp quốc tế, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, hỗ trợ hoàn hảo”, đây là kim chỉ nam cho các hoạt động nhăm đưa đến cho khách hàng không chỉ các sản phẩm chất lượng cao mà cả sự hài lòng về thái độ img xử, tác phong làm việc và dịch vụ chuyên nghiệp của công ty, tạo niềm tin lâu dài với
khách hàng
Bên cạnh đó, cơng ty ln tn thủ chính sách và pháp luật Nhà nước quy định
làm tròn nghĩa vụ kê khai và nộp thuế đối với ngân sách Nhà nước thực hiện tốt chính
sách về lao động, đảm bảo công băng xã hội, không ngừng đào tạo và bôi dưỡng cán bộ nhân viên trong công ty, thực hiện đúng điều lệ công ty và đúng những cam kết
30
Trang 31| trong các hợp đồng với khách hàng, làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, bảo Tranetens VỆ môi trường, tài sản và an ninh chung
2.1.3 Các ngành nghề kinh doanh của công ty Hoạt động kinh doanh của công ty là: — Sản xuất vật liệu xây dựng: gang, sắt, thép
— Sản xuất hóa chất dạng cơ bản;
— Sản xuất các sản phẩm từ plastic: — Sản xuất dây cáp, sợi quang học;
— Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại;
— Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng khác; — Bán buôn kim loại và quặng kim loại;
—_ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: —_ Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ:
— Sản xuất mô tơ, máy phát điện, biến thế, thiết bị phân phối và điều khiển điện:
Trong đó, sản xuất sắt gang thép là lĩnh vực kinh doanh đem lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho công ty cổ phần Quốc tế Sen Việt
(Ngn: Phịng Kinh doanh) 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Quốc tế Sen Việt
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tắt cả các cổ đơng có quyền biểu quyết vàlàcơ quan có thâm quyền cao nhất của công ty Đại hội cỗ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần, đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng từ ngày kết thúc năm tài chính Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ công ty quy định, đặc biệt có thâm quyền thông qua các báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo Các kiểm toán viên độc lập được mời tham dự đại hội để tư vấn cho việc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý của công ty, có tồn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyên và nghĩa vụ của công ty không thuộc thấm quyên của Đại hội đồng
cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát ban Giám đốc và các bộ phận quản lý khác Quyên và nghĩa vụ của Hội đông quản trị do luật pháp và điều lệ Công ty, các
Trang 32Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Quốc té Sen Việt
Đại Hội Đồng Cô
Đông
Ban Kiêm Soát
: h
Hội Đồng Quản Trị Phòng Kinh doan
Ban Giám Đốc * Phòng Kế toán v Phòng Quản lý chất lượng Phòng Kỹ thuật Phòng Kế hoạch — Quản lý kho (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Ban kiểm sốt
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cô đông, do Đại hội đồng cô đông bầu ra, thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế, nhiệm kỳ của Ban kiểm sốt khơng q Š năm Ban kiểm sốt có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp đề xuất lựa chọn Cơng ty kiểm tốn độc lập, mức phí kiểm toán và
mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập và điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của cơng ty Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám Đốc
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc là bộ phận điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty
Chịu sự giám sát của Hội đông quản trị và chịu irách nhiệm trước Hội cong quan tri và
32
Trang 33trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao Có nhiệm vụ kịp thời
để xuất các biện pháp cần thiết để đảm bảo công việc kinh doanh của công ty được
hoạt động trong điều kiện tốt nhất
Phòng Kinh doanh
Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ như sau: Nghiên cứu thị trường nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh; Ký hợp đồng và
thực hiện các giao dịch buôn bán với khách hàng; Đại diện cho công ty làm việc với
khách hàng, các nhà cung cấp đầu vào về chỉ tiết các điều khoản trong hợp đồng, từ đó kết hợp với “phòng Kế hoạch — quản lý kho” đề lên phương án nhập hàng, lưu kho và giao hàng cho khách
Phòng Kế tốn
Là phịng ban có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc trong việc tô chức cơng tác kế tốn tài chính
Các hoạt động tại đây bao gồm: Giám sát mọi hoạt động kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, hạch tốn các khoản chỉ phí đề xác định kết quả kinh doanh: Tổ chức, theo dõi chặt chẽ chính xác tài sản và nguồn vốn của công ty; Theo dõi công nợ và thường xuyên đôn đốc đề thanh tốn cơng nợ; Cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về sản xuất, kinh doanh cho Ban giám dốc
Bên cạnh đó, phịng Kế tốn cũng phải thực hiện các nghiệp vụ kế toán khác như: Thanh tốn các chi phí hoạt động chỉ phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chỉ phí đầu tư các dự án quy định; Quyết toán các hợp đồng kinh tế; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chỉ trả theo chế độ đối với công nhân viên trong công ty; Bảo quản và lưu trữ các tài liệu kế toán, tài chính, chứng từ có giá của cơng ty
Phịng Quản lý chất lượng
Chức năng của phòng này là quản lý và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Phịng này có nhiệm vụ xây dựng và triển khai kế hoạch chất lượng, quản lý và kiểm soát hoạt động của Hệ thống quản lý chất
lượng, phối hợp, hỗ trợ cho các bộ phận khác trong công ty để thực hiện theo đúng các
tiêu chuẩn về quản lý chất lượng Phòng Kỹ thuật
Phòng này có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đề phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và thiết kế những sản phẩm mới
Trang 34Phòng Kế hoạch — quan lý kho
Chịu trách nhiệm tổng hợp và nghiên cứu hồ sơ các điều khoản trong mỗi hợp đồng đề tham mưu cho giám đốc về kế hoạch xuất, nhập hàng hóa lưu kho; Xây dựng phân bỗ nguồn vốn đầu tư cho các kế hoạch kinh doanh; Quản lý các sản phẩm, xuất nhập sản phẩm qua bất cứ nguồn nào đều phải lập hóa đơn chứng từ có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn
Bên cạnh đó phòng Kế hoạch — quản lý kho cịn có nhiệm vụ kết hợp với phòng kinh doanh tiễn hành øặp gỡ và đàm phán với khách hàng về kế hoạch giao hàng cũng như thời gian số lượng và phương tiện vận tải hàng hóa
2.2 Phân tích tình hình tài chính của cơng ty cổ phần Quốc tế Sen Việt
2.2.1 Tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán — Co cau tài sản của công ty
Dựa vào bảng 2.1 có thể thấy quy mơ tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng giảm không đều trong giai đoạn 2012-2014
Năm 2012 quy mô tổng tài sản là 157.339.050.666 VND, nam 2013 là I81.355.481.779 VNĐ, tăng 24.016.431.113 VNĐ tương ứng tăng 15,26 % so với năm 2012 Năm 2014 tổng tài sản giảm đột ngột xuống còn 130.807.936.395 đồng, giảm 27.87% so với năm 2013 Sự tăng giảm bất thường này là do chính sách và tình hình làm ăn của công ty trong giai đoạn 2012-2014 có nhiều thay dồi
Bang 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2012-2014
Don vi tinh: VND
Nam 2012 Nam 2013 Nam 2014
Khoan muc Tuyệt đối Tương Tuyệt đối Tương Tuyệt đối Tương
(VNĐ) đối (%) (VNĐ) đối (%) (VNĐ) đối (%)
Tài sản ngăn
h an 138.470.598.369 | 88.01 | 159.906.800.311| 88,17 | 108.649.617.017| 83,06 Tai san dai han 18.868.452.297 | 11,99 | 21.236.050.364 11,83} 21.945.076.057| 16,07 Tổng tài sản 157.339.050.666 100 | 181.355.481.779 100 | 130.807.936.395 100
(Ngn: Sơ liệu tính tốn từ báo cáo tài chính)
Ngồi ra, có thể thấy, cơ cấu tài sản của Công ty giữ được sự ồn định tỷ trọng
giữa TSNH và TSDH, TSNH của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài 34
Trang 35sản Năm 2012, TSNH chiếm 88,01% quy mô tổng tai sản, tăng lên 88,17% vào năm 2013 và giảm xuống còn 83.06% vào năm 2014
Sự chiếm ưu thế của TSNH so với TSDH là tương đối phù hợp với đặc thù sản
xuất kinh doanh của công ty Với mong muốn đáp ứng tốt nhất các đơn đặt hàng của khách hàng (giao đủ số lượng), Công ty luôn lưu trữ một lượng hàng tồn kho đủ lớn để không thiếu hụt hàng hóa, và một lượng tiền mặt dư dả để sẵn sàng thanh toán nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất cũng như sự hào phóng chấp nhận cấp các khoản tín dụng thương mại cho các khách hàng công nghiệp uy tín với cương vị là một công ty lớn Tuy nhiên, chính sách này khiến công ty luôn phải đối mặt với các gánh nặng chi phí như chỉ phí cơ hội của tiền, chỉ phí thu hồi nợ và đặc biệt là chỉ phí lưu kho
Qua xu hướng tăng giảm của tỷ trọng TSNH trong cơ cấu tông tải sản giai đoạn 2012 — 2014, đặc biệt là mức giảm xuống còn 83.06% năm 2014 thay vì khoảng 88% trong những năm trước, là tín hiệu đáng mừng cho thấy công ty đã chủ động điều chỉnh cơ cầu tổng tài sản nhằm hạn chế những nhược điểm do chính sách quản lý tài sản ngăn hạn theo trường phái thận trọng đem lại
—_ Tình hình biến động tài sản
Tài sản ngắn hạn (TSNH) có xu hướng tăng giảm không đồng đều trong 3 năm
Năm 2013 là 159.906.800.311 đồng, tăng 21.436.201.942 đồng tương ứng 15,48% so
với năm 2012 Năm 2014 TSNH giảm xuống 108.649.617.017 đồng giảm 51.257.183.294 đồng tương ứng 32,05% so với năm 2013 Quy mô của TSNH tăng giảm không đồng đều như vậy là do sự biến động của các khoản mục thành phần sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Có thể thấy, khoản mục này liên tục giảm trong giai đoạn 2012-2014 Cụ thể như sau, năm 2013, khoản mục này là 3.219.872.436 VNĐ, siảm 47.604.605.930 VNĐ, tương dương giảm 93,66% Năm 2014 khoản mục này tiếp tục giảm 338.555.532 VND, tương đương giảm 10,51% so với năm 2013 Trước năm 2013, cơng ty ln duy trì nắm giữ tiền ở mức cao để đảm bảo được khả năng thanh toán nợ của công ty nhưng điều đó lại hạn chế khả năng sinh lời của tiền và trong khi công ty có tiền để khơng lại phải đi vay nợ ngân hàng hoặc chiếm dụng vốn từ người bán hoặc người mua nên từ năm 2013, công ty đã giảm nắm giữ tiền, sử dụng tiền để trả các khoản nợ vay đến hạn nhằm giảm chỉ phí lãi vay cũng như giữ uy tín của cơng ty đối với ngân hàng Vietcombank (năm 2014) Đồng thời trong năm 2013 công ty đã quyết định đầu tư một dây chuyền sản xuất thép mới với giá thành và chi phí khá cao để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Trang 37Các khoản phải thu
Các khoản phải thu tăng mạnh từ 14.534.355.281 VNĐ (năm 2012) lên đến 89.271.555.385 VNĐ (năm 2013) tương ứng với mức tăng 74.737.200.104 VNĐ tăng 514,2% so với năm 2012 sự gia tăng của khoản mục này chủ yếu là do sự gia tăng mạnh của khoản Phải thu khách hàng
Năm 2014 giảm 29.776.667.157 VNĐ tương đương giảm 33,35% so với năm 2013
đạt mức 59.494.888.228 VNĐ, nguyên nhân cũng do sự giảm mạnh của khoản mục phải
thu khách hàng Cụ thể từng khoản mục trong Các khoản phải thu như sau:
Biéu dé 2.1 Tỷ trọng các khoản mục trong các khoản phải thu ngắn hạn của công ty giai đoạn 2012-2014
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
ee # Phải thu khách hàng ø Phải thu khách hàng
Erả¡DMDENQ ñgười Bán # Trả trước cho người bán # Trả trước cho người bán NHƯ G2 u2yờn “ Các khoản phải thu khác * Các khoản phải thu khác
0,03
,10%
% 0,00
(Ngn: Số liệu tính tốn từ báo cáo tài chính)
Phải thu khách hàng
Nhìn vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 ta thấy trong ba năm qua khoản phải thu khách
hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn và biến động không đều Khoản phải thu khách hàng năm 2013 so với năm 2012 tăng 74.329.644.510 VNĐ tương
đương tăng 537,52% so với năm 2012 Nguyên nhân của tình trạng này là cũng là do xuất
phát từ đặc điểm ngành của công ty Doang thu của Công ty chủ yếu đến từ việc cung ứng vật liệu xây dựng như gang, sắt thép, phục vụ xât dựng cơng trình Do đó bên cạnh nhiều
cố gắng khác, công ty cũng phải chấp nhận nhiều điều khoản bất lợi trong thanh toán như
Trang 38là chấp nhận thanh toán chậm nhăm tạo ra mot loi thé trong cạnh tranh với các doanh
nghiệp cùng ngành (đưa ra chính sách chậm sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn) Phải thu khách hàng tăng mạnh cho thấy công ty đang bị khách hàng chiếm dụng tương đối lớn tuy nhiên, nếu nhìn trên góc độ khả quan thì phải thu khách hàng gia tăng do số
lượng các hợp đồng mà công ty cung ứng gia tăng (năm 2012 công ty nhận được 68 hợp
đồng cung ứng vật liệu xây dựng đến năm 2013 là 82 hợp đồng) Chính vì vậy mà khoản phải thu khách hàng của công ty tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong khoản phải thu ngắn hạn
Đến năm 2014 thì khoản phải thu khách hàng lại siảm 33.198.084.949 VND tương
đương giảm 37,66% so với năm 2013 Nhận thấy những rủi ro từ việc để khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều trong khi lợi nhuận đang giảm nên công ty đã tiễn hành sàng lọc khách hàng, chỉ cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ làm ăn trên 3 năm thực hiện thu hồi nợ đối với một số khách hàng thắt chặt tín dụng ở mức phù hợp hơn nhằm giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ
Trả trước cho người bán: Trong các khoản phải thu ngắn hạn, khoản trả trước cho
người bán từ năm 2012 đến năm 2014 biến động không đều Năm 2012, khoản trả trước cho người bán của công ty chiếm tỷ trọng 4.75 % trên tổng các khoản phải thu ngắn hạn
Đến năm 2013 khoản mục này tăng mạnh 395.509.334 VNĐ tương đương tăng 57,23 % so với năm 2012, đồng thời khoản mục Phải trả người bán cũng tăne mạnh khiến khoản mục này chỉ còn chiếm tỷ trọng 1.22 % trên tông các khoản phải thu ngăn hạn Năm
2014 khoản mục này tiếp tục tăng mạnh, tăng 3.448.600.906 VNĐ, tương đương tăng
317.39% so với năm 2013, chiếm 7,62% tỷ trọng tông khoản phải thu Khoản mục này
liên tục tăng trong giai đoạn 2012-2014 là do nhu cầu nhập hàng của các đại lý trong năm 2013 tăng cao, công ty phải tăng cường nhập kho 1 tấn phôi sắt để phục vụ sản xuất kinh
doanh nên phải trả trước một khoản theo hợp đồng quy định Thêm vào đó vào năm 2014, cơng ty có tiến hành nhập một số nguyên vật liệu từ nhà cung cấp mới là cong ty TNHH Tiến Lộc - chuyên cung cấp phôi gang, chưa từng có mối quan hệ làm ăn nên phải
trả trước một phần tiền hàng do phía cơng ty Tiến Lộc yêu cầu Các khoản phải thu khác
Các khoản phải thu khác tăng mạnh 12.046290 VNĐ, tương ứng tăng 79,58% từ
15.136.854 VNĐ (năm 2012) lên đến 27183.144 đồng (năm 2013) Nguyên nhân là do
công ty đầu tư vào các ngành nghề mới trong đó có cho vay hỗ trợ tài chính dẫn đến các khoản phải thu khác tăng đột ngột trong năm này
Năm 2014 công ty đã quyết định cắt giảm toàn bộ các khoản đầu tư ngắn hạn do các khoản mục đầu tư không thu được hiệu quả Vì vậy năm 2014 cơng ty khơng cịn các
38
Trang 39khoản phải thu khác Khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tơn kho
Hàng tồn kho có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 — 2014 Cụ thể, năm 2013,
khoản mục này giảm nhẹ 1,23% trong năm 2013 từ 53.596.275.828 VNĐ (năm 2012)
xuống 52.935.868.814 VNĐ (năm 2013) Năm 2014 hàng tồn kho tiếp tục giảm
19.705.666.960 VNĐ tương ứng giảm 37,22% so với năm 2013, đạt mức 33.230.201.854 VNĐ Nguyên nhân là do trong năm 2012, công ty đã trữ một lượng hàng tồn kho các
nguyên vật liệu: gang, sắt, thép lớn khiến công ty bị tổn đọng vốn vào hàng tồn kho, làm
tăng chỉ phí quản lý hàng tồn kho như chỉ phí lưu kho, bảo quản Nên từ năm 2013 trở đi, công ty quyết định tiến hành các biện pháp giảm lượng hàng tồn kho bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán hàng giao tay ba đối với một số đại lý lớn: Đại lý vật liệu xây dựng 42 chùa Láng, công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nguyễn Sơn — 355 Nguyễn Văn Cừ để hạn
chế hàng về nhập kho gây tốn kém các khoản chỉ phí liên quan Tài sản dài hạn
TSDH có xu hướng tăng dần đều qua các năm, năm 2013 tăng 12,54% so với năm
2012, từ 18.868.452.297 VNĐ lên đến 21.236.050.364 VNĐ Năm 2014 tăng nhẹ 3,33% so với năm 2013, đạt mức 21.945.076.057 VNĐ Sự gia tăng đồng đều này cho thấy công
ty vẫn giữ mức đầu tư vào TSDH ổn định, không chịu sự ảnh hưởng từ những hoạt động đầu tr TSNH khác TSDH của công ty được thể hiện qua các khoản mục sau:
Tài sản cố định (TSCĐ): Là những tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng lớn hơn một năm, bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCD vơ hình bao gồm hệ
thống dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị sản xuất, ô tô vận tải, nhà Xưởng
TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, nhà
kho, vật kiến trúc và các phương tiện vận tải, truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý