1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình kế toán tài chính phần 1 ts nguyễn tuấn duy, ts đặng thị hòa

222 29 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Kế Toán Tài Chính Phần 1
Tác giả Nguyễn Tuấn Duy, Đặng Thị Hòa
Người hướng dẫn PGS.TS Đỗ Minh Thành, TS Nguyễn Viết Tiến, TS Lê Thị Thanh Hải, TS Phạm Thị Thu Thủy, TS Nguyễn Phú Giang, TS Phạm Đức Hiếu, TS Đoàn Vân Anh, PGS.TS Trần Thị Hồng Mai, ThS.NCS Lưu Thị Duyên, ThS.NCS Trần Hải Long, ThS Nguyễn Thị Hà
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kế Toán Tài Chính
Thể loại giáo trình
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 21,71 MB

Nội dung

Trang 1

; ` TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 5 5 T8 Nguyễn Tuấn Duy - TS Đặng Thị Hòa

Sue (Đồng chủ biện)

Giáo trình

KẾ TOAN TAI CHINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Chủ biên: TS Nguyễn Tuấn Duy

TS Đặng Thị Hịa

Giáo trình

KE TOAN TÀI PHÍNH

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ

Trang 4

LOI MO BAU

Ngày 20 tháng 3 năm 2006 Bộ trưởng Bộ tài chính đã ra quyết định

số 15/2006/QÐ - BTC về việc ban hành "Chế độ kế toán doanh nghiệp”

áp dụng từ 01 tháng 01 năm 2006 Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành được điều chỉnh sửa đổi theo những qui định trong hệ thơng chuẩn mực kế tốn Việt Nam (VAS) được xây dựng và ban hành từ năm 2001

đến 2005, do đó đã đáp ứng được những yêu cầu trong quản lý kinh tế ở

nước ta trong điều kiện chuyển sang nên kinh tế thị trường, có sự quản lý

của Nhà nước theo định hướng XHCN Chế độ kế toán mới ban hành

cũng đã vận dụng những nguyên tắc, những nội dung và phương pháp kế tốn mang tính thơng lệ của chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS) và

chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs)

Để đáp ứng được yêu cầu đỗi mới trong đào tạo từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ của trường Đại học Thương mại, căn cứ

theo đề cương chương trình các học phân Kế toán tài chính 1 & 2 đã

được Hiệu trưởng trường Đại học Thương mại phê duyệt, Bộ mơn Kế tốn Doanh nghiệp biên soạn giáo trình Kế tốn tài chính để phục vụ

cho quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên.Trong quá trình biên soạn giáo trình, tập thể tác giả đã nghiên cứu các qui định

của Luật Kế toán, Luật Kiểm toán Nhà nước, của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực quốc tế về kế toán và các văn bản pháp lí

khác trong quản lí kinh tế - tài chính - kế toán - kiểm toán để chọn lọc

những nội dung đáp ứng được cả yêu cầu lí luận và thực tiễn đưa vào trong giáo trình nhầm đâm bảo chất lượng của giáo trình

Giáo trình Kế tốn tài chính là một cơng trình khoa học của tập thể

giáo viên khoa Kế toán Kiểm toán trường Đại học Thương mại Giáo trình do TS Nguyễn Tuần Duy và TS Đặng Thị Hòa đồng chủ biên, tham

gia biên soạn bao gồm:

Trang 5

- TS Nguyễn Viết Tién - Trưởng khoa Kế toán Kiểm toán biên soạn chương 2;

- T§ Lê Thị Thanh Hải - GVC, bộ mơn Kế tốn DN biên soạn

chương 3;

- 1S Nguyễn Tuấn Duy - Trưởng Bộ mơn Kế tốn DN đồng chủ

biên và biển soạn chương 4 và 5;

- TS Pham Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Kế hoạch tài chính biên soạn chương 6;

- TS Nguyễn Phú Giang - Trưởng bộ mơn Kiểm tốn, TS Phạm Đức Hiếu - Phó Trưởng bộ mơn Kế toán Căn bản biên soạn chương 7;

- TS Đoàn Vân Anh - Phó Trưởng bộ mơn Kế tốn Doanh nghiệp biên soạn chương 8;

- PGS.TS Trần Thị Hồng Mai - Trưởng bộ mơn Kế tốn Căn bản,

Ths.NCS Lưu Thị Duyên - Phó Trưởng bộ mơn Kiểm tốn biên soạn

chương 9;

- Ths.NCS Trần Hải Long - GV, bộ môn Kế toán Doanh nghiệp

biên soạn chương 10;

- Ths Nguyễn Thị Hà - GVC, bộ mơn Kiểm tốn biên soạn chương 11;

- TS Đặng Thị Hịa - GVC, bộ mơn Kế toán Căn bản đằng chủ biên và biên soạn chương 12

Ngoài việc phục vụ đào tạo của trường Đại học Thương mại, giáo

trình Kế tốn tài chính cũng là tài liệu tham khảo chuyên môn tốt cho

các chủ doanh nghiệp, những người làm kế toán cũng như các giáo viên

và sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có đào tạo kế tốn

Chúng tơi chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Công và

TS Trương Thị Thủy đã có những ý kiến quí báu giúp chúng tơi hồn chỉnh giáo trình này

Chúng tôi mong muốn được sự góp ý chân thành của bạn đọc

Xin cam on V2

Trang 6

Ll 12 12.1 122 13 13.1 143.2 21 211 2.12 22 22.1 222 223 224 V5 2.2.6 MỤCLỤC Lời mở đầu

Chương 1 Những vấn đề chung về kế tốn tài chính

doanh nghiệp

Đặc điểm của kế toán tải chính doanh nghiệp Nội dung và phạm vi của kế tốn tài chính

Nội dung của kế tốn tài chính Phạm vi của kế toán tài chính

Nguyên tắc và yêu cầu của kế toán tài chính

Các nguyên tắc của kế tốn tài chính

Các u cầu của kế toán tài chính

Chương 2 Kế tốn tài sản bằng tiền và các khoăn phải thu

Kế toán tài sản bằng tiền

Qui định về kế toán tài sản bằng tiền và nhiệm vụ kế toán

Kế toán tài sản bằng tiền Kế toán các khoản phải thu

Qui định về kế toán các khoản phải thu và nhiệm vụ kế toán

Kế toán phải thu của khách hàng

Kế toán thanh toán với người nhận tạm ứng Kế toán thanh toán phải thu nội bộ

Kế toán các khoản phải thu khác

Kế tốn dự phịng phải thu khó địi

Trang 7

31 3.1.1 3.1.2 3.13 32 32.1 322 3.2.3 41 4.1 4.1.2 42 421 422 5.1 5.1.1 5.1.2 5.13 5.14 s15 5.1.6 5.1.7 52 5.2.1 5.2.2

Chương 3 Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp Qui định kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Nội dung hàng tồn kho trong doanh nghiệp

'Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ kế toán hàng tồn kho

Qui định kế toán hàng tồn kho

'Kế toán hàng tồn kho Chứng từ kế toán

Kế toán chỉ tiết hàng tồn kho

Kế toán tổng hợp hàng tồn kho

Chương 4 Kế toán tiền lương va các khoản trích theo lương,

Kế toán tiền lương

Qui định về tiền lương và nhiệm vụ kế toán

Kế toán tiền lương,

Kế toán các khoản trích theo lương

'Nội dung các khoản trích theo lương và nhiệm vụ kế toán

Kế toán KPCĐ, BHXH, BHTN, BHYT Chương 5 Kế toán TSCĐ và BĐS đầu tư

Kế toán TSCĐ

Qui định kế toán TSCĐ

Kế toán TSCĐ hữu hình

Kế tốn TSCĐ vơ hình Kế toán TSCĐ đi thuê

Kế toán khấu hao TSCĐ

Kế toán sửa chữa TSCĐ Kế toán đầu tư XDCB

Trang 8

6.1 611 6.12 6.13 62 62.1 6.2.2 63 63.1 6.3.2 64 64.1 642 65 6.5.1 6.5.2 6.6 6.6.1 6.6.2 T1 TA 7.12 72 721 72.2 7243

Chương 6 Kế toán đầu tư tài chính Qui dinh chung về kế toán đầu tư tài chính Nội dung các hình thức đầu tư tài chính 'Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ kế toán ĐTTC

Qui định chung về kế toán DTTC

Kế toán đầu tư vào công ty con Qui định kế toán

Kế toán đầu tư vào cơng ty con

Kế tốn đầu tư vào cơ sở kinh doanh ĐKS

Qui định kế toán hoạt động đầu tư vào cơ sở kinh doanh ĐKS

Kế toán đầu tư vào cơ sở kinh doanh ĐKS

Kế toán đầu tư vào công ty liên kết Q h kế toán

Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết Kế toán hoạt động đầu tư tài chính khác Qui định kế toán

Kế tốn đầu tư tài chính khác

Kế tốn dự phịng giảm giá đầu tư tài chính Qui định kế toán

Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

Chương 7 Kế tốn chỉ phí hoạt động kinh doanh

Qui định kế tốn chỉ phí HĐKD 'Yêu cầu quản lí chỉ phi HDKD Qui định kế toán chi phí HĐKD

Kế tốn chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm Kế toán chỉ phí sản xuất

Trang 9

8.1 8.11 8.12 §2 8.2.1 8.2.2 8.2.3 8.3 83.1 8.3.2 83.3 84 8.4.1 842 Kế toán giá vốn hàng bán

'Nội dung giá vốn hàng bán Kế toán giá vốn hàng bán Kế toán chỉ phí tài chính

'Nội dung chỉ phí tài chính

Kế tốn chỉ phí tài chính

Kế tốn chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lí doanh nghiệp 'Nội dung chỉ phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp

Kế tốn chỉ phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp Kế toán chỉ phí hợp đồng xây dựng

Qui định kế tốn chỉ phí hợp đồng xây dựng

Kế tốn chỉ phí hợp đồng xây dựng Tinh giá thành sản phẩm xây lắp

Chương 8 Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh

'Qui định kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh 'Yêu cầu quản lí doanh thu HĐKD

Qui định kế toán doanh thu

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ Chứng từ kế toán

‘Van dung tai khoản kế toán

Số kế toán

Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Chứng từ kế toán

Van dung tai khoản kế toán

Số kế toán

Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng

'Qui định kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng

Trang 10

91 911 9.12 92 9.2.1 922 10.1 10.1.1 10.1.2 10.1.3 10.2 10.2.1 10.2.2 10.2.3 10.2.4 10.2.5 103 10.3.1 10.3.2 10.3.3 10.3.4 10.4 10.4.1 10.4.2 10.4.3 10.4.4

Chương 9 Kế toan két qua kinh doanh va phan phdi lợi nhuận

Kế toán kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh và qui định kế toán Kế toán kết quả kinh doanh

'Kế toán phân phối lợi nhuận

Qui định kế toán phân phối lợi nhuận Phương pháp kế toán phân phối lợi nhuận Chương 10 Kế toán nợ phải trả

Những qui định về kế toán nợ phải trả

Khái niệm và phân loại các khoản nợ phải trả 'Yêu cầu quản li và nhiệm vụ kế toán nợ phải trả Qui định kế toán nợ phải trả

Kế toán các khoản nợ vay Qui

Kế toán vay ngắn hạn

lịnh kế toán các khoản nợ vay

Kế toán vay dài hạn

Kế toán trái phiếu phát hành

Kế toán nợ dài hạn

KẾ toán nợ phải trả trong thanh toán

Kế toán phải trả người bán

Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Kế toán khoản phải trả nội bộ

Kế toán các khoản phải trả khác

Kế tốn dự phịng phải trả

Kế tốn chỉ phí phải trả Kế tốn dự phịng phải trả

Kế tốn dự phịng trợ cắp mắt việc làm

Kế toán quĩ phát triển khoa học và công nghệ

Trang 11

Ld MLL 1112 112 11.2.1 H22 11243 114 113.1 1132 11443 14 1141 11.4.2 1143 115 115.1 1152 121 12.1.1 12.1.2 12.2 12.2.1 12.2.2 1223 1224

Chương 11 Kế toán vốn chủ sở hữu

Qui định kế toán vốn chủ sở hữu

'Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ kế toán vốn chủ sở hữu Qui định kế toán vốn chủ sở hữu

Kế toán vốn kinh doanh

Chứng từ kế toán

'Vận dụng tài khoản kế toán

Sổ kế toán

Kế toán các quĩ doanh nghiệp

Chứng từ kế toán

'Vận dụng tài khoản kế toán

Sổ kế toán

Kế toán nguồn vốn BTXDCB

Chứng từ kế toán

Van dung tài khoản kế toán

Số kế toán

Kế toán vốn chủ sở hữu khác

Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản Kế toán chênh lệch tỉ giá hối đoái

Chương 12 Báo cáo tài chính

*Tổng quan về báo cáo tài chính

Khái niệm và phân loại BCTC

Qui định kế toán về lập và trình bày BCTC

Phương pháp lập BCTC

Phương pháp lập BCĐKT Phương pháp lập BCKQHĐKD Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính

Danh mục các tài liệu tham khảo

Trang 12

Chương 1

NHỮNG VẤN DE CHUNG VE KE TOAN

TAI CHINH DOANH NGHIEP

Tóm tắt chương

Chương 1 trước hết giới thiệu đặc điểm của kế toán tài chính bao

gơm các định nghĩa về kế toán tài chính theo các qui định của quốc tế và của Luật Kế toán VN; mục đích và đặc điễm của kế tốn tài chính Tiếp theo nội dung cơ bản của chương tập trung trình bày và phân tích làm rõ

nội dung và phạm vì của kế tốn tài chính; các nguyên tắc cơ bản cũng

như các yêu cầu của kế tốn tài chính dựa trên cơ sở các qui định trong 1AS, VAS và Luật Kế toán VN

1.1 Đặc điểm của kế toán tài chính doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp, dé quan ly tai sản và quá trình hoạt động,

sản xuất kinh doanh cần phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác

nhau Kế toán ở doanh nghiệp với chức năng thu nhận, xử lý, hệ thống hố thơng tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở doanh

nghiệp, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ công tác quản

lý kinh tế tài chính vĩ mô và vi mô đã trở thành một công cụ quản lý kinh

tế quan trọng, một bộ phận cấu thành hệ thống công cụ quản lý kinh tế Trong nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, kế toán được xác định như một mặt của hoạt động kinh tế nói

chung, quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng

Hiện nay thuật ngữ kế toán được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:

Trang 13

- Theo Gene Allen Gohlke giáo sư tiến sỹ viện đại học Wisconsin: “Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghi nhận, phân loại, tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tải chính của một tổ chức, giúp ban giám đốc có thể căn cứ vào đó mà làm quyết định”

- Theo Rober N Anthony tién sỹ trường đại học Havard “Kế toán là một ngôn ngữ của việc kinh doanh”

- Theo liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC): Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phản ánh, tổng hợp theo một cách riêng có bằng chứng về những, khoản tiền, các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó

- Theo Luật Kế toán, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003: Kế toán là việc

thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài

chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động

Với các cách định nghĩa khác nhau nhưng đều thể hiện bản chất của kế toán là hệ thống thông tin và kiểm tra về hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp Thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm ở các phương diện, mức độ và mục đích khác nhau: các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm thông tin kế tốn vẻ tình hình tài chính, tỉnh hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,

các cơ quan Nhà nước quan tâm thông tin kế toán để kiểm soát kinh doanh và thu thuế, các nhà đầu tư quan tâm thơng tin kế tốn để quyết

định đầu tư

Căn cứ vào phạm vi, yêu cầu và mục đích cung cấp thơng tin kế tốn

ở doanh nghiệp, kế toán được phân chia thành kế tốn tài chính và kế

¡ chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung,

cấp thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản

Trang 14

~ Mục đích của kế tốn tài chính

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp với tư cách một chủ thẻ kinh tế thường có mối quan hệ kinh tế với các đối

tượng khác nhau ngoài doanh nghiệp Các đối tượng này luôn quan tâm

đến tình hình tài chính, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp như: tổng tài sản, khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, khả năng

thanh toán và mức độ sinh lời của doanh nghiệp để quyết định các mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp Đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thuế cũng quan tâm đến tình hình tài chính, tình hình hoạt

động của doanh nghiệp để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp và việc chấp hành chính sách của nhà nước Những thông tin đó có được thơng qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp Như vậy mục đích của kế tốn tài chính ngồi cung cắp thơng tin cho chủ doanh nghiệp, nhà quản lý thì

chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh

nghiệp

- Đặc điểm của kế toán tài chính:

+ Kế tốn tài chính cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng

bên ngoài doanh nghiệp, do đó để đảm bảo tính khách quan, thống nhất,

kế toán tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc, các chuẩn mực và chế độ

hiện hành về kế toán của từng quốc gia; các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán được các quốc gia công nhận

+ Kế tốn tài chính mang tính pháp lệnh, nghĩa là được tổ chức ở tắt cả các đơn vị kế toán và hệ thống sổ, ghỉ chép, trình bày và cung cấp thơng tin của kế tốn tài chính đều phải tuân thủ các quy định thống nhất

nếu muốn được thừa nhận

+ Thông tin kế tốn tài chính cung cắp là những thông tin thực hiện

về những hoạt động đã phát sinh, đã xảy ra và mang tính tổng hop thé

hiện đưới hình thái giá trị

+ Báo cáo của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính phản ánh

tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một

thời kỳ, kỳ báo cáo của kế toán tài chính được thực hiện theo kỳ kế toán

Trang 15

1.2 Nội dung và phạm vi của kế toán tài chính

1.2.1 Nội dung của kế tốn tài chính

Doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cần thiết

phải có tài sản tiền vốn, quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá

trình tiến hành các quá trình kinh tế khác nhau nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ nhất định Trong quá trình hoạt động ở doanh nghiệp hình thành các mối quan hệ kinh tế liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau,

để đảm bảo tính hữu ích của thông tin cung cắp nghĩa là đáp ứng các nhu iu khác nhau của các đối tượng quan tâm thông tin kế tốn thì nội dung,

kế tốn tài chính phải khái quát được toàn bộ các loại tài sản tiền vốn và các hoạt động kinh tế diễn ra, các quan hệ kinh tế phát sinh ở doanh

nghiệp Do đó, nội dung cơ bản của kế tốn tài chính trong doanh nghiệp bao gồm:

~ Kê toán các loại tài sản

Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được

lợi ích kinh tế trong tương lai Tài sản của doanh nghiệp bao gồm nhiều

loại được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc

thiết bị, vật tư, hàng hố hoặc khơng thể hiện dưới hình thái vật chất như

bản quyển, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong,

tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp Tài sản của doanh

nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế

trong tương lai, như tài sản thuê tài chính, hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương

lai nhưng có thể khơng kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ

thuật thu được từ hoạt động triển khai có thẻ thoả mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó cịn giữ được bí mật và

doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế Trong đoanh nghiệp, tài sản là cơ sở để tiến hành sản xuất kinh doanh, kế toán phải phản ánh được số

hiện có, tình hình biến động của tắt cả các loại, tài sản theo từng loại,

từng địa điểm bảo quản, sử dụng

~ Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu

'N phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn hình thành những tài sản

Trang 16

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hoá chưa trả tiền, dịch vụ chưa

thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, phải trả người lao động,

thuế phải nộp v.v những nghĩa vụ đó doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư

vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ, chênh lệch tỷ giá và đánh giá lại tài sản

Thông tin về nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu giúp cho các đối

tượng sử dụng thông tin đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ khả năng tự tài trợ Do vậy cùng với thu nhận xử lý và

cung cấp thông tin vẻ tình hình, sự biến động của tài sản kế toán tài chính

phải thu nhận xử lý thông tin về từng nguồn hình thành tài sản của doanh

nghiệp

- Kế tốn chỉ phí, doanh thu và thu nhập khác

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp là quá trình doanh nghiệp phải bỏ ra những chỉ phí nhất định và cũng là quá trình doanh nghiệp thu được các khoản doanh thu và thu nhập khác

Chi phi cia doanh nghiệp là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế

trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chỉ ra, các khoản khấu trừ

tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu,

không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu Chỉ phi của doanh nghiệp bao gồm các chỉ phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường và chỉ phí khác

Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp

vốn của cổ đơng hoặc chủ sở hữu

Chỉ phí, doanh thu và thu nhập khác là hai mặt của quá trình hoạt động ở doanh nghiệp, thông tin về chỉ phí, doanh thu và thu nhập khác là

Trang 17

quan tâm Do đó kế tốn tài chính phải thu thập xử lý cung cấp thơng tin

chỉ phí, doanh thu và thu nhập khác của từng hoạt động một cách chính xác, trung thực

Với chức năng thu thập, xử lý, cung cắp và phân tích các thơng tin cho các đối tượng sử dụng thơng tin tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nội dung kế toán tài chính xét theo phần hành công việc

bao gằm:

+ Xác định các chứng từ kế toán sử dụng, lập, xử lý, luân chuyển các

chứng từ kế toán

+ Tổ chức xây dựng hệ thống tài khoản kế toán ở doanh nghiệp

+ Tổ chức hệ thống số kế toán

+ Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính 1.2.2 Phạm vi cđa kế tốn tài chính

Kế tốn tài chính là một bộ phận của công tác kế toán trong doanh nghiệp Phạm vi của kế toán tài chính là phản ánh toàn bộ các loại tài

sản, nguồn hình thành tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính và các quan

hệ kinh tế pháp lý phát sinh trong toàn doanh nghiệp Tuy nhiên với mục đích đã xác định, nó chỉ phản ánh các đối tượng ở dạng tổng quát nhằm

cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính Trong các

doanh nghiệp khi tổ chức cơng tác kế tốn phải căn cứ vào đặc điểm hoạt

động sản xuất kinh doanh, yêu cầu của công tác quản lý xác định rõ

phạm vi cụ thể của kế tốn tài chính, phân định rõ giữa kế toán tài chính

với kế tốn quản trị, đảm bảo thông tin không trùng lặp và đáp ứng yêu

cầu thông tin khác nhau của các đối tượng quan tâm đến thông tin kế

toán ở doanh nghiệp

1.3 Nguyên tắc và yêu cầu của kế toán tài chính 1.3.1 Các nguyên tắc của kế toán tài chính

Các đối tượng bên ngồi doanh nghiệp quan tâm đến thông tin kế

Trang 18

~ Cơ sở dồn tích

Các giao dịch, các sự kiện và mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của

doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh

thu, chỉ phí phải được ghi nhận vào số kế toán và báo cáo tài chính của kỳ kế toán liên quan tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm

thực thu, thực chỉ tiền hoặc tương đương tiền

Báo cáo tài chính được 14

hình tài chính của doanh ngt trên cơ sở dồn tích phải phản ánh tình trong quá khứ, hiện tại và tương lai

~ Hoạt động liên tục

“Trên thực tế hàng năm đều có các tổ chức phải ngừng hoạt động, phá

sản đo các nguyên nhân khác nhau, song đại bộ phận các tổ chức là tiếp tục hoạt động Theo nguyên tắc “Hoạt động liên tục” báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường, nghĩa là doanh nghiệp khơng có ý định chấm dứt cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình trong tương lai gin Thực hiện nguyên tắc này thì tồn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng để kinh doanh chứ không phải để bán, do đó kế tốn phản ánh theo giá phí chứ không phản ánh theo giá thị trường Khi lập và trình bày

báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần

phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp Khi đánh

giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều khơng chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều

kiện có thể gây ra sự nghỉ ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của

doanh nghiệp thì những điều khơng chắc chắn đó cần được nêu rõ Nếu

báo cáo tài chính khơng được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự

kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính

và lý đo khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên

tục

~ Nguyên tắc giá phí

Xuất phát từ nguyên tắc doanh nghiệp hoạt động liên tục, tài sản của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh,

Trang 19

là giá thị trường Giá phí thể hiện tồn bộ chỉ phí doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản và đưa tài tản về trạng thái sẵn sàng sử dụng, nó là cơ sở

cho việc so sánh đẻ xác định hiệu quả kinh doanh Nguyên tắc giá phí đòi hỏi tài sản phải được kế toán ghỉ nhận theo giá phí, giá phí của tài sản

được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính

theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá phí của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác của pháp

luật

- Nhat quán

Trong các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ yêu cầu quản lý mà trong cơng tác kế tốn có thể áp

dụng các chính sách và phương pháp kế toán khác nhau Để đảm bảo tính so sánh của thơng tin số liệu kế toán giữa các thời kỳ trong việc đánh giá

tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán, tức là các chính sách kế toán và phương pháp kế

toán doanh nghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có sự thay đổi chính sách và

phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và sự ảnh hưởng

của sự thay đổi đó đến các thông tin kế toán

- Thận trọng

Để không làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế tài chính của doanh

nghiệp đảm bảo tính trung thực khách quan của thông tin kế tốn, cơng tác kế toán của doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng Thận

trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết khi lập các ước tính

kế tốn trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phịng nhưng khơng lập quá lớn

- Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập - Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phi

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chỉ phí phải được ghi nhận

Trang 20

~ Trọng yếu

“Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu tính chính xác của thơng tin đó có thể làm sai lệch đáng kể

báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử

dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thơng tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương điện định lượng và định tính Khi lập các báo cáo tài chính từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính Các khoản mục khơng trọng yếu thì khơng phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng Để xác định

một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính

chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính

trọng yếu Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được

tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị của khoản mục là rất lớn

Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác

nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ Theo nguyên tắc trọng yếu,

doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày

báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thơng tin đó khơng có tính trọng yếu

- Phù hợp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ

phí và doanh thu là hai mặt thống nhất của cùng một q trình, chỉ phí là cơ sở nguồn gốc tạo ra doanh thu, doanh thu là kết quả của chỉ phí bỏ ra,

là nguồn bù đắp chỉ phí Do đó việc ghi nhận doanh thu và chỉ phí phải

phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghỉ nhận một khoản chỉ phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chỉ phí tương ứng với doanh thu gồm chỉ phí của kỳ tạo ra doanh thu và chỉ phí của các kỳ trước hoặc chỉ phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

1.3.2 Các yêu cầu của kế toán tài chính

Với mục đích cung cấp thơng tin vé tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, kế tốn tài chính trong

Trang 21

“Thứ nhất là thông tin, số liệu kế tốn tài chính cung cấp phải đảm bảo tính trung thực, phản ánh đúng thực tế về hiện trạng, bản chất sự

việc, nội dung va giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

“Thứ hai là thông tin, số liệu kế tốn tài chính cung cấp phải khách

quan, phản ánh đúng thực tế không bị xuyên tạc, cản trở bởi bất kỳ một định kiến nào

'Thứ ba là thông tin, số liệu kế tốn tài chính cung cấp phải đảm bảo đầy đủ và kịp thời Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan

đến tài sản, các hoạt động kinh tế, các bộ phận, đơn vị trong doanh

nghiệp phải được ghỉ chép phản ánh báo cáo đầy đủ, không bỏ sót Các

thơng tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời đúng

hoặc trước thời hạn quy định

Thứ tư là thông tin số liệu kế tốn tài chính cung cấp đảm bảo rõ

ràng và dễ hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây được hiểu là

người có kiến thức về kinh doanh và hoạt động kinh tế, hiểu biết về kế

toán ở mức trung bình Tính rõ ràng và dễ hiểu giúp người sử dụng thông tin hiểu đúng về tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó có quyết định

đúng đắn Tuy nhiên trường hợp, thông tin về những ván đề phức tạp cần

phải có kèm theo giải trình thuyết minh

Thứ năm là thông tin số liệu kế toán tài chính cung cấp phải đảm

bảo tính có thể so sánh

'Thứ sáu thông tin số liệu kế tốn tài chính cung cấp phải đảm bảo tính hữu ích Tính hữu ích của thông tin kế toán thể hiện việc đáp ứng

nhu cầu khác nhau của các đối tượng sử dụng thơng tin

Ngồi những u cầu xét về phương diện thực hiện chức năng cung, cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, với góc độ là một bộ phận cấu thành kế toán trong các doanh nghiệp, kế toán tài chính được tổ chức trong các doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu tuân thủ Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế và các quy định của chế độ kế toán Đồng thời phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh

Trang 22

Câu hỗi ôn tập

1 Phân tích các định nghĩa về kế toán tài chính?

2 Nêu đặc điểm cơ bản của kế toán tài chính?

3 Trình bày và phân tích các nội dung của kế toán tài chính? 4 Phân tích phạm vì của kế tốn tài chính?

5 Trinh bày và phân tích các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán tài

Trang 23

Chuong 2

KE TOAN TAI SAN BANG TIEN

VA CAC KHOAN PHAI THU

Tóm tắt chương

Tài sản bằng tiền và các khoản phải thu là bộ phận cấu thành và

chiếm tỷ trọng đáng kế trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Trong chương này với từng nội dung kế toán tài sản bằng và

kế toán các khoản phải thu sẽ tập trung phân tích các quy định kế toán

theo chuẩn muc k toán Việt Nam có liên quan và có tham chiêu chuẩn

sau dé trình bày các quy định về tổ chức kế toán

tổng hợp, kế toán chỉ tiết tài sản bằng tiền bao gồm cả ngoại tệ, kế toán

các khoản phải thu và kế tốn dự phịng phải thu khó địi theo quy định

của chế độ kế tốn hiện hành

2.1 KẾ TỐN TÀI SẢN BẰNG TIỀN

2.1.1 Quy định về kế toán tài săn bằng tiền và nhiệm vụ kế toán

2.1.1.1 Quy định về kế toán tài sản bằng tiền

Một số thuật ngữ liên quan đến kế toán tài sản bằng tiền:

Đơn vị tiên tệ kế toán: Là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức

trong việc ghi s kế toán và lập báo cáo tài chính

Ngoại tệ: Là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một

doanh nghiệp

Các khoản mục tiền tệ: Là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định

hoặc có thể xác định được

Các khoản mục phi

khoản mục tiền tệ ệ: Là các khoản mục không phải là các

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ

Trang 24

Tài sản bằng tiền là một bộ phận tài sản ngắn hạn quan trọng của

doanh nghiệp Theo địa điểm cất giữ và yêu cầu quản lý của tiền, tài sản bằng tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiễn dang

chuyển Theo tinh chất, đặc điểm của tiền, tài sản bằng tiền bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, kim khí quý, đá quý

Kế toán tài sản bằng tiền trong doanh nghiệp, phải tuân thủ những

quy định sau:

- Kế toán tài sản bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất

là Đồng Việt Nam, đơn vị tính là đồng, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế “VND”; trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ theo luật định khác

- Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các đơn vị tiền tệ khác với đơn

vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán và lập báo cáo tài chính, thì

khi quy đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hồi đoái

~ Kế toán tài sản bằng tiền là ngoại tệ khi phát sinh giao dich bing

ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và

ngoại tệ tại ngày giao dịch

- Khi phát sinh nghiệp vụ thu tiền bằng ngoại tệ, để ghi số kế toán

phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỉ giá hối đoái giao dịch thực tế hoặc tỉ giá bình quân liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước

cơng bó tại thời điểm phát sinh

+ Khi phát sinh nghiệp vụ chỉ tiền bằng ngoại tệ, để ghi số kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỉ giá thực tế được tính

bằng một trong các phương pháp: bình quân gia quyển; nhập trước xuất trước; nhập sau xuất trước; tỉ giá thực tế đích danh

+ Khi phát sinh các nghiệp vụ thu, chỉ tiền bằng ngoại tệ, nếu có

chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ, thì phản ánh chênh lệch tỷ giá này vào các tài khoản doanh thu hoạt động tài chính, chỉ phí hoạt động tài chính (nếu phát sinh trong giai đoạn sản xuất kinh doanh) hoặc vào tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản - giai đoạn trước hoạt động)

Trang 25

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm

tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hồi đoái (lãi hoặc lỗ)

+ Đối với tài sản bằng tiền là ngoại tệ, phải được kế toán chỉ tiết theo

từng loại ngoại tệ trên tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại

- Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi cả về số

lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng

loại Khi nhập, giá trị của vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được tính theo

giá thực tế (giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán) Khi xuất sử dụng, giá

trị của vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được tính theo một trong các phương pháp tính giá tương tự như ngoại tệ

~ Khi doanh nghiệp có phát sinh nghiệp vụ thu, chỉ tiền tại quỹ, phải có phiếu thu, phiếu chỉ và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng

từ kế toán

- Kế toán tiền mặt phải ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh của các nghiệp vụ thu, chỉ tiền mặt và tính ra số tiền mặt tồn

quỹ ở mọi thời điểm

- Thủ quỹ phải chịu trách nhiệm quản lý và thu chỉ tiền mặt Hàng

ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu kiểm kê

với số liệu số quỹ tiền mặt và số kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, thủ

quỹ và kế toán phải kiểm tra lại, để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý

3.1.1.2 Nhiệm vụ kế toán tài sân bằng tiền

~ Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình tăng, giảm các loại tài sản bằng tiền

- Giám sát tình hình sử dụng các loại tài sản bằng tiền, đảm bảo an

toàn cho tài sản bằng tiền của doanh nghiệp

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời số liệu kế toán về tài sản bằng tiền, đáp

Trang 26

2.1.2 Kế toán tài sản bằng tiền 2.1.2.1 Chứng từ kế toán

Kế toán tài sản bằng tiền sử dụng các chứng từ kế toán như:

- Phiếu thu, phiếu chỉ

~ Giấy báo Nợ, báo Có hoặc bảng sao kê của Ngân hàng - Biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ

- Các chứng từ khác có liên quan 2.1.2.2 Vận dụng tài khoản kế toán a Tai khoản kế toán

Kế toán tài sản bằng tiền sử dụng các tài khoản sau: TK 111, TK 112 và TK 113

* TK 11 - Tiền mặt: Phản ánh tình hình thu, chỉ, tồn quỹ tiền mặt tại

doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí đá quý

Kết cấu TK 111 như sau:

Bên Nợ:

" Dau kỳ kết chuyển chênh lệch giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ

cuối kỳ trước

© Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ

s Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê

s® Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ)

Bên Có:

© Dau kỳ kết chuyển chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ

cuối kỳ trước

« Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ s Số tiền mặt, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện

khi kiểm kê

s Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ)

‘86 dw bén No: Céc khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý,

Trang 27

Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1111: Tiền Việt Nam + Tài khoản 1112: Ngoại tệ

+ Tài khoản 1113: Vàng, bạc, kim khí, đá quý

* TK 112 - Tiền gửi ngân hàng: Phản ánh số hiện có và tình hình

tăng, giảm các khoản tiền gửi ngân hàng của DN

Kết cấu TK 112, như sau:

Bên Nợ:

„ ® Đầu kỳ kết chuyển chênh lệch giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ

cuối kỳ trước

s Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào Ngân hàng

« Chênh lệch tăng tỷ giá hồi đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại

tệ cuối kỳ Bên Có:

Đầu kỳ kết chuyển chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ

cuối kỳ trước

© Cac khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút ra từ Ngân hàng

« Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi

ngoại tệ cuối ky

._ Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý,

đá quý hiện còn gửi tại Ngân hàng

TK 112 có 3 tài khoản cấp 2

TK 1121 - Tiền Việt Nam TK 1122 - Ngoại tệ

TK 1123 - Vàng, bạc, kim khí, đá quý

* TK 113 - Tiền đang chuyển: Phản ánh các khoản tiền của DN đã

nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện đẻ chuyển giao cho ngân hàng hoặc trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Có, hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của ngân

Trang 28

Kết cấu tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, như sau:

Bên Nợ:

„ ® Đầu kỳ kết chuyển chênh lệch giảm do đánh giá lại số đư ngoại tệ cuối kỳ trước

+ Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiễn Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào ngân hàng nhưng

chưa nhận được giấy báo Có

e Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền

đang chuyển cuối kỳ

Bên Có:

„ ® Đầu kỳ kết chuyển chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ

cuối kỳ trước

se Số kết chuyển vào Tài khoản 112 - tiền gửi Ngân hàng, hoặc tài

khoản có liên quan

« Chênh lệch giảm tỷ giá hồi đoái do đánh giá lại

đang chuyển cuối kỳ ố dư ngoại tệ tiền

Số dự bên Nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ TK 113 có 2 tài khoản cấp 2

+ TK 1131 - Tiền Việt Nam

+ TK 1132 - Ngoại tệ

b Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

b1 Đối với tiền Việt Nam

* Các trường hợp tăng tiền:

- Nhận vốn được giao (đối với các DNNN):

Nợ các TK 111, TK 112

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111)

- Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần:

Nợ các TK 111, 112

Trang 29

“Trường hợp huy động vốn bằng bán cổ phần, phát hành cổ phiếu:

Nợ các TK 111,112 -

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh đoanh (4112)

~ Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ nhập quỹ tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản:

Nợ các TK 111, 112 Có các TK 511, 512

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NS (33311),

~ Thu tiền từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền mặt hoặc

chuyển khoản:

Nợ các TKI11, 112

Có các TK515, TK 711

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NS (3331 1)

~ Thu được tiền về các khoản nợ phải thu:

Nợ các TK 111, 112

Có các TK 131, 136, 138, 141, 331

~ Nhận được tiền do ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp

trợ giá, tiền hoàn thuế giá trị gia tăng:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

~ Thu từ các khoản đầu tư, các khoản ký cược, ký quỹ và cho vay

nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tiền gửi ngân hàng:

Nợ các TK II1, 112

Có các TK 121, 128, 138, 144, 244, 221, 222, 223,

~ Nhận khoản ký quỹ, ký cược của đơn vị khác bằng ti:

Nợ các TK 111, 112 Có các TK 338, 344

- Rút tiền gửi ngân hàng hoặc vay về nhập quỹ tiền mặt:

Nợ TK 111 - Tiền mặt Có các TK 112, 311, 341

Trang 30

* Các trường hợp giảm tiền

- Xuất tiền, mua nguyên liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá, tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 611, 211, 213, 24'

No TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, TK 112

~ Xuất tiền, thanh toán các khoản chỉ phí phục vụ sản xuất kinh doanh:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, TK 112 - Xuất tiền gửi vào ngân hàng: Nợ các TK 112, TK 113

Có TK 111 - Tiền mặt

- Xuất tiền, mua chứng khoán ngắn han, đài hạn hoặc đầu tư vào

công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh

Nợ các TK 121, 221, 222, 223, 228 Có các TK 111, TK 112

~ Xuất tiền đem đi ký quỹ, ký cược:

Nợ các TK 144, TK 244 Có các TK 111, TK 112

~ Xuất tiền thanh toán các khoản nợ phải trả, phải vay: Nợ các TK 311, 315, 331, 333, 334, 336, 338

Có các TK 111, 112

- Xuất tiền thuộc các quỹ doanh nghiệp:

Nợ các TK 414, 418, 353 Có các TK 111, TK 112

- Trả vốn góp hoặc trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Trang 31

- Kiém ké quỹ phát hiện thừa tiền mặt chưa rõ nguyên nhân:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 338 - Phải trả khác (3381)

~ Kiểm kê quỹ tiền mặt, phát tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 111 - Tiền mặt b2 Đối với tiền ngoại tệ:

* Thu bằng ngoại tệ

~ Khi phát sinh doanh thu và thu nhập khác thu tiền bằng ngoại tệ,

căn cứ theo tỉ giá thực tế (hoặc tỉ giá bình quân lên ngân hàng) thời điểm

thu kế toán ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NS Đồng thời ghỉ:

Ng TK 007 - Ngoại tệ các loại

- Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, chênh lệch giữa tỉ giá thực tế tại thời điểm thu tiền và tỉ giá ghi số nợ được xác định là lãi hoặc

lỗ tỉ giá hối đoái:

+ Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) Có các TK 131, 136, 138

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)

Nợ TK 635 - Chỉ phí tài chính

Có các TK 131, 136, 138 Đồng thời ghi

Trang 32

- Khi mua ngoại tệ, thanh toán bằng Đồng Việt Nam, số tiền ngoại tệ

mua vào quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỉ giá mua hoặc tỉ giá thực tế Nợ TK 111 (1112), TK 112 (112.2)

Có TK 111 (1111), 112 (1121) * Chi bằng ngoại tệ

~ Khi mua nguyên liệu, hàng hoá, tài sản cố định, dich vụ thanh toán

bằng ngoại tệ, trị giá nguyên liệu, hàng hoá, tài sin, dich vu ghi theo ti

i gid binh quân liên ngân hàng do ngân hàng

iêm nhận hàng, chênh lệch so với tỉ giá ghi số

chỉ ngoại tệ được coi là lãi (hoặc lỗ) tỉ giá hối đoái:

+ Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái:

Nợ các TK 15I, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 621, 623, 627, 641, 642 Có các TK 111 (1112), 112 (1122)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hồi đoái

Ng 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 621, 623, 627, 641, 642 No TK 635 - Chỉ phí tài chính

Có các TK 111 (1112), 112 (1122)

Đồng thời ghỉ

Có TK 007 - Ngoại tệ các loại

- Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, chênh lệch giữa tỉ giá ghỉ

số tiền ngoại tệ và tỉ giá ghỉ số nợ ngoại tệ được coi là lãi hoặc lỗ tỉ giá hồi đoái:

+ Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, kế toán ghỉ:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có các TK 111(1112), 112 (1122)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính + Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hồi đoái ngoại tệ: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

No TK 635 - Chỉ phí tài chính

Có các TK 111 (1112), 112 (1122)

Đồng thời ghi

Trang 33

- Khi mua nguyén ligu, tài sản cố định, chỉ phí cho hoạt động đầu tư

XDCB thanh toán bằng ngoại tệ (giai đoạn trước hoạt động)

Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241

Nợ TK 413 hoặc Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hồi đối (4132) Có các TK 111 (1112), 112 (1122)

Đồng thời ghi

Có TK 007 - Ngoại tệ các loại

- Ở thời điểm cuối năm tài chính, đánh giá lại các khoản mục tiền tệ

có gốc ngoại tệ theo tỉ giá thực tế Chênh lệch tỉ giá hối đoái, ghi vào tài khoản 4131 “chênh lệch tỉ giá hồi đoái đánh giá lại cuối năm tài chính”

+ Nếu phát sinh chênh lệch Tăng, kế toán ghỉ: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) + Nếu phát sinh chênh lệch giảm, kế toán ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đối (4131) Có các TK 111 (1112), 112 (1122)

~ Đầu năm sau, ghỉ bút toán ngược lại để xoá số dư trên TK 413 -

Chênh lệch tỷ giá hồi đoái (4131), kế toán ghỉ: + Đối với chênh lệch Tăng

No TK 413 - Chénh lệch tỷ giá hối đối (4131) Có các TK 111 (1112), 112 (1122)

+ Đối với chênh lệch Giảm

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hồi đoái (4131) b3 Đối với tiền là vàng bạc, kim khí quý, đá quý

~ Khi phát doanh thu và thu nhập khác bằng vàng, bạc, kim khí quý,

đá quý, ghỉ số tiền theo giá thanh toán thực tế:

Nợ TK 111 (1113), 112 (1123) C6 TK 511, TK 515, TK 711

- Khi phát sinh chỉ bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Số tiền tinh

Trang 34

Nếu có chênh lệch so với giá thanh toán thực tế, đưa vào lãi (hoặc lỗ) hoạt động tài chính

+ Nếu lãi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 621, 641, 642 Có các TK 111 (1113), 112 (1123)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

+ Nếu lỗ:

Ng cdc TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 641, 642, Ng TK 635 - chỉ phí tài chính

Có các TK 111 (1113), 112 (1123) b4 Kế toán tiền đang chuyển

- Khi nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của

ngân hàng

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển Có TK 111 - Tiền mặt

- Khi bán hàng hoặc có các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt, nộp thẳng vào ngân hàng, nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng

No TK 113 - Tiền đang chuyển

Có các TK 511, 512, 515, 711

- Doanh nghiệp làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở ngân hàng đẻ

trả cho đơn vị khác, nhưng chưa nhận được giấy báo của khách hàng

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

- Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền đang chuyển, đã

chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp No TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 113 - Tiền đang chuyển

- Nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng vẻ số tiền đang chuyển đã

chuyển trả cho đơn vị khác

Nợ TK 331 - Phải trả cho Ngân hàng

Trang 35

- Cuéi nam tai chinh, đánh giá lại số dư ngoại tệ trên tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hang

'Nhà nước công bố, khoản chênh lệch tỉ giá ghỉ vào TK 413 - Chênh lệch

tỉ giá hối đoái:

+ Nếu chênh lệch tỉ giá tăng, kế toán ghỉ

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1132)

Có TK 413 - Chênh lệch tỉ giá hối đoái (4131)

+ Nếu chênh lệch tỉ giá giảm, kế toán ghỉ

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỉ giá hối đối (4131)

Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1132)

- Đầu năm sau, ghỉ bút tốn ngược lại đề xóa số dư trên TK 413 -

Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131), kế toán ghỉ:

+ Đối với chênh lệch tăng:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1132)

+ Đối với chênh lệch giảm:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1132)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

2.1.2.3 Số kế toán

- Số kế toán tổng hợp

Đối với hình thức kế toán Nhật ký chung, Kế toán sử dụng Nhật ký

thu tiễn, Nhật ký chỉ tiền và Sổ Cái của hình thức kế tốn Nhật ký chung

Đối với hình thức Kế toán Nhật ký - Chứng từ, kế toán sử dụng Bảng

kê số 1 (ghỉ Nợ TK 111); Nhật ký chứng từ số 1 (ghi Có TK 111); Bảng

kê số 2 (ghi Nợ TK 112); Nhật ký chứng từ số 2 (ghi Có TK 112), Nhật

ký chứng từ số 3 (ghi có TK 113) và các Sổ Cái TK 111, TK 112, TK 113, TK 007

- Sổ kế toán chỉ tiết được sử dụng bao gồm: sổ quỹ tiền mặt, số kế

Trang 36

2.2 KE TOAN CAC KHOAN PHAI THU

2.2.1 Quy định về kế toán các khoản phải thu và nhiệm vụ kế toán 2.2.1.1 Quy định chung về kế toán các khoản phải thu

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, giữa doanh nghiệp với khách hàng, với các đối tượng khác ở bên ngoài và bên trong doanh nghiệp phát

sinh các mối quan hệ kinh tế Các mối quan hệ kinh tế đó làm phát sinh các quan hệ thanh toán mà doanh nghiệp được quyền đòi tiền ở đối tượng,

có liên quan, từ đó hình thành nên các khoản phải thu

Theo nội dung kinh tế, các khoản phải thu gồm:

- Phải thu của khách hàng: là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản

đầu tư và tài sản cố định

- Thuế GTGT đầu vào được kháu trừ: là số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ tài sản có định mua ngồi đẻ sử dụng trong hoạt động kinh doanh

- Phải thu của người nhận tạm ứng: là khoản tiền hoặc tài sản khác do doanh nghiệp giao cho người lao động trong doanh nghiệp nhận tạm

ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết một công

việc được phê duyệt

- Phải thu nội bộ: là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với đơn vị cấp trên, giữa hoặc các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp

độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay mượn, chỉ hộ, trả hộ, thu hộ

hoặc các khoản mà DN cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp

trên phải cấp cho cấp dưới

- Phải thu về các khoản cầm có, ký quỹ, ký cược: là tài sản và tiền

của doanh nghiệp mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược đẻ vay vốn hoặc

nhận được sự bảo lãnh hoặc tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lí giữa doanh nghiệp với đối tác bên ngoài trong quá trình hoạt động

- Phải thu khác: Là những khoản phải thu của doanh nghiệp ngoài các khoản phải thu nói trên như thu về bồi thường vật chất, các khoản

cho vay, mượn tài sản có tính chất tạm thời, các khoản chỉ hộ đơn vị giao

Trang 37

Theo thời hạn thanh toán, các khoản phải thu chia thành 2 loại:

- Các khoản phải thu ngắn hạn: bao gồm các khoản phải thu tại thời

điểm báo cáo tài chính năm có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trong 12

thang tới hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường

„ - Các khoản phải thu đài hạn: bao gồm các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh

Kế toán các khoản phải thu tuân thủ các quy định như sau:

~ Phải hạch toán chỉ tiết theo từng đối tượng phải thu, từng nội dung thanh toán và thời hạn thanh toán

~ Kế toán các khoản phải thu là ngoại tệ ghỉ số bằng đồng Việt Nam

theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh (ty gia thực tế) Khi thu được tiền là

ngoại tệ, kế toán ghi giảm các khoản phải thu theo tỉ giá ghỉ trên số kế toán (tỷ giá ghi số) Cuối năm tài chính, điều chỉnh các khoản phải thu có gốc ngoại tệ theo tỉ giá thực tế ở thời điểm cuối năm

~ Các đối tượng có quan hệ thanh tốn thường xuyên, phải theo dõi riêng từng khoản nợ phải thu phát sinh, số tiền phải thu, số tiền đã thu và số tiên còn phải thu, định kỳ, đối chiếu, kiểm tra với từng đối tượng

2.2.1.2 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu

- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ các khoản phải thu và tình hình thanh tốn các khoản phải thu

- Đôn đốc thực hiện thanh toán các khoản phải thu

` = Theo đối chỉ tiết, cụ thể từng khoản phải thu của từng đối tượng,

báo cáo kịp thời về khả năng thanh toán của khách nợ

2.2.2 Kế toán phải thu của khách hàng 2.2.2.1 Chứng từ kế toán

Kế toán phải thu khách hàng sử dụng các chứng từ kế toán sau: - Hoá đơn GTGT

- Phiếu thu

Trang 38

3.2.2.2 Vận dụng tài khoản kế toán

a Tai khoản kế toán

Kế toán phải thu của khách hàng được phản ánh trên TK 131 - Phải

thu của khách hàng

TK 131 phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh tốn các

khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản

phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư, và các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu về khói lượng xây

dựng cơ bản đã hoàn thành

'Kết cấu tài khoản 131 “phải thu của khách hàng” như sau:

Bên Nợ:

« Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư,

TSCD da giao, dịch vụ đã cung cắp và được xác định là đã bán trong kỳ;

e Số tiền thừa trả lại cho khách hàng

Bên Có:

e Số tiền khách hàng đã trả nợ,

s Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;

s Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và

khách hàng có khiếu nại;

® Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc khơng có thuế GTGT);

e Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người

mua

Số dự bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng

TK 131 có thể có số dư bên có phản ánh số tiền khách hàng ứng

trước hoặc thu nhiều hơn số phải thu và số tiền giảm trừ cho khách hàng

b Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu

~ Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khách hàng chấp nhận nợ Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có các TK 511, 512, 338 (3387)

Trang 39

~ Khi thu được tiền của khách hàng

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng,

- Trường hợp khách hàng trả tiền trước thời hạn quy định, được hưởng chiết khấu thanh toán

Nợ các TK 111,112

Ng TK 635 - Chỉ phí tài chính

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

~ Trường hợp phát sinh các khoản giảm trừ nợ cho khách hàng, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại

Nợ các TK 521, 532, 531

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NS (33311) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

~ Trường hợp thu tiền trước của khách hàng

Nợ các TK 111, TK 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng,

- Khi phát sinh khoản phải thu của khách hàng về bán hàng bằng ngoại tệ, số tiền phải thu ghỉ theo tỉ giá hối đoái ngày giao dịch

No TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Khi thu được tiền nợ phải thu là ngoại tệ, bên có TK 131 ghi theo ti giá ghỉ trên số kế toán ngày giao dich

`_ Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) Ng TK 635 - Chi phi tai chính (số lỗ)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (số lãi) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Đồng thời ghỉ

Nợ TK 007 - Số ngoại tệ thu được

- Đối với khoản phải thu của nhà thầu là khách hàng liên quan đến

hợp đồng xây dựng và thanh toán theo tiến độ kế hoạch, kế toán căn cứ

chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn

Trang 40

Ng TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch HĐXD

Có TK 511 - Doanh thu bán hang và cung cắp dịch vụ

+ Căn cứ vào hoá đơn được lập theo tiến độ kế hoạch, phản ánh số

tiễn phải thu

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch HĐXD

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NS (33311)

+ Khi thu được tiền của khách hàng, kế toán ghỉ

Nợ TK 111, TK 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

~ Cuối niên độ kế toán, nếu có dư nợ khách hàng bằng ngoại tệ phải

đánh giá nợ phải thu theo tỷ giá thực No TK 131 - Phai thu khách hàng

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hồi đoái (4131) Hoặc Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 131 - Phải thu khách hàng

- Trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó địi thực sự không thu được Nợ các TK 139, 642 Có TK 131 - Phải thu khách hàng Đồng thời ghi Nợ TK 004 số nợ đã xử lí 2.2.2.3 SỐ kế tốn - Số kế toán tổng hợp:

Đối với hình thức kế toán Nhật ký chung, kế toán sử dụng số Nhật

ký bán hàng, Nhật ký chung và Sổ Cái TK 131

Đối với hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ, kế toán sử dụng Bảng,

kê số 11 và Nhật ký - Chứng từ số 8 ghi có TK 131, sổ cái TK 131

- Số kế toán chỉ

Ngày đăng: 25/11/2023, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN