Để nâng cao chất lượng giáo dục phòng chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh trường THPT Ba Vì”.
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG,
CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ PHÒNG, CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT BA VÌ
Trang 2SƠ YẾU LÍ LỊCH
- Ngày sinh: 07 tháng 03 năm 1982
- Chức vụ, đơn vị công tác: Nhân viên y tế - thpt Ba Vì
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp
- Trình độ chính trị: Sơ cấp
Trang 4Tên đề tài: Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ
độc thực phẩm cho học sinh trường THPT Ba Vì
A MỞ ĐẦU
I Lý do nghiên cứu
Trường THPT Ba Vì là một trường miền núi của thành phố Hà Nội Học sinh của trường chủ yếu thuộc bảy xã miền núi của huyện Ba Vì Học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30% Điều kiện kinh tế, xã hội dân cư trên địa bàn tuyển sinh của trường còn nhiều khó khăn Do trình độ dân trí thấp, nên công tác phòng chống dịch bệnh đối với người dân nói chung, đối với học sinh trường THPT Ba Vì nói riêng còn gặp nhiều khó khăn Ở địa phương có nguồn thực phẩm có thể gây độc như măng, sắn, nấm rừng được người dân sử dụng thường xuyên Để nâng cao chất lượng giáo dục phòng chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh, với vai trò là nhân viên y tế tội mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài:
“Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực
phẩm cho học sinh trường THPT Ba Vì.”
II Lịch sử nghiên cứu
Trước đây ở các nhà trường hầu hết không có cán bộ chuyên trách về công tác y
tế nên các công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục phòng chống dịch bệnh cho học sinh thường do giáo viên kiêm nhiệm Từ năm 2008 được phân công
về làm việc tại trường THPT Ba Vì với nhiệm vụ phụ trách công tác y tế trường học, tôi đã bắt tay ngay vào việc tìm hiểu hoàn cảnh nhà trường, các điều kiện thuận lợi và những khó khăn của nhà trường từ đó nghiên cứu các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phòng, chống dịch bệnh Bên cạnh
đó, với khu vực miền núi người dân thường sử dụng nguồn thực phẩm có thể gây độc như măng, sắn, nấm rừng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Năm học 2011-2012 tôi mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường chính thức cho
áp dụng các biện pháp mà tôi đã nghiên cứu để trang bị cho học sinh những kiến thức về phòng, chống dịch bệnh và phòng tránh ngộ độc thực phẩm
III Mục tiêu, mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu: Nghiên cứu các biện pháp phòng chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh
- Mục đích: Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản để có thể phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm
IV Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 5Nghiên cứu các loại dịch bệnh và các trường hợp ngộ độc thực phẩm thường xảy
ra đối với học sinh ở trên địa bàn khu vực huyện Ba Vì Từ đó, đưa ra các biện pháp giáo dục học sinh để học sinh có đủ hiểu biết để phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho bản thân và cộng đồng
V Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được áp dụng trong năm học 2011-2012 với đối tượng là học sinh hiện đang học tập tại trường THPT Ba Vì
VI Giả thuyết
Học sinh được giáo dục về kiến thức y tế sẽ có hiểu biết để có cách phòng chống, dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho bản thân và cộng đồng
VII Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các kiến thức khoa học về các loại dịch bệnh như: HIV/AIDS, cúm, tiêu chảy, sốt rét, lao, hạch, các bệnh da liễu …
- Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, sức khỏe học sinh THPT
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực huyện Ba Vì
B NỘI DUNG
I CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG
1 Thành lập ban chỉ đạo công tác giáo dục học sinh phòng chống dịch bệnh, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cho học sinh
Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ và duyệt kế hoạch công tác của các thành viên
2 Xác định nội dung cần giáo dục và thời điểm tiến hành
Cần xác định rõ nội dung cần giáo dục cho học sinh trong năm học, từ đó lên kế hoạch tiền hành Kế hoạch cần chỉ rõ người tiến hành, thời điểm, địa điểm và hình thức tiến hành Đưa ra các ví dụ về dịch bệnh và ngộ độc trong thực tế Việc đưa ra các ví dụ cụ thể sẽ có tác dụng rất mạnh trong việc giáo dục và tuyên truyền cho học sinh
3 Giáo dục qua các buổi ngoại khóa:
Tiến hành giáo dục và tuyên truyền qua các buổi ngoại khóa có ưu điểm:
Số lượng đông, cùng lúc có thể thông tin được cho nhiều người
Khó khăn: Quản lý khó, chương trình với quy mô lớn
Để tiến hành thành công một buổi ngoại khóa cần sự hỗ trợ đắc lực từ Đoàn trường
và các giáo viên chủ nghiệm Chương trình cần phải cụ thể, đảm bảo nội dung phải hấp dẫn (nên lồng ghép dưới các hình thức: Tiểu phẩm, văn nghệ, trò chơi …) thì mới thu hút được sự chú ý của học sinh Về thời gian tổ chức, có thể tổ chức từ 01
Trang 6tiết cho đến 01 buổi tùy vào điều kiện cho phép Trong năm học 2011-2012 tôi đã
tổ chức 03 buổi ngoại khóa với thời lượng 02 tiết/ buổi với nội dung: Cách phòng chống HIV/AIDS, Phòng chống lao phổi, kiến thức về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, cách phòng, chống ngộ độc thực phẩm và xử lý các trường hợp mắc phải
4 Giáo dục lồng ghép qua các tiết dạy một số môn học: Sinh, Công nghệ, GDCD, thể dục…
Cần biên soạn nội dung cụ thể, tập huấn cho các giáo viên, từ đó giáo viên chọn nội dung lồng ghép trong bài giảng của mình sao cho hiệu quả
5 Giáo dục qua tranh, ảnh, tài liệu:
Dán tranh, ảnh và các khẩu hiệu mang nội dung tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh, cách phòng, chống dịch bệnh và cách phòng, chống ngộ độc thực phẩm ở những nơi thuận tiện (phòng y tế, bảng tin, khu vực học sinh uống nước, rửa chân tay, cổng trường …) Tiến hành in tài liệu phát cho học sinh
6 Kiểm tra thường xuyên việc hiểu biết của học sinh về công tác y tế và tình hình dịch bệnh trong khu vực:
Kiểm tra việc hiểu biết của học sinh qua việc phỏng vấn học sinh, dùng phiếu khảo sát hoặc các cuộc thi viết … Để nắm bắt được tình hình dịch bệnh và các ca ngộ độc thực phẩm cần thường xuyên liên hệ với chính quyền và mạng lưới y tế địa phương
7 Liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
Trong công tác giáo dục học sinh nói chung để đạt được hiệu quả cao luôn phải có
sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường Từ đó, để cùng bàn bạc và thống nhất các biện pháp giáo dục phù hợp với học sinh thì mới có hiệu quả Công tác liên hệ với gia đình học sinh được giao cho các giáo viên chủ nhiệm lớp, mỗi năm nhà trường chỉ tổ chức họp cha, mẹ học sinh tập trung được 02 lần/năm
II NỘI DUNG CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH
1 HIV/AIDS và cách tự phòng tránh
1.1 HIV/AIDS là gì? AIDS là một bệnh do virus gây ra Loại virus này khi vào trong cơ thể làm cho cơ thể không có khả năng chống đỡ với bệnh tật Virus đó được gọi là HIV Người bị nhiễm HIV có thể sống khoẻ mạnh một thời gian dài từ
5 - 10 năm hoặc lâu hơn, sau đó mới chuyển sang giai đoạn AIDS Trong khoảng thời gian đó, vẻ bề ngoài của người nhiễm HIV chẳng khác gì người chưa nhiễm, nhưng họ có thể làm lây lan HIV nếu không có biện pháp bảo vệ Chính vì sự lây lan âm thầm đó mà HIV đã gây ra đại dịch AIDS
1.2 Ai có thể bị nhiễm HIV?
Trang 7Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu không biết cách tự phòng tránh
1.3 Các hành vi nguy cơ chính làm lây truyền HIV
Một người có thể bị lây nhiễm HIV khi HIV xâm nhập được vào dòng máu trong
cơ thể của họ thông qua các hành vi như:
- Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn, miệng mà không sử dụng bao cao su;
- Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm trổ, lưỡi dao cạo, dụng cụ làm móng tay chân… có dính máu nhiễm HIV hoặc khi truyền máu, cấy ghép các bộ phận lấy từ
cơ thể người bị nhiễm HIV;
- Người mẹ bị nhiễm HIV có thể làm lây truyền HIV sang cho con trong quá trình mang thai, sinh con hoặc qua bú sữa mẹ;…
1.4 HIV có thể lây truyền qua đường tình dục khi nào?
Một người bị nhiễm HIV thì trong máu, dịch âm đạo hoặc tinh dịch của họ sẽ có nhiều HIV Do vậy, khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su, HIV sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn và bạn cũng sẽ trở thành người nhiễm HIV
Đồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn
Các hành vi mua dâm - bán dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm cũng thường có nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc làm lây truyền HIV
1.5 Thế nào là tình dục an toàn?
Tình dục an toàn là những hình thức quan hệ tình dục vừa có thể thỏa mãn nhu cầu tình dục vừa đảm bảo phòng, tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS Tránh không để cơ thể của mình tiếp xúc với dịch tiết từ cơ quan sinh dục hoặc máu của bạn tình trong quá trình quan hệ tình dục được xem là tình dục an toàn
Trang 8Da hoặc niêm mạc, nhất là khi có những vết trầy xước tiếp xúc trực tiếp với máu bị nhiễm HIV
Da bị rách do các vật sắc nhọn có dính máu nhiễm HIV như dao, kim tiêm, dụng cụ xăm trổ, lưỡi dao cạo, dụng cụ làm móng tay chân…
Khi truyền máu, cấy ghép các bộ phận lấy từ cơ thể người nhiễm
1.7 HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi nào?
Nếu một người phụ nữ nhiễm HIV mà mang thai thì đứa trẻ sinh ra có thể cũng bị lây nhiễm HIV qua các con đường như:
- Qua quá trình cung cấp máu qua rau thai để nuôi dưỡng bào thai;
- Qua quá trình đẻ, HIV có trong nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của người mẹ
có thể lây truyền qua các vết sây sát li ti hoặc qua niêm mạc miệng, mắt, mũi của thai nhi;
- Qua sữa mẹ khi cho con bú hoặc trong quá trình cho con bú, đầu vú mẹ có thể bị tổn thương và tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng bị sây sát của trẻ nhi Nhưng việc lây qua sữa mẹ thường ít gặp do số lượng HIV trong sữa rất ít…
1.8 Bạn có thể biết ai là người nhiễm HIV hay không?
Nhiều người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì bên ngoài để có thể nhận biết được Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể có các triệu chứng của nhiều bệnh thông thường như sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8-
10 ngày rồi trở lại bình thường Vì vậy, cách duy nhất để biết mình có bị nhiễm HIV hay không là phải xét nghiệm máu tại các cơ sở xét nghiệm HIV chuẩn thức theo quy định của Bộ Y tế
1.9 Lợi ích của việc xét nghiệm HIV và tư vấn là gì?
Xét nghiệm HIV sẽ cho bạn biết có bị nhiễm HIV hay không? Đối với những người
đã bị nhiễm HIV, xét nghiệm và tư vấn sẽ giúp họ bảo vệ sức khoẻ cho chính mình
và gia đình Điều đó giúp người bị nhiễm HIV có thể:
- Hiểu biết hơn về sự lây nhiễm của HIV/AIDS để phòng lan truyền HIV cho gia đình và cộng đồng
- Bắt đầu với việc điều trị để giảm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, làm chậm quá trình tiến triển thành AIDS và giảm sự phát triển của các bệnh nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là bệnh phổi
Thay đổi lối sống, nề nếp (chế độ ăn, tập thể dục, tránh sự căng thẳng, không hút thuốc lá, không sử dụng ma tuý, không mua bán dâm…) nhằm làm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật
Biết tự chăm sóc bản thân để kéo dài cuộc sống và sống an toàn , hữu ích
Trang 9Có quyết định sáng suốt về các mối quan hệ với gia đình, cộng đồng xã hội và các
kế hoạch lâu dài khác…
1.10 Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình cần làm gì để tránh lây lan?
Để tránh lây truyền HIV cho người khác, người nhiễm HIV cần:
- Sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách khi quan hệ tình dục
- Trong sinh hoạt cần dùng riêng những đồ cá nhân có thể dây dính máu như: kim, bơm tiêm, kim châm cứu, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, nạo lưỡi, đồ làm móng tay chân… hay những đồ cá nhân có liên quan đến dịch sinh dục như quần lót…
- Khi máu, mủ rơi vãi ra ngoài thì dùng giấy, vải loại dễ hút nước để lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn
- Các loại rác có dính máu như: giấy, bông, băng, gạc, bơm kim tiêm… cần cho vào hai lớp túi nilon buộc chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác, đem đốt hoặc chôn sâu 2 mét cách nguồn nước 10 mét
Người nhiễm HIV và gia đình cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn
1.11 Bạn nên làm gì khi người nhiễm HIV bị sốt?
Cho người nhiễm HIV nằm nơi thoáng mát không có gió lùa
Hạ nhiệt bằng cáh dìng khăn ướt, lau mát trán, nách và bẹn
Đắp khăn ướt lên trán, ngực để cho nước tự bay hơi
Bồi phụ mất nước, điện giải tốt nhất bằng nước ORESOL(ORS) Có thể uống các loại nước mát như: nước đun sôi để nguội, nước trà loãng, nước súp hoặc tốt nhất là nước trái cây
Uống thuốc hạ sốt như: paracetamol 500mg/lần, 8giờ 1lần, giảm liều đôí với trẻ
em
Cần phải có sự giúp đỡ của cán bộ y tế khi bệnh nhân là trẻ em hoặc phụ nữ có thai
có những biểu hiện sau đây:
- Sốt cao, rét run, cơn sốt kéo dài,
- Sốt tăng về chiều kèm theo ho và gầy sút nhiều,
- Sốt cao co giật, cứng gáy, tăng cảm giác và có biểu hiện rối loạn tinh thần
1.12 Bạn làm gì khi người nhiễm HIV bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp, diễn biến nhiều đợt và dai dẳng, có khi kéo dài trên 1 tháng Chủ yếu xử lý như một tiêu chảy thông thường
Cách phát hiện: theo dõi số lần đi ngoài và đặc điểm của phân Bệnh nhân bị tiêu
chảy khi đi ngoài 3lần/ngày và phân lỏng, không thành khuôn, mùi hôi Ngoài ra có những biểu hiện khác như: đau bụng, nôn ói, mệt mỏi, da khô lạnh, mắt trũng…
Các biện pháp xử trí:
Trang 10Nếu mất nước đáng kể, bồi phụ nước cho người nhiễm: uống dung dịch ORS theo nhu cầu, nếu không có ORS có thể cho người bệnh uống nước gạo rang hoặc nước cháo muối
Không nên uống các đồ uống có đường, có gas, cà phê, nước trà thảo mộc Đối với trẻ em cần tiếp tục cho trẻ bú như thường
Cho ăn các thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, ăn ít một và nhiều lần Thức ăn phải được nấu chín kỹ và không bị ôi thiu
Rửa hậu môn bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần đi ngoài
Kiểm tra các vết sước quanh hậu môn và xử lý bằng dung dịch sát trùng nhẹ như nước muối loãng hoặc dung dịch xanh mêtilen
Dùng các thuốc tiêu chảy theo đơn của thầy thuốc
Những trường hợp tiêu chảy nặng, kéo dài hoặc kèm theo nôn, sốt cao, đi ngoài phân lẫn máu, phải đưa bệnh nhân vào viện để tiện theo dõi và cấp cứu kịp thời
1.13 Phòng ngừa và điều trị tổn thương ngoài da như thế nào ở người nhiễm HIV/AIDS
Tiến hành rửa nơi thương tổn đều đặn bằng dung dịch thuốc tím loãng, sạch, nước muối pha loãng, tốt nhất là nước muối đóng chai Sau khi rửa phải thấm khô
Chú ý:
Dịch tiết hoặc máu từ vết thương là nguồn lây, do vậy trước khi tiến hành lau rửacho bệnh nhân cần phải đi găng để tránh tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết tại nơi tổn thương
Tổn thương cần được để hở thường xuyên nhằm giúp vết thương mau khô và lành Nếu vết thương có mủ, máu thì nên rửa bằng thuốc tím, rồi băng nhẹ bằng gạc mềm, không nên băng quá chặt
Khi bệnh nhân ốm nặng, cần xoa bóp nhẹ nhàng và thay đổi tư thế thường xuyên cho bệnh nhân tránh bị loét các vùng tỳ đè
Nên chuyển đến bệnh viện khi vết thương chảy dịch nâu, mùi hôi kèm theo sốt, đau tăng hoặc khi bệnh nhân bị Zona ảnh hưởng tới mắt hoặc da nổi cục cứng nhiều nơi, màu sắc thay đổi
1.14 Bạn làm gì khi người nhiễm HIV/AIDS bị ho và khó thở?
Trang 11Khuyến khích người bệnh ho, khạc hết đàm; khi ho phải dùng vải hoặc khăn che miệng, sau khi ho phải rửa tay và giặt khăn che miệng hoặc loại bỏ
Chỉ nên làm dịu cơn ho bằng uống các đồ uống như trà mật ong nóng, trà thảo dược
để giữ họng ấm Không nên dùng thuốc giảm ho cho trẻ dưới 5 tuổi
Xử trí khi bệnh nhân khó thở:
Cần phải có mặt thường xuyên bên cạnh bệnh nhân Khó thở nói lên tình trạng bệnh nặng ở đường hô hấp, hoặc suy hô hấp Đánh giá tình trạng khó thở bằng nhịp thở (từ 24 lần trở lên, nếu là người lớn), mức độ tím tái và ghi vào sổ theo dõi Đặt bệnh nhân ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi, thả lỏng các cơ và hít sâu chậm rồi thở
ra từ từ
Làm thông thoáng đường thở bằng cách khuyến khích xù mũi, khạc đờm, uống nhiều nước để dờm không dính… Cho thuốc làm long đờm (ambroxol)
Khi bệnh nhân có những biểu hiện khó thở nặng, phải có sự giúp đỡ của cán bộ y tế
và nếu cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện
2 Sốt xuất huyết
2.1 Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, lây truyền qua muỗi mang virus,
chủ yếu là muỗi Aedes aegypti Đây là loài muỗi đốt ngày, hoạt động mạnh nhất
vào thời gian 2 giờ sau khi mặt trời mọc, vài giờ trước khi mặt trời lặn Bệnh này thường không nguy hiểm nhưng đôi khi có thể gây xuất huyết nặng
Với trẻ nhỏ, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như truỵ tim mạch, gây nguy cơ tử vong bệnh sốt xuất huyết thường ít xuất hiện ở người lớn Tuy nhiên người lớn khi bị sốt xuất huyết lại dễ tử vong hơn trẻ em Sự thay đổi bệnh lý cơ bản ở người lớn chủ yếu là hiện tượng chảy máu như chảy máu
dạ dày, thành ruột ở người loét dạ dày, hoặc gây rong kinh
Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, trẻ em hay người lớn đều cần phải uống nước nhiều
mà không nhất thiết phải truyền dịch Nếu truyền dịch ồ ạt trong thời gian đầu, đến khi gặp các trường hợp sốc hay trụy tim mạch, hệ tuần hoàn quá tải sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể phù nề, còn nguy hiểm đến tính mạng hơn căn bệnh sốt xuất huyết Triệu chứng bệnh
Bệnh phát ra sau khi bị muỗi đốt từ 3 đến 8 ngày Triệu chứng thông thường giống như cảm cúm: sốt cao, đau khớp, đau đầu, đau sau hốc mắt kèm buồn nôn Sau 2 đến 4 ngày, sốt sẽ giảm dần kèm ra nhiều mồ hôi và bệnh nhân thấy khoẻ hơn Sau
đó sốt quay trở lại kèm theo phát ban trên da
Ở dạng sốt xuất huyết thông thường, bệnh sẽ khỏi nhanh với việc điều trị theo triệu chứng (uống Paracetamol hạ sốt, uống nhiều nước tránh mất nước) Tuy nhiên, cảm
Trang 12giác đau và mệt sẽ kéo dài nhiều tuần Thời kỳ phục hồi thường có mệt mỏi, đau kéo dài vài tuần
Sốt xuất huyết chảy máu là một dạng nguy hiểm hơn Triệu chứng chủ yếu vẫn là những biểu hiện thông thường như: thể trạng giảm sút, rối loạn tiêu hóa
Ngoài ra, còn có thêm các triệu chứng khác như các vết thâm trên da, chảy máu nhiều nơi (mũi, lợi, nôn ra máu và đi ngoài phân đen) Gặp tình trạng này, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện, nếu không sẽ dẫn đến nguy kịch
Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào Sau khi theo dõi xét nghiệm máu, bác sĩ cho dùng các thuốc chủ yếu bao gồm thuốc giảm đau, Paracetamol và tiếp nước cho bệnh nhân Nguy cơ chủ yếu của sốt xuất huyết là chảy máu, chính vì vậy không được sử dụng Aspirin mà chỉ nên dùng Paracetamol
2.2 Một vài biện pháp đơn giản để phòng bệnh
Cách phòng dịch: Cần tăng cường vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, nạo vét cống rãnh, ao hồ, không để nước tù đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy ở chum, vại, bồn, chậu chứa nước, nằm màn Chú ý không cho trẻ chơi ở các vùng ẩm thấp, nhiều hoa nhãn, vải có rất nhiều ruồi, muỗi
3 Bệnh về đường tiêu hoá
3.1 Thời điểm chuyển mùa xuân sang hè là điều kiện lý tưởng để bệnh về
đường tiêu hoá phát triển Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng đầu tiên phải kể đến là do ăn phải thức ăn nhiễm độc và ăn thức ăn nhiễm khuẩn
Giai đoạn này, ruồi muỗi phát triển nhiều, chúng có thể đậu ở những nơi ô nhiễm như phân, rác, xác súc vật chết rồi đậu vào bát đĩa, thức ăn, đồ uống của người Khi
ăn những đồ này, rất dễ bị tiêu chảy, tả, lỵ, viêm ruột Bệnh có tốc độ lây lan nhanh
và dễ lây lan thành dịch
Bệnh nhân có những biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, nôn
oẹ Có trường hợp bị mất nước và chất điện giải, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong
3.2 Phòng dịch bệnh như thế nào?
Ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi Chọn thức ăn tươi, có nguồn gốc rõ ràng, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn rau sống, không uống nước lã…
4 Bệnh đậu mùa
4.1 Bệnh đậu mùa là bệnh nhiễm vi rút toàn thân với đặc điểm phát ban ở da
Bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 40 0C, khó chịu, đau đầu, mệt lử, đau lưng dữ dội, có lúc đau bụng và nôn Sau 2 - 4 ngày, nhiệt độ giảm và xuất hiện ban Ban phát triển qua các giai đoạn nối tiếp nhau: dát (macula), sần (papula), mụn nước