7. Bố cục khóa luận
2.1. Biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
Quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL trao cho chủ thể quyền độc quyền sử dụng và khai thác (trừ một sốtrường hợp ngoại lệ do luật định). Do đó, nếu một bên thứ ba vi phạm quyền thì chủ thể quyền có thể khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế vì một số lý do mà một vụ kiện có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nằm ngoài sự kiểm soát của các chủ thể hữu quan, nếu bên xâm phạm quyền không nhanh chóng chấm dứt hành vi thì hậu quả, thiệt hại có thểgây ảnh hưởng đến không những doanh nghiệp mà còn cho cả người tiêu dùng, xã hội. Biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm là một trong những biện pháp dân sự hữu hiệu có thể ngăn chặn việc tiếp tục thực hiện hành vi giả mạo NHHH, CDĐLvà bảo vệgiá trị của tài sản SHTT.
Biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm được quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật SHTT và được hướng dẫn cụ thể tại mục 1 Phần IV Phần B Thông tư liên
32
tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP. Theo
đó, Tòa án có thể quyết định buộc người có hành vi xâm phạm quyền SHTT chấm dứt hành vi xâm phạm trong bản án hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời49. Trong bản án, quyết định, Tòa án phải nêu cụ thể các quyền SHTT bịxâm phạm và các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Trong trường hợp này, quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL bị xâm phạm và hành vi xâm phạm là giả mạo NHHH, CDĐL. Đồng thời, Tòa án cũng phải quy định rõ những việc người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải thực hiện và không được thực hiện để thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòaán.
Hành vi giả mạo NHHH, CDĐL để lại hậu quả cũng như gây thiệt hại không nhỏ cho chủ sở hữu quyền SHCN đối với nhãn hiệu, CDĐL. Do đó, trong trường hợp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm được áp dụng dựa trên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì quyết định này có hiệu lực thi hành ngay mặc dù quyết định có thể bị khiếu nại50. Bởi lẽ nếu để hết thời hạn khiếu nại mới thi hành thì chủ thể xâm phạm quyền có thể tiếp tục thực hiện hành vi và gây ra nhiều hậu quảkhác dẫn đến vấn đề sẽkhông được giải quyết triệt để. Tương tự đối với trường hợp Tòa án quyết định trong bản án việc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT mà bản án đó bị kháng cáo, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 282 của BLTTDS năm 2015: “Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay”. Do đó, cần căn cứ vào quy định cụ thể của văn bản quy phạm pháp luật cho thi hành ngay phần bản án, quyết định sơ thẩm bịkháng cáo, kháng nghịvà quy định nêu trên của BLTTDS để tuyên trong bản án, quyết định là: “Quyết định buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT được thi hành ngay mặc dù bịkháng cáo, kháng nghị”.
Trong vụ việc tranh chấp giữa Nguyên đơn Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Đ (Công ty Đ) và bị đơn Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam (Công ty A) vì hành vi xâm phạm NHHH, đã sử dụng nhãn hiệu “ASANZO, hình” có sự tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “ASANO, hình”.51 Tại Bản án kinh doanh
49Điều 206, khoản 2 Điều 207 của Luật SHTT và quy định tại khoản 12 Điều 114 và Điều 127 của BLTTDS
năm 2015
50 Khoản 1 Điều 123 của BLTTDS năm 2015.
51 Bản án số 658/2018/KDTM-ST ngày 24 tháng 5 năm 2018 về việc “Tranh chấp quyền SHTT” của Tòa án
33
thương mại sơ thẩm số 658/2018/KDTM-ST ngày 24 tháng 5 năm 2018, sau khi kết luận có hành vi xâm phạm quyền SHTT, Tòa án nhân dân Thành phố HồChí Minh đã ra quyết định: “Chấm dứt hành vi xâm phạm, cụ thể là chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” dán trên giao diện trang web có địa chỉ: http://asanzo.com.vn, biển hiệu, xe tải và các sản phẩm thuộc nhóm 7, 9, 11 đang lưu hành trên thị trường.” Tuy nhiên trong bản án sơ thẩm đã không đề cập một cách riêng biệt đến hiệu lực thi hành của nội dung này hay nói cách khác nội dung chấm dứt hành vi xâm phạm sẽkhông được thi hành ngay. Có thể thấy, hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽkhông chấm dứt ngay mà phải đến khi bản án dân sựcó hiệu lực pháp luật thì nội dung này mới được thi hành đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào trong thời hạn luật định nội dung đó có bịkháng cáo hay không và thông thường sẽ là 15 ngày. Nếu sau đó, nội dung này bị kháng cáo, thì sẽ mất thêm một khoảng thời gian để giải quyết thông qua thủ tục tại Tòa phúc thẩm. Sau đó, bản án này đã bị bị đơn Công ty A Việt Nam có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vào ngày 30/5/2018. Tòa phúc thẩm nhận định “Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn chấm dứt sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” và bồi thường cho nguyên đơn số tiền 100.000.000 đồng là có căn cứ, đúng quy định pháp luật” và đã giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 658/2018/KDTM-ST ngày
24/5/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố HồChí Minh. Như vậy, biện pháp buộc
chấm dứt hành vi xâm phạm đã không được áp dụng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng dễ hiểu bởi tâm lý e dè của hội đồng thẩm phán khi quy định thi hành ngay trong bản án bởi lẽ có thể sau khi có kháng cáo thì nội dung vụ việc có thể thay đổi và một quyết định vềhành vi xâm phạm không tồn tại có thểđược đưa ra. Thật vậy, trong vụ việc giữa nguyên đơn Ông Ngô Văn Diệu và bị đơn ông Trần Văn Tám trong tranh chấp quyền SHCN và bồi thường thiệt hại.52 Ông Diệu yêu cầu Tòa án buộc ông Tám đình chỉ sản xuất ngói có nhãn hiệu giống nhãn hiệu ngói mà ông đã đăng ký. Tòa sơ thẩm quyết định: “Buộc cơ sở sản xuất gạch ngói Tám Tha do ông Trần Văn Tám làm chủ cơ sở phải đình chỉ việc sản xuất ngói lợp có nhãn hiệu trùng hoặc tương ứng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trên ngói lợp của cơ sở sản xuất gạch ngói Sơn Vũ do ông Ngô Văn Diệu làm chủcơ sởđã được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký NHHH theo quyết định số: A2530/QĐ-ĐK ngày 21-5-2004.” Ngày 09-5-2006, ông Ngô Văn Diệu có đơn kháng cáo yêu cầu
52 Quyết định giám đốc thẩm 22/2008/DS-GĐT ngày 28/08/2008 của Tòa tối cao Thành phố HồChí Minh về
34
Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại về phần bồi thường thiệt hại. Vụ việc sau đó được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, xét thấy: “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứvào việc cơ sở Sơn Vũ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để quyết định buộc cơ sở sản xuất gạch ngói Tám Tha (do ông Trần Văn Tám làm chủ) phải đình chỉ sản xuất ngói lợp có nhãn hiệu hàng hóa có hoa văn “Cổng chùa” vì đã gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa trên ngói lợp của cơ sở sản xuất gạch ngói Sơn Vũ do ông Ngô Văn Diệu làm chủcơ sởlà không đúng pháp luật”. Quyết định giám
đốc thẩm 22/2008/DS-GĐT ngày 28/08/2008 về vụ án tranh chấp quyền SHCN và
bồi thường thiệt hại quyết định: “Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 52/2006/DSPT ngày 17-8-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và hủy bản án dân sựsơ thẩm số09/2006/DSST ngày 28-4-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định về vụ tranh chấp quyền SHCN và bồi thường thiệt hại giữa nguyên đơn là ông Ngô Văn Diệu với bị đơn là ông Trần Văn Tám.” Có thể thấy, sau khi được xem xét thì hành vi xâm phạm quyền thực tế đã không tồn tại và việc đình chỉ sản xuất trên đã có ảnh hưởng không nhỏđến lợi ích kinh tế, danh tiếng của bị đơn.
Tại Ấn Độ, pháp luật cũng có những quy định về việc chấm dứt, ngăn chặn hành vixâm phạm thông qua các lệnh từ Tòa án53. Trong khi thiệt hại liên quan đến bồi thường, các lệnh thường xử lý bằng các hành động. Còn đối với hành vi xâm
phạm quyền SHTT thì thường ngăn chặn các hành động hoặc dừng các hành động
gây tổn hại hoặc xâm phạm quyền. Tùy từng trường hợp cụ thể mà lệnh cấm tạm thời hay lệnh cấm vĩnh viễn sẽđược ban hành để bảo vệ quyền SHTT và tránh thêm thiệt hại cho chủ thể bịxâm phạm. Hầu hết các chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ nộp đơn xin các lệnh tạm thời vì việc giải quyết một vụ việc có thể mất nhiều thời gian và một lệnh tạm thời có thể được ban hành trong khi vụ việc đang chờ xửlý. Lệnh tạm thời có thểđược đưa ra trước khi nộp đơn khởi kiện. Lệnh vĩnh viễn có hiệu lực khi Tòa án yêu cầu bị đơn thực hiện hành động tích cực để hạn chế hành vi xâm phạm. Vụ kiện giữa Under Armour Inc và Avengers54, Tòa án Quận Delhi đã ban hành các lệnh bắt buộc đểngăn chặn vi phạm nhãn hiệu và bản quyền. Nguyên đơn cho rằng
53 Section 46, Trade Marks Ordinance 2001: [...] (2)In an action for infringement all such relief by way of damages, injunctions, accounts or otherwise shall be available to the proprietor of the trademark as is available in respect of the infringement of any other property right.[...]
54 Under Armour vs Avengers on 14 December, 2020, Commercial Court-01, Shahdara, Karkardooma Courts, Delhi.
35
bịđơn đã sử dụng các nhãn hiệu vi phạm giống hệt để thu lợi và yêu cầu Tòa án ban hành lệnh cấm vĩnh viễn. Một Tòa án trước đó đã ban hành lệnh tạm thời hạn chế các bị đơn sử dụng nhãn hiệu của nguyên đơn đối với các mặt hàng như quần áo và vật liệu đóng gói.Tòa án nhấn mạnh rằng, danh tiếng và công việc kinh doanh của nguyên đơn có thể bị tổn hại nếu bịđơn tiếp tục bán các sản phẩm vi phạm.