Nghĩa của việc xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 36 - 39)

7. Bố cục khóa luận

1.3. nghĩa của việc xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý

bằng biện pháp dân sự

Mỗi biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và hành vi giả mạo NHHH, CDĐL nói riêng đều có những ý nghĩa nhất định. Bản chất của quyền SHCN đối với nhãn hiệu, CDĐL là quyền dân sự như đã phân tích ở trên nên việc áp dụng biện pháp dân sự để xử lý là hợp lý nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Hơn thế nữa, khả năng áp dụng bằng biện pháp dân sự rộng hơn so với các biện pháp còn lại, được áp dụng ngay cả khi đang và đã áp dụng biện pháp hành chính và hình sự. Mặc khác, Luật

SHTT được xây dựng theo hướng khuyến khích và ưu tiên áp dụng biện pháp dân

sự, tiếp sau đó mới áp dụng biện pháp hành chính và khi có yếu tố cấu thành tội phạm mới áp dụng biện pháp trừng phạt theo pháp luật hình sự, đó cũng là xu hướng chung của thế giới trong việc xử lý xâm phạm quyền SHTT.46

Không giống với các hành vi xâm phạm quyền SHTT khác, hành vi giả mạo

NHHH, CDĐL thường xảy ra phổ biến bởi tính chất dễ thực hiện, nhanh chóng và

đem lại lợi nhuận trực tiếp. Hàng hóa giả mạo NHHH, CDĐL được bày bán công khai trên thị trường với giá rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí chỉ bằng một phần ba so với hàng thật.Quyền SHTT là quyền tài sản47, do đó quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL cũng là quyền tài sản. Những hành vi giả mạo NHHH, CDĐL không những xâm phạm tới quyền tài sản của các chủ thểmà cònảnh hưởng, gây hậu quả nghiêm trọng khi xâm phạmtới quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng như gây thiệt hại không nhỏ tới uy tín, thương hiệu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để có thể đảm bảo nguyên tắc thực thi quyền SHTT theo hướng kết hợp hài hòa lợi ích công cộng với lợi ích của chủ thể quyền trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT thì việc áp dụng các biện pháp dân sự được xem là hiệu quả nhất. Bản chất chủ yếu của biện pháp dân sự là ngăn chặn và giành lại quyền về mặt vật chất cho tổ chức, cá nhân đã bị mất do hành vi xâm phạm quyền dân sự. Có nghĩa là, các biện pháp dân sự được áp dụng là nhằm mục đích ngăn

45Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Báo cáo rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của FTA Việt Nam – EU về SHTT, NXB. Công Thương, Hà Nội, tr. 21.

46 Cục SHTT Và Dựán EU - MUTRAP (2014), Tài liệu hướng dẫn thực thi quyền SHTT, tr. 25.

29

chặn những thiệt hại liên quan đến vật chất và đòi lại cho chủ thể quyền những thiệt hại về vật chất đã bị chiếm đoạt do hành vi xâm phạm gây ra.48

Khi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp dân sự, các thủ tục tố tụng sẽđược áp dụng. Trong đó, nguyên đơn và bị đơn có địa vị ngang bằng nhau. Người bị yêu cầu xửlý có quyền phản tố hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp chủ thể quyền SHTT lạm dụng thủ tục tố tụng, đưa ra các yêu cầu không phù hợp. Như vậy, quyền lợi của các bên được đảm bảo. Hơn thế nữa, phán quyết của Tòa án mang tính toàn diện và được đảm bảo thực thi. Ngoài ra, khi biện pháp dân sựđược áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền thì chủ thể quyền hoặc bên xâm phạm quyền SHTT có nghĩa vụ chi trảcác khoản phí để thực thi, giảm bớt gánh nặng chi phí nhà nước so với việc thực thi bằng biện pháp hành chính.

Nếu hành vi giả mạo NHHH, CDĐL không được xửlý kịp thời, triệt để thì sẽ khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước e ngại không dám đầu tư vào Việt Nam hoặc đã đầu tư nhưng không dám mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Do đó, việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện về xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sựkhông chỉ trực tiếp tạo ra một hành lang pháp lý hữu hiệu bảo vệ các đối tượng quyền SHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền mà còn gián tiếp tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài.

Cuối cùng, xửlý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sựcòn có ý nghĩa đối với người tiêu dùng. Hầu như các hàng hóa giả mạo NHHH, CDĐL đều không đạt chất lượng như những sản phẩm chính hãng thậm chí còn gây hại cho sức khỏe người sử dụng, mang lại nhiều tác hại và các vấn đề tiêu cực khác. Hơn thế nữa để sở hữu được hàng hóa đó có thể người tiêu dùng đã chi trả một khoản tài chính không nhỏ. Hành vi giả mạo NHHH, CDĐL được xửlý một cách triệt để thì hàng hóa giả mạo sẽ không có cơ hội tiếp cận người tiêu dùng và họ sẽkhông chịu các tác hại, ảnh hưởng tiêu cực và không bị mất mát về lợi ích kinh tế.

Như vậy, xửlý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với chủ thể quyền bị xâm phạm mà còn với lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của xã hội và nền kinh tếđất nước trong quá trình hội nhập.

30

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

NHHH và CDĐL là những đối tượng quyền SHCN có giá trị, ý nghĩa không chỉ đối với đối với chủ sở hữu quyền mà còn đối với người tiêu dùng, nền kinh tế nói chung. Một sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thịtrường và thu hút khách hàng thành công chính là mục tiêu của không ít đối thủ cạnh tranh. Hành vi giả mạo NHHH, CDĐL là một trong những hành vi xâm phạm quyền SHTT phổ biến hiện nay và là một dạng hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, CDĐL ở mức độ cao. Trong chương I của khóa luận, tác giảđã khái quát các vấn đề chung về xử xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự, cụ thể:

Thứ nhất, phân tích khái niệm NHHH, CDĐL và làm rõ các đặc điểm chức năng, vai trò của các đối tượng này. Việc này tạo cơ sở để xây dựng các khái niệm

“hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”, “hàng hóa giả mạo CDĐL”, “hành vi giả mạo NHHH”, “hành vi giả mạo CDĐL”, “xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự”. Những khái niệm cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể quyền bảo hộ và thực thi quyền SHTT hiệu quả.

Thứ hai, phân tích quy định của pháp luật quốc tế về những nội dung liên quan đến xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và hành vi giả mạo NHHH, CDĐL nói riêng bằng biện pháp dân sự. Chế định về SHTT là một trong những khía cạnh cam kết quốc tế được cho là có tác động trực tiếp tới thể chế pháp luật và thực thi của Việt Nam. Những cam kết quốc tế được phân tích tại mục 1.2 của Chương I sẽ tiếp tục được khai thác tại Chương 2 thông qua việc đối chiếuvới quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Thứ ba, nêu ra ý nghĩa của việc xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự. Xuất phát từ bản chất quyền SHTT đối với NHHH, CDĐL là quyền dân sự và là quyền tài sản nên biện pháp dân sự sẽ phù hợp vàhiệu quả để xử lýhành vi giả mạo NHHH, CDĐL.

31

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GIẢ MẠO NHÃN HIỆU HÀNG HÓA, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ BẰNG BIỆN

PHÁP DÂN SỰ

Pháp luật SHTT Việt Nam dành riêng một chương XVII để quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự. Xử lý hành vi giả mạo

NHHH, CDĐL là một phần trong xửlý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung.

Biện pháp dân sự có những ưu thế riêng so với biện pháp hành chính và biện pháp hình sự, chủ thể quyền bị xâm phạm ngoài yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm gây ra cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên số lượng vụ việc giả mạo NHHH, CDĐL được xử lý bằng biện pháp dân sự trên thực tế còn rất khiêm tốn.

Theo quy định tại Điều 186 BLTTDS năm 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” Như vậy, các chủ thể quyền có thể khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có hành vi giả mạo NHHH, CDĐL trên thực tế. Quy trình xử lý cụ thể được tóm tắt trong sơ đồ tại phụ lục 01 của khóa luận này. Luật SHTT Việt Nam đã có những chế tài dân sự riêng để điều chỉnh các hành vi xâm phạm quyền SHTT và được thể hiện dưới hình thức liệt kê tại Điều 202.

Một phần của tài liệu Xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)