7. Bố cục khóa luận
2.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai
Việc xây dựng một hình ảnh của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng đòi hỏi một thời gian dài và đánh dấu bằng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp đó.55 Khách hàng, người tiêu dùng tiếp nhận các thông tin không đúng sự thật về các hàng hóa bị giả mạo nhãn hiệu, CDĐL như hiểu sai về chủ thể sản xuất, chất lượng sản phẩm,... Điều này tác động trực tiếp đến lòng tin, thói quen tiêu dùng của họ, mặt khác ảnh hưởng đến cả hình ảnh, danh tiếng của chủ thể quyền bị xâm phạm. Biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai chính là liều thuốc chữa lành những vết thương do hành vi giả mạo NHHH, CDĐL gây ra. Thông qua đó, đính chính lại những thôngtin không đúng sự thật đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cũng như bảo vệ sựuy tín, vẹn toàn của các sản phẩm trí tuệ. Xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện trực tiếp hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng xã hội,... Những kênh này tạo điều kiện thuận lợi để rộng rãi mọi người tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, chính thức về việc đính chính thông tin và uy tín kinh doanh của các chủ thể quyền bịxâm phạm nhờđó mà có thểđược khôi phục.
Biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai được quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật SHTT và được hướng dẫn chi tiết tại mục 2 Phần IV Thông tư liên tịch số
02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP. Tòa án quyết
định trong bản án, quyết định về việc buộc người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải xin lỗi, cải chính công khai nhằm khôi phục uy tín, danh tiếng... cho chủ thể quyền SHTT bịxâm phạm. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về nội dung, cách thức xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện việc xin lỗi, cải chính đó mà thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận của họ. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về nội dung, cách thức thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện thì Tòaán căn cứ vào tính chất hành vi xâm phạm và mức độ, hậu
55 Paul Torremans and Holyoak (2013), Intellectual Property Law (Seventh Edition), Oxford University Press, p. 550.
36
quả do hành vi đó gây ra quyết định về nội dung, thời lượng xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện. Việc xin lỗi, cải chính công khai có thể được thực hiện trực tiếp tại nơi có địa chỉchính của người bị thiệt hại hoặc đăng công khai trên báo hàng ngày của cơ quan trung ương, báo địa phương nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại trong ba số liên tiếp. Nhìn từ một vụ việc thực tế, tranh chấp quyền
SHTT giữa công ty P và Công ty cổ phần E Việt Nam.56Nguyên đơn là Công ty P
là chủ sở hữu có độc quyền sử dụng đối với kiểu dáng công nghiệp XE MÁYvà các nhãn hiệu “P và hình”, “P2”. Xét thấy Công ty cổ phần E Việt Nam đã có hành vi xâm phạm quyền SHTT, Tòa án đã quyết định: “Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải đăng lời xin lỗi trên báo điện tửwww.vnexpress.net, báo điện tử www.dantri.com.vn và trên 03 kỳliên tiếp của báo thanh niên vềhành vi xâm phạm quyền. Hội đồng xét xử xét thấy, do Bị đơn có hành vi xâm phạm quyền SHTT như nhận định trên nên yêu cầu của Nguyên đơn là có căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 202 Luật SHTT, được Hội đồng xét xử chấp nhận.” Trong vụ việc này, biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai đã được Tòa án áp dụng theo yêu cầu của bịđơn một cách hợp lý.
Nội dung của việc xin lỗi, cải chính công khai được các bên tự định đoạt và không trái pháp luật, đạo đức xã hội hay có thể hiểu Tòa án sẽkhông can thiệp vào nội dung này. Do đó, nếu như các bên không thỏa thuận được nội dung xin lỗi, cải chính công khai thì có thể dẫn đến việc xin lỗi, cải chính công khai sẽ bị kéo dài trong khi danh tiếng, uy tín của các chủ sở hữu quyền bịxâm phạm cần được nhanh chóng khôi phục. Xin lỗi là một trong những biện pháp khắc phục tại Trung Quốc. Luật pháp về nhãn hiệu của Trung Quốc coi những tổn hại đối với danh tiếng nhãn hiệu là có hại cho cả nguyên đơn và xã hội. Theo đó, luật pháp Trung Quốc cho phép Tòa án quyết định ra lệnh cho bị đơn xin lỗi công khai trên một tờ báo hoặc tạp chí thương mại trong trường hợp bị đơn cốý hoặc có ác ý làm tổn hại danh tiếng của nguyên đơn bằng cách gây hiểu lầm cho công chúng thông qua việc sử dụng trái phép nhãn hiệu của nguyên đơn. Trong một lời xin lỗi công khai, bị đơn thừa nhận hành vi vi phạm, thừa nhận nhãn hiệu tên thuộc sở hữu của nguyên đơn, xin lỗi về hành vi sai trái và cam đoan sẽ không sử dụng trái phép nhãn hiệu đó trong tương lai. Thông thường, nội dung xin lỗi công khai phải được sựđồng ý của Tòa án. Nếu bị đơn không thực hiện lời xin lỗi công khai kịp thời, Tòa án có thể ủy quyền cho nguyên đơn đăng lời xin lỗi công khai nhân danh bị đơn và tính các chi phí cho bị
56 Bản án số 01/2018/KDTM-ST ngày 29/10/ 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc "Tranh chấp về quyền SHTT "
37
đơn.57 Trong vụ việc giữa Tianjin Goubuli Baozi Catering với Harbin Tianlongge
Hotel và Gao Yuan,58 nguyên đơn đã đăng ký nhãn hiệu tên “Goubuli” cho các sản
phẩm của mình vào tháng 7 năm 1980. Baozi là một loại bánh bao hấp của Trung Quốc với nhân thịt. Nguyên đơn đã khởi kiện vi phạm nhãn hiệu đối với các bịđơn khách sạn Harbin Tianlongge và Gao Yuan, vì đã sử dụng nhãn hiệu “Goubuli” mà không được phép vào năm 1991. Tòa án nhân dân Cấp cao đã ra quyết định các bị đơn “đăng một tuyên bố xin lỗi” trên một tờ báo có cùng cấp độ “ở hoặc trên cấp thành phố ở Cáp Nhĩ Tân.” Tòa án tuyên bố rằng nội dung của lời xin lỗi “sẽđược xem xét và sự chấp thuận của Tòa án này” và các bị đơn phải chịu các chi phí liên quan. Việc xâm phạm nhãn hiệu không chỉgây tổn hại đến danh tiếng nhãn hiệu mà còn đối với người tiêu dùng, biện pháp xin lỗi được áp dụng bên cạnh các biện pháp khác đã khôi phục được danh tiếng cho nhãn hiệu. Ngoài Trung Quốc, Tòa án Nhật Bản cũng yêu cầu xin lỗi trong các vụ vi phạm nhãn hiệu. Biện pháp khôi phục uy tín được áp dụng thay cho hoặc ngoài các khoản bồi thường thiệt hại.59 Các biện pháp khôi phục uy tín là các biện pháp khôi phục uy tín kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu đã bị tổn hại do hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Ví dụ, cho rằng chất lượng của sản phẩm vi phạm là kém hơn, làm tổn hại đến giá trị thương hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu và làm tổn hại đến lòng tin kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong những trường hợp như vậy, bên bị xâm phạm có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khôi phục uy tín. Trong đó yêu cầu đăng một quảng cáo xin lỗi thường là phổ biến. Cụ thể, đối với các tờ báo tổng hợp (báo quốc gia, báo địa phương), có thể là báo ngành hoặc có thể là quảng cáo xin lỗi trên website của người vi phạm.
Từ những bất cập trong quy định và thực tiễn pháp luật Việt Nam cùng kinh nghiệm các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản thì việc cần có một hướng dẫn cụ thể
57 Xuan-Thao Nguyen, Trademark apologetic justice: China’s trademark jurisprudence on reputational harm,
University of Pennsylvania Journal of Business Law, Vo. 15:1, tr. 134.
58Tianjin Goubuli Baozi Catering (Group) Co. v. Harbin Tianlongge Hotel and Gao Yuan, (Higher People’s
Ct. of Heilongjian Province Dec. 28, 1994) (China).
59 Article 39Trademark Act (Act No. 127 of April 13, 1959, latest revision: Act No.3 of May 17,2019)
“Article 39:[...]106 (Measures to restore credibility) of the Patent Act shall apply mutatis mutandis to the
infringement of a trademark right and an exclusive right to use.”
Article 106 Patent Act (Act No. 121 of 1959):
(Measures to restore credibility)
“Article 106: The court may, upon the request of a patentee or exclusive licensee, order the person(s) who
harmed the business credibility of the patentee or exclusive licensee by intentionally or negligently infringing upon the patent right or exclusive license to take measures necessary to restore the business credibility of the
38
hơn đối với biện pháp buộc xin lỗi là cần thiết. Việc tạo điều kiện để nguyên đơn nhân danh bị đơn thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai khi bị đơn không thực hiện hoặc chậm trễ việc thực hiện biện pháp buộc xin lỗi là một trong những kinh nghiệm có thể học hỏi đối với pháp luật Việt Nam. Ngoài ra quy định cho người có hành vi xâm phạm gánh chịu chi phí cho việc xin lỗi, cải chính công khai trong trường hợp này có thểxem như một loại chếtài mà họ phải gánh chịu.
2.3. Biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sựđược Tòa án quyết định áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với chủ thể quyền SHTT theo yêu cầu của bên bị xâm phạm quyền. Buộc thực hiện nghĩa vụdân sựtrong trường hợp giả mạo NHHH có thểđược áp dụng khi chủ thểcó hành vi xâm phạm quyền phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ thể quyền SHTT do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận theo hợp đồng. Theo hướng dẫn tại mục 3 phần IV Phần B Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL- BKH&CN-BTP thì: “Khi áp dụng biện pháp này cần căn cứ vào các quy định tương ứng tại các mục 2 và 3 Chương XVII, Phần thứ ba của BLDS năm 2005.”
Tuy nhiên, BLDS năm 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi BLDS năm 2015. Nội dung về thực hiện nghĩa vụdân sựđược quy định tại mục 2 Chương XV BLDS năm 2015. Khi chủ thể có nghĩa vụ có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với chủ thể quyền SHCN thì sẽ bị Tòa án áp dụng biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo yêu cầu của chủ thể quyền. Nghĩa vụ được định nghĩa tại Điều 274 BLDS năm 2015: “là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thểkhác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”. Đối với quyền SHCN, là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, nghĩa vụdân sự được đặt ra cho chủ thể có nghĩa vụ có thể là: nghĩa vụ xin phép chủ thể quyền khi sử dụng các đối tượng quyền SHCN được bảo hộ,...Việc buộc thực hiện nghĩa vụ dân sựđược đặt ra khi chủ thểcó nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ, do đó, họ phải chịu trách nhiệm đối với chủ thể quyền về sự vi phạm trên.60
60Xem thêm Trường Đại học Luật Thành phố HồChí Minh (2013), Giáo trình Luật SHTT, NXB. Hồng Đức
39
2.4. Biện pháp buộc bồi thường thiệt hại
Việc phát hiện và có những chế tài xử lý thông qua các biện pháp như buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; xin lỗi, cải chính công khai; thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ góp phần làm giảm cũng như ngăn chặn các hành vi tương tự tiếp diễn. Tuy nhiên việc ngăn chặn và răn đe là chưa đủđể bù đắp những hậu quảmà hành vi giả mạo NHHH, CDĐL gây ra. Do đó, Luật SHTT đã có quy định về biện pháp bồi thường thiệt hại để lấp đầy khoảng trống này. Buộc bồi thường thiệt hại có thể được xem là một biện pháp răn đe hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái và các hình thức xâm phạm quyền SHTT khác.61 Ngoài ra, trong các biện pháp dân sự thì biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích của chủ thể quyền bị xâm phạm hiệu quả nhất và thường được đương sự yêu cầu chính là biện pháp bồi thường thiệt hại. Đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại hướng đến hai mục tiêu, trước hết là buộc người gây thiệt hại chịu trách nhiệm đối với hậu quảdo hành vi vi phạm mà mình gây ra, đồng thời làm cho người bị thiệt hại được bồi thường, bù đắp những tổn thất mà họ phải gánh chịu.62
Cả BLDS năm 2015 và Luật SHTT đều có quy định vềnguyên tắc bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại và cách thức bồi thường thiệt hại, tuy nhiên giữa chúng không hoàn toàn giống nhau. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật SHTT thì khi có sự khác nhau giữa quy định về SHTT của Luật SHTT với quy định các luật khác thì áp dụng quy định của Luật SHTT. Do đó, quy định giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại phải áp dụng các quy định tại các điều 204 và 205 của Luật SHTT, các quy định tại mục 2 Chương II của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại mục I Phần B của Thông tư liên tịch Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP.
Căn cứ vào lợi ích bịxâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần.63 Khóa luận này tập trung đến hai đối tượng bị xâm phạm là NHHH và CDĐL nên các thiệt hại về tinh thần không được đưa ra phân tích bởi lẽ theo nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT thì thiệt hại về tinh thần không bao gồm các tổn thất do hành vi xâm phạm
61Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (2010), Các vấn đềthương mại/đầu tư và kiến nghị, tr. 73.
62 Trần Ngọc Thành (2013), “Một số vấn đề về thực hiện nguyên tắc bồi thường trong chếđịnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 22, tr. 13.
40
NHHH và CDĐL gây ra.64Suy cho cùng các dấu hiệu cấu thành NHHH, CDĐL sẽ không thể hiện hết vai trò, giá trị của nó nếu nó không được gắn trên các sản phẩm. Hơn thế nữa, NHHH không yêu cầu vềtính mới, sựsáng tạo, giá trị thẩm mỹđẹp – xấu,... để được bảo hộ. Ngoài ra, như đã trình bày tại chương I, quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL là quyền tài sản. Do đó việc yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần do chủ thể quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL đưa ra sẽ không hợp lý. Mặc khác, chủ thể thực hiện hành vi giả mạo NHHH, CDĐL thường lợi dụng danh tiếng, uy tín của NHHH, CDĐL nhằm hưởng các lợi ích bất hợp pháp bao gồm những giá trị vật chất, doanh thu, lợi nhuận, cơ hội kinh doanh. Sự giảm sút vềuy tín, danh tiếng là vấn đềcó thể sẽđược đặt ra, tuy nhiên sự giảm sút này đã tác động trực tiếp đến doanh thu, cơ hội kinh doanh và chúng có thể được tính toán bằng thiệt hại vật chất để bồi thường.
Căn cứphát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ phát sinh thiệt hại được xác định dựa trên các yếu tố về thiệt hại, hành vi xâm phạm, mối quan hệ nhân quả và yếu tố lỗi. Thiệt hại được hiểu là tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ.65 Người có hành vi xâm phạm quyền SHTT