7. Bố cục khóa luận
2.4. Biện pháp buộc bồi thường thiệt hại
Việc phát hiện và có những chế tài xử lý thông qua các biện pháp như buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; xin lỗi, cải chính công khai; thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ góp phần làm giảm cũng như ngăn chặn các hành vi tương tự tiếp diễn. Tuy nhiên việc ngăn chặn và răn đe là chưa đủđể bù đắp những hậu quảmà hành vi giả mạo NHHH, CDĐL gây ra. Do đó, Luật SHTT đã có quy định về biện pháp bồi thường thiệt hại để lấp đầy khoảng trống này. Buộc bồi thường thiệt hại có thể được xem là một biện pháp răn đe hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái và các hình thức xâm phạm quyền SHTT khác.61 Ngoài ra, trong các biện pháp dân sự thì biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích của chủ thể quyền bị xâm phạm hiệu quả nhất và thường được đương sự yêu cầu chính là biện pháp bồi thường thiệt hại. Đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại hướng đến hai mục tiêu, trước hết là buộc người gây thiệt hại chịu trách nhiệm đối với hậu quảdo hành vi vi phạm mà mình gây ra, đồng thời làm cho người bị thiệt hại được bồi thường, bù đắp những tổn thất mà họ phải gánh chịu.62
Cả BLDS năm 2015 và Luật SHTT đều có quy định vềnguyên tắc bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại và cách thức bồi thường thiệt hại, tuy nhiên giữa chúng không hoàn toàn giống nhau. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật SHTT thì khi có sự khác nhau giữa quy định về SHTT của Luật SHTT với quy định các luật khác thì áp dụng quy định của Luật SHTT. Do đó, quy định giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại phải áp dụng các quy định tại các điều 204 và 205 của Luật SHTT, các quy định tại mục 2 Chương II của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại mục I Phần B của Thông tư liên tịch Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP.
Căn cứ vào lợi ích bịxâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần.63 Khóa luận này tập trung đến hai đối tượng bị xâm phạm là NHHH và CDĐL nên các thiệt hại về tinh thần không được đưa ra phân tích bởi lẽ theo nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT thì thiệt hại về tinh thần không bao gồm các tổn thất do hành vi xâm phạm
61Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (2010), Các vấn đềthương mại/đầu tư và kiến nghị, tr. 73.
62 Trần Ngọc Thành (2013), “Một số vấn đề về thực hiện nguyên tắc bồi thường trong chếđịnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 22, tr. 13.
40
NHHH và CDĐL gây ra.64Suy cho cùng các dấu hiệu cấu thành NHHH, CDĐL sẽ không thể hiện hết vai trò, giá trị của nó nếu nó không được gắn trên các sản phẩm. Hơn thế nữa, NHHH không yêu cầu vềtính mới, sựsáng tạo, giá trị thẩm mỹđẹp – xấu,... để được bảo hộ. Ngoài ra, như đã trình bày tại chương I, quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL là quyền tài sản. Do đó việc yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần do chủ thể quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL đưa ra sẽ không hợp lý. Mặc khác, chủ thể thực hiện hành vi giả mạo NHHH, CDĐL thường lợi dụng danh tiếng, uy tín của NHHH, CDĐL nhằm hưởng các lợi ích bất hợp pháp bao gồm những giá trị vật chất, doanh thu, lợi nhuận, cơ hội kinh doanh. Sự giảm sút vềuy tín, danh tiếng là vấn đềcó thể sẽđược đặt ra, tuy nhiên sự giảm sút này đã tác động trực tiếp đến doanh thu, cơ hội kinh doanh và chúng có thể được tính toán bằng thiệt hại vật chất để bồi thường.
Căn cứphát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ phát sinh thiệt hại được xác định dựa trên các yếu tố về thiệt hại, hành vi xâm phạm, mối quan hệ nhân quả và yếu tố lỗi. Thiệt hại được hiểu là tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ.65 Người có hành vi xâm phạm quyền SHTT mà gây thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho chủ thể quyền SHTT, thì phải bồi thường. Như đã phân tích ở trên thì thiệt hại do hành vi giả mạo NHHH, CDĐL là các thiệt hại về vật chất. Theo quy định tại khoản 1 Điều 205 Luật SHTT:
“Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền SHTT đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường [...].” Bồi thường thiệt hại hướng đến việc bù đắp những tổn thất do đó nếu không có tổn thất xảy ra thì việc yêu cầu bồi thường sẽ không có ý nghĩa. Do đó, tồn tại thiệt hại là một trong những “điều kiện cần” đểphát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.66 Tuy nhiên, không phải thiệt hại nào cũng là cơ sởphát sinh trách nhiệm bồi thường, mà thiệt hại đó phải là thiệt hại thực tế - tức là có thể tính toán được.67 Quy định của pháp luật SHTT nhấn mạnh tính thực tế68 của tổn thất và có
64Điều 204 Luật SHTT.
65 BộTư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2006), Từđiển Luật học, NXB. Từđiển Bách khoa và NXB. Tư pháp, tr. 713.
66 Nguyễn Phương Thảo (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ
dẫn thương mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố HồChí Minh .
67Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB. Hồng Đức, tr. 445.
41
sự hướng dẫn đểxác định tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I phần B Thông tư liên tịch
số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tiếp theo là hành vi trái pháp luật. Trách nhiệm bồi thường hại trong trường hợp giả mạo NHHH, CDĐL mang bản chất bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xuất phát từhành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Chủ thể có hành vi giả mạo NHHH, CDĐL dẫn đến các thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền và phát sinh trách nhiệm bồi thường. Chế tài bồi thường thiệt hại được Tòa án áp dụng khi tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền và bên nguyên đơn phải chứng minh được hành vi xâm phạm quyền.69 Nội dung xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT trong trường hợp giả mạo NHHH, CDĐL đã được phân tích tại mục 1.1.2 khóa luận này. Trong một vụ việc, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam khởi kiện cho rằng Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu đã sử dụng mẫu nhãn hiệu “Mì Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY và hình” xâm phạm quyền
SHTT vềnhãn hiệu đối với nhãn hiệu sản phẩm “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY,
hình”. Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam yêu cầu Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại. Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu cho rằng mẫu nhãn hiệu bị khởi kiện không xâm phạm về quyền SHTT đối với nhãn hiệu của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. Đồng thời có yêu cầu phản tố yêu cầu Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam bồi thường thiệt hại cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu và xin lỗi công khai. Tòa sơ thẩm đã quyết định: “Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu có hành vi sử dụng mẫu bao bì mì ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY và hình” là xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY, hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 62360 ngày 29/4/2005 Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam và buộc Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu chấm dứt hành vi xâm phạm nói trên [...]” Tuy nhiên, sau đó tại phiên Tòa phúc thẩm, Tòa án đã đưa ra quyết định: “Không đủ căn cứ xác định Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu có hành vi sử dụng mẫu nhân bao bì mì ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY và hình” xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY, hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 62360 ngày 29/4/2005 của Công
42
ty Cổ phần Acecook Việt Nam.” Có thể thấy, việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT là không đơn giản, đặc biệt đối với hành vi giả mạo NHHH, CDĐL. Để Tòa án có thể đưa ra kết luận về một hành vi có xâm phạm quyền hay không trên thực tế phải nhờ đến sự can thiệp của nhiều cơ quan chuyên môn, kết quả thẩm định. Điều này không tránh khỏi việc phụ thuộc, mất đi tính độc lập của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có Tòa chuyên trách vềSHTT cũng như còn hạn chế sốlượng Thẩm phán chuyên trách về lĩnh vực này, việc đào tạo, tập huấn chuyên môn vềSHTT chưa đầy đủvà hiệu quả thấp; vẫn còn có tình trạng người được tập huấn không phải là người xét xử trực tiếp, hoặc ngược lại… Vì vậy, Việt Nam cần phải thành lập Tòa chuyên trách về SHTT, tập trung các Thẩm phán đào tạo vềchuyên môn này để xét xử những vụ án đó, từ đó đưa ra những phán quyết chính xác, giải quyết được tận gốc rễ các xâm phạm về SHTT.70 Tầm quan trọng của việc bảo hộ, thực thi quyền SHTT được thể hiện qua nhiều nội dung được đề cập trong các FTA thế hệ mới. Tại Thái Lan, năm 1997, Thái Lan đã thành lập Tòa án Thương mại quốc tếvà SHTT (Tòa IP và IT) có thẩm quyền xét xử các vụ việc án dân sự và hình sự liên quan đến SHTT. Kinh nghiệm của các thẩm phán đã được cải thiện thông qua việc đào tạo cho các nhân viên Tòa án, Thẩm phán, cơ quan hải quan và các cơ quan thực thi quyền SHTT khác. Năm 2016, Thái Lan thành lập một tiểu bang về “Ngăn chặn vi phạm SHTT” để giải quyết và ngăn chặn các vấn đề về xâm phạm quyền SHTT, tăng cường bảo hộ quyền SHTT theo các tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng hình ảnh của Thái Lan như một quốc gia thân thiện với SHTT71. Các Tòa án sơ thẩm được chia ra hai mô hình: Các Tòa sơ thẩm thông thường và các Tòa chuyên biệt. Bản án, quyết định của Tòa chuyên biệt nếu có kháng cáo sẽ được Tòa án tối cao xem xét trực tiếp mà không phải do Tòa Phúc thẩm xét xử như bản án của các Tòa Sơ thẩm thông thường khác. Có thể thấy điểm ưu việt nổi bật của Tòa chuyên biệt SHTT tại Thái Lan là các khiếu nại bản án của Tòa IP và IT được giải quyết một cách kịp thời. Hệ thống Tòa án về SHTT tại Nhật Bản cũng là một mô hình mà Việt Nam có thể tham khảo (Phụ lục 02). Bộ phận SHTT lần đầu tiên được thành lập tại Tòa án cấp cao Tokyo vào năm 1950. Hiện tại, trong Tòa án quận Tokyo có bốn bộ phận và Tòa án quận Osaka có hai bộ phận chuyên trách vềcác vụán SHTT. Tòa án cấp cao Osaka cũng
70 Nguyễn Văn Luật (2020), “Nhu cầu thành lập Tòa SHTT ở Việt Nam”, [http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210379], truy cập 24/6/2021.
71 South-east Asia IPR SME Helpdesk (2016b). IP Country Factsheet: Thailand, [https://www.southeastasia- iprhelpdesk.eu/en/country-factsheets/thailand-ip-factsheet]truy cập 24/6/2021.
43
có một bộ phận phân công tất cả các vụ việc SHTT thuộc thẩm quyền của mình. Việc thành lập Tòa án cấp cao vềSHTT đảm bảo các thủ tục xét xửnhanh chóng và hiệu quảhơn trong các vụ việc SHTT. Tòa án cấp cao về SHTT bao gồm Chánh án, các thẩm phán và cán bộ nghiên cứu tư pháp về vụ việc SHTT, Thư ký tòa án. Ngoài ra còn bao gồm các cố vấn kỹ thuật để giúp đỡcác Thẩm phán trong các vấn đề có liên quan đến từng vấn đề cụ thể.72 Ở Việt Nam các Thẩm phán chưa được đào tạo chuyên sâu về SHTT và khi có các tranh chấp về SHTT thì hầu như đều căn cứvào kết quả giám định của Cục SHTT. Tuy nhiên có thể thấy rằng, điều này đã làm cho kết quả được giải quyết không có tính thuyết phục đối với các bên bởi lẽ Cục SHTT chính là chủ thể cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, việc có những chuyên gia hỗ trợ cho Tòa án trong quá trình xét xử trong các vụ việc giả mạo NHHH, CDĐL sẽgiúp Bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra khách quan hơn.
Bên cạnh thiệt hại và hành vi xâm phạm thì mối quan hệnhân quả giữa thiệt hại và hành vi xâm phạm cũng là một trong các căn cứphát sinh. Mối quan hệnhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại là “thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại”73. Có thể hiểu hành vi giả mạo NHHH, CDĐL chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra những thiệt hại cho chủ thể bị xâm phạm quyền và các thiệt hại về vật chất là kết quả tất yếu. Bởi lẽ trong thực tếcó rất nhiều nguyên nhân làm giảm sút lợi nhuận, cơ hội kinh doanh như các chính sách của Nhà nước, chính sách của địa phương, sựthay đổi của hệ thống pháp luật, các quy luật thị trường, nguồn lao động, lạm phát, cạnh tranh thị trường, mối quan hệ cung cầu. Như vậy nếu không xem xét, xác định một cách cẩn thận có thể đưa ra những phán quyết không công bằng, thiếu thuyết phục. Pháp luật SHTT Việt Nam nhấn mạnh “thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT gây ra”. Trong thực tiễn xét xử, Tòa án thường không xem xét đến mối quan hệnhân quả này mà chủ yếu căn cứ vào yêu cầu bồi thường thiệt hại của chủ thể quyền bị xâm phạm.
Theo quy định tại tiểu mục 4.1 mục 4 phần IV phần B Thông tư liên tịch số
02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do người có hành vi xâm phạm quyền SHTT được xác định theo các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 604 của BLDS năm 2005 và hướng
72Supreme Court of Japan (2021), Guidebook of the IP High Court, [https://www.ip.courts.go.jp/eng/vc- files/eng/2021/05_soshyonoshikumu.pdf], truy cập 24/6/2021.
44
dẫn tại mục 1 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP. BLDS năm 2015 đã ra đời
thay thế cho BLDS năm 2005, do đó Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP cũng không
còn hiệu lực dựa trên căn cứ tại khoản 4, Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2020: "Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Tuy nhiên trên thực tế những văn bản này vẫn có giá trị tham khảo khi cơ quan có thẩm quyền chưa kịp ban hành văn bản quy phạm để điều chỉnh vấn đề tương tự. Để đảm bảo thống nhất, thuận tiện, nhanh chóng trong quá trình giải quyết các tranh chấp thì cần đảm bảo một hệ thống các văn bản pháp luật rõ ràng, hướng dẫn cụ thể. Một trong bốn căn cứđể phát sinh