Đặc tính sinh học: Dưa leo thuộc nhóm rau ăn trái, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, giá cả tương đối ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người tiêu dùng.. Đây là những
Trang 1QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN
XUẤT DƯA LEO
1 Đặc tính sinh học: Dưa leo thuộc nhóm rau ăn trái, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, giá cả tương đối ổn định, đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho người tiêu dùng
2 Thời vụ: Có thể gieo trồng quanh năm, nhưng có 2 thời vụ chính:
- Vụ hè thu gieo giống vào tháng 5-6;
- Vụ đông xuân gieo vào tháng 11, 12
3 Giống:
- Một số giống lai F1 đang được nông dân sử dụng rộng rãi là 124, 702,
3001, 3002… (của Công ty Đông tây - Hai Mũi Tên Đỏ); TN 331, 133, 169, 251… (của Công ty Trang Nông) Đây là những giống kháng bệnh tốt, cho năng suất cao, quả suông dài, đẹp, chất lượng quả dòn, ngọt hợp với thị hiếu người tiêu dùng
- Lượng hạt giống: 0,2 kg/ha
4 Chuẩn bị đất:
- Trồng trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt nhẹ, nhiều mùn, chân đất cao dễ thoát nước
Trang 2- Cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ, tàn dư thực vật Lên liếp rộng khoảng 1,1-1,3
m, cao 10-15cm (mùa mưa lên cao 20-25cm), khoảng cách giữa 2 liếp là 30cm
5 Khoảng cách trồng:
Trên mỗi liếp trồng 2 hàng, hàng cách hàng 0,7-0,8m, cây cách cây 30 - 40cm
6 Bón phân:
Tổng lượng phân: tính cho 1.000m2
Phân chuồng hoai mục: 2-2,5 tấn
Phân Supe lân: 30-35 kg
Phân Urea: 25-30 kg
Phân Kali: 20-25 kg
Cách bón:
Bón lót: toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 6-7 kg ure + 4-5 kg kali Bón thúc:
- Lần 1 (2-3 lá thật) : 7-8kg Ure + 5-6 kg kali
- Lần 2 (leo giàn): 7-8 kg Ure + 6-7 kg kali
- Lần 3 (ra hoa rộ): 5-7 kg Ure + 5-7 kg kali
Trang 3Chăm sóc:
- Thời kỳ cây con cần tỉa bớt cây xấu, cây bị bệnh để đảm bảo đúng mật
độ, khoảng cách
- Khi mới trồng, thường xuyên tưới nhẹ nước lã cho cây mau bén rễ, hồi xanh
- Các lần bón thúc phân cần làm sạch cỏ dại, kết hợp với vun xới
- Khi cây bắt đầu có tua cuốn, tiến hành làm giàn cho cây
7 Phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu bệnh chính trên cây dưa leo gồm có:
* Sâu: Sâu ăn lá, bọ trĩ, ruồi đục lá, rệp
* Bệnh: Bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh khảm lá, bệnh chết cây con
Để phòng trừ những đối tượng dịch hại trên cần phối hợp thực hiện những biện pháp sau:
Biện pháp canh tác:
Cày đất, để ải đất 2-3 tuần trước khi trồng, áp dụng luân canh và xen canh triệt để, tốt nhất nên luân canh với cây lúa, luân canh và xen canh với rau họ thập tự như bắp cải, cải ăn lá Không luân canh với cây trồng thuộc họ bầu
bí (các loại dưa, bầu, bí, khổ qua, mướp… ); bón phân cân đối; sử dụng các giống kháng sâu bệnh; thu gom, tiêu huỷ lá già, lá bệnh tạo môi trường thông thoáng…
Trang 4Biện pháp sinh học:
Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc gồm các loại trừ sâu như BT, NPV, Pheromone, Neem…thuốc trừ bệnh như Trichoderma, Validamicin…
Biện pháp hoá học:
Theo dõi sự xuất hiện của một số sâu bệnh hại chính và chỉ phun thuốc khi thật cần thiết và phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu quả 7-10 ngày Một số loại thuốc hoá học có thể dùng để phòng trừ cho các đối tượng sâu, bệnh gây hại như:
- Rệp, bọ trĩ: dùng Confidor, Actara…
- Ruồi đục lá: dùng Vertimex, Trigard…
- Sâu ăn lá: dùng Biocin, Pegasus, Secsaigon , Success…
- Bệnh sương mai: dùng Juliet, Vicarben-S, Daconil …
- Bệnh phấn trắng: dùng Daconil, Aliette …
- Bệnh chết cây con: dùng Ridomil MZ, Monceren, Validacin…
8 Thu hoạch:
Thời điểm thu hoạch khi trái lớn, vỏ nhẵn, phẳng gai Thường 2-3 ngày thu 1 lần, thời gian thu hoạch có thể kéo dài 2-3 tuần Thu đúng lúc, đúng lứa quả, thu vào buổi sáng, không để dập nát ảnh hưởng đến việc chế biến xuất khẩu