Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm Đứng trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau, với mục đích nghiên cứu khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn.
Theo quan điểm của C.Mác – nhìn nhận dưới góc độ của các yếu tố sản xuất thì C.Mác cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”.
Theo cuốn “Kinh tế học” của David Begg cho rằng: Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của DN.
Theo giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” của trường Học viện tài chính do Nguyễn Trọng Cơ (2010) làm chủ biên thì: VKD là biểu hiện bằng tiền về mặt giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN.
Theo Đặng Đình Đào (2011) thì: Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn được huy động để trang trải cho các khoản chi phí mua sắm tái sản sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, chúng ta có khái niệm tổng quát về vốn như sau: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản, hàng hoá và các nguồn lực mà doanh nghiệp bỏ vào trong hoạt động kinh doanh Nghĩa là các tài sản hiện vật như nhà cửa, kho hàng, cửa hàng, tiền các loại và các tài sản vô hình của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh là khái niệm chung của nền sản xuất hàng hoá, là một trong hai điều kiện quan trọng có tính chất quyết định đến sản xuất và lưu thông Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hóa, vốn tồn tại dưới hai hình thức: giá trị và hiện vật Về mặt giá trị, nếu dưới hình thái tiền bao gồm nội tệ, ngoại tệ và các loại giấy tờ khác, hình thái tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp, về mặt hiện vật, vốn tồn tại dưới hình thức máy móc,thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu (Lưu Thị Hương, 2012).
Vốn kinh doanh được chia thành vốn cố định và vốn lưu động:
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định doanh nghiệp Tài sản cố định của doanh nghiệp là toàn bộ những tài sản hiện có của doanh nghiệp như máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng được quy định bằng hai tiêu thức sau (Lưu Thị Hương, 2012). + Có thời hạn sử dụng lớn hơn một năm
+ Có giá trị không dưới 5.000.000đ.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động và vốn lưu thông trong doanh nghiệp bao gồm: hàng hoá dự trữ, công cụ lao động thuộc tài sản lưu động và vốn lưu thông (Lưu Thị Hương, 2012).
Như vậy ta thấy vốn là phạm trù kinh tế dùng để chỉ tư liệu sản xuất và chi phí lao động của quá trình sản xuất và lưu thông, vốn sản xuất lại biểu hiện bằng toàn bộ tư liệu sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp.
Quản trị vốn kinh doanh là quá trình lập kế hoạch, xác định lượng tiền tệ đầu tư để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
Tổ chức sử dụng và kiểm tra giám soát vốn kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh
Vốn của doanh nghiệp được phân chia thành nhiều loại và trên các giác độ khác nhau Việc phân chia này giúp cho các nhà quản lý hiểu rõ hơn vì bản chất vốn cũng như nguồn hình thành khác nhau, nhưng trong bất cứ trường hợp nào các doanh nghiệp phải có vốn mới có thể kinh doanh được. Vốn của các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu tồn tại dưới hình thức vốn lưu động (trừ một số đơn vị đặc thù trong ngành khai mỏ, vận tải hầu như 100% vốn cố định) Trong các đơn vị kinh doanh thì tỉ lệ vốn ngoài (tức là vốn đi vay) nhất là tín dụng rất lớn (Nguyễn Đình Kiệm, 2014).
Trên giác độ hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn bắt buộc phải có khi đăng ký kinh doanh, là điều kiện mà khi thành lập doanh nghiệp phải có Đối với doanh nghiệp nhà nước thì số vốn ban đầu được nhà nước cấp hay giao vốn.
Vốn bổ sung: đây là thành phần do doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục bổ sung vào vốn ban đầu Nguồn vốn bổ sung thường được trích từ lợi nhuận do làm ăn có lãi hoặc liên doanh liên kết với các đơn vị khác, hay do phát hành trái phiếu.
Dựa trên giác độ pháp lý thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp chia làm hai loại là: Vốn pháp định và vốn điều lệ
Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề (NĐ222/HĐBT). Hiện chỉ còn các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh có quy định về vốn pháp định, còn các loại hình doanh nghiệp khác thì cũng không có qui định về vốn pháp định theo luật doanh nghiệp Việt Nam.
Vốn điều lệ: Là vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp tuỳ theo từng ngành nghề, nhưng vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.
Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Tổng quan về công ty cổ phần nhựa xốp 76
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần nhựa xốp 76
Tiền thân của Công ty cổ phần nhựa xốp 76 là Xí nghiệp xốp nhựa thuộc công ty điện tử Sao Mai - TCCNQP, được thành lập ngày 19/8/1999 tại xã Dương Xá - huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội Với tổ chức biên chế ban đầu gồm một phân xưởng sản xuất, 02 phòng ban quản lý xí nghiệp, 40 lao động là quân nhân, CNVQP với ngày nghề chính là sản xuất các sản phẩm xốp chèn EPS loại.
Trước yêu cầu đổi mới, xóa bỏ bao cấp, chuyển sang hạch toán KD theo Nghị định 64/2002/CP về chuyển DN nhà nước sang công ty cổ phần của chính phủ và Quyết định số 57/2004/QĐ – BQP của BQP Xí nghiệp xốp nhựa đổi tên thành công ty cổ phần nhựa Sao Mai, với hình thức cổ phần hóa giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Nhiệm vụ SX các sản phẩm xốp chèn EPS, KD thương mại tổng hợp.
Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 kinh doanh không hiệu quả, được Đảng ủy TCCNQP bàn giao cho Công ty TNHH 1TV 76 quản lý theo Quyết định số 2287/ĐU.CNQP ngày 20 tháng 5 năm 2010.
Gian đoạn từ năm 2010 đến nay công ty được đăng ký lại với tên Công ty cổ phần nhựa xốp 76 Sau khi tiếp nhận công ty chủ yếu là khôi phục sản xuất và tìm lại thị trường khẳng định lại thương hiệu bằng chất lượng là số 1, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản sản phẩm, bổ sung đăng ký thêm nhiều ngành nghề kinh doanh.
Công ty CP Nhựa xốp 76 có:
Trụ sở chính tại: Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội Điện thoại: 043 6789 321Fax: 043 6789 320
Email: nhuaxop76@yahoo.com.vn
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 0101587391 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Ngành nghề chính là sản xuất các sản phẩm xốp chèn EPS loại và các ngành nghề kinh doanh khác như In tem nhãn, dây khóa kéo, chỉ may công nghiệp, SX bìa carton, dệt dây quai, KDTM tổng hợp…
3.1.2 Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty cổ phần nhựa xốp76
3.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần nhựa xốp 76 được tổ chức theo phương thức trực tuyến - chức năng (xem sơ đồ 2.1) Phương thức tổ chức này vừa phát huy được chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
Bộ máy tổ chức quản lý của CTCP nhựa xốp 76 gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, các phòng ban, phân xưởng trực thuộc.
Phòng Phòng Phòng tài Phòng kỹ
Hành Kế hoạch chính kế thuật
Phân Phân Phân Phân Phân Phân xưởng xưởng xưởng Xưởng Xưởng Xưởng
Sản Sản Sản Sản xuất kéo sợi Dệt dây xuất xuất xuất Tem, đai
Xốp Bìa dây Chỉ carton khóa
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của CTCP nhựa xốp 76
Nguồn: Công ty Cổ phần nhựa xốp 76 (2016)
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các thành phần trong bộ máy tổ chức quản lý như sau:
Ban Giám đốc (BGĐ): GĐ và PGĐ do HĐQT bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước HĐQT và ĐHĐCĐ về điều hành và quản lý mọi hoạt động SXKD của công ty.
Các phòng ban và phân xưởng trực thuộc:
Nhóm này trực tiếp tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty. Các Phòng nghiệp vụ gồm có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của phòng và dưới sự chỉ đạo của GĐ.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban chức năng như sau:
- Phòng Kế hoạch – vật tư: tham mưu cho GĐ triển khai các hoạt động
KD, trực tiếp giao dịch, quan hệ, đàm phán với các khách hàng để tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ giới thiệu quảng cáo về công ty với khách hàng, thường xuyên nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty, giới thiệu năng lực và thông tin cần thiết về công ty.
- Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ đảm bảo về mặt công nghệ, duy trì máy móc, thiết bị hoạt động tốt, bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, đào tạo nghề cho công nhân, lập các định mức thi kinh tế kỹ thuật, định mức lao động cho từng loại sản phẩm.
- Phòng Tài chính - Kế toán: là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về quản lý công tác tài chính kế toán, thống kê theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm ghi chép, phản ánh, tính toán các số liệu về tình hình luân chuyển vật tư, tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động KD của đơn vị; giám sát tình hình thực hiện kế hoạch KD của đơn vị, thu chi tài chính, thanh toán tiền vốn; lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định hiện hành; thực hiện các nghĩa vụ tài chính với ngân sách Nhà nước, BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.
- Phòng Tổ chức –Hành chính: có nhiệm vụ nghiên cứu, lập phương án tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất; tổ chức tuyển dụng và đào tạo cán bộ, công nhân; tổ chức thực hiện thoả ước lao động tập thể nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; kết hợp với các phòng ban chức năng giải quyết các vấn đề về lao động như: chế độ tiền lương, an toàn lao động Đồng thời có nhiệm vụ quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, quản lý và sử dụng các thiết bị văn phòng; nắm bắt tình hình sức khoẻ của cán bộ công nhân viên; mua bán BHYT
3.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Với chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính, phòng kế toán tài chính của Công ty cổ phần nhựa xốp76 góp phần không nhỏ vào hoàn thành kế hoạch SXKD hàng năm của công ty Có thể nói phòng kế toán tài chính là người trợ lý đắc lực cho ban lãnh đạo công ty trong việc ra các quyết định điều hành quá trình kinh doanh một cách đúng đắn và hiệu quả Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ chính là thu thập, ghi chép, phân tích và tổng hợp thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và phản ánh các hoạt động của công ty một cách chính xác, kịp thời Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của công ty mà bộ máy kế toán tài chính được tổ chức như sau:
Kế toán thuế, doanh thu tập hợp chi phí và tính giá thành, kiêm kế toán tổng hợp.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và công nợ với khách hàng
Kế toán tiền lương, bảo hiểm và kế toán TSCĐ
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2016)
Công ty cổ phần nhựa xốp76 tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán gồm các thành viên thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau:
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan tới đề tài Thu thập thông qua các loại báo cáo tại đơn vị qua các giai đoạn, thông qua quá trình quan sát, điều tra tại địa bàn và thông qua việc đặt câu hỏi cho nhứng người liên quan Đó là số liệu có sẵn, bao gồm:
+ Các báo cáo tài chính qua các năm
+ Báo cáo tình hình TSCĐ
+ Phương hướng hoạt động công ty từ 2014- 2016
Tất cả các nguồn số liệu trên đêu được cung cấp bởi phòng kế toán và phòng tổng hợp Ngoài ra còn một số thông tin khác từ các nhân viên trong các phòng ban trong công ty.
3.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: phương pháp là phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi: thực hiện thông qua phiếu câu hỏi trắc nghiệm Để tìm kiếm thông tin về quản trị vốn của công ty, em đã tiến hành phát 60 phiếu cho 60 cán bộ, nhân viên của công ty bao gồm: 2 cán bộ lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc); 8 cán bộ phòng tài chính kế toán; 4 cán bộ phòng Kế hoạch kinh doanh, vật tư; 4 cán bộ phòng Hành Chính, TCLĐ, Tiền lương; 42 cán bộ ở 6 phân xưởng (mỗi phân xưởng 7 cán bộ) Nội dung các câu hỏi xoay quanh các vấn đề về công tác sử dụng vốn và công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin
- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội dựa vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế thông qua số liệu thu thập được Phương pháp này dung để tính, đánh giá các kết quả thu thập được từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp
- Phương pháp phân tích so sánh : xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp
* Về tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh:
Mức và tỷ lệ chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dự tính và thực tế:
Mức chênh lệch = Nhu cầu VLĐ thực tế - Nhu cầu VLĐ dự tính Nhu cầu VLĐ BQ = Hàng tồn kho BQ + Nợ phải thu BQ – Nợ phải trả BQ
Kết cấu nguồn vốn kinh doanh: theo các cách phân loại như công dụng kinh tế, hình thái biểu hiện, tình hình quản lý và sử dụng.
* Về tình hình phân bổ vốn:
Kết cấu vốn kinh doanh: theo các cách phân loại.
Tỷ suất đầu tư vào các loại tài sản: tỷ lệ đầu tư vào các loại TSCĐ, TSLĐ, TS tài chính, bất động sản phù hợp với điều kiện doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường.
* Về tình hình quản trị vốn lưu động:
Kết cấu vốn lưu động: toàn bộ hay theo từng khoản mục, phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSLĐ trong tổng giá trị TSLĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSLĐ của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp (NWC): mức độ an toàn hay rủi ro tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ lớn của NWC NWC
> 0 chứng tỏ doanh nghiệp đang có mô hình tài trợ khá an toàn Quản trị vốn tồn kho dự trữ:
- Số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong 1 kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho =
Trị giá HTK bình quân trong kỳ
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho Quản trị vốn bằng tiền:
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hệ số khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh Tiền+ Các khoản tương đương tiền toán nhanh =
Nợ tới hạn+Nợ quá hạn
Quản trị nợ phải thu:
- Số vòng quay nợ phải thu: phản ánh trong 1 kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng.
Số vòng quay nợ phải thu =
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
- Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng.
Kỳ thu tiền bình quân (ngày)=
Số vòng quay nợ phải thu Quản trị vốn lưu động:
- Số vòng quay vốn lưu động: phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Doanh thu thuần trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu động =
Số vốn lưu động bình quân
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: phản ánh để thực hiện một vòng quay lưu động cần bao nhiêu ngày.
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Kỳ luân chuyển vốn lưu động=
Số vòng quay vốn lưu động
- Mức tiết kiệm vốn lưu động: phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.
Mức tiết kiệm Mức luân chuyển vốn
Số ngày rút ngắn kỳ
= bình quân 1 ngày kỳ x vốn lưu động
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: phản ánh 1 đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ.
Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
- Hàm lượng vốn lưu động: phản ánh để thực hiện 1 đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.
Vốn lưu động bình quân Hàm lượng vốn lưu động =
Doanh thu thuần trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: phản ánh 1 đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận trước (sau) thuế x 100% Vốn lưu động bình quân
* Về tình hình quản trị vốn cố định:
Tình hình biến động TSCĐ: căn cứ vào chênh lệch tuyệt đối và tương đối tại thời điểm cuối năm và đầu năm để đánh giá tình hình biến động TSCĐ cũng như sự báo xu hướng biến động trong năm tiếp theo.
- Kết cấu TSCĐ: theo công dụng kinh tế hay tình hình quản lý sử dụng Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.
- Tình hình khấu hao, hao mòn TSCĐ:
+ Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi tại thời điểm đánh giá Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng, vốn cố định cũng sắp thu hồi hết.
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ =
+ Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất: phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất.
Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 Nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất công nhân trực tiếp sản xuất =
Số lao động sản xuất trong kỳ + Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định, TSCĐ:
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này phản ánh một đồng
TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
+ Hiệu suất sử dụng VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Vốn cố định bình quân
+ Hàm lượng VCĐ: chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nó phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định.
Vốn cố định bình quân
Hàm lượng vốn cố định =
+ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế.
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = x
Vốn cố định bình quân
* Về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
- Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ: phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng.
Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay toàn bộ vốn =
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): hệ số này phản ánh khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận Nó cũng phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ doanh thu =
Doanh thu thuần trong kỳ
Kêt qua nghiên cưu va thao luân
Thực trạng cơ cấu vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 52 4.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 56 4.2.1 Hoạt động lập kế hoạch vốn kinh doanh của công ty
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định
Ngoài TSCĐ, trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có các tư liệu sản xuất khác như công cụ, dụng cụ nhỏ, thường dung, các đối tượng lao động như nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm…; các tài sản lưu động như tiền mặt, tiền trong thanh toán, sản phẩm hàng háo dự trữ chờ tiêu thụ, chứng khoán ngắn hạn Các tài sản này về hình thái hiện vật được gọi là TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp
Do vậy cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo đặc điểm luân chuyển bao gồm có tài sản cố định(tài sản dài hạn) và tài sản lưu động(tài sản ngắn hạn).
Tình hình tài sản, nguồn vốn, tài chính của Công ty cổ phần nhựa xốp
76 trong giai đoạn 2014 - 2016 cho thấy, qui mô tài sản và VKD của công ty từ năm 2014 đến năm 2016 liên tục tăng lên bằng việc tăng cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, năm 2014 tổng tài sản ngắn hạn là 18.326 triệu đồng, thì đến năm 2016 tăng lên 40.685 triệu đồng, tốc độ tăn bình quân là 49% Tổng tài sản dài hạn năm 2014 là 8.749 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 27.184 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 76,27% Tổng tài sản tăng là do công ty cơ cấu lại vốn từng bước mở rộng SXKD; tăng qui mô TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm MMTB, nhưng phương tiện vận tải, đổi mới qui trình công nghệ tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường.
Tương ứng với qui mô tăng của tài sản, nguồn vốn cũng tăng nhanh.
Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn giai đoạn 2014-2016
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh(%)
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2014, 2015, 2016)
Năm 2014 tổng nguồn vốn là 27.075 triệu đồng thì đến năm
2016 tăng lên 67.869 tỷ bình quân là 49,88%, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 67,92% Như vậy, qui mô có kết luận đúng đắn cần phải phân tích tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 - 2016.
Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty như sau:
Tài sản NH Tài sản DH 59,94%
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu tài sản của công ty năm 2016
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2016)
Qua biểu trên cho thấy Vốn lưu động (TSNH) và các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty chiếm khoảng 60%, vốn cố định (TSDH) và các khoản đầu tư dài hạn chiếm khoảng 40%.
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2016
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2016)
Qua biểu trên cho thấy cơ cấu vốn kinh doanh của công ty bao gồm nguồn vốn vay là 48,93% và vốn chủ sở hữu là 51,07%.
Mặc dù vốn chủ sở hữu công ty tăng đều qua các năm, nhưng thiếu vốn vẫn là một thực tế đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh của công ty vì vốn chủ sở hữu đều được sử dụng vào mua tài sản cố định, vốn lưu động phục vụ kinh doanh rất nhỏ.
Trong các khoản đi vay thì vay ngắn hạn từ người bán là lớn nhất. Khoản vay này năm nào cũng chiếm 40% tổng mức dư nợ của công ty Các khoản vay từ người bán, vay các đơn vị nội bộ cũng lớn, các khoản này phát sinh do việc mua vật tư và các nguyên vật liệu khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, Hai khoản phải trả này chiếm gần nửa vốn kinh doanh của công ty Nên có thể nói tổng nợ ngắn hạn của công ty lớn.
Trong thời kì nghiên cứu, vay dài hạn của công ty cũng tăng nhanh do trong giai đoạn này công ty tiến hành mua sắm nhiều thiết bị, nhà xưởng cũng được chỉnh trang lại nên vay dài hạn cũng tăng, và một phần trong khoản vay đó là vay để kinh doanh, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ.
Nhìn chung, cơ cấu vốn kinh doanh cho thấy công ty đã huy động được nhiều nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn của bản thân doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh đòi hỏi lượng vốn lớn.
Từ Bảng 4.1 tính toán được các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 - 2016 thể hiện trên Bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Lần
1 Hệ số tự tài trợ 0,45 0,44 0,51 95,96 117,23
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2014, 2015, 2016)
Qua Bảng số liệu 4.2 cho thấy.
+ Hệ số tự tài trợ của công ty năm năm 2014 là 0,45 lần và năm
2015 ở mức 0,44 lần, năm 2016 hệ số này ở mức 0,51 lần Trung bình hệ số này trong giai đoạn 2014 - 2016 là 0,49 lần hay 49%, như vậy vốn hình thành tài sản của công ty chỉ có 49% là vốn do công ty tự có, có thể huy động vào
KD, còn lại 51% còn là vốn vay từ bên ngoài.
Hệ số nợ của công ty giai đoạn 2014-2016 trung bình đạt 0,51 Hệ số này của công ty khá cao, cho thấy tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng vốn vay, 49% tài sản còn lại được đầu tư từ VCSH Tuy nhiên, đây cũng là đặc thù của DN Như vậy, so với trung bình ngành SX thì cơ cấu vốn của công ty khả quan hơn, công ty đã cân đối vốn để phục vụ cho mở rộng hoạt động KD
4.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XỐP 76
4.2.1 Hoạt động lập kế hoạch vốn kinh doanh của công ty
Việc thu hồi nhanh và giảm tốc độ chi tiêu vốn bằng tiền trong phạm vi những giới hạn về vị thế tín dụng của doanh nghiệp là những nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền rất quan trọng Nhưng chỉ riêng những nguyên tắc này thì không đủ hỗ trợ cho nhà quản trị tài chính trong việc thỏa mãn nhu cầu chi tiêu và đầu tư sinh lời của công ty Vì thế cần phải hoạch định ngân sách vốn bằng tiền ngân sách vốn bằng tiền là một kế hoạch xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền trong năm, tháng (hàng tuần hay hàng ngày ) Cơ sở quan trọng của kế hoạch là dựa trên những dự báo về doanh thu, chính sách tín dung thương mại của doanh nghiệp, các kế hoạch về chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ…
Bảng 4.3 Lập kế hoạch vốn bằng tiền tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 ĐVT: Triệu đồng
Dự toán Thực hiện Chênh lệch Dự toán Thực Chênh Dự Thực Chênh hiện lệch toán hiện lệch
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2014, 2015, 2016)
Hiểu được nội dung các khoản thực thu và thực chi của dòng tiền chỉ là bước đầu của công tác quản lý ngân quỹ và nó giúp cho doanh nghiệp dự toán được các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ, từ đó, giúp các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp dự toán được mức tồn quỹ Trước khi xác định mức tồn quỹ tối ưu, các nhà quản lý tài chính phải dự toán được nhu cầu tiền trong kỳ tới Từ đó, kết hợp với mức tồn quỹ tối ưu đã tính được họ sẽ lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cho kỳ kinh doanh tiếp theo
Khi lập kế hoạch vốn bằng tiền công ty đưa ra mức dao động dự kiến của các dòng tiền vào và ra là 10% Qua bảng 4.9 có thể thấy, mức dự kiến thấp hơn so với thực tế năm kế hoạch Công ty cần theo dõi sát sao các khoản vay và thời điểm trả gốc và lãi để có thể lên kế hoạch về vốn bằng tiền hiệu quả hơn từ đó đưa ra quyết định thu chi cho phù hợp, có cần vay thêm hay không? Và vay ở mức bao nhiêu. 4.2.2 Hoạt động huy động vốn kinh doanh của công ty
Định hướng và một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh
4.4.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty
Thực hiện Nghị quyết lãnh đạo của Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH 1 TV 76 nhiệm kỳ 2016 - 2021, Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên hàng năm Công ty CP nhựa xốp 76, nâng cao hiệu quả SXKD, giữ gìn và phát triển nhưng thành tựu đã đạt được Trong những năm tiếp theo, Công ty CP nhựa xốp 76 phát triển SXKD theo định hướng:
- Xây dựng và phát triển công ty trở thành DN mạnh, lấy chỉ tiêu hiệu quả kinh tế làm thước đo cho mọi hoạt động, lấy sự đảm bảo về chất lượng, uy tín thương hiệu sản phẩm và dịch vụ là sự sống còn cho sự phát triển bền vững
- Phát triển cơ sở vật chất, đầu tư đổi mới MMTB, dây truyền SX đồng bộ, hiện đại Tăng trưởng các chỉ tiêu SXKD đạt mức 7÷10%/năm
- Mở rộng và phát triển mạnh mẽ thị trường vào các khu công nghiệp, liên doanh, xuất khẩu tại chỗ, đồng thời đang dạng hóa các sản phẩm tăng …cường hoạt động marketing, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong nước mà tương lai sẽ hướng đến thị trường nước ngoài
- Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, không ngừng cải tiến mô hình quản lý phù hợp với hoạt động SXKD của công ty trong từng thời kỳ Quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có kế hoạch đào tạo cán bộ chủ chốt, tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân viên nhất là đội ngũ lao động trẻ Bên cạnh những chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước đối với người lao động, công ty cần có chế độ hỗ trợ thêm cho người lao động tùy theo điều kiện của công ty.
Trên đây là những mục tiêu cơ bản của công ty Cổ phần nhựa xốp 76 trong thời gian tới và những mục tiêu đề ra ở trên cũng là một cơ sở để đề ra các phương hướng quản tr ị vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Phương hướng quản trị vốn kinh doanh của công ty Cổ phần nhựa xốp 76 trong những năm tới đây, cụ thể là đến năm 2021 sẽ bao gồm những vấn đề sau: Đa dạng hoá các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xưất kinh doanh gồm có: phát hành cổ phiếu công ty trong năm nay hoặc đầu năm sau để các cá nhân và tổ chức bên ngoài có thé tham gia góp vốn kinh doanh tạo nguồn vốn kinh doanh cho công ty.
Tiến hành đầu tư mạnh vào các mặt hàng kinh doanh có hiệu quả cao, loại bỏ các mặt hàng hiệu quả kém và nhỏ lẻ Tăng cường hơn nữa vốn cho kinh doanh, tiến hành đầu tư nghiên cứu cải tiến kĩ thuật và công nghệ sản nâng cao chất lượng sản phẩm. Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch kinh doanh dài hạn công ty tập chung vay các nguồn vốn trung và dài hạn để ổn định kinh doanh tránh những biến động về vốn lớn, nếu tiếp tục vay vốn ngắn hạn sẽ gặp nhiều khó khá trong việc trả nợ ngân hàng.
Có chính sách đánh giá tài sản và tỉ lệ khấu hao tài sản phù hợp với điểu kiên cạnh tranh ngày nay để tiến hành mua mới và hiện địa hoá thiết bị sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm sản xuất ra của công ty
Cơ cấu lại các khoản nợ, có phương án đối với các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng Tiến hành giải quyết dứt điểm các khoản cho vay khó đòi
Giảm các chi phí bất hợp lí trong quá trình sản xuất kinh doanh, tính toán mức dự trữ sản phẩm phù hợp, giảm chi phí bảo quản, lưu kho bãi, chi phí công coi hàng hóa.
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính Thực hiện tốt việc lập kế hoạch tài chính là công cụ cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời khi có sự biến động của thị trường. Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình ra quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp
Trên đây là những vấn đề chủ yếu của phương hướng quản trị vốn của công ty Cổ phần nhựa xốp 76 trong thời gian tới Và phương hướng trên sẽ được cụ thể hoá thành các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh Để đạt được được mục tiêu phương hướng đề ra một số kiến nghị cũng được đề cập tới làm hành lang pháp lí và tạo môi trường thuận lợi cho việc giành được mục tiêu giải pháp.
Kế hoạch SXKD năm 2017, định hướng năm 2020
Căn cứ vào kết quả thực hiện SXKD năm 2016, máy móc thiết bị và năng suất khai thác hiện tại, xu hướng phát triển sản phẩm của công ty và những chuyển biến của thị trường, công ty dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch thực hiện đến năm 2017 và định hướng năm 2020 như sau:
Bảng 4.17 Chỉ tiêu kế hoạch thực hiện năm 2017, định hướng 2020 ĐVT: triệu đồng
Vốn chủ sở hữu (tr.đ) 38.120 50.450
Doanh thu bán hàng (tr.đ) 98.760 118.20
Lợi nhuận trước thuế (tr.đ) 5.676 8.980
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2016) Để xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và bền vững, công ty tiếp tục sắp xếp và đổi mới Công ty đã có những biện pháp cụ thể về tổ chức quản trị SXKD cho năm 2017 và những năm sắp tới.
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty
Quản trị vốn trong doanh nghiệp có tầm quan trong đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, việc sử dụng vốn kinh doanh là kết quả tổng hợp của các khâu, các bộ phân trong sản xuất kinh doanh, từ phương hướng sản xuất kinh doanh đến các biện pháp tổ chức thực hiện như quản lí, theo dõi, kiểm ưả các hoạt động của doanh nghiệp Mục đích của quản trị vốn trong doanh nghiệp là bảo đảm nhu cầu tối đa về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi các nguồn vốn của công ty lại có giới hạn Để bảo đảm được mục đích trên, yêu cầu cơ bản của sử dụng vốn là:
- Thứ nhất: bảo đảm vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng phương hướng, và đúng kế hoạch.
- Thứ hai: chấp hành đúng qui định, chế độ quản lí lưu thông tiền tệ của nhà nước.
- Thứ ba: hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.