1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang

128 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý An Toàn Lao Động Tại Công Ty Điện Lực Bắc Giang
Tác giả Nguyễn Thị Sang
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (17)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tıễn (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (18)
      • 2.1.1. Các khái niệm liên quan đến an toàn lao động (18)
      • 2.1.2. Quản lý an toàn lao động (20)
      • 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý an toàn lao động (35)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (37)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý an toàn lao động của doanh nghiệp trên thế giới . 23 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý an toàn lao động của một số doanh nghiệp trong nước (37)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty Điện lực Bắc Giang (44)
  • Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu (45)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (45)
      • 3.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Giang (45)
      • 3.1.2. Giới thiệu về Công ty Điện lực Bắc Giang (46)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (57)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (57)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu (58)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu (58)
      • 3.2.4. Phương pháp chuyên gia (58)
      • 3.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu (58)
  • Phần 4. Kết quả và thảo luận (60)
    • 4.1. Thực trạng tổ chức nguồn lực tại Công ty điện lực Bắc Giang (60)
      • 4.1.1. Tình hình tổ chức lao động tại Công ty (60)
      • 4.1.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty (63)
    • 4.2. Thực trạng quản lý an toàn lao động tại Công ty (65)
      • 4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý an toàn lao động (65)
      • 4.2.2. Xây dựng kế hoạch an toàn lao động (68)
      • 4.2.3. Tổ chức tập huấn an toàn lao động của Công ty (72)
      • 4.2.4. Thực trạng mất an toàn lao động tại Công ty (78)
      • 4.2.5. Thực trạng đầu tư mua sắm thiết bị an toàn, bảo hộ lao lao động tại Công ty (80)
      • 4.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát về an toàn lao động (85)
    • 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ATLĐ tại Công ty Điện Lực Bắc Giang (88)
      • 4.3.1. Các yếu tố về điều kiện bên trong Công ty (88)
      • 4.3.2. Các yếu tố tác động từ bên ngoài (97)
      • 4.3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện Lực Bắc Giang (103)
    • 4.4. Giải pháp tăng cường quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện Lực Bắc Giang (106)
      • 4.4.1. Định hướng trong quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện Lực Bắc (106)
      • 4.4.2. Giải pháp tăng cường quản lý an toàn lao động tại Công ty (107)
  • Phần 5. Kết luận và kıến nghị (0)
    • 5.1. Kết luận (117)
    • 5.2. Kiến nghị (118)
  • Phụ lục ..................................................................................................................................................107 (123)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tıễn

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm liên quan đến an toàn lao động

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của mình Nhưng họ không thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu mình đòi hỏi Vì thế, trong xã hội xuất hiện sự phân công LĐ xã hội để phục vụ cho các đối tượng khác chứ không phải chỉ phục vụ cho riêng mình (Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh,1994).

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là quá trình sức LĐ tác động lên đối tượng LĐ thông qua tư liệu sản xuất nhằm tạo nên những vật phẩm, những sản phẩm theo mong muốn Vì vậy, LĐ là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất trong sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người (Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh,1994)

Lao động là tạo ra của của vật chất bằng chính sức lực của con người chúng ta Lao động được chia làm hai loại: lao động trí thức và lao động chân tay Lao động trí thức là những người chuyên làm các công việc liên quan đến giấy tờ, đến tính toán dùng trí tuệ để lao động Còn lao động chân tay là những công việc sử dụng sức khỏe của chính chúng ta để làm như bốc vác, công nhân (Đinh Anh Thi, 2017)

An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động (Quốc hội, 2015)

Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc) (Quốc hội, 2015)

Tai nạn được coi là TNLĐ trong các trường hợp sau: Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người lao động; nơi người lao động đến nhận tiền lương, tiền công.

Tai nạn xảy ra do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc.

Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý

Tai nạn lao động được phân chia thành ba loại: chết người, nặng và nhẹ Việc xác định TNLĐ nặng hay nhẹ là căn cứ vào tình trạng vết thương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2005)

Quy trình an toàn điện trong tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam được ban hành kèm theo quyết định số 1157/QĐ-EVN ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Tổng Giám Đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, là hệ thống các quy định về nguyên tắc, biện pháp đảm bảo an toàn điện khi thực hiện công việc quản lý vận hành, thí nghiệm, sửa chữa, xây dựng đường dây dẫn điện, thiết bị điện và các công việc khác theo quy định của pháp luật ở thiết bị điện, hệ thống điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý

Người chỉ huy trực tiếp: là người có trách nhiệm phân công công việc, chỉ huy và giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc

Người cho phép: là người thực hiện việc cho phép đơn vị công tác vào làm việc ở tại hiện trường (nơi hoặc vị trí làm việc), khi hiện trường công tác đã đủ điều kiện đảm bảo an toàn về điện

Người giám sát an toàn điện: là người có kiến thức về an toàn điện, được huấn luyện, chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác. Đơn vị quản lý vận hành: là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị điện, đường dây dẫn điện

Nhân viên đơn vị công tác: là người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công

Làm việc có điện: là công việc làm ở thiết bị mang điện, có sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng

Làm việc có cắt điện hoàn toàn: là công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà đã được cắt điện từ mọi phía (kể cả đầu vào của đường dây trên không và đường cáp), các lối đi ra phần phân phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạnh đang có điện đã khoá cửa; trong trường hợp đặc biệt thì chỉ có nguồn điện hạ áp để tiến hành công việc

Làm việc có cắt điện một phần: là công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị điện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi ra phần phân phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạnh có điện vẫn mở cửa

Phương tiện bảo vệ cá nhân: là trang bị mà người của đơn vị công tác phải sử dụng để phòng ngừa tai nạn cho chính mình Đối với ngành điện ngoài quần áo bảo hộ, mũ, giày, còn có một số dụng cụ an toàn điện đặc thù như: ủng cách điện, găng tay cách điện, thảm cách điện, ghế cách điện, bút thử điện, kìm cách điện, tiếp địa di động

Xe chuyên dùng: là loại xe được trang bị phương tiện để sử dụng cho mục đích riêng biệt

Cắt điện: là cách ly phần đang mang điện khỏi nguồn điện

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý an toàn lao động của doanh nghiệp trên thế giới Kinh nghiệm quản lý ở Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về đảm bảo an toàn lao động Theo nghiên cứu của Nhật Bản, chỉ có 1,1% số vụ tai nạn xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng Tới 93,8% vụ tai nạn xảy ra do hành vi không an toàn và 87,7% xảy ra vì điều kiện không an toàn, 82,6% các vụ tai nạn xảy ra do cả hai nguyên nhân trên Như vậy, tai nạn có thể được giảm thiểu triệt để nếu kiểm soát tốt các yếu tố chủ quan như hành vi và điều kiện làm việc (Công ty TNHH an toàn lao động Phú Thành, 2014)

Trước đây, vào những năm 50,60 của thế kỷ trước ngành công nghiệp bùng nổ thì Nhật Bản là quốc gia có số người bị tai nạn lao động rất lớn Nhất là năm 1961 có tới 6.712 người chết vì tai nạn lao động Tình hình này chỉ thay đổi khi chính phú Nhật Bản phát động phong trào “Không tai nạn” vào năm 1973 và ý tưởng KY (viết tắt của Kzen và Yochi, nghĩa là “dự đoán các tình huống nguy hiểm”) ra đời năm 1974 Sau đó đã được phát triển và phổ biến bởi JISHA, Hiệp hội an toàn và vệ sinh lao động công nghiệp Nhật Bản Ý tưởng này đã góp phần quan trọng khiến tỉ lệ tai nạn lao động ở Nhật Bản giảm mạnh từ 6.712 năm 1961 xuống còn 1.514 năm 2005 Mô hình KY của Nhật Bản cho thấy nhiều đặc điểm rất đáng học hỏi để ứng dụng giải quyết thực trạng ở Việt Nam hiện tại Một trong những liên doanh với Nhật Bản đang thực thi mô hình này là nhà máy xi măng Nghi Sơn, Thanh Hóa (Nguyễn Nam, 2012).

Một biện pháp quản lý an toàn-bảo hộ lao động mà Nhật Bản đang áp dụng rất đáng để học hỏi nữa đó là biện pháp 5S

- 5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc Nó được viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng)

- Sàng lọc: Seiri hay Sàng lọc có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời những thứ không cần thiết, có thể bán đi hoặc tái sử dụng

- Sắp xếp: Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại

- Sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh,giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm việc S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời nâng cao tính chính xác xủa máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn)

- Săn sóc: Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên Bằng việc phát triển S4, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp

- Sẵn sàng: Nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S

5S được áp dụng lần đầu tiên ở Toyota và phát triển rất nhanh sau đó ở các công ty Nhật Bản Sau đó được phổ biến sang nhiều nước khác Ở Việt Nam, 5S lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1993, ở công ty Nhật Vyniko 5S được một số nơi phát triển lên thành 6S S thứ 6 là Safety (An toàn), nhưng bản thân nếu làm đúng 5S kể trên là đã gồm an toàn cho nhân viên rồi Tuy nhiên, ở một số công ty Nhật, 5S lại được rút gọn lại thành 3S (lấy 3S đầu tiên) do mọi người đều sẵn sàng làm 3S và luôn luôn ý thức, kỷ luật tốt (Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ VINAF, 2015)

Kinh nghiệm quản lý ở Hoa Kỳ

Theo Cơ quan An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ, các thương tích và bệnh tật ở nơi làm việc đã khiến các doanh nghiệp Mỹ phải chi tới 170 tỷ đô la mỗ năm Một trong những cách tốt nhất để doanh ngh ệp hạn chế gây ra ta nạn lao động và đảm bảo sức khoẻ và năng suất của nhân viên là dựa vào hệ thống quản lý an toàn OHSAS 18001 là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành OHSAS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Occupational Health and Safety Assessment Series. Ngày càng có nhiều tổ chức đang hoàn thành chứng nhận OHSAS 18001 do nhà tuyển dụng đang chịu áp lực ngày càng tăng để đảm bảo rằng một chính sách an toàn và sức khỏe nghiêm ngặt đã được áp dụng để bảo vệ nhân viên khỏi rủi ro nghề nghiệp và giảm nguy cơ tai nạn tại nơi làm việc Bằng cách lập kế hoạch trước một tổ chức cũng có thể xác định những rủi ro về sức khoẻ và an toàn và phải tuân thủ luật pháp về sức khoẻ và an toàn Mục đích của OHSAS 18001 là nhằm k ểm soát các rủ ro về mặt an toàn và sức khỏe nghề ngh ệp Có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức không phân b ệt quy mô, loạ hình sản suất và cung cấp sản phẩm dịch vụ

Quá trình đánh giá OHSAS 18001

Bước khởi đầu là thực hiện đánh giá nội bộ ở những phòng ban/ bộ phận có liên quan tới đánh giá OHSAS thông qua việc xác định và tiến hành đánh giá các mối nguy

Có thể có chuyên gia trong công ty để xây dựng hệ thống Hoặc bạn có thể thuê chuyên gia từ các nguồn bên ngoài có kinh ngihệm triển khai hệ thống và có thể khuyên bạn cần làm gì để có được chứng nhận 18001 ACS Registrars được UKAS công nhận do vậy trước khi bắt đầu hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin

Sẽ cần thêm sự hỗ trợ từ Ban lãnh đạo để triển khai các quá trình ở các bộ phận trong công ty

Cần phải xem xét những điều sau: Hoạch định và thiết lập khung; Thiết lập vai trò và trách nhiệm; Quá trình xác định các mối nguy và đánh giá các rủi ro; Báo cáo và theo dõi; Văn bản hóa; Các quy trình khẩn cấp; Đo lường và cải tiến liên tục các quá trình; Xem xét các hoạt động; Tìm hiểu các nghĩa vụ pháp lý; Các yêu cầu đào tạo nhân viên; Thiết lập checklist OHSAS.

Quy trình đánh giá thường xuyên theo OHSAS 18001

Các cuộc đánh giá được tiến hành thường xuyên nhằm kiểm tra xem liệu các quá trình có được tuân thủ và hệ thống tài liệu luôn được cập nhật hay không.

Trong quá trình đánh giá, bạn sẽ được đánh giá về: Kiểm soát tài liệu; Lưu trữ hồ sơ; Lãnh đạo và nhân viên có tuân theo hệ thống hay không; Việc thực hiện kiểm soát hoạt động; Cách thức hoạt động của hệ thống trong từng bộ phận trong tổ chức; Đào tạo nhân viên nếu cần để đáp ứng mọi yêu cầu.

Lợi ích khi áp dụng OHSAS 18001: Hạn chế số lượng người lao động bị tai nạn nhờ các hoạt động kiểm soát và phòng ngừa các mối nguy; Hạn chế khả năng gây ra những tai nạn nghiêm trọng; Đảm bảo có một đội ngũ công nhân có trình độ và nhiệt tình trong công việc thông qua việc đáp ứng những mong muốn của họ về môi trường làm việc tốt và an toàn; Hạn chế thất thoát nguyên vật liệu và gián đoạn trong sản xuất gây ra do tai nạn lao động; Hạn chế chi phí bảo hiểm cũng như giảm thiểu những chi phí phát sinh do khiếm khuyết nhân sự; Giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống tích hợp về quản lý chất lượng, môi trường, và sức khoẻ an toàn lao động; Đảm bảo việc tuân thủ đúng mức các qui định pháp luật; Tạo uy tín với cộng đồng qua việc đáp ứng tầm quan trọng ngày càng tăng của an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý an toàn lao động của một số doanh nghiệp trong nước

Nhà Máy xi măng Nghi Sơn, Thanh Hóa

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Giới thiệu về tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội

Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị trấn)

Là địa bàn có trên 250 cơ quan, doanh nghiệp lớn của tỉnh, thành phố Bắc Giang có nguồn tài nguyên nhân văn dồi dào có chất lượng, thu được từ thành quả của hoạt động giáo dục và đào tạo cũng như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thịnh hành gió đông nam, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành gió đông bắc Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C, độ ẩm dao động từ 73 - 75% vào mùa đông và từ 85 - 87% vào mùa hè Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên; gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp,

110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dụng và đất ở, còn lại là các loại đất khác Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ Đất nông nghiệp của tỉnh ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận Tỉnh Bắc Giang đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao Hơn 55 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.

Bắc Giang có 110 nghìn ha rừng, trong đó có gần 64 nghìn ha rừng tự nhiên và hơn 46 nghìn ha rừng trồng Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m³, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây Ngoài tác dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn

Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như: mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, có trữ lượng hơn 10 triệu tấn; quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế, gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng; 100 m³ sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.

Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt

Do thời tiết diễn biến thất thường của chu kỳ biến đổi khí hậu nên đã làm ảnh hưởng đến sự an toàn của lưới điện và khả năng cung cấp điện năng cho khách hàng Là địa bàn có nhiều huyện, xã miền núi nên việc đầu tư, xây dựng lưới điện còn gặp khó khăn về mặt bằng thi công tại một số địa phương Một số nơi có hệ thống rừng, cây cối rậm rạp nên việc cung cấp điện, đầu tư, nâng cấp cải tạo lưới điện, sửa chữa còn gặp khó khăn vì chưa chặt cây để giải tỏa mặt hành lang lưới điện

3.1.2 Giới thiệu về Công ty Điện lực Bắc Giang

3.1.2.1 Quá trình ra đời và phát triển của Công ty

Công ty Điện lực Bắc Giang là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ chính là quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Từ năm 1965-1972, nhà máy nhiệt điện Hà Bắc thực hiện nhiệm vụ phát điện, cung cấp điện năng với tổng công suất 476.6 triệu kWh điện, để trực tiếp phục vụ cho nhà máy phân đạm Hà Bắc, đồng thời hòa vào lưới điện quốc gia với mô hình nhà máy nhiệt điện kiêm thêm cả nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện.

Trước yêu cầu của nền kinh tế ngày càng phát triển, mô hình vừa sản xuất,quản lý và vận hành lưới điện không còn phù hợp với điều kiện thực tế, được phép của chính phủ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, ngày 29 tháng 10 năm 1973 Bộ trưởng Bộ Điện và Than Nguyễn Hữu Mai đã ký quyết định số

1598QĐ/TCCB3 thành lập sở quản lý điện khu vực 7 trực thuộc công ty điện lực

I, với nhiệm vụ chính là truyền tải, phân phối điện và tiến hành kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Hà Bắc Sở quản lý điện khu vực 7 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1974 với địa điểm ở khu vực B gần liên hiệp công đoàn Hà Bắc, cạnh trường công nhân kỹ thuật 2, nay thuộc số 22 Nguyễn Khắc Nhu- Phường Trần Nguyên Hãn- TP Bắc Giang- Bắc Giang.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Điệc Lực Bắc Giang đã qua nhiều lần đổi tên, cụ thể như sau:

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 1974 đến tháng 01 năm 1978 là Sở quản lý phân phối điện khu vực 7

- Tháng 02 năm 1978 Sở quản lý phân phối điện khu vực 7 được đổi tên thành Sở quản lý phân phối điện Hà Bắc

- Tháng 05 năm 1981 Sở quản lý phân phối điện Hà Bắc được đổi tên thành Sở Điện lực Hà Bắc

- Tháng 04 năm 1996, theo quyết định của bộ Công nghiệp, các sở Điện lực được chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về điện cho các sở Công nghiệp, do đó cùng với các sở Điện lực khác trong cả nước, sở Điện lực Hà Bắc được đổi tên thành Điện lưc Hà Bắc

- Tháng 04 năm 1997 cùng với việc chia tách đơn vị hành chính tỉnh Hà Bắc được chia thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thì điện lực Hà Bắc cùng được tách thành hai Điện lực là Điện lực Bắc Giang và Điện lực Bắc Ninh để phù hợp với địa giới hành chính mới và được đổi tên thành Điện lực Bắc Giang theo quyết định số 249 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14 tháng 03 năm 1997 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam

Trải qua một quá trình hình thành ổn đinh và phát triển, cho đến nay hệ thống đã phát triển không ngừng, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của tỉnh Lưới điện tỉnh đã có 16 trạm biến áp 110KV, 2.485 trạm biến áp trung gian và phân phối; 257,74Km đường dây 110kV, 1.458,579km đường dây 35kV; 10.364,424km đường dây 0.4, 6, 10, 22kV; 3.698km cáp ngầm 35kV; 11.005km đường dây cáp ngầm 6,22kV; 84.152km đường 0,4kV Toàn tỉnh đã có 230/230 xã phường thị trấn có điện lưới quốc gia

Công ty điện lực Bắc Giang có trụ giao dịch tại Số 22 Nguyễn Khắc Nhu-Phường Trần Nguyên Hãn- TP Bắc Giang- Bắc Giang

Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh theo giấy phép hoạt động Điện lực

- Quản lý vận hành lưới điện, kinh doanh điện năng; Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện

- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35kV; Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến 110kV; Gia công, chế tạo phụ kiện cho lưới điện;

- Kinh doanh và cho thuê phương tiện vận tải, thiết bị nâng, nhà xưởng, kho bãi;

Hình 3.1 Trụ sở nhà điều hành Công ty Điện Lực Bắc Giang

3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Bắc Giang

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tiến hành thu thập bao gồm các tài liệu liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu như: các thông tin chung về công ty điện lực Bắc Giang, đó là thông tin về quá trình hình thành và phát triển, kết quả sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức, bộ máy nhân sự,

Các thông tin về thực trạng quản lý an toàn lao động của Công ty và của ngành và các tài liệu liên quan được thu thập từ các nguồn: internet, sách báo, tạp chí

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp là việc thu thập các thông tin về ATLĐ, TNLĐ, quản lý ATLĐ của người lao động tại Công ty Điện lực Bắc Giang thông qua việc điều tra, trao đổi với nhà quản lý và người lao động

Trên cơ sở xây dựng mẫu phiếu điều tra, đưa ra các câu hỏi phỏng vấn sâu đối với nhà quản lý và người lao động Để thu thập số liệu sơ cấp, chúng tôi đã điều tra 110 cá nhân là cấp quản lý Công ty, các phòng ban và người lao động thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp Cụ thể, điều tra lãnh đạo Điện lực các ch nhánh 10 người, phòng ban chức năng 12 người, Lao động trực tiếp sản xuất và g án t ếp 88 người.

Bảng 3.2 Số lượng đối tượng điều tra

Diễn giải Số lượng người

- Ban Giám đốc tại công ty và chi nhánh 10

- Phòng an toàn lao động 4

- Phòng tổ chức lao động 2

- Phòng tài chính kế toán 1

- Phòng công nghệ thông tin 2

- Sô lao động trực tiếp 60

- Sô lao động trực tiếp 28

Tổng 110 Đối tượng điều tra là lãnh đạo bao gồm những người ở lứa tuổi khác nhau, kinh nghiệm công tác khác nhau, trình độ học vấn khác nhau Đối tượng người lao động theo kinh nghiệm làm việc và trình độ nghề nghiệp, tay nghề cụ thể.

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ được tiến hành chọn lọc, chuẩn hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp trong việc phân tích đề tài Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu Các công cụ tính toán công thức, vẽ đồ thị được sử lý chủ yếu bằng công cụ Exel và các công cụ hỗ trợ khác 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Thống kê mô tả: Phương pháp này được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu trong quá trình nghiên cứu Các chỉ tiêu quan trọng như thông tin về tai nạn lao động (số người bị TNLĐ và số lượt người bị TNLĐ trong 1 năm), thông tin về thời điểm xảy ra TNLĐ trong ngày, thông tin về việc trang bị phương tiện bảo hộ lao động của người lao động Qua đú thấy ủược một cách tổng quát những thiệt hại do TNLĐ gây ra đưa ra những nhận xét khách quan, chính xác về thực trạng tai nạn lao động của công ty Từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm hướng tới việc giảm thiểu TNLĐ tại công ty.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong việc phân tích các số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp như tình hình tai nạn lao động trong năm, số lượt người bị tai nạn lao động,…để xem xét sự khác biệt và nguyên nhân chênh lệch của kết quả điều tra nhằm có những đánh giá, những nhận xét phù hợp 3.2.4 Phương pháp chuyên gia

Vận dụng những phương pháp tư duy kinh tế mới và các phương pháp tiếp cận cơ bản của chuyên ngành, phỏng vấn sâu lãnh đạo đơn vị, các trưởng phòng Thông qua phương pháp này sẽ thu thập các ý kiến đánh giá nhận xét của các chuyên gia, những người am hiểu vấn đề nghiên cứu Từ đó tổng hợp và phân tích,và đánh giá khách quan các yếu tố trong nội dung nghiên cứu.

3.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu đo lường mức độ an toàn

Một công thức để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số “tần suất tai nạn lao động K”

Số người bị tai nạn lao động x 1000

Tổng số người lao động

K: có thể được tính cho lao động chết người, tai nạn nặng, tai nạn nhẹ và không phụ thuộc vào phạm vi tính

Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thể đánh giá được tình hình TNLĐ ở doanh nghiệp mình Mục tiêu phấn đấu của các doan nghiệp là đề ra chiến dịch K

=0, tức là phấn đấu không để xảy ra tai nạn lao động

Chỉ tiêu đánh giá tình hình ATLĐ

Tỷ lệ lao động làm việc trực tiếp với nguồn điện

Số lao động vi phạm ATLĐ tại công ty nghiên cứu

Số TNLĐ tại công ty điều tra trong năm nghiên cứu

Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả công tác quản lý

ATLĐ Tỷ lệ vi phạm ATLĐ năm trước so với năm sau

Tỷ lệ tai nạn LĐ năm trước so với năm sau.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Trụ sở nhà điều hành Công ty Điện Lực Bắc Giang - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Hình 3.1. Trụ sở nhà điều hành Công ty Điện Lực Bắc Giang (Trang 48)
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Công ty Điện lực Bắc Giang - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Công ty Điện lực Bắc Giang (Trang 50)
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ lưới điện 110kV Bắc Giang năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ lưới điện 110kV Bắc Giang năm 2016 (Trang 54)
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công  ty giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016 (Trang 56)
Bảng 3.2. Số lượng đối tượng điều tra - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 3.2. Số lượng đối tượng điều tra (Trang 57)
Bảng 4.2. Phân công lao động theo vị trí công việc năm 2016 Vị trí công viêkc Số lượng LĐ (Người) Tỷ lệ (%) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.2. Phân công lao động theo vị trí công việc năm 2016 Vị trí công viêkc Số lượng LĐ (Người) Tỷ lệ (%) (Trang 62)
Bảng 4.3. Hệ thống nhà xưởng, trạm và kho bãi năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.3. Hệ thống nhà xưởng, trạm và kho bãi năm 2016 (Trang 64)
Bảng 4.4. Nguồn nhân lực tham gia công tác quản lý ATLĐ năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.4. Nguồn nhân lực tham gia công tác quản lý ATLĐ năm 2016 (Trang 65)
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý ATLĐ tại Công ty Điện lực Bắc Giang - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý ATLĐ tại Công ty Điện lực Bắc Giang (Trang 66)
Bảng 4.6. Nội dung kế hoạch ATLĐ và tình hình thực hiện kế hoạch ATLĐ năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.6. Nội dung kế hoạch ATLĐ và tình hình thực hiện kế hoạch ATLĐ năm 2016 (Trang 70)
Bảng 4.7. Công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện quy trình  an toàn lao động năm 2015-2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.7. Công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện quy trình an toàn lao động năm 2015-2016 (Trang 74)
Bảng 4.8. Tình hình kiểm tra ATĐ, ATVSLĐ - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.8. Tình hình kiểm tra ATĐ, ATVSLĐ (Trang 75)
Bảng 4.11. Tình hình TNLĐ của công ty giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.11. Tình hình TNLĐ của công ty giai đoạn 2014-2016 (Trang 79)
Bảng 4.12. Mẫu tổng hợp đăng ký cấp phương tiện bảo vệ cá nhân - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.12. Mẫu tổng hợp đăng ký cấp phương tiện bảo vệ cá nhân (Trang 80)
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp kinh phí thực hiện kế hoạch ATLĐ giai đoạn 2015-2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp kinh phí thực hiện kế hoạch ATLĐ giai đoạn 2015-2016 (Trang 82)
Hình 4.1. Một số dụng cụ bảo hộ lao động ngành điện - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Hình 4.1. Một số dụng cụ bảo hộ lao động ngành điện (Trang 84)
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ thực hiện kiểm tra quy trình kỹ thuật an toàn - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ thực hiện kiểm tra quy trình kỹ thuật an toàn (Trang 86)
Bảng 4.14. Tình hình kiểm tra và kết quả vi phạm ATLĐ năm 2015-2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.14. Tình hình kiểm tra và kết quả vi phạm ATLĐ năm 2015-2016 (Trang 87)
Bảng 4.18. Mức độ hợp tác lao động trong lúc làm nhiệm vụ trong số vụ vi phạm năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Bảng 4.18. Mức độ hợp tác lao động trong lúc làm nhiệm vụ trong số vụ vi phạm năm 2016 (Trang 96)
Hình 4.2. Ví dụ tai nạn gãy cột điện mùa mưa bão - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Hình 4.2. Ví dụ tai nạn gãy cột điện mùa mưa bão (Trang 97)
Hình 4.3. Khắc phục sự cố ngã đổ đường dây 22kV - huyện Lục Nam Vì phải làm việc ngoài trời dù thời tiết nắng mưa nên sức khỏe của người lao động cũng bị ảnh hưởng không ít, trong ngành điện các bệnh hay gặp phải nhất đó là viêm xoang, thần kinh, bệnh về  - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Hình 4.3. Khắc phục sự cố ngã đổ đường dây 22kV - huyện Lục Nam Vì phải làm việc ngoài trời dù thời tiết nắng mưa nên sức khỏe của người lao động cũng bị ảnh hưởng không ít, trong ngành điện các bệnh hay gặp phải nhất đó là viêm xoang, thần kinh, bệnh về (Trang 98)
Hình 4.5. Hình ảnh vi phạm hành lang lưới điện cao thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Hình 4.5. Hình ảnh vi phạm hành lang lưới điện cao thế (Trang 99)
Hình 4.4. Hình ảnh lưới điện ở khu vực vùng núi. - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Hình 4.4. Hình ảnh lưới điện ở khu vực vùng núi (Trang 99)
Hình 4.6. Một buổ tuyên truyền ATLĐ tạ Đ ện lực TP Bắc G ang - (Luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang
Hình 4.6. Một buổ tuyên truyền ATLĐ tạ Đ ện lực TP Bắc G ang (Trang 110)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w