1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần gạch bích sơn, bắc giang

120 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 370,05 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu (15)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị chi phí sản xuất (17)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về quản trị chi phí sản xuất (17)
      • 2.1.1. Các vấn đề chung về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp (17)
      • 2.1.2. Quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp (25)
      • 2.1.3 Nội dung của quản trị chi phí sản xuất (28)
      • 2.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chi phí sản xuất (34)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (36)
      • 2.2.1 Kinh nghiệm quản trị chi phí sản xuất tại một số công ty (36)
      • 2.2.2 Bài học kinh nghiệm quản trị chi phí trong nước cho công ty Gạch Bích Sơn 25 Phần 3. Địa bàn và phương pháp nghiên cứu (39)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (40)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn (40)
      • 3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị (40)
      • 3.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất (43)
      • 3.1.4. Tình hình lao động của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn (45)
      • 3.1.5. Tình hình tài chính của công ty (48)
      • 3.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (51)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (53)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (53)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu (53)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu (53)
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (0)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu (55)
    • 4.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn (55)
    • 4.2. Thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn, tỉnh Bắc Giang (57)
      • 4.2.1. Lập kế hoạch chi phí sản xuất (57)
      • 4.2.2. Tổ chức thực hiện chi phí (74)
      • 4.2.3. Kiểm soát chi phí (91)
      • 4.2.4. Ra quyết định quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn. tỉnh Bắc Giang (98)
    • 4.3. Đánh giá quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn. tỉnh Bắc Giang 73 1. Đánh giá quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn. tỉnh Bắc Giang 74 2. Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn. tỉnh Bắc Giang (99)
    • 4.4. Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn (109)
      • 4.4.1. Tăng cường công tác lập kế hoạch chi phí (109)
      • 4.4.2. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chi phí (110)
      • 4.4.3. Tăng cường kiểm soát chi phí (111)
      • 4.4.4. Ra quyết định chi phí phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị (111)
      • 4.4.5. Nhóm giải pháp khác (112)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (114)
    • 5.1. Kết luận (114)
    • 5.2. Kiến nghị (116)
  • Tài liệu tham khảo (118)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị chi phí sản xuất

Cơ sở lý luận về quản trị chi phí sản xuất

2.1.1 Các vấn đề chung về chi phí sản xuất trongdoanh nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất Đối với bất kỳ nhà quản lý nào dù là đơn vị kinh doanh hay các tổ chức hoạt động có liên quan đến kinh tế, tài chính thì mối quan tâm hàng đầu của họ là phải kiểm soát được chi phí phát sinh Bởi lẽ chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Tùy thuộc vào chức năng hoạt động của đơn vị chi phí phát sinh thể hiện rất đa dạng và phong phú, mỗi loại lại có ý nghĩa và tác dụng đối với từng hoạt động là khác nhau Chính vì vậy để kiểm soát được chi phí trước hết cần phải nhận dạng chi phí theo những nội dung và góc độ khác nhau.

Chi phí là một khái niệm, một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Hiểu một cách chung nhất chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Chi phí cũng được hiểu là những hao tổn về các nguồn lực kinh tế và tài sản cho việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho mục đích sinh lời của doanh nghiệp (Nguyễn Ngọc Huyền, 2010).

Có nhiều quan niệm về chi phí sản xuất theo các cách tiếp cận khác nhau:

+Theo quan niệm của các nhà kinh tế chính trị học: chi phí sản xuất là sự tiêu hao về lao động sống và lao động vật hoá của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (Nguyễn Ngọc Quang, 2010).

+Theo quan niệm trong kế toán tài chính: chi phí được coi là các khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ (Đỗ Quang Giám, 2012).

+ Theo quan niệm của kế toán quản trị: chi phí được coi là những khoản phí tổn thực tế gắn liền với các phương án, sản phẩm, dịch vụ (Nguyễn Ngọc Quang, 2010).

+Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản, hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho các cổ đông hoặc chủ sở hữu về vốn (Huỳnh Lợi, 2002).

Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)

* Đặc điểm của chi phí sản xuất

+ Chi phí sản xuất trong một kỳ có thể phát sinh dưới nhiều hình thức: tiền và các khoản tương đương tiền, giá trị hàng tồn kho bị hao phí trong kinh doanh, khấu hao của nhà xưởng, máy móc thiết bị, các khoản nợ phải trả, các khoản thuế phải nộp được tính vào chi phí.

+ Chỉ được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ khi các khoản chi đó gắn liền với hoạt động sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ.

+ Chi phí có thể được chi ra trước, trong và sau quá trình sản xuất sản phẩm, được đo lường và tính toán bằng tiền và được phản ảnh trên hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

+ Chi phí sản xuất trong một chu kỳ có thể tính được cho từng loại, toàn doanh nghiệp hoặc từng đơn đặt hàng, từng lô hàng và từng loại sản phẩm.

+ Trong một chu kỳ kinh doanh, các loại chi phí luôn vận động và chuyển hóa lẫn nhau, tác động lên nhau và ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, các khoản chi phí phát sinh trong kỳ sẽ được thu hồi khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

+ Quy mô, cơ cấu các khoản chi phí kinh doanh trong từng doanh nghiệp là không giống nhau, nó phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và quy mô sản xuất kinh doanh và trình độ công tác quản lý của từng doanh nghiệp (Nguyễn Đình Kiện, 2001).

2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo cách lựa chọn tiêu thức phân loại nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế

5 của quản lý và hạch toán Đối với nhà quản trị, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, do đó vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được chi phí.Việc nhận diện và thấu hiểu cách phân loại chi phí là mấu chốt để có thể quản trị chi phí, từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị (Bùi Bằng Đoàn, 2010).

Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí sản xuất

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản trị chi phí sản xuất tại một số công ty

2.2.1.1 Quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Tân Xuyên

Quản trị chi phí là là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh của bất cứ một công ty nào nhằm không những cắt giảm chi phí tăng lợi nhuận mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường Vì thế một trong các hướng đi mà nhiều doanh nghiệp hiện nay tập trung phát triển đó là nâng cao tác dụng của quản trị chi phí nhằm tiết kiệm chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng có chất lượng và giá cả phù hợp hơn với khách hàng Là một doanh nghiệp sản xuất gạch, Công ty Cổ phần Tân Xuyên luôn coi trọng công tác quản trị chi phí Đặc biệt là quản trị chi phí sản xuất.

Công ty Cổ phần Tân Xuyên là một doanh nghiệp sản xuất gạch, Sản phẩm được sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu Đất sét được khai thác, tập kết trong kho chứa, tại đây đất được ngâm ủ, phong hoá khoảng 6 tháng, nếu có điều kiện thì thời gian ủ càng lâu càng tốt Trong quá trình ngâm ủ các hạt sét có điều kiện ngậm nước, làm tăng tính dẻo, đồng nhất độ ẩm Các tạp chất hữu cơ có thời gian để phân huỷ làm tăng chất lượng của đất, chủ động về nguyên liệu sản xuất trong những ngày mưa ẩm.

Nguyên liệu tại kho ngoài trời sau khi đã phong hoá được ủi vào kho có mái che,đất được xe ủi cấp vào cấp liệu thùng, sau đó qua băng tải đưa lên máy nghiền búa, đất được nghiền nhỏ đưa vào máy sàng qua hệ băng tải cao su, đất sàng xong có cỡ hạt nhỏ hơn 3mm trong kho ủ được ủ 06 tháng cùng với than sau đó đưa vào cấp liệu thùng bằng máy ủi, đất được cấp liệu xuống băng tải cao su lõm và vào máy cán thô, lúc này đất được nghiền nhỏ, đó phối liệu từ băng tải được đưa vào máy nhào hai trục và được nhào trộn đồng đều, điều chỉnh độ ẩm phù hợp Tại máy nhào trộn nguyên liệu được nhào trộn, sau đó nguyên liệu được đưa vào máy nhào đùn liên tục hút chân không Sau khi qua hệ thống nhào trộn của máy, phối liệu được đưa vào buồng chân không, nhờ hệ thống bơm chân không, không khí được hút ra khỏi phối liệu, làm tăng độ Đặc chắc của gạch mộc, tạo ra cường độ ban đầu nhất định, giúp cho quá trình vận chuyển không bị biến dạng.

Gạch mộc sau tạo hình được máy xếp tự động xếp lên xe goòng đưa vào lò.

Chi phí sản xuất hiện nay ở Công ty bao gồm các khoản mục chi phí phát sinh được tập hợp để xác định giá thành là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phế liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.

Có thể thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất của Công ty Mọi biến động thay đổi tăng giảm về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm Bởi vậy đây là nhân tố được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu cũng như theo dõi, kiểm soát rất chặc chẽ nhằm tránh tình trạng thất thoát hay dư thừa trong sản xuất.

* Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất, ngoài ra còn có các khoản trả thêm giờ, tiền lương hợp đồng mùa vụ cho lao động thuê ngoài, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất.

* Chi phí sản xuất chung: đây là khoản mục chi phí sử dụng chung cho các khâu sản xuất tại Công ty Các chi phí được đưa vào khoản mục này gồm có:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm chi phí lương và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, của các tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng. Ngoài ra chi phí tiền ăn ca cho công nhân viên cũng được đưa vào mục chi phí nhân viên phân xưởng.

- Chi phí vật liệu: gồm chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất vang; chi phí nguyên vật liệu cho việc kiểm nghiệm sản phẩm; chi phí nguyên vật liệu cho một số mục đích khác như bảo vệ môi trường…

- Chi phí công cụ, dụng cụ: gồm chi phí công cụ dụng cụ, vật tư sửa chữa xuất dùng cho sản xuất gạch; công cụ dụng cụ cho kiểm nghiệm mẫu sản phẩm; công cụ dụng cụ cho mục đích khác.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: toàn bộ số trích khấu hao của các TSCĐ dùng cho sản xuất của Công ty trong kỳ.

2.2.1.2 Quản trị chi phí sản xuất Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ cho quá trình quản lý sản xuất ở các phân xưởng Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, các khoản trích theo lương, chi phí vật liệu, công cụ dung cụ, CP khấu hao TSCĐ, CP dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Ở Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên, chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng Cuối tháng, kế toán dựa vào số liệu tập của các phân xưởng để tập hợp chi phí sản xuất chung cho cả 2 phân xưởng Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp được từng phân xưởng kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm sản xuất theo công thức sau:

Chi phí công cụ, dụng cụ được tập hợp vào CPSXC tại Công ty là những

CP xuất dùng cho SX ở phân xưởng có giá trị nhỏ như : cuốc, xẻng, vờn, xe cải tiến, bàn nạo,… kế toán hạch toán chi phí công cụ, dung cụ phục vụ cho phân xưởng sản xuất gạch.

Cuối tháng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng. Sau đó tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho tưng sản phẩm. Đối với phân xưởng gạch, các sản phẩm sản xuất ra được quy chuẩn về sản phẩm gạch 2 lỗ, cụ thể:

Loại sản phẩm Hệ số

(Nguồn: Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên)

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung với đội ngũ nhân viên kế toán gọn nhẹ, có trình độ, có kinh nghiệm, sáng tạo trong việc vận dụng chế độ kế toán vào tình hình của Công ty Ứng với mỗi nhân viên kế toán đều có nhiệm vụ rõ ràng, sự phân công công việc không bị chồng chéo và luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng, các phòng ban khác trong Công ty đã giúp cho việc ghi chép, phản ánh số liệu của nhân viên kế toán được thực hiện khá trôi chảy, chính xác và thông tin kế toán được cung cấp kịp thời đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu trong công tác quản lý và điều hành của Ban Lãnh đạo Công ty. Được sự quan tâm của Ban Lãnh đạo Công ty, hàng năm các nhân viên kế toán được cử đi đào tạo thêm để nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm tối đa hoá sự đóng góp của họ đối với tổ chức, mặt khác giúp họ chủ động tiếp cận với những thay đổi trong chế độ kế toán áp dụng để có sự điều chỉnh chính xác trong nghiệp vụ hàng ngày của mình Bên cạnh đó, công tác kế toán được trực tiếp kiểm tra bởi một kế toán trưởng giàu kinh nghiệm, thao tác kỹ thuật kế toán cao nên công tác kế toán luôn được tiến hành trôi chảy, đúng chính sách, chế độ ban hành, thông tin kế toán có độ tin cậy cao, việc tổ chức kế toán tiết kiệm và có hiệu quả.

2.2.2 Bài học kinh nghiệm quản trị chi phí trong nước cho công ty gạch Bích Sơn

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn.

Công ty CP gạch Bích Sơn nằm trên địa bàn khu III – Thị trấn Bích Động – Việt yên – tỉnh Bắc giang.

Công ty CP gạch Bích Sơn được thành lập theo quyết định 93/TTG ngày 27/3/1973 của thủ tướng chính phủ Đây là một doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trực thuộc công ty cổ phần Tân Xuyên Ban đầu khi mới thành lập, công ty có tiền thân là một Doanh nghiệp Nhà nước với số vốn ban đầu là 6 tỷ đồng, trong đó có 3,5 tỷ đồng là vốn cố định, còn 2,5 tỷ đồng là vốn lưu động.

Với một số vốn ban đầu như vậy, công ty đã tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị sản xuất Trong những năm đầu cơ sở vật chất, dây truyền công nghệ vẫn còn lạc hậu, công suất chỉ đạt 20 triệu viên/năm (năm 1978). Đến năm 2003, qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, trước sự vận động của nền kinh tế đất nước và xu hướng cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước, công ty CP gạch Bích Sơn đã được cổ phần hoá theo quyết định số 110/2003 ngày 10/05/2003 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc giang Sau khi được cổ phần hoá, với sự giúp đỡ của công ty CP Tân xuyên, công ty đã tiến hành đổi mới dây truyền công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, ngoài ra còn một số thiết bị khác. Bên cạnh đó công ty không ngừng đầu tư cho công nhân đi học nâng cao trình độ kỹ thuật Chính vì vậy, công suất sản xuất của công ty đã tăng lên từ 20 triệu viên/ năm (năm 1978) lên 45 triệu viên/năm (năm 2006), các loại sản phẩm cũng đa dạng nhiều hơn như khi mới thành lập công ty chỉ sản xuất 1 loại gạch Đặc, đến nay có các sản phẩm như: gạch rỗng, gạch nem lát, lá dừa kép, gạch 6 lỗ rỗng, gạch chống trơn, gạch Đặc, ngói lợp 22v/2, ngói hài 150x150, ngói bò, ngói mũi…

3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Công ty cổ phần gạch Bích Sơn là một trong những doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, quản lý theo một cấp Bộ máy của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn được tổ chức theo sơ đồ sau: Đại hội đồng cổ đông

Phòng tổ chức hành chÝnh

Phòng kü thuËt sản xuÊt

Ph©n x−ởng sản xuÊt II

Ph©n x−ởng sản xuất phô Đội sửa ch÷a kü thuËt

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn được chia theo từng bộ phận, phòng ban khác nhau, các phòng ban được xác định riêng biệt nhưng vẫn giữ được mối quan hệ thống nhất, đảm bảo sự phối hợp trong hoạt động điều hành chỉ đạo công tác sản xuất kinh doanh.

- Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan quyền lực cao nhất của doanh nghiệp, có quyền quyết định về các lĩnh vực quan trọng của doanh nghiệp như thông qua điều lệ của doanh nghiệp, bầu và bãi nhiệm các thành viên của hội đồng quản trị và ban kiểm soát, phương hướng chiến lược kinh doanh, tỷ lệ phân chia cổ tức.

- Hội đồng quản trị: gồm 5 người

Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, do hội đồng cổ đông của công ty bầu ra, số thành viên hội đồng quản trị do đại hội đồng công ty quyết định.

Trong hội đồng quản trị đứng đầu là chủ tịch hội đồng do hội đồng quản trị bầu ra, để đại diện cho công ty trước pháp luật Số còn lại là các thành viên trong hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị có quyền nhân danh công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát: gồm 5 người

Là cơ quan giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, điều lệ doanh nghiệp và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông đối với tất cả các vần đề trong doanh nghiệp.

Là người điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước hội dồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về kết quả kinh doanh của mình, có quyền thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch và ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước và tổ chức khác.

Là người giúp việc cho giám đốc, điều hành quá trình sản xuất của các tổ sản xuất, các phân xưởng.

- Phòng tổ chức hành chính: 4 người

Có nhiệm vụ phân bố lao động trong phạm vi công ty, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống tinh thần, trực tiếp điều hành tổ bảo vệ, nhà ăn Tham gia tuyên truyền, giáo dục nội quy, quy chế của công ty cũng như các chính sách pháp luật của nhà nước.

- Phòng kinh doanh: 4 người. Điều hành hoạt động kinh doanh của công ty: bốc xếp hàng, vận chuyển hàng, bán hàng, tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm, thu thập cung cấp thông tin về giá cả thị trường, vật tư xây dựng… tìm kiếm xây dựng mối quan hệ với bạn hàng để tiêu thụ sản phẩm.

Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các hoạt động sổ sách, chứng từ kế toán, chịu sự điều hành trực tiếp của kế toán trưởng và giám đốc công ty Thực hiện công tác quản lý tài chính, thông tin kinh tế, ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp thông tin về chi phí sản xuất, giá thành kịp thời chính xác từ đó lập nên báo cáo tài chính.

- Các phân xưởng sản xuất

Phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng sản xuất phụ chịu trách nhiệm điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị Kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm theo kế hoạch được thông qua.

- Đội sửa chữa kỹ thuật

Là phân xưởng chịu trách nhiệm điều hành về kỹ thuật, toàn bộ hệ thống máy móc của công ty.

3.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất

Sơ đồ 3.2 Quy trình công nghệ sản xuất

(Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất)

* Mô tả sơ bộ quá trình công nghệ a Khai thác và dự trữ nguyên liệu Đất sét được khai thác, tập kết trong kho chứa, tại đây đất được ngâm ủ, phong hoá khoảng 6 tháng, nếu có điều kiện thì thời gian ủ càng lâu càng tốt. Trong quá trình ngâm ủ các hạt sét có điều kiện ngậm nước, làm tăng tính dẻo, đồng nhất độ ẩm Các tạp chất hữu cơ có thời gian để phân huỷ làm tăng chất lượng của đất, chủ động về nguyên liệu sản xuất trong những ngày mưa ẩm. b Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ sách báo, tạp chí, internet các báo cáo tổng hợp được thu thập từ tài liệu tại các phòng như phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng sản xuất, phòng kỹ thuật.

+ Thu thập thông tin từ phỏng vấn các nhân viên nghiệp vụ, cán bộ quản lý phòng sản xuất, kế toán trưởng, các trưởng phòng, phó giám đốc phụ trách sản xuất.

+ Số liệu theo dõi quá trình ghi chép, phản ánh các thông tin từ các bộ phận, các phân xưởng trực thuộc công ty.

+ Số liệu theo dõi tại các phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính của công ty.

+ Thu thập thông tin từ phỏng vấn từ các nhân viên nghiệp vụ, cán bộ quản lý phòng sản xuất, kế toán trưởng, các trưởng phòng, phó giám đốc phụ trách sản xuất theo bộ phiếu điều tra với tổng là 20 phiếu Cụ thể:

Phòng tổ chức hành chính: 2 phiếu Phòng kinh doanh: 6 phiếu

Phòng kế toán: 4 phiếu Phòng kỹ thuật sản xuất: 3 phiếu Các phân xưởng sản xuất: 5 phiếu

+ Số liệu theo dõi quá trình ghi chép, phản ánh các thông tin từ các bộ phận, các phân xưởng trực thuộc công ty.

+ Số liệu theo dõi tại các phòng kỹ thuật- sản xuất, phòng kế toán, phòng tổ chức - hành chính của công ty.

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập xử lý số liệu thô, sẽ tiến hành sắp xếp theo các chỉ tiêu khác nhau để nghiên cứu mối quan hệ và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu Công cụ chính là bảng tính Excel.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp số liệu theo các chỉ tiêu, trên cơ sở đó tính ra số tương đối, số lượng, cơ cấu, dựa vào các số liệu thống kê được để đưa ra các đánh giá chung, và xây dựng được các báo cáo chi phí.

Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu qua các thời kỳ: tăng giảm như thế nào về số tuyệt đối, số tương đối (tỷ lệ phần trăm, cơ cấu) So sánh giữa cơ sở lý luận về quản lý chi phí và hệ thống báo cáo chi phí với thực tế hệ thống quản lý chi phí theo quy trình sản xuất của Công ty, trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất, biện pháp để tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chi phí sản xuất theo quy trình tại Công ty.

Tham khảo ý kiến của các thầy, cô là giảng viên có chuyên môn về kế toán, quản trị kinh doanh của các trường Đại học, tham khảo ý kiến của các anh, chị em làm kế toán tại doanh nghiệp sản xuất, chỉ dẫn của cán bộ quản lý trong Công ty để nắm được tình hình thực tế tại Công ty, của những người có nhiều kinh nghiệm thực tế về các vấn đề có liên quan mà chúng ta cần tư vấn để thực hiện luận văn một cách khoa học và hoàn thiện nhất.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích

- Các bảng lập dự toán chi phí sản xuất của công ty với gạch đặc tháng

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo dự toán

+ Chi phí nhân công trực tiếp theo dự toán + Chi phí sản xuất chung theo dự toán

- Các bảng thực tế chi phí sản xuất của công ty với gạch đặc tháng 3/2015 + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh

+ Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh + Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh

- Bảng số liệu đánh giá kiểm soát chi phí sản xuất:

+ So sánh giữa CPNVLTT thực tế phát sinh và CPNVLTT dự toán;

+ So sánh giữa CPNCTT thực tế phát sinh và CPCNTT dự toán;

- Các số liệu điều tra phỏng vấn trực tiếp tại công ty thông qua phiếu điều tra nhằm đánh giá công tác quản trị chi phi sản xuất tại công ty thực hiện điều tra đại diện 20 người tại các phòng ban khác nhau liên quan tới quản trị chi phí tại công ty.

Kết quả nghiên cứu

Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn

Sản phẩm của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn chủ yếu là sản xuất gạch, ngói như: gạch Đặc, gạch rỗng, gạch lát nền, ngói các loại …

Phân loại Chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn, tỉnh Bắc Giang bao gồm: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC. a CPNVLTT

CPNVLTT tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn bao gồm:

+ Vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm

+ Vật liệu dùng sữa chữa sản phẩm

+ Nhiên liệu, động lực b CPNCTT

Trong CPNCTT thì tiền lương lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm tỷ trọng 81-83% qua các năm) chi phí tiền ăn ca chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong CPNCTT (dưới 2%).

Trong giai đoạn 2013-2015 CPNCTT mặc dù có sự tăng đều qua các năm xong lại có sự biến động về tỷ trọng trong chi phí sản xuất của công ty Cụ thể năm 2014 so với năm 2013 CPNCTT tăng 111,28 %, năm 2015 so với năm 2014 tăng 109,55% Bình quân CPNCTT tăng 110,41 % Điều này cho thấy đơn giá nhân công tăng, và sản lượng sản phẩm cũng tăng cao. c CPSXC

CPSXC gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, Cchi phí khấu hao TSCĐ, nhiên liệu, điện nước, thuế đất, sửa chữa, bốc vác, bằng tiền khác, chi phí dịch vụ mua ngoài.

CPSXC và CPNCTT của công ty gạch Bích Sơn chiếm tỷ trọng khá tương đồng trong chi phí sản xuất của công ty Tốc độ tăng trưởng bình quân củaCPSXC trong giai đoạn này là 112,5%.

Bảng 4.1 Chi phí sản xuất tại Công ty Gạch Bích Sơn qua các năm 2013-2015

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) 14/13 15/14 BQ

Sản lượng qua các năm (viên) 48.000.000 52.000.000 55.000.000 108,33 105,77 107,04

1, Chi phí NVL trực tiếp 16.632 18.361 20.184 110,40 109,93 110,16

2, Chi phí nhân công trực tiếp 6.915 7.695 8.430 111,28 109,55 110,41

- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 1.035 1.174 1.346 113,43 114,65 114,04

3, Chi phí sản xuất chung 7.776 9.100 9.845 117,03 108,19 112,52

Chi phí nhân viên phân xưởng 2.124 2.245 2.558 105,70 113,94 109,74

Chi phí khấu hao TSCĐ 4.514 5.714 6.105 126,58 106,84 116,30

* Tình hình chi phí sản xuất qua các năm

Một trong những cơ sở quan trọng để nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn là phải nhận diện chính xác các khoản chi phí, phân tích sự thay đổi của chúng trong mối quan hệ với kết quả hoạt động của DN, từ đó giúp nhà quản lý có quyết định đúng đắn đối với từng loại chi phí theo từng hoạt động khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả.

Chi phí sản xuất của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn được thể hiện qua bảng số liệu 4.1.

Qua bảng trên ta thấy tổng chi phí sản xuất qua các năm của công ty gạch Bích Sơn tăng bình quân 107 qua 3 năm, năm 2013 tổng chi phí là 31,3 tỷ đồng; năm 2014 là 35,1 tỷ đồng và năm 2015 tăng lên 38,5 tỷ đồng.

Trong ba năm qua sản lượng của công ty tăng bình quân là 107%, nhưng các loại chi phí đều tăng hơn 110% Như vậy, chi phí sản xuất của công ty đang có xu hướng tăng lên trên cả ba loại CP NVLTT, CP NCTT, CPSXC Điều này là một bài toán khó cho các nhà quản trị chi phí sản xuất yêu cầu họ phải đề ra các phương án và biện pháp xử lý kiểm soát chi phí sản xuất cho giá thành công ty là thấp nhất từ đó tang lợi nhuận của công ty, giúp công ty phát triển tốt hơn.

Thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn, tỉnh Bắc Giang

CỔ PHẦN GẠCH BÍCH SƠN, TỈNH BẮC GIANG

Quản trị chi phí là là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh của bất cứ một công ty nào nhằm không những cắt giảm chi phí tăng lợi nhuận mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường Vì thế một trong các hướng đi mà nhiều doanh nghiệp hiện nay tập trung phát triển đó là nâng cao tác dụng của quản trị chi phí nhằm tiết kiệm chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng có chất lượng và giá cả phù hợp hơn với khách hàng Là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, Công ty cổ phần gạch Bích Sơn luôn coi trọng công tác quản trị chi phí đặc biệt là quản trị chi phí sản xuất.

4.2.1 Lập kế hoạch chi phí sản xuất

Kế hoạch chi phí sản xuất của Công ty được lập dựa trên các căn cứ sau :

- Căn cứ vào số chi phí thực hiện của năm trước.

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm của năm nay.

- Căn cứ vào định mức chi phí.

- Căn cứ vào biến động của giá cả trên thị trường.

Từ các căn cứ này phòng kế toán sẽ lập nên kế hoạch chi phí cho hoạt động sản xuất trong năm, sau đó giám đốc sẽ duyệt kế hoạch và có thể có những điều chỉnh nhằm đưa ra được bản kế hoạch hợp lý nhất Kế hoạch chung về chi phí cho hoạt động sản xuất trong năm tại Công ty được tổng hợp từ kế hoạch cho từng khoản mục chi phí cụ thể. Để lập kế hoạch chi phí sản xuất theo quy trình của toàn bộ Công ty các trưởng bộ phận tự xây dựng các chi phí phát sinh cho bộ phận của mình phụ trách trên cơ sở các quy chế về định mức, quy chế chi tiêu, quy chế tài chính của Công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước ban giám đốc Công ty về tính sát thực, hợp lý của kế hoạch chi phí, giám sát thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện với giám đốc Công ty Để lập được kế hoạch chi phí vai trò của các lãnh đạo Công ty là quan trọng trong việc chỉ đạo kế tiếp là vai trò của các trưởng bộ phận trong việc lập, triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định.

Công ty gạch Bích Sơn sản xuất gạch Đặc theo quy trình sản xuất sau:

Nguyên vật liệu chính Vật liệu phụ

- Vận chuyển ra bãi thành phẩm

Các chi phí sản xuất (CPSXC, CPNVLTT, CPNCTT)

Sơ đồ 4.1 Khái quát quy trình sản xuất gạch đặc

(Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất, 2015)Quy trình sản xuất gạch đặc tại Công ty diễn ra một cách liên hoàn đối với tất cả các loại gạch, với mỗi bước lại cần những chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung khác nhau.

Bảng 4.2 Quy trình chi phí sản xuất Gạch đặc của Công ty Gạch Bích Sơn

Loại CP Bước Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nhân Chi phí sản xuất Chi phí vật

Chi phí vật liệu chính công trực tiếp chung

Tiền lương, Khấu hao máy

BHXH, tiền ăn ca cán thô, chi phí 1.Sản xuất Mộc

- Than cám của CN vận hành kiểm tra NVL,

- Dầu diezel, điện, vật máy cán thô điện sản xuất tư thay thế, sửa chữa

Tiền lương, Khấu hao máy

BHXH, tiền ăn ca cán mịn, máy cán

- Mùn cưa của CN vận hành nhào, máy đun, lò

- Vật tư thay thế, sửa

2.Nung máy cán mịn, sấy khô, lo nung chữa máy nhào, máy gạch, chi phí kiểm đun, lò sấy khô, tra sản xuất, điện lo nung gạch sản xuất

- Vật tư thay thế, sửa Tiền lương, Khấu hao máy chữa nung,chi phí kiểm

3.Xếp dỡ - Dầu thải, mỡ BHXH, tiền ăn ca tra sản xuất, điện,

- Điện, dầu diesel của CN nước sản xuất

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất, 2015) a Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản mục quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của Công ty, là yếu tố quyết định việc sản xuất tại Công ty, do đó lập kế hoạch chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cần được chú trọng Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu phải tính toán đầy đủ, cụ thể và chi tiết cho từng loại nguyên liệu, vật liệu Kế hoạch chi tiết về chi phí nguyên vật liệu còn

Sản lượng gạch Đặc chiếm tỷ trọng 49,82% trong tổng sản lượng gạch toàn Công ty, sản lượng gạch Rỗng chiếm 25,45% trong tổng sản lượng gạch, tiếp theo là sản lượng gạch nem lát chiếm 15,64%, gạch Lá kẹp dừa chiếm 7,27% và các sản phẩm gạch khác chiếm 1,82%.

Bảng 4.3 Kế hoạch sản lượng sản xuất của Công ty năm 2015

TÊN SẢN PHẨM SỐ LƯỢNG (viên) TỶ LỆ

(Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2015) Đầu năm, căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm của năm trước và dự báo nhu cầu của năm nay, phòng Vật tư sẽ ước tính số lượng viên mỗi loại sẽ tiêu thụ trong năm nay để lập kế hoạch sản lượng theo số viên Từ đó, dựa vào định mức nguyên vật liệu chính/viên mỗi loại để quy đổi thành tổng số nguyên vật liệu cần nhập để sản xuất Theo kế hoạch sản lượng năm 2015 dự kiến là 55 triệu viên gạch các loại, trong đó: số lượng tiêu thụ dự kiến là 54 triệu viên (dự phòng 1 triệu viên).

Khi phòng Kinh doanh lập xong kế hoạch sản lượng cho các loại gạch trong

Công ty, đặc biệt là sản lượng gạch Đặc, phòng Kế hoạch kết hợp với phòng kỹ thuật sản xuất và phòng kế toán tiến hành lập kế hoạch chi phí cho NVL.

Bảng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty được lập với sự phối hợp của và trưởng phòng cung ứng và trưởng phòng kỹ thuật Từ định mức được lập phòng kỹ thuật sẽ làm nhiệm vụ cung cấp những thông tin về định mức các loại sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tính toán Bộ phận kế toán sẽ cung cấp thông tin về tình hình thực hiện dự toán của kỳ trước kết hợp với các thông tin về tình hình khách hàng và thị trường, các hợp đồng đã ký với khách hàng, giá cả nguyên liệu đầu vào do phòng thu mua cung cấp.

Phòng thu mua có nhiệm vụ xác định đơn giá kế hoạch cho các vật tư mua vào Đơn giá của vật tư mua vào của nguyên vật liệu được tính theo giá của thị trường Đơn giá vật tư mua vào chính là định mức về giá cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sau đó căn cứ vào định mức tiêu hao và đơn giá kế hoạch, phòng thu mua xuất nhập khẩu lập dự toán trình ban giám đốc Hàng tháng, khi giao kế hoạch sản phẩm cho phòng sản xuất Công ty giao chỉ tiêu về kế hoạch giá thành cho từng loại sản phẩm Khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất căn cứ vào đơn giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền để tính ra lượng giá trị của nguyên vật liệu dựa trên cơ sở các định mức kỹ thuật của sản phẩm

Tần xuất lập định mức

Trung bình một quý công ty sẽ xem xét điều chỉnh định mức sản xuất sản phẩm một lần dự trên thực tế sản xuất.

Căn cứ lập định mức

+ Khối lượng sản phẩm sản xuất lấy từ dự toán sản xuất

+ Báo cáo dự báo số lượng vật tư theo kế hoạch sản xuất gồm: số lượng vật tư theo kế hoạch, số lượng vật tư tồn kho cuối kỳ, số lượng vật tư cần nhập bổ sung.

+ Căn cứ vào các định mức kế hoạch của kỳ trước.

+ Căn cứ vào kết quả của hoạt động thử nghiệm sản xuất và chất lượng.

+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm

+ Chi phí NVLTT được xác định căn cứ vào dự toán số lượng sản phẩm cần sản xuất và định mức chi phí NVLTT cho sản phẩm

Dự toán chi Dự toán lượng Định mức Định mức giá phí NVL = sản phẩm cần x tiêu hao x của một đơn trực tiếp SX NVLTT vị NVLTT

Căn cứ vào số lượng vật tư tồn kho và khả năng nhập trong kỳ cũng như biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào Giám đốc yêu cầu trưởng phòng kỹ thuật phối kết hợp với chuyên gia để lập định mức điều chỉnh Khi nhận được công thức sản xuất có điều chỉnh định mức phòng sản xuất tổ chức sản xuất theo định mức mới kể từ ngày ban hành. Ưu nhược điểm

Với nguyên tắc từ trên đưa xuống Công ty sẽ kiểm soát được nhanh chóng, kịp thời chi phí giá vốn cũng như lợi nhuận của Công ty tuy nhiên trong quá trình sản xuất sẽ gặp khó khăn vì phải điều chỉnh

- Các dạng sản phẩmHiện nay công ty có nhiều loại sản phẩm khác nhau và các yêu cầu kỹ thuật cũng khác nhau

Về nguyên tắc lập định mức ở các dạng sản phẩm là giống nhau chỉ khác nhau về quy trình công nghệ sản xuất.

- Kết quả của việc lập định mức.

Công ty rất coi trọng việc lập định mức chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm và xem nó như một cung cụ chính để kiểm soát chi phí Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, trong quá trình lập định mức tiêu hao các nguyên vật liệu, danh mục các nguyên vật liệu cần thiết cho các sản phẩm được xác định và liệt kê Phòng kế toán kết hợp với chuyên gia và các phòng ban chức năng để xác định một tỷ lệ kết hợp giữa các loại nguyên vật liệu sao cho có hiệu quả nhất.

Các định mức tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty được lập dựa trên điều kiện hoạt động bình thường, trình độ công nhân ở mức bình quân tiên tiến, chất lượng nguyên vật liệu theo tiêu chuẩn định sẵn và căn cứ vào thực tế tiêu hao của kỳ trước định mức chi phí NVL cho 1 viên gạch.

Các nguyên vật liệu chính cho một viên gạch bao gồm đất nguyên liệu, than, cát và xỉ; tiêu hao cho đất nguyên liệu và than là 5% tương ứng với

0,05M3/1000sp đối với đất nguyên liệu và 0,05 tấn/1000sp Đối với cát và xỉ thì hao hụt là 1% tương ứng 0,01M3/1000sp.

Đánh giá quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn tỉnh Bắc Giang 73 1 Đánh giá quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn tỉnh Bắc Giang 74 2 Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn tỉnh Bắc Giang

BÍCH SƠN, TỈNH BẮC GIANG

4.3.1 Đánh giá quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn, tỉnh Bắc Giang

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị chi phí đồng thời tổng hợp các đánh giá, ý kiến nhận xét của cán bộ, công nhân viên được điều tra để có được đánh giá chung và chính xác nhất về tình hình quản trị chi phí tại công ty trong thời gian qua từ đó làm căn cứ để đề xuất các giải pháp mang tính đột phá qua đó hoàn thiện quản trị chi phí tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn trong thời gian tới.

4.3.1.1 Lập kế hoạch chi phí sản xuất

* Nhận xét về công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất.

Từ bảng kế hoạch chi phí sản xuất và kế hoạch chi tiết nguyên liệu tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn có những nhận xét sau:

- Kế hoạch chi phí sản xuất được lập tương đối đầy đủ cho những khoản mục lớn của chi phí sản xuất trong năm.

- Kế hoạch đã căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất gạch Đặc năm 2014 và sử dụng một số định mức kỹ thuật để xác định các khoản mục chi phí sản xuất cho năm 2015.

- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung mới chỉ xây dựng chung trên các nhóm chi phí phát sinh chính chứ chưa xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể các chi phí phát sinh trong các nhóm này.

- Kế hoạch đưa ra mới chỉ chung cho cả năm chứ chưa chi tiết cụ thể cho từng tháng hay từng quý.

- Đối với những đơn đặt hàng mới Công ty chưa xây dựng kế hoạch về chi phí sản xuất bổ sung cho đơn hàng. Đánh giá tình hình lập kế hoạch chi phí sản xuất gach Đặc rong thời gian qua tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn tác giả đã tiến hành điều tra 20 cán bộ.nhân viên tại các phòng ban hiện đang công tác tại Công ty cổ phần gạch BíchSơn Tổng hợp ý kiến đánh giá được thể hiện qua bảng số liệu 4.21.

Bảng 4.21 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác lập kế hoạch chi phí

1 Định mức các loại chi phí tại Công ty có phù hợp với yêu cầu hoạt động không

2 Các thành viên tham gia lập kế hoạch có đảm bảo yêu cầu không

3 Công tác lập kế hoạch tại Công ty có kịp thời không

4 Các chi phí trong lập kế hoạch có phù hợp với yêu cầu thực tế không

5 Căn cứ thực hiện chi phí có phù hợp không

6 Việc lập kế hoạch có đánh giá đẩy đủ các chi phí phát sinh của Công ty không

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) Theo số liệu điều tra cho thấy có 19/20 ý kiến chiếm 95% số ý kiến đánh giá cho rằng các định mức của các chi phí sản xuất mà Công ty đề ra hiện nay là phù hợp so với yêu cầu thực tế tình hình sản xuất gạch Đặc của Công ty Còn 1/20 ý kiến chiếm 5% cho rằng định mức các loại chi phí sản xuất gạch Đặc cao hơn so với thực tế sản xuất.

Về các thành viên tham gia lập kế hoạch: có 15/20 ý kiến chiếm 75% cho rằng các thành viên tham gia lập là đúng lĩnh vực, có chuyên môn Còn 5/20 ý kiến chiếm 25% cho rằng một số thành viên tham gia vào công tác lập kế hoạch chưa đúng lĩnh vực chuyên môn Do đó ý kiến của họ trong quá trình tham gia lập kế hoạch còn hơi xa với so với thực tế. Đánh giá của cán bộ, nhân viên của Công ty có 20/20 ý kiến chiếm 100% cho rằng Công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất gạch Đặc là kịp thời Vì công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất được tiến hàng đều đều ở đầu năm, từ công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất gạch Đặc sẽ tính được giá thành sản phẩm, giúp Công ty định hướng được mức độ cạnh tranh trên thị trường Từ đó có hướng sản xuất, hướng tiếp thị sản phẩm gạch Đặc của Công ty.

Các chi phí trong lập kế hoạch: có 18/20 ý kiến chiếm 90% cho rằng các chi phí trong lập kế hoạch có phù hợp với yêu cầu thực tế sản xuất gạch Đặc Còn 2/20 số ý kiến chiếm 10% cho rằng các chi phí lập ra chưa tính toán nhiều đến trượt giá nguyên vật liệu đầu vào.

Căn cứ thực hiện chi phí: có 19/20 ý kiến chiếm 95% cho rằng thực hiện chi phí có căn cứ dựa vào thực hiện chi phí sản xuất gạch của năm 2013, 2014 và cũng tính đến biến động giá ở giới hạn cho phép Còn 1/20 ý kiến chiếm 5% cho rằng thực hiện chi phí chưa dựa vao nhiều căn cứ.

Việc lập kế hoạch: có 18/20 số ý kiến chiếm 90% cho rằng việc lạp kế hoạch có đánh giá đầy đủ các chi phí phát sinh của Công ty Còn 2/20 số ý kiến chiếm 10% cho rằng việc lập kế chưa tính toán hết các loại chi phí phát sinh ngoài dự kiến.

Lập kế hoạch chi phí sản xuất gạch Đặc tại Công ty chỉ mang tính lập chi phí cho kỳ sau của Công ty vì vậy không cung cấp đầy đủ tổng quát về tình hình hoạt động của Công ty trong từng lĩnh vực cụ thể và từng thời kỳ.

4.3.1.2 Tổ chức thực hiện chi phí sản xuất

Công tác tổ chức thực hiện chi phí sản xuất của Công ty được triển khai ngay sau khi kế hoạch chi phí được duyệt Công tác này được hiện ở các giai đoạn sản xuất (mộc, nung và xếp dỡ) Thực tế thực hiện chi phí sản xuất cho 2.000.000 viên năm 2015 là 363 triệu đồng tăng 5 triệu đồng so với kế hoạch 358 triệu đồng. Tổng chi phí sản xuất được theo dõi, ghi chép bởi các tổ trưởng của các xưởng, sau khi ghi chép gửi về phòng kế toán Công ty để tổng hợp Qua điều tra 20 cán bộ quản lý về tình hình tổ chức thực hiện chi phí sản xuất gạch Đặc cho kết quả ở bảng sau.

Với số liệu điều tra ta thấy có 19/20 số ý kiến chiếm 95% số ý kiến cho rằng việc thực hiện ghi chép các chi phí phát sinh được thực hiện đầy đủ theo các quy định về chế độ kế toán hiện hành và 1/20 số ý kiến chiếm 5% cho rằng việc ghi chép của một số cán bộ được phân công chưa ghi chép đầy đủ, cẩn thận các loại chi phí phát sinh, ghi chép còn qua loa Từ đó chưa phản ánh chính xác các chi phí trong quá trình tổ chức sản xuất.

Bảng 4.22 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chi phí sản xuất

TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Tính đầy đủ trong các ghi chép về chi phí phát sinh

Tính kịp thời trong các ghi chép về chi phí phát sinh

Chưa kịp thời 4 20.00 Đánh giá chung

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) Tính kịp thời trong các ghi chép về chi phí phát sinh: có 80% số ý kiến cho rằng công tác ghi chép và phẩn ánh các chi phí phát sinh là nhanh chóng, kịp thời từ đó kịp thời điều chỉnh các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất gạch Đặc.

Trong thời gian qua việc cụ thể hóa hệ thống tài khoản kế toán chi tiết tại Công ty đã đảm bảo phản ánh, hệ thống hóa đầy đủ, cụ thể mọi nội dung đối tượng hạch toán, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh Có 20% số ý kiến cho rằng một số cán bộ phân xương sản xuất chưa làm tròn nhiệm vụ trong việc ghi chép và phản ánh các chi phí phát sinh Dẫn đến tình trạng một số nguyên liệu sử dụng vượt định mức làm cho đội chi phí sản xuất.

Về mặt đánh giá chung: có 90% số ý kiến đánh giá tốt về công tác tổ chức thực hiện chi phí sản xuất gạch Đặc tại Công ty Gạch Bích Sơn Có 20% số ý kiến đánh giá chung cho rằng việc thực hiện quản trị chi phí tại Công ty cũng có một số tồn tại hạn chế như: nội dung phân tích còn đơn giản, các khoản mục chi phí chưa được phân tích đầy đủ nên thông tin thu thập được chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý một cách có hiệu quả.Việc phân tích chi phí tại đơn vị chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa thực hiện với kế hoạch chỉ nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị mà chưa phục vụ cho mục đích ra quyết định.

Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn

QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH BÍCH SƠN

Từ thực tế công tác quản trị chi phí sản xuất của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn trong những năm vừa qua cũng như nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác quản trị chi phí sản xuất tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

4.4.1 Tăng cường công tác lập kế hoạch chi phí

Việc lập kế hoạch chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn vẫn chưa sát với thực tế vẫn mang tính nguyên tắc và chưa thực sự linh hoạt Để các khoản chi phí kế hoạch sát với thực tế công ty cần phải:

- Tổ chức triển khai thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất và chi phí đều đặn hàng năm đồng thời trên cơ sở kế hoạch cả năm có thể triển khai thành kế hoạch của từng quý và từng tháng.

- Tổ chức xây dựng định mức đối với chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung để làm cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết về chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Thường xuyên xem xét kiểm tra lại các định mức tiêu hao nguyên vật liệu xem đã sát với thực tế chưa để kịp thời điều chỉnh lại cho phù hợp.

- Tổ chức lên kế hoạch chi phí sản xuất bổ sung cho các đơn hàng mới vào kế hoạch chi phí sản xuất trong năm.

- Công ty cần nghiên cứu, dự báo biến động của giá cả nguyên liệu đầu vào.

- Bổ sung vào bộ máy tổ chức một bộ phận có chuyên môn về công tác lập kế hoạch Bộ phận này sẽ có trách nhiệm tổng hợp thông tin từ các phòng Vật tư

– nguyên liệu, phòng kế toán và một số phòng ban khác để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chức năng khác của quản trị chi phí sản xuất một cách hiệu quả nhất.

4.4.2 Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chi phí

- Quản lý thực hiện chi phí bảo đảm tuân theo kế hoạch đã đề ra.

- Công ty cần tổ chức bổ sung chức năng phân tích đánh giá của quản trị chi phí Cuối quý bộ máy quản trị Công ty tổ chức tổng hợp chi phí thực hiện trong quý, trong năm từ đó xem xét tình hình thực hiện kế hoạch của các bộ phận nhằm giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực thi kế hoạch cuối năm Công ty tổ chức kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kế hoạch chi phí của năm đó Từ đó rút ra kinh nghiệm điều chỉnh kế hoạch cho kỳ tiếp theo và các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí.

- Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí trong sản xuất và giáo dục việc chấp hành tốt các nội quy, quy chế đảm bảo tiết kiệm chi phí, hạn chế tiêu hao nguyên liệu.

- Việc ghi chép phát sinh các khoản chi phí nên được thực hiện thường xuyên. kịp thời nhằm tổng hợp những số liệu một cách nhanh chóng phục vụ cho các quyết định chính xác của nhà quản trị.

- Tổ chức thực hiện các chi phí phải dựa trên những căn cứ và quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của công ty và các quy định của Nhà nước.

Nâng cao chất lượng nội dung phân tích các khoản chi phí của công ty.phân tích và thu thập thông tin đầy đủ các khoản mục chi phí để đáp ứng được nhu cầu quản lý một cách có hiệu quả Việc phân tích chi phí tại công ty không nên chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa thực hiện với kế hoạch chỉ nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động của DN mà phải dựa trên sự phân tách rõ ràng giữa các CPNVLTT nhân công trực tiếp CPSXC để qua đó phục vụ cho mục đích ra quyết định.

- Xây dựng phương án trả lương cho người lao động gắn liền với năng suất và hiệu quả sản xuất nhằm phát huy tính sáng tạo, tự giác, tiết kiệm trong sản xuất.

4.4.3 Tăng cường kiểm soát chi phí

- Hoàn thiện quy chế nội bộ của công ty: quy chế sử dụng thiết bị máy móc của công ty, quy chế giao khoán, quy chế quản lý vật tư, tiền vốn của công ty, quy chế khen thưởng cho tập thể và các cá nhân gắn liền với côngviệc được giao, đối với quy chế bộ phận phòng ban liên quan.

- Việc kiểm soát mới chỉ so sánh giữa thực hiện với kế hoạch mà không tìm hiểu bên trong nguyên nhân của sự thay đổi chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch đó như: do thay đổi về giá, số lượng…

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w