1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần dược phẩm nam hà

79 12 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 14,49 MB

Nội dung

Trang 1

CL attotigit/ /1v 8X32

TRUONG DAI HQC LAM NGHIEP

KHOA KINH TE VA QUAN TRI KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NGHIEN CUU TH] TRUONG TIEU THY SAN PHAM VA DE XUAT MOT SO GIAI PHAP NHAM MO RONG THI TRUONG TILU THU CUA CONG TY CO PHAN DUQC PHAM NAM HÀ

NGANH KINH TẾ LÂM NGHIỆP

MÃNGÀNH: 402 |

Ae

Giáo viên hướng dẫn : Thể Bùi Thị Minh Nguyệt

Sinh viên thực hiện : Đoàn Bùi Ngọc Lan

Khóa học : 2006 - 2010

Trang 2

LOI CAM ON

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu thị trường tiêu

thụ sản phẩm và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của

Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà'?ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã

nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong trường, của q cơng

ty, gia đình và bạn bè

“Trước tiền em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Lâm Nghiệp, các

thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt trân trọng cảm ơn cô giáo Ths Bai Thi Minh Nguyệt đã tận tình giúp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các cán bộ công, nhân viên Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà đã cung cấp thông tin và tạo

điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài

Mặc dù đã rất có gắng để hồn thành khoá luận nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khoá luận được hoàn thiện hơn

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MUC BANG BIEU SG DO

DAT VAN DE

1 Sự cần thiết khi nghiên cứu vấn đề

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Nội dưng nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

CHUONG 1: Co sé ly luận chung về thị trường tiêu thụ của doanh

nghiệp

1,1 Khái niệm vai trò, chức năng của thị trường tiêu thụ

1.2 Các cách phân loại thị trường 1.3 Phân đoạn thị trường

1.4 Nội dung nghiên cứu thị trường 1.4.1 Nghiên cứu khái quát thị trường

1.4.2 Nghiên cứu chỉ tiết thị trường

1.4.3 Dự báo thị trường

1.5 Mở rộng thị trường và sự cần thiết phải mở rộng thị trường

1.5.1 Mở rộng thị trường

1.5.2 Sự cần thiết phải mở rông thị trường

1.6 Nội dung mở rộng thị trường của doanh nghiệp

1.6.1 Mỡ rộng (hị trường theo chiều rộng

1.6.2 Mở rộng thị trường theo chiều sâu

CHƯƠNG 2: Đặc điểm cơ bản của công ty

2.1 Giới thiệu chưng về công ty cổ phần được phim Nam Hi 2.2 Tình hình lao động và tổ chức quản lý của Công ty 2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Trang 4

2.5 Những thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển của công

CHƯƠNG 3: Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phâm của công ty dược phẩm Nam Hà

3.1 Đặc điểm về mặt hàng được của Công ty 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty

3.3 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 3.4 Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm của công t

3.4.1 Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm dược

3.4.2 Vài nét về thị trường dược thế giới 3.4.3 Vài nét về thị trường dược Việt Nam

3.4.4 Vài nét về thị trường dược của công ty cổ phần dược Nam Hà

3.4.4.1 Đối thủ cạnh tranh

3.4.4.2 Khách hàng của công ty

3.4.5 Thực trạng thị trường tiêu thụ công ty được Nam Hà

3.4.5.1 Thị phần của công ty cỗ phần dược Nam Hà 3.4.5.2 Kết quả kinh doanh theo khu vực địa lý của công ty

3.4.5.3 Doanh thu theo thị trường tuyến điều trị và thương mại 3.4.6 Đặc điểm về mạng lưới tiêu thụ của được Nam Hà

3.4.6.1 Sơ đồ hệ thông kênh phân phối của công ty 3.4.6.2 Doanh thu theo các kênh phân phối

CHƯƠNG 4: Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường 4.1 Một số dự báo về thị trường dược trong thời gian tới

4.2 Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty được phẩm Nam Hà

PHỤ LỤC

TAI LIEU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VA CAC CHỮ VIET TAT BH&CCDV B02-DN CBCNV cP GMP GDP GLP Generic GPP GSP HĐSXKD HSX LD LN Namha Pharma QDUB TLSX TNHH TSX/TTTSX TW UBND VCĐ VLĐ WHO On(%) Ovq(%)

Ban hang va cung cấp dịch vụ

Biểu 02 doanh nghiệp

Cán bộ công nhân viên

Cổ phần

Good Manufactory Practice (Thực hành tốt sản xuất thuốc) Good Diesstibution Practice (Thực hành tốt thí nghiệm thuốc)

Good Laboratory Practice (Thực hành tốt phân phối thuốc) Thuốc gốc

Good Phammaceutical Practice (Thực hành tốt nhà thuốc)

Good Storage Practice (Thực hành tốt tồn trữ thuốc)

Hoạt động sản xuất kinh doanh Hang san xuất

Lao động

Lợi nhuận

Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà Quyết định uỷ ban

'Tư liệu sản xuất Tư liệu tiêu dùng,

"Trách nhiệm hữu hạn

Thuốc sản xuất /Thị trường thuốc sản xuất Tỷ trọng

Trung trong

Uỷ ban nhân dân

Vốn cố định

Vốn lưu động

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) Tốc độ phát triển liên hoàn

Trang 6

DANH MUC BANG BIEU SƠ ĐÒ

Biểu 2.1: Cơ cấu lao động của công ty trong 3 năm 2007-2009 17 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần được phẩm Nam Hà .20

Biểu 2.2: Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty

Biểu 2.3: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty

Biểu 3.1: Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật 29

Biểu 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị

Biểu 3.3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng

Biểu đồ 3.1: Doanh thu tiêu thụ theo mat hang

Biểu 3.4: Doanh thu thuần và lợi nhuận của một số công ty trên thị trường,

trong nước ee)

Biéu 3.5: Doanh số bán thuốc toàn thế giới qua một sé nam we Al

Biểu 3.6: Doanh thu theo tuyến khách hàng của công ty 44

Biểu 3.7: Thị phần thuốc sản xuất trong nước 46

Biểu 3.8: Thị phần của công ty dược Nam Hà 46

Biểu 3.9: Tình hình doanh thu ở một số thị trường chính của cơng ty .48 49 54 55 56

Biểu đồ 3.2: Doanh thu tiêu thụ theo khu vực địa lý

Biểu 3.10: Cơ cấu doanh thu theo hai tuyến điều trị và thương mại

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mạng lưới kênh phân phối

Trang 7

DAT VAN DE 1 Sự cần thiết khi nghiên cứu vấn đề

Đối với bất kì một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp thương mại hay

là doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển phải có thị trường để tiêu thụ

sản phẩm của mình Trước kia trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, doanh

nghiệp không phải lo về thị trường tiêu thụ Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra được nhà nước phân phối đến các đơn vị và cá nhân có nhu cầu Ngày nay với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mỗi doanh nghiệp đều phải tự tìm

cho mình một thị trường phù hợp để tiêu thụ những sản phẩm sản xuất ra Cơ

chế thị trường là cơ chế cạnh tranh có đào thải, ai hiểu được về thị trường, nắm

bắt được các cơ hội của thị trường thì sẽ giành thắng lợi trong kinh doanh

Doanh nghiệp nào sản xuất ra được các sản phẩm thị trường cần và phù hợp với nhu cầu thị hiếu khách hàng thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và đứng

vững trên thị trường Vì vậy mà việc nghiên cứu mở rộng thị trường đã trở thành

tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà là Công ty chuyên sản xuất kinh

doanh thuốc chữa bệnh phục vụ cho cơ sở y tế và nhân dân trong cộng đồng Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, Công ty rất quan tâm tới

vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhất là trong tình hình hiện nay

hiện nay, khi mà thị trường được phẩm hiện đang phát triển rất sơi động thì việc

tìm ra việc giải pháp hữu hiệu để đứng vững và phát triển trên thị trường luôn là vấn đẻ mà Công ty đặt lên hàng đầu Nhận thức được ý nghĩa này nên trong thời

gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần được phẩm Nam Hà, em đã tiến hành

nghiên cứu và hoàn thành để tài: “Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm và

đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Narn Hà' `

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cỗ phần dược phẩm

Nam Hà

- Đề xuất một số giải pháp góp phần duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ tại Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

Trang 8

- Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về thị trường tiêu thụ sản phẩm tại

Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

- Khao sat thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty dược phẩm Nam Hà

- Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty từ đó đề xuất ra một số ý kiến nhằm duy trì mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1, Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần được phẩm Nam Hà

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Cơng íy trong 3

năm 2007-2009

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm các phương pháp thư thập số li

- Kế thừa tài liệu và kết quả nghiên cứu đã có: Tham khảo tài liệu có liên

quan đến tiêu thụ sản phẩm, kết quả nghiên cứu thị trường và số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

- Thu thập số liệu qua số sách tại công ty: số liệu từ các phịng ban về tình

hình tiêu thụ của Công ty như phịng kế tốn, phịng kinh doanh

~ Thu thập từ giáo trình, báo, tạp chí, mạng internet

5.2 Phương pháp chuyên gia:

~ Trao đổi tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý Công ty, trao đổi với

nhân viên bán hàng, với các nhân viên phòng ban của Công ty - Quan sát thị trường sản xuất và tiêu thụ của Công ty

5.3 Phương pháp phân tích kinh tế để xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê: Dựa vào các số liệu thu thập ở trên tiễn hành phân tích thị trường tiêu thụ của Công ty

- Lập bản; Từ các số liệu thu thập được ta tiến hành thiết kế bảng

biểu phù hợp, phản ánh một cách sát thực tình hình Cơng ty trong thời gian tới

- Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối, tính tốn những chỉ số

cần thiết nhằm phản ánh so sánh thị trường tiêu thụ của Công ty từ đó đưa ra

Trang 9

CHƯƠNG!

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

'VÈ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm vai trò, chức năng của thị trường tiêu thụ

1.1.1 Khái niệm

Thị trường là một phạm trù kinh tế có thể được hiểu theo nhiều cách khác

nhau:

Theo nhà kinh tế học Samuelson: “Thị trường là một quá trình trong đó

người mua và người bán cùng một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá”

Theo quan điểm của Davibeeg: “Thị trường là sự biểu hiện thu gon của

q trình thơng qua các quyết định của các gia đình về tiéu ding mặt hàng nào,

các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai, đều

dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cả”

Theo quan điểm Marketing: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng

tiềm ẩn có một nhu cầu hay mong muốn cụ thẻ, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu mong muốn đó'”

"Theo nghĩa hiện đại: “Thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại với nhau dé xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán, hay nói

cách khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hố, lưu thơng

tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ”

1.12 Vai trò của thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm Thị trường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động

sản xuất và kinh doanh hàng hoá Thị trường cũng là nơi chuyển tải các hoạt

động sản xuất kinh doanh Trên thị trường, người mua, người bán, người trung

gian gặp nhau trao đơi hàng hố dịch vụ Do vậy thị trường có những vai trị sau: ~ Đảm bảo điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng

mở rộng và đảm bảo hàng hoá ngày càng phù hợp với sở thích người tiêu dùng,

và sự tự do lựa chọn một cách day đủ, kịp thời, thuận lợi với dịch vụ van minh

- Thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đến cho người tiêu dùng sản xuất và người tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới Nó kích thích sản xuất ra

Trang 10

- Dự trữ các hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội, giảm bớt dự

trữ ở các khâu tiêu dùng, bảo đảm việc điều hòa cung cầu

- Phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu đùng sản xuất và tiêu dùng

cá nhân ngày càng phong phú, da dạng, văn minh Giải phóng con người khỏi những công việc không tên trong gia đình

- Thị trường hàng hố dịch vụ ồn định có tác dụng to lớn để ổn định sản

xuất, ỗn định đời sống của nhân dân 1.1.3 Chức năng của thị trường

1.1.3.1 Chức năng thừa nhận

Một sản phẩm khi đưa ra thị trường có bán được hay không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường Nếu hàng hoá bán được tức là được thị trường thừa nhận Ngược lại nếu hàng hoá đưa ra bán nhưng không ai mua tức là

không được thị trường thừa nhận Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hố dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng Những hàng hoá kém chất lượng, không đúng số lượng, mẫu mã, bao bì, giá cả, không đáp ứng đúng

yêu cầu của khách hàng thì sẽ không được thị trường, chấp nhận Vì vậy để được

thị trường thừa nhận doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó tiến hành kinh doanh những sản phẩm phù hợp

1.1.3.2 Chức năng thực hiện

Sau khi được thị trường thừa nhận thì thị trường sẽ tiến hành chức năng

thực hiện Chức năng này địi hỏi hàng hố và dịch vụ phải được thực hiện giá trị

trao đổi: hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng, hoặc bằng các chứng từ có giá khác

Thị trường là nơi thực biện giá trị của hàng hố thơng qua các hoạt động mua bán giữa người bán và người mua Giá trị của hàng hoá được thực hiện, chuyển

đổi giá trị vì khi người bán thu tiền về từ người mua thì quyền sở hữu được

chuyển từ người bán sang người mua 1.1.3.3 Chức năng thông tin

Thông tỉn trên thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hoá dịch vụ, nhu cầu hàng hoá, dịch vụ, giá cả thị trường, chất lượng sản phẩm Đó là những thơng tin kinh tế quan trọng đối với mọi nhà sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và các nhà quản lý kinh tế

Thông tỉn thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mat hang

mình cần ở đâu, nên chọn mặt hàng nào cho phù hợp với khả năng của mình

Trang 11

Thơng tin chỉ cho nhà sản xuất biết nên cung sản phẩm hàng hoá nào,

khối lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai và ở đâu

Chính phủ thông qua các thông tin thị trường để hoạch định các chính

sách điều chỉnh kinh tế

1.1.3.4 Chức năng điều tiết kích thích

Qua hành ví trao đổi hàng hố và dịch vụ trên thị trường, thị trường điều tiết, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và ngược lại Thông qua thị

trường, người sản xuất có lợi thế và cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình

để phát triển sản xuất Còn đối với những người chưa có được lợi thế trên thị trường sẽ phải vươn lên đề tránh khỏi nguy cơ phá sản

Với tiêu dùng, thông qua sự hoạt động các quy luật kinh tế, người tiêu

dùng buộc phải cân nhắc, tính tốn q trình tiêu dùng Thị trường giúp cho người tiêu dùng có những quyết định đúng đắn và quá trình mua hàng để phù hợp với khả năng của mình

Chức năng điều tiết, kích thích này luôn điều tiết sự gia nhập ngành hoặc

rút ra khỏi ngành của một số doanh nghiệp Nó khuyến khích các nhà sản xuất và

kinh doanh điều chỉnh theo hướng có lợi, đầu tư sản xuất vào các mặt hàng mới,

chất lượng cao, có khả năng bán được khối lượng lớn

1.2 Các cách phân loại thị trường

1.2.1 Căn cứ vào hình thức trao đơi của đối tượng

Bao gồm thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ

Thị trường hàng hoá là thị trường của những sản phẩm vật thẻ, nó có thể

được phân chia thành thị trường TLSX và thị trường TLTD, trong mỗi loại thị

trường này, người ta còn phân chia nhỏ hơn thành thị trường nhóm hàng và thị

trường các mặt hàng cụ thể như thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường

Thuốc

Thị trường dịch vụ là những thị trường về các sản phẩm phi vật thể như

ngân hàng, tiền tệ, chứng khoán

1.2.2 Căn cứ vào góc độ lưu thơng hàng hoá dịch vụ

Bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài

Thị trường trong nước bao gồm các hoạt động mua bán diễn ra trên phạm

Trang 12

Thị trường nước ngoài bao gồm thị trường khu vực, thị trường quốc tế

Các hoạt động mua bán xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ một quốc gia

1.2.3 Căn cứ theo tính chất của hàng hoá

Bao gồm:

Thị trường hàng cao cấp: các sản phẩm trên thị trường này là sản phẩm

cao cấp, phục vụ nhu cầu của nhóm thu nhập cao

Thị trường hàng thiết yếu: là thị trường các sản phẩm phục vụ cho các nhu

cầu thiết yếu, mang tính chất đa số

1.2.4 Căn cứ vào các yếu tố kinh tế của đối tượng trao đổi

‘Thi trường yếu tố sản xuất là thị trường cung ứng các yếu tố phục vụ cho

sản xuất như thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động

Thị trường hàng hoá tiêu dùng: là thị trường cung cấp các sản phẩm phục

vụ cho các nhu cầu tiêu dùng

1.2.5 Căn cứ vào tính chất của thị trường

Thị trường cạnh tranh là thị trường có sự tham gia của nhiều người bán và nhiều người mua Họ hành động độc lập thông qua cạnh tranh Thị trường cạnh

tranh có thể được chia thành thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Thị trường cạnh tranh hoàn bảo là thị trường có nhiều người bán và người

mua cùng một loại hàng hoá dịch vụ Hàng hố đó mang tính chất đồng nhất và

giá cả do thị trường quyết định

Thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo trên thị trường có nhiều người bán và người mua cùng một loại hàng hoá, sản phẩm nhưng chúng khơng đồng nhất

Điều này có nghĩa là loại hàng hóa sản phẩm đó có nhiều kiểu dáng, mẫu mã,

bao bì, nhãn hiệu, kích thước khác nhau Giá cả hàng hoá được ấn định một cách linh hoạt theo tình hình tiêu thụ trên thị trường

Thị trường độc quyền là thị trường mà chỉ có một nhóm người liên kết với nhau mua hay cùng bán một loại hàng hoá Họ có thẻ kiểm sốt tồn bộ số lượng

dự định bán ra hay mua vào trên thị trường cũng như giá cả của chúng

1.2.6 Căn cứ theo sự tác động từ bên ngoài đến các chủ thể kinh tế của thị trường

Trang 13

Trong thị trường tự do, các chủ thể kinh tế của thị trường hoạt động độc

lập không chịu tác động hoặc hạn chế nào từ bên ngồi

Trong thị trường có sự điều tiết, các chủ thể kinh tế hoạt động chịu sự tác

động từ bên ngồi như luật pháp, chính sách của chính phủ, các quy định luật lệ

do các tổ chức, hiệp hội hình thành tự phát bởi các chủ thể kinh tế

1.3 Phân đoạn thị trường

Đoạn thị trường là một nhóm khách hàng trong thị trường tổng thể có

phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp các kích thích Marketing

Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc

điểm trong hành vi

1.3.1 Phân đoạn thị trường theo yếu tố địa lý

Đồi hỏi phải phân chia thị trường thành những đơn vị địa lý khác nhau

như quốc gia, vùng, tỉnh, thành phó Doanh nghiệp có thẻ quyết định hoạt động trong một hay vài vùng địa lý hay tất cả các vùng nhưng chú ý đến sự khác biệt về nhu cầu, sở thích, tâm lý của người tiêu dùng theo từng vùng khác nhau

1.3.2 Phân đoạn theo yếu tố nhân khẩu học

Là việc phân chia khách hàng thành các nhóm căn cứ vào giới tính, tuổi

tác, nghệ nghiệp, trình độ

nhập, giai tầng xã hội, dân tộc, sắc tộc

Các biến nhân khẩu học là cơ sở để phân biệt các nhóm khách hàng Sở dĩ

như vậy là do sở thích và mức độ sử dụng của người tiêu dùng và cùng một ăn hoá, quy mơ gia đình, tình trạng hôn nhân, thu

nhóm thường gắn bó chặt chẽ, tương đồng nhau Lý do khác nữa là các biến nhân khẩu học thường dé do lường hơn so với các biến khác

1.3.3 Phân đoạn thị trường theo yếu tố tâm lý

Người

dùng sẽ được chia thành các nhóm khác nhau trên cơ sở sự khác biệt về lối sống, nhân cách, tằng lớp, mức độ hiểu biết Những người cùng

trong một nhóm nhân khẩu học cũng có sự khác biệt cơ bản về tiêu dùng vì họ có sự khác nhau về yếu tố tâm lý Ví dụ như cùng tuổi tác nhưng sở thích lại

khác nhau

1.4 Nội dung nghiên cứu thị trường

Mục đích chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường là xác định khả năng

tiêu thụ hay bán một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó của doanh

Trang 14

nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nâng cao khả năng thích

ứng với thị trường của các sản phẩm do mình sản xuất ra và tiến hành tổ chức

những sản phẩm mà thị trường địi hỏi Vì vậy quá trình nghiên cứu thị trường sẽ

được thực hiện thông qua 2 bước: Thu thập thông tin và xử lý thông tin

Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường của doanh nghiệp Có hai loại nghiên cứu thị trường được tiến hành là: nghiên cứu khái quát và nghiên cứu chi

tiết thị trường Ngồi ra cịn một khâu nữa cũng thường được tiến hành là dự báo

thị trường

1.4.1 Nghiên cứu khái quát thị trường

* Là nghiên cứu tài liệu, được tiển hành trước những nghiên cứu cy thé va

chỉ tiết hơn khác Doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiên cứu khái quát thị

trường trong những trường hợp chủ yếu sau:

- Khi doanh nghiệp dự định thâm nhập vào một thị trường mới hay một

lĩnh vực hoạt động mới

~ Khi doanh nghiệp định kì tiền hành đánh giá lại hoặc xem xét lại toàn bộ chính sách Marketing của mình trong một thời gian đài đối với một thị trường xác định

* Nội dung chủ yếu của nghiên cứu khái quát thị trường là giải đáp một số vấn

đề quan trọng như:

Đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp

hay lĩnh vực nào phù hợp nhất đối với những hoạt động của doanh nghiệp?

- Khả năng bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó là bao nhiêu?

~ Doanh nghiệp cần có những chính sách như thế nảo để tăng cường khả

năng bán hàng?

* Để trả lời các câu hỏi trên, việc nghiên cứu khái quát thị trường phải đi sâu

phân tích những vấn đề sau:

* Quy mô, cơ cấu và sự vận động của thị trường:

Việc xác định quy mô thị trường rất có ích cho doanh nghiệp, đặc biệt khi

doanh nghiệp dự định tham gia vào một thị trường hoàn toàn mới Khi xác định

được quy mô thị trường, doanh nghiệp có thể biết được tiềm năng của thị trường

Trang 15

Việc nghiên cứu cơ cấu thị trường có thể cho phép doanh nghiệp hiểu rõ các bộ phận cấu thành chủ yếu của thị trường Trên cơ sở đó doanh nghiệp đưa ra những quyết định Marketing có hiệu quả nhất Doanh nghiệp nghiên cứu thị trường để chuẩn bị xác lập các chính sách trong thời gian tới nên doanh nghiệp

luôn mong muôn và cần thiết phải phân tích sự vận động của thị trường theo thời

gian cả về quy mô lẫn cơ cầu thị trường

“ Những tác động của môi trường xung quanh

Môi trường là bộ phận của thế giới bên ngồi có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

gián tiếp đến doanh nghiệp Khi doanh nghiệp dự định thâm nhập vào một thị

trường mới đặc biệt nếu đó là thị trường bên ngồi, thì doanh nghiệp cần phải phân tích thị trường dưới các mặt chủ yếu sau:

Môi trường tự nhiên: Là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đối với thị

trường tiêu thụ sản phẩm Môi trường tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, khí hậu,

đất đai, sơng biển, rừng, môi trường sinh thái, Nhận biết được các nhân tố

ngoại cảnh tự nhiên đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp hướng những hoạt động,

nhằm khai thác tốt nhất các lợi thế của vị trí địa lý, có chiến lược bành động

đúng trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường

Môi trường dân cư, văn hố, xã hội: Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh đoanh cũng như sự hình thành đặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh

nghiệp Các thị trường luôn bao gồm con người thực với số tiền mà họ sử dụng

trong việc thoả mãn nhu cầu của họ Các thông tin về môi trường dân cư cho

phép doanh nghiệp hiểu biết ở những mức độ khác nhau (từ khái quát đến cụ thể)

về đối tượng, phục vụ của mình Qua đó, có thể đưa ra một cách chính xác sản

phẩm và cách thức phục vụ khách hàng

~ Môi trường kinh tế và công nghệ: Các yếu tố thuộc môi trường này quy

định cách thức doanh nghiệp sử dụng tiềm năng của mình và qua đó ảnh hưởng

đến thị trường tiêu thụ Nó quyết định quy mô, cấu trúc thị trường của doanh

nghiệp Thị trường của doanh nghiệp phải có quy mô cấu trúc phù hợp với môi trường kinh tế và công nghệ Nếu không nó sẽ tạo ra một lực cản lớn làm giảm

hiệu quả tiêu thụ và sự phát triển thị trường của doanh nghiệp

- Môi trường chính trị, luật pháp: Các yếu tố này chỉ phối mạnh mẽ đến

thị trường và công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp Sự ổn định của

môi trường luật pháp là một trong những tiền đề quan trọng cho sự hình thành và

Trang 16

phát triển của doanh nghiệp Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể tạo thuận lợi

hoặc có thể gây khó khăn trên thị trường kinh doanh Mức độ hoàn thiện, sự tbay

đổi luật pháp và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạch

định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp 1.4.2 Nghiên cứu chỉ tiết thị trường

Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu chỉ tiết thị trường là nghiên cứu thái độ, thói quen của người tiêu dùng, tức là nghiên cứu đối tượng mua bán

hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường, hàng hố và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn Nghiên cứu thị trường chỉ tiết phải trả lời được câu hỏi: Ai mua hàng? Mua bao nhiêu? Cơ cấu của loại

hàng? Mua ở đâu? Mua hàng dùng làm gì? Đối thú cạnh tranh? Nghiên cứu chỉ

tiết thị trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về loại hàng

mà doanh nghiệp kinh doanh và phải xác định tỷ trọng mà doanh nghiệp đạt

được (thị phần) và thị phần của các doanh nghiệp khác cùng ngành, so sánh về

chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mẫu mã, mầu sắc và các dịch vụ phục vụ

khách hàng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác để đổi mới thu hút

khách hàng mua hàng của doanh nghiệp mình

Các phương pháp nghiên cứu chỉ tiết thị trường:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: là cách nghiên cứu thu thập các thông,

tin qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, tạp chí quảng cáo, bản tin kinh tế, thông tin thị trường, tạp chí thương mại, niên giám thống kê, và các tài liệu liên

quan đến các loại mặt hàng mà doanh nghiệp đang kính doanh, sẽ kinh doanh cần nghiên cứu như khả năng cung ứng, khả năng tồn kho, nhu cầu của khách hàng Nghiên cứu tại bàn cho phép doanh nghiệp nhìn được khái quát thị

trường mặt hàng cần nghiên cứu

- Phuong pháp nghiên cứu tại hiện trường: Day là phương pháp trực tiếp

cử cán bộ đền tận nơi đề nghiên cứu Cán bộ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp

quan sát, thu thập các thông tin và số liệu ở đơn vị tiêu dùng lớn, ở khách hàng hoặc các đơn vị nguồn hàng Nghiên cứu tại hiện trường giúp doanh nghiệp có

những nhận xét về thị trường một cách sinh động, thực tế, hiện thực

1.4.3 Dự báo thị trường

Đây được coi là tiền đề của kế hoạch kinh doanh Thường có ba loại dự

báo: dự báo ngắn hạn, dự báo trung hạn, và dự báo dài hạn Tuỷ theo phương,

Trang 17

pháp thu thập thông tin và yêu cầu dự báo về thị trường hàng hoá mà người ta

lựa chọn những phương pháp dự báo khác nhau Tuy nhiên, mọi dự báo chỉ là những tiên đốn, có tính khả thi hay không phụ thuộc phần lớn ở cơ sở của các

dự báo đó và kĩ năng thực hành của doanh nghỉ

1.5 Mở rộng thị trường và sự cần thiết phải mở rộng thị trường,

1.5.1 Mở rộng thị trường

Một sản phẩm ra đời, xuất hiện trên thị trường, và đã có khách hàng tiêu dùng sản phẩm đó thì trên lý thuyết, sản phẩm đó chiếm lĩnh một phần thị trường tiêu thụ nhất định Phần chiếm lĩnh đó được gọi là thị trường hiện tại của doanh

nghiệp Nếu doanh nghiệp cố gắng giữ vững phần thị trường hiện có của mình,

khơng để đối thủ cạnh tranh có cơ hội xâm nhập, và cũng không để cho những

người tiêu dùng hiện có của mình chuyển sang phần thị trường tiêu thụ của đối

thủ cạnh tranh thì q trình đó được gọi là duy trì ổn định thị trường Còn mở

rộng thị trường tiêu (hụ sản phẩm của doanh nghiệp là quá trình mở rộng hay

tăng khối lượng khách hàng và lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp bằng

cách xâm nhập vào thị trường tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh, lôi kéo những

người tiêu dùng hiện tại của đối thủ cạnh tranh sang thị trường tiêu thụ của mình,

và kích thích lơi kéo những khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của mình

1.5.2 Sự cần thiết phải mở rộng thị trường

Đối với doanh nghiệp, thị trường luôn ở vị trí trung tâm, thị trường có sức

ảnh hưởng mạnh mẽ đến từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tìm được một chỗ đứng của mình trên thị trường là vô cùng quan trọng Doanh

nghiệp tìm được chỗ đứng tức là các sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận, được tiêu dùng rộng rãi và ngày càng phổ biến trên thị trường Để làm

được điều đó doanh: nghiệp phải làm công tác mở rộng thị trường

Mỡ rộng thị trường tiêu thụ rất cần thiết cho một doanh nghiệp Nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, những tiến bộ khoa học, những công nghệ sản xuất hiện đại đã khiến cho sự cạnh

tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt Bất kì doanh nghiệp

nào cũng vậy, nếu biết nhạy bén, phát hiện ra xu thế của thị trường một cách kịp

thời, biết vươn lên chiếm lĩnh, làm chủ thị trường thì có thể đứng trên đỉnh cao

'tcủa sự thành cơng Cịn nếu không nắm bắt được thị trường thì doanh nghiệp sẽ

đứng trên bờ vực của sự phá sản

Trang 18

Thị trường phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường

càng rộng lớn thì khả năng quay vịng vốn, khả năng tích lũy, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, khả năng mở rộng quy mô, gia tăng các chủng loại mặt

hàng mới duy trì thị trường càng lớn, đảm bảo tính liên tục của sản xuất kinh

doanh càng lớn, điều đó có nghĩa là sự an toàn trong kinh doanh của doanh

nghiệp càng cao

Mục tiêu của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận Thị trường quyết định lợi nhuận của đoanh nghiệp Vì vậy, họ luôn cố gắng xác định nhu cầu của khách

hàng qua các yếu tố của thị trường như cung, cầu, giá cả để nhằm mục đích

cuối cùng là tối đa hố lợi nhuận Có nhiều cách đẻ gia tăng lợi nhuận, nhưng

trong điều kiện có nhiều sản phẩm cạnh tranh nhau trên thị trường, thì cách tốt

nhất là doanh nghiệp phải mở rộng thị trường nghĩa là cố gắng tiêu thụ thêm

nhiều hàng hoá, thu hút thêm nhiều khách hàng mua và tiêu dùng sản phẩm của

mình

Mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp phát triển ôn định, tăng thị phần,

nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới Nhất là

trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thị trường trong nước, khu vực, và thế giới

có nhiều biến động, muốn tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và mở rộng thị trường của mình Khi sản phẩm của doanh

nghiệp được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì uy tín của doanh nghiệp sẽ ngày

càng tăng và càng tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp

1.6 Noi dung mở rộng thị trường của doanh nghiệp

Việc mở rộng thị trường có thể thực hiện theo hai cách là mở rộng theo chiều sâu và mở rộng theo chiều rộng

1.6.1 Mở rộng thị trường theo chiều rộng

Mở rộng thị trường theo chiều rộng là việc doanh nghiệp thực hiện xâm

nhập vào thị trường mới, thị trường mà người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm của doanh nghiệp Thực chất là tăng số lượng người tiêu đùng hàng hoá nhằm tăng doanh số và doanh thu bán sản phẩm để từ đó thu về lợi nhuận tối đa Nó

địi cơng tác nghiên cứu thị trường phải chặt chẽ, cẩn thận, tỷ mỷ bởi vì thị

trường hàng hoá đầy biến động và tiêu dùng ngày càng cao Gồm các hình thức:

Mở rộng thị trường theo vùng địa lý tức là mở rộng thị trường theo khu vực địa lý hành chính Việc mở rộng theo cách này làm cho số lượng người tiêu

Trang 19

thụ tăng lên, bàng hoá được bán nhiều hơn Tuy nhiên để hàng hố có thể tiếp

cận được người tiêu dùng và thích ứng được thì phải có một khoảng thời gian

nhất định để tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, điều kiện thu nhập, sự bố trí dân

cư, phong tục tập quán, đối thủ cạnh tranh và bố trí mạng lưới tiêu thụ tối ưu

nhất

Mở tộng thị trường tính đến thời vụ của sản phẩm Khi một sản phẩm ra ta phải tính đến chu kì sống của sản phẩm Mà chu kì sống của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào tự nhiên Mà từng khu vực có điều kiện tự nhiên khác nhau tạo ra tính

thời vụ của sản phẩm

Mở rộng thị trường theo đối tượng người tiêu dùng tức là có thể khuyến

khích, kích thích các nhóm hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang ding sir

dụng mặt hàng của ngành mình, hoặc khuyến khích những khách hàng chưa

quan tâm đến sản phẩm sử dụng

1.6.2 Mở rộng thị trường theo chiều sâu

Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc doanh nghiệp khai thác tốt hơn

thị trường hiện có của doanh nghiệp, tiến hành phân đoạn, cắt lớp thị trường, cải

tiến hệ thống phân phối, thực hiện chính sách sản phẩm, giá, dịch vụ sau bán

hàng để người tiêu dùng sẵn sàng mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp Gồm

các hình thức:

Xâm nhập sâu hơn vào thị trường: Đây là hình thức dựa trên cơ sở khai thác tốt hơn những hàng hoá hiện tại trên thị trường hiện tại nhằm mục đích giữ

vững lượng khách hàng hiện tại của doanh nghiệp Tuy thuộc quy mô thị trường, hiện tại mà doanh nghiệp lựa chọn chiến lược xâm nhập sâu vào thị trường cho phù hợp

Da dang hoá sản phẩm: Do xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng (tăng, sản phẩm càng phải được cải tiến để phù hợp với thị hiếu người

tiéu ding

Phân đoạn lựa chọn thị trường mục tiêu: Các nhóm người tiêu dùng có thể

hình thành theo các đặc điểm khác nhau tâm lý, trình độ, tuổi tác, giới tính, sở

thích mỗi nhóm khách hàng khác nhau quan tâm tới đặc tính khác nhau của

sản phẩm Vì vậy mỗi doanh nghiệp đều phải tập trung nỗ lực để thoả mãn nhu

cầu đặc thù của mỗi nhóm khách hàng, khai thác tốt thị trường trọng điểm nhằm

thu được lợi nhuận tối đa

Trang 20

Phát triển kênh phân phối tức là phải tổ chức mạng lưới tiêu thụ, kênh

phân phối hảng hoá đầy đủ hoàn hảo cho đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng Thông qua hệ thống kênh phân phối và đường dây tiêu thụ sản phẩm được quản lý chặt chẽ, thị trường sản phẩm sẽ có khả năng phát triển và đảm bảo người tiêu

dùng được tiếp cận mức giá tối ưu do doanh nghiệp đặt ra mà khơng phải chịu

thêm chỉ phí nào khác Hệ thống tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng bao nhiêu thì khả năng mở rộng thị trường càng lớn bấy nhiêu

Phát triển ngược là cách thức mở rộng thị trường bằng cách vừa cùng lúc khống chế đường đây tiêu thụ vừa đảm bảo nguồn cung cấp ổn định Tuy nhiên mô hình này rất khó thực hiện

Trang 21

CHƯƠNG 2

DAC DIEM CO BAN CUA CONG TY 2.1 Giới thiệu chung về công ty cỗ phần dược phẩm Nam Hà 2.1.1 Khát quát về công ty cỗ phần dược phẩm Nam Hà

Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà là một Công ty hoạt động trong lĩnh

vực sản xuất được phẩm Công ty được thành lập theo quyết định số 2199 ngày

19/12/1999 của ƯBND tỉnh Nam Định

Tên công ty: Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

Tên giao dich: Nam Ha Pharmaceutical Joint Stock Company

Tên viết tit: NAMHA PHARMA

Biểu tượng của công ty:

NAMHA PIATSCA 'Trụ sở chính: 415 Hàn Thuyên ~ Thành phố Nam Định Vốn điều lệ: 52 tỷ đồng Vốnthựcgóp: 52tÿ đồng Website: hftp:// www.namhapharrna.com.vn

Giấy chứng nhận đăng kí Kinh doanh số 703000004 đăng kí lần đầu ngày 28

tháng 8 năm 2000, đăng kí thay đổi lần thứ 10 ngày 18 tháng 8 năm 2009

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Cùng với sự phát triển của các công ty trong cả nước nói chung và trên địa

bàn tỉnh Nam Định nói riêng, Cơng ty cổ phần dược phẩm Nam Hà đã có những bước hình thành và phát triển đáng tự hào

Tiền (hân của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà là công ty Hà Nam

Ninh Ngày 21/3/1979, Công ty dược phẩm Nam Hà được sát nhập từ 3 đơn vị:

Công ty dược phẩm Hà Nam Ninh, Công ty dược liệu Hà Nam Ninh, và xí

nghiệp được phẩm Hà Nam Ninh thành Xí nghiệp liên hợp dược Hà Nam Ninh

Theo quyết định số 547 QĐUB ngày 20/11/1992 tỉnh Hà Nam Ninh được

tách thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Nam được

thành lập lại và đổi tên thành Công ty dược phẩm Nam Hà - Trụ sở chính là 415

Hàn Thuyên- TP Nam Định

Trang 22

Ngày 24/5/1995 Công ty được cấp giấy phép số 2141023/GP giấy phép

xuất nhập khẩu trực tiếp và lấy tên là Namhapharma, Công ty được mở chỉ

nhánh tại 96 Thái Hà - Quận Đống Đa ~ TP Hà Nội

Tháng 8/1997 Công ty được cấp giấy phép số 1877/GP-UB giấy phép

hoạt động mở chỉ nhánh tại 58/1 Phạm Ngọc Thạch - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh

Ngày 29/12/1999 theo quyết định số 2199 Công ty cổ phần dược phẩm

Nam Hà được UBND tỉnh Nam Định chuyển về từ doanh nghiệp Nhà nước

Công ty được phẩm Nam Hà

Ngày 1/1/2000 Công ty dược phẩm Nam Hà chuyên từ hình thức doanh

nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần Bắt đầu từ dây Công ty đổi tên thành

là 52 tỷ đồng Trong đó: - Vốn cổ đông trong Công ty với giá trị 36,4 tỷ đồng

chiếm 70%

Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà với số vốn

- Vốn cổ đơng ngồi công ty chiếm 0%

- Vốn nhà nước với giá trị 15,6 tỷ đồng chiếm 30%

'Từ khi thành lập và hoạt động theo mơ hình mới đến nay, Công ty đã tỏ ra

nhiều mặt ưu điểm rõ rệt Ngày càng có nhiều mặt hàng trên toàn quốc, xây dụng thành công đây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP, xây dựng được phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn GI.P và xu hướng tiến tới ISO 9000 đang là mục tiêu phấn đấu của Công ty Công ty đã được Bộ y tế cấp giấy phép sản xuất

gần 100 sản phẩm thuốc các loại, hiện có khoảng hơn 70 sản phẩm của Công ty

đang lưu hành trên toàn quốc

2.1.3 Ngành nghề kinh đoanh

Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà là một đơn vị hạch toán kinh tế độc

lập trực thuộc Sở y tế Nam Định, có tư cách pháp nhân, có con dầu riêng và đăng

kí tài khoản tại ngân hàng với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh thuốc

chữa bệnh phục vụ cho sức khoẻ đời sống, nhân dân trên địa bàn Nam Định nói

riêng và trên địa bàn cả nước nói chung

Nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh: thuốc thành phẩm, nguyên liệu liệu làm thuốc, được liệu, các loại thuốc

đông y, tân dược, vacxin, hoá chất được liệu, các loại tỉnh dẫu, dụng cụ y tẾ Đồng thời Công ty đang từng bước phát triển sang lĩnh vực hoá mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thực phẩm chức năng Sản phẩm của Công ty bao gồm các loại hàng

Trang 23

như: Bê phế Nam Hà chỉ khái lộ, Codi - B, Kalion, Vitamin 3B, Bổ thận âm, các

loại sỉ rô, Berberin BM, Philatop 2.1.4 Phạm vi hoạt động của Công ty

Sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ trong nước Sản phẩm của công ty tại trụ sở chính, các chỉ nhánh tại thành phố Hà Nội, tại thành phố Hồ

Chí Minh, tại Đà Nẵng và các cửa hàng trên tồn quốc ln chiếm lĩnh thị

trường với giá thành phù hợp, sản phẩm chất lượng cao, tạo được niềm tin đối

với quần chúng

Công ty đang tìm hướng mới để đưa mức xuất khẩu lên mức cao hơn với

các thị trường như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Mianma, lrắc, Nga

2.2 Tình hình lao động và tỗ chức quản lý của Cơng ty

2.2.1 Tình hình lao động của Công ty

Tình hình lao động của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà được thể

hiện ở biểu 2.1

Biểu 2.1: Cơ cấu lao động của công ty trong 3 năm 2007-2009

a ] Năm2009 | Chỉ tiêu Sốlượng | _ sy | Tỷ trọng (%) | (người) | Tổng CBCNV | 70 [100 : Nam j 298 39,21

| theo gisitinh Ae? 6ˆ | | —

| Nữ ị 462 j 6079 i Dusi30—| 247 | 325 | | Theo độ tuổi Từ 30-50 “473 62,2 | | |Trêns0 — —” 40 53 | | Dai hoe 159 209] Trung cấp 152 20

| Theo trinb 6 Pho thong 55 1,2

Sơ cấp “304 519 — —|

Theo mỗi quan hệ quá | LÐ trực tiếp _ 601 791 —| trình sản xuất LD gian tiép 159 209 |

Ngn: Phịng tơ chức hành chính

Trang 24

Thơng qua bang số liệu 2.1 ta có một số nhận xét về tình hình lao động

của công ty cỗ phần dược phẩm Nam Hà:

Tính đến thời điểm 31/1/2009, số lượng lao động của công ty là 760 người Như vậy số lượng lao động trong ba năm của công ty có biến động Mặc đù biến động không lớn nhưng cũng cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư tăng

lao động

Trong bảng cơ cấu lao động ta thấy trong 3 năm lực lượng lao động nữ của công ty chiếm tỷ lệ khá cao (trên 60%) trong tổng số lao động tồn cơng ty

Điều này cũng là hợp lý bởi vì cơng ty là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh nhưng sản xuất là sản phẩm dược phẩm (cơng nghiệp nhẹ) Ngồi ra thuốc còn là

mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người nên

yêu cầu đội ngũ nhân viên bán hàng phải hết sức thận trọng trong việc bán thuốc Vì vậy số lượng cán bộ lao động nữ trong hệ thống nhân viên lớn là điều dễ hiểu

Lực lượng lao động từ độ tuổi 30-50 chiếm tỷ trọng lớn trong công ty

(chiếm hơn 62%), Điều đó cho thấy lực lượng lao động trong công ty đa số là

người có kinh nghiệm, làm việc lâu năm Bên cạnh đó đội ngũ lao động trẻ cũng

không ngừng tăng và chiếm tỉ lệ khá cao Năm 2009, đội ngũ lao động dưới 30 chiếm tới 32,5 % tổng số lao động Điều đó chứng tỏ công ty đã chú trọng quan tâm đến việc trẻ hoá đội ngũ lao động Đây là điểm mạnh của công ty Lực lượng

lao động trẻ sẽ là đội ngũ tiên phong trong việc áp dụng những thành tựu khoa

học công nghệ mới vào sản xuất, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường của công ty Xu hướng sử dụng nhiều lao động trẻ có trình độ chun mơn nghiệp vụ ở các doanh nghiệp ngày càng cao do lực lượng này nhanh chóng hoà nhập hơn

với phương thức sản xuất kinh doanh hiện đại

Công ty cỗ phần dược phẩm Nam Hà là công ty sản xuất kinh doanh được phẩm có quy mơ lớn với tổng số lao động là 760 người, trong đó lực lượng lao

động sơ cấp chiềm tỉ lệ cao (51,9%) chủ yếu làm việc ở các xưởng sản xuất Đội

ngũ lao động phổ thông cũng chiếm một tỉ lệ nhất định trong cơ cấu lao động (7,2%) nhằm đảm nhận các công việc khơng mang tính phức tạp cao như: bảo

vệ, phục vụ, vận chuyển, bốc đỡ hàng Số lượng cán bộ có trình độ đại học chỉ

chiếm 20,9%, trong đó cán bộ có trình độ trên đại học và được sĩ đại học chỉ có

25 người được trải đều trên các phòng ban, chỉ nhánh, hiệu thuốc Đây là một

Trang 25

điểm yếu về nhân lực mà công ty cần phải quan tâm và cần có những chính sách

đào tạo và bổ sung một cách hợp lý

Lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng Đặc biệt là lao động

trực tiếp chiếm tỉ lệ cao trong công ty (khoảng 79%) Họ là lực lượng quan trọng

trong việc trực tiệp tao ra sản phẩm, vận hành máy móc kĩ thuật, bán hàng Tuy

nhiên đa số lao động trực tiếp này có trình độ thấp, vì vậy công ty cần phải đào tạo thêm nhằm nâng cao tay nghề cho họ Đội ngũ lao động gián tiếp chiếm tỉ lệ

nhỏ hơn (khoảng 20%) nhưng lại giữ vai trò hết sức quan trọng Họ có trình độ

chun mơn về các lĩnh vực tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, kỹ thuật

công nghệ Do đó họ sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý sản xuất, thực

hiện hoạt động thu mua, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá, giúp cho

quá trình sản xuất được tiến hành liên tục 2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức theo mơ hình trực tuyến chức năng gồm:

- Đại hội đồng cỗ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết

định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định

đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty do Đại hội

đồng cổ đơng bầu ra, có nhiệm vụ báo cáo trước Đại hội đồng cỗ đông tình hình

kinh doanh, phân phối lợi nhuận, phương hướng hoạt động kinh doanh công ty

Hiện tại Hội đồng quản trị có 7 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng

quản trị, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và 5 thành viên có nhiệm kỳ là 5 năm

~ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra, có nhiệm

vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh Hiện tại Ban kiểm sốt cơng ty gồm 5 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ là 5 năm

ø giám đốc: Có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Tổ chức và triển khai thực biện các quyết định của Hội đồng quản trị, kế hoạch kinh doanh, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý

nội bộ công ty theo đúng điều lệ

- Phó Tổng giám đốc bán hàng và Marketing: Tổ chức phát triển mang lưới khách hàng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và

tiếp thị, quản lý thống nhất hệ thống phân phối sản phẩm

Trang 26

So dé 2.1: Co cdu tổ chức của công ty cô phân được phẩm Nam Hà

ĐẠI HỘI ĐÔNG CỎ ĐÔNG

|

HOI DONG QUAN TRI |« -| BAN KIÊM SỐT

Ỉ T.GIÁM ĐÓC ĐIỀU HÀNH

PTGĐSảnxuất& PTGD quan ly PTGD bin hang Phòng tài

Chất lượng GMP 7 va marketing chính kế tốn Các dự án Phịng n GMP va GSP cung ứng Tổng Kho Chỉ nhánh HN vật tự Phân xưởng Ì Chỉ nhánh NÐ a Phòng tổ

Phan xưởng 2 Phòng kiểm tra a eee chà)

chất lượng Chỉ nhánh chil

> Tp.HCM

Phân xưởng 3

Phòng marketing

Phân xưởng Phòng nghiên cứu phát triển

> Phan xudng 6 Phòng bán hàng

Phân xưởng cơ ly! bảo chất lượng

điện hơi

Quan hệ tham mưu chức nắng

Quan hệ kiểm tra

Quan hệ trực tuyến 20

Trang 27

- Phó Tổng giám đốc sản xuất: Phụ trách chung các công việc về kỹ thuật

và sản xuất

- Phó Tổng giám đốc phụ trách GMP: Có trách nhiệm đảm bảo được

phẩm sản xuất phù hợp với luật và các quy chế của Bộ y tế ban hành và phù hợp

với các tiêu chuân kỹ thuật đã được thiết

- Phịng tổ chức hành chính: Là phịng có chức năng tham mưu đề xuất

với Giám đốc để xem xét quyết định về tổ chức mơ hình bộ máy, đào tạo, tuyển

dụng, bố trí cán bộ

- Phịng tài chính - kế toán: Chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới kế toán, quản lý tài sản, tiền vốn, hàng boá, đúng chính sách, pháp luật Nhà nước

~ Phịng marketing: Có nhiệm vụ nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty nhằm làm tăng giá trị thương hiệu của công ty

- Phòng cung ứng vật tư: Đề xuất các kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm theo nhu cầu của thị trường và năng lực của công ty

~ Tổng kho: Tổ chức nhập, xuất, quản lý vật tư, tài sản, hàng hố nhanh chóng thuận tiện nhất cho sản xuất

- Phòng đảm bảo chất lượng: Chịu trách nhiệm soạn thảo các quy trình chất lượng, kiểm tra, các quy trình thao tác chuẩn, thanh tra quả trình sản xuất tại các phân xưởng trong công ty, kiểm sốt mơi trường sản xuất GMP

~ Phòng kiểm tra chất lượng: Có chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, các tiêu chuẩn, kiểm tra sự phù hợp của các nguyên liệu, bán thành phẩm hay

thành phẩm có trong các quy trình sản xuất của công ty

- Phòng nghiên cứu và phát triển: Đề xuất các chương trình, giải pháp đổi

mới dây chuyền công nghệ, mẫu mã quy cách đóng gói sản phẩm Cho ra nhiều sản phẩm mới chất lượng tốt với sức cạnh tranh cao trên thương trường

ác chỉ nhánh: Tổ chức kinh doanh và phân phối các mặt hàng do công

ty sản xuất, các mặt hàng nhập khẩu; xuất khẩu, tổ chức nghiên cứu các mặt

hàng mới, thực hiện các thủ tục đăng ký lưu hành

- Các hiệu thuốc trực thuộc: Có chức năng đáp ứng nhu cầu thuốc, thiết bị

y tế trong việc phòng và chữa bệnh cho các đối tượng

- Các phân xưởng: Trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng thuốc hoặc hỗ trợ

quá trình sản xuất chỉ tiết theo từng phân xưởng

+ Phân xưởng I: Chịu trách nhiệm sản xuất các loại thuốc đông được

Trang 28

+ Phân xưởng II: Chịu trách nhiệm sản xuất thuốc tân được

+ Phân xưởng II: Chịu trách nhiệm sản xuất thuốc

+ Phân xưởng V : Phân xưởng sủi, sản xuất viên nén đông dược

+ Phân xưởng VI: Phân xưởng xốp ren ( Sản xuất viên nang mềm)

+ Phân xưởng cơ điện - Hơi: Đảm bảo điện nước, sửa chữa máy móc thiết

bị cho công ty hoạt động bình thường

2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Đặc điểm cơ sở vật chất của công ty được thể hiện trên biểu 2.2

Biểu 2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật (tính đến ngày 31/12/2009)

ĐVT: nghìn đồng Tỉ lệ giá

TT | Tén tai san | Nguyên giá | TT(%) | Gid tri con lai trị còn lại '

ÍI |Nhacira,kién tric [25135714 [20,45 [16.489 588 65.6 [2 (May moc,thiét bi | 76.457.612 [62,22 |43502498 [56,9

l3 Phuong tién van tai | 4.986.205 | 405 [1691324 - =

|4 |Thiétbi van phong | 10.389.159 [8,45 4.181.974 140,25

5 [TSCĐ khác 5.901.181 [483 3.927.055 66,55

‘ong = "| 122.869:871 [100 69.792.439 56,8

Ngn: Phong tổ chức hành chính Qua biểu 2.2 ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty tương đối lớn bao

gồm trụ sở chính của công ty nằm trên diện tích 24851m”, một trung tâm thương mại, các phân xưởng sản xuất thuốc, các dây chuyền công nghệ hiện đại máy ép

vi, máy bao phim, quyền sử dụng đất, bản quyền phát minh sáng chế Tổng giá trị tài sản ban đầu là hơn 122 tỷ đồng Do công ty hoạt động cả trong lĩnh vực

sản xuất lẫn kinh doanh thương mại nên vừa phải có nhà kho, nhà xưởng, máy

móc thiết bì phục vụ cho hoạt động sản xuất vừa phải xây dựng văn phòng,

nhà khách, trung tâm thương mại, đại lý phục vụ cho việc kinh doanh, giao dịch bán hàng, giới thiệu sản phẩm Giá trị còn lại của tài sản là gần 70 tỷ

đồng Nhìn chung cơ cấu tài sản giá trị còn lại của tài sản khá lớn (vẫn trên

50%), mức khấu bao thấp, chất lượng vẫn khá đảm bảo Trong tất cả các tài sản

thì thiết bị văn phòng và phương tiện vận tải là khấu hao nhiều nhất Do trong

năm tới công ty dự định thay đổi điện mạo bằng việc đầu tư nhiều vào nhà

Trang 29

xưởng, máy móc và đặc biệt là các phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng

hiện đại hơn, nên trong năm nay công ty đã mạnh dạn khấu hao nhanh đối với một số thiết bị văn phòng và phương tiện vận tải dé thu hồi vốn vó định tránh bị

hao mịn vơ hình Tài sản cố định khác của công ty bao gồm chủ yếu tài sản vơ

hình là các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, các bản quyền sáng chế công

ty tự phát minh hay mua lại Các tài sản này vẫn còn giá lớn, sử dụng được nhiều năm nữa Chúng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (4,83%) nhưng có vai trị vơ cùng quan

trọng việc sản xuất kinh doanh của cơng ty

2.4 Tình hình vốn và nguồn vốn của cơng ty

Tình hình vốn sản vốn sản xuất của công ty được thẻ hiện ở biểu 2.3

Thông qua biểu 2.3, ta thấy nguồn vốn của Công ty đều tăng qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 103,74% Trong đó, vón lưu động luôn chiếm tỉ lệ cao hơn vốn cố định Trong khi tỷ trọng vốn có định tăng dần qua các năm thi tỷ trọng vốn lưu động lại giảm đi một lượng như thế Điều đó chứng tỏ Cơng

ty ln quan tâm đến trang thiết bị, máy móc, cơng nghệ, nhà xưởng để năng cao

năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh Đối với một doanh nghiệp vừa sản

xuất, vừa kinh doanh như công ty dược phẩm Nam Hà thì tỷ trọng vốn cô định

và lưu động như vậy là khá hợp lý

'Về nguồn vốn của Công ty, ta thấy nguồn vốn tăng dần qua các năm, với

tốc độ phát triển bình quân là 103,74% Nguồn vốn tăng do công ty kinh doanh

tốt và tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất Trong cơ cầu nguồn vốn, thì khoản nợ

phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn khoản vốn chủ sở hữu Tuy nhiên sự chênh lệch

tỷ trọng này là không cao và có xu hướng giảm theo hướng tăng tỷ trọng, vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng nợ phải tra trong tổng cơ cấu nguồn vốn Công ty đã cố

gắng giảm các khoản nợ phải trả đồng thời tích cực huy động các nguồn vốn từ

các cổ đông và các nhân viên trong công ty Điều này đã chứng tỏ tình hình huy

động các nguồn vốn của công ty là tương đối tốt, khả năng tự tài trợ của công ty

tăng lên, có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 31

2.5 Những thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển của công ty

2.5.1 Thuận lợi

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, hiệu quả, khơng có sự

chồng chéo giữa các phòng ban, đảm bảo tính độc lập tuơng đối của từng phòng,

mặt khác lại tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban

Đội ngũ lao động của công ty khá đông đảo đặc biệt là tỷ lệ lao động trẻ

Lực lượng lao động này sẽ là đội tiên phong của công ty trong việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai, họ nắm bắt nhanh chóng các ứng dụng khoa học, các phương pháp làm việc mới và có tính ki luật cao Ngồi ra

cơng ty cịn có đội ngũ cán bộ thị trường có kinh nghiệm, trình độ và hiểu biết

rất rõ về thị trường sản phẩm Đội ngũ này sẽ giúp công ty nắm bắt được xu

hướng thị trường và từ đó đưa ra các chiến lược sản phẩm phù hợp

Thị trường công ty khá rộng lớn, khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi tỉnh Nam Định mà trải dài ra khắp các tỉnh thành trong cả nước

Công ty luôn kịp thời đầu tư các máy móc, thiết bị mới biện đại, đáp ứng

đủ các tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ y tế như GLP, GMP, GSP, GDP Và công ty cũng được các tổ chức của Pháp công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Các sản phẩm của công ty rất đa dạng bao gồm cả các mặt hàng đông

dược lẫn tây dược, chất lượng tốt, chính sách giá đưa ra phù hợp với mọi đối

tượng Sản phẩm của công ty đã tạo được tin tưởng ở khách hàng, nhiều năm liền hàng của cơng ty được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, nằm

trong tốp 100 đoanh nghiệp mạnh Việt Nam

2.5.2 Khó khăn

Trong q trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng có rắt nhiều khó khăn tồn tại mà công ty phải khắc phục

Đội ngũ lao động đồi dào nhưng số cán bộ có trình độ cao cịn ít Đặc biệt là đội ngũ cán bộ thị trường còn rất mỏng, chưa đủ để đi sâu nghiên cứu được tất

cả các thị trường trong nước mà chỉ tập trung được ở một khúc thị trường nhất

định

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty sản xuất được phẩm Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ với mặt hàng thuốc trong nước mà với các thuốc ngoại nhập, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi nước ta đã gia

nhập WTO Không những thế công ty còn gặp phải sự cạnh tranh không lành

Trang 32

mạnh từ những đối thủ khác Do vậy công ty sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể

đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trường

Mặt khác, ở Việt Nam tâm lý chuộng thuốc ngoại đang là rào cản lớn gây khó khăn đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơng ty

Ngồi ra do bất ổn của thị trường mà giá cả một số loại nguyên liệu đầu

vào tăng khiến công ty gặp khó khăn trong việc sản xuất và ảnh hưởng đến giá cả của một số loại mặt hàng, đặc biệt là hàng đông được

2.5.3 Những phương hướng phát triển

- Phấn đấu đưa công ty cổ phần được phẩm Nam Hà trở thành một đơn vị

phát triển lớn mạnh có khả năng đứng vững trên thị trường và có thể xếp trong Top 5 công ty dược phẩm hàng đầu toàn quốc vào năm 2020

~ Xác định nhóm hàng đơng dược và chương trình quốc gia là mũi nhọn

kinh tế

- Quan tâm đến công tác khoa học kỹ thuật, ưu tiên cho việc nghiên cứu

sản phẩm mới có hiệu quả; tăng cường hợp tác với các công ty trong và ngoài

nước, các trường Đại học và Viện nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới có

cơng nghệ cao

- Củng cố, phát triển và mở rộng mạng lưới bán hàng Xây dựng và áp

dụng hệ thống phân phối và bán hàng chuyên nghiệp trong toàn quốc

~ Mở rộng thị trường nước ngoài đặc biệt xuất khẩu sang các nước kém

phát triển

- Xây dựng đội ngũ lao động của cơng ty có thể đảm đương các nhiệm vụ

của hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đại với năng suất, chất lượng và hiệu

quả Đồng thời hoàn thiện quy chế lương, thưởng, kết hợp với khích lệ về mặt tỉnh thần để khuyến khích người lao động, nhất là những lao động có trình độ chun mơn và tay nghà cao, gắn bó chặt chẽ hơn và đóng góp nhiều hơn cho

cơng ty

Trang 33

CHUONG 3

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIEU THY SAN PHAM

CUA CÔNG TY DUQC PHAM NAM HA

3.1 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty

Công ty cổ phần được phẩm Nam Hà với tên thường gọi Namha Pharma

đã được người tiêu dùng và ngành y dược trong nước biết đến như là một trong

những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc đặc biệt là các mặt hàng thuốc đông được Các sản phẩm đông được của công ty có thuận

lợi là đều sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên nên hầu như

không gây tác dụng phụ

Xét về khía cạnh chung của sản phẩm, sản phẩm của Công ty là một loại

hàng hoá đặc biệt dùng để đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh, nâng cao sức

khoẻ của nhân dân Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng của con người vì vậy nó chỉ được dùng khi có sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn

như bác sĩ, được sĩ, trừ một số loại thuốc không cần kê đơn như vitamin, thuốc

bổ, thực phẩm chức năng Việc sử dụng loại thuốc nào, số lượng bao nhiêu,

cách thức sử dụng ra sao thì lại không phải do người bệnh tự quyết định mà lại

được quyết định bởi thầy thuốc và người tiêu dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt

Yếu tố quyết định để người tiêu dùng mua thuốc không phải là giá cả mà là yếu tố bệnh tật, ngoài ra còn phụ thuộc vào kĩ thuật điều trị, trình độ của nhân viên y

tế và khả năng chỉ trả của bệnh nhân

Thuốc là loại hàng hoá đặc biệt có liên quan đến tính mạng con người nên

việc sản xuất thuốc không thẻ tuỳ tiện, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng và

tuân thủ nghiêm ngặt các tiều chuẩn của Bộ Y Tế

Sản phẩm thuốc chữa bệnh chỉ có một loại phẩm cấp là loại I nhà nước

không cho phép lưu hành thuốc thứ phẩm “Thuốc chữa bệnh có thời gian sử dụng nhất định và địi hỏi cơng tác bốc đỡ, vận chuyển, bảo quản phải cần thận, chu

đáo, khoa học

Mỗi loại thuốc có một tác dụng khác nhau theo từng loại bệnh nên chủng

loại thuốc trên thị trường rất phong phú Tuy nhiên mọi sản phẩm trước khi được

tung ra thị trường đều phải được sự cho phép lưu hành của Bộ Y Tế

Trang 34

Không chỉ đóng vai trị là một doanh nghiệp sản xuất mà Công ty được

phẩm Nam Hà còn là một doanh nghiệp thương mại trong việc phân phối dược

nên sản phẩm của công fy bao sồm cả đông được và tây dược

Cơng ty có 278 sản phẩm được Cục Quản lý Dược cấp số đăng ký, các sản phẩm đa dạng về thành phần, phong phú về chủng loại từ dạng thuốc nước,

thuốc ống uống, kem mỡ, thuốc cốm bột, thuốc viên nén, viên sủi bọt, viên nang,

và cao đơn Trong đó có 15 loại sản phẩm là sản xuất nhượng quyền của các tập

đồn cơng ty lớn ở nước ngoài như: AQP (Mỹ), Helm Germany, Softeaps Private

limited (An D6), Korea Arlico Pharm Co Ltd (Han Quéc), hợp tác với trường

Dai học Dược Hà Nội, viện Dược liệu Một số sản phẩm đã trở nên quen thuộc với khách hàng như: Thuốc ho bổ phế Nam Hà, Nam Hà Bổ phế chỉ khái lộ,

'TThuốc chống hăm trẻ em Skinbibi, Thuốc chống giữn quả núi dành cho trẻ em Xét về góc độ cạnh tranh, sản phẩm của Công ty luôn tạo được uy tín trên

thị trường Sản phẩm của công ty được sản xuất trên đây chuyển hiện đại, tuân

thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sản xuất của Bộ Y Tế như GMP, GLP, GSP, ISO 9001:2000 Với chất lượng cao và ổn định, mẫu mã đẹp do đó ln được khách

hàng tín nhiệm sử dụng Nhiều năm liền sản phẩm được người tiêu dùng bình

chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao

3,2 Kết quả hoạt động kinh đoanh của công ty 3.2.1 Kết quả kinh doanh theo chỉ tiêu hiện vật

Chỉ tiêu về mặt hiện vật cho ta biết khối lượng từng loại sản phẩm mà công ty sản xuất và kinh doanh trong 3 năm 2007-2009

Kết quả kinh doanh theo chỉ tiêu hiện vật được thể biện ở biểu 3.1:

Công ty sản xuất và kinh doanh rất nhiều mặt hàng, nhưng trong khuôn khổ để tài này, em chỉ tập trung nghiên cứu một số sản phẩm tiêu biểu

Qua biểu 3.1 ta thấy các mặt hàng tiêu thụ của cơng ty nhìn chung là khá phong phú và khối lượng tiêu thụ từng mặt hàng là tương đối lớn

Các sản phẩm tiêu biểu của công ty được phân làm hai loại là hàng sản xuất và hàng kinh doanh Trong đó mỗi loại lại được chia thành nhiều nhóm

Hàng sản xuất của công ty bao gồm các nhóm thuốc đơng dược, nhóm thuốc tây

được với các loại chính là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chữa

tai mũi họng, chất khoáng và vitamin, thuốc cho các chương trình quốc gia

Trang 36

Nhóm thuốc đơng dược là một thế mạnh của công ty bao gồm các sản

phẩm Bồ phế Nam Hà chỉ khái lộ, Thuốc ho bổ phế Nam Hà, Hoàn phong thấp,

Bồ thận âm, Nhóm thuốc uống tiêu độc Tốc độ phát triển bình quân của nhóm hàng này đạt 137,52% So với các thuốc tân được có cùng công dụng, hầu hết

các sản phẩm đông dược của công ty được sản xuất từ được liệt

nên ít không

gây tác dụng phụ Sản phâm đông được của công ty ngày càng được ưa thích bởi

chất lượng đảm bảo mà giá thành lại rẻ Khối lượng thuốc mỗi năm tiêu thụ được

là rất lớn Trong nhóm hàng này, nhóm sản phẩm thuốc uống tiêu độc có tốc độ

tiêu thụ thấp nhất (131,46%) nhưng mức tiêu thụ cũng đạt bình quân gần 180

triệu sản phẩm mỗi năm Sản phẩm được sản xuất từ những lồi thảo mộc có sẵn

trong thiên nhiên như sài đất, kim ngân nên rất lành tính và có độ tin cay Voi chức năng giải nhiệt độc, tiêu viêm sử dụng được cho cả người lớn lần trẻ em, nên sản phẩm rất được ưa chuộng Sản phâm Bổ phế Chỉ Khái lộ Nam Hà và

Thuốc ho bổ phế Nam Hà là một trong những sản phẩm chính tạo nên tên tuổi

của công ty Số lượng tiêu thụ của những sản phẩm này là rất lớn, tốc độ phất triển bình quân đều đạt trên 135% Tuy nhiên số lượng tiêu thụ sản phẩm Bê phế dạng siro có biến động qua các năm Nguyên do là trong thời gian này trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc ho dạng siro của các nhãn hiệu nỗi tiếng

cạnh tranh như Bạch Ngân PV của công ty dược Phúc Vinh, thuốc ho PH của Đơng Dược Phúc Hung Ngồi ra còn do sản phẩm của công ty bị các cở sở sản

xuất thuốc nhỏ khác làm nhái với mẫu mã, bao bì y hệt nhưng giá lại rẻ hơn Thuốc ho bố phế dạng viên vẫn tăng mạnh do tính thuận tiện của nó so với dạng, siro Vì được đóng gói theo dạng vỉ nên rất nhỏ gọn có thể mang đi dễ dàng Sản

phẩm thuốc ho dạng viên ít có sản phẩm cạnh tranh, lại ít bị làm nhái và đặc biệt

là có vị ngọt, dùng được cho cả người lớn lẫn trẻ em nên rất được ưa chuộng

Nhìn chung các mặt hàng đông dược của công ty rất đa dạng lại nắm bắt

được thị trường nên số lượng tiêu thụ được rất lớn, là một trong những nhóm hàng chủ chốt của công ty

Về mặt hàng thuốc tây dược, nhìn chung mặt hàng này có thị trường tiêu

thụ lớn nhưng ở một số nhóm có sự biến động không đồng đều về tốc độ tiêu thụ

Nhóm thuốc kháng sinh có thị trường tiêu thụ rất lớn Tiêu biểu là sản

phẩm Lincomycin, Naphacogyl, Azithromycin, Ciprofloxacin Mặc dù phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm kháng sinh ngoại nhập và các sản

Trang 37

phẩm kháng sinh nội do các công ty nổi tiếng như Domesco, duge Hau Giang

hay Mediplantex sân xuất nhưng nhóm sản phẩm thuốc kháng sinh vẫn được tiêu

thụ mạnh Tốc độ phát triển binh quân ba năm đạt 100,95%

Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn với nhiều sản phẩm độc quyền do công

ty sản xuất dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng về răng miệng, đường hô hấp,

nấm như Doxycylin, Naphacollyre Do tác dụng nhanh, giá thành rẻ, lại ít có

đối thủ cạnh tranh nên sản phẩm này có khối lượng tiêu thụ tương đối lớn, tốc độ phát triển bình quân đạt 1 16,43%

Nhóm thuốc giảm đan, hạ sốt có số lượng tiêu thụ khá lớn, trung bình dạt

khoảng hơn 80 triệu san phẩm mỗi năm Sản phẩm thuộc nhóm nay rat da dang

với nhiều chủng loại như sủi, viên nén, mỡ Tuy nhiên các sản phẩm ở nhóm này thường xuyên bị cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nổi tiếng và có uy tín

lâu đời như Efferalgan sủi, Panadol, Decolgen

Về nhóm thuốc chữa tai mũi họng và nhóm chất khống, vitamin, nhìn

chung đều có số lượng tiêu thụ lớn, tốc độ phát triển bình quân đạt trên 122% Đây là những nhóm thuốc có tiềm năng trên thị trường do tính độc quyền và đa dạng của nó (chưa có cơng ty nào sản xuất), nhấm đến các đối tượng là trẻ em

(Coldi Baby) và những người lao động nặng (Naphamulti phục hồi năng lượng) Về thị trường thuốc cho chương trình quốc gia, công ty thường sản xuất

theo đơn đặt hàng của các Bệnh viện, Sở Y Tế hoặc của các tổ chức Phi chính

phủ Sản phẩm thuốc cho chương trình quốc gia thường có sự biến động mạnh

do phải chịu sự chỉ phối của các đơn vị đặt hàng

'Về mặt bàng thuốc kinh doanh, công ty đã nhập khẩu các mặt hàng, thuốc

kháng sinh và thuốc chữa bệnh đặc chủng trong nước chưa sản xuất được như

PTU, Khẩu viêm thanh Tbị trường của những loại mặt hàng này rất lớn, hơn

nữa mặt hàng công ty nhập khẩu đều là sản phẩm chất lượng cao nên có tốc độ tiêu thụ rất tốt và liên tục tăng, tốc độ phát triển bình quân đạt trên 142,73%

Mặt hàng thuốc đông được, thuốc chữa tai mũi họng, thuốc cho các chương trình quốc gia, chất khoáng và vitamin đều được xác định là các mặt

hàng mũi nhọn của công ty

3.2.2 Kết quả kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị trong 3 năm

Chỉ tiêu giá trị là chỉ tiêu biểu hiện thông qua việc xem xét các báo kết quả hoạt động kinh doanh B02-DN của công ty

Trang 39

Biểu 3.2 cho ta thấy được khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh và quy mô của công ty

Doanh thu từ bán hàng và cung cấp địch vụ của công ty tăng đều qua các năm, tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm đạt 112,33% Công việc kinh

doanh của cơng ty đã có nhiều thuận lợi, do công ty không ngừng nỗ lực đàm

phán, tìm kiếm các mối quan hệ kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm đồng thời thể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được

tín nhiệm trên thị trường Ngoài ra, trong những năm này cơng ty đã kí hợp đồng

sản xuất thuốc tránh thai cho Đức thông qua Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia

đình và Bộ Y Tế đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Việt Nam Dù mới chỉ là

xuất khẩu tại chỗ nhưng điều này đã khẳng định được tên tuổi của công ty trong

cả nước, bước đầu có mặt trên thị trường quốc tế

Chỉ phí giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 83%) tổng chỉ phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Chỉ phí giá vốn hàng

bán cao là do giá nguyên liệu đầu vào tăng, ngồi ra cịn do đặc thù của mặt hàng

kinh doanh của công ty là nhập khẩu thuốc về sau đó mới bán lại cho các đối

tượng tiêu dùng trong nước Các mặt hàng, thuốc kinh doanh này chủ yếu là do công ty nhập ngoại, giá thuốc do các công ty nước ngoài quy định nên chỉ phí

giá vốn hàng bán cao, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn doanh thu và lợi nhuận của cơng ty vì gần 70% nguồn doanh thu và lợi nhuận của đoanh nghiệp có từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu thuốc và phân phúi tiêu dùng nội địa

Chỉ phí kinh doanh bao gồm chỉ phí bán hàng vả chỉ phí quản lý doanh nghiệp Chi phí kinh doanh tăng trong hai nam đầu công ty đã triển khai các hoạt

động marketing mở rộng thị trường cho các sản phẩm nhập khẩu, và mở lớp tập

huấn đào tạo nghiệp vụ về kĩ năng bán hàng cho các nhân viên bán hàng ở công

ty và các đại lý Ngồi ra cơng ty cịn đầu tư thêm một số máy móc thiết bị như

các máy quay camera, máyđiều hồ, quạt thơng gió đặt ở các phân xưởng sản

xuất thuốc và toà hà văn phịng

Chỉ phí tài chính cũng chiếm một con số khá lớn trong tổng chỉ phí với tốc độ phát triển bình quân là 138,67% Đặc biệt năm 2009 con số này tăng lên xắấp xi 29 tỷ đồng gần bằng gấp đôi tổng hai năm trước cộng lại Do trong năm

này có sự biến động đột ngột về tỷ giá ngoại tệ, lãi vay ngân hàng phải trả cho các khoản vay ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất (tại thời điểm

Trang 40

giữa năm đã có lúc cơng ty phải mua ngoại tệ với giá đến gần 19000VND/USD

để trả nợ ngân hàng)

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 đột ngột tăng cao, tốc độ phát

triển liên hoàn đạt 783% do quy chế quản lý của công ty đối với các đơn vị trực

thuộc phải trả lãi ngân hàng cho các khoản nợ đối với công ty tuỳ theo thời gian

nợ để buộc các chỉ nhánh và đơn vị phải quản lý giám sát chặt chẽ tiền hàng

công nợ của đơn vị mình và chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kì được ghi nhận

theo tỷ lệ phát sinh

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua mỗi năm đều

có tốc độ tăng trưởng cao Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh đoanh của công ty trong năm 2007 bị lỗ 1.7 tỷ là do công ty sản xuất viên thuốc tránh

thai cho công ty Helm của Đức từ năm 2002, quy định pháp lý về nộp thuế chưa

rõ ràng nên đến năm 2007, cơng ty phải hồn trả lại phần thuế VAT đầu vào

không được khấu trừ, luỹ kế từ năm 2002 đến năm 2007 là hơn 4,2 tÿ đồng

Thu nhập khác và lợi nhuận khác của cơng ty có tốc độ tăng trưởng không

đồng đều Lợi nhuận trong năm 2007 tăng bất thường là do lợi nhuận từ một số

khoản công nợ phải trả từ một số năm trước nhưng biện tại không phải trả, một

số khoản chỉ phí trích trước của các năm nhưng không chỉ hết và một số chỉ phí chỉ hộ các bộ phận thu hổi lại Các khoản chỉ phí này là do kiểm toán năm 2007 phát hiện và điều chỉnh, vì vậy làm tăng đột biến lợi nhuận của năm 2007

3.3 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 3.3.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo mặt hàng

Biểu 3.3 cho ta thấy được cơ cấu các mặt hàng theo doanh thu và lợi

nhuận của công ty

Sản phẩm do công ty sản xuất chủ yếu là các sản phẩm Đông dược và một số mặt hàng thuốc tân dược kháng sinh và chữa bệnh thường gặp

Qua biểu 3.3 fa thấy, doanh thu của các mặt hàng tăng dần qua các năm

với tốc độ phát triển binh quân đạt 111,67% Tỷ trọng doanh thu mặt hàng sản

xuất tăng chứng tỏ cơng ty đã có xu hướng chú trọng đầu tư phát triển vào mặt

hàng sản xuất Trong số các mặt hàng sản xuất của công ty, doanh thu và tỷ

trọng từ các sản phẩm đông được tăng dần qua 3 năm, tốc độ phát triển bình

quân đạt 126,88%

Ngày đăng: 20/11/2023, 13:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w