1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại xí nghiệp may 3 tổng công ty cổ phần dệt may nam định

90 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 13,06 MB

Nội dung

Trang 1

“406, % / 7 BIAS TRUONG DAI HOC LAM NGHIEP

KHOA KINH TE VA QUAN TRI KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KÉ TOÁN TIÊU THU SAN PHAM VÀ XÁC ĐỊNH KÉT QUẢ TIÊU THỤ TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3 -

TONG CONG TY CO PHAN DET MAY NAM ĐỊNH

NGÀNH _ :QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH:401

Giáo viên hướng dẫn _ : ThS Lê Thị Ngọc ng

a, ses a

Sinh viên thực hiện : Nguyén Hong Thom a

Trang 2

LOI CAM ON

Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, bộ mơn Tài chính — Kế toán, trường Đại học Lâm Nghiệp và các thầy cô giáo khác trong và ngoài Khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hồn thành khóa học và báo cáo này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu, giải đáp những vấn đề liên quan đến thực tiễn sản xuất kinh doanh nói chung cũng như trong công tác kế tốn nói riêng trong q trình thực hiện khóa luận

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã động viên khích lệ, giúp đỡ tơi hồn thành khóa học và bản báo cáo này

Đặc biệt, nhân dịp này tôi xin chân trọng bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến cô giáo Ths Lê Thị Ngọc Phương, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi ngay từ những bước khởi đầu trên con đường sự nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai, ngày 15 tháng 05 năm 2010 Sinh viên

Trang 3

MỤC LỤC

DAT VAN DE

PHAN L CO SỞ LÝ LUẬN VÈ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KET QUA TIEU THY SAN PHAM

1 Những vấn để chung vé tiéu thu san pham

1,1 Khái niệm về tiêu thụ và các phương thức về tiêu thụ

1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ

1.1.2 Các phương thức tiêu thụ

1.2 Nguyên tắc kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ 1.3 Khái niệm và điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng 1.3.1 Khái niệm

1.3.2 Thời điểm ghi nhận doanh thu 2 Kế toán tiêu thụ sản phẩm

2.1 Chứng từ sử dụng

2.2 Tài khoản sử dụng z

2.3 Trình tự kế toán tiêu thụ (bán hàng) theo phương pháp kê khai thường

2.3.1 Theo phương pháp giao hàng trực tiếp

2.3.2 Bán hàng theo phương thức gửi hàng: 2.3.3 Một số phương thức bán hàng khác

2.4 Trình tự kế tốn theo phương pháp kiểm kê định kỳ

3 Khái niệm và một số chỉ tiêu xác định kết quả tiêu thụ

3.1 Kế tốn chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý đoanh nghiệ:

3.1.1 Khai niém chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 3.1.2 Tai khoan str dung

3.1.3 Phương pháp kế toán

3.2 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ sản ph:

3.2.1 Khái niệm kết quả tiêu thụ sản phẩm

Trang 4

PHAN II DAC DIEM CO BAN VA KET QUA SAN XUAT KINH DOANH CUA Xi NGHIEP MAY — TONG CONG TY CO PHAN DET

MAY NAM ĐỊNH

Nam Dinh

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp 1.2 Tổ chức bộ máy của Xí nghiệ)

1.3 Tình hình sử dụng lao động tại Xí n 1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghig

2 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát trién san xuất kinh doanh của

Xí nghiệp trong thời gian tới 6)

2.1 Thuận lợi mee

2.2 Khó khăn 20026:

2.3 Phuong huéng phat trién sản xuất kinh doanh cia Xi nghiép c7

3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm (2007-2009) .28 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp bằng chỉ tiêu hiện vật qua 3

năm (2007-2009) 8

3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp bằng chỉ tiêu giá trị qua 3

năm (2007-2009)

PHAN III.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÉ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KET QUA HOAT DONG TIEU THU CỦA XÍ NGHIỆP

1 Đặc điểm cơng tác tổ chức hạch toán kế tốn của Xí nghiệp

1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của phịng kế tốn

1.2 Tổ chức bộ máy: kế toán của Xí nghiệp

1.3 Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng 1.3.1 Chế độ kế toán

1.3.2 Các phương pháp kề tốn 1.4 Hệ thơng tài khoản sử dụng 1.5 Hình thức ghi số kế toán

1.6 Hệ thống số sách và báo cáo tài chính

Trang 5

2.2 Kế toán chỉ tiết sản pham 3 Hạch toán kế toán tiêu thụ sản ph:

3.1 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm ở Xí nghiệ

3.2 Chứng từ sử dụng

3.3 Tai khoan sir dung

3.4 Phương pháp kế toán

3.4.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 3.4.4 Kế toán thanh toán với khách hàng 3.5 Kế toán kết quả tiêu thụ sản phẩm 3.5.1.Kế tốn chỉ phí bán hàng

3.5.2 Kế tốn chỉ phí quản lý doanh nghiệp

3.5.3 Kế toán kết quả tiêu thụ sản phẩm

PHAN IV MỘT SÓ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHẢM HOÀN THIEN CONG TAC KE TOAN TIEU THY VÀ XÁC ĐỊNH KÉT QUÁ

TIÊU THỤ TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3- TỎNG CONG TY CO PHAN

DET MAY NAM ĐỊNH 67

1 Nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết

quả hoạt động tiêu thụ tại Xí nghiệp May 3

1.1 Nhận xét chung:

1.2 Nhận xét về công tác kế toán tiêu thụ và x nghiệp May 3

1.2.1 Ưu điểm: 1.2.2 Những tồn tại:

2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu

thụ sản phẩm tại Xí nghiệp May 3 — Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam

Định 1169

KẾT LUẬN

Trang 6

DANH MUC CAC CHU VIET TAT TRONG DE TAI BH BHXH BHYT CBCNV CBSX CCDC CPBH CPQLDN CĐKT DN DT DG DVT GTCL GTGT KT-TC LH LN NG SXKD TCHC TDPTBQ TK TNDN TP TSCĐ XNK VAT Bán hàng

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế

Cán bộ công nhân viên Cán bộ sản xuất

Công cụ dụng cụ

Chi phi ban hang

Chiphi quan ly doanh nghiép

Cân đối kế toán

Doanh nghiệp Doanh thu Đơn giá

Don yi tinh

Gia tri con lai

Giá trị gia tăng, Kế toán tài chính Liên hồn

Lợi nhuận Nguyên giá

Sản xuất kinh doanh

Tổ chức hành chính

Tốc độ phát triển bình quân

Tài khoản

Thu nhập doanh nghiệp Thành phẩm

Tài sản có định Tỷ trọng

Xuất nhập khẩu “Thuế giá trị gia tăng,

Trang 7

DANH MUC SO DO, BANG BIEU Sơ đồ 01:Trình tự hạch toán phương thức giao hàng trực tiếp

Sơ đồ 02: Trình tự hạch toán theo phương thức gửi hàng

Sơ đồ 03 : Hạch tốn chỉ phí bán hàng

Sơ đồ 04 :Hạch toán chỉ phí quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 05: Hạch toán kết quả tiêu thụ

Sơ đồ 06: Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp

Biểu 01: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp

Biểu 02: Cơ cấu tài sản của Xí nghiệp năm 2009

Biểu 03: Bảng chỉ tiêu năm 2010

Biểu 04: Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu biện vật của Xí nghiệp 28 Biểu 05: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị 30

Sơ đồ 07: Tổ chức cơng tác kế tốn ở Xí nghiệp May 3 34

Sơ đồ 0§: Trình tự ghi số kế tốn theo hình thức chứng từ ghi sổ như sat

Sơ đồ 09: Hạch toán chỉ tiết thành phẩm theo phương pháp ghỉ thẻ song song .40 Biểu 06: Giá vốn hàng bán

Biểu 07: Doanh thu bán hàng

Sơ đồ 10: Hạch toán thuế GTGT

Trang 8

Mau biéu 01: Mẫu biểu 02: Mẫu biểu 03: Mẫu biểu 04: Mẫu biểu 05: Mẫu biểu 06: Mẫu biểu 07: Mẫu biểu 08: Mẫu biểu 09: Mẫu biểu 10: Mau biểu 11: Mẫu biểu 12 : Mẫu biểu 13: Mẫu biểu 14: DANH MUC MAU BIEU

Phiếu xuất kho Chứng từ ghi

Số cái tài khoản 632

Hóa đơn giá trị gia tăng Chứng từ ghi số Số cái TK 511 Số cái TK 3331 Phiếu chỉ

Trang 9

DAT VAN DE

Ngày nay trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trở thành vấn đề cấp thiết hơn lúc nào hết đối với mỗi doanh nghiệp

Đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức-của Tổ chức

Thương mại thế giới (WTO), nó đã mang đến cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội và cũng khơng ít thách thức trong nền kinh tế hiện nay Ngành Dệt May Việt Nam trong những năm gần đây là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai thế giới, sau dầu thô nên các doanh nghiệp trong ngành Dệt May càng bị cạnh tranh gay gắt Để tồn tại, đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp cần kết hợp sử dụng nhiều công cụ kinh tế tài chính một cách linh hoạt và phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế tốn có vai trị tích cực trong việc cung, cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp Trong các thơng tin kế tốn cung cấp thì thơng tin về tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ là những thông tỉn quan trọng bởi tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng để đánh giá giá trị sử dụng của sản phẩm và cũng là sự công nhận về giá trị lao động của toàn doanh nghiệp

Với vai trò to lớn của công tác tiêu thụ trong daonh nghiệp thì cơng tác kế toán tiêu thụ là một trong những phần hành không thể thiếu của kế tốn doanh nghiệp, nó đóng góp một phần khơng nhỏ vào công tác tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra

Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định mới được cỗ phần hóa từ cuối năm 2007 đang thực sự trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh hàng Dệt May lớn ở khu vực miền Bắc Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề với nền tảng kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, cùng với quá trình nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực hiện của Công ty và dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths.Lê Thị Ngọc Phương tôi đã chọn đề tài:

Trang 10

“Nghiên cứu tình hình kế tốn tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí Nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cỗ Phin Dét May Nam Binh”

* Mục tiêu nghiên cứu

~ Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty

~ Đánh giá cơng tác kế tốn tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp May 3- Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định

- Đánh giá kết quả hoạt động của Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định

~ Một số đề xuất và giải pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động tiêu thụ tại Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định :

* Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu cơng tác kế tốn tiêu thụ xà xác định kết quả hoạt động tiêu thụ tại Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định

* Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Nghiên cứu công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong 3 năm 2007 — 2009

- Không gian: Tập trung nghiên cứu công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định

* Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp ngoại nghiệp:

+ Phương pháp kê thửa có chọn lọc những tài liệu đã có

+ Phương pháp (hu thập tài liệu và số liệu có sẵn thơng qua số sách của công ty

+ Phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin + Phương pháp quan sát hiện trường

- Phương pháp nội nghiệp:

Trang 11

+ Phương pháp chuyên gia

+ Phương pháp phân tích bảng biểu, sơ đồ thể hiện = Kết cấu của khóa luận

Phần I: Cơ sở lý luận về hạch tốn tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ

Phần II: Đặc điểm cơ bản của Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định

Phần III: Tình hình thực tế kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ ở Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định

Phần IV: Một số ý kiến nhận xét và giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí Nghiệp May 3 - Tổng

Trang 12

PHANI

CO SO LY LUAN VE HACH TOAN TIEU THU VA XAC DINH KET QUA TIEU THY SAN PHAM

1 Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm

iệm về tiêu thụ và các phương thức về tiêu thụ 1.1.1 Khá

Tiêu thụ là quá trình đơn vị cung cấp thành phẩm, hàng hóa và cơng tác lao vụ, dịch vụ cho đơn vị mua, qua đó đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận giữa đơn vị mua và đơn vị bán Thành phẩm, hàng hóa được coi là tiêu thụ khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán

1.1.2 Các phương thức tiêu thụ

* Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức xuất kho gửi hàng đi bán :

Theo phương thức này, doanh nghiệp xuất hàng (hàng hóa) gửi đi bán cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên

Khi xuất hàng gửi đi bán thì hàng chưa được xác định tiêu thụ, tức là chưa được hạch toán vào doanh thu Hàng gửi đi bán chỉ được hạch toán khi khách hàng chấp nhận thanh toán

* Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bên mua đến nhận hàng trực tiếp Căn cứ vào hợp đồng mua bán đã được ký kết, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp Khi nhận hàng xong, người nhận hàng ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng và hàng đó được xác định là tiêu thụ và được hạch toán vào doanh thu

Chứng từ bán hàng trong phương thức này cũng là phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng, trên chứng từ bán hàng đó có chữ ký của khách hàng nhận hàng

* Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bán hàng giao thẳng ( không qua kho):

Phương thức này chủ yếu áp dụng ở các doanh nghiệp thương mại Theo phương thức này, doanh nghiệp mua hàng của người cung cấp bán thẳng cho

Trang 13

khách hàng không qua kho của doang nghiệp Như vậy, nghiệp vụ mua và bán xảy ra đồng thời Trong phương thức này có thể chia thành hai trường hợp :

-Trường hợp bán thẳng cho người mua: tức là khi gửi hàng đi bán thì

hàng đó chưa được xác định là tiêu thụ (giống như phương thức xuất kho gửi

hàng đi bán)

-Trường hợp bán hàng giao tay ba: tức là cả bên cung cấp (bên bán), doanh nghiệp và người mua cùng giao nhận hàng mua, bán với nhau Khi bên mua hàng nhận hàng và ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng thì hàng đó được xác định là tiêu thụ Chứng từ bán hàng trong phương thức này là Hóa đơn

bán hàng giao thẳng :

*Phương thức bán lẻ:

Là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, hàng hóa sẽ khơng, tham gia vào quá trình lưu thơng, thực hiện hồn toàn giá trị và giá trị sử dụng, của hàng hóa

Tùy từng trường hợp bán hàng theo phương thức này mà doanh nghiệp lập hóa đơn bán hàng hoặc không lập hóa đơn bán hàng Nếu doanh nghiệp lập hóa đơn bán bàng thì cuối ca hoặc cuối ngày người bán hàng sẽ lập Bang kê hóa đơn bán hàng và lập báo cáo bán hàng Nếu khơng lập hóa đơn bán hàng thì người bán hàng căn cứ vào số tiền bán bàng thu được và kiểm kê hàng tồn kho, tồn quây để xác định lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày dé lập báo cáo bán hàng, Báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền bán hàng là chứng từ để hạch toán sau này của kế toán

*Phương thức bán hàng trả góp:

Bán hàng trả góp là việc bán hàng thu tiền nhiều lần Sản phẩm hàng hóa khi giao cho người mua thì được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần, số tiền thanh toán chậm phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định

Trang 14

của nó Do đó, mỗi doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hàng hóa, quy mơ, vị trí của doanh nghiệp mà lựa chọn cho mình những phương thức tiêu thụ hợp lý, sao cho chỉ phí thấp nhất mà vẫn đạt hiệu quả tối ưu

1.2 Nguyên tắc kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ

- Để phản ánh chính xác kịp thời và thông tin đầy đủ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc cơ

bản sau:

- Phải phân định được chi phí, doanh thu, thu nhập và kết quả thuộc từng hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phải xác định chính xác thời điểm thu nhận doanh thu

- Phải nắm vững cách thức xác định doanh thu

- Phải nắm vững nội dung và cách xác định các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chỉ phí và kết quả tiêu thụ

- Phải nắm được nguyên tắc trình bày các thơng tin liên quan đến doanh thu và thu nhập trên báo cáo tài chính để có thể kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính

1.3 Khái và điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

1.3.1 Khái niệm

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 về “doanh thu và thu nhập khác” thì doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thơng thường của doanh: nghiệp Nó góp phan làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, thực tế là tổng lợi ích kinh tế từ các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp

1.3.2 Thời điểm ghi nhận doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 14), doanh thu bán hàng đựơc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm điều kiện sau:

Trang 15

-Người bán khơng cịn nắm dữ quyền quản lý hàng hóa như người sở

hữu hàng hóa hoặc kiểm sốt hàng hóa

-Doanh thu đuợc xác định tương đối chắc chắn /

-Ngudi ban da thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch

bán hàng

~Xác định được chỉ phí liên quan đến việc bán hàng

Như vậy, thời điểm ghỉ nhận doanh thu (tiêu thụ) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa, lao vụ từ người bán sang người mua Nói cách khác, thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm người mua trả tiền hay chấp nhận nợ về lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán chuyền giao

2 Kế toán tiêu thụ sản phẩm

2.1 Chứng từ sử dụng

Kế toán tiêu thụ sản phẩm Và cung, cấp dịch vụ sử dụng các sổ sách và chứng từ chủ yếu sau:

- Bang thanh toán hàng đại lý, ký gửi ~ Thẻ quầy hàng

~ Hóa đơn giá trị gia tăng ~ Hóa đơn bán hàng

- Số chỉ tiế

Ngoài các chứng từ số sách nói trên, trong quá trình hạch tốn, kế tốn còn sử

st ban hang

dụng một số chứng từ cà số sách khác như: Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (mẫu số 04 HDL - 3LL), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03 PXK — 3LL), Số chỉ tiết thanh toán với người mua (mẫu S31 - DN), Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra

2.2 Tài khoản sử dụng

Trang 16

phương pháp kế toán tổng hợp hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ

- Phương phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh ghi chép thường xuyên liên tục các tài khoản và số kế toán tổng hợp Phương pháp này đảm bảo tính chính xác tình hình biến động của hàng hoá

- Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế tốn khơng phải theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập xuắt, tồn kho trên các tài khoản hàng, tồn kho, mà chỉ theo dõi phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ Cuối tháng kế toán tiến hành kiểm kê và xác định số thực tế của hàng hoá để

ghi vào tài khoản hàng tồn kho

Hai phương pháp tổng hợp hàng hoá nêu trên đều có những ưu điểm và hạn chế, cho nên tuỳ vào đặc điểm SXKD của doanh nghiệp mà kế toán lựa chọn một trong hai phương pháp để đảm bảo việc theo dõi, phi chép trên số

kế toán

Để hạch toán giai đoạn tiêu thụ hàng hóa tại các doanh nghiệp kinh doanh kế toán sử dụng các tài khoản sau:

* TK 51]- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

TK 511: TK này gồm 4 TK cấp 2

+ TK 5111 - Doanh thu bán hàng hóa + TK 5112 - Doanh thu bán các sản phẩm + TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ + TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá Bén no:

- Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu

- Kết chuyể doanh thu thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Bên có:

~ Tập hợp doanh thu mà thực tế phát sinh trong kỳ ~ Tài khoản này khơng có số dư

Trang 17

TK 521: Gồm 3 TK cấp 2

+ TK 5211 - Chiết khấu hàng hóa + TK 5212 - Chiết khấu thành phẩm

+ TK 5213 ~ Chiết khấu địch vụ

* TK 531 — Hàng bán bị trả lại * TK 532— Giảm giá hàng bán Bên nợ:

~ Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua bị trả lại thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có:

- Cuối kỳ kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu sang tài khoản 511 để she định doanh thu thuần

* TK 632 ~ Giá vốn hàng bán Bên nợ:

~Tập hợp giá vốn hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ Bên có:

- Các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán

- Cuối kỳ kết chuyển giá vốn bàng bán sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

“Tài khoản này khơng có số dư

* TK 157 — Hang giti di ban

*TK 155 ~ Thành phẩm

* TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ TK 512: Gồm 3 TK cấp 2

+ TK5121 ~ Doanh thu bán hàng hóa + TK 5122 ~ Doanh thu bán các sản phẩm

Trang 18

2.3 Trình tự kế tốn tiêu thụ (bán hàng) theo phương pháp kê khai thường xuyên

2.3.1 Theo phương pháp giao hàng trực tiếp:

Theo phương thức này bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán hoặc giao nhận hàng tay ba Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là bán (hàng đã chuyển quyền sở hữu)

Sơ đồ 01:Trình tự hạch toán phương thức giao hàng trực tiếp

TKI56 TK632 TK9II TK521,531,532 TKSII TK111,112,331

GQ) (5) : 6 TKI4+ 2, TK42 8) 9 Giải thích:

(1) Trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ trực tiếp qua kho (2) Sản phẩm hoàn thành không nhập kho chuyền bán ngay (3) Doanh thu của hàng tiêu thụ

(4) Thuế GTGT đầu ra phải nộp

(5) Các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (6) Kết chuyển giá vốn hàng bán

(7) Két chuyén doanh thu tiéu thu

(8) Lé (9) Lai

Trang 19

Ngoài ra các trường hợp bán lẻ hàng hoá, bán hàng trả góp cũng sử dụng TK 632 (giá vốn hàng bán) để phản ánh tình hình giá vốn của hàng xuất kho đã bán

2.3.2 Bán hàng theo phương thức gửi hàng:

Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở của thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng Khi xuất kho gửi đi, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh tốn thì khi ấy hàng mới chuyền quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng

Sơ đồ 02: Trình tự hạch tốn theo phương thức gửi hàng TK1S6 TK1S7 TK632 TK9II TK521,531,532 TKS11 Lo | @ | © | (5) TK331 ) > —ø———] @) TK155,156 @) E—— @) _TK421 0) Giải thích:

(1) Xuất kho hàng hóa gửi đi bán

(2) Kết chuyển trị giá vốn số hàng đã bán

(3) Hàng hóa mua gửi bán thẳng không qua kho

Trang 20

(4) Hang gửi đi không được chấp nhận

(5) Các khoản chiết khẩu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị tra lại

(6) Kết chuyển giá vốn hàng bán (7) Kết chuyển doanh thu tiêu thụ (8) Lỗ

(9) Lãi

2.3.3 Một số phương thức bán hàng khác

* Phương thức tiêu thụ qua các đại lý, ký gửi

Là phương thức mà bên chủ hàng xuất hàng giao cho bên nhận đại lý để bán Bên đại lý sẽ hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc

chênh lệch giá

* Phương thức bán hàng trả góp

Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần Khách hàng sẽ thanh toán lần

đầu ngay tại thời ẻm mua Số cồn lại người mua chấp nhận trả dần ở

các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỉ lệ lãi suất * Phương thức hàng đổi hàng

Là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng, hóa của mình để đổi lấy vật tư, hàng hóa của người mua Giá trao đổi là giá thỏa thuận hoặc giá bán của vật tư, hàng hóa đố trên thị trường

* Tiêu thụ nội bộ:

Đây là trường hợp các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của mình phục vụ cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương phấp khấu trừ hay biếu tặng, quảng cáo, chào hàng không thu tiền hoặc chuyển thành TSCĐ và dùng cho các mục đích nội bộ khác

2.4 Trình tự kế tốn theo phương pháp kiểm kê định kỳ

* Đầu kỳ, kết chuyển trị giá thành phẩm gửi đi bán cuối kỳ trước nhưng chưa được chấp nhận thanh toán, kế toán ghỉ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 157: Hàng gửi đi bán

Trang 21

*Trong ky kinh doanh

~ Các bút toán phản ánh giá bán, doanh thu, các khoản liên quan đến

doanh thu ghỉ giống phương pháp kê khai thường xuyên Riêng giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ bị trả lại, kế toán ghi như sau:

Nợ TK 631: Kiểm nhận, nhập kho hay đang gửi tại kho người mua Nợ TK 138(1388): Quyết định cá nhân bồi thường

Nợ TK 111,112: Bán phế liệu thu bảng tiền

Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại đã xử lý

- Phản ánh tổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp:

Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ

Có TK 631: Kết chuyển tổng giá thành thực tế * Cuối kỳ kinh doanh

~ Kế toán kết chuyển giá trị sản phẩm, dịch vụ chưa tiêu thụ cuối kỳ

Nợ TK 157: Giá trị sản phẩm đang gửi bán, ký gửi, đại lý

Nợ TK 155: Thành phẩm tồn kho

Có TK 632: Giá vốn sản phẩm chưa tiêu thụ cuối kỳ

~ Đồng thời xác định và kết chuyên giá vốn sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ Nợ TK 911: Kết quả sản xuất kinh doanh

Có TK 632:

3 Khái niệm và một số chỉ tiêu xác định kết quả tiêu thụ

ết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ

3.1 Kế tốn chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp 3.1.1 Khái niệm chỉ phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

- Chi phi ban hang: là các khoản chỉ phí phát sinh ở quá trình tiêu thụ

hàng hoá (Phát sinh trong quá trình bảo quản, giao dịch, vận tải ) + Chỉ phí bán hàng bao gồm:

+ Chỉ phí nhân viên: Tiền lương, tiền công phải trả cho nhân viên bán hàng

Trang 22

+ Chi phí vật liệu: Các chi phí vật liệu đóng gói dé bao quản, vận chuyển hàng hoá trong quá trình tiêu thụ

+ Chỉ phí dụng cụ đồ dùng cho quá trình tiêu thụ hàng hoá

+ Chỉ phí khấu hao tài sản có định ở bộ phận bảo quản, bán hàng như: 'Nhà kho, cửa hàng, bến bãi

+ Chỉ phí bằng tiền khác: Chỉ phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, quảng, cáo, hội nghị khách hàng

Các chỉ phí phát sinh trong khâu bán hàng cần thiết được phân loại và tổng hợp theo đúng nội dung quy định Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chỉ phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh

- Chi phi quản lý doanh nghiệp: là những chỉ phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của tồn doanh nghiệp

Chỉ phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:

+ Chỉ phí nhân viên quản lý: Tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, kinh phí cơng đồn của cán bộ, nhân viên quản lý của doanh nghiệp

+ Chỉ phí vật liệu: Giá trị vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý của doanh nghiệp

+ Chỉ phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý + Chỉ phí khau hao TSCD ding cho công tác quản lý DN như:

Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng phương tiện truyền dẫn máy móc thiết bị

+ Thuế, phí và lệ phí như: thuế mơn bài, thu trên vốn, thuế nhà đất

+ Chỉ phí dự phòng: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng phải thu khó địi tính vào chi phí kinh doanh của DN

+ Chỉ phí dịch vụ mua ngoài: “Tiền điện, nước, thuê nhà

Trang 23

+ Chỉ phí bằng tiền khác: Hội nghị tiếp khách, cơng tác phí, lãi vay vốn dùng cho SXKD phải trả

Chi phi quản lý DN liên quan đến các hoạt động trong DN, do vậy cuối kỳ được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết qủa SXKD của DN

3.1.2 Tài khoản sử dụng * TK 641- Chỉ phí bán hàng

* TK 642 ~ Chỉ phí quản lý doanh nghiệp

Bên nợ:

- Tập hợp chỉ phí bán hàng, chỉ phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ :

Bên có:

- Cuối kỳ kết chuyển chỉ phí bán hàng, chỉ phí quản lý doanh nghiệp sang TK

911 để xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này khơng có số dư 3.1.3 Phương pháp kế toán

Việc hạch tốn chí phí bán hàng va chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán theo sơ đồ sau:

Trang 24

Sơ đồ 03 : Hạch toán chi phi ban hàng

1K334,338 TK641 TKI11,112

~~ | Tin tuong, phụ cấp, BHXH, | — Các khoản làm giảm if

BHYT,KPCD choNVBH | CPBH phétsinh 7

TK 152.153 TK9L

Trị giá VL, CCDC xuất dùng| Cuối kỳ kết chuyển CPBH phục vụ bán hàng | để xác định kết quả — 7 >

TK214

Chỉ phí khấu hao TSCĐ TK142

Chờ kết chuyển|Kết chuyển vào bằng tiền TK352

Chi phi bao hành sản phẩm

Trang 25

Sơ đồ 04 :Hạch toán chỉ phí quản lý doanh nghiệp

TK334.338 TK642_ TKI11,112

[Tiềnlương,phụcáp,BHXH,BHYT _ | Các khoản làm giảm

KPCĐ cho NV QLDN 1 CP QLDN phat sinh 7

TK 152153

Trị giá VL, CCDC xuất dùng Cuối kỳ kết chuyển

cho bộphậnQLDN , | CPQLD đẻXĐKQ 7 _TK214_

Chi phi khau hao TSCD TK142

ở bộ phận QLDN Chờ kết _| Kết chuyển vào TK 111,112,331 chuyển | isan 7 Chỉ phí dịch vụ mua ngồi | | TK142.335 (Chi phí khác |Chỉ phí theo - ° “—y

băng tiền dự toán

Trang 26

3.2 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm 3.2.1 Khái niệm kết quả tiêu thụ sản phẩm

Kết quả tiêu thụ là kết quả cuối cùng về mặt tài chính của hoạt động, sản xuất kinh doanh Nói cách khác, kết quả tiêu thụ là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng,các khoản giảm trừ doanh thu với trị giá vốn hàng bán, chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng, hợp quan trọng đẻ đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

3.2.2 Tài khoản sử dụng

* TK 911: Xác định kết quả sản xuất kinh doanh Bên nợ:

- Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ

- Kết chuyền chỉ phí bán hàng, chỉ phí quản lý doanh nghiệp - Kết chuyển chỉ phí tài chính phát sinh trong kỳ

- Kết chuyển chi phí khác trong kỳ

- Số thực lãi về các hoạt động sản xuất kinh doanh Bên có:

-_ Kết chuyển doanh thu thuần

~_ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính -_ Kết chuyển thu nhập hoạt động khác

~_ Số thực lỗ về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Tài khoản này khơng có số dư

* TK 421 — Loi nhuận chưa phân phối -TK 421 có 2 TK cấp 2:

+ TK 4211 — Lợi nhuận năm trước: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân phối và số lãi chưa phân phối thuộc năm trước

Trang 27

+ TK 4212 — Loi nhuan nam nay : Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân phối và số lãi chưa phân phối thuộc năm nay

3.2.3 Phương pháp kế toán

“Việc hạch toán kết quả tiêu thụ được thực hiện theo sơ đồ sau Sơ đồ 05: Hạch toán kết quả tiêu thụ

TK632_ TKOLL TKS11,TK512

Kết chuyển trị giá Cuối kì kết chuyển

—> |<~—

vốn hàng bán doanh thu thuần ˆ

TK641,TK642 TK 521,531,532

TT TT “==——-

Cuối kì kết chuyển CPBH Kết chuyển cá

==————— [eee lg

chi chi QLDN khoan giam trir

Dr TK142 Chờ k/ch ——> Kết Chuyển i TK421 TK421 Kết chuyên Kết chuyển >

Trang 28

PHAN II:

PAC DIEM CO BAN VA KET QUA SAN XUAT KINH DOANH CUA Xi NGHIỆP MAY - TÔNG CÔNG TY CO PHAN DET MAY NAM ĐỊNH

1, Đặc điểm cơ bản của Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệ

Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp may 3 — Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Văn Trỗi ~ Phường Năng Tĩnh - TP Nam Định

Điện thoại: 0350835707

- Fax: 0350835243

Xí nghiệp May 3 là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dệt May

Nam Định trước là xưởng Tổng hợp chuyên sản xuất quần áo bảo hộ và mặt hàng khăn mặt xuất khâu Cùng với thời gian là sự lớn mạnh về mọi mặt của xưởng Hàng năm Công ty thường đầu tư thêm máy móc thiết bị, nâng cấp cải tạo và xây dựng thêm nhà xưởng để đến năm 1996 xưởng được chuyển lên

thành Xí nghiệp May 3

Xuất phát từ xu thế phát triển chung của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định, của ngành Dệt May trong cả nước, cuối năm 2000 Công ty đã cải tạo xây dựng nhà may xuất khẩu II tầng đầu tư đồng bộ nâng cấp nhà xưởng, đầu tư thêm thiết bị các loại và các trang thiết bị phụ trợ khác, với trên 250 tổng số thiết bị các loại và 05 chuyền với tổng số gần 400 CBCNV.Để phù hợp với xu thế phát triển chung của tập đoàn Dệt may Việt Nam và tạo điều kiện để cho Xí nghiệp phát triển, tháng 1 năm 2005, Công ty đã cho phép xí nghiệp đầu tư xây dựng nha II tang may quan áo cùng với trang thiết bị đồng bộ đảm bảo có 9 chuyển may

Là thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định - Xí nghiệp May 3 cũng đã gắn liền với quá trình lịch sử trịn 117 năm, kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang

Trang 29

nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước mà Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng cho Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định tháng 8/2004

Cùng với sự hình thành và phát triển của Công ty, Xí nghiệp May 3 đã có những bước phất triển ngày càng lớn mạnh và vững chắc Xí nghiệp đã đáp ứng được mọi nhiệm vụ của cấp trên, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống CBCNV từng bước được cải thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng năm đều có lãi ~ sản phẩm

của Xí nghiệp đã có mặt trên thị trường trong nước và ngoài nước, được khách hàng ưa chuộng Với năng lực thiết bị hiện có, với kha năng và chuyên môn tay nghề cao của Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần dệt May Nam Định chắc chắn sẽ đáp ứng tốt hơn mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

1.2 Tổ chức bộ máy của Xí nghiệp

21

Trang 30

Sơ đồ 06: Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp GIÁM ĐĨC P.GIÁM ĐĨC Phịng TC - HC Phòng CBSX Phòng kế toán | | |

Tổ cơ điện Xưởng may Tổ cất

Tổ 1 Tổ4 Tổ 7 Tổ 10 Là, Tổ2 Tổ 5 Tổ 8 Tổ II Đóng 3 3 2 (OL Tổ 3 Tẻ6 Tổ 9 Tổ 12 Ề

~ Giám đốc là người tổng chỉ huy vạch chiến lược sản xuất — kinh doanh trong từng thời kỳ, trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về các hoạt độngtrong tồn Xí nghiệp Việc điều hành trực tiếp các bộ phận được giao cho Phó giám đốc điều hành sản xuất và các Phòng chức năng

- Giám đốc phụ trách kinh doanh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty về các hoạt động tiếp thị vạch chiến lược Marketing: Tổ chức

2

Trang 31

mạng lưới bán hàng chỉ đạo Phịng, kế tốn - Tài chính thực hiện nhiệm vụ hạch toán kinh doanh của Xí nghiệp — Phụ trách công tác Đảng của Xí nghiệp - Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức sản xuất, cùng giám đốc chỉ đạo phòng cán bộ sản xuất, trực tiếp chỉ đạo và các giải pháp kỹ thuật, công tác sáng kiến, công tác chất lượng sản phẩm và quản lý toàn bộ quá trình sản xuất trong Xí nghiệp

- Phịng Tổ chức hành chính nội chính: chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhân sự Xí nghiệp, về an ninh trạt tự, về các hoạt động phục vụ đời sống, thi dua, khen thưởng, kỷ luật Thực hiện chức năng tham mưu về cơng tác tài chính TCHC công tác đời sống trong tồn Xí nghiệp để mọi hoạt động của Xí nghiệp được toàn diện và day du, thực hiện tốt hiệu quả xã hội

- Phòng chuẩn bị sản xuất được hình thành trên cơ sở sát nhập hai phòng kế hoạch vật tư và phòng kỹ thuật (KCS) Để thực hiện các chức năng quản lý kế hoạch quản lý vật tư, quản lý chất lượng sản phẩm và áp dụng các phương án tác nghiệp trong điều hành sản xuất Về thực chất phòng quản lý và điều hành sản xuất là phòng đối nội tức là giải quyết điều hành mọi vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất và quản lý trong nội bộ Xí nghiệp

~ Phịng kế tốn - TCHC Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và quy định về phân cấp tài chính, chủ động lập kế hoạch tài chính của Xí nghiệp bao gồm: Tắt cả các mục thu chỉ lập kế hoạch đảm bảo tiền mặt trong chỉ tiêu của Xí nghiệp, kịp thời các yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Thực hiện tổng hợp tiếp nhận, thanh quyết toán chỉ lương, hưởng BHXH và các khoản chỉ khác trong Xí nghiệp định kỳ báo cáo quyết toán tài chính về Cơng ty Thực hiện đối chiếu thanh toán khoản vay, nợ, thu hộ, chỉ hộ, tạm ứng đôn đốc thu hồi công nợ giữa Xí nghiệp với Công, ty và các đơn vị có liên quan

Trang 32

1.3 Tình hình sử dụng lao động tại Xí nghiệp

Hiện nay ở Xí nghiệp May 3 — Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định có cơ cầu lao động trong 3 năm 2007 — 2009 như sau:

Biểu 01: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp

STT Chỉ tiêu Năm phân tích

Năm2007 | Năm2008 | Năm2009 | SL |TT(%)| SL |TT(%)| SL |TT(%)

Tổngsốlaođộng |376 |100 |408 |100 |480 [100 |

I “Theo mối quan hệ

QTSX

Lao độngtrựctếp |314 | 83,5 383 |79,8

Lao động gián tiêp 62 16,5 97 20,2

Il |Chiatheogiditmh | | ; Lao động Nam 98 |261 |120 |294 |135 |28 Lao động Nữ 278 |739 [288 |706 [345 |72 HH | Chia theo trình độ Đại học 8 21 12 |249 17 (3,5, | Caođg [106 |2/7 16 |3,9 25 |54

Trung cap, so cap 58 15,4 63 15,4 81 16,8

Lao động phố thông |300 |798 [317 [77,8 357 | 74,8

(Ngn: phịng tổ chức - hành chính)

Qua biểu, ta thấy nhìn chung lao động của XÍ nghiệp hàng năm đều có biến động qua 3 năm Lượng lao động năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008 nguyên nhân là do năm 2009 Xí nghiệp mở rộng thêm quy mô sản xuất Theo mối quan hệ với quá trình sản xuất, lao động trực tiếp chiếm ty trong lớn, trung bình khoảng 80% tổng lao động bao gồm tồn bộ cơng nhân sản xuất trực tiếp tại các tổ sản xuất Đó là do đặc thù của Xí nghiệp là sản xuất và kinh doanh nên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn

Trang 33

Theo giới tính, lao động của Xí nghiệp chủ yếu là nữ giới như vậy là phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp sản xuất may mặc cần sự kiên trì, chăm chỉ, cần thận nên đối tượng tuyển của Xí nghiệp chủ yếu là lao động nữ Theo trình độ, lao động của Xí nghiệp có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên Chiếm tỷ lệ lao động nhiều nhất của Xí nghiệp là cơng nhân, trình độ phổ thông, trung cấp và sơ cấp là những người chủ yếu trực tiếp sản xuất Trong thời gian tới Xí nghiệp cần quan tâm đến vấn đề đào tạo, nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động trực tiếp, tổ chức các cuộc thi nâng bậc, để có thể khai thác tốt nhất lực lượng lao động của mình nhằm giúp cho sự phát triển của Xí nghiệp trong tương lai

1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp

Tình hình tài sản của Xí nghiệp được thể hiện qua biểu 02

Biểu 02: Cơ cấu tài sản của Xí nghiệp ngày 31 tháng 12 năm 2009

Tỷ lệ |

Nhóm Nguyên giá | Giátjđãhao | Giátjcòn | GTCL so TSCD (đồng) mòn(đồng) lại(đồng) với — _NGớ) | | 1 Nhà | cửa vật | 6.336.201.799 | 2.112.658.280 | 4.223.543.519 | 66,66 | | kiến trúc _ { | 2 Máy | móc thiết | 3.834.266.379| 2.312.224.304| 1.522.042.075 39,69 | | bi | cot NN we ae | 3 Thiét |

i cụ quản lý bi, dung 46901673| 37.107.886 | 9.793/787| — 20,88

a CN ——†

Tông | 10.217.369.851 | 4.461.990.470 | 5.755.379.381 | 56,33

Qua biểu 02 ta thấy tài sản của Xí nghiệp chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị Thiết bị, dụng cụ quản lý chỉ chiếm giá tri nhỏ trong tổng tài sản Hầu hết tài sản của Xí nghiệp đã trở nên cũ và lạc hậu, giá tri còn lại so với nguyên giá của tổng tài sản là 56,33% Trong đó, máy móc thiết bị

Trang 34

đã khấu hao gần hết, giá trị còn lại chỉ chiếm 39,69% so với nguyên giá Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nâng cấp và sửa chữa tài sản nhưng giá trị của tài sản vẫn giảm do nhiều nguyên nhân

Dưới sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ ngày nay, tài sản của Xí nghiệp khơng chỉ bị hao mòn về mặt hữu hình mà cịn bị hao mòn về mặt vơ hình, nhất là máy móc thiết bị Do đó Xí nghiệp cần có biện pháp để khai thác tối đa năng lực sử dụng máy móc thiết bị, cân nhắc để nâng cấp hoặc đổi mới máy móc thiết bị Với nhà cửa, vật kiến trúc Xí nghiệp cần tu sửa để đảm bảo khả năng sản xuất Ngồi ra, Xí nghiệp cần xem xét những tài sản hư hỏng, quá lạc hậu để tiến hành thanh lý, nhượng bán, thực hiện tái đầu tư tài sản cố định

2 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển sắn xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong thời gian tới

2.1 Thuận lợi

~ Xí nghiệp May 3 — Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định có ban lãnh đạo năng động, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ ln ln đồn kết, quyết tâm xây dựng phần đấu xây dựng Xí nghiệp ngày càng phát triển

- Xí nghiệp nằm trên địa bàn là tỉnh khá đông dân cư và có truyền thống về ngành dệt may lâu đời nên đã thu hút được khá nhiều nguồn lao động dồi dào và tâm huyết với nghề,

đặc

~ Xí nghiệp đã lựa chọn công nghệ phù hợp với bản chất nguyên va

thù Sản phẩm của Xí nghiệp đã có uy tín với thị trường, tiêu thụ khá tốt và được cả thị trường trong và ngoài nước biết tới

2.2 Khó khăn

Trong những năm qua sự tăng trưởng và phát triển của Xí nghiệp đã có những tiến bộ nhưng chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội vì:

- Trên các thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm Dệt - May của Xí nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng nước ngoài, hàng nhập lậu, hàng của các doanh nghiệp trong nước cả về chất lượng lẫn giá cả

Trang 35

- Thiết bị của Xí nghiệp cũ và lạc hậu, xuống cấp nên sức cạnh tranh kém chưa được đầu tư kịp thời và đúng hướng, dẫn đến sản phẩm may mặc chất lượng không cao, hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường, tiêu thụ

- Han chế về năng lực công nghệ và các chuyền may cịn ít chưa đủ sức mạnh để cạnh tranh, năng lực cán bộ còn non do đó khơng, thể nhận được những đơn hàng lớn trong thời gian ngắn nên làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.3 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước Xí nghiệp May 3 ~ Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định đã và đang từng bước tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển chung của ngành dệt may

Xí nghiệp May 3 - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể cho năm 2010 qua biểu 03:

Biểu 03: Bảng chỉ tiêu năm 2010

Chỉ tiêu Mục tiêu năm 2010

tổng sản lượng, 10.000.000.000đ

2, Giá trị tăng thêm hằng năm 1.000.000.0004

3 Lao động 56 —

4 Thu nhập bình quân 1 lao động 2.300.000đ/người/tháng

5 Nộp ngân sách nhà nước —[Ƒ — 660000000 —

[ 6 Lợinuận | 600000000 —'

Với những kết qua đã đạt được trong những năm qua mặc dù tập thể cán bộ cơng nhân viên Xí nghiệp đã có nhiều có gắng nhưng chưa thể đáp ứng được với yêu cầu chung của xã hội vì vậy phương hướng cho những năm sau Xí nghiệp phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân năm từ 15%- 20% năm ở trên tất cả các chỉ tiêu kinh tế của Xí nghiệp đã được Công ty giao cho

Trang 36

Trên cơ sở mục tiêu đó Xí nghiệp phải áp dụng các biện pháp tích cực để mở rộng thị trường, không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có sức tiêu thụ lớn trên thị trường trong và ngoài nước

~ Mở rộng sản xuất thêm dây chuyển sản xuất may hàng Dệt kim Để đa dạng hóa sản phẩm tạo sức mạnh cạnh tranh

- Đầu tư thêm thiết bị mới và hiện đại tạo ra năng, suất và chất lượng cao ~ Kiện toàn bộ máy quản lý, đào tạo nâng cao trình độ quản lý, trình độ chun mơn, nâng cao tay nghề cho công nhân

- Giữ uy tín của sản phẩm trên thị trường Tăng cường hợp tác gia cơng với nước ngồi Chú trọng xuất khẩu theo phương thức FOB

3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm (2007-2009) 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp bằng chỉ tiêu hiện vật qua 3 năm (2007-2009)

Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, ta tiến hành đánh giá thông qua chỉ tiêu hiện vật Căn cứ vào báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê của Xí nghiệp ta có kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện trên biểu 04:

Biểu 04: Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật của Xí nghiệp Đơn vị tính: Cái

Chỉ Năm | Năm 2008 Năm 2009 TDPT

tiêu 2007 |Số lượng [ÔLH |Số lượng [ÔLH BQ

a (%) (%) (%) Ko 642.707 | 680.114] 105,82] 731.305 | 107.53| 106,65 | | —| Quân 446.948 | 463.159] 103,63 487.536 | 105.26| 104,39 i Tổng | 1.089.655 | 1.143.273 | 104,92] 1.218.841 | 106,61 105,75 | J

(Nguon: Phong Ké todn — Tai chính) Qua biểu 04 ta thấy Xí nghiệp sản xuất hai mặt hàng chính là Áo và Quân nói chung:

Trang 37

- Với mặt hàng là Ao thi ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm tăng với tốc độ bình quân là 6,65% là khá cao và có sự biến động không đồng đều Năm 2008 tăng so với năm 2007 là

5,82% và năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7,53% như vậy sự chênh

lệch tăng giữa các năm là không quá lớn Qua đó ta thấy rõ sự tiến bộ về khả năng tiêu thụ của năm sau so với năm trước

- Với mặt hàng là Quần ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm tăng với tốc độ bình quân là 4,39 % và giữa các năm có sự chênh lệch rõ ràng Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3,63% nhưng đến năm 2009 lại tăng so với năm 2008 là 5,26% cao hơn so với những năm trước

Vậy kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm tăng với tốc độ bình quân là 5,75% và có những tiến bộ năm sau thường cao

hơn năm trước đặc biệt là ở mặt hàng Áo tiêu thụ được nhiều hơn so

với mặt hàng Quần Nguyên nhân của biến động sản xuất này của Xí nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: khả năng sản xuất của Xí nghiệp, số lượng lao động năm sau tăng so với năm trước, lượng hàng tồn kho hàng năm cũng như các dự báo về khả năng tiêu thụ sản phẩm trong năm do phòng kế hoạch thực hiện Về mặt hàng Áo tiêu thụ được nhiều hơn mặt hàng Quần một phần là do thị hiếu của người tiêu dùng thường thích mua Áo hơn Quần vì giá một cái quần thường gấp đôi giá một cái áo

3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp bằng chỉ tiêu giá trị qua

3 năm (2007-2009)

Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật mới chỉ cho ta thấy khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ, do đó để có cái nhìn tổng quát hơn ta đi sâu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp bằng chỉ tiêu giá trị Căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm 2007 — 2009, ta lập được biểu 05: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm qua

Trang 39

Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2007 — 2009 đã được tổng hợp trong biểu 05 ta có thể đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu tổng

lợi nhuận kế toán trước thuế

Tổng lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp có nhiều biến động mạnh, mức tăng giảm không đều giữa các năm Tốc độ phát triển bình quân 3 năm (2007-2009) đạt 96,87% Trong đó, tốc độ phát triển liên hoàn năm 2008 so với năm 2007 đạt mức phát triển là 90,44% và tốc độ phát triển liên hoàn năm 2009 so với năm 2009 đạt 103,75% tăng khá cao so với tốc độ phát triển liên hoàn hai năm trước Để tìm hiểu rõ Sự biến động của tổng, lợi nhuận trước thuế ta đi sâu phân tích một số nhân tố sau:

~ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong 3 năm 2007 — 2009, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng với tốc độ phát triển bình ˆ quân là 115,38% (tương ứng tốc độ tăng là 15,38%) Sở đĩ có sự tăng doanh thu như vậy là do khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên, đậc biệt là có sự tăng, lên của số lượng tiêu thụ về mặt hàng áo khá cao

- Các khoản giảm trừ doanh thu: Do Xí nghiệp sản xuất ra số lượng sản phẩm tương ứng với những đơn hàng đã ký kết và bán cho những khách hàng có nhu cầu mua với số lượng cụ thể nên Xí nghiệp khơng có các khoản giảm trừ doanh thu Vì vậy, doanh thu thuần không thay đổi với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 40

~ Chỉ phí hoạt động tài chính: Chỉ phí hoạt động tài chính là khoản lãi

suất mà Xí nghiệp phải trả cho việc đi vay vốn của ngân hàng Do nguồn vốn của Xí nghiệp được rót xuống không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nên Xí nghiệp phải đi vay ngân hàng để đảm bảo sản xuất được ổn

định Tốc độ phát triển bình quân của chỉ phí hoạt động tài chính là 89,82%

Nam 2009 do chính phủ thực hiện gói cước kích cầu nên lãi suất vay của ngân phát triển liên hoàn năm 2008 so với năm 2007 là 97,88%, còn tốc độ phát triển liên hoàn năm 2009 so với năm 2008 là 82,36% đã giảm đáng kể

~ Chỉ phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những hàng cũng đã giảm hơn so với năm 2008 Tốc

khoản chỉ phí khơng phải sử dụng trực tiếp để sản xuất nhưng nó lại rất cần thiết để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phi quản lý doanh nghiệp liên tục tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 115,79% chiếm tỷ trọng cao trong chỉ phí của Xí nghiệp

- Lợi nhuận khác:Lợi nhuận khác của Xí nghiệp nói chung là không cao

và hầu như khơng có ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp quá nhiều.Tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 111,71%

Xí nghiệp May 3 — Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, vì vậy sau khi tiến hành cổ phần hóa Cơng ty được hưởng chế độ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Do đó, lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp chính bằng tổng lợi nhuận trước thuế

Như vậy, qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp về mặt giá trị ta thấy các chỉ tiêu có nhiều biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau Điều đó đặt ra cho các nhà quản lý cần nhận ra những mặt tích cực cũng như phát hiện những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đê đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiểu quả hoạt động của mình

Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong thời gian qua là

không ổn định Do ảnh hưởng của nền kinh tế không ổn định, bấp bênh Tất cả các doanh nghiệp và cả người dân đều bị ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế này Các doanh nghiệp trong ngành đều hy vọng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khởi sắc trong năm 2010

Ngày đăng: 20/11/2023, 13:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w