TRUONG DAL HQC LAM NGHIEP
KHOA KINH TE & QUAN TRỊ KINH DOANH
KHOA LUAN TOT NGHIEP
ĐÁNH GIÁ CONG TAC THU HOI, BOI THUONG, HỖ TRỢ, GIAI PHONG MAT BANG VA GIAI QUYET VIEC LAM CHO
NGUOLDAN CO DAT BI THU HOI DE PHAT TRIEN BO THI TAL
THANH PHO PHU LY, TINH HÀ NAM GIAI DOAN 2005 — 2009
NGANH : QUAN LY DAT DAI MÃ NGÀNH :403
Giáo viên hướng dẫn — : Th.S Nguyễn Bá Long Sinh viên thực hiện :_ Nguyễn Đức Tài
Khoá học :_2006~2010
HÀ NỘI - 2010
Trang 2LOI CAM ON
Sau những năm tháng học tập tại trường Lâm Nghiệp, để đánh giá được kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, hoàn thiện kiến thức thực tế cho sinh viên trước khi ra trường, nhà trường đã tổ chức cho sinh viên đi thực tập tốt nghiệp Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Lân Nghiệp
và Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận
tốt nghiệp: " Đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để phát triển đô thị tại thành phố Phú Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2005 — 2009."
Để hồn thành được bài khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn thay
giáo Thạc sỹ Nguyễn Bá long cùng các thầy cô trong Bộ môn Quản lý đất đai đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoạn thiện bài khóa luận này một
cách tốt nhát
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn của mình tới Ban Giải phóng mặt bằng thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian về đây thực tập
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc và khẩn trương, đến nay tôi đã hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình Song, do thời gian và năng lực có hạn nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý xây dựng của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp dẻ bài khóa luận của tơi được hồn thiện hơn
Téi xin chân thành cảm ơn}
Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện
Trang 3MUCLUC PHAN I: DAT VAN DE
PHAN II: TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU 2.1 Trung Quốc
2.2 Thái Lan
2.3 Han Quốc 2.4 Sin ga po
2.5 Tại Việt Nam
2.5.1 Khái niệm công tác thu hôi, bôi thường và giải phóng mặt bang 2.5.2 Các chính sách có liên quan tới công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị
thu hồi
2.5.3 Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đây
PHAN III : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 13 13 „14 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.2 Nội dung nghiên cứu 3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2 Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và xử lý số liệu
3.3.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn hộ
4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tành phố Phi Ly 4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội của thành phố Phủ Lý
4.2 Tình hình thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng vả giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để phát triển đô thị tại thành
phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam giai đoạn 2005 — 2009 „¡26
Trang 44.2.2 Tình hình thu hồi đất để phát triển đô thị của thành phố Phủ Lý tỉnh
Hà Nam giai đoạn 2005 — 2009
4.2.3 Tình hình bồi thường, hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để phát triển đô thị tại thành phố Phủ Lý 31 4.3 Công tác giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để phát
triển đô thị tại thành phố Phủ Lý -43
4.4 Một số
Nha nước thu hồi đất để thực hiện các dự án nhằm phát triển đô thị tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam
PHAN V : KET LUAN VA KIEN NGHI
5.1 Kết luận 5.2 Kiến nghị
¡ pháp góp phần hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi
Trang 5DANH MUC CAC BANG BIEU
Biểu 4.1: Cơ cấu các loại đất của thành phố Phủ Ly tinh Ha Nam Biểu 4.2: Cơ cấu kinh tế của thành phố Phủ Lý
Biểu 4.3 : Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất đai của thành phố Phủ
Lý tỉnh Hà Nam từ năm 2005 ~ 2009 nà
Biểu 4.4 : Diện tích các loại đất bị thu hồi dé phát triển đô thị tại thành phố
Phủ Lý, giai đoan 2005 — 2009 nở
Biểu 4.5 : Cơ cấu các loại đất bị thu hồi theo đơn vị hành chính của thành phố
Phủ Lý giai đoạn 2005 - 2009
Biểu 4.6 : Biểu so sánh chính sách thu qua 2 năm 2005 và năm 2008
Biểu 4.7 : Cơ cấu các loại đất và giá trị bồi thường đắt trên địa bàn thành phố
Phủ Lý giai đoạn 2005 — 2009
Biểu 4.8 : Biểu diện tích thu hồi v:
đoạn 2005 — 2009
Biểu 4.9: Phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ của công ty Đầu tư phát triển
- 40 Biểu 4.10: Phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ của Ban Giải phóng mặt
bằng của thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam 42
Biểu 4.11 : Phân loại kinh tế hộ có đất bị thu hồi 43 Biểu 4.12: Diện tích đất bị thu hồi của các hộ được điều tra 44
- 45 45
đường cao tốc Việt Nam
Biểu 4.13 : Tình trạng công việc trước và sau khi thu hồi đất
Biểu 4.14: Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình
Trang 6Từ viết tắt BTNMT CHXHCN cP ND NITS
DANH MUC TU VIET TAT Chú thích
Bộ Tài nguyên và Mơi trường
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Chính phủ
Nghị định
Nuôi trồng thủy sản Quyết định
Sản xuất nông nghiệp
Tổng, cục địa chính
Tài nguyên và Môi trường, Thông tư
Thủ tướng
Trang 7PHAN I: DAT VAN DE
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nơi cư trú của con
người và mọi sinh vật trên trái đất Với con người, đất đai có vị trí vơ cùng
quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của loài người, là nơi phân bố dân cư, nơi xây dựng các cơng trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
Ngày nay với việc dân số ngày càng tăng một cách nhanh chóng, tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh đã dẫn tới nhu cầu sử dụng đất tăng cao, trong khi đó diện tích đất đai tăng một cách chậm chạp, có nơi diện tích đất đai còn bị thu hẹp do cách sử dụng đất đai của con người một cách lãng phí đã dẫn tới diện tích đất đai đang ngày càng bị suy thoái dẫn tới việc không sử dụng được, hay một phần do các tác nhân tự nhiên như : hiện tượng đất bị xâm mặn, bị sa mạc
hóa
Trong khi đó cơng tác quản lý đất đai ở nước ta vẫn còn nhiều thiếu sót, khe hở nhất là trong công tác thu hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng, hằng năm ở nước ta có tới trên 70% đơn thư khiếu nại liên quan đến vấn đề đất đai
Phủ Lý là một địa danh đã đi vào lịch sử lâu dài của dân tộc Trong quá
trình dựng nước và giữ nước, mảnh đất Phủ Lý đã in đậm dấu ấn phản ánh tỉnh thần bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bản chất cần cù, sáng tạo trong lao động của các thế hệ người dân nơi đây
Ngày 09/06/2008, thị xã Phủ Lý đã có một bước ngoặt to lớn trong lịch sử phát triển của mình khi long trọng nhận quyết định của Chính phủ về việc
thành lập thành phó Phủ Lý trực thuộc tỉnh Hà Nam Việc nâng cấp thị xã Phủ
Lý thành thành phố trực thuộc tỉnh là yêu cầu cần thiết khách quan, phù hợp với chiến lược phát triển đô thị cả nước trong giai đoạn hiện nay và định hướng quy hoạch đến năm 2020 Với lợi thế là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, thương mại dịch vụ, an
Trang 8
phát huy mạnh mẽ hơn về chức năng đô thị, là trung tâm chuyên ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và đào tạo cấp vùng, là đô thị vệ tỉnh của thủ đô Hà Nội, tạo đà phát triển kinh tế, xã hội của thành phố trước mắt và lâu dài
Để đạt được điều đó, thành phố Phủ Lý đã và đang tiến hành thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tiến hành xây dựng các cơng trình cơ sở
hạ tầng, các công trình cơng cộng nhằm phục vụ cho q trình phát triển đơ thị của thành phố
Trang 9PHAN II: TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU 2.1 Trung Quốc
Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa
mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực
hiện dự án đầu tư Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cần thận phương án đền bù, trên cơ sở tính tốn đầy đủ lợi ích của
nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khơi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì người nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đắt ( đối với đất nơng nghiệp)
Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng
giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá
cả hiện tại
Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc
đảm bảo cho người dân có cuộc sống, bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ Việc quản
lý giải phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm nhiệm Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê r
( dơn vị xây dựng giải tỏa mặt bằng
Trang 10Việc bồi thường nhà ở cho dan ở thành phố khác với việc bồi thường
cho dân ở nơng thơn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành
thị và nông thôn Đối với nhà ở của người dân thành phố, nhà nước bồi thường bằng tiền là chính, với mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá Với người dân nông thôn, nhà nước thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng, đất đai; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tải sản tập thể
Sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là do :
~ Thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chỉ tiết, ràng buộc
đối với các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho
người dân tái định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định
cư
~ Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh, chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình bồi thường hỗ trợ tái định cư
- Thứ ba, quyền sở hữu đất tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn Tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng dé tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng
Trang 112.2 Thái Lan
Cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, q trình đơ thị hố diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đắt đai đều do cơ chế thị trường điều tiết Nhà nước cho phép tồn tại hình thức sở hữu tư nhân về đất đai, vì vậy khi tiến hành thu hồi, giải phóng mặt bằng đẻ lấy đất phục vụ cho một dự
án nào đó của Nhà nước hay của một tổ chức nào đó đều phải có sự thỏa thuận giữa chủ dự án và chủ sở hữu của khu đất đó
Việc định giá bồi thường do Chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường chuyển nhượng bắt động sản về đất đai và các tài sản bất động sản trên đất chủ yếu bồi thường bằng tiền mặt
Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án, nếu một dự án mang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường
Khi tiến hành thu hồi, giải phóng mặt bằng, Chính phủ sẽ thơng báo, tun truyền vận động cho người dân có đất bị thu hồi hiểu và chấp hành các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của Nhà nước, xác định rõ các khu tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi để họ có thể yên tâm giao đất
Bên cạnh đó, việc bố trí các cán bộ có chuyên môn năng lực, phẩm chất tốt vào thực hiện công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng cũng được Chính phủ
quan tâm
2.3 Hàn Quốc
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng đi dân Š ạt từ các vùng nông thôn vào đô thị, thủ đô Xê-un đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đất định cư trầm trọng trong thành phố Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cư, chính quyền thành phó phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận Việc đền bù được thực hiện thông qua các công cụ chính sách như hỗ trợ tài
Trang 12Các hộ bị thu hồi đất có quyền mua hoặc nhận căn hộ do thành phố quản lý, được xây tại khu đất được thu hồi có bán kính cách Xơ-un khoảng 5 km
Ngày nay, Luật đất đai của Hàn Quốc căn bản khơng có sự thay đổi nhiều trong công tác thu hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng Việc định giá bồi thường đất đai được xác định trên tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, giá này không dựa vào những lợi nhuận khai thác do đó dam bảo được tính khách quan trong công tác bồi thường Nhà nước trách gây thiệt hại tới mức tối đa cho người dân có đất bị thu hồi trong quá trình giải phóng mặt bằng Ngồi ra, Hàn Quốc còn rất coi trọng công tác tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi bằng cách hỗ trợ như : cung cấp đất đai, hỗ trợ mọi mặt về đời sống cho người dân tái định cư
Vì vậy cơng tác thu hồi, bồi thường và giải phóng ămtj bằng của Hàn Quốc đạt được rất nhiều thành công
2.4 Sin ga po
Việc trưng dụng đất đai được coi là cốt lõi của chính sách đất đai ở nước này Luật trưng dụng đất đai ở Singapo được ban hành vào năm 1966, sau đó được sửa đổi bỗ xung vào năm 1973, trong luật quy định rõ mọi dự án vì lợi ích công cộng đều được trưng dụng đất chứ không tiến hành mua đất
Căn cú vào luật này, các cơng trình cơng cộng, cơng trình hạ tầng, cơng trình
qn sự đều có thể trưng dụng đất đai cho các dự án của mình
Trang 13Giá bồi thường đất đai lúc dau được chọn thấp hơn giá thị trường ngày 31/11/1973 và giá tại thời điểm trưng dụng Năm 1985, Luật trưng dụng đất đai được sử đổi, trong đó quy định rõ nếu trưng dụng trước ngày 31/11/1985 thì dùng giá ngày 31/11/1973, nếu trung dụng sau ngày 31/11/1985 thì dùng
giá ngày 31/11/1985 2.5 Tại Việt Nam
2.5.1 Khái niệm công tác thu hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng
Thu hồi đất là biện pháp của cơ quan Nhà nước có thầm quyền nhằm chấm dứt quan hệ về sử dụng đắt giữa một bên là chủ sử dụng đất và một bên
là Nhà nước vì lợi ích chung của Nhà nước ( theo Luật đất đai năm 2003) Mục đích của việc thu hồi đất là nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng
hợp pháp, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, khắc phục tình trạng tùy tiện trong quản lý sử dụng đất đai và đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục đích quốc gia khi cần thiết
Giải phóng mặt bằng là khái niệm suy rộng của công tác thu hồi đất nhằm phục vụ cho các lợi ích phát triển chung của đất nước, bao gồm các công tác bồi thường cho các đối tượng bị thu hồi đất, di chuyển người dân tạo mặt bằng cho triển khai dự án, đến việc hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất tái định cư, tạo việc làm, khôi phục thu nhập và ổn định đời sống
Cơng tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơng trình phục vụ cho định hướng phát triển chung của đất nước là một trong những nhiệm vụ hàng,
đầu đối với nền kinh tế nước ta
Bồi thường là việc làm của Nhà nước khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất để sử dụng vào mục đích như : đảm bảo an ninh quốc phịng, lợi ích quốc gia, nhằm phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế của đất nước, được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 1992, trong Luật đất đai năm 2003 hay trong,
Trang 14Qua đó ta có thé thấy rõ được bản chất của công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ việc làm cho người dân có đất bị thu hồi là công tác nhằm đảm bảo cho lợi ích phát triển chung của đất nước, ngoài ra giúp cho người dân có cuộc sống mới én định, điều kiện sống tốt để người dân yên tâm sản xuất, làm việc và cống hiến để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn
2.5.2 Các chính sách có liên quan tới công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi
Ngay từ những ngày đầu của những năm sau khi thống nhất đất nước, Dang va Nha nước ta đã rất quan tâm tới công tác thu hồi, bồi thường đất đai để phát triển đất nước được thể hiện qua hệ thống các văn bản chính sách qua từng thời kỳ phát triển của đất nước như :
- Luật cải cách ruộng đất năm 1953, trong đó Nhà nước đã quy định cụ thể các quy định về tịch thu, trưng dụng, trưng mua dat dai
- Nghị định 151/1959/NĐ-TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành về quy định thể lệ tạm thời trưng dụng đất
- Thông tư số 1792/TT-TTg ngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu năm, hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng vùng kinh tế mới
~ Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 01/07/1980 do Hội đồng Chính phủ ban hành về việc thống, nhất quản lý ruộng đắt và tăng cường công tác quản lý
ruộng đât trong cả nước
Trang 15- Hiến pháp năm 1992 được ban hành nhằm khẳng định việc sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân và đo Nhà nước quản lý, trong trường hợp cần thiết vì
lợi ích quốc gia, Nhà nước sẽ trưng mua hay trưng dụng đất đai, việc bồi thường các tài sản có trên đất của cá nhân hay tổ chức được quy định bồi thường theo giá thị trường
- Luật đất đai năm 1993 được ban hành thay thế cho Luật đất đai năm 1988, dựa trên các thay đổi của Hiến pháp năm 1992, trong đó quy định việc thu hồi đất cho mục đích cơng cộng và việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Luật quy định rõ việc xác định giá đất của các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường tài sản về đất khi bị thu hồi, Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian
- Luật sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật đất đai năm 1993 được ban hành vào ngày 29/06/2001 trong đó quy định cụ thể hơn về việc thu hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất đai dang sử dụng, của người chủ sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng
- Luật đất đai năm 2003 được ban hành nhằm thay thế cho các luật đất đai và các luật sửa đổi trước đó, nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu câu, đòi hỏi mới trong quá trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của đất nước Luật đất đai năm 2003 đã quy định rõ việc “ Bồi thường, tái định cư cho
người có đất bị thu hồi.” (điều 42) :
- Nghị dịnh số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Trang 162.5.3 Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày cảng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế Nhà nước đã quan tâm nhiều tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP sau một thời gian thực hiện, đặc biệt
là sau sự ra đời của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP đã thể hiện được tính khả
thi và vai trị tích cực của các văn bản pháp luật Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan,
thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu Sau:
- Thứ nhất, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước,
giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thỏa đáng
- Thứ hai, mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mắt Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tỉnh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất
~ Thứ ba, việc bồ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất
- Thứ tư, trình tự thủ tục tiến hành bồi thường hỗ trợ tái định cư đã giải quyết được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà
nước có thảm quyền (bực hiện công tác bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả - Thứ năm, các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật
đất dai năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định
hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để
ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao
Trang 17hơn Chẳng hạn như Quyết định số 143/QĐ-UB sửa đổi bỗ sung một số vấn
đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của UBND Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 15/08/2007; Quyết định số 80/2005/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội Do đã vận dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường, mặc dù vẫn còn những khiếu nại nhưng con số này ít và không gây trở ngại đáng kể trong quá trình thực hiện
- Thứ sáu, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất phức tạp của vấn đề thu bồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả
Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tô chức, về năng lực cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bang trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tằng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất
cho người có đắt bị thu hồi
Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đó chúng ta cũng còn những, tồn tại, vướng mắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trong đó đặc biệt là vấn đề giá đền bù, gây những tác động tiêu cực đối với thị trường bất động san
Trang 18Để góp phần làm lành mạnh thị trường bất động sản, tạo thuận lợi cho việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chúng ta cần xử lý một số vấn đề sau:
- Một là, đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗi cơng trình có mức bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng
so sánh quyền lợi từ phía người dân Khẩn trương hoan các quy định của
pháp luật, theo hướng dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi đất
- Hai là, nâng cao chất lượng cơng trình quy hoạch tái định cư; chú ý đến yếu tố văn hóa, tập quán, thói quen của đồng bào các dân tộc khi xây các
khu tái định cư
- Ba là, nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi việc kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù
- Bốn là, có một kế hoạch đải hạn với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Khống chế một cách nghiêm chỉnh về quy mô thu hồi đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách hợp lý và hoàn thiện hơn nữa quy trình thu hồi đắt
- Năm là, khắc phục những khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất dẫn đến sự khó khăn trong việc xác định điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân
Tóm lại, những van dé nay sinh trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là không thể tránh khỏi đối với bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nhưng nếu chúng ta khắc phục được những tồn tại đó sẽ đảm bảo sự ồn định, nâng cao điều kiện sống cho người dân ở những khu vực có đất bị thu hồi, góp phần đây nhanh được tiến trình của công tác thu hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng trên cả nước
Trang 19PHAN III: MUC TIEU, NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để phát triển đô thị tại
Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2005 — 2009
- Xác định những tồn tại và bất cập trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người đân có đất bị thu hồi để phát triển đô thị tại Thành phố Phủ Lý
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng và giải pháp giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi
- Đối tượng nghiên cứu
Công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
~ Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng amtj bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để phát triển đô
thị tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2005 — 2009
3.2 Nội dung nghiên cứu
~ Nghiên cứu các văn bản, chính sách có liên quan tới công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng trên thế giới, ở trong nước và ở địa phương
- Tình hình thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để phát triển đô thị tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam
~ Nghiên cứu tình hình sử dụng tiền đền bù của người dân sau khi bị
thu hồi đất
~ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và ổn định đời sống của người dân có đất bị thu hồi
Trang 203.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập các chính sách, văn bản của Nhà nước hay của địa phương có liên quan tới công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng ở một số dự án
- Thu thập các báo cáo thống kê đất đai hàng năm của thành phố Phủ
Lý giai đoạn 2005 - 2009
- Thu thập các tài liệu, thơng tin có liên quan tới đề tài nghiên cứu như: tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Thành phố
3.3.2 Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và xử lý số liệu Sau khi đã thu thập được các tài liệu, số liệu, văn bản, chính sách có liên quan tới công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng, ta bắt đầu tiến hành phân tích và xử lý số liệu bằng các phần mềm chuyên môn như phần mềm Excel
3.3.3 Phương pháp điều tra, phóng vấn hộ
Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin từ các hộ gia đình bị thu hồi đất dựa trên các phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn
Đối tượng phỏng vấn là các hộ bị thu hồi đất, số lượng phiếu điều tra là 30 phiếu, được điều tra ở khu vực xã Liêm Chính, đây là khu vực có diện tích thu hồi đất để phát triển đô thị của thành phố Phủ Lý nhiều nhất, nhằm thu thập các thông tin liên quan tới ý kiến người dân về việc thuhồi đất của thành phố, tình hình sử dụng tiền bồi thường của người dân, cuộc sông của người
dân trước và sau khi bị thu hồi đất
3.3.4 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên mơn trong Ban Giải phóng,
mặt bằng thành phố Phủ Lý, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường thành
phố Phủ Lý, cán bộ địa chính xã/phường/thị trấn nơi có đt bị thu hồi về công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng để phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý
Trang 21PHAN IV : KET QUA NGHIEN CUU
4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tành phố Phủ Lý 4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Đô thị Phủ Lý ra đời từ năm 1832 khi vua Minh Mạng quyết định bỏ
đơn vị trấn, thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Ly Nhân được đổi thàn phủ
Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội
Phủ Lý từng thuộc tỉnh Nam Hà ( từ năm 1965-1975, năm 1991-1996)
và Hà Nam Ninh (năm 1975-1991) Vào thời đó, có một thời gian Phủ Lý đổi
tên thành thị xã Hà Nam Thị xã Hà Nam bị hạ cấp xuống thành thị trấn Hà
Nam, huyện lị huyện Kim Thanh ngày 27/04/1977, cho đến ngày 9/4/1981 thì tái lập
Đầu năm 1997, tỉnh Hà Nam được tái lập, Phủ Lý khi đó là thị xã trực thuộc tỉnh và có 4 phường: Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo
Ngày 1 tháng 1 năm 2007, thị xã đã chính thức trở thành đô thị loại 3
và trở thành thành phố của tỉnh Hà Nam vào ngày 9 tháng 6 năm 2008 theo
quyết định 72/2008/NĐ-CP trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số
của thị xã Phủ Lý Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của một thành phố trẻ đã chụi sự tàn khốc của chiến tranh
Thành phố Phủ Lý nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía Nam của thủ dơ Hà Nội, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là giao điểm của các tuyến đường giao thông quan trọng trong vùng, nhất là
tuyến đường Bắc Nam Với tơnhr diện tích tự nhiên là 3426.77ha, với 12 đơn
vị hành chính gồm 6 phường và 6 xã
+ Phía Đơng và phía Bắc giáp huyện Duy Tiên
+ Phía Tây giáp huyện Kim Bảng + Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm
Trang 224.1.1.2 Địa hình
Thành phố Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông, địa hình bị chia cắt bởi các sông và khu vực thấp trăng - hướng đốc chung của địa ình thành phố từ Tây sang Đơng vì vậy có các đặc trưng của địa hình khu vực
Khu vực thành phố ở phía Đông sông Đáy và khu đơ thị mới ở phía Tay sông Đáy nền địa hình đã được tơn đắp có cao độ 3,0m — 6,8m:
Khu vực dân cư ở khu vực Phù Vân Bắc sông Đáy và Bắc sông Châu Giang, nền địa hình cũng đã được tôn đấp cao độ 3,0m — 4.5m
Các khu vực ruộng lúa, ruộng màu có cao độ từ 1,8m ~ 2,2m
Khu vực các ao trũng, đầm lầy có cao dé tir -0,8m đến +0,4m, bao gồm các khu trũng Bắc sông Châu, Đông sông Đáy, hệ thống ao ruộng trũng nối liền nhau, thường xuyên bị ngập nước
Từ các đặc điểm địa hình trên cùng với vị trí địa lý đã tạo cho Phủ Lý
một cảnh quan đa dạng và hấp dẫn, đồng thời rất thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông đường thủy, bộ
4.1.1.3 Khí hậu
Thành phố Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ -
mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió Mùa
Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,3°C; mùa hè nhiệt độ trung bình là 27,4°C; mùa đông nhiệt độ trung bình 19,2C
Lượng mưa trung bình năm là 1889mm, độ ẩm trung bình là 84%
Nhìn chưng với điều kiện khi hậu của thành phố khá hài hịa, thích hợp cho việc phát triên của cây lương thực như lua, ngô, khoai
4.1.1.4 Thủy văn
Thành phó Phủ Lý nămg ở ngã ba sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu và
được bao bọc bởi một hệ thống đê bảo vệ, có nhiều ao hỗ nên Phủ Lý có
nguồn nước dồi dào, các của xả nước ra sông chụi ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đáy
Trang 23Với điều kiện như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và dân sinh của thành phố Phủ Ly
4.1.1.5 Đất đai
Nhìn chung đất đai của thành phố Phủ Lý khá màu mỡ, do hàng năm thường xuyên được bồi đắp phù sa của các sông chảy qua Tổng diện tích đất
tự nhiên toàn thành phố là 3.426,77ha, trong đó :
Biểu 4.1: Cơ cấu các loại đất của thành phố Phú Lý tỉnh Hà Nam
Loại đất Điện tích(ha) — Ï TY 1%) |
Đất nông nghiệp 1.524,52 P 44,49
Dat phi néng nghiép | 1.870,50 54,58
Đất chưa sử dụng 31,75 0,93
Tổng ~ | 3.426,77 100
Với đất nội thị là 955,87ha, đất ngoại thị trên 2.468,5ha Tổng diện tic đất xây dựng đơ thị bình qn là 288ha, bình quân 76m”/người Trong đó đất dân dụng là 213,2ha, bình quân 56,4m”/người; đất ngoài dân dụng là 74,8ha, bình quân 19,8m’/ngudi
Đất quốc phịng an ninh trong đơ thị có diện tích 15,1ha (tính cả khu vực ngoại thị có 15,4ha)
Quỹ đất của thành phố có thẻ tận dụng khai thác xây dựng đô thị trong Nội thị khoảng 300ba (trong đó đất bằng chưa sử dụng khoảng 8ha va dat nông nghiệp khoảng 290ha)
4.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội của thành phố Phủ Lý
4.1.2.1 Điều kiện Kinh tế
Năm 2009, thành phố Phủ Lý có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19,9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 21,63 triệu đồng/người, vượt 2,46% so với kế hoạch của nghị quyết HĐND đề ra, giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 1.885,2 tỷ đồng, tăng 25,68% so với năm 2008, tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 2.399 tỷ đồng, sản lượng
Trang 24lương thực 10,397 nghìn tấn, vượt 3,97% so với kế hoạch của nghị định HĐND thành phố đã đề ra, thu ngân sách đạt 31 1,382ty đồng, vượt 185,1% so với kế hoạch và 175,5% so với nghị định HĐND thành phố đã đề ra
Biểu 4.2: Cơ cấu kinh tế của thành phố Phủ Lý
TT Cơ câu Tý lệ(%)
1 Nông — Lâm - Thủy sản 4,9
Ễ Công nghiệp ~ Tiểu thủ công nghiệp 463
3 Dịch vụ - Thương mại ~~ 48,8
_ Tổng 100
Trong do : Công nghiệp:
Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước và chủ trương của thành phố về phát triển kinh tế trên địa bàn, khai thác tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nhanh và vững chắc các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhằm đây nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố
Nhờ đó sản xuất công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp của
Phủ Lý đã có những bước phát triển nhanh và đa dạng, Trên địa bàn thành
phố có 1.120 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó có hơn 30 đoanh nghiệp nhà nước, 3 công ty cổ phần, 59 công ty trách nhiệm hữu hạng, 14 doanh nghiệp tư nhân và hơn 1.000 hộ sản xuất cá thẻ Thành phố Phủ Lý dang từng bước hình thành các khu tập trung công nghiệp tại Thanh Chau va Chau Sơn nhằm giải quyết việc làm cho gần 12.300 lao động
Ngoài ra, thành phố đang có các chính sách nhằm khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, các làng nghề, phố nghề ở nội và ngoại thành, nhất là các ngành nghề có khả năng xuất khẩu : mây tre đan
Trang 25Thanh phố Phủ Lý đang từng bước xây dựng một cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện và lợi thế của thành phó, trong đó dệt may và sản xuất hàng tiêu dùng là các ngành chủ đạo, tiếp đến là sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí sửa chữa, chế biến thực phẩm
Một số sản phẩm công nghiệp đạt chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất cạnh tranh được trên thị trường như : sản phẩm may mặc, giầy da, xi măng, nước giải khát, bia rượu
Dịch vụ - thương mại:
Khai thác tối đa lợi thế là đầu mối giao thông, gần thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế Bắc Bộ, thành phó Phủ Lý đang có những bước phát triển mạnh về kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống Khu vực kinh tế dịch vụ (bao gồm thương mại, du lịch và dich vụ sản xuất, phi sản xuất) giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thành phố Phủ Lý, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,5%/năm, năm 2009 tổng, mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ đạt 1550 tỷ đồng, vượt 2,5% kế hoạch đề ra, trong đó giá trị xuất khẩu là 38,7 triệu USD, giá trị nhập khẩu là 49,5 triệu USD; đã góp phần tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt đời sống nhân dân
Khối ngành dịch vụ trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của thành phó Hiện nay, trên địa bàn thành phố có gần 5000 đơn vị và cá nhân kinh doanh dịch vụ thương mại, thu bút hàng chục nghìn lao động Thành phố đã tập trung chỉ đạo cỗ phần hóa 100% các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh phát triển
mạnh, bình qn mỗi năm có từ 40 — 50 doanh nghiệp mới được thành lập và
khoảng 250 300 hộ đăng ký kinh doanh mới, tạo ra thị trường giao lưu hàng hóa khá sơi động và phong phú cả trong nội thị và nông thôn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
Trang 26Các loại hình dịch vụ khác như: dich vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng,
dịch vụ công cộng, bảo hiểm, dịch vụ kỹ thuật, tài chính tín dụng, bưu chính
viễn thơng, tin học hóa, truyền hình kỹ thuật , truyền hình cáp cũng được phát triển đa dạng góp phần giải quyết việc làm và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân
Công tác quản lý Nhà nước về thương mại, dịch vụ ngày càng được củng có và phát triển, hạn chế được tình trạng kinh doanh trái phép và gian lận thương mại
Mạng lưới chợ, cửa hàng và các trung tâm thương nghiệp được tổ chức, phân bố tương đối rộng khắp trên địa bàn thành phố theo hướng van minh sạch đẹp Ngồi vai trị là đầu mi xuất phát luồng hàng hóa, thành phố Phủ Lý còn là thị trường tiêu thụ hàng hóa cho một số nơi khác trong vùng và các địa phương nằm trên trục quốc lộ 1A
Các ngành dịch vụ công cộng, dịch vụ kỹ thuật trong những năm qua
phát triển khá đa dạng Dịch vụ ngân hàng, tài chính hoạt đơng có hiệu quả
khi chuyển sang cơ chế thị trường, đáp ứng được phần nào vốn cho sản xuất kinh doanh của người dân và các tổ chức kinh tế
Du lịch là ngành có nhiều tiềm năng, với ưu điểm là nơi gần các khu vực có nhiều lễ hội, khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử “ Núi Đọi, sông Châu” thành phố có các thuận lợi trong việc phát triển du lịch Thành phố Phủ Lý đang có các dự án nhằm khai thác tuyến du lịch đường sông Phủ Lý- Chùa Hương, đây là tuyến du lịch độc đáo có nhiều tiềm năng, hấp dẫn nhiều khách du lic trong và ngoài nước
Nông- Lâm — Thủy sản:
Thành phó đã định hướng nền sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý là nền sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái nhằm bảo vệ môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao Phát triển kinh tế trang trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, được coi là khâu đột phá để thúc đẩy nền
Trang 27sản xuất nông nghiệp hàng hóa Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình quân hàng năm 6,2% năm, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 36 triệu đồng/ha/năm
Hàng năm, Hội Nông dân thành phó tổ chức từ 20 — 30 lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho gần 3.000 lượt người, tổ chức các lớp IPM (Phòng trừ dịch hại tổng hợp trên lúa và rau xanh) Thành phố đã tổ chức các lớp mơ hình điểm đưa giống cây, con mới có chất lượng cao vào sản xuất, chuyển đổi gần 29 ha đất trũng thành vùng sản xuất đa canh đạt giá trị sản
xuất 50 — 60 triệu đồng/ha/năm Xây dựng các mơ hình chăn nuôi : cá chin trắng, tôm càng xanh, cá rô phí, lợn nái ngoại sinh sản, lượn hướng nạc, xây dựng 22 cánh đồng diện tích 150 ha (chiếm 10% diện tích đất nơng nghiệp) đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm
4.1.2.2 Điều kiện xã hội Về lao động -
Với diện tích là 3.426,77 ha và 121.350 nhân khẩu, trong đó dân số nội
thị chiếm khoảng 60%, dân số ngoại thị chiếm 40%; tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,9%/năm trong đó tăng cơ học là 1,71%/năm Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 50% dân số tồn thành phó, nhìn chung nguồn nhân lực của thành phố kha đồi đào, nguồn nhân lực có trình độ học vấn khá cao đáp ứng
được cho yêu cầu phát triển của thành phố theo hướng cơng nghiệp hóa — hiện
đại hóa cả trước mắt và lâu dài
Về văn hóa xã hội - thể dục thê thao : Thanh phd
nhiệm vụ then chót, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển văn
ác định sâu sắc quan điểm: xây dựng Đảng vững mạnh là hóa thực sự là nên tảng tỉnh thần của xã hội
Thực hiện cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa“ Thành phố Phủ Lý đã có những bước đổi mới và nâng cao chất lượng
các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể thao, từng bước xây dựng và phát triển các lĩnh vực này theo hướng văn minh hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc trong mối gắn kết chặt chế với phát triển kinh tế, phát triển đô thị
Trang 28Tập trung xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao tính tự quản trong nhân dân, đặc biệt là xây dựng nếp sống văn minh đô thị ngang tầm với vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh
Thành phố đã đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, tổ văn hóa,
đơn vị cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa, các loại hình câu lạc bộ văn hóa thể thao Trong cơ cấu đầu tư, Phủ Lý đã dành tỷ lệ thỏa đáng kết hợp với việc huy động các nguồn kinh phí khác đầu tư xây dựng các khu văn hóa thể thao, đáp ứng được các nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, như việc xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao của thành phó, sân vận động, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, thư viện, nhà triển lãm, rạp chiếu phim Thành đang phần đấu tới hết năm 2010 sẽ đạt được các chỉ tiêu đề ra về văn hóa xã hội như : 100% các làng, cụm tổ phố có nhà văn hóa, 100% các phường xã có đủ các thiết chế văn hóa, 85 87% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa
Về giáo dục đào tạo :
Năm 2008, thành phố đã có đủ các trường tiểu học, đến hết năm 2010 có đủ các trường THCS ở xã, phường; duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, từng bước thực hiện phổ cập trung học ở một số phường xã, tiến tới phổ cập trung học toàn thành phố để đáp ứng nhu cầu học tập của
nhân dân
Thành phố tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội đung sách giáo khoa mới gắn liền với đổi mới phương pháp giảng dạy ở các cấp học, ngành
học Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, cả trí thức và đức dục, gắn dạy chữ với dạy người, giữ vững và nâng cao thành tích học sinh giỏi cấp Tỉnh và Quốc gia; đánh giá đúng kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, đảm bảo công bằng khách quan
Trang 29trường THCS đạt chuẩn quốc gia Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về Giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố và cơ chế quản lý phối hợp giữa các ngành, các cấp
Về Y tế - dân số
Sự nghiệp y tế của thành phố được định hướng phát triển theo hướng
dự phịng là chính, lay 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu làm mục tiêu
chủ yếu Thành phố chú trọng công tác vệ sinh môi trường, giải quyết nước sạch cho người dân, kết hợp tốt giữa đông y và tây y, giữa y học hiện đại với y học dân tộc cổ truyền trong công tác khám chữa bệnh, nâng cao trình độ của đội ngũ thầy thuốc, từng bước tiếp cận với y học hiện đại, làm chủ được các trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền dân số, vận động thực hiện Dân số KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số Thành phố đã thực hiện tốt chương trình y học quốc gia (thanh tốn bệnh phong, phịng chống
lao, bệnh bướu cơ )
Nhờ đó mà thành phố đã thu được những, kết quả cao trong cơng tác y tế đó là giảm được mức sinh bình quân từ 0,3%0 đến 0,4%0/năm, 100% các
trạm y tế xã phường đạt chuẩn quốc gia, 100% các trạm y tế xã phường có bác sỹ, giảm tỷ lệ suy đỉnh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi bình quân 1,5% đến 5%/năm, phần đấu còn dưới 15% vào cuối năm 2010 Sức khỏe của nhân dân ngày một nâng cao, tuổi thọ bình quân tăng từ 1 — 2 tuổi
4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng xã hội
Cơng trình cơng cơng :
Những năm gân đây được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và sự hồ trợ ngân sách của Trung ương và của tỉnh, cơ sở vật chất kỹ
thuật của các ngành không ngừng được cải thiện
Hiện trên địa bàn thành phố có 1 bệnh viện tỉnh, 1 trung tâm y tế dự phòng thành phó, 5 trung tâm y tế chuyên khoa và 6 trạm y tế phường phục vụ cho khám và chữa bệnh của người dân do tỉnh và thành phó quản lý Ngoài
Trang 30ra cịn có hơn 10 trạm y tế của các cơ quan xí nghiệp và một số cơ sở y tế tư
nhân hoạt động
- Cơng trình thể dục thể thao: hệ thống sân tập, nhà văn hóa thể thao
của thành phố hiện nay gồm có Khu trung tâm thể thao của tỉnh Hà Nam, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thị, bao gồm khu văn hóa thể (hao thành phố với
diện tích 0,3 ha; một nhà tập luyện cầu lông có diện tích 0,4 ha; nhà văn hóa thể thao với điện tích 1,5 ha
“Thành phó đang đầu tư xây dựng một trung tâm TDTT cấp tỉnh và xây dựng mới các công viên cùng với hệ thống sân chơi, vườn hoa trong các khu dân cư đáp ứng được nhu cầu của người dân
- Cơng trình văn hóa — thông tin : thành phố Phủ Lý hiện có 1 nhà thư viện thành phố và một số câu lạc bộ phường, xã
- Cơng trình dịch vụ thương mại : thực hiện chương trình phát triển dịch vụ thương mại, thời gian qua thành phố Phủ Lý đã chú trọng trong việc mở rộng, thu hút thị trường tạo cơ chế pháp luật thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại
Mạng lưới chợ của thành phố hiện có chợ Bầu và một số chợ lớn nhỏ khác Hệ thống chợ, các dãy phố kinh doanh, điểm kinh doanh đã và đang được thành phố tỗ chức sắp xếp lại và đưa vào hoạt động sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển Một số chợ được đầu tư nâng cấp cải tạo, mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của thành phó
Hé thong giao thông
Phủ Lý là cầu nối của thủ đô Hà Nội với các vùng phía Nam, vì vậy hệ thống giao thông rất được sự quan tâm của Tình và Thành phó, nhiều tuyến đường mới được xây dựng và cải tạo mới Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 120 dự án, cơng trình được đầu tư xây dựng với tổng số vốn trên 2.046,8 tỷ đồng, nhiều cơng trình mang tính điểm nhắn cảu thành phố như: hệ thống đường vành đai và đường nối giưa thành phố Phủ Lý với đường cao tốc
Trang 31đang được triển khai xây dung Hé thống đường giao thông của thành phố bao gồm :
Đường sắt: tuyến đường sắt thống nhất chạy qua trung tâm thành phố
chia thành phố thành 2 khu vực phía Đơng và phía Tây Đoạn đường sắt thống nhất nằm trong địa phận thành phố có chiều dai 7,5 km thuộc loại đường sắt cấp 1 khổ đường đơn rộng Im
Tuyến đường sắt chuyên dụng chạy từ ga Phủ Lý qua ga Thịnh Châu vào nhà máy xi măng Bút Sơn, đoạn tuyến này có chiều dài 5 km, khổ đường đơn rộng Im
Hệ thống các nhà ga bao gồm: ga Phi Ly nam tai trung tâm thành phố, ga có 4 đường sắt, 1 đường cụt, đường dài nhất 633 m, đường ngắn nhất 441 m, số tàu thông qua hiện nay là 9 đôi tàu/ngày đêm
Đường thủy: tuyến sông Đáy có chiều dài 8 km, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sông cấp 3, chiều rong tối thiểu 100 m, chiều sâu tối thiểu 2,5 m; mực nước lớn nhất là 4,72 m; có thể cho tàu có trọng tải 200T chạy qua
Tuyến sơng Châu Giang có chiều dài 4,5 km, chiều rộng bình quân 130m, độ sâu luồng bình quân 3,5 m
Tuyến sơng Nhuệ có chiều dài 3,5 km, chiều rộng bình quân 60 m, độ sâu luồng bình quân 3 m
Cảng : cảng Thịnh Châu là cảng vật liệu xây dựng, hàng chủ yếu gồm than, xi măng, đá xây dựng với công suất khoảng 100.000 tắn/năm
Đường bộ gồm có -
Quốc lộ LA (đường Lê Hoàn): đây là tuyến đường chạy xuyên quốc gia với đoạn qua thành phố Phủ Lý
Quốc lộ 21A : dây là đoạn tuyến qua thành phố có chiều dài là 9,5 km; đường bê tông nhựa, mặt đường rộng 9 m, nền đường rộng 12 m
Quốc lộ 21B : đoạn tuyến qua thành phố Phủ Lý có chiều dài 0,5 km; mặt đường nhựa thấm nhập rọng 4 m; nền đường 5 m
Trang 32Tỉnh lộ 971 đi huyện Lý Nhân, đoạn qua thành phố Phủ Lý đài 2,5 km;
mặt đường nhựa rộng 5 m, nền đường rộng 7 m
Mạng lưới đường nội thị có dạng ơ cờ với khoảng cách 150-200m, phần lớn đã được trải nhựa
Ngoài ra thành phố cũng đang tiếp tục mở rộng, xây dựng các tuyến đường cấp tỉnh và cấp quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu thương, mại với các địa phương trong vùng kinh tế
Tóm lại, với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như trên đã tạo cho Phủ Lý một lợi thế hết sức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển đô thị theo định hướng phát triển chung của đất nước
4.2 Tình hình thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để phát triển đô thị tại
thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam giai đoạn 2005 — 2009
4.2.1 Hiện trạng thu sử dụng và biến động đất tại thành phố Phủ
Lý
Tính đến ngày 01/01/2010, cơ cấu đất đai của thành phó Phủ Lý có sự thay đổi rõ rệt, diện tích đất nông nghiệp không ngừng giảm sút mạnh, năm
2005 diện tích đất nơng nghiệp là 1865.17ha (chiếm 54.47% diện tích toàn
thành phố) đến năm 2009 diện tích này chỉ cịn 1524.52ha (chiếm 44.49% diện tích đất toàn thành phố), phần lớn diện tích đất nơng nghiệp này được chuyển sang đắt phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị của thành phó
Tình hình biến động đất đai của thành phố Phủ Lý được thể hiện đưới biểu 4.3 sau;
Trang 34Với tổng điện tích đất tự nhiên của thành phố là 3.426,77 ha, trong đó diện tích đất sử dụng vào mục đích nơng nghiệp là 1.524,52 ha chiếm 44,49%
diện tích, diệt
chiếm 54,58% diện tích tự nhiên và diện tích đất chưa sử dụng là 31,75 ha chiếm
0,93% di
Hầu hết diện tích đất của thành phố đã được đưa vào sử dụng phục vụ cho tích đất sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp là 1.870,50 ha
tích
sinh hoạt và sản xuất của người dân cũng như việc phát triển đô thị của thành phố được thể hiện qua tỷ lệ sử dụng đất của thành phố đạt 99,07%
Dat Phi nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2009 tăng lên 344,13 ha để có được kết quả đó là do nhu cầu phát triển đô thị của thành phô nên dẫn tới việc chuyển đổi mục đích đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhằm đáp ứng những nhu cầu về phát triển đơ thị của thành phó
Nhìn chung tình hình quản lý sử dụng đất của thành phố cịn nhiều thiếu sót để phát triển theo định hướng Cơng nghiệp hóa Hiện đại hóa và phát triển đô thị của đất nước cũng như của tỉnh Hà Nam, đó là tổn tại trong việc sử dụng quỹ đất tự nhiên của thành phố như việc khai thác diện tích Đất chưa sử dụng để chuyển đổi vào các mục đích sử dụng khác nhau phục vụ cho công tác phát triển kinh tế, phát triển đô thị của thành phố vẫn chưa được quan tâm nhiều
Hy vọng trong thời gian gần đây thành phố sẽ có những điều chỉnh hợp lý hơn trong việc sử dụng và quy hoạch quỹ đất để phát triển kinh tế, phát triển đô
thi,
4.2.2 Tình hình thu hồi đất dé phát triển đô thi của thành phố Phủ Ly tinh Ha Nam giai đoạn 2005 — 2009
Trong quá trình phát triển đơ thị theo định hướng phát triển đơ thị hóa của đất nước cũng như theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý đã có nhiều dự án trong phát triển đô thị như các dự án về giao thông, dự án về phát triển không gian đô thị ( các cơng trình cơng cộng ) Để thực hiện được cơng việc đó, thành phố Phủ Lý đã tiến hành thu hồi một phần diện tích đất
Trang 35tự nhiên của thành phố để chuyển đổi thành đất có mục đích cơng cộng, được thể hiện rõ qua biểu 4.4 sau;
Biểu 4.4 : Diện tích các loại đất bị thu hồi để phát triển đô thị tại thành phố Phủ Lý, giai đoan 2005 — 2009
TT Chitiu Điện tích( ha) Ï Tỷ lệ(%)
1 Đất nông nghiệp 197,53 98,75
11 | Đấttrồng lúa 163,95 81,96
12 |Déttrong cay hing nam — | 26,78 13,39
[1.3 |Datnuditrong thiy sin |4,64 2,32 ¬
14 | Dt trong cay lau nam 2,16 1,08 2 pat phi nông nghiệp 2,51 _ [125
2.1 |Đấtờđôth 0,95 0,47
22 Đất ở nông thôn 1,56 0,78
| Téng 200,04 100%
(Ngn Phịng Tài ngun mơi trường thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam)
Từ số liệu trên đã cho ta thấy phần lớn diện tích đất bị thu hồi để phát triển đô thị của thành phố Phủ Lý chủ yếu là đất nông nghiệp với diện tích thu hồi là 197.53 ha chiếm 98.75% tổng diện tích đất bị thu hồi, trong đó đất trồng, lúa chiếm tỷ lệ đất bị thu hồi cao nhất với diện tích thu hồi là 163.95 ha chiếm 83% tổng diện tích đất bị thu hồi
Điều đó đã cho ía thấy đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là người nơng dân, vì vậy vấn đề dặt ra cần thiết hiện nay đối với thành phố Phủ Lý là vấn đề ổn định đời sống cho người nơng dân có đất bị thu hồi và tạo việc làm cho họ
Trang 37Qua biểu 4.5 cho ta thấy khu vực có điện tích đất bị thu hồi nhiều nhất hai
Chính với diện tích đất bị thu hồi là 55,84 ha, thứ hai là xã Liêm Chung với diện tích đất thu hồi là 43,25 ha Đây là hai khu vực có diện
khu vực xã L¡
tích đất nông nghiệp nhiều nhất, điều này cho thấy việc định hướng phát triển đô thị của thành phố đang dịch chuyển dần về khu vực ngoại thị
4.2.3 Tình hình bồi thường, hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để phát triển đô thị tại thành phố Phủ Lý
4.2.3.1, Chính sách bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất
Áp dụng Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP vào các giai đoạn khác nhau, Hà Nam đã có những sự thay đổi trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được thể hiện qua biểu 4.6 sau: