CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 VÀO KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Khái quát chung về chuẩn mực kế toán số 02 1.1.1 M
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trờng Đại học kinh doanh và công nghệ hà nội
- -LƯU THị THúY NGọC
VậN DụNG CHUẩN MựC Kế TOáN VIệT NAM Số 02 Để HOàN THIệN Kế TOáN NGUYÊN VậT LIệU TạI CÔNG TY TNHH XÂY
DựNG Và THƯƠNG MạI PHONG THáI
Chuyên ngành: kế toán - kiểm toán
Mã số: 60.34.03.01
Ngời hớng dẫn khoa học:
TS Đỗ THị PHƯƠNG
Hà nội, năm 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã sử dụng các số liệu báo cáocủa đơn vị, đảm bảo hoàn toàn chính xác và không có sự thay đổi, chỉnh sửa.Đồng thời, tác giả cũng cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứukhoa học của chính bản thân, không có sự sao chép, chỉnh sửa bất kỳ côngtrình nghiên cứu nào khác
Tác giả đề tài
Lưu Thị Thúy Ngọc
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 VÀO KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 5
1.1 Khái quát chung về chuẩn mực kế toán số 02 5
1.1.1 Mục đích của chuẩn mực và các khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Nội dung của chuẩn mực 6
1.2 Nội dung vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 vào kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp 11
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động xây lắp có ảnh hưởng đến công tác kế toán nguyên vật liệu 11
1.2.2 Vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 vào kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 "HÀNG TỒN KHO" VÀO KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHONG THÁI 39
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 39
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Xây dựng .39 2.1.2 Chức năng của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại
Trang 4Phong Thái 40
2.1.3 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 41
2.1.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 43
2.1.5 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 44
2.1.6 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 45
2.2 Thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho" vào kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái .47
2.2.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 47
2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu 49
2.2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 51
2.2.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 53
2.2.5 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 57
2.2.6 Kiểm kê nguyên vật liệu 57
2.2.7 Kế toán tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 58
2.3 Đánh giá việc vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho" vào kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 67
2.3.1 Những mặt đạt được 67
Trang 52.3.2 Một số tồn tại và những nguyên nhân của những tồn tại đó 70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 “HÀNG TỒN KHO” ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHONG THÁI 72
3.1 Định hướng và phát triển của công ty từ nay đến năm 2020 72
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện việc vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho” về hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 74
3.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu 74
3.2.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 74
3.2.3 Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 75
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện việc vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho” để hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái 75
3.4 Điều kiện để thực hiện giải pháp 82
3.4.1 Về phía nhà nước 82
3.4.2 Về phía công ty 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 86
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa chữ viết tắt
Trang 7MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, côngcuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả cácphương diện kinh tế, văn hóa và xã hội Nền kinh tế nước ta đã có những bướcphát triển tốt với nhịp độ tăng trưởng vững chắc, khắc phục và ổn định tình hình
an ninh chính trị, trật tự xã hội Do đó, uy tín và vị thế của Việt nam ngày càngđược nâng cao trên trường quốc tế Lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nướcngày càng được củng cố
Thực hiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước,phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới các doanhnghiệp, nền kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đã có sựphát triển vượt bậc Sau những năm đổi mới nền kinh tế nước ta đang từngbước phát triển hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Đối với cácdoanh nghiệp nước ta hiện nay, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thịtrường thì buộc phải giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời nâng caomẫu mã và chất lượng sản phẩm, sử dụng yếu tố đầu vào một cách hợp lý và
có hiệu quả
Đối với một đơn vị xây lắp yếu tố cơ bản để đảm bảo quá trình thi côngđược tiến hành liên tục đó là nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu thườngchiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí xây lắp Nó có tác động rất lớn đến hiệuquả của quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị Mặt khác, trong hoạt độngsản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để chi phí thấpnhất và thu được lợi nhuận cao nhất Để đạt được mục tiêu này bất kỳ một nhàquản lý nào cũng nhận thức được vai trò của công tác kế toán nói chung, kế toán
Trang 8nguyên vật liệu nói riêng
Việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu nhằm phản ánh đầy đủ, kịp thời,chính xác số hiện có và tình hình biến động nguyên vật liệu ở doanh nghiệp cóvai trò đặc biệt quan trọng Vai trò đó được thể hiện qua việc giúp cho nhà quảntrị doanh nghiệp có những thông tin kịp thời và chính xác để lựa chọn phương ánsản xuất kinh doanh một cách tốt nhất, lập dự toán chi phí nguyên vật liệu đảmbảo cung cấp đủ đúng chất lượng và kịp thời cho sản xuất giúp cho quá trình sảnxuất diễn ra nhịp nhàng đúng kế hoạch đồng thời xác định được nhu cầu nguyênvật liệu dự trữ hợp lý tránh gây ứ đọng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụngnguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận
Xuất phát từ lý do trên em đã đi sâu vào nghiên cứu “Vận dụng chuẩn
mực kế toán Việt Nam số 02 để hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công
ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái” nhằm tìm ra những ưu
điểm, hạn chế trong công tác hạch toán và quản lý nguyên vật liệu của Công
ty Từ đó rút ra những kinh nghiệm học tập và đề xuất một số ý kiến vớimong muốn hoàn thiện hơn nữa kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHHXây dựng và Thương mại Phong Thái
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Luận văn nhằm khái quát hóa một cách có hệ thống những vấn đề lýluận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp
- Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Xâydựng và Thương mại Phong Thái
- Qua nghiên cứu, phân tích thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng vàThương mại Phong Thái nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toánnguyên vật liệu tại doanh nghiệp xây lắp nói chung Công ty TNHH Xây dựng
và Thương mại Phong Thái nói riêng
Trang 91.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHHXây dựng và Thương mại Phong Thái
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp điều tra điển hình, phươngpháp phân tích tổng hợp, phương pháp thực chứng để đối chiếu đánh giá cácvấn đề… đồng thời kết hợp lý luận khoa học chuyên ngành kế toán, kiểm toán
để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu
1.5 Đóng góp của đề tài luận văn
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa lý luận cơ bản về kế toán nguyên vậtliệu tại đơn vị xây lắp
Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở lý luận đã được hệ thống hóa, luậnvăn đã đề xuất được các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp xây lắpnói chung và Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái nóiriêng có được cơ sở lý luận phù hợp cho việc kiểm tra, đánh giá thựctrạng quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại đơn vị mình làm căn cứ đểđưa ra các giải pháp hoàn thiện có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểmsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 101.6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồhình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vận dụng chuẩn mực kế toán số
02 vào kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp
Chương 2: Thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 “hàng tồn kho” vào kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện việc vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 “hàng tồn kho” để hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phong Thái
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬN DỤNG CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN SỐ 02 VÀO KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1 Khái quát chung về chuẩn mực kế toán số 02
1.1.1 Mục đích của chuẩn mực và các khái niệm cơ bản
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc
và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàngtồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trịthuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ
sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giágốc trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phươngpháp kế toán khác cho hàng tồn kho
Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Hàng tồn kho: Là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trìnhsản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trênđường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoànthành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
Trang 12- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chếbiến và đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồnkho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoànthành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn khotương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán
1.1.2 Nội dung của chuẩn mực
Chi phí chế biến
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trựctiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trìnhchuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp,thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu
Trang 13hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lýhành chính ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp,thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sảnxuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trongcác điều kiện sản xuất bình thường
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sảnphẩm theo chi phí thực tế phát sinh
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suấtbình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phíchế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoảnchi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinhdoanh trong kỳ
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biếncho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh
- Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùngmột khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không đượcphản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loạisản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán
- Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theogiá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chếbiến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính
Trang 14Chi phí liên quan trực tiếp khác
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồmcác khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho.Ví
dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm chomột đơn đặt hàng cụ thể
Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sảnxuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồnkho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn
Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lýdoanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ
b Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phươngpháp sau:
(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanhnghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
Trang 15Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồnkho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu
kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trịtrung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng
về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàngtồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồnkho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểmcuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giácủa lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồnkho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối
kỳ còn tồn kho
Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàngtồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn khocòn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhậpsau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàngnhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho
1.1.2.2 Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗithời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên.Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thựchiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giátrị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàngtồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Số dựphòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng
Trang 16tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.Việc lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồnkho Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồnkho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phảidựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ướctính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quanđến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện nàyđược xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính
Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đíchcủa việc dự trữ hàng tồn kho Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được củalượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cungcấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng Nếu sốhàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thểthực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cầncho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính
Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mụcđích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm
do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sảnxuất của sản phẩm Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ,dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiệnđược, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảmxuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng
Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trịthuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó Trường hợpcuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lậpthấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán nămtrước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập để đảm bảo cho giá trị
Trang 17của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốcnhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thểthực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được).
1.2 Nội dung vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 vào kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động xây lắp có ảnh hưởng đến công tác kế toán nguyên vật liệu
Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sứcquan trọng trong nền kinh tế quốc dân XDCB còn là quá trình xây dựng mới,xây dựng lại, cải tạo, hiện đại hóa khôi phục các công trình nhà máy, xí nghiệp,đường xá, cầu cống, nhà cửa…nhằm phục vụ cho đời sống xã hội Đây còn làngành sản xuất đặc biệt ở chỗ nó có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất
cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân So với các ngành kinh tế quốc dânkhác, XDCB có những đặc điểm kỹ thuật đặc trưng, thể hiện rõ nét ở vật liệuxây dựng, sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành
Sản phẩm XDCB cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục từkhâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trìnhkhi hoàn thành Sản phẩm XDCB là những công trình phục vụ cho sản xuấthoặc dân dụng, chúng được gắn liền trên một địa điểm nhất định như: đất đai,mặt nước,…, nó được cấu thành từ vật liệu xây dựng, nhân công và máy mócthiết bị Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là có quy mô, kết cấu phức tạp, thờigian thi công tương đối dài và có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn Hơnnữa sản phẩm XDCB mang tính chất cố định nơi sản xuất Sản phẩm sau khihoàn thành cũng là nơi tiêu thụ hoặc đưa vào hoạt động Sản phẩm xây dựng đadạng nhưng mang tính chất đơn chiếc, một công trình xây dựng được thiết kế
kỹ thuật riêng tại một thời điểm nhất định Quá trình khởi công xây dựng chođến khi công trình bàn giao được đưa vào sử dụng thường là thời gian dài bởi
vì nó phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật của công trình
Trang 18Một đặc điểm đặc trưng nữa là xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoàitrời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết…
và do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ
Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tưchặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi thời tiết môi trường thuậnlợi Vì trong điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng lớn đến chấtlượng thi công và phát sinh thêm khối lượng công trình, có thể phải phá đilàm lại và các bị thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất Doanh nghiệp cần có
kế hoạch điều động cho phù hợp nhằm tiết kiệm để hạ giá thành
Do những đặc điểm trên chúng ta cần phải xem xét những yếu tố thamgiacấu thành nên sản phẩm xây dựng Trong thời gian sản xuất thi công xâydựng để tạo ra sản phẩm cần sử dụng rất nhiều yếu tố về vật tư và nhân lực.Việc lập kế hoạch XDCB cần cân nhắc thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật
tư tiền vốn, nhân công thông thường trong cấu tạo của sản phẩm xây dựng thìchi phí vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn nên yêu cầu đặt ra phải sử dụng vậtliệu tiết kiệm, có hiệu quả Mặt khác trong XDCB có một số NVL không thểnhập kho mà chuyển thẳng tới chân công trình để thi công hoặc NVL dùngkhông hết ở công trình này được chuyển sang công trình khác Một công cụ
để giúp cho việc lập kế hoạch được thuận tiện và chính xác để đảm bảo sửdụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng thi công công trình đó là công tác kếtoán mà cụ thể là kế toán nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng cơ bản
1.2.2 Vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 vào kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.2.1 Khái niệm và phân loại nguyên vật liệu
* Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạngvật hóa như: sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí, xây dựng … Nguyên vật liệuhình thành từ những nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn
Trang 19góp… được sử dụng để phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thựchiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, hay cho quản lý doanh nghiệp.
* Phân loại nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiềuthứ có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.Trong điều kiện đó đòi hỏi phải phân loại nguyên vật liệu thì mới tổ chức tốtviệc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu
Phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp các thứ nguyên vật liệu cùng loạivới nhau theo một đặc trưng nhất định nào đó thành từng nhóm để thuận lợicho việc quản lý và hạch toán
Trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặctrưng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là vai trò và tác dụng củanguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh Theo đặc trưng này nguyên vật liệu ởcác doanh nghiệp được phân ra các loại như sau:
Nguyên liệu: và vật liệu chính là những nguyên liệu, vật liệu mà sauquá trình gia công chế biến sẽ cấu thành nên hình thái vật chất chủ yếu củasản phẩm như bông trong các doanh nghiệp dệt kéo sợi, sắt, thép, sỏi trongdoanh nghiệp sản xuất công nghiệp Nguyên liệu ở đây dùng để chỉ 2 đốitượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp
Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất,được dùng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng chấtlượng của sản phẩm hoặc dùng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt độngbình thường hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý
Nhiên liệu: là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng như than đá, thanbùn, củi, xăng dầu, ga Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là mộtloại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra một loại riêng vì việc tiêu dùng vàsản xuất nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền
Trang 20kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toànkhác với các vật liệu phụ thông thường.
Phụ tùng thay thế: là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động bảo dưỡng,sửa chữa TSCĐ của doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp để bảo quản, bảodưỡng, sửa chữa, khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ đòi hỏi các doanhnghiệp phải mua sắm dự trữ các loại phụ tùng thay thế
Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: là các loại vật liệu, thiết bị phục
vụ cho hoạt động xây lắp, XDCB tái tạo TSCĐ
Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên nhưbao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng hoặc phế liệu thu hồi
Hạch toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánhtổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu Để đảm bảo thuậntiện, tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trịđối với từng thứ nguyên vật liệu, trên cơ sở phân loại theo vai trò và côngdụng của nguyên vật liệu, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hìnhthành nên “ Sổ danh điểm vật liệu” Sổ này xác định thống nhất tên gọi, mã kíhiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm nguyên
vật liệu ( Phụ lục 01).
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và kế toán chi tiết của từng doanhnghiệp mà trong từng loại nguyên vật liệu nêu trên được chia thành từngnhóm một cách chi tiết hơn Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vậtliệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí nguyên vật liệu trên các tàikhoản kế toán thì nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, kinh doanh
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác phục vụ quản lý ở các phânxưởng, tổ, đội sản xuất, cho nhu cầu bán hàng, quản lý doanh nghiệp
Căn cứ vào nguồn nhập nguyên vật liệu được chia thành:
Trang 21- Nguyên vật liệu mua ngoài.
- Nguyên vật liệu tự gia công chế biến
- Nguyên vật liệu nhận góp vốn
1.2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu
1.2.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Khi đánh giá NVL phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc giá gốc: theo chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho” vật liệuphải được đánh giá theo giá gốc hay còn gọi là giá trị vốn thực tế của vật liệu
là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có những vật liệu đó ởthời điểm và trạng thái hiện tại
Nguyên tắc thận trọng: Vật liệu được dánh giá gốc nhưng giá trịthuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thểthực hiện được
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn khotrong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm
và chi phí ước tính dành cho việc tiêu thụ chúng
Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giáhàng tồn kho; Kế toán đã ghi sổ theo giá gốc và phản ánh dự phòng giảm giáHTK Do đó trên BCTC trình bày hai chỉ tiêu: Trị giá vốn thực tế vật tư hànghóa và dự phòng giảm giá HTK
Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánhgiá vật liệu phải đảm bảo tính nhất quán Tức là khi kế toán đã chọn phươngpháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó trong suốt niên độ kế toán, DN cóthể thay đổi phương pháp đã chọn nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thếcho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý, đồng thờigiải thích được sự thay đổi đó
Trang 221.2.2.2.2 Xác định trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
+ Thuế nhập khẩu thuế TTĐB hàng
NK phải nộp ( nếu có)
+ Chi phí thu mua
-Chiết khấu, giảm giá hàng mua hàng trả lại
* Đối với giá vốn thực tế nhập kho tùy theo từng lần nhập mà giá vốnđược xác định theo công thức
- Đối với vật liệu mua ngoài
Trong đó chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảoquản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho bãi, tiền phạt, tiền bồi thường vàhao hụt định mức trong quá trình vận chuyển
+ Nếu NVL mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụchịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá mua ghi trên hoá đơn
là giá chưa có thuế GTGT đầu vào
+ Nếu NVL mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụchịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT hoặcdùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá mua ghi trên hoá đơn làtổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào
- Đối với nguyên vật liệu doanh nghiệp tự gia công chế biến
- Đối với nguyên vật liệu doanh nghiệp thuê ngoài gia công chế biến
+ Chi phí thuê gia công chế biến
+
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ từ
DN đến nơi gia công chế biến và ngược lại
Trang 23- Đối với vật liệu nhận góp vốn liên doanh, liên kết từ các đơn vị khác.
- Đối với nguyên vật liệu nhận vốn liên doanh liên kết thì giá thực tếcủa nguyên vật liệu là giá trị được các bên tham gia góp vốn thống nhất, đánhgiá chấp thuận
- Đối với nguyên vật liệu vay mượn tạm thời của các đơn vị khác thìgiá thực tế nhập kho được tính theo giá thị trường tương đương của số nguyênvật liệu đó
- Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp thì giá thực tế được tính theo đánh giá thực tế hoặc theo giá bán trênthị trường
1.2.2.2.3 Xác định trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Để xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ, tùy theođặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập – xuấtnguyên vật liệu, yêu cầu quản lý và trình độ của kế toán, thủ kho, hệ thốngkho phòng… có thể lựa chọn và áp dụng một trong các phương pháp sau đây
để tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
* Phương pháp giá thực tế đích danh (tính trực tiếp) :
Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho tính theo giá thực tế củatừng lô hàng nhập, áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng ít thứ nguyên liệu
và công cụ dụng cụ, có giá trị lớn và có thể nhận diện được
* Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất khotrên cơ sở giả định là lô nguyên vật liệu nào nhập trước sẽ được xuất dùngtrước, vì vậy lượng nguyên vật liệu xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theogiá thực tế của lần nhập đó Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán
Trang 24có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời Nhược điểm của phươngpháp này là phải tính giá theo từng danh điểm và phải hạch toán chi tiếtnguyên vật liệu tồn kho theo từng loại nên tốn nhiều công sức.
Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có ít danhđiểm nguyên vật liệu, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều
* Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Theo phương pháp nàyNVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập vàokho sau sẽ được xuất dùng trước, vì vậy việc tính giá xuất kho của NVL đượclàm ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước
* Tính theo giá bình quân gia quyền
Trị giá thực tế của
Giá đơn vị bình quân của NVL x
Số lượng từng loại NVL xuất kho
Trong đó giá đơn vị bình quân có thể được tính theo một trong 3 cáchtùy theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hìnhcủa doanh nghiệp
* Tính theo giá trị bình quân cả kỳ dự trữ:
Theo cách này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của nguyên vật liệuxuất kho trong kỳ Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toánhàng tồn kho căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng nguyên vật liệu tồn khođầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân
= _
Số lượngNVL tồn đầu kỳ
+ Số lượng NVL nhập kho
trong kỳ
Trang 25Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có ítdanh điểm nguyên vật liệu nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.Cách này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao Hơn nữa côngviệc kế toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác kế toán nóichung Cách này cũng chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toánngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
* Tính theo giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
Sau mỗi lần nhập nguyên vật liệu kế toán phải xác định lượng giá trịcủa hàng tồn kho và giá trị bình quân căn cứ vào giá đơn vị bình quân vàlượng xuất giữa hai lần nhập kế tiếp để tính giá xuất theo công thức sau:
Đơn giá bình quân của
Trị giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Cách này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của cách trênnhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức Do vậy, cáchnày thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho,
có lưu lượng nhập xuất ít
* Tính theo giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
Với các cách tính trên, để xác định được giá thực tế NVL xuất kho đòihỏi kế toán phải xác định được NVL xuất kho căn cứ vào các chứng từ xuất.Tuy nhiên, trong thực tế có những doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL vớimẫu mã khác nhau, giá trị thấp, lại được xuất dùng thường xuyên thì sẽ không
có điều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho Trong điều kiện đó, doanhnghiệp phải tính giá cho số lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước, sau đó mới xácđịnh được giá thực tế của NVL xuất kho trong kỳ:
+ Trị giá thực
tế NVL tồn kho đầu kỳ
Trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ
Trang 26-1.2.2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.2.2.3.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song (Phụ lục 02)
*Nguyên tắc hạch toán
+ Ở kho : Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồnnguyên vật liệu về mặt số lượng Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập,xuất nguyên vật liệu thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp củachứng từ rồi ghi số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho Định kỳ, thủ kho tính ratổng số nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại nguyên vật liệu trên thẻ kho
và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết nguyên vật liệu
+ Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết nguyên vật liệughi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu cả về hiệnvật và giá trị Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập,xuất kho nguyên vật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tínhthành tiền và phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết nguyên vật liệu
Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loạivật liệu đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệuvới thẻ kho tương ứng Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết vật liệu, kế toán lấy
số liệu để ghi vào bảo tổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu
Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu,
dễ phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho củatừng danh điểm nguyên vật liệu kịp thời, chính xác tuy nhiên phương phápnày việc ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng, làmkhối lượng công việc của kế toán tốn nhiều công sức và thời gian Do vậy,phương pháp này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công tác kếtoán máy và các doanh nghiệp thực hiện kế toán bằng tay trong điều kiệndoanh nghiệp có ít danh điểm vật tư, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toáncòn hạn chế
Trang 27- Ưu điểm : Việc ghi sổ đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu
phát hiện sai sót trong việc ghi chép và kiểm tra
- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán còn bị
trùng lặp, khối lượng ghi chép nhiều
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thường được áp dụng thích hợp
với doanh nghiệp có ít chủng loại NLVL, khối lượng các nghiệp vụ nhập xuất
ít, không thường xuyên và trình độ kế toán còn hạn chế
1.2.2.3.2Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luânchuyển (Phụ lục 03)
*Trình tự hạch toán:
+ Tại kho: Thủ kho tiến hành công việc tương tự phương pháp thẻ song song.+ Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vậtliệu theo từng kho, cuối tháng trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất nguyênvật liệu theo từng danh điểm và theo từng kho, kế toán lập bảng kê nhập nguyênvật liệu, bảng kê xuất nguyên vật liệu rồi ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển Cuối
kỳ đối chiếu thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển
Phương pháp này đã có cải tiến hơn phương pháp thẻ song song, tiết kiệmcông tác lập sổ kế toán, giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán, tránh việc ghichép trùng lặp Tuy nhiên, thực hiện theo phương pháp này khó kiểm tra, đốichiếu, khó phát hiện sai sót và dồn công việc vào cuối kỳ nên hạn chế chức năngkiểm tra thường xuyên, liên tục, hơn nữa làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiệncác khâu kế toán khác Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp cónhiều danh điểm vật tư nhưng chứng từ nhập xuất không nhiều, không có điềukiện bố trí riêng từng nhân viên kế toán chi tiết nguyên vật liệu để theo dõi tìnhhình nhập xuất hàng ngày
- Ưu điểm:Giảm được khối lượng ghi sổ kế toán do chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng.
- Nhược điểm : Công việc kiểm tra, đối chiếu không đựơc thuận tiện.
Trang 28- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp với các
doanh nghiệp có khối lượng nghiệp vụ nhập xuất không nhiều, không bố tríriêng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu, do vậy không có điều kiện ghi chéptheo dõi kế toán tình hình nhập xuất hàng ngày
1.2.2.3.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư (Phụ lục 04)
* Trình tự hạch toán:
- Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho theo dõi số lượng nhập,xuất,tồn.
Ngoài ra, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinhtheo từng nguyên vật liệu quy định Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ vànộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu Cuốitháng thủ kho còn phải ghi số lượng tồn kho trên thẻ kho và sổ số dư
- Tại phòng kế toán : Định kỳ kế toán nhận chứng từ do thủ kho chuyểnđến Căn cứ vào đó, kế toán lập bảng lũy kế nhập, xuất, tồn Cuối kỳ tiếnhành tính tiền trên sổ số dư do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từngdanh điểm nguyên vật liệu trên sổ số dư với bảng lũy kế nhập xuất tồn
- Ưu điểm : Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn
đều công việc ghi sổ trong kỳ, nên kế hoạch không bị dồn việc vào cuối kỳ
- Nhược điểm: Khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu và khó phát
hiện được sai xót, yêu cầu trình độ quản lý của người kế toán cao
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ phù hợp với DN có nhiều
loại NVL, việc nhập xuất diễn ra thường xuyên, trình độ chuyên môn nghiệp
Trang 29* Chứng từ về kế toán NVL bao gồm:
- Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 03 – VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 04 – VT):
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 05 – VT)
- Bảng kê mua hàng (Mẫu 06 – VT)
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ(Mẫu 07 – VT)
1.2.2.4.2 Tài khoản kế toán sử dụng
TK 151 – Hàng mua đang đi đường
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
TK 153 – Công cụ, dụng cụ
TK 611 – Mua hàng hoá
TK 331 – Phải trả người bán
TK 111 – Tiền mặt
TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
TK 131 – Phải thu của khách hàng
TK 138 – Phải thu khác1.2.2.4.3 Sổ kế toán tổng hợp sử dụng trong kế toán NVL
Theo chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài Chính ban hành ở nước tahiện nay, tồn tại 4 hình thức sổ kế toán là:
Mỗi hình thức có một hệ thống sổ kế toán riêng, trình tự hạch toánriêng Cụ thể như sau:
a Hình thức nhật ký sổ cái
Trang 30kê khai thường xuyên (KKTX) và kiểm kê định kỳ (KKĐK), song trên thực tếtrong các đơn vị xây lắp thường sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyênliên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ kếtoán Trong trường hợp áp dụng phương pháp KKTX thì các tài khoảnnguyên vật liệu được dùng để phản ánh số dư hiện có, tình hình biến độngtăng, giảm của vật tư Vì vậy giá trị vật tư trên sổ kế toán có thể xác định ởbất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán
Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồnkho, so sánh đối chiếu với số lượng tồn trên sổ kế toán để xác định số lượng vật
tư thừa, thiếu và truy tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời
Phương pháp KKTX áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sảnxuất và các doanh nghiệp thương mại kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn
* Kế toán nhập kho nguyên vật liệu
- Kế toán nhập vật tư do mua ngoài.
Căn cứ vào chứng từ (hoá đơn, phiếu nhập kho …) , kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153 : Giá mua thực tế
Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có TK 111,112,141,331…: Tổng giá thanh toán
Trang 31+ Trường hợp DN nhận được hoá đơn mua hàng nhưng hàng chưa vềnhập kho.Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “ Hàng mua đang đi đường”.Nếutrong tháng hàng về thì ghi sổ như trường hợp hàng và hoá đơn cùng về.
Nếu cuối tháng vẫn chưa nhận được hàng thì căn cứ hoá đơn kế toán ghi:
Nợ TK151 :Giá mua thực tế (chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có TK 331: Hóa đơn chưa trả tiền cho người bán
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán trên hóa đơn
Sang tháng sau, khi nhận được vật tư nhập kho, căn cứ chứng từ, kếtoán ghi:
Nợ TK152,153 : Giá trị thực tế
Có TK 151 : Giá trị thực tế+ Trường hợp hàng về chưa có hóa đơn:
Khi kế toán chỉ nhận được phiếu nhập kho, chưa nhận được hóa đơn thìcăn cứ vào số lượng nguyên vật liệu thực tế nhập kho và giá tạm tính(giá hạchtoán) kế toán ghi:
Nợ TK152
Có TK331Khi nhận được hóa đơn kế toán dùng bút toán ghi bổ sung hoặc ghi số
âm để điều chỉnh giá tạm tính thành giá hóa đơn và phản ánh số thuế giá trịgia tăng được khấu trừ (nếu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Nếugiá hóa đơn lớn hơn giá tạm tính, kế toán ghi bút toán bổ sung:
Nợ TK152: Giá nhập thực tế trừ giá tạm tính
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK331: Giá thanh toán trừ giá tạm tính
+ Trường hợp doanh nghiệp ứng trước tiền hàng cho người bán Khiứng tiền trước căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
Trang 32Nợ TK 331
Có TK 111,112,311,…
Khi người bán chuyển hàng cho doanh nghiệp, căn cứ vào hóa đơn,phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Phần được ghi vào giá nhập kho
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Giá thanh toán theo hóa đơn
+ Trường hợp doanh nghiệp thanh toán sớm tiền hàng theo quy địnhcủa hợp đồng, được bên bán dành cho một khoản chiết khấu thanh toán, kếtoán ghi:
Nợ TK 331: Ghi giảm số phải trả cho người bán
Nợ TK 111,112,…: Số tiền đã nhận
Có TK 155: Phần được hưởng chiết khấu thanh toán
Phản ánh các chi phí vận chuyển bốc dỡ… phát sinh Kế toán ghi:
Nợ TK 152,153 : Chi phí phát sinh
Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có TK 111,112,141,331…: Tổng giá thanh toán
+ Trường hợp doanh nghiệp được người bán cho hưởng chiết khấu
thương mại, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,331: Giá thanh toán
Có TK 152,153: Ghi giảm giá nguyên vật liệu nhập kho trường kỳ
Có TK 133(1331): Thuế GTGT tương ứng+ Trường hợp vật tư mua về nhập kho phát hiện không đúng quy cáchchủng loại, chất lượng kém…Phải trả lại người bán hoặc được người bángiảm giá, kế toán phản ánh giá trị hàng mua xuất kho trả lại hoặc khoản đượcgiảmgiá, ghi:
Trang 33Nợ TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán
Có TK 152,153: Theo giá nhập kho đích danh
Có TK 133(1331): Thuế GTGT tương ứng
+ Nhập kho vật liệu nhập khẩu: căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153 : Giá mua thực tế có thuế nhập khẩu
Có TK 331: Phải trả người bán
Có TK 333(3333): Thuế xuất, thuế nhập khẩu phải nộp( chi tiếtthuế nhập khẩu)
Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu kế toán ghi
Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 152
Có TK 3331
- Khi mua vật tư nhập khi có phát sinh thừa thiếu so với hoá đơn
* Trường hợp hàng thừa so với hoá đơn:
+ Nếu nhập kho toàn bộ số hàng thừa căn cứ vào hoá đơn,kế toán ghi :
Nợ TK 152,153 :Trị giá vật tư thực nhập
Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT theo hoá đơn
Có TK 331: Giá thanh toán theo hoá đơn
Có TK 338(3381) : Trị giá hàng thừa chưa rõ-Khi có quyết định xử lý số thừa, căn cứ vào quyết định xử lý ghi sổ
Trang 34Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT của số hàng thừa ( nếu có).
Có Tk 111,112,331…Giá thanh toán số hàng thừa
- Trường hợp không rõ nguyên nhân, kế toán ghi:
Nợ TK 338(3381)
Có TK 711 thu nhập khác+ Nếu nhập kho theo hoá đơn ghi:
- Khi nhập kho : Căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi:
Nợ Tk 152,153 : Giá mua thực tế
Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ(nếu có)
CóTK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán
Số thừa coi như giữ hộ người bán ghi: Nợ TK 002
- Khi xử lý số hàng thừa ghi: Có TK 002 và ghi sổ phù hợp theo quyết định
xử lý
Nếu DN trả lại hoặc mua lại số thừa, căn cứ vào hoá đơn bên bán lập
bổ xung và phiếu NK, ngoài việc ghi có TK 002, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153 : Trị giá hàng thừa thực tế nhập kho
Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT hàng thừa được khấu trừ ( nếu có)
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán số hàng thừaNếu một số hàng thừa không xác định được nguyên nhân xử lý ghi tăngthêm thu nhập khác, ngoài việc ghi đơn có TK 002 căn cứ chứng từ, kế toán ghi:
Trang 35Nợ TK 152,153 : Thu nhập khác
Có TK 711 : Thu nhập khác
* Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn
Căn cứ phiếu nhập kho kèm theo hoá đơn và biên bản kiểm nhận vật tư,
kế toán phản ánh trị giá số vật liệu, thực nhập và số thiếu như sau:
Số thiếu tạm thời theo dõi ở TK 138(1381)
+ Khi nhập kho kế toán ghi :
Nợ TK 152,153 : Trị giá thực nhập
Nợ TK 138(1381) : trị giá số thiếu
Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được vào theo hoá đơn
Có TK 331 …Tổng giá thực tế theo hoá đơn+ Khi xử lý số thiếu, căn cứ quyết định xử lý ghi sổ phù hợp:
Nợ TK 152: Người bán giao tiếp số thiếu nhập kho
+ Trường hợp số thiếu được quy trách nhiệm cho người phải bồi thường:
Nợ TK 111,1388,334…:Phải bồi thường
Có TK 138(1381) :Trị giá số hàng thiếu+ Trường hợp thiếu không xác định được nguyên nhân, kế toán ghi tổnggiá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 138(1381): Trị giá số hàng thiếu
- Trường hợp nhập kho vật liệu do tự sản xuất chế biến, do nhận vốn
Trang 36góp kinh doanh bằng giá trị nguyên vật liệu,… căn cứ vào phiếu nhập kho vàcác chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153: Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Có 128,221,222,223,228: Nhận lại vốn góp bằng nguyên vật liệu
Có TK 154: Nhập kho nguyên vật liệu tự chế hoặc gia công
Có TK 141: Nhận vốn kinh doanh bằng nguyên vật liệu
Có TK 338: Nguyên vật liệu vay mượn tạm thời của đơn vị khác
Có TK 771: Phế liệu thu hồi từ hoạt động thanh lý tài sản cốđịnh, hoặc nhận biếu, tặng
* Kế toán xuất kho nguyên vật liệu.
Khi xuất kho NVL, kế toán phải lập “phiếu xuất kho” hoặc “phiếu xuấtvật tư theo hạn mức”, thủ kho và người nhận NVL phải làm thủ tục kiểm nhậnlượng NVL xuất kho theo phiếu xuất
- Căn cứ vào các phiếu xuất NVL cho từng bộ phận sử dụng, kế toánxác định giá thực tế xuất kho để phân bổ giá trị NVL xuất dùng vào chi phísản xuất kinh doanh và ghi:
Nợ TK 621: Trị giá thực tế NVL sử dụng để chế biến sản phẩm
Nợ TK 623: Trị giá thực tế NVL sử dụng máy thi công
Nợ TK 627: Trị giá thực tế NVL phục vụ chung cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: Trị giá thực tế NVL phục vụ cho bán hàng
Nợ TK 642: Trị giá thực tế NVL phục vụ cho quản lý doanh nghiệp v.v…
Có TK 152: Giá thực tế NVL xuất kho
- Trường hợp doanh nghiệp xuất NVL để góp vốn đầu tư, căn cứ vào mụcđích đầu tư và phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 221,222,223,228: Vốn góp đầu tư (theo giá đánh giá lại)
Nợ TK811: Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ
Trang 37Có TK 152: Trị giá thực tế NVL xuất kho
Có TK 711: Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ
- Trả vốn đầu tư cho các bên góp vốn, kế toán ghi:
Nợ TK 411: Trả vốn góp (theo giá thoả thuận)
Có TK 152: Trị giá thực tế NVL xuất kho
- Trường hợp doanh nghiệp xuất kho NVL để thuê ngoài hoặc tự gia công,chế biến trước khi đưa vào sử dụng, căn cứ vào giá thực tế của NVL xuất kho, kếtoán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang
Có TK 152: Trịgiá thực tế NVL xuất kho
Đồng thời, phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình thuê ngoài hoặc tự giacông, chế biến NVL, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 152: Trịgiá thực tế NVL xuất kho Đồng thời, phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình thuê ngoài hoặc tự giacông, chế NVL, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,334,338… Chi phí gia công chế biến
Có TK 331: Tiền thuê gia công chế biến
- Trường hợp doanh nghiệp xuất kho NVL để bán, căn cứ vào giá thực tế,
kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá thực tế NVL xuất bán trực tiếp
Có TK 152: Trị giá thực tế NVL xuất kho
Đồng thời, phản ánh tiền thu được từ việc nhượng bán NVL, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131: Số tiền thực thu
Trang 38Có TK 511: Doanh thu
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Trường hợp NVL đã xuất ra sử dụng cho sản xuất kinh doanh nhưngkhông sử dụng hết nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Trị giá thực tế NVL xuất kho
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Trường hợp khi kiểm kê NVL phát hiện thiếu, hư hỏng, mất mát,chưa rõ nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi:
Tài khoản kế toán sử dụng
* TK 152: “ Nguyên liệu, vật liệu” TK này phản ánh số hiện có và tìnhhình tăng giảm NVL theo giá trị vốn thực tế - TK 1521: Nguyên vật liệu chính
* Kết cấu của TK 152:
- Bên nợ phản ánh
+ Trị giá vốn thực tế của NVL nhập trong kỳ
Trang 39+ Số tiền điều chỉnh tăng NVL khi đánh giá lại.
+ Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm tra
- Bên có phản ánh
+ Trị giá vốn thực tế của NVL giảm trong kỳ do xuất dùng
+ Số tiền giảm giá, trả lại NVL khi mua
+ Số tiền điều chỉnh giảm giá NVL khi đánh giá lại
+ Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê
- Dư nợ: Phản ánh giá trị thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ
* TK 151: Hàng mua đi đường: Tài khoản này dùng để theo dõi trị giávật tư, hàng hoá doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhậnthanh toán nhưng chưa nhập kho và hàng đang đi đường cuối tháng trước,tháng này đã nhập kho
- Bên nợ phản ánh: Giá trị hàng đi đường tăng
- Bên có phản ánh: Giá trị vật tư hàng hoá đi đường tháng trước, thángnày đã về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay
- Dư nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hoá đang đi đường cuối kỳ
- Các doanh nghiệp không thuộc diện chịu thuế GTGT và các doanhnghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi muavật tư thì giá vật tư mua vào là tổng giá thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 152 ( tổng giá thanh toán)
Có TK 111, 112 ( tổng giá thanh toán)
- Có doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giátrị vật tư mua vào là giá chưa có thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 152 ( giá mua chưa có thuế)
Nợ TK 133 ( thuế GTGT đầu vào)
Có TK 331 (tổng giá thanh toán)
- Khi mua vật tư không có hoá đơn GTGT thì giá vật tư mua vào là tổnggiá thanh toán
Trang 40Nợ TK 152 ( tổng giá thanh toán).
Có TK 111, 112, 331 ( tổng giá thanh toán)
- Đối với trường hợp nhập khẩu thì phải phản ánh giá vật tư là tổng giáthanh toán gồm cả thuế NK