Ý nghĩa và thực tiễn nghiên cứu
2.1 Ý nghĩa của nghiên cứu Đây là công trình nghiên cứu khoa học về Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường Trung học cơ sở Quyết Thắng Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về nguyên nhân, thực trạng nhận thức và kỹ năng của học sinh đối với đề xâm hại tình dục trẻ em từ đó đọa ra những phương pháp giải quyết phù hợp với tình hình thực tiễn tại trường.
Nghiên cứu này cung cấp các biện pháp nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ở học sinh Phụ huynh và nhà trường cần nắm bắt thực trạng hiểu biết của học sinh để có biện pháp giáo dục, nâng cao kiến thức cho con em mình Đối với sinh viên, nghiên cứu này mở rộng kiến thức về khoa học nghiên cứu cũng như vấn đề xâm hại tình dục trẻ em.
Mục đích của nghiên cứu
Khảo sát thực trạng về nhận thức và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường Trung học cơ sở Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Từ đó đưa ra vai trò của công tác xã hội đối với việc nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng của học sinh về phòng chống xâm hại tình dục trẻ.
Hệ thống hóa những vẫn đề cơ bản dựa trên cơ sở lý luận có sẵn của việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, đưa ra số liệu về thực trạng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường Trung học cơ sở Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Đưa ra giải pháp của công tác xã hội về nâng cao nhận thức và kỹ năng trong phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường trung học cơ sở QuyếtThắng, thành phố Sơn La , tình Sơn La.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho nhà trường trong việc phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
Câu hỏi nghiên cứu
5.1 Công tác xã hội ở trường THCS Quyết Thắng đã làm được những gì?
5.2 Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục của học sinh trường THCS Quyết Thắng đã thực hiện được những nhiệm vụ nào ?
5.3 Nếu làm tốt công tác xã hội trong phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh thì có triệt để được vấn đề này không ?
Tìm hiểu về nhận thức và các kỹ năng hiện có của học sinh về phòng chống xâm hại tình dục tại Trường Trung học cơ sở Quyết Thắng Tìm giải pháp để nâng cao kiến thức và trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường Trung học cơ sở Quyết Thắng.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này sử dụng những tài liệu có sẵn, liên quan đến nội dung nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận, khung nghiên cứu Những tài liệu này góp phần bổ sung và làm rõ thêm các nội dung nghiên cứu của đề tài
Phân tích các văn bản chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Các báo cáo tổng kết, hội thảo, hội nghị về vấn đề liên quan đến đề tài.
Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp định tính, sử dụng để phỏng vấn chuyên sâu 20 học sinh tại Trường Trung học cơ sở Quyết Thắng, bao gồm 5 học sinh nữ.
5 học sinh nam từ lớp 6 đến lớp 9 với nội dung là: Những nhận thức và các kỹ năng của học sinh về xâm hại tình dục trẻ em, để biết được những suy nghĩ, nhận thức và kỹ năng mà các em đang có Từ đó có thể đưa ra số liệu cụ thể về vấn đề nghiên cứu.
Kết hợp phỏng vấn đối với giáo viên nhà trường về việc giảng dạy và giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
Tên của người phỏng vấn sẽ được mã hóa để bảo vệ tính bảo mật thông tin.
8.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trong quá trình thực hiện để tài, sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu thông tin, lấy ý kiến của học sinh đối với việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở liên quan đến những hiểu biết về xâm hại tình dục trẻ em để từ đó có được các số liệu về thực trạng hiểu biết của học sinh.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi được phát cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La để thu thập dữ liệu.
8.4 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm để xử lý thông tin thu nhập được từ khảo sát, để từ đó có kết quả chính xác về hiểu biết của học sinh về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Cấu trúc của khóa luận
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC VÀ KỸ NĂNG CỦA HỌC SINH VỀ VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUYẾT THẮNG
Chương 3 GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ KỸ NĂNGCỦA HỌC SINH VỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EMTẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUYẾT THẮNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Lịch sử các vấn đề nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục.Xâm hại tình dục trẻ em hiện đang là một vấn đề nổi cộm và gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội hiện nay Nó để lại hậu quả nặng nề tới sự phát triển của xã hội và người chịu thiệt thòi nhất, trực tiếp nhất là trẻ em. Những hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em ở cả khía cạnh thể chất, hành vi và tâm lý của trẻ như: trẻ phải mang thương tật suốt đời, đứa trẻ trở nên quá lệ thuộc hay trở thành đứa trẻ có những hành vi rất tiêu cực, hung hăng, phá phách, ngỗ ngược, luôn tìm cách gây hấn với những đứa trẻ khác Hậu quả về mặt tâm lý có thể kể đến như trẻ luôn luôn cảm thấy căng thẳng lo lắng, không tin vào chính bản thân mình và mọi người, nghi ngờ mọi người xung quanh và có xu thế phòng vệ co mình trước mọi người Nhiều trẻ có lại cảm giác chán nản, tồi tệ về bản thân từ đó dẫn đến các hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc có thể lặp lại những hành vi xâm hại đó với trẻ khác, người khác. XHTD trẻ em đã và đang trở thành vấn nạn của toàn cầu, luôn thu hút sự quan tâm của các khoa học đến từ nhiều quốc gia trên thế giới Các nghiên cứu giải thích hành vi XHTD là kết quả ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan Ảnh hưởng của giới tỉnh tới nguy cơ trẻ bị XHTD (đại diện:Annie Cossins, 2000; David Finkelhor, 2009 [109]; Kimberly A.Tyler al,2001; S.N.Madu, 2001; T.P.Ho, 1993 ); ảnh hưởng của yếu tố văn hóa và tôn giáo (Đại diện: theo John Frederick, 2010, UNICEF, 2002; Kelvin Lalor ảnh hưởng của yếu tố môi trường (Đại diện: Kelvin Lalor và RosaleenMeletvaney, 2010; RaFH, 2006 – 2007 [98] Tổ chức Action Aid phân chia bạo hành tinh dục trẻ em nữ thành 2 loại: Quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục Trong đó có những kiến giải sự khác nhau giữa hai khải niệm quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục cũng như các biểu hiện, dấu hiện nhận biết.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới tham gia ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em từ năm 1990, ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ năm 2004, Quyết định phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ và ban hành nhiều văn bản, quy định hướng dẫn và thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng ngược đãi, xâm hại tình dục trẻ em vẫn diễn biến hết sức phức tạp và có tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương Binh và
Xã hội, năm 2014 có gần 1.600 trẻ em, năm 2015 có hơn 1.300 trẻ em và năm
2016 là hơn 1.200 trẻ em bị xâm hại tình dục Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, mỗi năm trung bình có 1.600 – 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện Trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là trẻ em gái ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại chiếm tới 13,2%[7].
Nghiên cứu của Allan Jonh Kemboi, 2003 thông qua khảo sát 5 trường tiểu học ở vùng Lorroki, vùng nông thôn nghèo khó của Châu Phi đã cho thấy: Hậu quả HS bị lạm dụng sẽ dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực đến học tập, suy giảm hứng thú và mức độ đọc viết của dân số trong vùng từ đó làm gia tăng số học sinh bỏ học Nghiên cứu của Lê Thị Lâm, Phạm Văn Tư đã khảo sát
394 khách thể là HS, sinh viên tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng và đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về trải nghiệm của họ (bị chứng kiến) liên quan tới quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bất kể thời gian, địa điểm nào cũng có thể xảy ra quấy rối tình dục nơi công cộng, đặc biệt nguy cơ cao là buổi tối, nơi vắng vẻ, ít người qua lại Đối tượng nào cũng có thể nằm trong nhóm thủ phạm gây nên hành vi quấy rối, đặc biệt là người lạ.
Một số khuyến nghị được đề xuất nhằm góp phần giúp HS, sinh viên phòng ngừa với quấy rối tình dục [11; tr.700-710] “Một số cách tiếp cận nghiên cứu xâm hại tình dục trẻ em qua các nghiên cứu nước ngoài” của tác giả Trần Thị Cẩm Nhung đã đóng góp vào việc xem xét vấn đề XHTD ở một số quốc gia trên thế giới và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề trẻ em ở Việt Nam Phát hiện trong hầu hết các nghiên cứu cho thấy: Kẻ XHTD đều có mối quan hệ quen biết với trẻ bị xâm hại Họ có thể là thành viên của định mẹ, ông, chú, gia bác, anh em họ hàng), bạn bè thân quen, có thể là hàng xóm Trong nghiên cứu của UNICEF đã khẳng định: 88.2% các vụ hiếp dâm, cưỡng bức tình dục không xác định được thủ phạm, chỉ có 9.2% xác định được thủ phạm là người họ hàng, 1.3% vụ xác định thủ phạm là cha, cha dượng hoặc bạn trai của mẹ Tương tự, 87% vụ XHTD bằng hành vi sờ mó, đụng chạm vào các bộ phận kin của trẻ; 3.1% vụ xác định là người họ hàng [20]; Báo cáo “Tổng quan nghiên cứu về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây” của nhóm tác giả Nguyễn Phương Thảo, Trần Quy Long, Trần Mai Hương thực hiện năm 2008 đã đi sâu tìm hiểu một số nội dung cơ bản: Kinh nghiệm giải quyết vấn đề XHTD trẻ em của các nhà nghiên cứu nước ngoài và các tổ chức bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới; tổng quan các nghiên cứu về tình trạng XHTD trẻ em ở nước ta trong những năm gần đây Nhìn chung, XHTD trẻ em đã được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu, đề cập trên các phương diện cơ bản, đặc trưng nhất về XHTD trẻ em Đây sẽ là cơ sở cần thiết để luận án xây dựng khung cơ sở lý luận về XHTD cho HSTH.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của các công trình nghiên cứu là chưa có sự thống nhất về cách hiểu XHTD mà thường căn cứ vào các loại hình vi XHTD:
Có nghiên cứu chỉ xem xét XHTD biểu hiện qua các hành vi vuốt ve, sờ mó vào bộ phận kin, sử dụng lời lẽ dâm đăng làm xúc phạm người khác, giao hợp; có nghiên cứu tính tới cả hành vi cho trẻ xem băng video, sách bảo, tranh ảnh hoặc các ấn phẩm kích dục, lấy trộm đồ lót, khiêu dâm qua giao tiếp (gọi diện, sử dụng ngôn ngữ quấy rối tình dục ) vì vậy, rất khó đưa ra số liệu đầy đủ.
Những số liệu khác cũng cho thấy tính phức tạp của vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đã được nghiên cứu: Khoảng 20% bé gái và 8% bé trai bị xâm hại tình dục trước tuổi 18 (Pereda và các cộng sự, 2009); 2,95% những trẻ bị xâm hại tình dục là nạn nhân của một người chúng biết và tin tưởng (NAPCAN 2009); Trong số những kẻ xâm hại tình dục trẻ em dưới 6 tuổi, có tới 50% đối tượng xâm hại là các thành viên trong gia đình Những người trong nhà cũng chiếm 23% trong số những kẻ xâm hại tình dục trẻ em độ tuổi 12-17 (Snyder, 2000); Lứa tuổi dễ bị tổn thương nhất trong các vụ xâm hại tình dục là từ 3-8 tuổi Phần lớn các vụ xâm hại tình dục trẻ em bắt đầu xảy ra trong độ tuổi này (Browne & Lynch, 1994) [18]. Để bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em đã có rất nhiều các văn bản, quy định cũng như các chương trình, hoạt động được Nhà nước đề ra: Luật trẻ em năm 2016; Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Nghị định số 56/2017/NĐ-
CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em; Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội, và bảo vệ chăm sóc trẻ em Chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trước kia chỉ tập trung giải quyết hậu quả, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tuy nhiên trong những năm gần đây đã chú trọng hơn đến việc chủ động phòng ngừa, can thiệp sớm, loại bỏ những nguy cơ cho mọi trẻ em trước khi bị tổn thương Ví dụ: từ các chính sách phân tán, nhỏ lẻ như Quyết định 19/2004/QĐ-TTg củaChính phủ tập trung giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc nguy hiểm, Quyết định589/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em… nay chuyển sang xây dựng Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định
267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/2/2011), Dự án phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 565/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/4/2017) nhằm phát triển Hệ thống bảo vệ trẻ em trong đó có hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bao gồm: luật pháp quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật, dưới luật liên quan đến bảo vệ trẻ em và các chính sách xã hội Đặc biệt, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020 (Quyết định 1555/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/10/2012) đã đưa ra khung chương trình, chính sách đầu tư cho trẻ em trung hạn và dài hạn nhằm hướng tới một khung chính sách toàn diện cho trẻ em Thông tư số 23/2010/TTLĐTBXH ban hành Quy định Quy trình can thiệp, trợ giúp trẻem bị bạo lực, bị xâm hại tình dục Gần đây nhất, Quốc Hội cũng đã ban hành Luật trẻ em (Luật số 102/2016/QH13), trong đó đề cập nhiều đến các nội dung nghiêm cấm, bảo vệ và chăm sóc trẻ em khỏi vấn đề xâm hại tình dục được cụ thể ở Điều 6, Điều 10, Điều 25, Điều 48, Điều 50, Điều 52… [24].
Chương trình “Người bảo hộ của trẻ em” của tổ chức Darkness to light của Mỹ; với mục tiêu là nâng cao nhận thức trong phòng chống XHTD trẻ em nhằm chia sẻ và hỗ trợ trong việc xử lí các trường hợp có nguy cơ XHTD
[14] Room to Read là một tổ chức phi chính phủ quốc tịch Mỹ và bắt đầu hoạt động dự án tại Việt Nam từ năm 2001 với 17 tỉnh thành trên cả nước trong đó có hoạt động tập huấn phòng chống bạo hành và xâm hại trẻ em. Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision) và Cơ quan phát triển quốc tế Australia Aids mở lớp tập huấn về hoạt động du lịch an toàn cho trẻ em tại các điểm du lịch tại Bản Lác, Mai Châu (Hòa Bình), Tả Van, Sapa (Lào Cai), TP Hải Phòng Đây là các điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế Lượng khách du lịch ngày một tăng cũng kéo theo những nguy cơ vấn nạn du lịch tình dục trẻ em Với thông điệp “Cùng nhau chúng ta có thể ngăn chặn du lịch tình dục trẻ em" và "Việt Nam không có chỗ cho du lịch tình dục trẻ em”, lớp tập huấn là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa đối với cộng đồng dân cư và doanh nghiệp du lịch ở địa phương Bộ tài liệu tập huấn “Tổ chức an toàn với trẻ em" của tác giả Sinart King & Lynne Benson đã được thử nghiệm, chỉnh sửa với hơn 30 tổ chức làm việc với trẻ em tại Thái Lan, với đội ngũ tình nguyện viên đến từ 6 nước trong khu vực Sông Mê Kông và trong mẫu thu hẹp các tổ chức thành viên của ECPAT vùng Tây Phi và Châu Âu “Tổ chức an toàn với trẻ em - Cẩm nang tập huấn" của tổ chức cứu trợ trẻ.
Bộ tài liệu tập huấn “Tổ chức an toàn với trẻ em” của tác giả Sinart King
& Lynne Benson đã được thử nghiệm, chỉnh sửa với hơn 30 tổ chức làm việc với trẻ em tại Thái Lan, với đội ngũ tình nguyện viên đến từ 6 nước trong khu vực Sông Mê Kông và trong mẫu thu hẹp các tổ chức thành viên của ECPAT vùng Tây Phi và Châu Âu [68] “Tổ chức an toàn với trẻ em - Cẩm nang tập huấn" của tổ chức cứu trợ trẻ em Anh (SCUK), ECPAT, UNICEF là một tư liệu đồ sộ gồm 317 trang xuất bản năm 2006 Một trong những nội dung được đề cập khá sâu sắc trong cuốn tư liệu này là các kiến thức cơ bản liên quan tới XHTD: Khái niệm, dấu hiệu, biểu hiện, đặc trưng của các hình thức lạm dụng tình dục trẻ em, đặc biệt nhấn mạnh vào việc dạy trẻ không giữ bí mật, nên chia sẻ với người mà trẻ cho là tin cậy nhất về những tình huống có nguy cơ hoặc đã bị XHTD [15].
Hiệp ước chống lưu hành và buôn bán các văn hóa phẩm đồi trụy 1923 đã được 53 quốc gia ký kết thông qua ngày 31/12/1994; công ước quốc tế về chống buôn bán người và bóc lột tình dục 1949; công ước của hội đồng Châu Âu về bảo vệ trẻ em chống lại bóc lột và XHTD đặc biệt là công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em 1989, đã quy định rõ ràng: “Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả mọi hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị tổn thương hay lạm dụng, bị bỏ mặc hay sao nhãng việc chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột gồm cả lạm dụng tình dục trẻ" (Điều 19) Ở trong nước: Đảng, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp; Luật Bảo vệ, chăm sóc và GD trẻ em đặc biệt là Bộ luật hình sự Việt Nam quy định rõ ràng tội phạm về XHTD: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112); tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); tội dâm ô trẻ em (Điều 116); tội chứa mại dâm (Điều 254); tội môi giới mại dâm (Điều 225); tội mua bán người chưa thành niên (Điều 256) [4] Một số đề án cũng đã được triển khai như đề án “Phòng ngừa tình trạng trẻ em bị xâm hại nhân phẩm, danh dự bị XHTD” (Theo Quyết định số 1101/2000/ QĐ/ BLĐTBXH); “Chương trình phòng ngừa và giải quyết trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm từ năm 2005 đến 2010" của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em thực hiện năm 2006 Hiện nay, uy ban đã thành lập một tổng đài hỗ trợ tư vẫn quốc gia và các trung tâm hỗ trợ ở 64 tỉnh thành bằng dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại 18001567 Tại tổng đài quốc gia sẽ có 20 - 30 máy điện thoại với
Các khái niệm được sử dụng trong đề tài
Công tác xã hội là nghề thực hành và là một lĩnh vực hoc thuật hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội Được thực hiện theo những nguyên tắc và được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc nhằm giải quyết các nan đề trong cuộc sống của họ.
Mỗi quốc gia lại có cho mình những khải niệm về công tác xã hội khác nhau.
Công tác xã hội là khoa học ứng dụng hướng đến tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo sự thay đổi tích cực trong xã hội và đảm bảo phúc lợi cộng đồng Theo Liên hiệp Công tác xã hội thế giới, công tác xã hội hỗ trợ cá nhân giải quyết các thách thức trong cuộc sống, thúc đẩy phát huy tiềm năng và tăng cường tương tác giữa cá nhân và môi trường Định nghĩa mới nhất được đưa ra bởi Đại hội Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội quốc tế năm 2004 nhấn mạnh vai trò của công tác xã hội trong thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết các vấn đề giữa người dân và trao quyền cho họ để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề công tác xã hội”.
Công tác xã hội là lĩnh vực thực tiễn tổng hợp cao, áp dụng các nguyên tắc và phương pháp chuyên môn nhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội của họ Mục tiêu của công tác xã hội là hướng đến sự hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội.
Công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu và nâng cao chức năng xã hội của họ Đồng thời, thúc đẩy môi trường xã hội thuận lợi thông qua các chính sách, nguồn lực và dịch vụ Điều này giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Theo Từ điển Tiếng Việt “phòng” có nghĩa là: Liệu để có biện pháp tránh, ngăn ngừa hoặc tạm thời đối phó với điều không hay có thể xảy ra.
“Phòng ngừa là gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng động, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về tự bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt” (Luật Trẻ em
2016) “Chống” trong “phòng chống” gần nghĩa với “Chống đỡ” - chống lại để cố gắng tự vệ hay “chống cự” - đánh trả lại để tự vệ.
Tóm lại, trên cơ sở phân tích và tổng hợp, luận án đi tới kết luận: Phòng chống là quá trình lên kế hoạch, dự tính trước biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa những nguy cơ gây tổn hại về vật chất hay tinh thần, thân thể của con người và trong những trường hợp bị tổn thương về vật chất hay tinh thần, thân thể thì bản thân con người phải có khả năng chống lại hay ứng phó một cách tích cực nhằm làm hạn chế ít nhất những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Phòng chống bao gồm hai thành tố: (1) Phòng ngừa những nguy cơ xấu xảy ra và (2) Ứng phó tích cực trước các hành vi gây tổn hại.
Phòng chống thể hiện năng lực của cá nhân khi ý thức được tầm phòng ngừa những nguy cơ xấu xảy ra với bản thân, thái độ bình tĩnh, tự giác, sẵn sàng và cuối cùng thể hiện ở các hành động, hành vi ứng phó với những nguy hiểm.
Theo khái niệm này, xác định có hai cấp độ phòng chống XHTD: Cấp độ 1: Phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ có thể xảy ra XHTD Ở cấp độ này cần làm tốt các bước: (1) Phòng ngừa, ngăn chặn XHTD cho tất cả HS ở mọi lứa tuổi: (2) Phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn XHTD xâm nhập vào học đường; (3) Phòng ngừa, ngăn chặn có lựa chọn hướng vào một số nhóm HS nhất định, những HS này thuộc nhóm có nguy cơ cao có khả năng bị XHTD (hoàn cảnh gia đình đặc biệt, cha mẹ li hôn, gia đình có người bệnh hoạn về tình dục ) từ đó nhằm bảo vệ các em tránh được những rủi ro, thách thức trước nguy cơ
XHTD; xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh với phương châm phòng ngừa là chính nhằm giảm thiểu tối đa những tệ nạn xã hội.
Cấp độ 2: Ứng phó linh hoạt và tích cực với XHTD và không để gây hậu quả, thiệt hại hoặc lây lan cho người khác Muốn thực hiện được cấp độ này thì cần thực hiện trên cơ sở nhận diện được XHTD ngay từ khi có những biểu hiện ban đầu bằng cách: Trang bị kiến thức cơ bản về cơ thể, về XHTD và phòng chống XHTD để trước mọi tình huống nguy hiểm các em đều có kiến thức và KN để vượt qua.
1.2.4 Xâm hại tình dục trẻ em
Theo từ điển tiếng Việt “Xâm hại” là xâm phạm đến mức bị tổn hại
[106] Ngoài ra, trong từ điển tiếng Việt còn có từ đồng nghĩa với khái niệm
“Xâm hại” đó là khái niệm “Xâm phạm” “Xâm phạm” là động đến quyền lợi và chủ quyền của người khác Radda Bamen Save the Children Sweden: “ Bàn về XHTD có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra: XHTD được hiểu theo khía cạnh vi phạm các chuẩn mực, giá trị xã hội, là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu) trong việc đưa ra quyết định đáp ứng nhu cầu tình dục: Đại diện nhu quan điểm của Danya Glaser và Stephen Frosh 1993 [110]; Baker và Ducan (1985) [14; tr.3];
XHTD được hiểu theo khía cạnh đặc điểm tâm sinh lí của từng độ tuổi; sự liên hệ hoặc tương tác giữa trẻ em và người lớn tuổi hơn hoặc có hiểu biết hơn (người lạ, họ hàng hoặc người có quyền chăm sóc trẻ như cha mẹ hoặc người giám hộ) khi trẻ bị sử dụng như một vật thể nhằm thỏa mãn ham muốn tình dục của người lớn Đại diện như quan điểm của Danya Glaser và Stephen Frosh [23].
XHTD được hiểu theo khía cạnh góc độ xã hội học, trên các khía cạnh bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em: Hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô trẻ em[tr.72]; Danya Glaser and Stephen Frosh [23] Mặc dù có nhiều cách hiểu vềXHTD song đều thống nhất ở một điểm chung: XHTD là hành vi có chủ địch nhằm lôi kéo, dụ dỗ trẻ vào các hoạt động thỏa mãn nhu cầu tình dục mà các em chưa có hiểu biết đầy đủ, chưa có khả năng hoặc không đủ tâm thể để đưa ra quyết định đối với những hành vi này.
XHTD bao gồm: Sự đụng chạm, sờ mó, vuốt ve, hôn, quấy rối, hãm hiếp; sự phố bày các bộ phận sinh dục, các hành vi tình dục, trưng bày các phim ảnh, sách, khiêu dâm sử dụng ngôn ngữ để kích thích tình dục hay sử dụng các lời nói hàm ý kích duc và đặc biệt là sự bóc lột và lạm dụng tình dục.
Theo luật pháp, khái niệm "trẻ em" có sự khác biệt về độ tuổi tùy thuộc vào quốc gia và khu vực Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em, trẻ em là những người dưới 18 tuổi Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo Luật trẻ em, trẻ em được định nghĩa là những người dưới 16 tuổi Điểm chung là ở độ tuổi này, trẻ em về mặt sinh học vẫn còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện, đồng thời thiếu kiến thức và nhận thức xã hội còn hạn hẹp.
Trẻ em là đối tượng yếu thể trong xã hội, cần được bảo vệ một cách đầy đủ về nhiều mặt sức khỏe, tinh thần.
Đặc điểm chung lứa tuổi học sinh Trung học Cơ sở
Học sinh THCS là lứa tuổi từ 12-15 tuổi.Tuổi thiếu niên thường được coi như lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, chứa đựng nhiều diễn biến mang tính khủng hoảng Giai đoạn tuổi thiếu niên thường được xem như là giai đoạn "nổi loạn và bất trị”, là giai đoạn xáo trộn mạnh mẽ trong tình cảm và hành vi Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các em trải qua giai đoạn này một cách tốt đẹp, thích ứng tốt và không có những mâu thuẫn nội tâm gay gắt, không có quá nhiều vấn đề với cha mẹ và bạn bè.
Sự phát triển thể chất của HS nhìn chung phát triển tương đối ổn định; khả năng ức chế của hệ thần kinh còn yếu cho nên thường dễ bị kích động
Hệ tuần hoàn nhìn chung chưa hoàn chỉnh; cho nên HS thường chóng mệt và dễ xúc động ; khó kìm hãm xúc cảm của mình; tình cảm của các em mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc Giao tiếp của HS nhìn chung còn đơn giản, mang đậm cảm xúc; phạm vi và nội dung giao tiếp của các em còn hạn hẹp Các em thường giao tiếp với bạn bè, thầy cô và với người thân trong gia đình Vào cuối THCS, đối tượng giao tiếp của các em phong phú hơn nhiều. Các em bắt đầu học giải quyết các tình huống phức tạp trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Đặc trưng của tuổi thiếu niên là sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể,sự chín muồi về giới tính và sự cân bằng bị phá vỡ do ảnh hưởng của dậy thì.Dậy thì ở nữ được đánh dấu bởi sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên.Nam thì được đánh dấu bởi lần đầu xuất tinh có chứa tế bào sinh sản.
Những nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề của thiếu niên rất khác nhau.Một trong số đó là mong muốn tự khẳng định mình và được nổi bật,muốn thể hiện bản thân hay sự không ổn định về mặt nhân cách và dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài[1;tr202]
Bên cạnh đó,sự cô đơn,cảm giác không có ai hiểu mình trong gia đình và trường học là những yếu tố dẫn đến việc thiếu niên gia nhập vào những nhóm bạn bè xấu và dễ bị lợi dụng.
Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em và các mức án cho người thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Các hành vi sau đây được coi là xâm hại tình dục trẻ em
1.1.3.1 Hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1 Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhấn hoặc thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất loạn luân: b) Làm nạn nhân có thai: c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ bị thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; e) Đối với người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Đối với 02 nggời trở lên; i) Tái phạm nguy hiểm.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Có tổ chức; b) Nhiều nggời hiếp một người; c) Phạm tội đối với nggời dưới 10 tuổi; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; g) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; h) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (khoản 1, 2, 3, 4, điều 143, bộ luật hình sự năm 2015).
1.1.3.2 Cưỡng dâm người từ 13 đến dưới 16 tuổi :
1 Dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tính chất loạn luận; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thoơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60% d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% 45%; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Đối với 02 người trở lên; h) Tái phạm nguy hiểm.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Nhiều nggời cưỡng dâm một người b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 1, 2, 3, 4, điều 144,bộ luật hình sự 2015)
1.1.3.4 Giao cấu hoặc thực hiện hành vi xâm hại tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến 16 tuổi1.
Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên: c) Có tính chất loạn luân d) Làm nạn nhân có thai; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thọơng cơ thể từ 31% đến 60%, g) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 1, 2, 3, 4, điều 145, bộ luật hình sự 2015).
1.1.3.5 Hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi
1 Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với nggời dưới
16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác 06 tháng đến 03 năm.
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức: b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với nggời mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%, g) Tái phạm nguy hiểm.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên. b) Làm nạn nhân tự sát.
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 1, 2, 3, 4, điều 146, bộ luật hình sự 2015) 1.1.2.5.
1.1.3.6 Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục dích khiêu dâm
Biểu hiện của trẻ em bị xâm hại
Các bậc phụ huynh cần biết rằng bé trai hay bé gái đều có nguy cơ bị xâm hại như nhau Vì thế , cha mẹ cần hết sức chú ý và đặc biệt quan tâm tới con cái của mình. Đây là những dấu hiệu bên ngoài mà cha mẹ hoàn toàn có thể nhận biết được.
Chú ý tới cơ thể con xem có những dấu hiệu bất thường như trên không, nếu có hãy xác định rõ nguyên nhân vì sao để tìm cách bảo vệ con: Trầy da hoặc bầm tím ở âm hộ, dương vật, hậu môn, rách màng trinh: Nạn nhân lạm dụng tình dục có thể là các bé gái và cả các bé trai Trẻ có bất thường ở hậu môn trực tràng, hoặc mặt trong đùi.
Trẻ mắc các bệnh lây qua đường tình dục: Khi trẻ bị xâm hại, các em không được sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn nên khả năng lây các bệnh truyền qua đường tình dục rất cao Trẻ có thai: Điều này dễ xảy ra nếu nạn nhân là bé gái đã đến tuổi dậy thì.
Cha mẹ nên theo dõi các bất thường ở trẻ như buồn nôn, nôn, chóng mặt, mệt mỏi, vì đó có thể là dấu hiệu mang thai Nếu trẻ bị đau bụng mạn tính, đau vùng hậu môn, hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời.
I.1.3.2 Dấu hiệu về tâm lý
Trầm cảm hoặc xu hưởng tự sát, lo âu: Đây là hậu quả rõ rệt về mặt tâm thần Nhiều em do sợ hãi, bị đe dọa nên càng rơi vào trầm cảm nặng Trẻ có các biểu hiện bất thường nhẹ đái dầm, rối loạn giấc ngủ, thủ dâm vô độ, ngại giao tiếp, hành vi gây hẳn, học tập sút kém: Đó là hệ quả của việc bị tấn công, khiến trẻ mắc các rối loạn stress, sang chấn tinh thần lớn khi bị xâm hại Các em tỏ thái độ né tránh người khác, đặc biệt là người khác giới Đây rất có thể là di chứng để lại sau cú sốc bị xâm hại khiến bé trở nên sợ hãi khi tiếp xúc với bất cứ đối tượng nào.
Trẻ em đột nhiên tắm nhiều và tắm rất lâu, đây là một trong những biểu hiện đặc thù của người từng bị xâm hại Bởi lúc này sẽ hình thành nên bóng đen tâm lý rằng mình đã không còn “sạch sẽ”, “dơ bẩn”, và chỉ có tắm mới có thể khiến mọi thứ được gột rửa đi.
Có những dấu hiệu bất thoòng trong khi ngủ mà trước đây chưa từng xảy ra ví dụ như tè dầm, nửa đêm tỉnh dậy òa khóc, có người dỗ thì vung tay loạn xạ Nặng nề hơn, trẻ có ý định tự sát Bởi trẻ em ở mọi độ tuổi đều vô cùng non nớt, trước việc bị xâm hại tình dục trẻ sẽ không biết phải hành động như thế nào cho đúng Bố mẹ lúc này đồng một vai trò vô cùng quan trọng phải là người luôn quan tâm và chăm sóc con Bởi có nhờ vậy mới có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường cả trong tâm lý và sinh lý cũng như thân thể trẻ.
Một số thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.1.4.1 Lý thuyết nhu cầu Maslow
Theo Maslow, nhu cầu của con người có thể chia thành hai nhóm chính là nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao Nhu cầu cơ bản tập trung vào yếu tố thể lý của con người như nhu cầu về thức ăn, nước uống, ngủ nghỉ Chúng là những nhu cầu thiết yếu mà nếu không được đáp ứng, con người sẽ phải đấu tranh để tồn tại Các nhu cầu bậc cao vượt ra ngoài nhu cầu cơ bản, bao gồm các yếu tố tinh thần như sự công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng và vinh danh Maslow đã sắp xếp các nhu cầu này theo thứ bậc từ thấp đến cao, tạo thành "Tháp nhu cầu Maslow".
Nhu cầu này được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người nhờ ăn, uống, ngủ, không khí để thở, nhu cầu làm cho con người thoải mái Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được sắp xếp ở bậc thấp nhất, bậc cơ bản nhất Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể nghĩ tới nhu cầu cao hơn Chúng ta có thể kiếm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy các nhu cầu khác chỉ còn là là yếu Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng nhu cầu không được ưu tiên. b Nhu cầu an toàn
Khi con người đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo?
Khi đó các nhu cầu về an toàn sẽ bắt đầu được kích hoạt Nhu cầu an toàn này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần Con người mong muốn có sự tự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu vực an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà để ở, nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do những nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.
Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch dành tiền tiết kiệm cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu này Thông qua việc nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên, chúng ta có thể thấy nhiều điều thú vị; Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một nggời nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ Nhiều người làm việc chịu dựng, các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân, gia đình, họ muốn được yên thân Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: Đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định Ông bà chúng ta từng nói:
“An cư thì mới lạc nghiệp” Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress thì không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn được kích hoạt và nó chiếm quyền.
Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn được kích hoạt và nó chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành, các nghiên cứu về bộ não người cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, đe dọa về mặt tinh thân và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quy trình suy nghĩ, học tập. c, Nhu cầu xã hội
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một nhóm hay tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi pic nic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất cuộc sống theo bầy đàn của loài người Mặc dù Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thỏa mãn và đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng trong tinh thần, thầy kinh Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy những người sống độc thân hay mắc các bệnh về tiêu hóa thần kinh hô hấp hơn những người sống với gia đình.
Chúng ta cũng biết rằng sự cô đơn có thể giết chết con người Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do “Những người xung quanh, không ai hiểu con hết". Để đáp ứng được nhu cầu thứ 3 này, nhiều cơ quan tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các phoơng pháp làm việc nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em những hoạt động bổ ích Kết quả cho thấy: Các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời gắn kết các thành viên đã đem lại kết quả tốt cho tinh thần, từ đó nâng cao hiệu suất cho công việc.
Ứng dụng vào đề tài này :
Ngày nay, nhu cầu được bảo vệ về sức khỏe, tinh thần của học sinh Trung học trở nên cấp thiết Lý thuyết nhu cầu của Maslow cho thấy nhu cầu phòng chống xâm hại tình dục trẻ em thuộc nhu cầu an nên rất cần thiết đối với học sinh Việc trang bị kiến thức về phòng chống xâm hại tình dục như hiểu biết về các hình thức xâm hại, cách tự bảo vệ bản thân sẽ giúp đáp ứng nhu cầu này Ứng dụng lý thuyết này giúp đánh giá tầm quan trọng của nhu cầu phòng chống xâm hại tình dục, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức cho học sinh, gia đình, nhà trường và cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Khái niệm về hành vi: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam hành vi là sử sự của con người trong hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định Tiếp cận hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lý học thế giới đầu thế kỉ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu các hiện tượng tâm lý thời kì đó.
Kết quả đã được hình thành một trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của tâm lý học Mỹ và thế giới thế kỉ XX, mà đại biểu xuất sắc là nhà tâm lý học kiệt xuất: J Watson (1878-1958), E Tolmen (1886-1959) FITocdike (1874-1949) R Ph Skinner (1904- 1990).
Các nhà tâm lý học theo hướng tiếp cận các hành vi phủ nhận việc nghiên cứu ý thức của con nguời Thuyết hành vi là một trường phái tâm lý học giải thích hành vi chỉ dựa trên những quan sát hành vi thấy rõ hơn là dựa vào những quá trình nhận thức diễn ra bên trong não hay là những hành vi không thấy rõ Có thể phân tích thuyết hành vi theo 2 nhánh chính là thuyết hành vi cổ điển, đại biểu là skinner, thuyết nhận thức hành vi đại biểu là E.Tolmen.
Một số kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
(1)Kỹ năng phòng ngừa,phòng tránh người khác động vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể.
(2)Kỹ năng phòng tránh bị người lạ đón về nhà.
(3)Kỹ năng phòng chống bị người lạ chụp lại các bộ phận riêng tư
Một số vấn đề lý luận về xâm hại tình dục và phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở
1.7.1.Xâm hại tình dục trẻ em
1.7.1.1.Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em a.Khái niệm xâm hại trẻ em
Theo từ điển tiếng việt “Xâm hại” là xâm phạm đến mức bị tổn hại[26].Ngoài ra,trong từ điển tiếng Việt còn có từ đồng nghĩa với khái niệm
“Xâm hại” đó là khái niệm “Xâm phạm” “Xâm phạm” là động đến quyền lợi và chủ quyền của người khác.
Radda Bamen Save the Children Sweden: “Xâm hại trẻ em là tất cả những hành vi gây toornt thương về thể xác hoặc tinh thần do những người có trách nhiệm với sự phát triển của trẻ gây nên một cách không ngẫu nhiên hoặc những hành động bạo lực,lạm dụng tình dục,tác động tâm lí đe dọa sự phát triển thể lực,tinh thần và tình cảm của trẻ em” [27;tr11].
Trong sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em bị bạo lực,bị xâm hại tình dục,nhóm tác giả đã khẳng định:Xâm hại bao gồm 2 loại là xâm hại về thân thể và xâm hại về tâm lí( Xâm hại về tinh thần)[28;8].
Như vậy,có thể hiểu một cách ngắn gọn khải niệm như sau:Xâm hại trẻ em là những hành vi hoặc thái độ làm tổn thương về cơ thể,tâm lí của trẻ em. Biểu hiện của trẻ bị xâm hại:
Những tổn thương về mặt cơ thể rất đa dạng,từ tổn thương phần mềm(vết rách,bầm tím,vết bỏng) cho đến thương tích nặng nề trên cơ thể như vết sẹo hoặc vết đánh;vết bỏng hoặc vết trầy da;chấn thương.
Những tổn thương về mặt tâm lí bao gồm tất cả những hành vi mắng chửi,lăng mạ,gây rối loạn về nhận thức tâm lí của trẻ….
Những tổn thương về mặt xã hội thể hiện phản ứng tiêu cực trong mối quan hệ ứng xử với mọi người xung quanh. b.Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em
Bàn về XHTD có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra:
XHTD được hiểu theo khía cạnh vi phạm các chuẩn mực,giá trị xã hội,là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục mà trẻ không đủ khả năng(Hoặc không hiểu) trong việc đưa ra quyết định đáp ứng nhu cầu tình dục:Đại diện như quan điểm Danya Glaser và Stephen Frosh 1993[21];Baker và Ducan (1985) [;tr.3]….
XHTD được hiểu theo khía cạnh đặc điểm tâm sinh lí của từng độ tuổi;sự liên hệ hoặc tương tác giữa trẻ em và người lớn tuổi hơn hoặc có hiểu biết hơn(người lạ,họ hàng haowcj người có quyền chăm sóc trẻ như cha mẹ hoặc người giám hộ) khi trẻ bị sử dụng như một vật thể nhằm thỏa mãn ham muốn tình dục của người lớn.Đại diện như quan điểm của Danya Glaser và Stephen Frosh[21];Karin Heissler[30-120],….
XHTD được hiểu theo khía cạnh hóc độ xã hội học,trên các khía cạnh bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em:Hiếp dâm,cưỡng dâm,dâm ô trẻ em[31;tr.72];Danya Glaser and Stephen Frosh[21]….
Mặc dù có nhiều cách hiểu về XHTD song đều thống nhất ở một điểm chung:XHTD là hành vi có chủ đích nhằm lôi kéo,dụ dỗ trẻ vào các hoạt động thỏa mãn nhu cầu tình dục mà các em chưa có hiểu biết đầy đủ,chưa có khả năng hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết địnhh đối với những hành vi này. XHTD bao gồm:Sự đụng chạm,sờ mó,vuốt ve,hôn,quấy rối,hãm hiếp;sự phô bày các bộ phận sinh dục,các hành vi tình dục,trưng bày các phim ảnh,sách,khiêu dâm,sử dụng ngôn ngữ kích thích tình dục hay sử dụng các từ ngữ hãm ý kích dục và đặc biệt là sự bóc lột và lạm dụng tình dục…
1.7.1.2.Những đối tượng trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục
Các kết quả nghiên cứu của Finkelhor,Laura Murray,Gilbe
Meletvaney,RaFH… cho rằng: Tỷ lệ các em gái thường có nguy cơ bị XHTD cao hơn các trẻ em nam trong môi trường cộng đồng như công viên,rạp hát,chợ….hoặc ở những nền văn hóa không chấp nhận tình dục.Trong đó,đáng chú ý nhất là quan điểm của John Frederick nhấn mạnh: Nhìn chung không chỉ các bé gái mà bé trai cũng có nguy cơ bị XHTD cao[32]. Độ tuổi:Mỗi nghiên cứu lại đưa ra một khoảng tuổi nhất định: Child Helpline cho rằng độ tuổi 15-18 bởi đây là lứa tuổi có sức hấp dẫn về mặt giới tính đối với người khác giới[33;tr.38]….song lại có nghiên cứu khẳng định:Trong độ tuổi từ 9-18; độ tuổi từ 18-25(UNICEF,2003)….mới là tuổi bị XHTD nhiều nhất.
Nhìn chung,trẻ em ở mọi lứa tuổi,giới tính,hoàn cảnh kinh tế,văn hóa,xã hội,dân tộc đều có nguy cơ bị XHTD song những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt(trẻ kém phát triển trí tuệ,kém phát triển thể chất,trẻ bị thiểu năng,trẻ sống trong các trại tị nạn hoặc những nơi có xung đột đột chính trị bất ổn,trre em ở các dân tộc thiểu số…) thường có nguy cơ bị XHTD cao hơn.
Trẻ dễ bị XHTD nhất ở khoảng 9-18 tuổi,trong đó trẻ ở độ tuổi dậy thì thường có nguy cơ bị XHTD nhiều hơn bởi đây là lứa tuổi bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt về tâm lí giưới tính với những nhận thức và hành vi ứng xử phức tạp.
Tỷ lệ các bé gái thường có nguy cơ bị XHTD và là nạn nhân của việc XHTD cao hơn so với các bé trai.Trong đó,khả năng bị XHTD ở các bé gái tăng lên theo độ tuổi còn các bé trai bị XHTD thường xảy ra ở các giai đoạn dậy thì.
1.7.1.2.Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục
Tổ chức Radda Barnen Save the Children Thụy Điển nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện các trường hợp trẻ em bị xâm hại Một số dấu hiệu có thể gợi ý rằng trẻ em đã bị xâm hại tình dục bao gồm:
Biểu hiện bên ngoài: Quần áo bị rách,nhàu nát,bẩn;có vết máu hoặc vết bẩn trên quần áo,cơ thể…
Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Có rất nhiều công trình công trình khoa học nghiên cứu về xâm hại tinh dục trẻ em, phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em đặc biệt ở các trường học có thể kể đến như: Luận văn điều tra các vụ xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
Luật Hình sự Việt Nam quy định các tội xâm hại tình dục trẻ em một cách nghiêm ngặt, bao gồm cả các hành vi xâm phạm thân thể, xâm phạm danh dự, nhân phẩm và xâm hại quyền tình dục trẻ em Nghiên cứu so sánh của tác giả Nguyễn Minh Hương với các nước khác cho thấy, Việt Nam có khung hình phạt tương đối nghiêm khắc đối với tội xâm hại tình dục trẻ em, góp phần bảo vệ quyền trẻ em, ngăn ngừa và đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm nghiêm trọng này.
Phòng ngừa các tốt xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội của tác giả Lưu Hải Yến.
Bài viết công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hòa nhập cộng đồng tại mái ấm Hoa hồng nhỏ, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Phan Thị Tâm.
Nghiên cứu công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục và khả năng đáp ứng chuyên môn công tác xã hội.Nghiên cứu công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục và khả năng đáp ứng chuyên môn công tác xã hội trong lĩnh vực này của tác giả Huỳnh Thị Bích Phụng;
Bài nghiên cứu của bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam hiện hành cũ tác giả Đinh Thị Nga đăng trên tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội;
Bài tham luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tại Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Hải, Đại học Thăng Long;
Bài viết ảnh hưởng của giáo dục nhà trường tới nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về sức khỏe sinh sản (Khảo sát tại trường Trung học phổ thông Than Uyên 2, thành phố Lai Châu của tác giả Nguyễn Thị Hải Lý) Bài viết Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và vai trò của Công tác xã Hội của tác giả Nguyễn Thị Đào, đại học Thăng Long năm 2014 đã giúp cho người đọc hiểu thêm về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em, thực trạng, hậu quả, cách nhận biết, cách phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em.
Tác giả Nguyễn Thị Đào mong mọi cha mẹ hãy là người bạn, người thầy, nggời cha mẹ tốt muốn của trẻ Giúp các con tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phát triển Học sinh và biết tự bảo vệ chính bản thân mình khỏi những vấn nạn của xã hội Trong đó có nạn xâm hại tình dục trẻ em.
THỰC TRẠNG VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS QUYẾT THẮNG
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Trường Trung học cơ sở Quyết Thắng được thành lập năm 1970, tọa lạc tại tổ 6 Quyết Thắng, đường Nguyễn Trãi, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Trường có 23 lớp, 910 học sinh và 46 cán bộ giáo viên Với chất lượng giáo dục đạt chuẩn, trường đã đạt danh hiệu Trường chuẩn quốc gia.
Với 100% giáo viên tốt nghiệp Đại học, trong đó hơn 30% có trình độ Thạc sĩ, một nhà giáo ưu tú được xem là ngôi trường có chất lượng giáo viên hàng đầu tại Sơn La Với mục tiêu đào tạo:
- Xây dựng nhà trường thành một đơn vị giáo dục chất lượng cao phù hợp với tinh thần số 07 của Sở Giáo dục về việc phát triển giáo dục trình độ chất lượng cao.
- Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên và khả năng thích ứng cao.
Trang bị kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo đạt điểm cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 THPT Qua đó, học sinh có cơ hội đỗ vào lớp 10 của các trường THPT Chuyên và THPT chất lượng cao tại Thành phố.
Thực trạng về công tác xã hội của trường THCS Quyết Thắng
Công tác xã hội trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ tương lai của đất nước Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, ảnh hưởng đến trẻ em.
Nhiều vấn đề phức tạp đã sảy ra khá nghiêm trọng liên quan đến học sinh trong các nhà trường: áp lực, quá tải trong học tập, bạo lực học đường,các hành vi lệch chuẩn như nghiện game, ma túy Tuy nhiên ở Việt nam,công tác xã hội trong trường học lại rất mới, chỉ có số ít trường (chủ yếu là các trường ở thành phố lớn) có phòng công tác xã hội, hay có các hoạt động về công tác xã hội trong trường học.
Trường Trung học cơ sở Quyết Thắng tuy là nằm ở trung tâm thành phốSơn La nhưng lại là một trường nằm ở vùng miền núi, điều kiện còn rất nhiều khó khăn, nên hiện nay trường vẫn chưa có phòng công tác xã hội hay các hoạt động về công tác xã hội được diễn ra Tại trường có 2 giáo viên có chuyên môn về giáo dục giới tính, t uy nhiên các thầy cô giáo vẫn chưa tổ chức các buổi nhằm hỗ trợ, hướng dẫn các bạn học sinh các kiến thức liên quan.
Thực trạng về nhận thức về xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trường
2.3.1 Nhận thức của học sinh về xâm hại tình dục trẻ em
2.3.1.1 Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Nhận thức đúng đắn về các hành vi là rất quan trọng, đó là tiền đề để học sinh có thể hiểu được những kiến thức có liên quan đến xâm hại tình dục dục trẻ em, để từ đó các em có thể bảo vệ được bản thân tốt hơn.
Bảng 2.1.Nhận thức của học sinh về các hành vi xâm hại tình dục trẻ em Đáp án Tần số
A Đánh đập,dọa nạt,bắt trẻ phải quan hệ tình dục với mình 3 4.8%
B Đưa bộ phận sinh dục vào các bộ phận khác như ngón tay,lưỡi,miệng,hậu môn hoặc bộ phận sinh dục của người khác.
C Lợi dụng người khác đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn để thực hiện hành vi hiếp dâm.
D Dụ dỗ,lôi kéo trẻ em vào hoạt động mại dâm 4 6.5%
E Dùng tay hoặc bộ phận sinh dục động chạm đến bộ phận riêng tư của người khác.
F Nói những câu yêu thương 0 0
Theo Bộ luật hình sự 2015 có quy định, các hành vi xâm hại tình dục trẻ em là:
1 Hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nggời từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ.
2 Cưỡng dâm người từ 13 đến dưới 16 tuổi: Dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
3 Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nggời từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của bộ luật này.
4 Hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác.
5 Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: Người nào đủ
18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.Như vậy các đáp án là A, B, C, D, E là đúng ta thấy rằng: Có 30 học sinh trả lời được đúng 100% (chiếm 48,4%, tỉ lệ cao nhất), có 12 học sinh khác trả lời được đúng 80% (chiếm 19,3%) và 19 học sinh trả lời đúng 20% (chiếm32,3%) Khi được hỏi: “Những hành vi nào được xem là xâm hại tình dục trẻ em?” Học sinh số 10 là nữ lớp 7 cho rằng: “Em nghe bảo là quan hệ tình dục, nhưng em không hiểu đấy là như thế nào Em nghĩ xâm hại tình dục trẻ em chắc là động chạm đến cơ thể mình ấy Động chạm vào tay chân chắc không phải đâu, chắc là động vào mấy chỗ như ngực với chỗ mình đi vệ sinh ấy”. Qua bảng 2.1 Nhận thức của học sinh về các hành vi xâm hại tình dục trẻ em và qua phỏng vấn sâu, tôi nhận thấy rằng: Phần lớn học sinh đều đã nhận thức được các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, qua việc tất cả học sinh đã không xem những hành vi như: Nói những câu yêu thương là hành vi xâm hại tình dục Tỉ lệ các bạn trả lời đúng từ 50% trở lên chiếm đa số (chiếm 67,7%) Khi biết được các hành vi thế nào là xâm hại tình dục, học sinh sẽ có cách để phòng tránh hành vi đó xảy ra với mình, có thể tự bảo vệ một cách tốt hơn.
Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh vẫn chưa có nhận thức toàn diện về các hành vi xâm hại tình dục, thể hiện ở việc có đến 32,3% số học sinh chi trả lời được đúng được 20%.Với những hành vi học sinh chưa nhận thức được đó là hành vi xâm hại tình dục, học sinh có nguy cơ bị người khác lợi dụng, xâm hại mà không hề hay biết Trong văn hóa của các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam, khi đến những gia đình có em nhỏ, nhiều người thưởng có thói quen là thực hiện những hành động ôm, hôn, bế.Cha mẹ cũng thường không quan tâm hoặc cho đấy chỉ là những hành động yêu thương, thể hiện tình cảm với con em mình, mà không biết được rằng đó là hành động xâm hại tình dục Đây là nguyên nhân mà nhiều đối tượng lợi dụng để có thể thực hiện hành vi xâm hại tình dục.
Khi các bậc phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn, thì sẽ không thể bảo vệ được con em mình dẫn đến việc các con có thể trở nạn nhân của xâm hại tình dục.
2.3.1.2.Các bộ phận riêng tư trên cơ thể
Bảng 2.2.Bảng nhận thức của học sinh về các bộ phận riêng tư trên cơ thể Đáp án Tần số
E Bộ phận sinh dục của nam và nữ 12 19.4%
Các bộ phận “ngực”, “mông”, “bộ phận sinh dục của nam và nữ”, “hậu môn” đều là bộ phận riêng trị trên cơ thể con người, đây là những bộ phận không ai có quyền động chạm vào khi không được phép, qua những bộ phận này các đối tượng có thể thực hiện hành vi xâm hại tình dục với trẻ em.
Kết quả bảng 2.2 ta thấy rằng: Tất cả học sinh đã hiểu đúng về các bộ phận riêng tư trên cơ thể, thể hiện ở việc tất cả đã trả lời đúng ít nhất mộ phận riêng tư và đã không lựa chọn các đáp án như tay, chân, đầu.Tuy nhiên,học sinh lại chưa hiểu một cách đầy đủ.
Nếu câu trả lời cả 4 đáp án là: Ngực, mông, bộ phận sinh dục của nam và nữ, hậu môn là đúng hoàn toàn thì: Chỉ có 18 học sinh trả lời được đúng 100% (chiếm 29%), có 12 học sinh trả lời được đúng 75% (chiếm 17,7%), có
12 học sinh khác trả lời được đúng 50% (chiếm 17,7%), và có 20 học sinh trả lời chỉ đúng 25% (chiếm 32,2%, đây là tỉ lệ cao nhất).
Khi người thực hiện đề tài đưa ra câu hỏi: “Theo em, đâu là bộ phận riêng tư trên cơ thể?” Nhận kết quả như sau: Học sinh số 4, nữ, lớp 8: “Bố mẹ nói với em là: “Con không được cho người khác động vào ngực, vào mông, vào chỗ đi vệ sinh của mình, nếu mà động vào những chỗ đẩy là họ đang có ý đồ xấu với mình, mình cần phải chạy ngay” Bây giờ em lớn rồi, em cũng toàn tự tắm thôi, không cho bố mẹ tắm cho nữa đâu ạ”; Học sinh số
Theo khảo sát, học sinh nữ lớp 6 cho rằng "vùng đồ bơi" là vùng riêng tư trong khi học sinh nam cùng lớp lại không coi ngực là vùng nhạy cảm Sự thiếu hiểu biết này phản ánh tình trạng giáo dục giới tính chưa toàn diện và chính xác, dẫn đến những hiểu lầm và hành vi không phù hợp ở trẻ em.
Trong quá trình thực hiện khảo sát và phỏng vấn sâu, tôi nhận thấy có 2 suy nghĩ sai lệch mà học sinh thường mắc phải đó là: Hậu môn không phải bộ phận riêng tại và bộ phận riêng tư duy nhất là bộ phận sinh dục của nam và nữ.
Những suy nghĩ như vậy là có thể là do các nguyên nhân: Nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa hiểu rõ được hết hoặc chưa nói ra hết những bộ phận riêng thị trên cơ thể, dẫn đến việc hướng dẫn cho con một cách không đầy đủ.
Thực trạng kỹ năng của học sinh về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại trường Trung học cơ sở Quyết Thắng- thành phố Sơn La-tỉnh Sơn La
2.4.1.1 Kỹ năng phòng ngừa,phòng tránh người khác chạm vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể
Khi đưa ra câu hỏi“Các em sẽ làm gì khi bị người khác động chạm vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể”.Thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9.Khảo sát về việc học sinh sẽ làm gì khi bị người khác động vào bộ phận riêng tư Đáp án Tần sô
C.Chạy đi báo cho người lớn 31 50
Thông qua bảng 2.9 có thể thấy được các kết quả như sau:Có 8 học sinh sẽ hét lên (chiếm tỉ lệ 12,9%), có 31 học sinh chạy đi báo cho người lớn
Trong cuộc khảo sát, có 100 học sinh tham gia, trong đó 50 học sinh (chiếm tỷ lệ cao nhất) sẽ im lặng khóc, 4 học sinh (chiếm 6,5%) sẽ bật khóc, và 1 học sinh sẽ phản ứng bằng hành động khác, cụ thể là "mắng chửi người khác".
18 học sinh sẽ la hét rồi chạy đi báo cho người lớn (chiếm tỉ lệ 29%).
Khi đưa ra câu hỏi:“Khi bị người khác động chạm vào bộ phận riêng tư thì em sẽ làm gì?”.Thu nhận được một số câu trả lời như sau:Học sinh số 14, nữ, lớp 6 trả lời rằng:“Nếu mà họ động vào chỗ đẩy của em, em sẽ chạy đi, không cho họ động vào nữa, chạy đi bảo cho bố mẹ, cho ông bà ấy”.Học sinh số 14, nữ, lớp 7 trả lời rằng:“Lúc đẩy em sẽ kêu lên cho mọi người xung quanh biết là họ đang động chạm vào người em, lúc đẩy họ sẽ sợ, rồi họ không làm gì em nữa.”không làm gì em nữa”; Học sinh số 5, nữ, lớp 6:“Lúc đẩy em khóc lên, em sợ lắm, em không biết phải làm như thế nào cả”.
Qua bảng khảo sát và qua phỏng vấn sâu có thể rút ra một số nhận xét rằng:Gần như tất cả học sinh khi bị người khác động vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể đều có những hành động để tự bảo vệ cho bản thân Số học sinh sẽ chạy đi và báo cho người lớn là cao nhất, chiếm 50% và không có học sinh nào chọn cách im lặng.Khi hành động như vậy thì học sinh sẽ tránh được các hành vi xâm hại xảy ra đối với mình.
Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh sẽ khóc.Khóc là một hành động bình thường để thể hiện sự lo sợ,sợ hãi của các em nhỏ,ở trong trường hợp bị xâm hại tình dục thì khóc cũng là một hành động để bảo vệ bản thân,nhưng cách này không thực sự hiệu quả.Ở nhiều trường hợp,khi trẻ khóc,các đối tượng tiếp tục thực hiện các hành vi đó.
2.4.1.2.Kỹ năng phòng tránh bị người lạ đón về nhà
Bảng 2.10.Khảo sát học sinh sẽ làm gì khi bị người lạ đón về nhà Đáp án Tần số
C.Gọi điện thoại hỏi ý kiến bố mẹ 21 33.9
Theo như bảng 2.10 có thể thấy:Có 4 học sinh sẽ về cùng (chiếm 6,6%),18 học sinh khác lại không về theo người lạ (chiếm 22,6% ),có 21 học sinh sẽ gọi điện thoại hỏi ý kiến bố mẹ (chiếm 33,9%,đây là tỉ lệ cao nhất),2 học sinh sẽ giải quyết bằng cách khác (chiếm 9,7%) cách mà các bạn đoa ra là:“Tự về nhà",có 17 học sinh sẽ hét lên và chạy đi báo cho bố mẹ.
Khi đặt câu hỏi “Nếu người lạ rủ về nhà họ chơi thì em sẽ làm gì?”:Học sinh số 2,nam,lớp 6 trả lời:“Nếu bố mẹ không đón em về được,mà cô chú rủ về nhà, thì em cũng không về với cô chú đâu,em tự đi bộ về,không thì em về với các bạn cùng lớp ạ,có nhiều bạn gần nhà em mà,bố mẹ bảo với em là:Con không được đi với người lạ đâu, nếu đi em sợ bố mẹ đánh lắm”;Học sinh số 3,nam,lớp 7 trả lời rằng:“Em không đi về nhà với cô chú ấy đâu,mình có quen họ đâu,mà mình đi cũng không có ai chơi với cả chán lắm,em chỉ qua nhà người quen thôi,như cô chú,anh chị ấy”; Học sinh số 11,nữ, lớp 6 lại nói:“Em sẽ gọi điện để hỏi ý kiến của bố mẹ,nếu bố mẹ cho đi thì em đi,còn không thì thôi”. Đa phần học sinh đã tìm được những biện pháp tốt nhất để tự bảo vệ cho bản thân mình,với việc không đi theo về nhà người người lạ,thay vào đó là chọn những giải pháp như:gọi điện để hỏi ý kiến bố mẹ,hoặc là tự về nhà mình.Đây là hành động đúng để có thể tự bảo vệ bản thân mình.Phần lớn, những kỹ năng mà học sinh có là do đã được những người trong gia đình hướng dẫn Tuy nhiên một số ít bạn vẫn chọn phương án là về theo người lạ
(4 bạn, chiếm 6,6%), việc thiếu kỹ năng như vậy có thể là vì học sinh nhỏ tuổi và còn chưa hiểu những hậu quả có thể xảy ra khi đi cùng người lạ.
2.4.1.3.Kỹ năng phòng chống bị người lạ chụp lại các bộ phận riêng tư
Khi hỏi học sinh về việc:“Các em có cho người khác chụp lại các bộ phận riêng tư của mình không?”.Nhận được kết quả như sau:
Bảng 2.11.Khảo sát về việc học sinh có cho người khác chụp lại bộ phận riêng tư Đáp án
Tần số (Số người chọn)
Học sinh nữ lớp 8, số thứ tự 17 cho rằng việc chụp ảnh lại bài làm là hành vi xâm phạm quyền riêng tư, cô bé sẽ không đồng ý cho người khác thực hiện hành động này Tương tự, học sinh nữ lớp 9, số thứ tự 15 cũng bày tỏ quan điểm rằng chụp lại bài làm của người khác là hành vi không đúng, bản thân cô bé cũng sẽ không chấp nhận nếu ai đó chụp lại bài làm của mình.
“Động vào mình còn không cho, nói gì là chụp ảnh, bố mẹ em bảo là ngoài bố mẹ ra thì không được ai nhìn vào chỗ đấy, trừ khi là con bị ốm, phải đi bệnh viện”.
Theo như bảng khảo sát và kết quả phỏng vấn sâu.Có thể thấy cả 62 học sinh (chiếm 100%) đều trả lời là không và không có học sinh nào cho người khác chụp ảnh lại các bộ phận riêng tư của mình.Đây là một con số thể hiện rằng tất cả học sinh đã hiểu rõ được tầm quan trọng của các bộ phận riêng trên cơ thể,khi không cho ai chụp ảnh các bộ phận riêng tư của mình khi đó đã tự bảo vệ mình.
2.4.2 Nhận xét về kỹ năng của học sinh Trường Trung học cơ sở
Quyết Thắng về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Nhìn chung, gần như tất cả các học sinh tại trường đều có những kỹ năng cơ bản để phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, khi có những hành vi xâm hại sảy ra với mình, các em đều có những hành động khác nhau để có thể tự bảo vệ cho mình Một số học sinh đã quan tâm đến các sự việc, vụ án về xâm hại tình dục trẻ em.
Vẫn còn một số ít học sinh vẫn chưa có các cách giải quyết hoặc giải quyết chưa thực sự tốt.Vì vậy,khi gặp tình huống ngoài thực tế các em có thể xảy ra nguy hiểm.
Qua kết quả của cuộc khảo sát về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em của trường Trung học cơ sở Quyết Thắng, tôi nhận thấy rằng:Phần lớn tất cả học sinh đều có những kỹ năng để tự bảo vệ mình tránh khỏi các hành vi xâm hại tình dục trẻ em,tuy nhiên vẫn còn một số ít học sinh vẫn chưa có kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình.
GIẢI PHÁP TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ KỸ NĂNG CỦA HỌC SINH VỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ
Thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em 66 1.Học sinh
Hoạt động tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và giáo dục học sinh về xâm hại tình dục trẻ em Tuyên truyền là quá trình cung cấp thông tin để định hướng suy nghĩ và hành động của đối tượng hướng đến Trong trường hợp này, tuyên truyền giúp học sinh nhận thức được bản chất của xâm hại tình dục trẻ em và các kỹ năng tự bảo vệ mình trước mối nguy hiểm này.
3 đối tượng là: Học sinh, gia đình và nhà trường thì mới hiệu quả.
Nội dung: Cần tuyên truyền cho học sinh hiểu đúng được các nội dung cơ bản của xâm hại tình dục trẻ em bao gồm: Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em? những hành vi nào được coi là xâm hại tình dục trẻ em? các đối tượng có thể thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em, ảnh hưởng của xâm hại tình dục trẻ em đối với bản thân học sinh;
Một số nội dung về kỹ năng xâm hại tình dục trẻ: Dạy học sinh về giới tính và các vùng nhạy cảm, không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm, không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác,tránh xa người lạ mặt, không cho người lạ mặt vào nhà, báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào,dạy học sinh cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác.
Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền bằng tờ rơi, các tấm băng rôn, khẩu hiệu, biển quảng cáo.
Tuyên truyền bằng đài phát thanh tại xã, tại thôn.Mở các lớp dạy các kiến thức về xâm hại tình dục trẻ em.
Tổ chức các buổi ngoại khóa vào thứ bảy hoặc chủ nhật hằng tuần nói về xâm hại tình dục trẻ em.
Nội dung: Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh có nhận thức tầm ảnh hưởng của xâm hại tình dục trẻ em đối với con em mình và các kỹ năng để con có thể tự vệ khi bị xâm hại.
Một số nội dung cơ bản của vấn đề bao gồm: Những hành vi xâm hại tình dục trẻ em, các đối tượng có thể gây nên hành vi xâm hại tình dục trẻ em, những dấu hiệu của trẻ khi bị xâm hại tình dục (về mặt thể chất lẫn tinh thần), những cách để tìm hiểu thông tin từ con, cách để chia sẻ với con, hướng dẫn cho con, đâu là bộ phận nhạy cảm của mình, cách giao tiếp, cách ứng xử với người lạ, khi bị người khác động chạm đến vùng riêng tư thì con sẽ làm như thế nào? Từ đó các con sẽ có thêm các kiến thức và kỹ năng cho bản thân. Hình thức tuyên truyền:Tuyên truyền bằng tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, biển quảng cáo.
Tuyên truyền bằng đài phát thanh.Tổ chức các buổi họp phụ huynh, trong các buổi đó có lồng ghép tuyên truyền về xâm hại tình dục trẻ em.
Nội dung: Tuyên truyền đến các thầy cô giáo những ảnh hưởng của xâm hại tình dục trẻ em đến học sinh, những biểu hiện của trẻ khi bị xâm hại tình dục, cách để tìm hiểu thông tin từ học sinh, và hướng cho giáo viên, thay vì việc chỉ dạy các kiến thức về môn học, giáo viên có thể lồng ghép các kiến thức và kỹ năng về xâm hại tình dục vào nội dung bài giảng của mình.
Hình thức tuyên truyền:Mở các lớp tập huấn cho giáo viên về xâm hại tình dục trẻ em.
Khi cả 2 đối tượng là gia đình và nhà trường đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em thì từ đó họ sẽ quan tâm đến con em mình nhiều hơn, và có những biện pháp cần thiết để nâng cao nhận thức và kỹ năng của con em mình.
Lồng ghép những kiến thức và kỹ năng về xâm hại tình dục trẻ em vào các môn học chính khóa
em vào các môn học chính khóa
Kết quả khảo sát cho thấy, khi được hỏi "Có môn học nào ở trường có nội dung đề cập đến xâm hại tình dục trẻ em không?", kết quả thu được là:
Bảng 3.1.Khảo sát về các môn học có nội dung liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em Đáp án
Tần số (Số người chọn)
Theo như bảng khảo sát ta có thể thấy rằng:Có 48 học sinh trả lời là có (chiếm 77,4%) và 14 học sinh trả lời là không (chiếm 22,6% ).Có 2 môn học có nội dung về xâm hại tình dục trẻ em đó là giáo dục công dân và sinh học,con số này còn nhỏ so với số lượng các các môn học ở trường,thêm nữa là cách dạy của giáo viên hiện nay chưa tạo hứng thú cho học sinh, khiến cho nhiều bạn đã học xong những nội dung của bài mà vẫn không biết là có những kiến thức về xâm hại tình dục trẻ em.Chính vì vậy giáo viên cần có những thay đổi về nội dung giảng dạy, để tạo hứng thú cho các bạn học sinh,có thể lồng ghép các kiến thức về xâm hại tình dục trẻ em vào các môn học chính khóa như:
Tập trung (chào cờ):Có thể kết nối với các giáo viên giảng dạy về kỹ năng sống,các nhà tâm lý hoặc các cơ quan nhờ công an,bác sĩ đến trường để tổ chức các buổi thuyết trình,dạy các kiến thức về xâm hại tình dục trẻ em.
Sinh học: Hướng dẫn cho học sinh đâu là vùng riêng tư trên cơ thể mình,không cho người khác được đụng chạm hoặc bản thân các em không được đụng chạm đến những vùng riêng tư của bạn khác,
Giáo dục công dân: Hướng dẫn cho học sinh biết các hành vi xâm hại tình dục trẻ em như: ấu dâm, cưỡng dâm,dâm ô,giao cấu,sử dụng trẻ vào các hành vi khiêu dâm, những hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em đến trẻ em (hậu quả về tâm lý, hậu quả về thể chất ), các điều luật liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em.
Ngữ Văn: Trong môn ngữ văn phần Tiếng Việt (học về các loại từ, các phép sử dụng từ trong câu ), giáo viên có thể đopa ra các nội dung về xâm hại tình dục trẻ em làm ví dụ.
Ngoại ngữ: Đưa các bài đọc có nội về xâm hại tình dục làm ví dụ để học sinh dịch bài
Thể dục: Thêm các bài học, các nội dung về võ, các lớp dạy về kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh. Âm nhạc: Đưa ra một số bài hát về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em để học sinh có thể học thuộc, ví dụ bài hát “5 ngón tay”, qua bài hát, học sinh sẽ nhớ được lâu hơn.
Mỹ thuật: Có thêm một số nội dung như vẽ tranh về đề tài xâm hại tình
3.3 Tổ chức các cuộc thi về chủ đi đề xâm hại tình dục trẻ em thông qua các hình thức khác nhau
Các ban ngành, các tổ chức liên quan có thể tổ chức các cuộc thi với chủ đề là xâm hại tình dục trẻ em thông qua các hình thức như vẽ tranh,diễn diễn kịch,làm video.Với các cách thức khác nhau:
Tại trường:Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về xâm hại tình dục trẻ em,chia thành các đội thi khác nhau, phần thi sẽ bao gồm các nội dung như: Hoạt động văn nghệ; Phần thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống xâm hại tình dục với nội dung là trả lời các câu hỏi trắc nghiệm; Phần thi diễn kịch: Các đội sẽ thực hiện một vở kịch với các tình huống về các kỹ năng phòng chống xâm
Thành lập câu lạc bộ tại trường về nội dung phòng chống xâm hại tình dục.70 3.5 Mở các lớp học võ, câu lạc bộ võ tại địa phương
Tổ chức các cuộc thi bằng hình thức online (qua facebook, zalo, hoặc qua các hộp thư trực tuyến ) để các em có thể tham gia.
3.4 Thành lập câu lạc bộ tại trường về nội dung phòng chống xâm hại tình dục
Câu lạc bộ tại trường được thành lập, học sinh các lớp và các thầy cô đều được tham gia Câu lạc bộ cần có cách thức hoạt động một cách rõ ràng nhờ đưa những nguyên tắc, phân chia trưởng nhóm và phó nhóm và có quy định riêng.
Hằng tuần trưởng câu lập bộ sẽ tổ chức một buổi offline, mọi người có cơ hội được nói chuyện cùng nhau, chia sẻ với các kiến thức của bản thân, hoặc chia sẻ các cuốn sách, các choơng trình trên ti vi mà mình hay xem có nội dung về xâm hại tình dục trẻ em và các nội dung về vấn đề xã hội khác. Các thành viên trong câu lạc bộ cũng có thể tổ chức các hoạt động như liên hoan văn nghệ, diễn kịch, chuẩn bị các bài thuyết trình, biểu diễn trong các buổi tập trung tại nhà trường để mọi người cùng có thêm các kiến thức và kỹ năng.
Thông qua các câu lạc bộ, các em không chỉ có thêm các kiến thức mà các em còn có thể nâng cao khả năng giao tiếp, thắt chặt mối quan hệ giữa mọi người với nhau hơn,đối với nhóm trưởng thì các em học được thêm kỹ năng lãnh đạo.
3.5 Mở các lớp học võ, câu lạc bộ võ tại địa phương
Khi tìm hiểu về mong muốn của học sinh để nâng cao kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh.Tôi có được kết quả như sau:
Bảng 3.2.Khảo sát về mong muốn của học sinh để nâng cao kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em Đáp án Tần số
Bố mẹ quan tâm,chia sẻ 38 33.3 Được bố mẹ cho học võ,tham gia các lớp võ thuật,
Ta có thể thấy, có đến 33 lượt chọn là muốn được bố mẹ tham gia vào các lớp học võ thuật Võ là một cách thức hiệu quả để học sinh có thể tự bảo vệ bản thân và có thể bảo vệ những người khác Ngoài ra, học võ cũng nâng cao sức khỏe của bản thân Những người biết võ thường có khả năng tránh được việc bị người khác xâm hại tình dục hơn người không học.
Với mong muốn góp phần đào tạo thế hệ trẻ có sức khỏe tốt, tinh thần tự vệ cao, cần thiết phải mở lớp võ tại địa phương Để thực hiện được mục tiêu này, cần sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức bảo vệ trẻ em, lực lượng công an, quân đội và những cá nhân có kiến thức về võ thuật Các lớp võ nên được phân chia theo nhóm tuổi, tổ chức vào buổi tối để tạo điều kiện cho các em tham gia học tập vừa đảm bảo thời gian cho các hoạt động khác.
Xây dựng phòng công tác xã hội
Ở trường học, học sinh thường chỉ được truyền đạt kiến thức theo từng môn học, thiếu sự phát triển toàn diện về sinh học, tâm lý và nhận thức Điều này dẫn đến việc nhiều em học sinh trung học cảm thấy bơ vơ khi không có nơi để chia sẻ những vấn đề đang gặp phải, do thầy cô và gia đình chưa quan tâm đúng mức đến sự thay đổi của các em trong giai đoạn này.
Các em không được học, hoặc không được hướng dẫn về các vấn đề xã hội có thể gây ảnh hưởng đến bản thân như vấn đề xâm hại tình dục trẻ em dẫn đến nhận thức và kỹ năng của các các bạn học sinh còn kém.
Phòng công tác xã hội là một phòng ban có nhiệm vụ quan trọng trong trường học, nó cung cấp cho các em nơi để chia sẻ, nơi để học hỏi các kiến thức bên ngoài các môn học, nơi để nhận sự giúp đỡ khi các em có những vấn đề, có thể nói phòng công tác xã hội là nơi để giúp mối quan hệ giữa nhà trường và học sinh diễn ra từ cả 2 phía:
Học sinh có thể tiếp nhận được các kiến thức từ thầy cô giáo, đồng thời các em cũng có thể chủ động chia sẻ các vẫn đề mình đang gặp phải với thầy cô.Ngoài tham vấn, tư vấn các em học sinh, nhân viên công tác xã hội còn có thể chủ động trị vấn cho phụ huynh để giải đáp các thắc mắc, băn khoăn về sự thay đổi tâm lý của con mình Thông qua hoạt động tư vấn,tham vấn giúp học sinh có thể hiểu được bố mẹ mình và ngược lại bố mẹ cũng có thể hiểu được suy nghĩ, tâm lý của con em mình hơn.
Tuy vậy,ở Việt Nam hiện nay thì ngành công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trong trường học nói riêng vẫn còn chưa được vẫn còn chưa phát triển, rất ít troường có phòng công tác xã hội, đặc biệt là những trường vùng sâu vùng xa lại càng thiếu.
Khi phòng công tác xã hội được lập ra, các nhân viên công tác hội thực hiện tốt các vai trò của mình để giúp đỡ học sinh trong việc nâng cao nhận thức và kỹ năng về phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em.
Vai trò kết nối nguồn lực :Nhân viên công tác xã hội có vai trò để kết nối nguồn lực để giúp học sinh có thể nâng cao nhận thức và kỹ năng về xâm hại tình dục.
- Kết nối học sinh với phụ huynh: Nhân viên công tác xã hội kết nối đến các bậc phụ huynh, thông qua các buổi tham vấn tâm lý, chia sẻ suy nghĩ và đưa ra các vấn đề gà các em học sinh đang gặp phải, hướng cho các bậc cha mẹ quan tâm đến con cái mình hơn, hướng dẫn cho học sinh các kiến thức và các kỹ năng về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em Ngoài ra, khi các em bị xâm hại tình dục, các bậc phụ huynh sẽ trở thành những chỗ dựa mà các em có thể tin cậy vào thay vì việc phải lo sợ, không dám nói ra.
- Kết nối học sinh với giáo viên :Thông qua việc đề xuất các giải pháp nhằm đưa nội dung về phòng chống xâm hại tình dục vào các môn học, từ đấy học sinh có thêm các nguồn để tiếp cận thông tin.Cho thầy cô giáo biết được những tâm tới, suy nghĩ của học sinh với thầy cô giáo nhằm giúp thầy cô hiểu các em hơn.
- Kết nối giáo viên đến những người có chuyên môn về xâm hại tình dục trẻ em: Nhân viên công tác xã hội kết nối những tổ chức, những cá nhân có chuyên môn về xâm hại tình dục trẻ em, tổ chức các buổi tập huấn để giáo viên có thêm các kiến thức Từ đó, các giáo viên sẽ lại truyền dạy cho học sinh của mình.
- Kết nối học sinh với các tổ chức, cơ quan chức năng: Khi học sinh chưa có các kiến thức và kỹ năng về xâm hại tình dục trẻ em Có thể kết nối đến các cơ quan như công an, các giáo viên dạy kỹ năng sống, các tổ chức bảo vệ trẻ em đến trường để tổ chức các buổi tuyên truyền, dạy các kiến thức và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.
Khi học sinh đã bị xâm hại tình dục: Đầu tiên nhận viên công tác xã hội sẽ kết nối đến các cơ, các bác sĩ tâm lý, để hỗ trợ các em về mặt tâm lý, giúp các em tránh khỏi một số vấn đề nhơ tự kỉ, trầm cảm hoặc tự tử.
- Kết nối học sinh đến các tài liệu: Nhân viên công tác xã hội xây dựng tủ sách tại trường,tìm kiếm các tài liệu về xâm hại tình dục trẻ em như các cuốn sách,các cuốn sổ tay,các video có chủ đề về xâm hại tình dục trẻ em hoặc những vấn đề về xã hội khác để học sinh có thể tự tìm hiểu.
Vai trò của giáo dục:
Giáo dục là một quá trình mà trong đó,kinh nghiệm của một nhóm người hay một người được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt qua một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy.
Theo như thuyết nhu cầu của Maslow,sau khi có đầy đủ nhu cầu về sinh học thì họ sẽ hướng đến nhu cầu thứ hai là an toàn,trẻ em cũng cần được bảo vệ trước các hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe và danh dự của mình,vì vậy trẻ cần được giáo dục một cách đầy đủ.
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận,chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1.1 Vấn đề XHTD nói chung và phòng chống XHTD nói riêng đã được các nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau song chủ yếu tập trung vào phát triển khai thác theo hướng: Chương trình phòng chống XHTD cụ thể dưới sự giúp đỡ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ,thông qua các tác phẩm cụ thể,được tích hợp trong một số nghiên cứu khoa học ,…Các công trình nghiên cứu một cách hệ thống,dựa trên cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phòng chống XHTD cho học sinh theo đặc trưng vùng miền khu vực thành thị,nông thôn,miền núi gần như còn hiếm.Vì vậy,đây chính là hướng nghiên cứu của luận án nhằm góp phần không những bổ sung về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn nhằm giải thích rõ hơn các vấn đề liên quan tới công tác xã hội trong phòng chống XHTD cho học sinh.( Tâm quan trọng,mục tiêu,nội dung,hình thức,phương pháp,con đường,môi trường,kết quả công tác xã hội trong phòng chống XHTD,…)
1.2 Công tác xã hội trong phòng chống XHTD cho học sinh trung học cơ sở chính là quá trình tiếp cận bốn trụ cột: “Học để biết,học để làm,học để chung sống,học để tự khẳng định mình”.Trong đó “Học để biết” cũng chính là quá trình hướng tới việc hình thành mục tiêu nhận diện các nguy cơ bị XHTD cho học sinh; “Học để làm” cũng chính là quá trình cần hình thành ở các em những việc làm cụ thể để phòng chống XHTD được tốt nhất; “Học để chung sống” cũng chính là quá trình cần hình thành ở các em các kỹ năng biết tìm kiếm sự trợ giúp và điều tiết được cảm xúc của mình cho phù hợp với hoàn cảnh; “Học để tự khẳng định mình” cũng chính là quá trình cần hình thành kĩ năng ứng phó với XHTD và biết vượt qua nỗi đau khi bị XHTD cho học sinh.Công tác xã hội trong phòng chống XHTD nhấn mạnh quá trình tập trung thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực và hiệu quả nhất.Cách tiếp cận này chuyển dịch kiến thức(Hiểu biết của HS về phòng chống XHTD) đến thái độ,giá trị (cái các em nghĩ/cảm thấy/tin tưởng thông qua trải nghiệm,đánh giá,lựa chọn giá trị) thành định hướng hành động thực tiễn(cái các em làm và cách các em ứng phó với XHTD) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
1.3 Nghiên cứu thực trạng công tác xã hội trong phòng chống XHTD cho học sinh,khóa luận được hình thành dựa trên cơ sở tìm hiểu về tình hình XHTD trên địa bàn thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La,thực trạng phòng chống XHTD cho học sinh,Thực trạng GD phòng chống XHTD cho học sinh từ đó tôi rút ra được một số nhận xét:Mặc dù hầu hết cán bộ giáo viên nhà đều nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của công tác phòng chống XHTD cho học sinh song thực tế nội dung,hình thức hoạt động của công tác xã hội và giáo dục trong nhà trường vẫn chưa được phong phú,đa dạng.Đánh giá quá trình giáo dục trong phòng chống XHTD cho HS trung học cơ sở theo giới tính,khu vực,khối lớp và dựa trên tình hình địa bàn khảo sát cho thấy:HS nữ có kĩ năng phòng chống XHTD tốt hơn HS nam;HS sinh sống ở khu vực thành phố có kĩ năng phòng chống tốt hơn HS sinh sống trong các bản,huyện;HS lớp 9 có kĩ năng phòng chống tốt hơn HS lớp 6.
1.4 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục phòng chống
XHTD cho học sinh bao gồm:Gia đình,Nhà trường,Xã hội và bản thân trẻ.Trong đó,yếu tố nhà trường được đánh giá là yếu tố chủ đạo,chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đảm bảo sự thành công của quá trình công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
1.5 Khóa luận đã đề ra 6 biện pháp giáo dục phòng chống XHTD cho
HS Biện pháp 1: Tổ chức truyền thông về phòng chống XHTD;Biện pháp 2: Lồng ghép những kiến thức và kỹ năng về xâm hại tình dục trẻ em vào các môn học chính khóa;Biện pháp 3:Tổ chức các cuộc thi về chủ đi đề xâm hại tình dục trẻ em thông qua các hình thức khác nhau ;Biện pháp 4: Mở các lớp học võ, câu lạc bộ võ tại địa phương;Biện pháp 5: Xây dựng phòng công tác xã hội;Biện pháp 6: Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Gia đình-Nhà trường-Xã hội trong phòng chống XHTD cho học sinh.Mỗi biện pháp đều có vị trí,vai trò và chức năng nhất định góp phần tạo nên thành công của quá trình giáo dục.Sáu biện pháp đều có mối quan hệ biện chứng,tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm công tác xã hội.
Thực nghiệm sư phạm và nghiên cứu 3 trường hợp điển hình đã chứng minh hiệu quả, tính thực tế và khả thi của các biện pháp can thiệp trong phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Qua hai lần thực nghiệm, học sinh đã có sự phát triển đáng kể về nhận thức, thái độ và hành vi, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của chương trình công tác xã hội.
2.1 Đối với ngành giáo dục
Bộ giáo dục và Đào tạo nghiên cứu văn bản để hướng dẫn các trường THCS thực hiện tốt việc tổ chức triển khai phòng chống XHTD đảm bảo đúng quy trình và hiệu quả.
Tăng cường công tác giám sát,hỗ trợ,hướng dẫn các địa phương áp dụng các hình thức bồi dưỡng,tổ chức các hoạt động chuyên đề về phòng chống XHTD cho giáo viên nhằm nâng cao khả năng sử dụng các hoạt động ngoài giờ lên lớp,lồng ghép vào các tiết học một cách hiệu quả,thiết thực và khả thi.
2.2 Đảng bộ và chính quyền địa phương Đảng bộ và chính quyền địa phương:Hội đồng nhân dân,ủy ban nhân dân giữu vai trò lãnh đạo và quản lí xã hội hóa giáo dục ở địa phương có tính chất quyết định trong xã hội hóa giáo dục ở cộng đồng.Đảng bộ và chính quyền địa phương chỉ đạo các tổ chức đoàn thể,các tổ chức quần chúng,văn hóa,xã hội kết hợp chặt chẽ với nhà trường nói chung và nhà trường THCS Quyết Thắng nói riêng tổ chức tốt các hoạt động công tác xã hội trong phòng chống XHTD để đảm bảo môi trường an toàn,lành mạnh cho học sinh.
Lực lượng công an,tư pháp,tòa án phối hợp với nhà trường THCS hướng dẫn HS tìm hiểu về luật pháp,về quyền lợi của trẻ em,về nếp sống cộng đồng,sinh hoạt lành mạnh,đặc biệt là xây dựng những chế tài phù hợp với những tội phạm XHTD nhằm bảo vệ an toàn cho trẻ em yên tâm tới trường. Các ngành thông tin-văn hóa,thể dục thể thao tham gia giáo dục thể chất,giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho học sinh qua các hoạt động văn hóa,truyền thanh,triển lãm,tham quan,du lịch,vui chơi,giải trí,tập luyện và thi đấu thể dục thể thao nhằm tuyên truyển phổ biến sâu rộng công tác xã hội trong phòng chống XHTD với phương châm “Trẻ em hôm nay,thế giới ngày mai”, “Chung tay bảo vệ an toàn trẻ em”
Ngành y tế địa phương đảm bảo sức khỏe cho cán bộ giáo viên và học sinh thông qua các hoạt động theo dõi sức khỏe, theo dõi chỉ số phát triển thể lực, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh Ngoài ra, các bệnh học đường được phòng tránh và điều trị "Nhà học đường" được thành lập trong các trường học, truyền bá kiến thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình, giáo dục giới tính cho học sinh.
Các tổ chức quần chúng,văn hóa,xã hội như:Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với nhà trường THCS tổ chức các hoạt động ngoại khóa,hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức phong phú đa dạng nhằm tuyên truyền phòng chống sâu rộng về phong trào chung tay bảo vệ trẻ em,phòng chống XHTD huy động mọi người tham gia vào công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục, phổ biến cho cha mẹ học sinh phương pháp nuôi con khỏe,dạy con ngoan,nhằm đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa
2.3 Đối với nhà trường Trung học cơ sở Quyết Thắng
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về giáo dục phòng chống XHTD và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.
Chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác: Lực lượng công an,tư pháp,tòa án,các ngành thông tin,văn hóa,thể dục thể thao,các tổ chức quần chúng,văn hóa,xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Đặc biệt là với phụ huynh học sinh để huy động sự ủng hộ về vật chất và tinh thần cho quá trình công tác xã hội trong phòng chống XHTD cho học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Tạo điều kiện cơ sở vật chất,trang thiết bị đầy đủ,cung cấp tài liệu tham khảo cần thiết cho giáo viên thực hiện hiệu quả nội dung rèn luyện trong công công tác xã hội phòng chống XHTD cho học sinh.
Tổ chức xây dựng và thiết kế tiêu chí đảm bảo đánh giá kỹ năng phòng chống XHTD phù hợp với đặc điểm của từng trường,từng địa phương,giúp giáo viên dễ dàng đánh giá một cách hiệu quả quá trình công tác xã hội trong phòng chống XHTD.
2.5 Đối với phụ huynh học sinh