Chất chỉ thị pH làm từ bắp cải đỏ Bắp cải đỏ chứa một loại nguyên tử sắc tố gọi là flavin 1 loại anthocyanin.. Do đó, có thể xác định pH của dung dịch dựa vào màu sắc thay đổi của sắc tố
Trang 1Chất chỉ thị pH làm từ bắp cải đỏ
Bắp cải đỏ chứa một loại nguyên tử sắc tố gọi là flavin (1 loại anthocyanin) Chất sắc tố dễ tan trong nước trên cũng có thể tìm thấy ở vỏ táo, quả mận, hoa bắp và nho Dung dịch acid sẽ làm anthocyanin chuyển sang màu đỏ Đối với dung dịch trung hòa thì chuyển sang màu tim tím Với dung dịch bazơ sẽ thấy màu xanh lá cây nhạt – vàng Do đó, có thể xác định pH của dung dịch dựa vào màu sắc thay đổi của sắc tố anthocyanin trong dung dịch bắp cải đỏ
Màu của dung dịch bắp cải thay đổi do sự thay đổi nồng độ ion hydrô Sau đây là bảng phân loại màu sắc của chỉ thị dung dịch bắp cải đỏ ở các pH khác nhau Nếu muốn, bạn cũng có thể làm riêng 1 bảng khác, sử dụng các chất hóa học với pH đã biết trước
pH 2 4 6 8 10 12
Màu Đỏ Đỏ
tía
Tím Xanh
dương
Xanh dương – lục
Hơi lục
- vàng
Nguyên vật liệu:
bắp cải đỏ
máy xay hoặc dao
nước sôi
Trang 2giấy lọc
1 cốc becher lớn hoặc dụng cụ thủy tinh
6 becher 250 ml hoặc các ly thủy tinh nhỏ
ammonia (NH3)
sodium bicarbonate, NaHCO3
sodium carbonate, Na2CO3
nước chanh (acid citric, C6H8O7)
giấm (acid acetic, CH3COOH)
bột cao (Potassium bitartrate, KHC4H4O6)
chất chống acid (calcium carbonate, calcium hydroxide, magnesium hydroxide)
nước khoáng seltzer (acid carbonic, H2CO3)
acid muriatic hay nước rửa dùng trong công trình xây dựng (acid hydrochloric, HCl)
kiềm (potassium hydroxide, KOH hoặc sodium hydroxide, NaOH)
Quy trình thí nghiệm:
1 Cắt nhỏ bắp cải đỏ cho đến khi bạn có đầy 2 tách bắp cải Cho bắp cải vào becher lớn hay ly thủy tinh và đổ đầy nước sôi vào Đợi 10 phút để các sắc tố trong bắp cải hòa tan vào nước (Hoặc bạn có thể cho bắp cải vào máy xay cùng với nước nóng.)
Trang 32 Lọc dung dịch và loại bỏ phần xác thực vật sẽ thu được dung dịch màu xanh dương nhạt - đỏ - tím có pH khoảng 7 (Màu sắc thật của dung dịch bạn thu được còn tùy thuộc vào nồng độ pH của nước)
3 Cho khoảng 50 – 100 ml dung dịch bắp cải đỏ vào mỗi cốc becher 250 ml
4 Cho vào mỗi becher một loại dung dịch (thường dùng trong nhà) khác nhau cho đến khi màu của chỉ thị thay đổi, nên sử dụng cốc becher khác để chứa đựng mỗi loại dung dịch
Lưu ý:
1 Đây là thí nghiệm acid – bazơ, lưu ý nên dùng kính bảo hộ và găng tay, nhất là khi dùng acid mạnh (HCl) và bazơ mạnh (NaOH hay KOH)
2 Các loại hóa chất dùng cho thí nghiệm này phải an toàn sau khi rửa bằng nước thường
3 Để làm cho chỉ thị bắp cải đỏ đạt đến nồng độ pH trung hòa, đầu tiên cho dung dịch acid như giấm hoặc nước chanh vào cho đến màu đo đỏ, sau đó cho sôđa NaHCO3 hoặc chất chống acid
để điều chỉnh pH đến 7
4 Bạn có thể làm giấy chỉ thị pH bằng dung dịch chỉ thị bắp cải
đỏ Lấy giấy lọc ngâm vào dung dịch bắp cải đỏ đậm đặc Sau vài giờ, lấy giấy ra, để khô (treo bằng kẹp áo hay sợi dây) Cắt nhỏ mảnh giấy này ra, và dùng làm giấy thử nồng độ pH cho các dung dịch khác