Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và
Trang 1Đỗ Anh Minh- Vụ Pháp chế
1 Bối cảnh
- Từ năm 1990 đến nay, Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp Tuy nhiên, những văn bản trên mới tạo khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai chính sách hưởng lợi ở các địa phương Câu hỏi đặt ra là: việc vận dụng chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp ở các địa phương, các vùng sinh thái diễn ra như thế nào? Những bất cập của chính sách hưởng lợi quốc gia khi áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương là gì? Một số tỉnh trong khi Nhà nước chưa ban hành chính sách hưởng lợi thống nhất áp dụng trong phạm vi
cả nước đã ban hành tạm thời chính sách hưởng lợi áp dụng tại địa phương mình
có điểm nào không phù hợp với chính sách quốc gia và xử lý vấn đề đó như thế nào? Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp là cần thiết
Trang 2Tuy nhiên, chính sách" hưởng lợi" là một khái niệm rộng, trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập tới quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp gồm: gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ (LSNG), sản phẩm nông nghiệp trồng xen, nuôi trồng thuỷ sản, vật nuôi; dịch vụ du lịch, sử dụng một phần đát lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tại một số địa phương thuộc 2 tỉnh: Gia Lai và Đắc Lắc Làm rõ những bất cập, thiếu hụt và những vấn đề nảy sinh khi triển khai chính sách hưởng lợi tại các địa phương
- Tìm hiểu nguyện vọng của người dân và đề xuất của địa phương nơi nghiên cứu liên quan đến tổ chức triển khai chính sách hưởng lợi
- Đề xuất một số ý kiến liên quan đến tổ chức triển khai chính sách hưởng lợi trong thời gian tới
3 Phương pháp tiến hành
3.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến chính sách hưởng lợi Nghiên cứu các báo
Trang 3cáo liên quan đến giao đất , giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng
3.2 Chọn địa điểm khảo sát trực tiếp
Mỗi tỉnh chọn 2 huyện, mỗi huyện chọn 1 xã, mỗi xã chọn 2 thôn để khảo sát trực tiếp Mỗi tỉnh chọn 1 lâm trường quốc doanh (LTQD), 1 Ban quản lý rừng phòng hộ có thực hiện khoán rừng và đất lâm nghiệp
3.3 Phương pháp thu thập số liệu
- Làm việc, trao đổi với đại diện Sở NN và PTNT, Chi cục PTLN, một số LTQD, ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã.thuộc 2 tỉnh: Gia Lai và Đắc Lắc
- Phỏng vấn trực tiếp trưởng thôn, hộ gia đình được giao rừng, nhận khoán rừng tự nhiên
- Tổ chức trao đổi, thảo luận tại Tổ Công tác quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng tại Hà Nội Khung nghiên cứu chuyên đề được mô tả ở sơ đồ 01
Khảo sát, đánh giá tình hình triển khai
chính sách hưởng lợi
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các văn bản liên quan đến chính sách hưởng lợi
Tìm hiểu tình hình triển khai chính sách hưởng lợi tại địa phương
Đề xuất
Trang 54 Kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế về việc vận dụng chính sách hưởng lợi tại tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc
4.1 Tỉnh Gia Lai
4.1 1 Tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân được khoán rừng tự nhiên
4.1.1.1 Về khía cạnh pháp lý
- Ngày 2/10/2003, Tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 106/2003/QĐ-
UB của UBND tỉnh Gia Lai kèm theo bản quy định tạm thời về giao khoán rừng
Trang 6có hưởng lợi theo Quyết định 178 (gọi tắt là Quyết định 106) Văn bản này được ban hành áp dụng tại địa phương trên cơ sở vận dụng Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là Nghị định 01/CP) và Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp (gọi tắt là Quyết định 178)
Đối tượng áp dụng của Quyết định 106 là các LTQD, các ban quản lý rừng phòng hộ Phạm vi điều chỉnh của văn bản này là quy định chính sách khoán rừng
tự nhiên là rừng sản xuất có hưởng lợi theo Quyết định 178
Như vậy, Quyết định 106 chỉ quy định chính sách khoán rừng có hưởng lợi đối với rừng sản xuất, không quy định chính sách khoán rừng có hưởng lợi đối với loại rừng phòng hộ Quyết định 178 quy định đối tượng được hưởng lợi từ rừng gồm các hộ gia đình, cá nhân được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, trong khi đó Quyết định 106 bổ sung thêm đối tượng hưởng lợi là cộng đồng làng bản
- Theo Quyết định 178, các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp theo hình thức nhận khoán theo công việc, công đoạn, theo hàng năm không thuộc đối tượng hưởng lợi, chỉ có hộ gia đình nhận khoán lâu dài theo Nghị định 01/CP mới thuộc đối tượng áp dụng chính sách hưởng lợi theo Quyết định
178, Quyết định 106 cũng đã thể hiện rõ quy định trên
- Về quyền hưởng lợi, Quyết định 178 quy định rõ tỷ lệ sản phẩm khai thác chính hộ gia đình, cá nhân nhận khoán rừng được hưởng tuỳ thuộc vào từng loại rừng (phòng hộ, sản xuất) và tình trạng rừng theo phân loại quy định tại Quyết định số 682/QĐKT ngày 01/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp
Trang 7và PTNT) về việc ban hành bản quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (sau đây gọi là Quyết định số 682/QĐKT) Tỷ lệ phân chia sản phẩm quy định trong Quyết định
178 là đối với hộ gia đình, cá nhân được giao khoán rừng tự nhiên thuộc loại rừng
gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá, nếu hộ gia đình nhận khoán rừng Khộp và các loại rừng khác thì theo Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/9/2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 178 (gọi tắt là Thông tư 80), mức tỷ lệ phân chia sản phẩm do UBND cấp tỉnh quy định, điều đó có nghĩa là, khung tỷ lệ phân chia sản phẩm quy định trong Quyết định 178 không áp dụng cho loại rừng Khộp và các loại rừng khác (rừng Thông, rừng Quế )
Thông tư 80 còn hướng dẫn công thức tính toán phân chia sản phẩm khai thác chính giữa các bên Cụ thể:
Khoản tiền phải nộp
ngân sách xã khi phân
chia sản phẩm
= Khối lượng lâm sản khai thác tại bãi giao
x Giá cây đứng
phải nộp ngân sách
xã
Công thức (1)
Công thức (1) có thể vận dụng để phân chia sản phẩm giữa bên giao khoán và bên nhận khoán như sau:
Khoản tiền phải nộp cho
bên giao khoán khi phân
= Khối lượng lâm sản khai thác tại
x Giá cây đứng
phải nộp cho bên
Trang 8chia sản phẩm bãi giao giao
khoán
Công thức (2)
Khoản tiền bên nhận
khoán được hưởng
= Số tiền bán gỗ tại bãi giao
- Thuế tài nguyên
- Khoản tiền nộp bên giao khoán
Thứ nhất, áp dụng bảng giá cây đứng mà cấp tỉnh đã ban hành để làm cơ sở
tính thuế tài nguyên (đối với gỗ khai thác từ rừng tự nhiên), thuế sử dụng đất nông nghiệp (đối với gỗ khai thác từ rừng trồng) để phân chia quyền hưởng lợi
Thứ hai, UBND cấp tỉnh có thể ban hành bảng giá cây đứng để áp dụng
riêng cho việc phân chia quyền hưởng lợi giữa các bên theo Quyết định 178 Trường hợp này được vận dụng khi quyền lợi của bên giao khoán và bên nhận khoán có sự chênh lệch đáng kể, việc điều chỉnh giá cây đứng cao thấp sẽ điều chỉnh lợi ích của các bên vì từ công thức (2) cho thấy 2 nhân tố không thể thay đổi
Trang 9, đó là khối lượng lâm sản khai thác tại bãi giao và tỷ lệ sản phẩm phải nộp cho bên giao khoán Muốn điều chỉnh lợi ích của người nhận khoán hay giao khoán chỉ
có thể điều chỉnh giá cây đứng Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, bảng giá cây đứng
đó chỉ có ý nghĩa để phân chia quyền hưởng lợi theo Quyết định 178 chứ không phải áp dụng chung cho việc tính thuế tài nguyên hay thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Trong Quyết định số 178 và Thông tư 80, rừng được phân chia thành 5 loại trạng thái, như loại rừng IA,IB,IC (đất trống, đất chưa có rừng); IIA, IIB, IIIA1 (rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác); IIIB, IIIA2, IIIA3, IVA, IVB (rừng trung bình và giàu) Người nhận khoán trạng thái rừng khác nhau thì tỷ lệ sản phẩm được hưởng khác nhau, hơn nữa tỷ lệ sản phẩm quy định trong Quyết định 178 là quy định cho loại rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá Trong khi đó, quyết định 106 quy định tỷ lệ phân chia sản phẩm áp dụng chung cho các loại rừng, điều này có thể dẫn tới quyền lợi của nguời nhận khoán rừng không công bằng, lợi ích của ngưòi nhận khoán rừng Khộp có thể thấp hơn người nhận khoán rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá
- Quiyết định 106 chỉ quy định 2 loại trạng thái rừng làm cơ sở phân chia sản phẩm: (1)- Rừng tự nhiên có trữ lượng đạt tiêu chuẩn khai thác ngay tại thời điểm khoán (loại rừng từ trạng thaí IIIA2 trở lên) (2)- Rừng có trữ lượng trung bình, dưới trung bình nhưng chưa đủ cường độ khai thác chính, rừng nghèo, rừng tái sinh sau nương rẫy (loại rừng trạng thái từ loại IIA1- IIIA1) Cách phân chia trạng thái rừng này đơn giản, dể áp dụng, tuy nhiên sẽ nảy sinh mất công bằng về quyền hưởng lợi vì các trạng thái rừng chỉ áp dụng một mức tỷ lệ là 1,5 - 2% cho mỗi năm nhận khoán Để khắc phục sự không công bằng khi phân chia quyền hưởng lợi, Quyết định 106 cũng ghi rõ đối với loại rừng nghèo Nhà nước có thể hỗ trợ kinh phí ban đầu cho người nhận khoán những khu rừng này Tuy nhiên, nguồn
Trang 10kinh phí này lấy ở đâu? là bao nhiêu cho 1 ha rừng? với thời gian hỗ trợ bao lâu?
là cả một vấn đề nan giải nếu chúng ta giao khoán hàng vạn ha rừng nghèo cho hộ gia đình Mặt khác,Quyết định 106 quy định khung tỷ lệ hưởng lợi, chứ không quy định mức tỷ lệ hưởng lợi cụ thể cho các địa phương hoặc tiểu vùng trong tỉnh, trong khi đó theo tinh thần Thông tư 80, UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực
tế của từng địa phương trong tỉnh, tình trạng rừng khi giao hoặc khoán cho hộ gia đình, cá nhân quy định mức tỷ lệ sản phẩm khai thác chính hộ gia đình được giao, nhận khoán rừng được hưởng trong khung tỷ lệ quy định tại Quyết định 178 Việc UBND cấp tỉnh chỉ quy định khung tỷ lệ sản phẩm sẽ rất khó áp dụng cho các đơn
vị tham gia khoán rừng (LTQD, ban quản lý rừng) Ai sẽ là người quyết định tỷ lệ phân chia sản phẩm cụ thể Có thể có 2 trưòng hợp xẩy ra:
Thứ nhất, Bên giao khoán và Bên nhận khoán thống nhất tỷ lệ phân chia sản
phẩm trong khung tỷ lệ quy định (1,5-2%/năm) được quy định trong Quyết định
vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt là Quyết định 661) Theo đó, người nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được hưởng 50.000đ/ha/năm với thời gian tối đa là 5 năm Khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, người nhận khoán được hưởng
Trang 111.000.000triệu đ/ha với thời gian 6 năm Năm đầu 350.000đ/ha; năm thứ 2- 3 mỗi năm 250.000 đ/ha, từ năm thứ 4 trở đi mỗi năm 50.000đ/ha
Như vậy, xét về khía cạnh pháp lý, tỉnh Gia Lai thực hiện 2 cơ chế khoán rừng và đất lâm nghiệp
(1)- Khoán rừng và đất lâm nghiệp rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo tinh thần Quyết định 661
(2)- Khoán rừng tự nhiên là rừng sản xuất có hưởng lợi theo Quyết định 178 (Quyết định 106)
4.1.1.2 Khía cạnh thực tiển
Kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế một vài địa phương trong tỉnh có thể
khái quát lại như sau:
a Khoán rừng và đất lâm nghiệp theo tinh thần Quyết định số 661
- Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra thực hiện khoán bảo vệ rừng tự nhiên là rừng phòng hộ cho hộ gia dình, cho cộng đồng thôn (Chơ rơn1, Chơ rơn 2, xã Hà
ra, huyện Măng Giang) với đơn giá 50.000đ/ha/năm Thanh toán chia thành 2 lần trong 1 năm Tuy nhiên, trong hợp đồng giao khoán còn ghi rõ, khi nào Bên giao khoán nhận được kinh phí của Nhà nước thì mới thanh toán cho người nhận khoán
Trang 12Như vậy, việc ký kết hợp đồng giao khoán rừng phòng hộ được ký hàng năm
và Bên giao khoán chỉ ký hợp đồng với hộ gia đình tương ứng với diện tích rừng chắc chắn được kinh phí nhà nước cấp Trong trường hợp do nguyên nhân nào đó, kinh phí nhà nước không cấp, bên giao khoán không tiến hành ký hợp đồng khoán
và tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng Ban quản lý rừng Hà Ra được giao quản lý 10.800 ha rừng tự nhiên là rừng phòng hộ, trong đó diện tích khoán khoảng 5.000ha, chiếm khoảng 50% diện tích rừng tự nhiên được giao quản lý Theo Quyết định 661, Nhà nước chỉ cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng tự nhiên là rừng phòng hộ với thời gian tối đa 5 năm Sau 5 năm, hộ nhận khoán vẫn tiếp tục nhận khoán sẽ không được hưởng tiền công khoán 50.000đ/ha/năm mà thay vào đó được hưởng lợi từ rừng theo Quyết định178, như thu hái lâm sản ngoài gỗ (LSNG), chăn thả gia súc dưới tán rừng, tận dụng cây gỗ chết khô, cây
đổ gãy, cây sâu bệnh, sản phẩm tỉa thưa; được khai thác chính với cường độ không quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác và được hưởng tỷ lệ như sau:
- Nếu nhận khoán rừng loại IC (chưa có rừng) được hưởng 95% giá trị sản phẩm; rừng phục hồi sau nương rẫy: 75-85%; rừng có trữ lượng ở mức trung bình trở lên(>100m3 /ha), mỗi năm hộ nhận khoán được hưởng 2% giá trị sản phẩm, phần sản phẩm còn lại nộp bên giao khoán Hộ nhận khoán phải chịu chi phí khai thác, vận xuất gỗ tới bãi giao và thuế tài nguyên phần sản phẩm được hưởng Như vậy, Nhà nước đã có chủ trương cho phép khai thác rừng phòng hộ với cường độ thấp (với điều kiện khu rừng đó đảm bảo chức năng phòng hộ theo quy định) để giải quyết một phần khó khăn về kinh phí Tuy nhiên khảo sát thực tế cho thấy nổi lên những vấn đề sau đây:
- Rừng phòng hộ khoán cho dân bảo vệ có trữ lượng lớn phần lớn phân bố ở vùng núi cao, đường xá đi lại khó khăn, chi phí vận xuất, vận chuyển quá lớn, hơn nữa, có nơi không có thị trường tiêu thụ gỗ Cho nên người nhận khoán hầu như
Trang 13không quan tâm đến việc khai thác chính gỗ trên rừng nhận khoán mà chỉ quan tâm đến tiền công khoán 50.000đ/ha/năm và thu hái LSNG
- Diện tích rừng tự nhiên là rừng phòng hộ giao khoán cho hộ gia đình là loại rừng nghèo, LSNG hầu như không có gì, trong khi đó phải chờ một thời gian dài (hàng chục năm) mới có thể khai thác gỗ Nếu Nhà nước không tiếp tục thanh toán tiền công khoán 50.000d/ha/năm thì nguy cơ người dân sẽ huy bỏ hợp đồng Hiện nay, bên giao khoán chưa biết xử lý vấn đề này như thế nào? vì hoạt động quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi rừng phòng hộ thuộc hoạt động công ích do Ngân sách nhà nước cấp Bên giao khoán không có nguồn kinh phí nào để trả tiếp tiền công khoán trong khi những khu rừng đó vẫn phải bảo vệ
- Có ý kiến cho rằng, không nên quy định quyền hưởng lợi từ rừng đối với rừng phòng hộ mà nên trả tiền công khoán hàng năm vì phần lớn rừng phòng hộ hiện còn gần khu dân cư thuộc loại rừng nghèo thời gian khai thác chính quá dài (trên 30 năm) nên việc quy định quyền hưởng lợi từ rừng trở lên không có ý nghĩa
ý kiến này trái với chủ trương của Nhà nước là giảm bao cấp bảo vệ rừng phòng
hộ tăng quyền hưởng lợi từ rừng nhưng lại phù hợp với một số nơi Vấn đề đặt ra
ở đây là có nên xây dựng chính sách hưởng lợi áp dụng cho một số vùng sinh thái đặc thù không?
- Khoán đất lâm nghiệp để trồng rừng phòng hộ chủ yếu khoán theo công việc hoặc hàng năm hoặc theo công đoạn, như khoán phát thực bì, cuốc hố, hoặc khoán trồng và chăm sóc 3 năm đầu sau đó giao lại rừng cho Bên giao khoán để khoán cho các hộ khác hoặc cũng có thể bên giao khoá tự tổ chức bảo vệ
- Thực hiện khoán bảo vệ rừng phòng hộ cho cộng đồng thôn Tuy nhiên, thôn không phải là đối tượng được nhận khoán rừng, cho nên để hợp pháp hoá
Trang 14diện tích rừng trên, thôn cử một số hộ gia đình ký hợp đồng trực tiếp với Bên giao khoán, toàn bộ số tiền công khoán nộp lại cho Quỹ của thôn để chi trả cho hộ trực tiếp tuần tra rừng, một phần tiền còn lại xây dựng quỹ của thôn hoặc phục vụ cho các công việc của cộng đồng ( làm đường, xây cầu )
Như vậy, khảo sát thực tế tại tỉnh Gia Lai cho thấy, chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178 cho trường hợp giao khoán rừng phòng hộ gặp nhiều khó khăn, tính khả thi không cao Chính sách này chỉ áp dụng thích hợp đối với rừng phòng
hộ có trữ lượng, nơi có đường vận xuất, vận chuyển, có thị trường tiêu thụ lâm sản Những khu rừng có khả năng thu hái LSNG hàng ngày cũng có thể áp dụng duy trì chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178 Có nghĩa là, người nhận khoán nhận tiền công khoán tối đa là 5 năm, thời gian tiếp theo người nhận khoán không được nhận tiền công khoán mà được phép khai thác LSNG, tận dụng gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (cây đổ gãy, sâu bệnh, cây chết khô)
- Nhận thức của người dân không rõ về chính sách khoán, lẫn lộn giữa chính sách khoán với chính sách xoá đói giảm nghèo Chính sách khoán quy định trả tiền công khoán trực tiép cho người bảo vệ rừng chứ không phải để giải quyết một phần khó khăn của cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa
b Thực hiện chính sách giao khoán rừng tự nhiên là rừng sản xuất có hưởng lợi theo Quyết định 178
Khảo sát thực tế cho thấy:
Trang 15- Trong Quyết định số 178, phân chia rừng thành 5 loại trạng thái rừng Người dân hầu như không hiểu cách phân chia này vì phần lớn họ là người dân tộc
ít người, trình độ dân trí thấp, tuy nhiên họ cũng cho rằng nhận khoán tình trạng rừng khác nhau thì hộ nhận khoán phải được hưởng quyền lợi khác nhau Trên thực tế, người dân vẫn có cách phân chia trạng thái rừng nhưng khác với quy định của nhà nước, như:: đất trống (tương ứng với loại IA,IB,IC); rừng non, rừng thưa (IIA1-IIIA1); rừng già, rừng có nhiều cây gõ lớn (loại rừng IIIA2 trở lên)
- ở địa điểm khảo sát, đã khoán rừng cho nhóm hộ, cộng đồng thôn bản mặc
dù trong Nghị định 01/CP không quy định cộng đồng là một đối tượng nhận khoán rừng Theo ý kiến của người dân, những khu rừng có trạng thái khác nhau, giá trị cây trên rừng khác nhau, nếu giao cho từng hộ gia đình sẽ rất khó khăn, gây thắc mắc giữa các hộ gia đình, tốt nhất là khoán cho cộng đồng làng bản Thực tế ở một
số nơi, khoán rừng cho cộng đồng tỏ ra có hiệu quả, lợi ích từ rừng được quy định bởi hương ước thôn bản, người dân tham gia và chấp hành tốt Tuy nhiên, khoán cho cộng đồng chỉ áp dụng ở một số nơi có tổ chức chính quyền mạnh, có năng lực quản lý, tính cộng đồng còn cao Một số khu rừng do cộng đồng nhận khoán
đã giải quyết nhu cầu gỗ của cộng đồng hay gỗ làm nhà cuả một số hộ gia đình
- Hộ gia đình chỉ muốn nhận khoán những khu rừng có thể thu hái LSNG hàng ngày hoặc có trữ lượng gỗ tương đối lớn có thể khai thác tận dụng và khai thác chính trong vài năm tới
- Tỷ lệ phân chia sản phẩm chưa được mọi người chú ý vì trên thực tế hầu như người nhận khoán chưa được khai thác lâm sản chính do rừng được giao là loại rừng nghèo
Trang 16- Việc phân chia rừng cho hộ gia đình gắn với quyền hưởng lợi còn gặp nhiều khó khăn vì hiện trạng canh tác nương rẫy, canh tác cây nông nghiệp trên diện tích rừng giao khoán, như diện tích giao khoán cho 1 hộ nhưng có 2 hộ đang canh tác nương rẫy, canh tác cây nông nghiệp ở khoảng trồng trong rừng từ lâu - khuyến khích người dân chuyển đổi cho nhau, tuy nhiên, không phải nơi nào cũng dễ dàng Lợi ích mà người dân nhận thấy không phải là rừng (vì rừng rất nghèo) mà
là đất sản xuất nông nghiệp ở khoảng trống trong rừng nhận khoán
- Một số nơi giao khoán rừng cho hộ gia đình căn cứ vào hiện trạng đất canh tác nương rẫy cho hộ gia đình trên đất rừng để tiện cho hộ gia đình vừa canh tác nương rẫy vừa bảo vệ rừng
- Đối với rừng giao khoán cho hộ gia đình thuộc loại rừng nghèo, bên giao khoán đã hỗ trợ cây giống hoặc vốn đầu tư ban đầu cho hộ nhận khoán trồng cây nông nghiệp trên đất không có rừng và tỏ ra có hiệu quả Người dân cho rằng, lợi ích nhận khoán rừng chính là quyền được canh tác trên đất rừng nhận khoán và được hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu Quyết định 106 quy định toàn bộ vốn hỗ trợ đầu
tư ban đầu cho hộ nhận khoán sẽ khấu trừ khi được khai thác chính, tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, quy định này chỉ có tính nguyên tắc, vì trên thực tế có khu rừng phải trải qua 30 năm sau mới được khai thác chính, lúc đó liệu có thu hồi được tiền ứng trước hay không? Để đảm bảo tính hợp lý, bên giao khoán chỉ ứng trước tiền cho người nhận khoán tương ứng 50.000đ/ha/năm với tư cách là tiền công bảo vệ rừng, còn trên thực tế số tiền này giúp nguời dân canh tác cây nông nghiệp hoặc chăn nuôi trên đất rừng nhận khoán
- Diện tích khoán tại điểm nghiên cứu bình quân 30 ha/1 hộ
Trang 17- Khái quát quyền hưởng lợi đối với người nhận khoán rừng được thể hiện ở bảng sau:
Danh mục Quyết định 178 Quyết định 106 Khảo sát thực tế
1 Đối tượng
hưởng lợi
Hộ gia đình nhận khoán rừng
Hộ gia đình, cộng đồng làng bản nhận khoán rừng
Hộ gia đình, nhóm
hộ, làng bản nhận khoán rừng
2 Quyền hưởng lợi sản phẩm khai thác chính
Trang 18- Thu hái LSNG
- Tận dụng cây gỗ chết khô, đổ gãy
- Sản phẩm khai thác chính: được khai thác gỗ với cưởng độ 20%
+ Nếu nhận khoán rừng loại IC: thì được hưởng 95%
giá trị sản phẩm khai thác
+ Rừng loại IIA, IIB, IIIA1:được hưởng 75-85% sản phẩm
+ Rừng IIA2, IIIA3, IIIB, IVA, IVB:được hưởng 2% cho mỗi năm nhận khoán Phần
- Ký hợp đồng khoán hàng năm nên tiền công khoán trả theo từng năm
- 50.000đ/ha/năm
- Khoán khoanh nuôi có tròng bỏ sung:
1.000.000đ/ha với thời gian 6 năm