đất để canh tác nông nghiệp, khai thác LSNG, khai thác gỗ làm nhà, chứ không phải là sản phẩm khai thác chính, trong khi đó Quyết định 178 chỉ quy định tỷ lệ phân chia sản phẩm khai thác chính giữa các bên.
- ở khu vực rừng giao cho hộ gia đình đang tồn tại các hình thức chiếm dụng đất không chính thức qua việc đốt nương làm rãy, khai phá rừng và việc quy định chính sách hưởng lợi từ rừng đã dẫn đến các mâu thuẫn về quyền sử dụng đất.
- Tài nguyên rừng phân bố không đều là một trở ngại cho việc giao rừng và thực thi chính sách hưởng lợi một cách công bằng. Việc phân chia không đồng đều
về mặt diện tích và trữ lượng cũng gây những phức tạp khi thực hiện chính sách hưởng lợi. Có xã, chỉ có khoảng 65% số hộ được giao rừng có đất trống sản xuất nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là có tới 35% số hộ chỉ nhận rừng có trữ lượng mà không có đất nông nghiệp.. Việc phân chia công bằng về diện tích và trữ lượng cho các hộ gia đình là rất khó.
- Mặc dù rừng đã giao cho các hộ hay nhóm hộ nhưng họ có thể thương lượng với các hộ hay nhóm hộ khác để khai thác rừng được không? tiêu chuẩn cây khai thác trên rừng giao cho hộ như thế nào? Thủ tục khai thác gỗ và lâm sản trên rừng giao cho hộ gia đình nên quy định như thế nào?
- Các hộ hay nhóm hộ được giao rừng không có đất trống để canh tác nông nghiệp, liệu họ có thể "vén rừng" để sản xuất nông nghiệp được không?
- Quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp có thể bổ sung thêm nhiều nguồn lợi tiềm năng như: kinh doanh du lịch sinh thái, khai thác cát, sỏi cho xây dựng, sử dụng nguồn nước...
- Trong chính sách hưởng lợi cũng cần quy định các loại chi phí cần phải có để khai
thác gỗ, như: chi phí thiết kế khai thác, khai thác, vận chuyển, thuế tài nguyên rừng, các
- Sự thay đổi và điều chỉnh thuế tài nguyên sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người nhận rừng vì trong quyết định 178 không quy định cụ thể về mức thuế tài nguyên
- Người được giao rừng có đất trống để sản xuất nông nghiệp hoặc phát triển chăn nuôi nhưng không có vốn, trong khi điều kiện vay vốn rất khắt khe, người dân khó tiếp cận nguồn vốn vay của nhà nước. Điều này đã làm giảm quyền hưởng lợi của người được giao rừng vì không có khả năng khai thác tiềm năng sẵn có trên rừng được giao.
- Một số khu rừng giao cho dân không có giá trị thương phẩm. Liệu giá trị sản phẩm khai thác ra có đủ bù đắp chi phí không? Nếu rừng quá nghèo có được chuyển một phần diện tích đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp không?
- Các quyền của người được giao đất lâm nghiệp mà Luật Đất đai quy định hầu như chưa phát huy, như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
4.4. Nhận định chung
- Chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178 đã được 2 tỉnh quan tâm, tuy nhiên, tỉnh Gia Lai quan tâm đến chính sách khoán rừng và hưởng lợi, trong khi tỉnh Đắc Lắc lại quan tâm đến chính sách giao rừng và hưởng lợi.
- Một số quy định trong Quyết định 178 có tính khả thi chưa cao đối với vùng sâu, vùng xa, chỉ thích hợp với vùng có thị trường lâm sản phát triển, cơ sở hạ tầng thuận lợi.
- Giao rừng ổn định lâu dài và khoán rừng ổn định lâu dài chưa được phân định rõ sự khác nhau về mặt pháp lý, dẫn đến quyền hưởng lợi đối với 2 loại hình trên cũng không có sự phân biệt rõ ràng. Vấn đề này sẽ nảy sinh vướng mắc trong quá trình thực thi Quyết định 178.
- Cả hai tỉnh còn thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định 178 và Thông tư 80 nên hạn chế tới việc triển khai chính sách hưởng lợi, đặc biệt Thông tư 80 chưa được nghiên cứu kỹ.
- Quyết định 178 nhấn mạnh tới quyền hưởng lợi sản phẩm khai thác chính trên rừng được giao hoặc nhận khoán, coi đó là động lực thu hút người dân tham gia quản lý rừng, trong khi người dân lại quan tâm đến đất sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp được giao, khai thác LSNG, khai thác gỗ làm nhà, theo Quyết định 178 lại không phải là quyền hưởng lợi chính đối với người được giao rừng.
- Việc phân chia rừng cho hộ gia đình không chú ý tới trạng thái rừng - là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyền lợi của người được giao rừng, sẽ nảy sinh phức tạp khi thực hiện khai thác chính vì lúc đó sản phẩm khai thác chính giữa những người được giao rừng sẽ rất khác nhau.
5. Đề xuất
- Cần giúp đỡ các địa phương xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định 178 và Thông tư 80 vào điều kiện cụ thể ở địa phương.
- Chính sách hưởng lợi mới được thi hành nên chưa có nhiều thông tin về tác động của chính sách này, vì vậy không cần thiết tiếp tục nghiên cứu chủ đề này.
- Đề xuất có thể nghiên cứu chuyên đề khác như: quản lý rừng cộng đồng ở một số địa phương, trong đó có nội dung nghiên cứu quyền hưởng lợi từ rừng của cộng đồng (tỉnh Bắc cạn, Lạng Sơn) hoặc nghiên cứu giao rừng tự nhiên có hưởng lợi theo Quyết định 178 (Sơn La, Lai Châu).
Phụ lục 1: Danh sách những người và cơ quan đã làm việc, trao đổi, khảo sát