1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức , tư tưởng chính trị, lối sống cho thanh niên, học sinh, sinh viên trong chiến lược phát triển toàn diện con người việt nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

157 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 5 MB

Nội dung

Trang 1 CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KHXH - 04 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KHXH 04 - 07 - CĐ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, LỐI SỐNG CHO THANH N

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KHXH - 04

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KHXH 04 - 07 - CĐ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC,

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG CHIẾN LƯỢC

PHAT TRIEN TOAN DIEN CON NGƯỜI VIỆT NAM

Trang 2

MUC LUC

PhanI Giới thiệu chung về đề tài

1- Mục tiêu nghiên CỨU ó «2255 Ă<< HS ng HH THẾ TH HT HH rên 1 2- Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu vol 3- Phương pháp nghiên CỨU - -< + +52 2222212 211114 4 000g 3

4- Tổ chức nghiên cứu . -5s+ 5s z2 2 x21 .ErkeTrerkkrketrrrrkrrkrrrerrr 4 5- Quá trình triển khai nnghiên cứu 5 6- Sản phẩm của để tài - ch HH1 11arerrkerrke 7

Phan IT Két quả nghiên cứu

Chương l[ Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài

1- oi 0ó i0 8

2- Tính cấp thiết của giáo duc DD, TTCT, LS cho HS, SV trong giai doan

CNH, HDH dat mute oo 11

3- Một số nguyên tắc đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp giáo dục ĐĐ,

TTCT, LS cho HS, SV hiện nay 55552 5< + St rrrrerrrrrrrke 17 Chương HH Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của học

sinh, sinh viên và thực trạng công tác giáo dục đạo đức, tư tướng chính trị,

lối sống cho học sinh, sinh viên từ kết quả hồi cứu tư liệu

1- Mục đích và cách tiến hành hồi cứu tư liệu -+-+cs+x+e<c<~.eee 23 2- Kết quả hồi cứu tư liệu -s<sssx#r+xekev.EESkEkEkrrkrkrerrerrerrerke 24

2.1- Thực trạng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của HS, SV 24 2.2- Thực trạng công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống

cho án ác ha 40

Chương IH Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị và lối sống của học sinh, SV qua điều tra khảo sát

ly ác c.n na 44

1.1 Mục tiêu đối tượng nội dung - + cscscec+eseseereerererererrerre 44 1.2 Nội dung cần đánh giá của các mặt và các chỉ số - 45

1.3 Các nguyên tắc thiết kế cơng cụ «-c«ccscrcerkerrerrsererrrrrr 47

Trang 3

1.6 Các nguyên tắc và phương pháp xử lý số liệu - 53

I2 i0 nh WậẬậAH)ẠH.H 54

1.8 Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực . -5-<ssscsrrrree

2-_ Kết quả đánh giá thực trạng qua điều tra

2.1 Bức tranh tổng quát về thực trạng đạo đức, TTCT, LS của HS, SV 61 2.2 Bức tranh chi tiết về thực trạng đạo đức, TTCT, LS của HS, SV 98

Chương [VY Một số giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối

sống cho thanh niên học sinh, sinh viên

1 Những căn cứ để xây dựng giải pháp -«ccsccc-+e 116

2 Hệ thống giải pháp giáo DD, TTCT, LS cho HS, SV 124

Trang 4

CAC CHU VIET TAT

ĐĐ: Đạo đức

TTCT: Tư tưởng chính trị LS: Lối sống

TNHS ,SV: Thanh niên học sinh, sinh viên CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

THPT: Trung học phổ thông

ĐH: Đai học

DDuc: Thang đo đạo đức

CTri: Thang đo tư tưởng chính trị LSong: Thang đo lối sống

Nhancach: Thang đo Tổng

DDI1: Kính trọng biết ơn DD2: Tôn trọng luật pháp DD3: Trung thực, thẳng thắn, trọng lẽ phải DD4: Tỉnh thần trách nhiệm DDS5: Nhân ái tình nghĩa DD6: Giữ chữ tín DD7: Yêu lao động DD8: Bảo vệ môi sinh CT9: Lý tưởng phấn đấu CT10: Tinh tích cực xã hội

CTI1I: Quan tâm đến chính trị và thời sự

Trang 5

PHAN I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ

Trong chương trình KHXH - 04 có 3 đề tài liên quan trực tiếp đến vấn

đề xây dựng văn hoá, phát triển con người với đối tượng thanh thiếu niên Một

trong ba để tài đó 1a dé tai KHXH-04-04 nghiên cứu “Chiến lược phát triển

toàn diện con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH” Sau gần 2 năm triển khai, trong quá trình điều tra khảo sát, phân tích hiện trạng phát triển nhân cách con

người Việt Nam hiện nay cho thấy cần phải nghiên cứu sâu hơn về đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh thiếu niên trước hết là sinh viên các trường

cao đẳng, đại học và học sinh cuối cấp THPT Đây là vấn đề hết sức bức xúc hiện nay Theo báo cáo của Bộ Công an, thì tình hình đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của học sinh, sinh viên đang có nhiều vấn đề Ban Khoa giáo

Trung ương cũng đã có văn bản dé xuất vấn đề này với Bộ Chính Trị Trước

tình hình đó, Ban Chủ nhiệm chương trình KHXH-04 đã đề xuất với Hội đồng lý luận Trung ương cho chương trình triển khai thêm để tài nghiên cứu mơí (gọi là chuyên để khoa học) : “Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho thanh niên học sinh, sinh viên trong chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ CNH HĐH đất nước”

Hội đồng lý luận Trung ương đã chấp dhận đề xuất của Ban chủ nhiệm

Chương trình KHXH- 04, và theo quyết định của BO KHCN-MT PGS TS Trần Kiều, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục được giao nhiệm vụ Chủ

nhiệm Chuyên đề Chuyên đề được triển khai từ tháng 4/1999 1 Mục tiêu của Chuyên đề :

Chuyên đề có hai mục tiêu chính : ‘

- Điều tra đánh giá thực trạng đạo đức, tư tưởng Chính trị, lối sống của

thanh niên học sinh, sinh viên hiện nay ;

- Tìm kiếm các giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng Chính trị, lối sống

cho thanh niên học sinh sinh viên phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện

con người Việt Nam thời kỳ CNH,HĐH

2 Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu

Trang 6

a) Làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT,LS

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và để xuất giải pháp gido duc DD,

TTCT, LS cho TNHS/SV trong hoàn cảnh xã hội hiện nay là công việc khó khăn, phức tạp Vì vậy cần phải xác định rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận

trong nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp

Đánh giá ĐĐ, TTCT, L§ của thanh niên HS/SV phải xuất phát từ yêu

cầu khách quan của xã hội trong bối cảnh thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất

nước, đảm bảo kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống và tiếp thu có

chọn lọc những giá trị của thời đại

Việc đề xuất các giải pháp phải dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng, dựa trên sự phân tích đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã có, phải phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi, nhằm tạo cơ hội, môi trường thuận lợi nhất để TNHS/SV phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của họ

Do vậy chuyên để cần tập trung vào các nội dung sau :

- Xác định nội hàm một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

- Xác định các nguyên tắc đánh giá thực trạng, các nguyên tắc để xuất giải pháp giáo dục DD, TTCT, LS cho TNHS/SV;

- X4c dinh phuong pháp và các nguyên tắc xây dựng bộ công cụ khảo

sat, danh gid DD, TTCT, LS cla TNHS/SV

Có thể nói, đây là những vấn đề lý luận và phương pháp luận rất quan

trọng, nó đảm bảo cho việc nghiên cứu được khách quan, đúng hướng và khả thị

b) Điều tra khảo Sát ĐĐ, TTCT, L.S của thanh niên NHSISV

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của chuyên đề Để đánh giá đúng thực

trạng, chuyên đề đã tiến hành đồng thời ba nội dung theo một qui trình chặt chẽ :

- Tiến hành hồi cứu các văn bản, tài liệu và các công trình nghiên cứu

khác vào hai đợt đầu năm 1999 và đầu năm 2001

Trang 7

- Tổ chức các hội thảo ở các trường, các miền, và quốc gia Hội thảo

quốc gia đã tiến hành ba lần : ở ĐHSP Hà Nội một lần và ở Viện Khoa học

giáo dục hai lần

c) Xác định các giải pháp tổ chức giáo dục ĐĐ, TTCT, LS

Đây là mục tiêu thứ hai của chuyên đề Những giải pháp để xuất phải đảm bảo các nguyên tắc : xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực trạng, có tính

kế thừa, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi, phát huy tính tích cực chủ động của HS/SV, tác động đồng bộ lên các bình điện nhận thức, thái độ, hành vi, cÓ sự liên thông giữa môi trường giáo dục, quá trình giáo dục xã hội va hoạt động tự hoàn thiện của cá nhân

Do thời gian nghiên cứu hạn chế không đủ để tiến hành thực nghiệm các

giải pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành trao đổi phổ biến kết quả nghiên cứu

ở một số trường THPT và ĐH trao đổi trên vô tuyến truyền hình Việt Nam

về vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ

3 Phương pháp nghiên cứu

Về mặt phương pháp luận chuyên để sử dụng các cách tiếp cận hệ

thống, biện chứng, lịch sử; nghĩa là một sự kiện được xem xét trong một cấu trúc của mỗi quan hệ biện chứng với các sự kiện liên quan và tiến trình phát

triển của sự kiện trong sự phát triển của lịch sử, xã hội Trên cơ sở phương

pháp luận trên, chuyên để sử dụng các phương pháp cụ thể sau : Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các văn bản, văn kiện của Đảng và Nhà nước, các công trình

nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Hồi cứu, phân loại các tư liệu/số liệu của các công trình nghiên cứu trước đó, có liên quan đến đề tài (các bài tạp chí báo, báo cáo bài tham luận

các báo cáo kết quả nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây) Phương pháp điều tra Tâm lý học xã hội

Chuyên đề đã sử dụng phương pháp này như là một phương pháp chủ công để nghiên cứu, đánh gid thuc trang DD, TTCT, LS cla HS/SV Nhóm tác giả đã đầu tư rất nhiều công sức trí tuệ để xây dựng 2 bảng hỏi (questionnaire)

cho HS/SV và cho giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ Đảng, Đoàn, Hội nhằm

Trang 8

Ngoài điều tra bằng phiếu hỏi Nhóm nghiên cứu còn tiến hành phỏng

vấn giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ đoàn thanh niên, cán bộ hội sinh viên

và phỏng vấn sâu một số sinh viên nhằm cung cấp những thông tin sinh động, chi tiết về bức tranh thực trạng công tác giáo dục ĐĐ, TTCT, LS cho HS/SV ở

các trường THPT và ĐH

Phương pháp chuyên gia (Hội thảo, toạ đàm, lấy ý kiến ) :

Chuyên đề đã sử dụng phương pháp này dưới hình thức của hội thảo, thư

trưng cầu ý kiến nhằm tranh thủ sự đóng góp ý kiến của nhứng cán bộ quản lý,

giáo viên, những người hoạt động trong các tổ chức Nhà nước và xã hội (Bộ Cơng an, Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội sinh viên) quan tâm vấn

đề đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh niên học sinh, sinh viên Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê (dùng phần mềm SPSS 9.0 để phân tích số liệu)

4 Tổ chức lực lượng nghiên cứu

Theo Quyết định của Hội đồng lý luận Trung ương và Bộ KHCN - MT

PGS.TS Trần Kiểu, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục làm chủ nhiệm chuyên để Chủ nhiệm chuyên đẻ đã thành lập Ban Chủ nhiệm gồm PGS.TS

Vũ Trọng Rÿ, trưởng phòng Quản lý khoa học Viện KHƠD, PGS.TS Hà Nhật Thăng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục Đạo đức - Công dân, TS Lưu Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục Đạo đức - Công dân

Trang 9

+ TS Luu Thu Thuy +CN Nguyễn Việt Hà - Nhóm nghiên cứu giải pháp : + PGS.TS Trần Kiểu + TS Nguyễn Dục Quang + PGS TS Ha Nhat Thăng + TS Phan Viét Hoa + (CN Lé Thanh Sir + Nguyễn Thị Kỷ

Ngoài ra còn có các cộng tác viên nghiên cứu ở một số trường Đại học, Trung ương đồn, Bộ Cơng An, Viện nghiên cứu Thanh niên, Bộ Giáo dục và Đào tạo v.v

5, Quá trình triển khai nghiên cứu

Sau khi có quyết định của Hội đồng lý luận Trung ương và Bộ Khoa

học Công nghệ - Môi trường, chuyên để bắt đầu triển khai từ tháng năm

1999,

Trong năm L999 chuyên đề tập trung vào các hoạt động sau :

- Xây dựng đề cương chỉ tiết, tổ chức lực lượng nghiên cứu và xác định

địa bàn điều tra khảo sát thực tế

- Giải quyết những vấn đề phương pháp luận của chuyên đề và làm sáng

tỏ những khái niệm công cụ thông qua một số Seminar khoa học

~- Tổ chức khảo cứu các tài liệu hiên quan đến vấn đề nghiên cứu : các

báo cáo đánh giá thực trạng đạo đức, tư tưởng, chính trị, lối sống của học sinh, sinh viên do các cơ quan tiến hành (Đoàn THCS Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu thanh niên, Bộ Công an v.v ), các công trình nghiên cứu đã được công bố, nghiệm thu; các bài viết về tình hình đạo đức, tử tưởng chính trị, lối sống của học sinh, sinh viên trên các báo tạp chí Hồi cứu tư liệu để đi đến những nhận định ban đầu mang tính giả thuyết nghiên cứu để làm cơ sở thiết kế bộ công cụ điều tra, khảo sát thực tế ở 3 khu vực : Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí

Minh, nơi tập trung các trường Cao đẳng và Đại học

- Xây dựng bộ công cụ điều tra Công việc này được giao cho một nhóm chuyên gia có kinh nghiệm, tiến hành trong 4 tháng, làm việc theo cách kết hợp cá nhân và tập thể nhóm Có thể mô tả quy trình xây dựng bộ công cụ

Trang 10

điều tra khảo sát thực tế như sau : Bước | : Lam viéc tap thé nhém théng nhat

những nguyên tắc chung; từng cá nhân chuẩn bị đưa ra ý kiến của mình bằng

văn bản về các mặt cần đánh giá; các chỉ số đánh giá thể hiện ở cả nhận thức hành vi và thái độ; trao đổi trong nhóm để đi đến thống nhất

Bước 2 : Phân công thiết kế các câu hỏi theo từng chỉ số đánh giá và từng mặt đánh giá; trao đổi, thảo luận trong nhóm để thống nhất lựa chọn các câu hỏi thích hợp nhất

Bước 3 : Phân cơng biên tập tồn bộ các câu hỏi, sau đó đưa ra góp ý ở

trong nhóm nhằm làm cho mỗi câu hỏi đều đảm bảo tính hiệu lực về nội dung và cấu trúc : đo một chỉ số nhất định, đo đúng cái cần đo ở từng chỉ số, có hình

thức ngắn gọn, đơn nghĩa, dễ hiểu

Kết quả sau 4 tháng làm việc nhóm xây dựng bộ công cụ điều tra đã đưa

ra Bộ câu hỏi dành cho học sinh, sinh viên gồm 127 câu đề cập đến ba vấn đề :

đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống theo 21 chỉ số cơ bản và bộ câu hỏi 18 câu đành cho cán bộ quản lý, giáo viên

- Tiến hành điều tra thử Để đảm bảo tính khoa học, tính chuẩn xác của bộ công cụ đo (sau khi đã được đo thử trên nhóm mẫu gồm 215 hoc sinh va

sinh viên của 8 lớp ở 2 trường THPT và 2 trường Đại học ở Hà Nội), Số liệu

thu được được xử lý trên phần mềm chuyên dung SPSS Căn cứ vào kết quả xử lý số liệu nhóm nghiên cứu bổ sung, sửa chữa bộ câu hởi để đảm bảo độ tin

cậy của phép đo

- Tổ chức điều tra khảo sát trên điện rộng Sau khi hoàn thiện bộ công cụ điều tra, khảo sát, tập thể nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát đồng thời (vào tháng 9/1999) ở 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nắng, thành phố Hồ Chí Minh với tổng số đối tượng khảo sát là 2.271, trong đó có 686 học sinh lớp 12

của 13 trường THPT và 1585 sinh viên thuộc 13 trường đại học và cao đẳng

Cùng với việc khảo sát học sinh, sinh viên bằng phiếu hỏi, các cán bộ nghiên '

cứu đã tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, hội thảo với cán bộ chủ chốt ở các trường đại học, cao đẳng

- Xử lý kết quả điều tra trên máy tính (sử dụng phân mềm SPSS)

- Tổng hợp các nguồn thông tin từ khảo cứu các công trình nghiên cứu đã công bố, các tài liệu, báo chí và từ điều tra khảo sát điển giã, phác thảo nhận định, đánh giá về thực trạng và nguyên nhânh ảnh hưởng đến đạo đức, tư

Trang 11

khảo sát để xuất các giải pháp giáo dục đạo đức tư tưởng chính trị lối sống của thanh niên học sinh, sinh viên Đánh giá thực trạng và các giải pháp giáo

dục được thẩm định bằng trưng cầu ý kiến chuyên gia và Hội thảo quốc gia với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, một số địa phương và một

số trường đại học đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam

Quý 1/2001 Chuyên đề kết thúc công việc nghiên cứu, chuyển sang các

công việc chuẩn bị tổng kết, nghiệm thu đánh giá

6 Các sản phẩm khoa học đã hoàn thành

Sau 2 năm triển khai nghiên cứu, chuyên đề cơ bản đã hoàn thành các

mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của chuyên đề là đánh giá thực trạng đạo

đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh niên học sinh, sinh viên trên cơ sở

điều tra khảo sát thực tế từ đó đề xuất các giải pháp giáo dục nền sản phẩm

khoa học của chuyên đề là :

- Tập báo cáo thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho thanh niên học sinh, sinh viên trong chiến lược phát triển toàn

điện con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước

- Tập báo cáo chỉ tiết về kết quả điều tra khảo sát thực tế và hồi cứu tư liệu về ĐĐ, TTCT, LS cha HS, SV

- Tập kỷ yếu Hội thảo quốc gia về thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh niên học sinh, sinh viên hiện nay

- Bộ công cụ điều tra về đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh

niên học sinh, sinh viên

- Bản kiến nghị về giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị lối

Trang 12

PHAN II

KET QUA NGHIEN CUU

Kết quả nghiên cứu được trình bày qua ba phần chủ yếu dưới đây: - Cơ sở lý luận giải quyết vấn đề nghiên cứu;

- Đánh giá thực trạng ĐĐ, TTCT, LS của TNHS, SV;

- Những giải pháp tổ chức giáo dục ĐĐ, TTCT, LS cho TNHS, SV

Mỗi nội dung trên là một chương của chuyên dé

hóc Chương Ì

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỂ 1- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

Trước hết cần làm rõ nội hàm một số khái niệm nhằm phục vụ mục tiêu

nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu 1.1 Dao dic

Đạo đức là một phạm trù không dễ định nghĩa, tuy nhiên trong phạm vi

chuyên đề này, nó có thể được hiểu theo những cấp độ sau:

Đạo đức, theo nghĩa hẹp, là luân lý, những quy định những chuẩn mực

ứng XỬ trong quan hệ của con người Nhưng trong điều kiện hiện nay chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc và với

bản thân, kể cả với thiên nhiên và với môi trường sống

Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, luật pháp, lối sống Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân đã được xã hội hoá Đạo đức được

biểu hiện ở cuộc sống tình thần lành mạnh, trong sáng; ở hành động góp phần

giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn khi thừa nhận đạo đức là một

hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng

lớp, giai cấp trong xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các

vấn đề đang tồn tại

Đạo đức ngày nay, không chỉ bó hẹp trong phạm trù luân lý, những qui

định, qui ước đối xử với con người từ vi mô đến vĩ mô (như cha mẹ con cái,

thầy trò, bạn bè, hàng xóm láng giểng, dân tộc) mà còn bao quát cả ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ hòa bình, biết hợp tác cùng phát triển với các dân

Trang 13

Đạo đức ngày nay còn hiểu là trách nhiệm của con người trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ, thực hiện những nhiệm vụ của thời đại mà nhân loại đang phải đối mặt để xây dựng một môi trường tự nhiên, xã hội lành mạnh cho

con người được sống, được phát triển

Đạo đức còn thể hiện ở hiệu quả hoạt động của cá nhân trong qúa trình hoàn thiện nhân cách suốt đời, đóng góp của bản thân vào việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện các mục tiêu của CNH, HĐH đất nước, xây dựng một xã hội công bằng văn minh

Người có đạo đức là người tự giác, thực hiện sáng tạo những qui định của pháp luật, của cộng đồng, thực hiện có hiệu qủa, có chất lượng cao những nhiệm vụ, vị trí của bản thân trong học tập, lao động hoạt động xã hội ở gia

đình, ở cộng đồng nơi sinh sống

Tuy nhiên để giúp cho việc thiết kế công cụ đo lường, nội hàm khái

niệm đạo đức được bàn luận trên đây được hiểu là:

- _ Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn,

nguyên tắc đạo đức mà có;

- Những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau, đối với công việc, môi trường tự nhiên và bản thân

Từ khái niệm này, Ban chủ nhiệm chuyên đề xác định 8 chỉ số cơ bản phản ánh đạo đức của HS, SV trong giai đoạn hiện nay (xem chương lI)

1.2 Tư tưởng chính trị

Triết học Mác-Lênin khẳng định “tư tưởng” là hình thái ý thức, là “sự

phân ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh Bất kỳ tư tưởng nào cũng đều do chế độ xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất của con người quyết định”, “trong xã hội có giai cấp, tư tưởng bao giờ cũng mang tính chất giai cấp”, thể hiện lợi ích của một giai cấp

nhất định

Chính trị là biểu hiện của những lợi ích căn bản của giai cấp và của

quan hệ lẫn nhau giữa các giai cấp đó Chính trị cũng biểu hiện quan hệ giữa các dân tộc và giữa các nước” “Các tư tưởng chính trị và các tổ chức thích ứng

với tư tưởng đó là kiến trúc thượng tầng của kinh tế”.!

Với luận điểm cơ bản trên của triết học Mác-Lê nin về tư tưởng chính

trị Ban chủ nhiệm chuyên đề xác định những tiêu chí phản ánh tư tưởng

! Từ điển triết học, NXB Sự thật, Hà Nội, 1957, tr.734, 129-130

Trang 14

chính trị ngày nay của con người Việt Nam nói chung, của HS, SV nói riêng

phải thể hiện được:

- Lý tưởng của Đảng CS Việt Nam đó là lý tưởng độc lập đân tộc và

CNXH, là “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Đó là lý tưởng của giai cấp công nhân đồng thời cũng là nguyện vọng tha thiết của

dân tộc

- Tiêu chí đánh giá tư tưởng chính trị được xác định ở nghĩa vụ xã hội của mỗi người trong sự nghiệp thực hiện CNH, HĐH đất nước thể hiện ở nhận thức đúng, tình cảm đúng và hành động tích cực thực hiện nhiệm vụ của mỗi người trong xã hội

Như vậy để hiểu một cách tường minh hơn nhằm giúp cho việc thiết kế

công cụ đo lường (thuộc phạm vi nghiên cứu của chuyên để) thì tư tưởng

chính trị là:

- Quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực

khách quan của xã hội

- _ Quan điểm và thái độ thể hiện ý thức tư tưởng-chính trị liên quan

; đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

= Nha nước

- Sự tham gia của cá nhân vào các hoạt động chính trị - xã hội và

thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình

Từ nội dung này, chuyên để xác định có 4 chỉ số cơ bản về tư tưởng chính trị của HS, SV trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước (xem chương Ïl])

1.3 Lối sống

Lối sống là một khái niệm rất rộng có thế hiểu khác nhau trong các lĩnh

vực Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học và cuộc sống đời thường Tuy nhiên để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề lối sống được hiểu là những cách thức suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, cách giao tiếp, xử sự ) tạo nên cái riêng

của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó

Lối sống có quan hệ chặt chẽ với đạo đức theo kiểu “sinh thành lẫn nhau” đến mức khó có thể phân định rành mạch Cũng vậy lối sống có quan hệ chặt chẽ với tư tưởng chính trị Mặt khác lối sống còn có quan hệ với trình độ học vấn, trình độ văn hóa của mỗi cá nhân

Trong giai đoạn hiện nay do mở cửa, hội nhập, giao lưu văn hố, tồn cầu hoá nên thế hệ trẻ đang chịu ảnh hưởng của rất nhiều lối sống khác nhau

Trang 15

Mặc dù có sự đa đang, phong phú về hình thức biểu hiện thì lối sống

của HS, SV ngày nay được xã hội thừa nhận phải kế thừa được những cách nghĩ, nếp sinh hoạt lành mạnh thanh lịch, những thuần phong mỹ tục của dân

tộc, tiếp thu lối sống tích cực của thời đại, phù hợp với điều kiện kinh tế xã

hội, phù hợp với văn hoá, đặc điểm lứa tuổi, vị trí của TNHS, SV trong thời kỳ

CNH, HDH dat nước Do vậy chuyên đề xác định 9 chỉ số cơ bản của lối sống TNHS, SV hiện nay (xem chương l])

II - TÍNH CẤP THIẾT CỦA GIÁO DỤC ĐĐ, TTCT, LS CHO HS, SV TRONG GIAI ĐOẠN CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC

2.1 Vai trò của giáo dục ĐĐ, TTCT, LS trong việc phát triển nhân cách trong chiến lược phát triển toàn điện con người Việt Nam thời kỳ CNH,

HDH

Điểm nổi bật của những thập niên cuối thế kỷ XX là sự xuất hiện các

nước phát triển nhanh chóng ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương như

Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaixia, Thai lan, Indonexia,

những thành tựu của Trung Quốc, thành công của Việt Nam trong công cuộc đổi mới đã xác nhận phương hướng muốn phát triển kinh tế xã hội không chỉ dựa vào sự khai thác tài nguyên có sẵn trong thiên nhiên ngày càng cạn

kiệt mà còn phải đầu tư phát triển nguồn lực người Phải thấy nguồn tài

nguyên vô hạn, còn chưa được khai thác đó là nguồn lực người với tiểm năng vô tận của nó Bài học của Nhật Bản vào những thập niên 70-80 là một ví dụ

điển hình, bởi lẽ Nhật Bản là nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên so với

nhiều nước khác trên thế giới, nhưng tốc độ phát triển kinh tế của xã hội Nhật

Bản thật đáng kinh ngạc

Ngày nay, các nhà kinh tế học, các nhà quản lý xã hội và quản lý kinh tế đã nhận thức ra một chân lý mới rằng vốn và kỹ thuật chỉ có một ý nghĩa nhất định góp phần làm tăng trưởng kinh tế Còn phần rất quan trọng của sản phẩm thăng dư lại gắn liên với chất lượng lực lượng lao động (đó là tình độ được giáo dục đầy đủ về sức khỏe và mức sống của người lao động) Nói cách

khác đó là chất lượng nguồn lực người, trong đó bao gồm sự phát triển các

phẩm chất, năng lực trí tuệ trong lao động Do vậy tìm các giải pháp giải phóng phát triển tiềm năng người mới là yếu tố quyết định năng suất lao

động, quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội Các vấn đề kinh tế gắn liền

với các vấn đề xã hội, chính sách xã hội Ngày nay người ta nhận thức ra rằng

Trang 16

qnan lý kinh tế không chỉ là quản lý kinh doanh, quản lý kỹ thuật, mà chủ yếu

về quan trọng nhất lại là quản lý nguồn nhân lực Quản lý xã hội suy cho cùng là thiết lập cơ chế giải quyết hợp lý các quan hệ xã hội nhằm giải phóng tiềm

năng của mỗi người và của cả cộng đồng

Chăm lo, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân sẽ tạo

ra khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả xã hội, từ đó nâng cao năng

suất lao động, Garry Becker người Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992 đã khẳng định “Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt đầu tư cho giáo dục”” Nhận xét của Garry

Becker là tổng kết một qui luật ngày nay đã trở thành phương hướng chiến

lược phát triển kinh tế — xã hội của các nước phát triển và các quốc gia không

muốn tụt hậu Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách

hàng đầu” và đang trở thành định hướng cho cả quốc gia, từng địa phương và mỗi gia đình

Các số liệu nghiên cứu thực tế cho thấy muốn để trí tuệ con người phát

triển thì phổi có môi trường xã hội và tự nhiên (môi sinh) cho sự phát triển

tat cd mọi yếu tố người, trước hết là các giá trị đạo đức, lý tưởng nghề

nghiệp và có một cơ chế tổ chức quản lý để cùng nhau giải quyết những vấn

để bức xúc của thời đại, như vấn để: đói nghèo, thiếu lương thực, chống 6

nhiễm môi trường, bệnh tật, sự bùng nổ đân số, ma túy, chống khủng bố, tham

nhũng, xâm hại tình dục trẻ em, phá hoại trên mạng vi tính

Chủ thể quyết định giải quyết các vấn đề phức tạp trên chính là con

người Để trở thành chủ thể của sự phát triển xã hội trong thời kỳ văn minh

hậu công nghiệp, đòi hỏi chấ? lượng người khác với thời kỳ văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp

Chưa bao giờ khái niệm chất lượng người được đặt ra có một nội dung

phong phú như hiện nay Chất lượng người ngày nay được hiểu là sự phát triển đồng bộ, triệt để mọi mặt trí tuệ, phẩm chất và năng lực của mỗi người và của cả cộng đồng ở trình độ cao, có đủ điều kiện đáp ứng những đòi hỏi của quá trình xây dựng xã hội học tập, phát triển nên kinh tế trì thức

Giáo dục được coi là yếu tố phát triển tiém năng người, một lực lượng sản xuất trực tiếp phát triển kinh tế xã hội bền vững Nếu có phương hướng

phát triển đúng, giáo dục mới thực sự là phương thức quan trọng phát triển

nguồn lực con người Những năm gần đây sự phát triển kinh tế xã hội trong và

Trang 17

ngoài nước cho thấy giáo duc thực sự là một lực lượng sản xuất trực tiép Ia

một trong những nhân tố góp phần quyết định làm tăng trưởng kinh tế xã hội Đồng thời, giáo dục còn là con đường, là giải pháp cơ bản xây dựng

một xã hội phát triển liên tục bên vững Đó là quan niệm mới về vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Tiềm năng của mỗi cá nhân (hay mỗi cộng đồng) suy cho cùng tập

trung ở ba bộ phận quan trọng nhất cấu thành nó: #rí lực, tâm lực, thể lực Giáo dục nói chung, dạy học nói riêng ở mọi ngành học, bậc học, trong và

ngoài nhà trường đều góp phần tạo điều kiện thuận lợi để các nhân tố trên phát

triển tốt nhất, phát triển tối đa, đồng bộ ở mỗi người

TRÍ LỰC trước hết là khả năng hiểu biết có hệ thống những kiến thức về

xã hội, tự nhiên và con người, nhưng thành phần cơ bản, quan trọng nhất của

nó là năng lực tư duy Cung cấp hệ thống kiến thức đó là nội dung của hoạt động dạy học và giáo dục

Hoạt động đạy học (với nội dung và phương pháp dạy học) góp phần quan trọng nhất là phát triển năng lực tư duy của mỗi cá nhân Năng lực tư duy

thể hiện ở độ nhạy cảm của tư duy (sắc sảo, thông minh ) trong các tình

huống đơn giản hay phức tạp, đòi hỏi chủ thể tìm ra giải pháp tối ưu, xác định phương án nhanh nhất, có hiệu quả nhất Năng lực tư duy còn là sức bền của hoạt động tư duy Người có năng lực tư duy tốt còn là người có khả năng phân phối tư duy, chú ý và có trí nhớ tốt

Kết quả nghiên cứu cho thấy để phát triển trí lực, qúa trình dạy học, đặc

biệt các môn học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ có ý nghĩa đặc biệt

TÂM LỰC là nhân tố quan trọng nhất để phát triển nhân cách bởi tâm lực là những phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học Tâm lực còn là các trạng thái tâm lý trong quá trình hoạt động

Có thể nói tâm lực, cũng như trí lực là những tố chất của mỗi cá nhân

Trong nhiều thế kỷ do yêu cầu của sự phát triển tri thức, của công nghệ, phát triển nghề, nền giáo dục của các nước coi trọng khai thác trí lực nên quan tâm

chủ yếu tới sự đổi mới các môn khoa học tự nhiên, công nghệ và dành cho các môn học đó một thời lượng ưu tiên đặc biệt

Ngày nay, để khai thác nguồn lực người, nhân loại nhận thức ra rằng

tâm lực mới là yếu tố chủ yếu phát triển nhân cách người Tâm lực có ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và thể lực Vì tâm lực tạo ra động cơ bên trong của chủ thể có khả năng điều chỉnh hoạt động của con người, tác động tới quá

trình phát triển thể lực, trí lực trong quá trình giải quyết mâu thuần để phát

Trang 18

triển nhân cách đúng hướng Ví dụ cùng trong một hoàn cảnh xã hội như nhau, có biết bao nhiêu người đang là những tấm gương góp sức thực hiện lý tưởng đân giàu, nước mạnh, xây dựng gia đình, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Ngược lại, những kẻ thất đức, thiếu cái râm đã trở thành những phần tử bán nước hại dân, làm ăn phi pháp, đi ngược lại lý tưởng của Đảng và lợi ích của

dân tộc

Rõ ràng lý luận cũng như thực tế đã cho thấy vai trò của giáo dục ĐĐ TTCT, L§S có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tâm lực nói riêng, giáo dục đào tạo con người phát triển toàn điện nói chung

Để phát triển tâm lực, góp phần giáo dục nhân cách con người Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, nội đung dạy học, đổi

mới phương thức giáo duc DD, TTCT, LS trong cdc truéng hoc

2.2 Ý nghĩa của giáo dục ĐĐ, TTCT, LS đối với sự phát triển nhân cách TNHS, SV trong giai đoạn mới

- Có thể nói hàng thế kỷ nay, thế hệ trẻ nói chung, tầng lớp TNHS, SV nói riêng chưa bao giờ được sống trong một hoàn cảnh có nhiều cơ bội để

phát triển tiêm năng và họ cũng dang đứng trước những thách thức chưa

từng thấy trong lịch sử

Chỉ tính từ 1858, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các thế hệ người

Việt Nam đã bị áp bức bóc lột, tước đoạt quyền sống, quyền làm người, quyền được học tập và phát triển Chỉ có con cái nhà quyền quý, giàu có mới có cơ

may học đến một mức độ nào đó, còn đại bộ phận không được học tập và phát

triển Hàng triệu thanh niên Việt Nam đã phải chiến đấu hy sinh để đổi lấy

độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc cho thế hệ trẻ hôm nay được sống trong hòa

bình mà phát triển

Sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đang tạo ra những điều kiện thuận lợi chưa từng thấy về nhiều mặt cho thế hệ trẻ, trong đó có TNHS,

SV Trước hết đó là sự quan tâm chăm lo, tạo điều kiện cho TNHS, SV được

học tập, rèn luyện Kết quả của những năm đổi mới đã tạo ra sự ổn định chính

trị, đời sống vật chất tỉnh thần được nâng cao chưa từng có, chủ trương mở cửa, hội nhập đã tạo ra cơ may cho thế hệ trẻ tiếp cận với những thành tựu mới của nhân loại

Trang 19

minh” vừa là nhiệm vụ vừa là cơ hội thuận lợi để TNHS, SV rèn luyện phẩm

chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, thể hiện tài năng và trí tuệ

Nói đến giáo dục phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là nói đến đào tạo nguồn nhân lực Đó là nguồn nhân lực lao động sáng tạo trong tư duy, có

khả năng thích ứng với những thay đổi, chủ động giải quyết có hiệu quả hàng loạt các mâu thuẫn của đời sống, trong sản xuất và hoạt động xã hội trong xu thế toàn cầu hóa trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia

Lực lượng lao động kỹ thuật thực hiện nền kinh tế tri thức trong hoàn cảnh xã hội hiện nay đòi hỏi một trình độ phát triển toàn diện, đặc biệt các năng lực tư duy kỹ thuật, năng lực tổ chức, năng lực thích ứng, năng lực cạnh

tranh lành mạnh và hợp tác trong hoạt động Đó là những năng lực thể hiện trình độ của người lao động do yêu cầu khách quan của nền kinh tế tri thức so với nền kinh tế sức người, kinh tế tài nguyên

Nói đến thực hiện CNH, HĐH đất nước, là nói đến phát triển nền kinh tế

dựa vào trị thức, dựa vào sự phát triển khoa học công nghệ mới, công nghệ

cao Chúng ta cũng có thể hiểu kinh tế tri thức là nền kinh tế mà lực lượng lao động kỹ thuật sáng tạo góp phần quyết định áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, sản xuất, quản lý xã hội để nâng cao năng suất, hiệu quả lên không ngừng

Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế xã hội với đào tạo nguồn nhân

lực lao động kỹ thuật sáng tạo là quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau Đó là điều kiện, là cơ hội cho TNHS, SV được giáo dục, đào tạo để tự khẳng định mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: Đó là sự nghiệp tiếp nối, phát huy những thành quả của cuộc cách mạng giải phóng đân tộc được khởi đầu từ thành công của Cách mạng Tháng 8 / 1945

- TNHS, SV hiện nay là nguồn cung cấp cho đội ngũ lao động kỹ

thuật thực hiện CNH, HĐH đất nước thế kỷ XXI Nếu họ được chuẩn bị tốt

bao nhiêu thì kết quả, chất lượng lao động và hoạt động xã hội càng cao bấy nhiêu

Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đòi hỏi lực lượng lao động phải có trị thức, có kỹ thuật, phải được đào tạo Các trường cao đẳng, đại học chính là nơi đào tạo, cung cấp nguồn lao động kỹ thuật cho tất cả các lĩnh vực sản xuất, hoạt động xã hội

Tuy nhiên vấn đề cấp thiết hiện nay cần đặt ra là làm thế nào để nâng

Trang 20

đa, đông bộ TÂM LỤC, TRÍ LỤC, THỂ LỰC, chuẩn bị tốt hành trang cho TNHS, SV vào đời

Chất lượng đào tạo của các trường phụ thuộc trước hết vào mục tiêu nội dung, chương trình, phương thức giáo dục trong đó giáo dục ĐĐ, TTCT, LS góp phần rất quan trọng Khi tăng cường giáo dục ĐĐ, TTCT, L5, nhân sinh quan, thế giới quan cho TNHS, SV chính là tạo ra động lực, động cơ để họ tự

hoàn thiện

- Xuất phát từ đặc điểm tâm-sinh lý của TNHS, SV mà công tác giáo

dục ĐĐ, TTCT, LS càng trở nên bức xúc

Tuổi học sinh lớn tương đương với giai đoạn giữa và cuối vị thành niên

Theo các chuyên gia tâm-sinh lý lứa tuổi, đây là giai đoạn phát triển quá độ từ

tuổi thơ sang người lớn, giai đoạn này xảy ra đồng thời hàng loạt những biến

đổi về thể chất, tâm lý, các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu và

nhiệm vụ phát triển Tuổi này có sự nỗ lực cao nhất tìm kiếm, khẳng định sự

độc lập, thoát khỏi sự kiểm soát của người lớn, có nhu cầu tự thể nghiệm các

năng lực, tự khẳng định, nhu cầu xã hội hoá, phát triển mạnh cá tính tràn đầy

xúc cảm, dễ xúc động, khó kiểm chế xúc cảm bột phát, dễ bị tổn thương Trạng thái tình cảm thất thường, chưa ổn định, thoắt vui rồi lại thoát buồn, khó kiểm soát xung tính, dễ bị kích động, dễ thất bại trong sự tự đánh giá, tự phê

phán Đây là giai đoạn hình thành và phát triển mạnh những cấu trúc tâm lý tương đối bền vững về các giá trị đạo đức, đạo lý, về mục đích sống của bản thân

Tuổi sinh viên là sự tiếp nối giữa giai đoạn cuối vị thành niên sang đầu

giai đoạn người lớn trưởng thành với những đặc trưng nổi bật của sự xã hội

hoá, phát triển tư duy trừu tượng, phát triển cá tính đặc biệt là sự phát triển của những nhu cầu hứng thú có tính thế giới quan, nhân sinh quan, đạo lý, hoài bão vươn tới lý tưởng

Như vậy cùng với sự chín muồi của các cấu trúc tâm-sinh lý đặc trưng, lứa tuổi TNHS, SV được xem là một tầng lớp xã hội đặc biệt nhạy cảm với cái mới, giàu khát vọng và ước mơ, luôn muốn vươn tới cái chân, thiện, mỹ, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm Song đại bộ phận TNHS, SV còn thiếu

vốn sống, thiếu chín chắn, đôi khi họ tưởng có thể rời non lấp biển mà chưa lường hết những điều kiện, khó khăn phải đương đầu Do vậy tăng cường giáo

duc DD, TTCT, LS cho TNHS, SV có ý nghĩa “sống còn” cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của các trường,đặc biệt là các trường đại học

Trang 21

Xuất phát từ vai trò, vị trí của TNHS, SV trong su nghiép CNH, HDH, tir những đặc điểm tâm-sinh lý của TNHS, SV trong hoàn cảnh xã hội hiện nay mà công tác giáo dục nói chung, gido duc DD, TTCT, LS noi riéng cho TNHS, SV vừa có ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa chính trị xã hội, vừa có ý nghĩa kinh tế

IH - MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TÁC KHI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BD, TTCT, LS CHO TNHS, SV HIEN NAY

3.1 Một số quan điểm chỉ đạo khi đánh giá thực trạng

Đánh giá ĐĐ, TTCT, LS là một vấn đề phức tạp, nhất là trong hoàn cảnh

xã hội hiện nay, vì ĐĐ, TTCT, LS là hình thái ý thức xã hội, luôn bị chế ước,

chi phối bởi những vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, điều kiện môi trường sống Khi đánh giá phụ thuộc vào quan điểm, cách nhìn của người nhận định

Xuất phát từ thực tế trên đây khi khảo sát.đánh giá thực trạng cần quán

triệt một số quan điểm sau:

- Quan điểm biện chứng, lịch sử;

- Quan điểm đánh giá toàn diện, đồng bộ, nhất quán; - Quan điểm khách quan;

- Quan điểm thực tế

(1) Quan diém biên chứng lịch sử

Nội dung cơ bản của quan điểm này là khi xem xét một hiện tượng xã hội cần phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng của các yếu tố chi phối, chế ước nó trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhất định Đồng thời lại phải xem

xét sự hình thành, phát triển của sự vật, hiện tượng theo qui luật vận động của

chính sự vật, hiện tượng đó” Cu thể trong khi đánh giá ĐĐ, TTCT, L§S của HS,

SV chúng ta phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

+ Xác định tiêu chí đánh giá phải thể hiện được những yêu cầu, những chuẩn mực ĐĐ, TTCT, L§ của con người Việt Nam ở thời kỳ CNH, HĐH

Những giá trị đạo đức phải kế thừa những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc

và tiếp thu được các giá trị tích cực của thời đại

Những tiêu chí về ĐĐ, TTCT, LS phải phản ánh qui luật của mối quan

hệ giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc Những chuẩn giá trị ĐĐ,

TTCT, LS là những phẩm chất nhân cách của con người Việt Nam của thời kỳ

CNH, HĐH đất nước

1 Xem Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm - Lịch sử Giác dục Thể giới NXB Giáo dục 1998 tr.15-12

Trang 22

+ Khi xem xét, đánh giá thực trạng cần thấy mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng chi phối lẫn nhau giữa các phạm trù ĐĐ, TTCT, LS và pháp luật cũng

như mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ, xúc cảm, tình cảm và hành vi của TNHS, SV

+ Quán triệt quan điềm lịch sử không chỉ là sự phản ánh tồn tại, mà cần

đưa ra dự báo sự vận động, xu thế phát triển của các hiện tượng ĐĐ, TTCT, LS

0 HS, SV

Quan điểm chỉ đạo trên đây đã được quán triệt trong quá trình phân tích,

xác định những khái niệm, cấu trúc, xây dựng các chỉ số, các tiêu chí nhằm

xây dựng một bộ công cụ khảo sát có độ tin cậy cao

(2) Quan điểm đánh giá nhất quán, toàn điện

Cần xác định đúng những giá trị DD, TTCT, LS phản ánh đầy đủ những quan hệ chủ yếu của chủ thể ( HS, SV) trong thời đại ngày nay như các quan

hệ: với bản thân, với việc học tập và rèn luyện, với công việc xã hội, với mọi người và với môi trường sống

Những tiêu chí đánh giá thực trang DD, TTCT, LS ca HS, SV thé hién ở ba mặt: đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống, từng mặt trên ba bình diện: nhận thức, thái độ và hành vi Sau khi xử lý tổng hợp các chỉ số đo cho phép nhận định khá toàn diện thực trạng ĐĐ, TTCT, LS của mỗi HS, SV Mặt khác chuyên để dùng các phương pháp xử lý phân tích hiện đại như phân tích

ANOVA, phân tích tương quan hồi quy hợp biến, phân tích yếu tố trên phần

mền xử lý chuyên dụng SPSS (9.0) nhằm cung cấp bức tranh khái quát, chỉ tiết

về thực trạng ĐĐ, TTCT, LS của đối tượng khảo sát Đồng thời trên cơ sở phân

tích mối quan hệ tương quan giữa ĐĐ, TTCT, LS, tương quan giữa nhận thức, thái độ, hành vi đưa ra những dự báo

(3) Đảm bảo tính khách quan

Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng khi đánh giá thực

trạng một vấn đề xã hội phức tạp

Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá là phản ánh đúng thực trạng đang tồn tại của nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐ, TTCT, LS ở HS, SV

Khi phân tích nhận định phải dựa trên những sự kiện, số liệu phù hợp với thời điểm đánh giá Không áp đặt và suy diễn làm sai lệch hiện thực khách

quan

Trang 23

nhiều phương pháp, nhiều lực lượng khác nhau để nhận định đánh giá về đối tượng, về các sự kiện hoặc hiện tượng

Trước hết, coi trọng tự đánh giá của chủ thể bằng phương pháp trắc

nghiệm khách quan Nghĩa là về một vấn đề có thể được kiểm chứng qua các

câu hỏi khác nhau Qua đó cho thấy đối tượng trả lời có trung thực hay không

Qua xử lý có thể loại trừ những trường hợp trả lời thiếu khách quan

Kết hợp sự tự đánh giá của chủ thể với sự đánh giá của các lực lượng có liên quan như: giáo viên, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, ý kiến cán bộ nghiên cứu Để có những đánh giá định tính và định lượng, khi nghiên cứu đã kết hợp giữa phỏng vấn sâu, tọa đàm, xin ý kiến chuyên gia với phương pháp khảo sát trên diện rộng, với đối tượng khảo sát lớn đại diện cho một tập hợp mẫu, chẳng hạn khi nhận định đặc điểm hay xu thế về ĐĐ, TTCT, LS cia SV

phải xem xét hiện tượng đó xảy ra ở nhiều hay ít trường, nhiều nơi hay ít nơi, số người nhận định hiện tượng đó nhiều hay ít để tìm hiểu tính phổ biến hay

đặc thù của hiện tượng, tính chất và xu thế của hiện tượng

(4) Quán triệt quan điểm thực tiễn

Quan điểm thực tiễn được quán triệt trong nghiên cứu đánh giá thực

trạng cũng như khi đề xuất giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT, LS cho HS, SV Quan điểm thực tiễn được thể hiện từ việc xác định mục tiêu nghiên cứu, lựa chọn chuẩn, tiêu chí đánh giá đều nhằm phản ánh khách quan thực

trạng nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐ, TTCT, LS của HS, SV, bước đầu đưa ra

dự báo mong muốn của HS, SV về một số vấn đề xã hội Với kết quả đánh giá thực trạng đúng, sẽ là một cơ sở thực tế để đổi mới công tác giáo duc DD, TTCT, LS ở các trường học, đặc biệt các trường ĐH góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục - đào tạo toàn diện thế hệ thanh niên thực hiện CNH, HĐH đất nước

Đánh giá thực trạng ĐĐ, TTCT, LS của HS, SV, cũng như nhận định

công tác giáo dục tránh tư tưởng cầu toàn Nghiên cứu ĐĐ, TTCT, LS là một

vấn đề phức tạp và luôn biến động, vì vậy mọi nhận định đánh giá là tương đối theo qui luật của các hiện tượng xã hội Quan điểm xem xét các vấn đề xã hội trên đây không đồng nghĩa với sự tắc trách trong nghiên cứu Ngược lại càng đồi hỏi sự thận trọng trong quá trình nghiên cứu

Trên đây là một số quan điểm được coi như nguyên tắc đã quán triệt trong quá trình đánh giá thực trạng ĐĐ, TTCT, LS của HS, SV hiện nay

Trang 24

3.2 Các nguyên tắc xây dựng giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT, LS cho HS, SV

Cơ sở xây dựng hệ thống các giải pháp giáo duc DD, TTCT, LS cho HS,

SV trong từng giai đoạn lịch sử có những điểm khác nhau Việc để xuất các

giải pháp giáo dục này không thể tuỳ tiện, lại càng không thể xuất phát từ

những ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan của

sự phát triển xã hội, từ thực tiễn công tác giáo dục ĐĐ, TTCT, L§S của HS, SV,

từ đặc điểm tâm-sinh lý lứa tuổi Do vậy các giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT, LS

cho HS, SV phải tôn trọng các nguyên tắc sau :

(1) Các giải pháp gido duc DD, TTCT, LS cho TNHS, SV phdi mang tính kế

thừa Công việc giáo dục ĐĐ, TTCT, LŠ lâu nay vẫn làm, do vậy từng

trường có thể đã có các giải pháp Vấn đề là cần xem xét đánh giá, phân tích hiệu quả của những giải pháp này nhằm chọn lọc ra những giải pháp vẫn có tác dụng để kế thừa, phát triển hoàn thiện nó trong tình huống,

hoàn cảnh mới

(2) Các giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT, LS phải căn cứ trên những phát hiện, khám phá từ kết quả nghiên cứu thực trạng Với bộ công cụ nghiên cứu

ng

với sự phối hợp của các phương pháp khác sẽ cung cấp những cơ sở dit thực trạng được thiết kế công phu, có độ tin cậy và độ hiệu lực tốt,

liệu tốt nhất cho việc dé xuất các giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT, LS cho

TNHS, SV

+E

(3) Các giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT, LŠ phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và phải phát huy được tính tích cực của chủ thể Việc để xuất

bất cứ giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT, LŠ nào cũng phải xuất phát từ đặc

điểm tâm-sinh lý lứa tuổi nếu không nhất định sẽ kém hiệu quả hoặc thất

bại Lứa tuổi học sinh lớnlsinh viên có nhu cầu tự lập, tự khẳng định mình,

được tôn trọng, được đánh giá công bằng và đặc biệt nhạy cảm Do vậy,

các giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT, L§Š phải được họ thông hiểu, tự nguyen tham gia, tránh áp đặt từ trên theo kiểu mệnh lệnh Các giải pháp cần fink đến khả năng làm thế nào để tạo nhiều nhất những cơ hội, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo và sự nhiệt tình của HS, SV

Trang 25

(4) Cac gidi phdp phải đảm bảo sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình, vã

hội, trong đó nhà trường giữ vai trò định hướng, tổ chức, kiểm tra đánh giá Giáo dục ĐĐ, TTCT, LS là công việc của toàn xã hội, song nhà trường đóng vai trò định hướng, tổ chức, kiểm tra đánh giá Vì giáo dục ĐĐ,

TTCT, LS một quá trình diễn ra liên tục, thường xuyên chịu sự chỉ phối bởi

những điều kiện khách quan (tác động bên ngoài) và chủ quan (tác động bên trong) Do vậy, các giải pháp phải phát huy được tiềm năng của các lực lượng trong và ngoài nhò trường tham gia vào công tác giáo dục ĐỒ,

TTCT, LS của HS, SV Đồng thời, các giải pháp giáo dục muốn có hiệu quả

cần phải tạo ra sự thống nhất, đồng bộ giữa môi trường giáo dục và quá

trình giáo dục xã hội với hoạt động tự hoàn thiện của cá nhân

(5) Các giải pháp phái dảm bảo kết hợp nâng cao nhận thức với việc hình

thành thái độ, tình cẩm, niềm tin và hành vì Giáo dục ĐĐ, TTCT, LS là

một quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với việc hình thành thái độ, xúc cẩm, tình cảm, niêm tin và hành vi Như vậy, các giải pháp phải giúp cho quá trình giáo dục ĐĐ, TTCT, L§ diễn ra thường xuyên, có tính quy trình, có tính hệ thống Phải tác động vào các khâu của quá trình giáo dục DD, TTCT, LS (mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện công tác giáo dục ) trên các bình diện: nhận thức thái độ, tình cảm, hành vì Điều

này đòi hỏi phải có những phương thức hữu hiệu nắm bắt kịp thời những nguyện vọng, tâm tư, tình cẩm của TNHS, SV, phát hiện sớm những lệch

lạc, thiếu hụt trong nhận thức, thái độ, hành động của họ nhằm kịp thời

điêu chỉnh, bổ xung Đông thời phát hiện sớm những nhân tố tích cực, điển hình để phổ biến nhân rộng nhằm tạo ra một dòng chảy liên tục các phong

trào, các hoạt động (trên cơ sở có tổ chức, có nội dung, cô mục tiêu, có sơ

kết tổng kết, có đánh giá rút kinh nghiệm)

(6) Các giải pháp không chỉ hướng vào đối tượng học sinh, sinh viên mà còn

hướng vào cả đội ngũ quản lý, giáo viên Đối tượng của giáo duc DD,

TICT, LS khéng chi la HS, SV ma con là những người lớn có liên quan, trước hết là đội ngũ thầy cô, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý Do vậy, các

giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT, LS phải nhằm không chỉ là TNHS, SV mà cả đội ngũ thầy cô, các cán bộ quản lý các giải pháp giáo dục DD,

Trang 26

khoá, phong trào mà ngay trong các môn học thể hiện ngay trong các tiết học trên lớp, trong các giờ thực tập, đi thực tế:

(?) Giáo dục ĐĐ, TTCT, LS phải tính đến tính da dạng của các hoạt động của

đời sống HS, SV Xuất phát từ quy luật nhán cách hình thành và phát triển thông qua hoạt động giao lưu, hoạt động thực tiễn của con người trong lao

động, học tập, thể thao, văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí, tiếp xúc với

thiên nhiên Do vậy, các giải pháp giáo dục ĐĐ, TTCT, LS không chỉ là

thuyết giáo, tuyên truyền mà cần thông qua các hoạt động của đối tượng

giáo dục Càng đa dạng hoá các loại hình hoạt động thì càng tạo môi trường, tạo cơ hôi, đồng thời tạo phương thức tự rèn luyện, tự kiểm tra tự

Trang 27

Chuong II

THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC, TU TƯỞNG CHINH TRI, LOI SONG CUA

HS, SV VA THUC TRANG CONG TAC GIAO DUC DAO BUC, TU

TUONG CHINH TRI , LOI SONG CHO HS, SV TU KET QUA HOI CUU TU LIEU

Để nghiên cứu thực trạng trước hết chúng tôi sử dụng phương pháp,

nghiên cứu văn bản, hồi cứu tư liệu

L Mục đích và cách tiến hành hồi cứu tư liệu

Để đánh giá khách quan, chính xác về thực trạng tư tưởng - chính trị,

đạo đức, lối sống của học sinh (HS), sinh viên (SV), đồng thời với việc sử dụng các phương pháp trắc nghiệm, phỏng vấn sâu, toạ đàm, hội thảo với HS,

SV, GV, cán bộ Đảng, Đoàn, cán bộ quản lý các trường đại học và THPT, đề tài còn sử dụng phương pháp hồi cứu tư liệu

Việc hồi cứu tư liệu được tiến hành như sau:

1 Thu thập các tư liệu có liên quan từ các nguồn:

+ Kết quả nghiên cứu các đề tài: Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính

trị, đạo đức và lối sống cho HS, SV trong hệ thống giáo dục quốc dân (NN?) Những đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách của con người Việt Nam trong

sự phát triển kinh tế xã hội (KHXH - 07- 04), Chuẩn mực và giải pháp hình

thành đạo đức con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá (KHXH - 04- 04), Giáo dục một số giá trị nhân văn cốt lõi cho HS phổ thông qua môn Đạo đức và môn Giáo dục công dân ( B 96 - 49 - 19), Cải tiến nội

dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT

trong giai đoạn hiện nay( B98 - 49 - 55), Giáo dục truyền thống cho HS trong giai đoạn hiện nay( C14 - 96), Xây dựng nội dung và biện pháp giáo dục lối sống lành mạnh trong quan hệ với bạn khác giới( Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hột), Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên ĐHSP phục vụ CNH, HĐH đất nước ( QG/ 96/ 08), Thực trạng

và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong sinh viên ĐH GTVT

+ Tài liệu, báo cáo tổng kết, Văn kiện đại hội, của các trường đại học và các cơ quan như: Vụ Công tác chính trị (Bộ GD - ĐT); Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - thương binh - xã hội); Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam, Viện Nghiên cứu thanh niên, Ban Trường học, Ban Tư tưởng - Văn hố (TW Đồn TNCS Hồ Chí Minh): Tổng cục Chính trị, Cục Nhà trường (Bộ

Trang 28

Quốc phòng), Ban Tuyên huấn, Ban Nghiên cứu (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

Nam):

+ Kỷ yếu các Hội thảo khoa hoc: Giáo dục đạo đức chơ sinh viên các trường

đại học ( Hà Nội 10/ 1996), Giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên học sinh ( Hà Nội 3/ 1997), Giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh, sinh viên ( Hà Nội / 1997), Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị,

lối sống cho học sinh, sinh viên Việt Nam( Hà Nội 12/ 2000),

+ Các báo và tạp chí: Nhân Dân, Hà Nội mới, Sài gòn giải phóng, Tiền phong,

Tuổi trẻ, Giáo dục và Thời đại, Nghiên cứu giáo dục, Thông tin khoa học giáo

dục, Bản tin GD & ĐT, Quân đội nhân dân, Phụ nữ, Công an nhân dân, An ninh thủ đô, Pháp luật và đời sống,

2! Phân loại các tư liệu thu thập được theo từng vấn đề

3/ Đọc, phân tích, so sánh và rút ra kết luận chung về thực trạng đạo

đức, tư tưởng - chính trị, lối sống của HS, SV

Kết quả là chúng tôi đã thu thập được 32 tài liệu và 426 bài báo về thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay

IL Kết quả hồi cứu tư liệu

2.1 Thực trạng tư tưởng- chính trị, đạo đức, lối sống của HS, SV 2.1.1 Lí trồng sống:

a/ Phần lớn các tài liệu thu thập được đều khẳng đinh: rình hình tư tưởng cia HS, SV có nhiêu thay đổi tích cực Niêm tin đối với Đảng và sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo ngày càng được củng cố vững chắc Nếu

như vào những năm đầu của thập kỉ 90, trước sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu, trước những khó khăn của những năm đầu đổi mới,

không ít HS, SV đã thiếu tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng CNXH, sự nghiệp

đổi mới đất nước thì những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước những

năm gần đây đã đem lại những thay đổi căn bản, tích cực cho xã hội Việt Nam

và đã ảnh hưởng tích cực đến tư tưởng - chính trị của thanh niên Việt Nam, trong đó có HS, SV

Kết quả điều tra xã hội học của Viện nghiên cứu thanh niên cho thấy: Năm 1993 có 61% SV được điều tra tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; Năm 1994 có 69% SV được hỏi cho rằng họ đã nhập cuộc với công cuộc đổi mới của đất nước; gần 50% SV cho rằng công cưộc đổi mới đã đem lại cơ

Trang 29

rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước và thể hiện điều đó ngay trong lĩnh vực học tập, công tác của mình; Năm 1998 có 94% sinh viên tự đánh giá có quan tâm và hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp đổi mới đất nước

Báo cáo của Ban chấp hành TW Hội SV Việt Nam (khoá V) tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội SV Việt Nam lần thứ VỊ đã khẳng định: “Sinh viên

nước ta trong thời kì mới đã và đang kế tục xuất sắc truyền thống cách mạng của cha anh; luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo cua Dang, hang hái tham gia công

cuộc đổi mới đất nước; sớm có ý thức lập thân, lập nghiệp, khát khao được

cống hiến và trưởng thành”

Hội nghị giao ban công tác chính trị các trường đại học, cao đẳng toàn

quốc tháng 10/ 1998 tại Huế đã thống nhất kết luận: “Tình hình tư tưởng của

SV thời gian qua nhìn chung là ổn định, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của

Đảng, chấp hành tốt nội qui, qui chế của nhà trường”

Trên đây là các nhận định, đánh giá của các cơ quan, các ngành và đoàn

thể xã hội về niềm tin, lí tưởng của HS, SV Thế còn bản thân SV, HS tự nhìn nhận, đánh giá vấn đề này như thế nào ? Vương Vũ Thắng (SV Trường đại học

KHTN, ĐHQG Hà Nội) khẳng định: “Lí tưởng cách mạng của tuổi trẻ ngày nay cũng chính là lí tưởng cách mạng của Đảng, không chỉ là thực hiện thành công CNH, HĐH, xây dựng đất nước giàu mạnh, mà còn tạo ra một xã hội

công bằng, văn minh” Còn Nguyễn Trọng Hoà, SV K41B Khoa Triết học, Đại

học KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội đã viết: “Không phải thanh niên chúng tôi

đang lu mờ về lí tưởng mà chỉ là một số rất nhỏ, số này théo khuynh hướng phát triển chung sớm muộn gì cũng sẽ bị đào thải Hãy tin ở chúng tôi và lí tưởng mà chúng tôi đang phấn đấu”

Kết quả khảo sát SV khoá 373 ĐH KTQD do SV Nguyễn Đức Hiển tiến

hành đã chứng minh rất rõ những khẳng định trên với 96,3% SV được hỏi cho

rằng học để phục vụ sự phát triển đất nước; 97,87% tin tưởng tuyệt đối vào

công cuộc đổi mới đất nước; 85,93% SV mong muốn vào Đảng; 73,3% SV tin

tưởng vào đường lối XHCN; 65,4% SV khẳng định cần phải đi đôi việc rèn

luyện bản lĩnh chính trị bên cạnh việc nâng cao chuyên môn

b/ Niềm tin của thanh niên HS, SV đối với Đảng, đối với sự nghiệp đổi

mới còn được thể hiện ở nguyện vọng vào Đảng của họ Hầu hết các bài báo, các tài liệu đều nhận định : số §V có nguyện vọng gia nhập Đảng CSVN ngày càng tăng; số SV uu ni duoc kết nạp Đảng hàng năm cũng tăng nhanh Kết

Trang 30

quả khảo sát SV khoá 373 ĐHKTQD cho thấy 85,93% SV mong muốn được

đứng trong hàng ngũ Đảng; Số SV ưu tú được kết nạp Đảng hàng năm cũng

tăng nhanh Trong 4 năm, từ 1994 đến 1997 chỉ tính các trường đại học cao

đẳng đóng ở địa bản Hà Nội, số lượng SV được kết nạp Đảng tăng 3,5 lần

(theo TW Hội SV Việt Nam)

Theo báo cáo của Bộ GD - ĐT thì trong 3 năm (1996 - 1998) các trường ở khu vực Hà Nội đã kết nạp được 566 Đảng viên là SV, đưa tổng số SV là

Đảng viên trong 39 trường ĐH và CÐ lên là 800 em Ở trường ĐHKTQD năm

1994 trong tổng số 14 Đảng viên được kết nạp có 9 em là SV Năm 1995 có

32/ 34 Dang viên được kết nạp là SV, năm 1996 có 38/ 42, năm 1997 co 38/

45 Đảng viên được kết nạp là SV -

Theo báo cáo của Ban chấp hành TW Hội Sinh viên Việt Nam thì năm học 1996 - 1997 khu vực miền Bắc có 350 SV, miền Nam có 19 SV được kết nạp Đảng Đặc biệt 10/ 1998, có 3 HS phổ thông ở trường PTTH Thoại Ngọc Hầu, TX Long Xuyên, An Giang được kết nạp Đảng

Mới đây, theo ông Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Bộ GD - ĐT thì số

lượng SV được kết nạp của một số trường mấy năm vừa qua như sau:

TT | Tên trường Số SV SốSV | Số SV được | Tổng số SV Ì

Trang 31

Tuy nhiên tất cả các tư liệu thu thập được đều nhận định số SV duoc két nạp Đảng như vậy là còn quá ít so với tổng số SV Theo tác giả Nguyễn Ngọc Nam (ĐH Nông nghiệp ]) thì trong những năm gần đây ( tính đến năm 1998), trung bình hàng năm mỗi trường chỉ kết nạp được 10 SV vào Đảng Còn theo tác giả Phạm Thanh Hà, thì con số còn thấp hơn: 5 - 7 SV vào Đảng/ trường/

năm Thậm chí nhiều trường mấy năm liền không kết nạp được SV nào vào Đảng

Theo tác giả Phí Quốc Thuyên: Trường ĐHBK Hà Nội có tổng số 20.000 SV Vậy mà mỗi năm trung bình chỉ kết nạp được 20 SV vào Đảng, tỷ

lệ L/ 1000 Trường ĐHSP Hà Nội, một trong những trường có số SV được kết

nạp Đảng thuộc diện nhiều nhất khối các trường sư phạm cả nước, mỗi năm cũng chỉ kết nạp được khoảng 40 đảng viên là SV, chiếm tỷ lệ gần 0,6%

Phân tích các tài liệu, các bài báo cho thấy có sự đánh giá chưa thống

nhất về tỷ lệ SV được kết nạp Đảng còn hạn chế SV thì cho rằng do:

+Tiêu chuẩn xét chọn kết nạp Đảng đối với SV còn quá khắt khe, chưa

hợp lí

+ Các cấp quản lí, chỉ bộ cơ sở và Đoàn trường còn chưa quan tâm bồi dưỡng và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng

Vẻ vấn đề này, Ban CHTW Hội SV Việt Nam trong báo cáo tổng kết

công tác năm học 1996 - 1997 đã nhận dinh: Hién nay rdt nhiéu SV có nguyên vọng đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhưng do quan niệm về kết nạp Đảng viên SV ở nhiều cấp uỷ Đảng nhà trường còn chưa thống nhất, chưa có sự đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng SV và do sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân SV

chưa thật cao nên công tác này còh hạn chế:

Còn theo ông Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Bộ GD - ĐT việc kết nạp SV vào Đảng hiện nay có những khó khăn sau:

+ SV trong một trường thường có số lượng đông, nơi ở của gia đình có địa bàn rộng, việc cử người và cấp kinh phí đi thẩm tra lý lịch có lúc còn gặp

khó khăn Việc thẩm tra lý lịch qua con đường bưu điện thường ít hiệu quả

+ Khi nhập trường, trong SV thường có rất ít đảng viên, nên chi bộ của

SV thường phải ghép của nhiều khoa, ghép với chỉ bộ GV hoặc chi bộ cán bộ,

nên có khó khăn trong việc theo dõi, giúp đỡ Số SV được kết nạp vào Đảng

cũng thường vào năm cuối nên ít có tác động đến công tác phát triển Đảng ở

Trang 32

này cũng còn chưa thông, cho rằng SV chưa qua môi trường sản xuất, chiến đấu

+ Những SV là Đảng viên mới ra trường, trong quá trình tìm việc không có nơi sinh hoạt Do vậy rất khó khăn cho họ, nhất là Đảng viên đang trong

thời gian dự bị

Nhận định trên đây theo chúng tôi là khá chính xác Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng: chính sự thiếu quan tâm của các cấp quản lí, chỉ bộ cơ sở

và Đoàn trường trong việc bồi đưỡng và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng và sự khắt khe trong tiêu chuẩn kết nạp SV vào Đảng đã làm giảm nhiệt tình

phấn đấu vào Đảng của nhiều SV

Ngoài ra, tất cả các tư liệu thu thập được đều thừa nhận vẫn còn một bộ phận SV không muốn phấn đấu vào Đoàn, vào Đảng Nhiều người trong số họ

đã quan niệm một cách thực dụng “học là chính, dù là Đảng viên hay không thì kiếm được việc làm mới là quan trọng”

2.1.2 Tính tích cực xã hội của HS, SV

Qua các tài liệu, các bài báo thu thập được, chúng tôi thấy đều có chung một nhận định là thanh miên, HS, SV hiện nay tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội, đặc biệt là những hoạt động có nội dung thiết thực, cụ thể như: phong trào “chăm sóc, phục dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng”, “vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai”, phong trào “tặng quà chiến sĩ Trường Sa”, phong trào “Ánh sáng văn hoá”, “Chiến dịch mùa hè xanh”, “ Thanh niên tình nguyện”, “Hát cùng anh bộ đội Cụ Hồ”, tham gia chào mừng các sự kiện

chính trị - xã hội của đất nước bằng các hoạt động văn hoá - thể thao cụ thể,

sôi nổi, hấp dẫn

Theo Viện Nghiên cứu thanh niên:

+Trong năm 1999-2000 có gần 10.000 SV của hơn 50 trường đại học

tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện ở địa phương

+Hè năm 2000, gần 20.000 SV các trường đại học ở Hà Nội tham gia chiến dịch “Mùa hè thanh niên tình nguyện năm 2000”

Trang 33

hoạt động chính trị -xã hội này, SV đã thể hiện rõ lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm trước cộng đồng và nâng cao vị thế xã hội của mình

Tính tích cực của HS, SV, đã được Ban CHTW Hội SV Việt Nam đã đánh giá một cách lạc quan như sau: “Tính tích cực xã hội của tuổi trẻ học

đường chẳng những đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực mà còn là môi

trường học tập và rèn luyện của SV, nâng cao vị trí của người SV trong xã

hội”

Song kết quả khảo cứu tư liệu cũng cho thấy: Vẫn còn một số HS, SV ngại tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội Về nguyên nhân một

so SV, HS hién nay tham gia sinh hoạt Đoàn chưa tích cực, tự giác, nhiều bài

báo, tài liệu đã cho rằng đo nội dung, hình thức sinh hoạt Đoàn còn nghèo nàn,

tẻ nhạt; thiếu cơ sở vật chất, thiết bị cho các hoạt động Đoàn, .nên không thu hút, lôi cuốn được đoàn viên

Quan tâm đến thời sự, chính trị trong và ngoài nước

Nhiều tài liệu thu thập được đã có chung nhan dinh: HS, SV hiện nay có

sự quan tâm nhiều hơn đến tình hình kinh tế - xã hội ở rong nước và quốc tế,

Đây là một nét mới trong sự phát triển ý thức xã hội của SV Tuy nhiên, kết quả khảo sát SV Đại học Sư phạm Hà Nội cho thấy: Những chủ trương, chính

sách mới của Đảng, Nhà nước chỉ đứng thứ 20 và những diễn biến kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới chỉ xếp thứ 21 trong bảng xếp loại 30 vấn dé quan tâm của SV sư phạm Cũng theo kết quả khảo sát SV sư phạm, 10 vấn đề

SVSP quan tâm nhất hiện nay (xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp) là:

1 Tương lai, nghề nghiệp của bản thân

Nâng cao trình độ học vấn của bản thân Giữ gìn quan hệ với thầy cô giáo

Các vấn đề khoa học Hên quan đến chuyên môn

Tư cách người SV sư phạm i

Van dé TNXH trong SV

Té nan x4 hoi va cdc van dé x4 hoi khác

Trang 34

2 Sinh hoạt cá nhân 3, Các vấn đề xã hội

4 Sinh hoạt tập thể

5 Quan hệ

Như vậy có thể thấy SV sư phạm quan tâm nhiều đến các vấn đề của bản thân mình hơn là các vấn đề của tập thể, của xã hội

2.1.3 Về đạo đức - lối sống

- Thể hiện trong học tập, nghiên cứu khoa học

Phần lớn các tư liệu thu thập được đều đánh giá: Đa số HS¬SV hiện nay năng động trong học tập - nghiên cứu quan tâm lo lắng đến kết quả học tập

của minh; HS-SV chăm học hơn

Để chuẩn bị trí thức, nghề nghiệp cho tương lai, nhiều sinh viên cùng

một lúc học 2 - 3 trường đại học với các chuyên ngành khác nhau Phong trào

học thêm nghề, học thêm ngoại ngữ, tin học phát triển mạnh Theo điều tra của Viên Nghiên cứu phát triển giáo dục SV: 70% học thêm ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh); 30 % học thêm tin học; 25% học thêm nhiều môn khác

Tư tưởng trung bình chủ nghĩa kéo dài trong nhiều năm đã được khắc

phục đáng kể Sở đĩ có sự chuyển biến đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó

có nguyên nhân đo đòi hỏi của thị trường lao động, do việc đổi mới quy trình đào tạo, đổi mới tổ chức, quản lý quy trình đào tạo đã kích thích, tạo ra động

lực học tập của SV,

Phong trào thi đua học tập trong SV, HS được nâng cao Nhiều SV còn mạnh dạn tích cực tham gia tập dượt nghiên cứu khoa học Theo báo cáo của

55 trường đại học: Trong năm học 1999-2000 đã có gần 10.000 đẻ tài nghiên

cứu khoa học với sự tham gia của gần 20.000 SV Nhiều công trình khoa học

xuất sắc của SV đã được lựa chọn để trao giải thưởng của Bộ Giáo dục - Đào

tạo và của quỹ VIFOTEC Chỉ tính riêng các trường đại học ở Hà Nội đã có 195 đề tài nghiên cứu khoa học của SV được giải thưởng cấp Bộ

Hiện tượng học lệch, chỉ tập trung vào một số môn thi cử là phổ biến trong SV, HS Nhìn chung, chất lượng học tập của học sinh - sinh viên vẫn

chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu của việc phát

triển nguồn nhân lực cho đất nước

Trang 35

SV, đặc biệt là SV Hiên tượng này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác

nhau như quay cóp, thi hộ, mua bằng, xin điểm

Hiện tượng quay cóp không những có ở những HS học đốt, lười học mà

còn ở cả những SV học khá cũng quay cóp để được điểm cao, được học bổng

và vì quan niệm coi quay cóp là chuyện bình thường, không quay cóp không

phải là HS, SV

- Thể hiện trong quan hệ xã hội, giao tiếp, ứng xu

Sinh viên ngày nay đã thể hiện sự “tự tin”, “nãng động”, “chủ động”

, “tích cực” hơn trước kia rất nhiều Sở đĩ như vậy là do sinh viên ngày nay có điều kiện gặp gỡ, giao lưu rộng rãi hơn giữa các vùng, miền, đối tượng và kể

cả giao lưu quốc tế

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KHXH 04- 04, các chuẩn mực đạo

đức đang được HS, SV coi trọng hơn cả là: Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo

(99,7%); Hiếu thảo với ông bà cha mẹ (99,1%); Cư xử lễ độ, lịch sự (96,5%);

Biết ơn (98,3%)

Ngày nay, quan hệ của HS, SV với thầy cô giáo đã có sự chủ động, tích cực, thiết thực và đân chủ hơn Họ chủ động chọn thầy, chọn nơi học, cốt sao

cho đạt hiệu quả không e ngại, câu nệ, thụ động như trước kia Đại đa số HS,

SV biết kính trọng, lễ phép, biết ơn đối với các thầy cô giáo song cũng có một số biểu hiện tiêu cực như:

+ Mua bán điểm, cho qua các kỳ thi

+ Chỉ quan tâm tới các thầy cô giáo trực tiếp dạy mình

+ Một bộ phận HS, SV còn vô lễ, thiếu tôn trọng trong nói năng, cư xử

với thầy cô giáo Cá biệt còn có hiện tượng hành hung thầy cô giáo

Quan hệ tình bạn, tình yêu, của sinh viên ngày nay rất đa dạng, sinh

động, phong phú và thực tế hơn các thế hệ trước kia Họ mong muốn được tự do thể hiện lối sống và tự trải nghiệm để trưởng thành Tuy nhiên, trong tình

bạn, tình yêu có xu hướng thực dụng, phóng túng và thiếu trách nhiệm với nhau Nếu như trước đây, các chuẩn mực “ Chung thuỷ”, “ Tình yêu trong sáng, lành mạnh” được các thế hệ cha anh coi trọng, thì lại bị HS, SV ngày nay xem nhẹ ( KHXH 04 - 04) Tình trạng SV có quan hệ tình dục trước hôn nhân, tình trạng nữ sinh nạo phá thai tăng lên đáng lo ngại:

+ Trong năm 1998 tại TP Hồ Chí Minh đã có 138.222 ca nạo hút thai, trong đó đáng lo ngại nhất là có đến 1240 ca nạo phá thai ở lứa tuổi dưới 18

Trang 36

+ Trong 6 tháng đầu năm 2000, ở TP Hồ Chí Minh có 65.232 ca phá

thai từ 15 — 18 tuổi

+ Theo các số liệu tổng hợp của đợt nghiên cứu, khảo sát KAB tại một

số trường Đại học ở phía Nam năm 1999, trong số I 560 SV được hỏi có 79,3% nam SV nói rằng đang có bạn tình là nữ SV và đã có quan hệ tình dục; 10, 74% nam SV có quan hệ tình dục với gái đứng đường; 7,41% nam SV ngủ với gái nhà hàng; 0, 83% với gái mát xa; 6,83% với bạn gái mới quen không lâu; 237 nữ SV thừa nhận có quan hệ tình

dục lần đầu với bạn trai

Một số ít sinh viên đã tham gia vào các quan hệ xã hội tiêu cực, làm

những việc vi phạm đạo đức, luật pháp như: buôn lậu, tham gia vào các nhóm

trộm cắp, lừa đảo Xu hướng xử lí các mâu thuẫn trong quan hệ xã hội bằng

bạo lực cũng g1a tăng

Một số ít sinh viên có xu hướng thương mại hoá trong quan hệ

- Thể hiện trong sinh hoạt

Sinh viên hiện nay có ý thức tự lập cao hơn Trong điều kiện Nhà nước

xoá bỏ cơ chế bao cấp, phần lớn sinh viên theo học ở các trường Đại học và Cao đẳng đều phải tự túc kinh phí, từ tiển điện nước đến sinh hoạt ăn ở, mua

tài liệu học tập Đa số sinh viên phải tự bươn trải làm thêm để kiếm tiền ăn

học Những SV này đã biết vượt khó vươn lên, vừa làm, vừa học mà nhiều em

vẫn học giỏi, trưởng thành tốt Họ đã không nề hà, làm đủ nghề : từ đạp xích lô, bơm xe, đến tiếp thị Song phổ biến nhất vẫn là : gia sư, phiên dịch, vẽ

quảng cáo, thực hành vi tính, Một bộ phận sinh viên có điều kiện làm những

nghề theo đúng chuyên ngành đang học thường có thu nhập cao và hỗ trợ tốt cho nghề nghiệp tương lai, như sinh viên các trường : Mĩ thuật, Kiến trúc, Xây

dựng, Có những SV thành phố, không muốn dựa dẫm vào gia đình, sáng trên giảng đường, chiều đi làm thêm ý thức tự lập đã giúp họ nhạy bén hơn, năng

động hơn và cũng thực dụng hơn Nhiều SV đi “làm thuê” cho cơng ty nước

ngồi đều ơm ấp dự định quyết học bằng được phương pháp làm việc, quản lý

của họ, kiến thức chuyên môn của họ để sau này có dịp vận đụng, tự mình làm

chủ chính mình

Trang 37

me Mot số HS, SV nhà nghèo nhưng lại thích ăn chơi, đua đòi, lười lao động,

để có tiền tiêu xài ăn điện đã sa vào các tệ nạn xã hội hoặc phạm pháp

Thanh niên HS, 5V ngày nay rất năng động, thích nghỉ nhanh với những

chuyển đổi về kinh tế, văn hoá - xã hội, nhạy cảm, nắm bắt kịp thời cái mới và hướng hoạt động sống của mình về một tương lai tốt đẹp Định hướng giá trị của sinh viên nhằm vào mưu cầu hạnh phúc, thăng tiến, làm giàu trước hết cho

cá nhân mình, đồng thời đem lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội Kết qủa điều tra của Đề tài KHXH 07- 04, KHXH- 07- 012 cho thay: Sinh viên đánh giá cao các giá trị : hoà bình, tự do , học vấn, nghề nghiệp, việc làm, (70 - 80% sinh viên lựa chọn); Sinh viên hướng vào những phẩm chất

nhân cách như: có học vấn rộng, có tư đuy kinh tế, năng động, khả năng thích

nghi, giỏi nghề, thạo ngoại ngữ, (60 - 80 % Sinh viên lựa chọn); Sinh viên

chọn những nghề có thu nhập cao, có điều kiện phát triển, dễ kiếm việc

làm (70 - 80 % sinh viên lựa chọn); Các giá trị : gia đình hạnh phúc, tình nghĩa, sống có mục đích cũng được đánh giá cao (50 - 60 % sinh viên lựa chọn)

Như vậy, sinh viên ngày nay đã định hướng lựa chọn những giá trị

chung rất cơ bản, thể hiện rõ nguyện vọng sống trong hoà bình , ổn định để

phát triển Sự định hướng những giá trị nhân cách của sinh viên đã có những

chuyển đổi rõ rệt, thể hiện sự thích ứng nhanh với cơ chế, hoàn cảnh mới

Kết quả nghiên cứu để tài “ Lối sống và đạo đức SV sư phạm” cho thấy quan

niệm của SV sư phạm về những tiêu chuẩn nổi bật của người lao động trong

thời kì CNH, HĐH như sau:

* Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ - Nghề nghiệp chuyên môn giỏi: 89,8%

- Kiến thức chung rộng: 58% - Giỏi ngoại ngữ, tin học: 76,2 %

Trang 38

- Giao tiếp có văn hoá: 43,4%

Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên thể hiện tính thực tế, thiết thực, rõ nét trong nên kinh tế thị trường

Bên cạnh những mặt tích cực trong định hướng giá trị của sinh viên, còn

có những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong định hướng giá trị, thể hiện ở

những xu hướng sai: Những giá trị lợi ích cá nhân, gia đình vượt trội so với những giá trị tập thể, cộng đồng, xế hội; Những giá trị kinh tế trội hơn giá trị tỉnh thần; Những giá trị trước mắt trôi hơn giá trị tương lai; Những giá trị

hiện đại lấn át giá trị truyền thống, Những giá trị quốc tế bị xem nhẹ: Xu hướng hướng ngoại và đòi hỏi mức tiêu đùng ngày càng cao theo lối sống phương tây có chiều hướng phái triển

Trong định hướng giá trị nhân cách thanh niên đã chú trọng đến những

giá trị về năng lực, học vấn Tuy nhiên những giá trị về phẩm chất chính trị,

lối sống, đạo đức .còn chưa được coi trọng tương xứng

Trong định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên có phần thực dụng,

thường hướng đến những nghề có khả năng thu nhập cao, điều kiện làm việc

tốt , dé xin việc, mà ít chú ý đến khả năng, nguyện vọng, chuyên môn được đào tạo của bản thân

HS, SV hiện nay có nhu cầu sinh hoạt văn hoá tỉnh thân phong phi, da

dạng, ở trình độ cao Đa số SV sử dụng thời gian rỗi cho các hoạt động văn hoá lành mạnh: đọc báo chí (82, 26 %), du lịch (60,30%), chơi thể thao (56,63%), xem tivi (54,94%), xem phim (53,13%) Đa số HS, SV thích các loại hình sinh hoạt văn hoá do HS, SV tự tổ chức hơn là do các nghệ sĩ chuyên

nghiệp biểu điễn (67,4% so với 57,21%)

Các hoạt động văn học nghệ thuật của SV đã thu hút tầng lớp thanh niên, nhất là các cuộc thi “Hội diễn sinh viên”, “Tiếng hát sinh viên”

Nhiều trào lưu sinh hoạt văn hóa lành mạnh khởi xướng từ sinh viên đã lan nhanh trong các tầng lớp thanh niên và xã hội như : khiêu vũ, đêm thơ, CLB sinh viên, thể dục nhịp điệu, thi hoa hậu, thời trang thanh lịch

Trang 39

hội, chỉ 8,3% thích phim tài liệu và truyền thống); Học sinh - sinh viên hiện

nay có xu hướng thích lối sống hiện đại, thích văn hoá hiện đại, xa rời văn hoá truyền thống; Xu hướng của một số sinh viên thích các yếu tố không lành mạnh

như tình dục, bạo lực, kinh dị, những hiện tượng mê tín đị đoan, cách sống dua đòi ăn chơi, tiêu xài, sống gấp

Nhìn chung đa số HS, SV biết thực hiện các quy định về trật tự, vệ sinh của kí túc xá, không có hành vi làm ô nhiễm môi trường nhà trường, lớp học, đường phố và nơi công cộng SV, HS nhiều trường đã tích cực tham gia vào các hoạt động làm xanh, sạch, đẹp môi trường

Tuy nhiên, phân lớn HS, SV chưa tích cực trong việc phê phần, đấu

tranh, ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường Một số HS

SV còn ăn ở luộm thuộm, chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt, còn vi phạm các quy định vệ sinh chung

- Tệ nạn xã hội và vỉ phạm pháp luật

Các tài liệu, báo chí thu thập được cho thấy tệ nạn xã hội đã trở thành vấn đề báo động trong các trường học, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là tệ nạn nghiện hút ma tuý

Theo trung tá Lê văn Chương, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, tệ nạn ma tuý bắt đầu lây lan vào các nhà trường từ giữa năm 1996 Theo

báo cáo tổng điều tra của công an các địa phương tháng 8/ 1998 , cả nước có

khoảng 2468 học sinh, sinh viên nghiện ma tuý(1500 học sinh và 968 sinh viên) So với năm 1997 giảm 6,7% Các địa phương có nhiều học sinh, sinh viên nghiện ma tuý là :

Hà Nội 388 em (287 sinh viên, 301 học sinh)

Trang 40

tao thi 1998 cả nước đã phát hiện 2837 học sinh, sinh viên đã sử dụng và nghiện ma túy, trong đó 1052 là sinh viên, 1785 là học sinh

Còn theo báo Giáo dục và thời đại ngày 3/4/2001: Số HS, SV nghiện ma tuý năm 1996 là 3080 em, năm 2000 giảm xuống còn 1069 Tuy nhiên, theo

Bộ Công an, tỷ lệ HS, SV nghiện ma tuý đã cai nghiện được và trở lại học tập

bình thường chỉ đạt 36,5%; số còn lại khoảng 63,5% đã bỏ học Còn theo số

liệu của Công An Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999 trên toàn thành phố đã

có đến 3000 HS, SV nghiện hút, trong đó tỷ lệ HS phổ thông chiếm đến quá

nửa ( 1800)

Nếu năm 1996 Lạng sơn là địa phương đầu tiên phát hiện có HS nghiện ma tuý, tiếp đó là các địa phương khác như: Quảng Ninh, Bắc Gianh, Hà Nội,

Nam Dinh, Đà Nắng, tất cả là 25 địa phương phái hiện HS, SV nghiện ma túy thì đến nay cả 61 địa phương đều có HS, SV nghiện ma túy

Những học sinh, sinh viên nghiện ma tuý tập trung phần lớn vào độ tuổi

từ 16-22 tuổi, cá biệt có em dưới 10 tuổi cũng nghiện ma tuý, bao gồm cả HS

THCS, THPT, Trung học chuyên nghiệp, SV Cao đẳng và đại học Trong số này chủ yếu là các em hư hỏng, học kém, vô kỉ luật, sống buông thả, thường

xuyên bỏ học, tụ tập với phần tử xấu, hoặc đua đòi, chán đời ở nhiều địa

phương, con em cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, thành phố hoặc con các gia đình khá giả, giầu có đang là đối tượng mua chuộc, lôi kéo

của bọn buôn bán, tổ chức sử dụng ma tuý để vừa là bình phong che chắn, vừa là nguồn tiền đễ mơi cho chúng

Về nguyên nhân HS, SV nghiện ma tuý, theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, Bộ Công An: Qua phân tích 2458 HS, SV nghiện ma tuý thì có 30% do hoàn cảnh gia đình( bố mẹ l¡ hôn, kinh tế khó khăn, ); 70% do gia đình thiếu quan tâm, buông lỏng quản lí hoặc chiều chuộng dẫn đến hư hỏng Trong đó có tới 40,8% là do bạn bè rủ rê, lôi kéo, 30,3% do tò mò, hút thử, 17,7% dogia đình có người nghiện, 6% do chán đời, .Còn theo báo cáo của các Sở GD - ĐT, 10/ 1998 trong số 2837 HS, SV sử dụng ma tuý có 47,7% do không hiểu biết, do bạn bè rủ rê; 29,4% do tìm khoái lạc; 9,9% do gia đình có người nghiện; 5,5% do chán đời; 7,6% do đã dùng thuốc chữa bệnh

Như vậy nguyên nhân chính dẫn HS, SV đến nghiện ma tuý là do gia

đình buông lỏng quản lí, các em bị các phần tử xấu lôi kéo, rủ rê, kích động,

dụ dỗ Các em này thường là HS, SV của các trường nằm trên các địa bàn phức tạp gồm các tụ điểm, ổ nghiện hút, tiêm chích và bán lẻ ma tuý Đặc biệt là

Ngày đăng: 04/11/2023, 23:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w