1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp chống thất thu ngân sách trong hoạt động kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu của kiểm toán nhà nước các khu vực

55 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Trang 1

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CẤP CƠ SỞ

+

Tên để tài: Thực trạng và giải pháp chống thất thu ngân sách

trong hoạt động kiêm toán các đơn vị sự nghiệp có thu của Kiếm toán Nhà nước các khu vực _

Đơn vị chủ trì: — - Kiểm toán Nhà nước khu vực ÏV

Chủ nhiệm đề tài: - CN Lê Thanh Nhã

Các thành viên: - THS Lé:Minh Khai

Trang 2

MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Kiểm toán ngân sách địa phương là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của

Kiểm toán Nhà nước khu vực Sau hơn 10 năm hoạt động Kiểm toán Nhà nước đã

tiến hành kiểm toán 64/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Kiểm toán ngân sách địa phương đã từng bước góp phần quan trọng trong việc chấn chỉnh và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia ,

Điểm khác biệt lớn nhất trong quản lý và sử dụng giữa ngân sách các Bộ

ngành và ngân sách địa phương là ngân sách địa phương quần lý theo nguyên tẤc tự

cân đối là chính, điều đó có nghĩa là ngân sách địa phương phải có nguồn thu để dam bao cho các nhiệm vụ chỉ Trong các nguồn thu của ngân sách địa phương thì thu từ các đơn vị sự nghiệp có thu là nguồn thu khá ổn định và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu ngân sách địa phương Đặc điểm này cho thấy kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu là một trong những trọng tâm trong hoạt động kiểm toán ngân sách nhà nước tại các địa phương

Tuy Kiểm toán Nhà nước đã ban hành: Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước và các Kiểm toán Nhà nước khu vực đã kiểm toán hàng trăm đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng việc tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá thực trạng, đưa ra các giải

pháp chống thất thu ngân sách nhà nước trong kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu

của Kiểm toán Nhà nước các khu vực chưa được nghiên cứu kỹ để vận dụng thực tế vào cơng tác kiểm tốn

Do vậy việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và nêu lên thực trạng về hoạt động kiểm toán tại đơn vị sự nghiệp có thu nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và góp

phần chống thất thu ngân sách nhà nước cho các địa phương là một yêu cầu đặt ra đối với Kiểm toán Nhà nước các khu vực Đề tài "Thực trạng và giải pháp chống thất

thu ngân sách trong hoạt động kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu của Kiểm toán Nhà nước các khu vực” cố gắng đưa ra những phác họa bước đầu nhằm định hướng các đoàn kiểm toán ngân sách địa phương tổ chức kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có

thu đạt kết quả tốt

Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vị trí, vai trò và đặc điểm quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu trong hệ thống ngân sách nhà nước và vai trò của Kiểm toán nhà nước trong chống thất thu tại các đơn vị sự nghiệp có thu

- Đánh giá thực trạng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thư và thực trạng kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương trong thời gian qua Tổng kết những hạn chế, bất cập cả trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến thất thu ngân sách nhà nước

- Trên cơ sở đánh giá về thực trạng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu, thực trạng công tác kiểm toán, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm chống thất thụ ngân

Trang 3

của đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc ngân sách địa phương, không đề cập đến các đơn vị sự nghiệp có thu do các Cơ quan trung ương, các Tổng công ty quần lý

Phương pháp nghiên cứu

Để tài vận đụng phương pháp thu thập thông tín, vận dụng kính nghiệm thực

tiễn từ kết quả kiểm toán các năm qua tại Kiểm toán Nhà nước khu vực IV, đồng thời cũng sử dụng các phương pháp luận, tư duy biện chứng và phân tích đánh giá trong quá trình nghiên cứu

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, để tài gồm 3 chương:

Chương 1: — Đặc điểm quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu

và vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong chống thất thu tại các đơn vị sự nghiệp có thu

Chương 2: Thực trạng kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương trong thời gian qua Chương 3: — Những giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nude trong

Trang 4

CHƯƠNG I: DAC DIAM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP CÓ THU VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG CHỐNG THẤT THU TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIEP CO THU

1.1 Vị trí, vai trò của đơn vị sự nghiệp có thư trong hệ thống ngân sách

nhà nước

1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu

a, Khái niệm ,

O nude ta, trong bộ máy hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nói

chung và các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng Thời gian qua các đơn vị sự nghiệp ở cả trung ương và địa phương đã có những đóng

góp to lớn cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thực

hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu lớn của Đẳng và Nhà nước trong xây dựng và phát triển đất nước

Đơn vị sự nghiệp có thu định nghĩa một cách ngắn gọn là những đơn vị sự

nghiệp do các Cơ quan nhà nước, các Tổng công ty, các Tổ chức chính trị, các Tổ

chức chính trị - xã hội có thẩm quyền thành lập, hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội và có nguồn thu hợp pháp

Qua phân tích có thể thấy, đơn vị sự nghiệp có thu có một số đặc điểm cơ bản

sau:

+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy;

- Hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho cộng đồng xã hội;

- Là đơn vị đự toán độc lập, có con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán

riêng;

- Có nguồn thu hợp pháp

b Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu

- Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp hoạt động có thu bao

gồm: :

+ Các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dan

+ Các cơ sở khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng

+ Các tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ và môi trường + Các đoàn nghệ thuật, trung tâm chiếu phim, nhà văn hoá, thư viện, bảo tồn,

bảo tầng, đài phát thanh, truyền hình, trung tâm thông tin, báo chí, xuất

bản

+ Các trung tâm huấn luyện thể dục, thể thao, câu lạc bộ thể dục thể thao

Trang 5

+ Các đơn vị sự nghiệp kinh tế: nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; giao thông;

công nghiệp; địa chính; khí tượng thuỷ văn

- Căn cứ vào cơ chế hoạt động tài chính (theo thực tế hiện nay) các đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm 2 loại như sau:

+ Các đơn vị sự nghiệp có thu không thực hiện theo cơ chế tài chính của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ

+ Các đơn vị sự nghiệp có thư hoạt động theo cơ chế tài chính của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ

Trong các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động theo cơ chế tài chính của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP hgày 16/01/2002 của Chính.phủ, căn cứ vào khả năng tự

đảm bảo kinh phí hoạt động, các đơn vị sự nghiệp có thu được phân thành 2 loại như

sau:

+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chỉ phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị tự đảm bảo chỉ phí)

+ Đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần chỉ phí hoạt động thường xuyên

(gọi tất là đơn vị tự đảm bảo một phần chỉ phí)

1.1.2 Vị trí, vai trò của đơn vị sự nghiệp cé tha trong đóng góp nguồn thu

và đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước

Các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp có thu nói riếng là một

trong những phương tiện hữu hiệu của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu không

ngừng tâng cao đời sống vật chất và tình thần của nhân đân Do đó hoạt động của

các đơn vị này, dù muốn hay không thì Nhà nước phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ

của mình, có nghĩa là Ngân sách nhà nước phải đâm bảo kinh phí hoạt động cho các

đơn vị này Mặt khác hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu lại thường gấn liền

với các khoản thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách nhà nước Điều này cho thay các đơn

VỊ SỰ nghiệp có thu có vai trò và vị trí quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu và

đảm bảo cân đối ngân sách

Trong thời kỳ bao cấp do chưa phân định rõ trách nhiệm quản lý thu, chi va chưa có cơ chế tài chính hợp lý nhằm khuyến khích các đơn vị này tăng thu, bão đảm chỉ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nên các đơn vị này hoạt động trì trệ, kém năng động và đã trở thành gánh nặng thật sự cho Ngân sách nhà nước Những năm gần đây thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, các đơn vị này đã từng bước chủ động khai thác, quản lý nguồn thu, nhiều đơn vị tự trang trải kinh phí hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất và đóng góp nguồn thu ngày càng lớn cho ngân sách nhà

nước

Trang 6

Nhằm quần lý thống nhất nguồn thu, chỉ và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu dam bảo trang trải kinh phí hoạt động ngày 16 thang O1 nim 2002 Chính phi ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu Đây là chủ trương đúng đắn và là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu trong giai doạn hiện nay

1.1.3 Những đặc điểm về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu

Khác với những đơn vị hành chính, sự nghiệp thuần tuý sử dụng kinh phí ngân

sách nhà nước cấp, các đơn vị sự nghiệp có thu vừa là đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, vừa là đơn vị quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và một số

đơn vị còn có các hoạt động sản xuất kinh doanh khác Do đó cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu cũng có nhiều đặc điểm riêng, biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau đây:

a Về nguồn tài chính, gồm: ~ Các nguồn thu sự nghiệp:

+ Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước do đơn vị

thu theo quy định

+ Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ Múc thu từ các hoạt động này do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chỉ phí và

có tích luỹ

+ Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có) - Nguồn ngân sách nhà nước cấp:

+ Kính phí hoạt động thường xuyên đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chỉ

phí

+ Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác

+ Kinh phí thanh toán theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của

Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát ) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định

+ Kinh phí cấp để thực hiện tỉnh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy

định đối với số lao động trong biên chế thuộc điện tỉnh giản

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng cho các dự

án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật, như:

+ Vay tin dụng ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao

chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức sản xuất cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật

+ Các khoản viện trợ, quà biếu, tặng (nếu có) b Về nội dung chỉ

Trang 7

để đáp ứng các nhu cầu chỉ hoạt động thường xuyên của đơn vi théo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, chỉ cho các hoạt động có thư: sự nghiệp và các khoản chỉ thực hiện các nhiệm vụ khác được giao, như: thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng; thực hiện dự án đầu tư; tỉnh giản biên chế; thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác

- Về định mức chỉ:

'Trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chỉ tiêu của Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chỉ tiêu nội bộ phù hợp-với hoạt động đặc thù của đơn vị Đối với các khoản chỉ quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tuỳ theo nội dung công việc, nếu xét cần thiết và có hiệu quả, Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định mức chỉ cao hơn hoặc thấp hơn mức chì do Nhà nước quy định trong phạm vị nguồn thu được sử dụng

- Về chế độ tiền lương, tiền công của người luo động:

Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tỉnh giản biên chế, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước Mức

điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ bản Nhà nước quy định

đối với các đơn vị tự dam bao chi phi va không quá 2 lần đối với các đơn vị đảm bao

một phần chỉ phí

- Về lập và giao dự toán thu, chị:

+ Đối với dự toán thu, chỉ hoạt động thường xuyên:

Việc lập và giao dự toán thu, chỉ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu được

thực hiện trong từng thời kỳ ổn định (3 năm)

Năm đầu của thời kỳ ổn định, Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trung ương) và Uỷ ban nhân dân các cấp (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương) ra văn bản xác định đơn vị sự nghiệp thuộc

loại tự đảm bảo chỉ phí hoặc đơn vị sự nghiệp bảo đấm một phần chỉ phí;

giao dự toán thu, chỉ ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc, trong đó có mức ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên (đối với

các đơn vị tự đảm bảo một phần chỉ phí)

Hai năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, căn cứ vào mức ngân sách nhà nước được tăng và dự toán thu, chỉ hoạt động thường xuyên được Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân đân các cấp giao năm đầu, các đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chỉ theo nhiệm vụ và tiến độ hoạt động hàng năm, gửi Bộ chủ quản (đơn vị sự nghiệp thuộc trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương) và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để theo

dõi, kiểm soát chỉ theo dự toán của đơn vị Cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính khơng duyệt lại dự tốn cho 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định

Trang 8

- Về trích lập và sử dụng các quỹ:

Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chỉ phí, nộp thuế và các khoản nộp khác (nếu có) cho ngân sách nhà nước; nếu còn chênh lệch thu lớn hơn chỉ, đơn vị sự nghiệp có thu được trích lập: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Nguồn trích lập các Quỹ trên không bao gồm: kính phí ngân sách nhà nước cấp để thực hiện: đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ, ngành; Chương trình

mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng; tỉnh giản biên chế; tiền mua sim,

sửa chữa tài sẵn; vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng các dự ấn; vốn viện trợ; vốn vay; vốn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác và kinh phí của nhiệm vụ phải

chuyển tiếp sang năm sau thực hiện

- Về ghỉ thu - ghi chỉ ngân sách nhà nước:

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 81/2002/TT-BTC ngày l6

tháng 09 năm 2002 và công văn số 445/TC/VP ngày 13/01/2003, các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước (số phải nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ đi phần để lại trang trải chỉ phí cho công tác thư phí, lệ phí theo quy định tại điểm 1, mục E, phần IV Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính), khấu hao tài sẵn cố định, thanh lý tài sản cố định và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước để lạt cho đơn vị chỉ theo quy định, định kỳ hàng quý đơn vị phải lập

báo cáo chỉ tiết các khoản thực thu, thực chỉ theo Mục lục Ngân sách nhà nước gửi

cơ quan tài chính để thực hiện ghi thu ngân sách nhà nước và ghi chỉ cho đơn vị - Về kinh phí chuyển năm sau:

Cuối năm ngân sách, các khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chỉ phí) và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển năm sau để tiếp tục sử dụng

- Về mở và sử dụng tài khoản:

Các đơn vị nghiệp có thu được mở 2 tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, gồm:

+ Tài khoản hạn mức kinh phí để nhận kinh phí ngân sách nhà nước cấp

+ Tài khoản tiên gửi để thực hiện thu, chí các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nhưng đơn vị được phép giữ lại để chỉ theo quy định

Đối với các khoản thu, chỉ của hoạt động sẵn xuất, cung ứng dịch vụ đơn vị

được mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng

1.1.4 Xu hướng đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu

Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” và xuất phát từ mục tiêu đem lại hạnh phúc và sự phát triển toàn điện cho con người, phát triển hài hoà, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của xã hội, Nhà nước có

nghĩa vụ và có trách nhiệm chăm lo, dam bao các quyền lợi cơ ban của nhân dân,

Trang 9

hết sức đa dạng, trong đó như cầu về các dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục chất lượng cao ngày càng lớn Nhưng đáp ứng đầy đủ tất cả các những nhu cầu này thì ngân

sách nhà nước không đủ khả năng và giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn để này là

xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao

Xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực văn bod, y tế, giáo dục, thể thao là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân đân, của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo

dục, y tế, văn hoá, thể thao trong sự phát triển về vật chất và tỉnh thần của nhân đân

Cùng với củng cố các tổ chức công lập, Nhà nước khuyến khích thành lập các cơ sở ngồi cơng lập phù hợp với quy hoạch của Nhà nước, hoạt động không theo mục đích thương mại hoá Các và dịch vụ ngồi cơng lập được Nhà nước và xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng như các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở công lập, đồng thời các cơ sở ngồi cơng lập cũng có một phần trách nhiệm thu nhận và cung cấp dịch vụ cho các đối tượng chính sách xã hội như các cơ sở công lập

Để thực hiện chủ trương này và ngày 19 tháng 08 năm 1999 Chính nhũ đã ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hội hoá với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao Theo đó Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân và trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo đúng quy định của pháp luật Các tổ chức ngoài công lập

được thành lập và hoạt động dưới 3 hình thức:

- Bán công: là cơ sở được thành lập trên cơ sở liên kết giữa tổ chức Nhà nước với tổ chức không phải tổ chức Nhà nước, thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc cá nhân theo các phương thức: thành lập mới, chuyển toàn bộ hoặc một phần từ đơn vị công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lý, điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật

- Dân lập: là cơ sở do tổ chức đứng ra hành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (vốn của tổ chức, tập thể, cá nhân) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật

- Tư nhân: là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình thành lập và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật

Bên cạnh sự mở rộng các hình thức ngồi cơng lập theo chủ trương của Chính phủ, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu (công lập) cũng theo xu hướng mở rộng đầu tư, tăng cường hợp tác liên đoanh, liên kết để sản xuất cung ứng sản nhẩm dịch vụ có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng trong nhân dân Tuy nhiên cơ chế tự chủ tài chính, cũng như việc mở rộng các hoạt động dich vu cũng đã tạo ra nhiều xu hướng tiêu cực trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay:

+ Chất lượng các dịch vụ công (đo ngân sách nhà nước đài thọ) có xu hướng giảm, do các đơn vị tập trung phương tiện, điều kiện, nhân lực tốt nhất có các hoạt động dịch vụ chất lượng cao có thu phí, biểu hiện rõ nét trong

Trang 10

9 + Một số lĩnh vực có biểu hiện hướng đối tượng phục vụ sang các hoạt động dịch vụ thu phí, cụ thể: trong giáo dục là tình trạng dạy thêm, học thêm trần lan, quá tải; trong y tế là tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm kỹ thuật cao, ghỉ toa thuốc ngoại đất tiền

+ Một số đơn vị hoạt động cung cấp dịch vụ công ích độc quyển có tình trạng

sử dụng kinh phí không hiệu quả, chất lượng dịch vụ kém, thậm chí có nơi

có biểu hiện những nhiễu, hành đân

Như vậy, xu hướng chưng trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu là đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, vừa đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà nước, vừa đáp ứng mọi nhu cầu dịch vụ khác theo yêu cầu của xã hội

1.2 Thất thu ngân sách nhà nước và những hình thức biểu hiện cụ thể

trong các đơn vị sự nghiệp có thu

1.2.1 Các dạng thất thu ngân sách nhà nước

Thất thu ngân sách là một hiện tượng thực tế tồn tại một cách phổ biến trong hầu hết các hệ thống tài chính - ngân sách Nó phản ánh hai mặt của vấn đề: lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đồng thời nó cũng phản ánh trình độ quản lý, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn thu của ngân sách nhà nước Trên thực tế người có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước luôn có mong muốn giảm số phải nộp cho ngân sách nhà nước, một bộ phận khác có ý đồ chiếm đoạt nguồn thu ngân sách nhà nước và một bộ phận cán bộ công chức thí hành nhiệm vụ thu nộp ngân sách cũng có thái độ đồng lõa để hưởng lợi, do đó thất thu ngân sách

luôn tồn tại song song với sự vận hành của hệ thống ngân sách nhà nước `

Thất thu ngân sách biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp tuỳ theo

những điều kiện kính tế - xã hội cụ thể Song tuỳ theo tính chất, diễn biến và hình thức thất thu, có thể khái quát hoá thành mot s6 dang:

~- Cân cứ theo tính chất pháp Lý của khoản thu có 2 dạng thất thu:

+ Thất thu thực tế: là khoản thu đã có quy đit, hướng dẫn rõ rầng trong hệ thống văn bản pháp quy nhưng vì nhiều nguyên nhân số tiền đó chưa được tập trung vào ngân sách nhà nước

+ Thất thu tiểm năng: là khoản thu theo quy định chưng của luật pháp là nguồn thu của ngân sách nhà nước, nhưng vì thiếu văn bản quy định, hướng dẫn, thiếu biện pháp để thực hiện nên không thu được, ví dụ: thuế thu nhập của ca sỹ, diễn viên, vận động viên; thuế thu nhập từ hoạt động chuyển

quyền sử dụng đất

- Căn cứ theo trách nhiệm quản lý của cơ quan thừa hành nhiệm vụ thu nộp ngân sách nhà nước:

+ Bỏ sót nguồn thu: các khoản thu theo quy định có thể động viên vào ngân

sách nhưng vì nhiều nguyên nhân chưa thu được, ví dụ: thuế ngoài quốc đoanh, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên

+ Tĩnh sai số phải thu: xác định không chính xác doanh số, giá tính thuế, thu

Trang 11

Xác định không đúng số thoái thu, khấu trừ thuế, hoàn thuế

+ Chiếm dụng nguồn thu đã thu được của đối tượng: thu không phát hành biên lai, hoặc sử dụng biên lai ấn chỉ không đúng quy định với mục đích

chiếm dụng số thu ngân sách; sử dụng nhiều lần một vé cầu, phà (thu vé cầu, phà của khách nhưng không xé, không trả lại khách mà đem bán cho

hành khách mới); nộp ngân sách nhà nước không kịp thời số đã thu

+ Không quản lý qua ngân sách nhà nước các khản thu thuộc ngân sách nhà nước: không thực hiện ghi thu - ghi chỉ các khoản thu thuộc ngân sách nhà nude

+ Các khoản phải thu nhưng không có khả năng thu do đối tượng đã mất khả

năng thanh toán, phá sản, bỏ trốn

- Căn cứ theo hành vi va hình thức vi phạm của đối tượng có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước:

+ Trốn thuế: có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhưng không kê khai nộp thuế theo quy định

+ Gian lận thuế: có đăng ký kê khai và nộp thuế nhưng đã có thủ đoạn che

dấu bớt doanh thu, thu nhập để giảm số phải nộp cho ngân sách nhà nước

+ Chiếm đoạt của ngân sách nhà nước: lập chứng từ khống để khấu trừ thuế đầu vào; lập hồ sơ, hợp đồng kinh tế khống hoặc với đối tác không có thực để chiếm đoạt tiền hoàn thuế; xuất khẩu khống để được hoàn thuế; tự ý bỏ trốn, giải thể doanh nghiệp (thành lập doanh nghiệp khác do người khác đứng tên) để chiếm đoạt số thuế còn nợ

Cùng với nạn tham nhũng, lãng phí, thất thoát trong sử dụng ngân sách nhà nước đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ bản, thất thu ngân sách nhà nước cũng là vấn để nhức nhối mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đang quan tâm khắc phục

1.2.2 Những hình thức biểu hiện cụ thể của thất thu ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp có thu

Khác với thuế là nguồn thu chủ yếu có quy mô lớn và tập trung của ngân sách nhà nước, các nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp có thu chiếm tỷ trọng không lớn đối với ngân sách Trung ương nhưng lại là nguồn thu khá thường xuyên và đáng kể đối với ngân sách địa phương Việc quản lý, sử dụng các nguồn thu này cũng có những đặc thù, trong đó có !oại phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước (lệ phí), có loại nộp một phần vào ngân sách nhà nước, số còn lại được để lại để đơn vị sử dụng và ghi thu - ghi chỉ qua ngân sách nhà nước theo quy định (phí), những hoạt động có tính chất kinh doanh thì thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước như các doanh nghiệp nhà nước

Tuy vậy, các hình thức thất thu ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp

có thu cũng khá đa đạng, với nhiều biểu hiện khác nhau Có thể khái quát lại ở

những dạng chủ yếu sau:

- Bỏ sốt nguồn thu: có nhiều khoản thu có thể động viên vào ngân sách nhưng

không có quy định cụ thể để thu, ví dụ: một số tuyến đường giao thông, cầu đường bộ được đầu tư mới có thể thu phí, nhưng chưa tiến hành thu; phí bảo vệ nguồn lợi

Trang 12

II - Che đấu nguồn thu: sử dụng biên lai thu không đúng quy định, sử dụng

nhiều hệ thống chứng từ thu, mở nhiều số kế toán nhằm dấu bót một phần nguồn thu

hoặc một số nguồn thu

- Chiếm đoạt nguồn thu ngân sách nhà nước: thu các khoản phí, lệ phí, các

khoản phạt không phát hành biên lai (phí sử dụng đường bộ, phí qua cầu, phà .) với mục đích chiếm dụng cá nhân hoặc lập quỹ đen

- Chiếm dụng tỷ lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước: các khoản phí phải nộp một phần cho ngân sách nhà nước, nhưng thực tế không nộp mà sử dụng tại đơn vị sau đó thực hiện ghỉ thu - ghí chỉ ngân sách nhà nước (coi như đã nộp)

- Không thực hiện ghi thu - ghỉ chỉ các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước: đây cũng là một dạng thất thu, vì lý do không thực hiện ghi thu - ghi chỉ thường là do chỉ tiêu không đúng chế độ, không có đủ chứng từ hoặc không có đủ cơ sở, cần cứ để quyết toán, cũng có nghĩa là nguồn thu của ngân sách nhà nước đã bị sử dụng lãng phí, không đúng quy định Đây cũng coi là một đạng thất thu ngân sách nhà nước

- Không nộp ngân sách nhà nước số kinh phí chưa sử dụng đối với kinh phí nghiên cứu khoa học; Chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng của ngân sách nhà nước và vốn viện trợ

1.2.3 Nguyên nhân dẫn tới thất thu ngân sách nhà nước tại các đơn vỉ sự nghiệp có thu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thất thu ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có nguyên nhân khách quan xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống tài chính ngân sách, từ những quy định không nhất quán trong hệ thống văn bản pháp quy có liên quan và cũng có những nguyên nhân chủ quan từ ý thức, trách nhiệm của những người có trách nhiệm quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu Căn cứ theo tính chất và hình thức thất thu ngân sách tại đơn vị sự nghiệp có thu, có thể khái quát lại ở những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nhận thức, hiểu biết và trình độ quản lý tài chính, ngân sách của nhiều lãnh

đạo đơn vị sự nghiệp có thu còn hạn chế, quan niệm về thực hiện nghĩa vụ với ngân

sách nhà nước hoặc ghỉ thu - ghỉ chỉ ngân sách nhà nước còn đơn giản, một số người có tư tưởng vun vén kinh phí cho đơn vị mình càng nhiều càng tốt

- Sự thoái hoá, biến chất của một số cán bộ thi hành nhiệm vụ đã lợi dụng

những kẽ hở trong quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn thu của ngân sách nhà

nước để làm trái quy định về quản lý tài chính với mục đích trục lợi

- Việc đôn đốc, kiểm tra của cơ quan tài chính, của cơ quan chủ quản ở nhiều địa phương chưa thường xuyên, sâu sắt, nên không kịp thời phát hiện và chấn chỉnh tình trạng thu, chỉ ngoài ngân sách, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách không kịp thời,

đầy đủ

- Kỷ luật tài chính lỏng lẻo, xử lý sai phạm không quyết liệt: hệ thống các quy

Trang 13

(có thể cao hơn định mức, tiêu chuẩn Nhà nước quy định), nhưng lại không quy định

việc thẩm định các định mức này trước khi ban hành của các cơ quan chuyên môn và

cơ quan chức năng, do đó các đơn vị có nhiều nguồn thu thường xây dựng định mức chỉ tiêu cao để sử dụng cho hết nguồn thu, trong khi nhiều đơn vị khác nguồn thu ít

thì ngân sách nhà nước lại phải cấp thêm kinh phí để các đơn vị này duy trì hoạt động; việc xử lý các vi phạm về kế toán - thống kê, chế độ quản lý tài chính ngân

sách của các đơn vị sự nghiệp có thu còn mang tính hình thức; nhiều sai phạm về thất thoát, chiếm dụng nguồn thu ngân sách nhà nước xử lý chưa thích đáng

- Thói quen không lấy biên lai, hoá đơn của một bộ phận nhân dân: một số sin sing đồng loã với cán bộ thí hành nhiệm vụ nếu thấy mình cũng có lợi

- Sự yếu kém trong công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp có thu: cần bộ làm công tác kế toán nhận thức chưa đầy đủ về mục đích yêu cầu của công tác kế toán; non kém về nghiệp vụ kế toán: rất nhiều đơn vị chưa thực hiện được kế toán ghi sổ kép, thường mở sổ kế toán riêng biệt cho các nguồn thu khác nhau, chứng từ

kế toán lưu trữ phần tán theo từng nguồn thu; nhiều đơn vị không coi kế tốn là cơng cụ quản lý tài chính của đơn vị mà thường coi là cơ sở, công cụ kiểm tra của các cơ

quan chức năng, nên có tư tưởng đối phó, làm việc với cơ quan chức năng nào thì chỉ cung cấp chứng từ, sổ kế toán của những nguồn thu có liên quan Thực trạng này làm

cho công tác kiểm tra tài chính, công tác kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gặp nhiều khó khăn

1.3 Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong chống thất thu ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp có thu

1.3.1 Kiểm toán Nhà nước với nhiệm vụ chống thất thu ngân sách nhà

nước

Hiện nay Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cũng như cơ quan Kiểm toán Nhà

nước cửa hầu hết các nước trên thế giới đều có 3 chức năng kiểm toán chủ yếu: - Chức năng kiểm toán báo cáo tài chính

- Chức năng kiểm toán tuân thủ - Chức năng kiểm toán hoạt động

Các chức năng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được quy định tại Điều 1, Nghị định 93/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước, theo

đó: "Kiểm toán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng

kiểm toán, xác nhận tính đúng đần, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp và báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước; báo cáo quyết toán,

báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;

kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng ngân sách

nhà nước và tài sản công”

Việc thực hiện kiểm toán, đánh giá việc chấp hành các quy định của Nhà nước về chế độ thu nộp ngân sách nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp có thu và các tổ chức cá nhân khác có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước là nhằm thực hiện 3 chức năng nói trên của Kiểm toán Nhà nước Hiện nay khi

Trang 14

13

trong mỗi cuộc kiểm toán, Báo cáo kiểm toán đánh giá và đưa ra ý kiến về:

- Tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo tài chính, trong đó bao gồm tính chính xác của các số liệu có liên quan đến thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, như: số phải nộp ngân sách nhà nước, số đã nộp ngân sách nhà nước, số còn phải nộp

ngân sách nhà nước, số phải thu - ghi chỉ ngân sách nhà nước;

- Đánh giá tính tuân thủ pháp luật: đánh giá chấp hành chế độ tài chính, kế toán, luật ngân sách nhà nước, chấp hành các luật thuế, Pháp lệnh phí, lệ phí, các văn có liên quan đến việc thu nộp ngân sách, quản lý qua ngân sách nhà nước, chấp hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế Đấu thầu

- Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực trong sử dụng ngân sách nhà nước và tài sẵn công: bao gồm đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, cơ quan tài chính các cấp trong quản lý và khai thác các nguồn thu của ngân sách nhà nước

Nói cách khác kiểm toán việc chấp hành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước tại các đơn vị có liên quan đến thu ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Kiểm toán Nhà nước, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã

được Chính phủ giao và cũng là nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của Đẳng, của

Nhân dân đối với hoạt động Kiểm toán Nhà nước Kiểm toán Nhà nước không chỉ đánh giá tính đúng đắn trung thực của các số liệu quyết toán tài chính, ngân sách mà phải đánh giá tính tuân thủ, tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực, tính tiết kiệm trong việc quản lý tài chính công và ngân sách nhà nước

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu

Theo quy định tại Điều ! của Nghị định 93/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2003 của Chính phủ và quy định tại Khoản 1, Điều 66 của Luật ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2002, cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác nhận tính đúng đấn, hợp pháp của báo cáo quyết toán quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, có liên quan đến ngân sách nhà nước theo quy định

Như đã trình bày ở trên, các đơn vị sự nghiệp có thu lại lên quan trực tiếp tới ngân sách nhà nước, cụ thể các đơn vị này được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và sử dụng những nguồn thu phí, lệ phí nhất định thuộc ngân sách nhà nước hoặc sử dụng các nguồn kinh phí đo ngân sách nhà nước cấp; có các nghĩa vụ liên quan đến

ngân sách nhà nước (phải nộp ngân sách nhà nước hoặc ghi thu - ghi chỉ ngân sách

nhà nước); các số liệu quyết toán tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu liên quan trực tiếp đến số liệu quyết toán thu chỉ ngân sách nhà nước các cấp Do đó, theo quy định của Nghị định 93/2003/NĐ-CP và Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2002, các đơn vị này là đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Để thực hiện kiểm toán các đơn vị sự nghiệp cổ thu, theo quy định hiện nay Kiểm toán Nhà nước phải xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán năm đã được duyệt, Kiểm toán Nhà nước tiến hành các bước khảo sát, lập kế hoạch kiểm tốn, thực hiện kiểm tốn,

thơng báo kết quả kiểm toán và kiểm tra tình hình thực hiện các kiến nghị kiểm toắn

Trang 15

Quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, cơ quan Kiểm toán Nhà nước có

quyền độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm toán của mình và có một số quyền hạn chủ yếu sau:

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp dự toán ngân sách và báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, chứng từ, số kế toán và các tài liệu khác có liên quan; yêu cầu các đơn vị,có liên quan cưng cấp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm toán;

- Ap dung cdc phương pháp chuyên môn nghiệp vụ để thu thập các bằng

chứng kiểm toán ở đơn vị được kiểm toán và các đơn vị, cá nhân có liên quan;

- Để nghị các cơ quan chức năng phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; được yêu cầu các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức

xã hội và công dan giúp đỡ tạo điều kiện để Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm

vụ;

- Trưng cầu giám định hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tư vấn về mặt chuyên môn ở những lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu khi cần thiết;

- Để nghị cơ quan các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo pháp luật

đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở cơng tác kiểm tốn của Kiểm toán Nhà nước và cung cấp sai sự thật thông tin, tài Hiệu cho Kiểm toán Nhà nước

Kết quả kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu được Kiểm toán Nhà nước tổng

hợp cùng với kết quả kiểm toán các ngành, địa phương và đơn vị khác báo cáo với Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác theo quy định ci pháp luật

.3.4 Vai trò, vị trí của Kiểm toán Nhà nước các Khu vực trong chống

thất thu ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp có thu

heo quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước khu vực

được giao nhiệm vụ kiểm toán ngân sách nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương Mặt khác, theo báo cáo của Bộ Tài chính hiện nay 95,1% các đơn vị sự nghiệp: có thu trực thuộc địa phương Như vậy, các Kiểm toán Nhà nước khu vực sẽ chịu trách nhiệm kiểm toán phần lớn các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn cả nước Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Kiểm toán Nhà nước các khu vực

trong việc kiểm toán và chống thất thu ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp

có thu

Nhiệm vụ chống thất thu ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp có thu xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu của cơ quan

Kiểm toán Nhà nước Kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu cũng bao hàm nội dung

chống thất thu ngân sách tại các đơn vị này Quá trình kiểm toán, đánh giá tính đúng dan hợp pháp của các báo cáo quyết toán, tính tuân thủ pháp luật về tài chính, kế toán, ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp có thu, giúp cơ quan Kiểm toán Nhà nước thu thập được những bằng chứng về việc đơn vị thực hiện tốt hay không tốt nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chấp hành hay không chấp hành đầy đủ các

nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, từ đó đưa ra các kiến nghị giúp đơn vị quản lý khai

Trang 16

: 15

Kiểm toán Nhà nước các khu vực với tư cách là các đơn vị chủ yếu thực hiện kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu, giữ vị trí quan trọng trong việc tăng cường vai trò quản lý, giám sát của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời góp phần quan trọng vào việc quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước tại các đơn

vị này ‘

1.3.4 Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao năng lực chống thất thu ngân

sách trong hoạt động kiểm toán các đơn vị sự nghiệ› có thu

Do nhiệm vụ chống thất thu ngân sách nhà nước bắt nguồn từ chức năng kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu của Kiểm toán Nhà nước, nên nâng cao năng lực chống thất thu ngân sách trong hoạt động kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu cũng chính là nâng cao năng lực và kỹ năng kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu của Kiểm toán Nhà nước

Nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và năng lực chống thất thu ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp có thu, theo chúng tôi Kiểm toán Nhà nước cần giải quyết tốt một số vấn đề chủ yếu sau:

- Phải duy trì và đảm bảo được tính độc lập, khách quan trong hoạt động kiểm

toán Tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước được thể hiện trên hai khía cạnh:

+ Phải đảm bảo tính độc lập về thể chế: cơ quan Kiểm toán Nhà nước phải có địa vị pháp lý cao tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, quá trình

thực hiện kiểm toán chỉ tuân theo pháp luật, không một cá nhân, cơ quan nào có thẩm quyền can thiệp, cản trở việc thực hiện kiểm toán theo đúng pháp luật của Kiểm toán Nhà nước Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước và tính độc lập của cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động chuyên môn phai được darth bảo bằng những văn bản pháp quy có tính pháp lý cao

như Hiến pháp, Luật Kiểm toán Nhà nước

+ Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước phải thể hiện được tính độc lập, khách quan như mong muốn của Đảng, Nhà nước và Xã hội, được thể hiện qua các quy định về hệ thống chuẩn mực kiểm toán, quy chế, quy trình kiểm toán; các quy định về giám sát, giấm định, kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán; qua phân công và giao nhiệm vụ kiểm toán; qua giáo dục

và kiểm tra tư cách, đạo đức hành nghề của kiểm toán viên

- Phải khẳng định rõ giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà

nước: đây là vấn để hết sức quan trọng, một mặt nó tác động mạnh mẽ đến ý thức, trách nhiệm của cán bộ kiểm toán viên trong khi thực hiện nhiệm vụ, mặt khác nó ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ tiếp thu kết quả kiểm toán cũng như ý thức thực hiện các kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán cần được xác định rõ trong Luật Kiểm toán Nhà nước và các văn bản pháp quy có liên quan

- Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán các đơn vị dự toán và các đơn vị sự nghiệp có thu: kiểm toán viên là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng kiểm toán, xây dựng được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên mạnh có tính chuyên nghiệp là cơ sở nâng cao chất lượng kiểm toán và năng lực chống thất thu ngân sách nhà nước trong hoạt

Trang 17

- Kiểm toán Nhà nước phải được đảm bảo về kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất và các phương tiện làm việc, như trụ sở làm việc, hệ thống công nghệ thông tin,

máy tính xách tay, phương tiện đi lại đây là tiền để quan trọng để Kiểm toán Nhà nước có thể ứng dụng các kỹ thuật kiểm toán tiên tiến vào hoạt động kiểm toán,

Trang 18

17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TRONG CÁC CUỘC KIEM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.1, Thực trang hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu

2.1.1 Tình hình quản lý, khai thác và sử dụng các khoản thu phí; lệ phí và các nguồn thu khác tại các đơn vị sự nghiệp có thu hiện này

Qua thực tế kiểm toán tại các đơn vị sự nghiệp có thư tại các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương nhận thấy, các đơn vị có số thu lớn và đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục - đào tạo, Giao thông - vận tải, Văn hóa - thông tin, Thể dục - thể thao, Phát thanh - truyền

hình, Lao động - Thương binh - Xã bội, Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản, Tài

nguyên - môi trường, Thương mại, Khoa học - công nghệ, Trong đó, 2 khoản thu học phí thuộc lĩnh vực Giáo dục - đào tạo và viện phí thuộc lĩnh vực Y tế có số thu lớn và quan trọng đối với ngân sách địa phương Ngoài các đơn vị hoạt động trong các ngành, lĩnh vực kể trên, các đơn vị sự nghiệp có thu còn lại đa phần có số thu thấp hoặc trực thuộc ngành đọc do trung ương quản lý Một số khoản thu sự nghiệp, phí, lệ phí do các cơ quan quản lý nhà nước như: văn phòng các sở, ngành; Ủy ban

nhân dân các cấp, các doanh nghiệp hoạt động công ích, trực tiếp thu không thuộc đối mene nghiên cứu của để tài

Ngoài nguồn thu từ ngân sách nhà nước như: Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ đột xuất; Kinh

phí thành toán theo chế độ đặt hàng; Kinh phí cấp để thực hiện tỉnh giản biên chế;

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nguồn thu từ các khoản | viện trợ, biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp có thu do đơn vị tổ chức thu chủ yếu gồm: Các

khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Pháp lệnh phí và

lệ phí: Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thí hành Pháp lệnh phí và lệ phí và Thông tư số 63/2002/TT-BTC, ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và

lệ phí, nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có thu chủ yếu là thu phí;'thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị như: sản xuất, cung ứng dịch vụ và một số khoản thu theo quy định khác của nhà nước (thu thanh lý tài sản, thu lãi tiền gửi ngân hàng, )

Qua thực tế kiểm toán từ năm 2002 đến năm 2004 nhận thấy thực trạng về

tình hình khai thác, quản lý và sử dụng các khoản thu tại các đơn vị sự nghiệp có thu có một số điểm nổi bật ảnh hưởng đến tình hình thu, chỉ hoặc thất thu ngân sách nhà

nước như sau: :

a Doi với các khoản thu phí và lệ phí, thu sự nghiệp, thu từ các hoạt động

sản xuất, cũng ứng dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp có thu 2 ,

Trang 19

a.l.Y tế

- Nguồn thu của các đơn vị chủ yếu là thu viện phí kể cả viện phí do cơ quan

Bảo hiểm xã hội và Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo thanh toán theo các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh được để lại đơn vị sử dụng

theo quy định của Nghị định số 95-CP ngày 27/08/1994 của Chính phủ và Thông tư

liên Bộ số I4/TTLB ngày 30/09/1995 của liên bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Vật giá chính phủ

Thông tư liên Bộ số 4/TTLB nêu trên không ban hành mức thu cố định, chỉ ban hành khung giá, do đó Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tất là tỉnh) trên cơ sở khung giá này qua tham mưu của liên ngành Y tế và Tài chính - Vật giá thực hiện việc ban hành khung giá và mức thu phù hợp với địa phương mình

Qua thực tế nhận thấy hầu hết các địa phương đều ban hành mức thu viện phí

và các khoản thu phí ở mức trung bình hoặc thấp trong khung giá quy định của Bộ Tài chính do đời sống của nhân dân còn khó khăn và các chính sách ưu đãi của địa

phương dẫn đến số thu thấp không đủ bù đấp chi phi phục vụ cho việc điệu trị Riêng

thực trạng Thành phố Hồ Chí Minh, một số đơn vị thu vướt mức quy định, đây là

một trong các nguyên nhân góp phần đưa số thu viện phí của ngành y tế Thành phố

cao hơn gấp nhiều lần các tỉnh trong khu vực

Đối với số thu viện phí từ bảo hiểm y tế, do quy định của cơ quan Bảo hiểm y tế (nay là Bảo hiểm xã hội) về thanh toán mức giá trận và thuốc sử dụng điều trị cho đối tượng bảo hiểm y tế dẫn đến việc các Bệnh viện, Trung tâm y tế, có số thu từ

bảo hiểm y tế không đủ bù đắp các khoản chỉ phí đã bỏ ra Bên cạnh đó việc điều trị không đúng tuyến và sử dụng thuốc không đúng quy định nên cơ quan BHYT khơng

thanh tốn lại cho đơn vị các khoản chỉ phí đã bỏ ra cũng là một trong những nguyên

nhân làm thất thu

Công tác quản lý thu tại các đơn vị còn chưa chặt chế dẫn đến tình trạng trốn

viện phí hoặc không có khả năng thanh toán viện phí Việc buông lỏng quản lý tài chính ở một số đơn vị để xảy ra các hiện tượng tham ơ, để ngồi số kế toán cũng làm thất thoát số thu viện phí

Trong cơng tác hạch tốn kế toán một số đơn vị hạch toán chưa chính xác, chưa đúng quy định nên phân ánh không đầy đủ nguồn thu viện phí, phí, lệ phí và các khoản bổ sung nguồn kinh phí hoạt động như:

+ Số thu bảo hiểm y tế là nguồn thu viện phí song các đơn vị thường hạch

toán theo dõi riêng mà khơng hạch tốn vào thu sự nghiệp của đơn vị

+ Số thu viện phí các đơn vị không hạch toán bổ sung 100% vào nguồn kinh

phí mà chỉ hạch toán phần 70% bổ sung nghiệp vụ, còn 30% nộp cấp trên và chí khen thưởng được hạch toán vào quỹ khen thưởng nên khi thực hiện việc ghi thu - ghi chi ngân sách các đơn vị chỉ tổng hợp báo cáo phần 70% + Một số khoản thu phí, lệ phí các đơn vị thu, nộp ngân sách trực tiếp mà

Trang 20

19 - Đối với một số khoản thu phí và lệ phí khác của ngành y tế được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí như: Phí y tế dự phòng; Phí giám định y khoa; Phí kiểm nghiệm mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc, mỹ phẩm; Phí kiểm dịch y tế; Phí kiểm tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; Phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y dược Nhìn chung, các đơn vị tổ chức thu và quản lý theo quy định Tuy nhiên một số địa phương chưa khai thác đầy đủ nguồn thu này, nguyên nhân chủ yếu do số thu nhỏ (mức thu thấp), phát sinh không thường xuyên, thiếu hụt biên chế khai thác, đồng thời số được phép trích lại đơn vị sử dụng cũng không cao nên không khuyến khích các đơn vị quan tâm đến việc tổ chức quản lý và khai thác nguồn thu

- Ngoài các khoản thu trên, các đơn vị trong ngành y tế còn nhiều nguồn thu gắn với hoạt động của đơn vị mà chủ yếu là thu từ các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ như: khám chữa bệnh theo yêu cầu, khám bệnh ngoài giờ, dịch vụ giường giá cao, dịch vụ liên kết điều trị giữa các Bệnh viện, Trung tâm y tế, các khoản thu có tính chất dịch vụ khác như: thu từ hoạt động cho thuê mặt bằng hoặc tự tổ chức các dịch vụ trông giữ xe, căn tin, nhà thuốc, điện thoại công cộng, phương tiện đưa đón bệnh nhân đã không được quản lý và sử dụng theo quy định (chủ yếu giao Cơng đồn đơn vị quản lý)

Qua thực tế hoạt động của các đơn vị trong các năm qua nhận thấy:

Trước khi Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ ban hành thì mức thu của loại hình dịch vụ y tế do các đơn vị tự xây dựng (có tính đến điều kiện kinh tế, xã hệi và một số yếu tố khác) vượt khung giá viện phí quy định của Thông tư liên Bộ số I4/TTLB và chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Các đơn vị thực hiện cơ chế tài chính theo Thông tư số 0I/TC-HCVX ngày 04/01/1994 và Thông tu số 25/TT-TCT ngày, 28/03/1994 của Bộ Tài chính, theo đó các đơn vị được phép trích 65% từ chênh lệch thu chỉ để trích quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng chỉ phí dịch vụ lại tính không đầy đủ các

khoản chỉ phí phát sinh như không trích khấu hao máy móc thiết bị do ngân sách đầu

tư, sử đụng vật tư y tế tiêu hao (hóa chất, y dụng cụ, phim XQ, ); điện, nước, văn phòng phẩm, từ nguồn ngân sách; không bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, không kê khai nộp thuế (giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp) theo quy định Từ đó dẫn đến tình trạng một số đơn vị chuyển các đối tượng thu viện phí sang thu dịch vụ làm

thất thu viện phí, thất thu ngân sách về thuế Đồng thời việc hạch toán chỉ phí các

hoạt động dịch vụ không rõ ràng, không tách được các chỉ phí liên quan đến hoạt động dịch vụ và các chi phí sự nghiệp (có nguồn gốc ngân sách nhà nước) và luôn có xu hướng đồn chỉ phí phát sinh của dịch vụ quyết toán vào kinh phí ngân sách nhằm mục đích làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên của đơn vị

- Khoản thu sự nghiệp quan trọng nhất của ngành giáo dục - đào tạo là học phí và thu tiền tham gia xây dựng trường theo quyết định 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư số

54/1998/TTLT/Bộ GD&ĐT-TC ngày 31/08/1998 của liên bộ Giáo dục & đào tạo -

Tài chính Các đơn vị có thu học phí là các trường học, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm dạy nghề, các trường nghiệp vụ trực thuộc các ngành,

Trang 21

đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh căn cứ vào như cầu phát triển giáo dục, mức sống của nhân dân địa phương để ban hành mức thu cụ thể áp dụng cho từng năm học

Ngoài ra các đơn vị còn thu một số khoản phí, lệ phí khác như: lệ phí tuyển

sinh; học phí đào tạo, phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ,

Nhìn chung các khoản thu về học phí, phí, lệ phí, thu đóng góp xây dựng trường theo quy định, các đơn vị đều tổ chức thu và giải quyết các chính sách miễn giảm, theo các quy định của nhà nước và theo mức thu do Uy ban nhân dân các địa phương ban hành Tuy nhiên, thực tế tại các đơn vị còn nhiều sai phạm đo chủ quan cũng như một số tồn tại khách quan ảnh hưởng đến nguồn thu của đơn vị như sau:

+ Còn để thất thu về học phí, tiền đóng góp xây dựng trường đo hiện tượng

học sinh không đóng đầy đủ theo quy định, trong đó nguyên nhân khách quan là do ý thức chấp hành của một bộ phận dân cư, song không thể chế tài được do các chủ trương, chính sách hiện nay của Đảng và Nhà nước là khuyến khích đưa toàn bộ trẻ độ tuổi đi học đến trường, tuy nhiên đối với một số đối tượng không thu được nguyên nhân chủ quan là do công tác

quan lý yếu kém của các đơn vị dẫn đến hiện tượng chây lì, không chịu

đóng nhưng không có biện pháp thu hoặc chế tài

+ Ngoài những khoản thu theo quy định chung, một số đơn vị còn thu một số khoản thu đặc thù của địa phương mình trong đó có các khoản thu được cơ

quan thẩm quyền của địa phương cho phép thu như: thu học phí bán trú, cơ sở vật chất bán trú, tiển ăn bán trú, thu tiển trường trọng điểm, vệ sinh phí, đồ dùng học tập, cũng như các khoản thu đóng góp không có văn bản cho phép thu nhưng lại có tính chất bắt buộc như: thu đóng góp hỗ trợ trường học, thu đồng góp do học trái tuyến dưới hình thức đóng góp số vàng, thu

tiển giấy thi, thu tiền tiển học phụ đạo, thu tiền thư quỹ hội phụ huynh học sinh để hỗ trợ đời sống giáo viên, Các khoản thu này thường được giao

cho bộ phận Cơng đồn đơn vị quản lý, sử dụng mà không đưa vào báo cáo tài chính của đơn vị là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các sai

phạm trong quân lý tài chính

+ Sử dụng biên lai thu của các đơn vị chưa đúng theo các quy định hiện hành của nhà nước, chủ yếu là sử dụng phiếu thu tiền tự Im

+ Có địa phương ban hành quy định về tổ chức vận động, quản lý và sử đụng nguồn quỹ xã hội hóa giáo dục, trong đó có quy định mức thu bằng tiền

trên đầu học sinh phải đóng góp mang tính bắt buộc như một khoản thu học phí, làm tăng gánh nặng cho phụ huynh có con em đang theo học, đồng

thời không đúng chủ trương về xã hội hóa cũng như các quy định của pháp luật hiện hành về phí, lệ phí

Việc tạo ra nhiều nguồn thu nhằm tăng thu cho đơn vị để tăng cường hơn

Trang 22

21

Một số địa phương bạn hành một số chế độ phụ cấp đặc thù cho ngành giáo dục của riêng địa phương mình không đúng các quy định hiện hành của nhà nước như: Phụ cấp ưu đãi cho cán bộ quản lý có gốc giáo viên, phụ cấp cho Bí thư Chỉ bộ, tổ trưởng tổ hành chính quản trị ở các trường, đẫn đến việc các cán bộ quản lý không làm công tác giáo dục như kế toán, văn thư, thủ quỹ, hành chính quản trị, được đơn vị cho đi đào tạo về sư phạm như: đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm do đó các đơn vị cắt giảm kinh phí sự nghiệp chuyển sang chỉ đào tạo không đúng quy định

+ Một số cơ sở giáo dục - đào tạo sử dụng các phương tiện của nhà nước để tổ chức các hoạt động liên kết đào tạo với các đơn vị bên ngoài chủ yếu là dưới hình thức cho mượn mặt bằng nhưng số thu không thực hiện bổ sung nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị nhằm giảm nhẹ gánh nặng của ngân

sách mà chuyển cho cơng đồn quản lý hoặc hạch toán vào quỹ cơ quan để

chi phúc lợi

+ Công tác quản lý của địa phương đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc ngành giáo duc tồn một số tổn tại như: ban hành một số chế độ riêng áp dụng cho các đơn vị trên địa bàn, khi phát hiện các sai phạm ‹ của đơn vị chưa xử lý theo quy định

- Đối với các khoản thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: thực tế các

đơn vị thuộc ngành giáo dục do các địa phương quản lý hầu như không có hoạt động

sản xuất, cung ứng dịch vụ, nguồn thu của đơn vị chỉ dừng lại ở việc thu phí, lệ phí

theo quy định; một số khoản thu khác chưa đúng quy định hiện hành nhưng không mang tính chất dịch vụ Các trường tự cân đối thu, chỉ đa số đều chuyển sang hình thức bán công không chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của

Chính phủ, mặt khác số đơn vị có nguồn thu lớn là rất ít nhất là các trường tiểu học

không có thu học phí, do đó việc các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc ngành giáo dục muốn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhằm tăng thu, tiết kiệm chỉ để tăng thu nhập

cho cần bộ là rất khó khăn do hạn chế về nguồn thu

Nguồn thu của ngành giáo dục chủ yếu là từ ngân sách, do đó đối với các đơn

vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục không nên đặt nặng việc tăng thu mà nên chú trọng đến công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí ngân sách tiết kiệm, tránh lãng 0

Cac don vị sự nghiệp văn hóa thông tin có thu do các địa phương quản lý chủ yếu là Các đoàn nghệ thuật, Bảo tàng, Thư viện, Trung tâm thông tin triển làm,

Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa

- Nguồn thu phí, lệ phí hiện hành theo quy định của các đơn vị là rất ít, trong đó chỉ có khoản thu Phí thẩm định nội dung văn hóa phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và Lệ phí cấp phép xuất khẩu, map k khẩu văn hóa phẩm theo; thu phí thư viện và sử dụng tài liệu lưu trữ trong thư viện,

Trang 23

được phép để lại cho đơn vị sử dụng không phần ánh vào ngân sách nhà nước Việc khai thác tốt nguồn thu này sẽ giúp tiết kiệm phần kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động của đơn vị

Không giống như cá: khoản thu phí, lệ phí, khoản thu nầy cao hay thấp là phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của đơn vị trong việc quản lý và khai thác Qua thực tế nhận thấy các đơn vị chưa thực sự khai thác có hiệu quả nguồn thu này, trong

đó nguyên nhân chủ quan là do bộ máy hoạt động cổng kênh, không hiệu quả, hoạt

động của các đơn vị chủ yếu là mang tính chất thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội được giao mà chưa tự đầu tư về nội dung, hình thức cũng như phương thức hoạt

động mang tính chất phục vụ nhằm thu hút khán giả, khách tham quan, nhất là trong giai đoạn hiện nay đời sống kinh tế của người dân đã cao hơn nên nhu cầu

thưởng lãm văn hóa, nghệ thuật ngày càng cao Song một số nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị là các cơ chế, chính sách về thù lao cho hoạt động nghệ thuật còn thấp so với mặt bằng chung của thị trường nên không thu hút cững như không giữ được một bộ phận tương đối lớn những ca sĩ, nghệ sĩ có chất lượng hoặc phục vụ biểu diễn cho đơn vị; cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động còn nghèo nàn, lạc hậu chưa được đổi mới do không có kinh phí;

Do khai thác nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp còn khó khăn, hầu hết các đơn

vị đổi cố gắng khai thác thêm nguồn thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ như: thực hiện các dịch vụ quảng cáo, thông tin, tuyên truyền; thu bần các sản phẩm như tập ảnh, đồ lưu niệm, thu tiền cho vào quay phim chụp hình đám cưới, hoặc liên kết liên doanh với các cá nhân, tổ chức bên ngoài đến khai thác mặt bằng, cơ sở vật

chất dủa đơn vị dưới hình thức cho thuê nhà, xưởng, rạp, hội trường, để tổ chức các

hoạt động nghệ thuật và các hoạt động dịch vụ khác Trong quá trình khai thác và

quản lý tại các đơn vị còn một số tồn tại như sau:

+ Chưa được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng

| cơ sở vật chất của nhà nước (mặt bằng, nhà, xưởng, rạp, hội trường, ) để : tham gia liên kết, Hên doanh hoặc cho thuê mặt bằng

i+ Giao cho cơng đồn tổ chức thực hiện và quản lý thu, chỉ tài chính + Không kê khai thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước

+ Không bổ sung nguồn kinh phí hoạt động mà đưa vào quỹ cơ quan để chỉ

phúc lợi

a.4 Thể dục - thể thao

- Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thể dục - thể thạo hầu như không có thu

các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành Nguồn thu của đơn vị chủ yếu là nguồn thu sự nghiệp từ việc bán vé xem thi đấu thể thao, bán

về của các hồ bơi, học phí các câu lạc bộ thể dục thể thao, bán vé hoạt động đua

ngựa,| đua xe gấu máy; Theo quy định nguồn thu này là nguồn thu sự nghiệp của đơn vị không phan ánh vào ngân sách nhà hước, song việc khai thác tốt nguồn thu

của địm vị sẽ làm giảm gánh nặng của ngân sách nhẳ nước để chỉ cho hoạt động sự

nghiệp thể dục thể thao cũng như hoạt động thường xuyên của các đơn vị

Việc khai thác nguồn thu này của các đơn vị nhìn chung cũng chưa đạt được

uả cao nếu so với mức độ đầu tư về phương tiện, cơ sở vật chất Nguyên nhân

wan có thể là do việc đầu tư dàn trải hoặc chưa nắm bắt được nhu cầu, xu

Trang 24

23

hướng, sở thích của người dân để tập trung đầu tư nhằm phát triển sự nghiệp và tăng nguồn thu cho đơn vỊ

Một nguyên nhân nữa là xu hướng chạy theo phong trào, địa phương nào cũng muốn đầu tư xây dựng sân vận động, nhà thi đấu thể thao, hồ bơi, câu lạc bộ, sân tennis với quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế mà không có một sự quy hoạch hợp lý phù hợp với nhu cầu của xã hội, gây lãng phí ngân sách nhà nước

- Ngoài nguồn thu sự nghiệp nêu trên, một số đơn vị cố gắng khai thác thêm nguồn thu bằng việc tổ chức một số hoạt động liên doanh liên kết với các đơn vị bên ngoài để đầu tư cho các hoạt động gắn với sự nghiệp thể dục thể thao của ngành như: sân chẩn sân cầu lông, phòng tập thể hình, các câu lạc bộ võ thuật, tuy nhiên việc liên đoảnh, liên kết cũng chỉ dưới hình thức góp vốn hơặc cho thuê mặt bằng

Trong quá trình khai thác, quản lý và sử dụng nguồn thu tại các đơn vị còn có

một “open tai nhu sau:

+ Chua phan dnh day di sé thu của các đơn vị vào báo cáo tài chính như: các câu lạc bộ chỉ nộp và báo cáo về đơn vị cấp trên số thu còn lại sau khi đã

ị trừ đi các khoản chi phi phát sinh hoặc có trường hợp tự thu chỉ mà không _ báo cáo, phân ánh đầy đủ số thu, chỉ về đơn vị cấp trên để tổng hợp theo

quy định;

+ Một số đơn vị được quần lý theo hình thức thu đủ, chỉ đủ không nộp vào ngân sách số thu vượt dự toán giao mà để lại đơn vị sử dụng

+ Một số hoạt động liên kết liên doanh không được sự chấp thuận của cơ

quan có thẩm quyền, tỷ lệ phân chia lợi nhuận liên doanh không hợp lý, công tác quản lý tài chính thực hiện không đúng quy định

+ Thu tiền tài trợ mua sắm, nâng cấp tài sản, hỗ trợ kinh phí hoạt động, từ việc cho dat bang quảng cáo độc quyền và bán sản phẩm nước giải khát;

thu tiền cho thuê nhà thi đấu, tiền điện sử dụng máy lạnh của các đơn vị

thuê nhà thi đấu không được báo cáo mà để tại đơn vị sử dụng không đúng

quy định

+ Một số hoạt động sự nghiệp, dịch vụ của các đơn vị theo quy định phải nộp

ngân sách các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiêu

thụ đặc biệt, thu sự nghiệp như hồ bơi, đua ngựa, thể hình, nhưng các

đơn vị kê khai không đầy đủ doanh thu, hạch toán không đúng chỉ phí, xác định " không chính xác các khoản thuế phải nộp làm thất thu ngân sách Các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhìn chung rất ít, hầu hết

đã chuyển thành doanh nghiệp công ích, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước Các loại phí, lệ phí liên quan đến lĩnh vực này chủ yếu đo các doanh nghiệp

công ích, các đơn vị thuộc trung ương hoặc cơ quan quần lý nhà nước thu như: Phí sử

dụng đường bộ; Phí sử dụng đường thủy nội địa; Phí qua cầu; Phí qua đò, qua phà;

Phí sử dụng cảng, nhà ga; các loại phí liên quan đến hàng hải; Các đơn vị sự nghiệp có thu đo ngành giao thông - vận tải - công chính các địa phương quản lý còn

Trang 25

- Các bến xe khách thu phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Việc tổ chức khai thác của các bến xe nhìn chung còn một số tồn tại như công tác tổ chức, quản lý bến bãi chưa tốt nên chưa khuyến khích được các cá nhân, tổ chức đưa xe vào hoạt động trong bến dẫn đến hiện tượng nhiều xe khách không vào bến để đón, rước khách hoặc công tác quản lý về con người chưa tốt dẫn đến tiêu cực của một số bộ phận, cá nhân để cho xe vào đậu trong bến nhưng không thu phí bến bãi theo quy định

- Các trường nghiệp vụ giao thông công chính hầu hết đều được phép thu học

phí và phí sát hạch sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, song nguồn thu này thường không ổn định, chỉ tập trung trong vài năm gần đây khi Chính phủ có nhiều quy định về giữ gìn trật tự an toàn giao thông nên người dân tập trung đi học và thi cấp phép lái xe 2 bánh nhiều ít phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của đơn vị và đến một thời điểm nào đó (trong vài năm tới) nguồn thu sẽ giảm dần, tương tự đối với nguồn thu học phí và phí sát hạch lái xe 4 bánh cũng phụ thuộc vào yếu tố khách quan liên quan đến nhu cầu của một số đốt tượng

Ngoài nguồn thu trên các trường được phép thu học phi, lệ phí liên quan đến

các lớp đào tạo chính quy, không chính quy thuộc ngành giao thông - công chính

theo chỉ tiêu được duyệt

Việc khai thác 2 nguồn trên mang tính bị động phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan bên ngoài

Các đơn vị khai thác tăng nguồn thu chủ yếu tập trung vào việc liên kết đào

tạo mở các lớp dạy tin học, ngoại ngữ và khai thác một số khoản thu sự nghiệp khác liên quan đến hoạt động của đơn vị như: cho thuê xe cập lái, cho thuê bãi tập lái xe, khai thắc hàng vận chuyển đường sông, bán tài liệu,

Công tác thu và quần lý, sử dụng nguồn thu của các đơn vị nhìn chung được

thực hiện theo các quy định, song vẫn còn một số tồn tại:

Hạch toán kế toán chưa đúng quy định dẫn đến việc phản ánh không chính xác nguồn thu như: lệ phí đăng ký dự thị, thi lại, học phí ôn thi, lệ phí cấp

bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận, hoặc thu tiền cho thuê xe, bãi tập xe,

khai thác vận chuyển, hạch toán vào quỹ cơ quan mà không bổ sung vào

nguồn kinh phí hoạt động theo quy định

l Từ việc hạch tốn khơng đúng nguồn thu dẫn đến việc sử dụng không đúng ¡_ các chế độ tài chính của nhà nước

~ Các trung tâm kiểm định cơ giới đường bộ, trạm đăng kiểm được phép thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đường bộ Việc khai thác để tăng nguồn thu còn hạn chế; công tác quản lý và sử dụng cồn một số tồn tại, trong đó nguyên nhân chủ quan thuộc về công tác quản lý con người để xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực như những nhiễu, gây phiển hà cho khách hàng như báo chí đã nêu trong thời gian qua Ngoài ra, giữa các địa phương việc quản lý tài chính cũng chưa thống nhất, có địa phương xem hoạt động này như hoạt động cung ứng dịch vụ và chuyển thành đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động,

Trang 26

25 - Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc ngành Giao thông - vận tải - công chính chủ yếu là các khoản thu phí, lệ phí và thu khác, hầu như không phát sinh các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ liên quan đến hoạt động sự nghiệp

của đơn vị do đó việc khai thác và tăng nguồn thu của các đơn vị này là rất hạn chế

a.6 Phát thanh - truyền hình

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị chủ yếu là các khoản thu từ

dịch vụ quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình; dịch vụ phát hành băng, đĩa; thực hiện các chương trình quảng cáo, tuyên truyền và một số hoạt động khác như kinh doanh các mặt hàng điện tử: đầu thu kỹ thuật số, tivi, đầu VCD, DVD,

Trong số các nguồn thu sự nghiệp nêu trên, nguồn thu lớn nhất và chủ yếu của các đơn vị là nguồn thu từ hoạt động quảng cáo trên truyền hình Mức giá thu quảng cáo do các Đài truyền hình địa phương quy định phù hợp với tình hình thực tế, điều

kiện kinh tế - xã hội của địa phương (theo công văn số 2166/TC-HCSN ngày

31/05/2000 của Bộ Tài chính về việc giá thu quảng cáo trên truyền hình) Chính vì

vậy đơn giá thu và nguồn thu quảng cáo có sự chênh lệch giữa các Đài truyền hình

địa phương do tâm ảnh hưởng cũng như sự thu hút khán giá Nhìn chung các đơn vị đã khai thác tương đối tốt nguồn thu và không ngừng nâng cao chất lượng chương

trình

Thực tế kiểm toán tại một số đài phát thanh - truyền hình (gọi tất là đài truyền

hình) nhận thấy cơ chế tài chính đang được áp dụng cho các đài truyền hình phụ thuộc vào phương thức quản lý tại các địa phương Qua kiểm toán 4 đài truyền hình trong 2 năm tài chính 2002 và 2003 có một số tình hình như sau:

- Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (được kiểm toán trong năm 2003)

được ấp dụng cơ chế khoán thu, chỉ tài chính thực hiện ổn định trong 3 năm (từ năm

2002 đến hết năm 2004) theo nguyên tắc được để lại các khoản phải nộp ngân sách

nhà nước từ hoạt động của Đài theo hình thức ghi thu - ghi chỉ ngân sách theo Quyết định số 131/2001/QĐ-UB ngày 27/12/2001 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Cơ chế này được áp dụng trên cơ sở tỉnh thần công văn số 2893/TC/HCSN

ngày 02/04/2001 của Bộ Tài chính về việc thống nhất thực hiện thí điểm khoán thu, chỉ tài chính đối với Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 đến năm 2004 và vận dụng theo Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg ngày 01/06/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực biện thí điểm khoán thu, khoán chỉ tài chính đối với hoạt động của Đài truyền hình Việt Nam, Thông tư số 69/2001/UT-BTC ngày 24/08/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính trong việc thực hiện thí điểm

khoán thu, khoán chỉ tài chính đối với hoạt động của Đà! truyền hình Việt Nam Việc thực hiện khoán như trên còn bộc lộ một số bất cập:

+ Mức khoán thu 300 tỷ đồng/năm ổn định trong 3 năm, thấp so với số thu của các năm trước và các biến động về giá trong những năm tiếp theo + Số khốn thu khơng loại trừ thuế giá trị gia tăng là không hợp lý (trong khi

hạch toán chỉ phí lại tách riêng phần thuế giá trị gia tăng được khấu trừ)

Trang 27

+ Chỉ xác định thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần chênh lệch giữa số

khoán thu và số khoán chỉ (không tính thuế thu nhập phần tiết kiệm chỉ và phần vượt thu) không đúng với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Quỹ lương của đơn vị được Sở Lao động Thương bình và Xã hội xét duyệt trên cơ sở thực hiện theo Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày

29/01/2001 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn xây

dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiên lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước cao hơn so với quy định về tiên lương theo,Nghị định

10/2002/NĐ-CP và Thông tư số 25/2002/TT-BTC

+ Hoạt động trao đổi quảng cáo lấy chương trình phát hình đơn vị thực hiện ghỉ thu - ghỉ chí ngân sách không tính vào doanh thu và chỉ phí, nhưng thực chất là đơn vị ký hợp đồng mua chương trình phát hình nhưng khơng thanh

tốn bằng tiền mà trả bằng quảng cáo 5

- Các Đài truyền hình Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ Trong quá trình quản lý,

khai thác, sử dụng có một số tình hình sau:

+ Còn chỉ hoa hồng môi giới vượt mức quy định tại điểm I1, Mục IH, phần B Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/2/2002 của Bộ Tài chính Theo giải trình, các đơn vị thực hiện theo các quy định về chế độ quản lý tài chính

của Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 25/2002/TT-

BTC của Bộ Tài chính, Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/05/2003 và

Thông tư liên tịch số 20/2003/TTLT/BTC-BVHTT-BNV ngày 24/03/2003 giữa Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa thông tin - Bộ nội vụ hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa - Thông tin hướng dẫn xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ: “Trong phạm vi nghồn tài chính (bao gầm nguồn ngân sách nhà nHóc cập, nguồn thu su nghiệp), Thủ trưởng đơn vị cơ sở Văn hóa - Thông tín có thu xây dựng tiêu chuẩn định mức và chế độ chỉ tiêu nội bộ về chỉ quản lý và nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn nức chỉ do Nhà nước quy định phù hợp với

hoạt động đặc thù của don vị" Đây là một trong các biểu hiện của sự không thống nhất trong hướng dẫn thực hiện các chế độ quản lý tài chính giữa các Bộ, Ngành

+ Một số đơn vị hạch toán vào chỉ phí hoạt động quảng cáo (để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập) một số nội dung chỉ không đúng quy định như:

chi bồi dưỡng, thưởng lễ, tết, chí phúc lợi tập thể,

+ Nguồn thu phát sóng chương trình VTV do Đài truyền hình Việt Nam cấp chưa được giao dự toán trong phần kinh phí hoạt động thường xuyên của các Đài truyền hình dẫn đến việc sử dụng không đúng quy định của Truyền hình Việt Nam và chỉ sai chế độ như: chỉ khen thưởng, chí đám tang, chi bồi dưỡng lễ, tết, chỉ tham quan,

+ Một số khoản thu từ việc thực hiện các chương trình thông tin, tuyên

truyền, cho các cơ quan, ban, ngành không được hạch toán vào nguồn thu hoặc nguồn kinh phí hoạt động mà theo dõi trên tài khoản phải trả (tài

Trang 28

27 a.7 Một số ngành và lĩnh vực khác:

Ngoài các đơn vị sự nghiệp có thư hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên còn

một số đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trên các ngành, lĩnh vực khác có số thu

tương đốt lớn như Chi cục thú y, Chi cục bảo vệ thực vật, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Trụng tâm đo đạc địa chính, Trung tâm kiểm định, Trung tâm lưu trữ thông tin địa chính trực thuộc Sở Tài nguyên - môi trường; Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động Thương

bình và Xã hội; các Ban quản lý chợ, Trung tâm thương mại trực thuộc Sở Thương

mại, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, :

Thực trạng hoạt động của các đơn vị này cũng có nhiều điểm tương tự như các

đơn vị hoạt động trong các ngành, kĩnh vực nêu trên

b Một số khoản thu khác không gắn với hoạt động sự nghiệp của đơn vị Ngoài các khoản thu liên quan đến hoạt động sự nghiệp, tại các đơn vị còn phát sinh một số khoản thu khác không gắn với hoạt động sự nghiệp của đơn vị Qua thực tế kiểm toán nhận thấy, hầu hết các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay đều cố

gắng khai thác tối đa việc sử dụng mặt bằng của đơn vị để cho thuê hoặc trực tiếp

thực hiện các dịch vụ trông giữ xe, bán căn tin, cho thuê ki ốt, cho thuê hội trường, cho thuê mặt bằng tổ chức đám tiệc, cho thuê nhà làm trụ sở, chỉ nhánh, văn phòng đại điện Số thu này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số thu của các đơn vị

Cá biệt có trường hợp (chủ yếu tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh) một số đơn vị được sự phê duyệt của cơ quan thẩm quyền tiến hành thuê nhà thuộc sở hữu

nhà nước (do các Công ty quản lý nhà quan lý) theo mức giá thuê áp dụng cho co

quan hành chính sự nghiệp làm trụ sở hoạt động, sau đó các đơn vị sử dụng để kinh doanh hoặc cho thuê lại hưởng chênh lệch

Việc sử dụng mặt:bằng của đơn vị để cho thuê nhưng không được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc sử dụng không đúng mục đích là vi phạm

pháp luật Đồng thời trong quá trình khai thác và sử dụng nguồn thu này-tại hầu hết các đơn vị còn nhiều tồn tại như: a :

Trang 29

28

Trang 30

29

»

- Các khoản thu thanh lý tài sản cố định phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định nhưng các đơn vị để lại sử dụng, không báo cáo với cơ quan thẩm quyền

- Các khoản truy cứu trách nhiệm vật chất trong các sai phạm về sử dụng ngân sách như: xuất toán đo chi sai chế độ không được thực hiện nộp ngân sách theo quy định hoặc không thu hồi mà chuyển sang năm sau hoặc dùng các nguồn kinh phí,

nguồn quỹ khác để quyết tốn; khơng theo dõi phải thu và hạch toán nộp ngân sách

các khoản bồi thường vật chất do làm mất mát, hư hồng tài sản, phương tiện của nhà

nước

- Các khoản thu theo quy định phải được gửi vào tài khoản tiền gửi kho bạc

nhưng các đơn vị gửi tiết kiệm hoặc gửi vào tài khoản ngân hàng không đúng quy định Số thu từ lãi tiền gửi ngân hàng các đơn vị đưa vào quỹ cơ quan để sử dụng

- Một số khoản thu sự nghiệp theo quy định phải bổ sung vào nguồn kinh phí

hoạt động thường xuyên những một số đơn vị hạch toán vào quỹ cơ quan để chỉ phúc

lợi, khen thưởng

- Hầu hết tại các đơn vị chưa theo đối quản lý thu nhập cá nhân của một số đối

tượng cán bộ, công nhân viên có thu nhập cao đủ điều kiện nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định, đồng thời tại một số đơn vị nhất là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, truyền hình không thực hiện việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi thực hiện chỉ trả thù lao hoặc nhuận bút cho các ca sĩ, nghệ sĩ, đạo

diễn, diễn viên, người soạn nhạc, viết kịch bản đủ điều kiện nộp thuế thu nhập làm

cho ngân sách thất thu về thuế thu nhập cá nhân -

- Một số đơn vị có thu các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng tiền hoặc hiện vật thuộc ngân sách nhà nước nhưng theo đối riêng mà không tổng hợp báo cáo với cơ quan tài chính, cơ quan cấp trên để quản lý, ghi thu - ghi chỉ ngân sách theo quy định

- Hạch toán vào chỉ phí hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ không đúng quy định như: hạch toán một lần vào chỉ phí các khoản chỉ mưa sắm tài sản cố định, công cụ, dụng cụ lâu bến; các khoản chỉ có tính chất phúc lợi như khen thưởng, tham quan, nghỉ mát, lễ tết, hỗ trợ, làm tăng chỉ phí, giảm thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

- Một số khoản thu có tính chất dịch vụ phải chịu thuế giá trị gia tăng nhưng đơn vị không xuất hóa đơn giá trị gia tăng mà sử dụng biên lai thu như một nguồn thu sự nghiệp của đơn vị không đúng quy định

b Chap hành ché dé ghi thu - ghi chi ngân sách nhà nước

Ghi thu - ghi chỉ là phương thức quản lý ngân sách đối với các khoản thu, chỉ từ nguồn thu phí, lệ phí và các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước được để lại đơn

vị sử dụng theo quy định hiện hành Do đó việc ghi thu - ghi chỉ không đầy đủ vào

báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước là một hình thức thất thu ngân sách nhà

nước

Qua thực tế kiểm, toán tại các tỉnh, thành phố trong các năm qua nhận thấy

Trang 31

- Các khoản phí và lệ phí được để lại các đơn vị sử dụng theo tỷ lệ phần trăm

(%)

- Các đơn vị thuộc ngành y tế không tổng hợp số thu đo cơ quan Bảo hiểm y tế thanh toán; phần 30% viện phí được phép chỉ khen thưởng; phí y tế dự phòng:

- Các đơn vị thuộc ngành giáo dục - đào tạo không tổng hợp các khoản thu cơ sở vật chất trường học, thu tiền xây dựng trường trọng điểm;

- Các khoản thu hồi sản phẩm tận thu từ công tác thực nghiệm các chương trình khuyến nông của các đơn vị trực thuộc So Nong nghiệp & PTNT được phép để

lại đơn vị sử đụng;

- Các khoản thu khác như: thanh lý tài sản cố định, khấu hao tài sẵn cố định, tài trợ, viện trợ, thuộc ngân sách nhà nước được để lại đơn vị sử dụng: ,

Nguyên nhân khách quan là do các đơn vị không tổng hợp đầy đủ số phải ghỉ thu - ghỉ chí do không nắm vững các chế độ chính sách của nhà nước., Tuy nhiên nguyên nhân mang tính chủ quan là do cơ quan tài chính địa phương không thực hiện việc kiểm tra, thẩm tra số liệu báo cáo, tình hình thu chỉ sự nghiệp của các đơn

vị dẫn đến việc bỏ sót các khoản phải ghi thu - ghữ.chỉ ngân sách hoặc muốn để

ngoài báo cáo quyết toán ngân sách nhằm giảm số thu - chỉ ngân sách của địa phương với mục đích xin bổ sung cân đối ngân sách từ trung ương được nhiều hơn

2.1.3 Những bất cập trong cơ chế, chính sách ảnh hướng đến hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu

a Bái cập trong hoạt động của các đơn vị

Một thực tế hiện nay gây khó khăn cho các đơn vị có hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ cũng như các cơ quan quản lý của nhà nước khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đoanh nghiệp (điều chỉnh bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp) đo có một số bất cập, không rõ ràng trong các văn bản hướng dẫn đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động theo cơ chế tài chính của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP

của Chính phủ như sau:

- Về chỉ phí tiền lương: được phép chỉ trả tiển lương không quá 3 lần tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chỉ phí và

3,5 lần đối với đơn vị tự đảm bảo chỉ phí từ các nguồn thu của đơn vị

Việc xác định và hạch toán tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp có thu chỉ

có các nguồn thu sự nghiệp không liên quan đến hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ tương đối rõ ràng Tuy nhiên việc hạch toán quỹ lương và chỉ phí tiên lương cùng

với các khoản phải nộp theo lương đối với các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

lại không rõ rằng:

+ Tại đa số các đơn vị hoạt động sẵn xuất, cung ứng dịch vụ chỉ chiếm một phần trong hoạt động sự nghiệp do đó việc xác định quỹ lương bằng 3 lần hoặc 3,5 tiền lương tối thiểu chung của nhà nước để hạch toán vào chỉ phí hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có được phép áp dụng chung cho toàn

bộ cán bộ, công nhân viên, người lao động của đơn vị, kể cả các đối tượng

Trang 32

31 + Theo quy định của Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001

của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quần ly tién lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước bắt

buộc áp dụng đối với các hoạt động dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp có thu là không phù hợp

- Về chỉ phí khấu hao tài sẵn cố định: việc phân loại tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ là rất khó khăn, nhất là các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực y tế, các Đài phát thanh - truyền hình, bởi các đơn vị này giá trị tài sản cố định rất lớn, trước đây đều do nhà nước đầu tư, hiện nay được sử dụng đồng thời cho 2 hoạt động sự nghiệp và dịch vụ nên việc tính toán, phân bổ chỉ phí không có tiêu thức, phương pháp phù hợp Nếu chỉ tính khấu hao cho các tài sản được mua từ nguồn vốn kinh doanh hoặc từ quỹ phát triển sự nghiệp thì không đầy đủ, không có khả năng tái đầu tư; nhưng nếu phân bổ

đầy đủ thì doanh thu không đủ bù đấp chỉ phí Điều này gây lúng túng cho đơn vị và

các cơ quan quản lý, kiểm tra của nhà nước

- Các đơn vị còn chỉ phí cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại, chỉ hoa hồng môi giới, chỉ phí hội nghị, vượt mức khống chế được quy định tại điểm I1, Mục II, phần B Thông tư số 18/2002/TT-BTC của

Bộ Tài chính, nhưng lại phù hợp với các quy định về quản lý tài chính của Thông tư số 25/2002/TT-BTC, Thông tư số 50/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số

thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính với các Bộ Ngành về hướng dẫn xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ, cho phép thủ trưởng đơn vị được quy định mức chỉ cao hoặc thấp hơn mức chỉ đo nhà nước quy định, phù hợp với hoạt động của đơn vị, trong phạm vi nguồn thu được sử dụng

b Bát cập trong công tác quản lý

Trong quá trình quản lý, các cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu, chỉ, giao kinh phí ngân sách ổn định cho đơn vị chưa phù hợp với khả năng thực tế của

đơn vị như:

- Không đưa vào dự toán thu của đơn vị các khoản thụ khác không liên quan đến hoạt động sự nghiệp của đơn vị như thu cho thuê mặt bằng, bãi xe, căn tin, ki- ỐI, „ Cũng, như không tính phần chênh lệch thu, chỉ các hoạt động cũng ứng dịch vụ

bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của don vi

- Phần kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động thường xuyên các đơn vị còn trường hợp cấp phát vượt số dự toán được giao ổn định:

c Bát cập trong cơ chế chính sách, chế độ của nhà nước

Một số văn bản cũng như một số điều trong các văn bản pháp luật về phí, lệ

phí ban hành trước đây hiện không còn phù hợp với thực tế cũng như không phù hợp với một số văn bản khác song chưa được bổ sung, sửa đổi dẫn đến trong quá trình thực hiện các đơn vị và cơ quan quản lý, kiểm tra cồn lúng túng như:

- Về mức thu một số loại phí, lệ phí do Bộ Tài chính và HĐND các tỉnh ban hành không phù hợp tình hình với biến động về giá cả thị trường trong một vài năm

gần đây gây khó khăn cho các đơn vị do nguồn thu thấp không đủ hoạt động hoặc

không kích thích phát triển như: phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước tại Thành

Trang 33

khoản thu phí chợ, phí sử dụng lòng, lê đường để kinh doanh bãi giữ xe, buôn bán ; học phí ban hành từ năm 1998; viện phí ban hành từ năm 1995

- Việc trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi của một số khoản thu từ nguồn

thu phí lệ phí: theo các văn bản về phí, lệ phí, các đơn vị được phép trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi từ số thu được phép để lại theo tỷ lệ quy định, tuy phiên theo

hướng dẫn tại Thông tư số 25/2002/TT-BTC và Thông tư số 121/2002/TT-BTC của

Bộ Tài chính thì số thu được phép để lại từ phí, lệ phí là nguồn thu sự nghiệp phải bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, cuối năm nếu có chênh lệch thu, chỉ đơn vị mới được trích lập 4 quỹ, trong đó có 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi Như vậy có sự chưa thống nhất trong hướng dẫn hạch toán và xử lý của các văn

bản trên i

+ Về hướng dẫn ghi thu - ghi chỉ ngân sách các khoản thư phí, lệ phí còn chưa rõ rằng, chưa cụ thể đối với từng loại phí, lệ phí theo từng lĩnh vực hiện'nay, cụ thể như sau:

Theo quy định của Thông tư số 63/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính tại điểm I, mục E, phần IV: "Tiển thu phí, lệ phí để lại cho đơn vị thị phí, lệ phí để trang trải

chỉ phí cho việc thu phí, lệ phí không phản ánh sào ngân sách nhà nước”, Nội dụng

này được hiểu là không phản ánh vào ngân sách (không nộp ngân sách hoặc không

ghỉ thu - ghi chỉ ngân sách) tiền thu phí, lệ phí được để lại dé trang trải chi phi cho việc tổ chức bộ máy thu phí, lệ phí (được xác định theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số

thu theo điểm 3, 4 của mục C, phần III về xác định tỷ lệ phần trăm được để lại và các nội dung chỉ cho việc trang trải chỉ phí tổ chức thu), còn những khoản thu được để

lại theo tỷ lệ % được dùng để bù đấp một phần chỉ phí cho các hoạt động có liên

quan đến quản lý Nhà nước, quản lý các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, hoạt động mang tính sự nghiệp, của các đơn vị như: Phí, lệ phí y tế dự phòng; Lệ phí thi

tuyển sinh; Phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ phải được phản ánh qua ngân sách nhà nước

Theo hướng dẫn tại Công văn số 445/TC/VP, ngày 13/01/2003 của Bộ Tài chính đính chính Thông tư số 81/2002/TT-BTC ngày 16/09/2002 hướng dẫn phi thu - ghỉ chỉ ngân sách quy định “Đới với các khoản thu: pH, lệ ĐH thuộc ngân sách nhà

nước (số phi nộp vào ngắn sách nhà nước sau khi đĩ trừ đi phần để lại trang trải

chỉ phí cho công tác thu phí, lệ phí theo quy định tại điểm 1, mục E, phần IV Thông tư số 63/20021TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dân thực hiện các

quy định pháp luật về phí và lệ phí); khẩm hao tài sẵn cố định; thanh lý tài sẵn cố

định 2 các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước để lai cho don vị chỉ theo quy

định, định kỳ hàng quý đơn vị phải lập báo cáo chỉ tiết các khoản thực thu, thực chỉ

theo muc luc ngân sách nhà nước gửi cơ quan tài chính để thực hiện ghỉ thu ngân sách nhà nước và ghỉ chỉ cho đơn vị" (rong để tài này chỉ để cập đến các khoản thu thu phí, lệ phí) Nội dung này được hiểu là ghi thu - ghi chỉ ngân sách số phí, lệ phí

theo quy định phổi nộp ngân sách nhà nước nhưng được để lại cho đơn vị sử dụng

mới thực hiện ghi thu - chỉ chỉ ngân sách, còn những khoản được để lại sử dụng bao gồm cả những khoản được để lại sử dụng bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí cho

các hoạt động có liên quan đến quản lý Nhà nước, quản lý các hoạt động chuyên

Trang 34

33 Từ 2 quy định và hướng dẫn trên của Bộ Tài chính, một số vấn để chưa rõ

ràng, hợp lý, không có tính nhất quán được đặt ra như sau:

+ Ý nghĩa của 2 nội dung trên hoàn tồn khơng đồng nhất với nhau về tính chất Một bên là chỉ không phản ánh số tiền thu phí, lệ phí để lại để trang trải chi phi cho việc thu phí, lệ phí (khác với việc để lại sử dụng bù đắp một phần hoặc toàn bộ chỉ phí cho các hoạt động có liên quan đến quản lý Nhà nước, quản lý các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, hoạt động sự nghiệp) với

một bên là chỉ giới hạn trong phạm vi số phải nộp ngân sách nhà nước nhưng được để lại cho đơn vị sử dụng

+ Theo các công văn hướng dẫn công tác khóa số kế toán cuối năm và lập báo

cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2002, 2003 của Bộ Tài chính thì một số khoản thu phí, lệ phí được phép để lại 100% cho đơn vị sử dụng như: học phí, viện phí, lệ phí tuyển sinh, không phải nộp ngân sách nhưng phải ghi thu - ghi chỉ Tuy nhiên công văn số 445/TC/VP, ngày 13/01/2003 của Bộ Tài chính quy định chỉ ghi thu - ghi chỉ đối với những khoản phải

nộp ngân sách nhà nước nhưng được để lại đơn vị sử dụng

Như vậy có thể kết luận là việc hướng dẫn ghi thu - ghỉ chỉ ngân sách của Công văn số 445/TC/VP, ngày 13/01/2003 đính chính Thông tư số 81/2002/TT-BTC

ngày !6/09/2002 của Bộ Tài chính không phản ánh đúng tỉnh thần nội dung của

điểm 1, mục E, phần IV của Thông tư 63/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng như các quy định hiện hành khác của nhà nước về học phí, viện phí và các khoản phí, lệ phí khác đang được tiếp tục thực hiện (theo công văn số I306/TC-CSTC ngày 14/02/2003; số 561/TC-CSTC ngày 15/01/2004 của Bộ Tài chính về việc danh mục

phí, lệ phí đã có văn bản hướng dẫn tiếp tục thực hiện) Một yêu cầu đặt ra là Bộ Tài chính phải nhanh chóng sửa đổi phần hướng dẫn ghi thu - ghi chỉ ngân sách về phí,

lệ phí, đồng thời sửa đổi các văn bản về phí, lệ phí đang còn hiệu lực thì hành để quy định lại tỷ lệ phần trăm (%) được phép để lại trang trải chỉ phí cho việc tổ chức thu của từng loại phí, lệ phí nhằm phân biệt với tỷ lệ % được phép để lại bu dap met phần hoặc toàn bộ chỉ phí cho các hoạt động có liên quan đến quản lý Nhà nước, quản lý các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, hoạt động sự nghiệp của từng loại phí, lệ phí và phù hợp với các văn bản phái: luật khác

2.2 Thực trạng hoạt động kiểm toán các đơn vi su nghiép cé thu

2.2.1 Phạm vỉ, đối tượng và nội dung kiểm toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu

Hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước khu vực từ khi thành lập đến nay chưa thực hiện kiểm toán chuyên để đối với các đơn vị sự nghiệp có thu Việc kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu chủ yếu nằm trong phạm vi và đối tượng của một cuộc kiểm toán ngân sách, nên khả năng chuyên sâu còn hạn chế, chưa nêu lên được

những tồn tại về cơ chế chính sách và những tác động không phải của tài chính như:

Chính trị - Xã hội; An ninh quốc phòng, (Ià những đối tượng không thuộc phạm vi kiểm toán)

Như vậy những vấn để có liên quan đến hoạt động kiểm toán các đơn vị sự

nghiệp có thu nêu trong đề tài này có phạm vi nghiên cứu rất hẹp, chỉ mang tính chất

Trang 35

- Hiện nay thực hiện kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu mới chỉ ấp dụng

loại hình kiểm toán tuân thủ và kiểm toán Báo cáo tài chính, chưa áp dụng loại hình

kiểm toán hoạt động Như chúng ta đã biết, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính từ bên ngoài do đé không chỉ đừng lại ở kiểm tra tính tuân thủ mà cả tính

kinh tế (hiệu quả) của các hoạt động tài chính nhà nước nói chung và các đơn vị sử

dụng kinh phí ngân sách, coi như của ngân sách nói riêng Thông qua các kết quả

kiểm toán để đánh giá hiệu quả tài chính của đơn vị (nghĩa là đánh giá mối tương

quan hợp lý giữa chỉ phí bỏ ra và kết quả thu về) đồng thời căn cứ vào những kết quả

kiểm toán đó nêu những tác động, ảnh hưởng (nếu có) của các quyết định do các cơ quan Nhà nước ban hành đối với các đơn vị để có những điều chỉnh và sửa đổi kịp thời Do phạm vi kiểm toán và một số điều kiện khách quan khác nên tuy có một số

kiến nghị rất thiết thực để giúp các đối tượng kiểm toán thực hiện tốt chế độ chính sách tài chính kế toán và có một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước cấp

trên nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách ban hành nhưng các kiến nghị của Kiểm

toán Nhà nước khu vực chỉ dừng lại ở mức độ địa phương, chưa đủ tầm để đánh động

các cơ quan ban hành chính sách vĩ mô

- Thời gian kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu trong một cuộc kiểm toán

ngân sách rất ít, thường từ 3 đến 5 ngày, một số đơn vị có số thu lớn, phạm vi hoạt

động rộng có thể kéo dài hơn, Một bất cập nẩy sinh trong quá trình kiểm toán là quỹ

thời gian eo hẹp trong khi yêu cầu chọn mẫu kiểm toán phải vừa đủ (mang tính đại điện) Phạm vi kiểm toán do đó cũng bị giới hạn, mới chỉ kiểm toán được một phần các đơn vị sự nghiệp có thu dẫn đến rủi ro kiểm toán lớn và tính khái quát của các kiến nghị kiểm tốn khơng cao

- Các đơn vị sự nghiệp có thu được hình thành quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư

xây đựng cơ sở vật chất, mưa sắm máy móc thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ gitip thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, nang lực công tác, song việc kiểm toán ở những nội dung này thường không được kiểm toán viên quan tâm hoặc chỉ kiểm tra sơ sài nên phần nào cũng làm hạn chế kết

quả kiểm toán

- Quy trình kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng và các đơn vị dự toán nói chung đang được sử dụng là quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước mà

chưa có quy trình kiểm toán riêng nên việc thực hiện kiểm toán là chưa cụ thể dẫn

đến kết quả kiểm tốn khơng cao Mẫu biểu báo cáo kiểm toán, biên bản kiểm toán còn sử dụng mẫu biểu áp dụng cho đơn vị du toán nên việc trình bày kết quả kiểm tốn thường khơng thống nhất, khó tổng hợp các chỉ tiêu : ,

2.2.2 Các phương pháp kiểm toán chủ yếu hiện nay

Phương pháp kiểm toán hiện nay đang áp dụng trong các cuộc kiểm toán ngân

sách địa phương (trong đó có các đơn vị sự nghiệp có thu) chủ yếu là phương pháp

chọn mẫu, cân đối, phân tích, đối chiếu, điểu tra (phòng vấn trực tiếp), chưa áp

dụng một số phương pháp mà qua đó kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến của mình

Trang 36

35 các bước tiến hành theo quy trình kiểm toán, còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt nên hiệu quả mang lại chưa cao

Trong thời gian qua các Bộ, Ngành, các địa phương có rất nhiều văn bản hướng dẫn đơn vị thực hiện cơ chế tài chính mới Tuy nhiên cơ quan Kiểm toán Nhà nước với chức năng "thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của

các số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị có

nhiệm vụ thu chỉ ngân sách nhà nước" lại chưa có hướng dẫn cụ thể phù hợp với tình hình mới như: chưa ban hành quy trình kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu (theo chuyên để và trong cuộc kiểm tốn ngân sách), khơng bổ sung và sửa đổi kịp thời một số mẫu biểu đã ban hành (phần liên quan đến hoạt động sự nghiệp có thu), không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay, cụ thể: Báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách của Bộ và cơ quan trung ương (mẫu 01/BCKT-NS, phần thứ bai, mục II); Biên bản kiểm toán áp dụng cho các đơn vị dự toán thuộc ngân sách các cấp quận, huyện (mẫu 02/BBKT-NS, phần thứ hai, mục II); Biên bản kiểm toán Báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị dự toán thuộc ngân sách tỉnh, thành phố

(mẫu 03/BBKT-NS, phần thứ hai, mục [Ù;

Ngoài ra các Biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán liên quan đến các đơn vị

du toán (bao gồm các đơn vị sự nghiệp có thu) không có biểu, phụ biểu đề cập đến

tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (phí, lệ phí; thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản phải nộp khác theo quy định, ) cũng

như cát khoản phải ghi thu - ghi chỉ ngân sách nhà nước nên không nêu bật được

nghĩa vụ của các đơn vị với ngân sách (chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp có thu)

,

2.2.3 Năng lực, trình độ của kiểm toán viên trong lĩnh vực kiểm toán các

đơn vi ku nghiệp có thu:

Kiểm toán Nhà nước là cơ quan mới hình thành, nguồn nhân lực chủ yếu do chuyển công tác từ các cơ quan, đơn vị ở các ngành, các địa phương khác nhau Do đó trình độ năng lực và kỹ năng kiểm toán còn nhiều hạn chế và không đồng đều

Chiến lược đào tạo, đào tạo lại nhằm chuẩn hoá đội ngũ kiểm toán viên là một yêu

cầu bức thiết song chưa được quan tâm đúng mức Công tác đào tạo lại trong thời gian vừa qua mới chỉ cập nhật và bồi đưỡng kiến thức, còn chung chung chưa chuyên sâu cho từng lĩnh vực kiểm toán nên hiệu quả của công tác đào tạo mang lại không cao Mặt khác việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực kiểm toán ở các trường đại học còn quá mới, việc tuyển dụng các sinh viên ra trường có kiến thức về kiểm toán nhưng không có kinh nghiệm thực tiễn

Việc xây đựng một đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên có đủ năng lực trình độ và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của kiểm toán nhà nước là một đòi hỏi không chỉ của riêng ngành mà còn là của toàn xã hội Thời gian qua về cơ bản chúng ta đã có đội ngũ cần bộ khá tỉnh thông về công tác nghiệp vụ, đã thực biện được rất nhiều cuộc kiểm toán Tuy nhiên trong quá trình kiểm toán đã bộc lộ không ít những tồn tại về năng lực của kiểm toán viên Một số biểu hiện về năng lực và trình độ của một bộ phận kiểm toán viên chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán cát đơn vị sự nghiệp có thu trong thời gian qua như sau:

Trang 37

chưa phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội, của địa phương đơn vị như kiểm toán năm 2003 của một số đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện quy chế tự chủ tài chính nhưng kiểm toán viên vẫn kiến nghị việc trích quỹ, bổ sung kinh phí hoạt động theo quy định của Thông tư 01/TC-HCVX; Kiến nghị ghi thu - ghi chỉ ngân sách số

thu sự nghiệp của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - thông tin, thể dục -

thé thao, thu phí của các ban quản lý dự án, ban quản lý đền bù, giải toa khong đúng quy định)

- Năng lực nhận thức còn hạn chế, không theo kịp thực tế phát triển của

ngành, của địa phương mình kiểm toán nên lúng túng trong việc nhận định đúng, sai

những kết quả đơn vị đạt được, thường có xu hướng so sánh cứng nhắc với chế độ, chính sách của Nhà nước ban hành, chưa chỉ ra được những bất cập, những vấn đề không phù hợp thực tiễn khách quan của một số chính sách, chế độ đã tạo một số lực cần không cần có, kìm hãm sự phát triển năng động của đơn vị để có những đề xuất

chấn chinh kịp thời

Không tích cực trau đổi nghiệp vụ chuyên môn, để lĩnh hội được tri thức có liên quận đến cơng tác kiểm tốn mà bản thân đang thực hiện

4 Tính kỷ luật trong việc tuân thủ các chuẩn mực và quy trình kiểm toán của một số kiểm toán viên còn rất hạn chế: Công tác lập kế hoạch kiểm toán còn qua loa, lấy lệ, tự ý điều chỉnh kế hoạch kiểm toán; Việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của một số đơn vị sự nghiệp có thu ít được kiểm toán viên quan tâm

~ Trình độ về tín học và kỹ năng còn hạn chế nên khi tiến hành kiểm toán tại các đơn vị có sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính còn hạn chế và chưa phát

huy hiệu quả

- Một số kiểm tốn viên thụ động, khơng sáng tạo trong công việc, mang nặng tư tưởng chọn những việc để để làm, nhằm tránh phiển phức cho bản thân, né tránh những vấn đề "gai góc” tại đơn vị nên kết quả kiểm tốn khơng cao (chỉ nêu được những sai phạm phổ biến, không quan trọng), dẫn đến các kiến nghị chung chung,

không cụ thể

- Ý thức đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận kiểm toán viên cồn bị chỉ phối bởi những tác động chủ quan, có hiện tượng cố ý làm chưa đúng các quy định, quy chế của Đồn kiểm tốn, hạch sách, những nhiễu đơn vị, bỏ qua sai phạm để tư lợi hoặc có những định kiến thiên lệch lấn át tính khách quan , ,

Trong thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước khu vực IV đã xử lý hình thức kỷ luật một số trường hợp có sai phạm về đạo đức hành nghề trong quá trình.kiểm toán Đây là việc làm đau lòng nhưng cần thiết để chấn chỉnh tổ chức kỷ luật, nâng cao đạo đức của kiểm toán viên

.2.4 Một số kết quả kiểm toán các đơn vị sự "nghiệp có thu

- Những sai phạm thực tiễn của các đơn vị sự nghiệp có thu dẫn đến thất thu ngận sách nhà nước

ua kiểm toán có thể tổng kết một số sai phạm điển hình như sau:

Công tác quản lý nguồn thu sự nghiệp tại các đơn vị chưa chặt chẽ Hạch

toán chưa chính xác, chưa đúng quy định nên phần ánh không đầy đủ nguồn

Trang 38

37 buông lỏng quản lý tài chính dẫn đến tham 6, chiếm đoạt một số khoản thu gây thất

thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước

- Ngoài các khoản thu trên, còn nhiều nguồn thu gắn với hoạt động của các

đơn vị, chủ yếu từ các hoạt động sẵn xuất, củng ứng dịch vụ, cho thuê mặt bằng, giữ xe, căn tin, nhà thuốc, điện thoại công cộng, không được quản lý và sử dụng đúng quy định mà để cho Cơng đồn quản lý cũng làm thất thu ngân sách nhà nước

- Một số khoản thu, chủ yếu trong lĩnh vực thể dục, thể thao như tiền tài trợ

mua sắm, nâng cấp trang thiết bị, tài sản cố định, hỗ trợ kinh phí hoạt động, thu quảng cáo độc quyền và bán sản phẩm, cho thuê cơ sở vật chất, tại các trung tâm

thể dục thể thao, các nhà thi đấu không được báo cáo, để lại sử dụng không đúng quy định

- Đối với một số lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là Văn hóa, Phát thanh - truyền hình việc hạch toán thu nhập, chỉ phí không đầy đủ dẫn đến việc kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp thiếu làm thất thư ngân sách nhà nước

- Một số đơn vị khơng hạch tốn mưa bán sòng phẳng mà hạch toán trao đổi các sản phẩm, dịch vụ (chẳng hạn như mua chương trình trưyền hình khơng thanh tốn bằng tiền mặt mà trả bằng quảng cáo), khơng hạch tốn thu nhập làm thất thu thuế cho ngân sách nhà nước :

- Khong thực hiện đầy đủ chế độ tài chính về tỷ lệ nộp ngân sách và được để lại sử dụng tại đơn vị đối với các nguồn thu làm giảm sé phai nộp ngân sách nhà

nước Qua kiểm toán nhận thấy xu hướng chung là các đơn vị thường dấu nguồn thu hoặc xắc định số phải nộp ngân sách không đây đủ theo quy định làm giảm số phải nộp ng n sách nhà nước, tăng số kinh phí được sử dụng tại đơn vị

| Không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán đối với đơn vị sự nghiệp có thu như: hạch toán theo dõi doanh thu, chỉ phí, kết chuyển chênh lệch thu chỉ hoạt động sản

xuất, củng ứng dịch vụ, các khoản nộp ngân sách nhà nước, bổ sung kinh phí hoạt

động tHường xuyên, dẫn đến tình trạng phản ánh không đầy đủ số phải nộp ngân sách nhà nước

Hạch toán lẫn lộn các nguồn thu, ví dụ như: các cơ sở y tế hạch toán vào

viện phí tiển ăn của bệnh nhân, tiền bán quần áo, dụng cụ y tế, các đơn vị trường học thuộc ngành giáo dục hạch toán vào học phí các khoản thu bán tài liệu, tién thuê phòng trọ ký túc xá, tiền vệ sinh phí, đồ dùng học sinh, Nguyên nhân hạch toán lẫn lộn ngưồn thu một phần do khách quan không hiểu được tính chất nghiệp vụ, nhưng mặt khác, đo chủ quan của đơn vị muốn hạch toán tăng nguồn thu để được chỉ khen thưởng, chỉ tăng thu nhập, trong khi các khoản chỉ liên quan đến các khoản thu nói trên lại quyết toán hết vào nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp

Hạch toán một số khoản chi phí cao hơn thực tế làm ảnh hưởng đến sử dụng kinh phí ngân sách cấp mà đúng ra các khoản chỉ phí này phải thu hồi giam phí như: các khdản thu hồi tiền điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, do các đơn vị thuê

mặt bằng sử dụng - Cho thuê tài sản, mặt bằng nhà nước thấp hơn giá thị trường nhiều lần làm

thất thu ngân sách nhà nước Đây là hiện tượng phổ biến, thường xuyên diễn ra tại

các đơn vị sự nghiệp có thu Các đối tượng thuê thường có quan hệ thân thiết, gia

Trang 39

- Hầu hết tại các đơn vị sự nghiệp có thu chưa theo đõi quân lý thu nhập cá nhân của một số đối tượng can bộ công nhân viên có thu nhập cao để xác định thuế thu nhập thường xuyên cá nhân phải nộp Đối với một số khoản chỉ trả lớn cho những đối tượng không đăng ký kinh doanh chưa trích giữ lại thuế thu nhập không thường xuyên để nộp cho ngân sách nhà nước

b Kết quả kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu của Kiểm toán Nhà nước

khu vực IV trong thời gian qua là khá phong phú, cụ thể:

- Có nhiều kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự

nghiệp có thu như kiến nghị Bộ Tài chính ban hành các văn bản dưới luật để hướng

dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu có hoạt động dịch vụ; ban hành chế độ thống nhất về

thu phí, lệ phí và các khoản huy động đóng góp của nhân dân

- Phát hiện và tăng thu cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng, gồm:

+ Thuế 441.119 triệu đồng

+ Thu khác 793.059 triệu đồng + Ghi thu - ghi chỉ 1.062.947 triệu đồng

(Số liệu theo báo cáo tổng kết hoạt động của Kiểm toán Nhà nước khu vực [V từ năm 1996 - 2003)

- Phát hiện nhiều sai phạm, góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính -

kế toán tại đơn vị cơ sở ngày một tốt hơn:

+ Đã kiến nghị về một số khoản thu được để lại đơn vị chỉ, quản lý qua ngân sách nhà nước chưa được lập dự toán (học phí, viện phí, thu sự nghiệp, ); + Kiến nghị về sửa đổi hạch toán kế toán, về mẫu biểu báo cáo tài chính của

các đơn vị sự nghiệp có thu; các kiến nghị về sửa đổi một số định mức và

chế độ chỉ tiêu của đơn vị sự nghiệp có thu

+ Hướng dẫn các đơn vị điều chỉnh số kế toán, lập báo cáo tài chính theo đúng các quy định và chuẩn mực Nhà nước ban hành

2.2.5 Những hạn chế của kiểm toán nhà nước trục tiếp tác động đến chống thất thu

- Công tác khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán chính là bước đầu tiên trong quy trình kiểm toán Nội dung của báo cáo khảo sát như: thu thập thông tỉn cần thiết, khả

năng phân tích, chọn đơn vị kiểm toán cũng như xác định chính xác các vấn để trọng yếu của báo cáo tài chính, là những yếu tố quan tréng trong công tác kiểm toán Trong thời gian vừa qua, công tác khảo sát và lập báo cáo khảo sát, xây dựng kế hoacl Hiểm toán còn một số việc phải bàn: thời gian khảo sát quá ngắn, chưa tương xứng kới thời gian thực hiện kiểm toán; kết cấu của mẫu kế hoạch kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách năm của tỉnh, thành phố có một số điểm chưa phù hợp như:

phần khảo sát và thu thập thông tin chủ yếu đề cập đến cấp ngân sách tỉnh, chưa nêu

lên tình hình của các đơn vị dự toán nhất là các đơn vị được chọn kiểm toán, trong đó có các đơn vị sự nghiệp có thu Tuy nhiên phần kế hoạch kiểm toán mục "Phạm

vi, đối tượng và giới hạn kiểm toán" lại yêu cầu phải xác định được các đối tượng

Trang 40

39 lối cũ" Như kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước khu vực IV đã xây ra: khi khảo sát không nắm được tình hình cụ thể của các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc cấp ngân sách sở, ngành nên xây dựng kế hoạch chưa sát; khi thực hiện kiểm toán thấy

cần thiết phải kiểm toán các đơn vị đó nên nếu điều chỉnh kế hoạch kiểm toáu theo

trình tự quy định cẩn phải có thời gian, sẽ không kịp tiến độ kiểm tốn, cịn nếu khơng điều chỉnh kế hoạch, do tính trọng yếu phải kiểm toán các đối tượng đó sẽ dẫn đến ví phạm quy định

- Công tác thực hiện kiểm toán: hiện nay việc xác lập hồ sơ kiểm toán, mẫu biểu kiểm toán sau khi đã hồn thành cơng tác kiểm toán đối với các đơn vị còn một số bất cập:

+ Nếu đơn vị sự nghiệp có thu nằm trong đơn vị dự toán cấp ! hoặc thuộc ngân sách cấp quận, huyện không phải là đối tượng kiểm toán được ghi

trong Quyết định kiểm toán thì việc lập Biên bản kiểm toán hay lập Biên

bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán chựa được quy định rõ.:

Mẫu biểu quy định đối tượng kiểm toán là ngân sách cấp quận, huyện nằm

trong cuộc kiểm toán ngân sách tỉnh sẽ lập biên bản kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách năm của quận huyện - Mẫu số 02/BBKT;NS

Trong kế hoạch chỉ tiết kiểm toán ngân sách quận, huyện sẽ kiểm toán một

số đơn vị trực thuộc, do đó:

Nếu lập biên bản kiểm toán áp dụng cho các đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp quận, huyện theo mẫu số 02/BBKT-NS sẽ không có quy định

Nếu lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán

viên thì không phần ảnh đầy đủ toàn bộ hoạt động tài chính : của đơn vị, nhất là các đơn vị sự nghiệp có thu

+ Việc bế trí thời gian kiểm tốn ln tỷ lệ thuận với chất lượng kiểm toán do đó nếu thời gian kiểm toán chỉ I đến 2 ngày thì không thé đảm bảo được chất lượng kiểm toán, còn nếu bố trí thời gian dài hơn sẽ không đảm bảo được tiến độ của Đồn kiểm tốn

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp có chỉ đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn sự nghiệp hoặc nguồn vốn khác, thường bị các kiểm toán viên kiểm tra sơ sài hoặc bỏ qua Tuy nhiên, quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước cũng chưa quy định rõ những việc phải làm đối với trường hợp này

- Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán: một số nhận xét kiểm toán còn mang tính suy diễn, áp đặt, các kiến nghị có đôi lúc thiếu tính khả thi, gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị được kiểm toán khi thực hiện các kiến nghị này

- Một số hạn chế khác:

+ Địa vị pháp lý còn hạn chế, chưa có khoản chế tài nào cho phép buộc đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu Do đó, trong một số trường

hợp nếu đơn vị không hợp tác chặt chẽ sẽ hạn chế kết quả kiểm toán

Ngày đăng: 04/11/2023, 23:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w