Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa Thanh long Quang kỳ Như đã đề cập ở trên, thanh long là cây cảm ứng ra hoa trong điều kiện ngày dài.. Việc thắp đèn vào ban đêm để xử lý ra hoa thanh
Trang 1Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
ra hoa Thanh long
Quang kỳ
Như đã đề cập ở trên, thanh long là cây cảm ứng ra hoa trong điều kiện ngày dài Hoa xuất hiện tự nhiên từ tháng
3 đến tháng 10 (rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8), trung bình
có 4 – 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm Việc thắp đèn vào ban đêm để xử lý ra hoa thanh long trong điều kiện ngài ngắn được áp dụng rộng rãi hiện nay là cách đặt cây trong điều kiện ngày dài nhân tạo có công suất từ 75 – 100W với thời gian chiếu sáng 6 giờ/ngày trong 15 ngày liên tiếp sẽ cho hiệu quả xử lý cao nhất Tuy nhiên, A Khaimov và
Y Mizrahi (2006) cũng dùng bóng đèn tương tự và thắp
3, 6 và 9 giờ/đêm từ tháng 3 – 7 nhưng không tìm thấy ảnh hưởng của việc thắp đèn, nói cách khác là quang kỳ, đến sự ra hoa ở loài Hylocereus undatus (ở Israel, ngày ngắn nhất xuất hiện vào tháng 3 và dài nhất vào tháng 7)
Trang 2Nhiệt độ
Thanh long sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 –
350C Nếu dưới hoặc trên nhiệt độ này cây sẽ không sinh trưởng được hoặc phát triển chậm, ra hoa và đậu trái ít Avinoam Nerd et al
Nước tưới
Do thân mọng nước nên thanh long có khả năng chịu hạn khá tốt Cây sinh trưởng phát triển tốt ngay ở những nơi
có lượng mưa tương đối thấp (50 – 100mm/tháng) Tuy nhiên, cây cần được cung cấp đủ nước với chu kỳ tưới 4 –
6 ngày/lần ở các giai đoạn tạo chồi thân và ra hoa đậu trái
để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao Thực tế sản xuất cho thấy, tạo stress khô hạn bằng cách phơi gốc và ngưng tưới nước trong 2 – 5 ngày nắng (kết hợp với bón phân và thắp đèn) sẽ giúp cây trổ hoa nhiều và tập trung hơn vào khoảng 3 tháng sau đó
Dinh dưỡng
Thanh long có nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn mức trung bình chung của cây ăn trái nên có thể được trồng trên đất tương đối nghèo dinh dưỡng (đất xám bạc màu, đất phèn,…) Tùy thuộc vào loại đất và tình trạng của cây, nếu được trồng với mật độ 800 trụ/ha thì 1 gốc cần bổ sung khoảng 15 – 20kg phân chuồng + 1kg urê + 3kg lân + 1kg kali mỗi năm
Như các cây ăn trái khác, thanh long cần được chuyển từ chế độ dinh dưỡng thích hợp cho sinh trưởng sinh dưỡng
Trang 3(nhiều đạm, ít kali) sang sinh sản (ít đạm, nhiều kali) Đối với thanh long thì thời điểm chuyển tiếp này được thực hiện thích hợp nhất vào khoảng 4 tháng trước khi thu hoạch (ngay sau khi xiết nước, trong trường hợp xử lý ra hoa mùa nghịch)
Kỹ thuật canh tác
Thanh long thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng (độ đường tăng dưới ánh sáng cao), Do đó, khi trồng cần tận dụng hướng nam và đông nam để cây tiếp nhận nhiều ánh sáng Cây thích hợp nhất với đất có sa cấu gồm cát 40%, thịt 40% và sét 20% (vùng đất núi, gần biển,…), có tầng canh tác tối thiểu là 30cm Đối với vùng đất thấp thì cần phải lên luống cao hơn mực nước cao nhất trong năm từ
20 – 30cm
Thanh long cần bám vào giá thể để sinh trưởng tốt Có thể dùng trụ gỗ hay tông làm giá thể; tuy nhiên, trụ bê-tông hấp thụ nhiệt mạnh vào mùa nắng, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long Nên trồng trụ thẳng đứng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ thập hoặc đóng nẹp 2 bên mép giúp thanh long có chỗ bám
Hết mùa thu hoạch, cần tỉa bỏ cành cũ bên trong tán (không thể mọc mầm và ra hoa) Giữ lại cành vừa cho trái
vụ trước để nuôi cành mới (tỷ lệ 1:1) Khi cành mới dài 1,2 – 1,5m thì cắt đọt để tạo điều kiện cho cành khỏe và nhanh cho trái Nếu cành ra nhiều hoa và đậu nhiều trái thì nên tỉa bớt, chỉ chừa lại 3 – 4 trái mỗi cành
Trang 4Nguồn: sonongnghiep.angiang.gov.vn