Vì vậy, một mặt người dân có điều kiện để thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình với chính quyền và đề nghị được quan tâm giải quyết, mặt khác người dân cũng có thể trực tiếp theo dõi, kiể
Trang 1ThS Bïi Xu©n Ph¸i *
rong hệ thống bộ máy nhà nước, chính
quyền cấp xã có vị trí pháp lí rất đặc thù:
Đây là cấp chính quyền cơ sở, nơi chính quyền
tiếp xúc trực tiếp với dân Những vấn đề thuộc
chức năng, thẩm quyền của chính quyền cấp xã
giải quyết có liên quan trực tiếp đến đời sống,
sinh hoạt và lợi ích hàng ngày của người dân
Vì vậy, một mặt người dân có điều kiện để thể
hiện ý chí, nguyện vọng của mình với chính
quyền và đề nghị được quan tâm giải quyết,
mặt khác người dân cũng có thể trực tiếp theo
dõi, kiểm tra, tác động và đòi hỏi chính quyền
cấp xã phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền theo pháp luật và phù hợp với
phong tục, tập quán truyền thống của địa
phương, làng xã Vì thế, xét về phương diện lí
thuyết, phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra" có thể được thực hiện và
được kiểm chứng rõ nét nhất trong quan hệ
giữa chính quyền cấp xã với nhân dân và đây
cũng là thước đo để đánh giá hiệu lực của chính
quyền và mức độ dân chủ trực tiếp Tuy nhiên,
cũng cần phân biệt chính quyền xã với chính
quyền phường Mặc dù cùng một cấp chính
quyền cơ sở nhưng do xã có những đặc điểm rất
khác so với phường nên trong tổ chức và hoạt
động của chính quyền cấp xã ở nông thôn cũng
có nhiều đặc điểm khác biệt và chịu sự tác động
nhiều chiều, cả mặt tích cực và mặt tiêu cực
hơn so với chính quyền phường
Bài viết này chỉ đề cập những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở nông thôn (gọi tắt là cấp xã)
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức
và hoạt động của chính quyền cấp xã và do vậy cũng có nhiều cách xác định các yếu tố đó nhưng có thể thấy sự tác động của những yếu tố chủ yếu sau:
1 Lịch sử truyền thống
a Về tổ chức dân cư
Xã là cấp chính quyền cơ sở, tuy nhiên nó lại được cấu tạo từ các đơn vị nhỏ hơn đó là các làng, xóm, thôn, ấp (gọi chung là làng) Làng là
tổ chức, cộng đồng dân cư đã hình thành và tồn tại từ lâu đời, nhất là ở các vùng nông thôn đồng bằng của Việt Nam Những dấu ấn của công xã nông thôn - quần cư có sự liên kết rất chặt chẽ chủ yếu dựa trên cơ sở của quan hệ huyết thống, họ hàng vốn là những đặc điểm đã giúp cho sự tồn tại của các làng xã một cách bền vững - ít nhiều có sự ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền mặc dù hiện nay nó đã có nhiều biến đổi Yếu tố này nếu được định hướng tốt sẽ tác động tích cực đến sự đoàn kết trong dân cư, mang lại sự thống nhất trong các nội bộ làng xã trên cơ sở của sự gần gũi, thông cảm, sẻ chia trong cộng đồng
T
* Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội
Trang 2Cũng nhờ đó, việc hình thành các cơ quan
quản lí có sự ràng buộc và cơ chế kiểm soát
tự nhiên trước khi chịu sự chi phối của pháp
luật Điều đó làm cho pháp luật có điều kiện
đi vào cuộc sống một cách thuận lợi hơn Nếu
có cơ chế thích hợp cho sự kết hợp pháp luật
với đạo đức và phong tục tập quán trong điều
chỉnh các quan hệ xã hội của làng xã thì các
yếu tố nêu trên sẽ phát huy được các ảnh
hưởng tích cực của nó
Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến tác động
tiêu cực của nó Kết cấu dòng họ truyền thống
này có biểu hiện khá đậm nét, nhất là ở miền
Bắc và miền Trung Nó len lỏi vào các cơ quan
chính quyền và đoàn thể ở địa phương, tạo ra
những cái được gọi là “chính quyền của họ”,
“chi bộ của họ” như là cấu trúc ẩn, mạch ngầm
thẩm thấu vào bộ máy nhà nước, làm mềm hoá
chính sách, pháp luật của Nhà nước và cũng có
thể làm suy giảm quyền lực của cơ quan nhà
nước Đó là sự tác động một cách vô hình lên tổ
chức và hoạt động của chính quyền địa phương
mà trước hết là ảnh hưởng đến sự hình thành
các cơ quan chính quyền Sự ảnh hưởng này có
thể thấy ngay trong quá trình bầu cử Từ giai
đoạn giới thiệu đại biểu, qua hiệp thương cho
đến khi bỏ phiếu, ứng cử viên thuộc dòng họ
lớn thường có ưu thế, do đó họ thường là người
thắng cử Bầu cử theo nguyên tắc phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín là nhằm
phát huy cao độ bản chất dân chủ của chế độ xã
hội chủ nghĩa, thế nhưng sự liên kết trong các
dòng họ lớn như trên rất có thể làm sai lệch ý
nghĩa tích cực của các nguyên tắc này Từ đó,
người trúng cử phải chịu áp lực rất lớn từ phía
dòng họ - nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự
thiếu khách quan khi giải quyết các công việc
xã hội Trong địa phương có các dòng họ ngang nhau nếu không có sự chỉ đạo, hướng dẫn và ý thức tôn trọng pháp luật cao cũng có thể phát sinh những đố kị, kèn cựa, gây thanh thế, thậm chí tìm cách hạ uy tín của những người thuộc dòng họ khác, làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng
b Về lối sống
Kết cấu làng xã trong nông thôn Việt Nam
đã tồn tại một cách bền vững qua thời gian, trong thời bình cũng như trong thời chiến, thậm chí cả khi mất nước và chịu ách đô hộ hàng nghìn năm của phong kiến phương Bắc thì làng
xã vẫn là thiết chế giữ được bản sắc truyền thống của mình và góp phần tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam Điều đó có tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và hoạt động của các cấp chính quyền Từ xa xưa, các chính quyền đô hộ (cả phong kiến phương Bắc lẫn thực dân Pháp) đều đã phải tính đến sự tác động này và phải dựa vào hệ thống này để thực hiện sự cai trị
Các chính sách pháp luật thực hiện ở các địa phương phần lớn phụ thuộc trực tiếp vào hệ thống này Đối với chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh có thể bổ nhiệm người ở nơi khác nhưng đối với chính quyền cấp xã thì vẫn phải là người bản địa Trong bối cảnh đó, ở mức độ này hay mức độ khác, tính chất cục bộ và địa phương chủ nghĩa là điều khó tránh khỏi Vì vậy, đã có quan điểm cho rằng trong những trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có quyền điều động, bổ nhiệm chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, chủ tịch UBND cấp trên có thể điều động, bổ nhiệm chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp và trong trường hợp bổ nhiệm, chủ tịch UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND nhằm tạo ra cơ chế linh hoạt và
Trang 3đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực hiện
chức năng quản lí và điều hành của hệ thống
hành chính nhà nước, khắc phục tình trạng cục
bộ địa phương.(1) Điều này có mục đích tốt, tuy
nhiên có thể sẽ gặp phải khó khăn về mặt tâm lí,
người dân địa phương có thể cho rằng người
địa phương khác đến không thể hiểu được tình
hình của đời sống dân cư địa phương Đây
chính là một trong những vấn đề của cải cách
bộ máy nhà nước, đặc biệt là cải cách hệ thống
các cơ quan hành pháp
Trong hơn nửa thế kỉ qua, bộ mặt đất nước
đã có những chuyển biến toàn diện và sâu sắc,
nhất là từ năm 1986 khi chúng ta thực hiện
đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh
đạo, những thành tựu đạt được trong quá trình
xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân; phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
đã tác động mạnh mẽ tới thiết chế làng xã,
những nhân tố tích cực đã được phát huy đồng
thời những yếu tố tiêu cực đã từng bước hạn
chế và bị đầy lùi Tuy nhiên, cho đến nay, ở
nhiều nơi sự ảnh hưởng của mặt trái của thiết
chế làng xã vẫn còn khá phổ biến như tư tưởng
khép kín, cục bộ, bản vị, những phong tục, tập
quán sinh hoạt lạc hậu vẫn còn tồn tại làm cho
các hoạt động chính quyền cấp xã ở nông thôn
gặp không ít khó khăn
Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy là
sức ép của dư luận xã hội trong các làng, xã,
"tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”, chuyện gì
xảy ra, đầu làng cuối xóm đều biết Trong nhiều
trường hợp, những dư luận đó phát sinh từ sự
nhìn nhận đánh giá về các hiện tượng, vấn đề,
sự kiện dựa trên sự cảm nhận chủ quan và theo
những quan niệm cũ, những tiêu chí, đạo đức
cũ Thậm chí có cả những vấn đề hoàn toàn có tính chất riêng tư của người khác, thuộc nội bộ gia đình khác cũng có thể được bàn luận và tạo
ra dư luận bất lợi, làm ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân hay cộng đồng trong làng xã Nó tạo
ra gánh nặng tâm lí cho người cán bộ khi buộc phải can thiệp vào những công việc phức tạp ấy
Chính họ cũng ngại đụng phải những chuyện này vì điều đó thường có liên quan đến người nhà mình, dòng họ mình Khi đó, những cán bộ với tư cách của người lãnh đạo, ngoài sự công tâm thì cần phải có sự sáng suốt, tỉnh táo để có thể định hướng các quan hệ xã hội theo ảnh hưởng tích cực của các yếu tố này
c Yếu tố tâm lí của dân cư
Gắn với cuộc sống khép kín trong quan hệ
họ hàng sau luỹ tre làng là tâm lí có tính ổn định trong đời sống dân cư Điều đó giúp cho người cán bộ dễ nắm được diễn biến tâm lí của người dân mà mình quản lí, dễ tiếp xúc, chia sẻ,
dễ tìm hiểu nguyên nhân của các sự vụ xảy ra trong làng xóm, qua đó có thể tìm được biện pháp tác động có hiệu quả Ngược lại, tâm lí truyền thống của dân cư cũng tạo ra không ít khó khăn cho nhà quản lí, vì trong tâm lí còn chứa đựng không ít sự bảo thủ, tự ti Muốn phát triển thì yếu tố năng động, linh hoạt là không thể thiếu Thế nhưng ở nông thôn Việt Nam, do quan niệm duy tình, cái đúng cái sai nhiều khi được xác định bằng cảm tính hoặc dựa trên các phong tục tập quán đã tồn tại từ lâu đời, không bắt nhịp kịp với sự thay đổi nhanh chóng trong thời đại bùng nổ thông tin và khoa học, kĩ thuật
Tâm lí ngại thay đổi có thể sẽ là lực cản đối với người quản lí Vì vậy, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có những giải pháp tích cực để
Trang 4cung cấp thông tin và giáo dục những quan
niệm mới, nhận thức mới
d Vấn đề tâm linh, tôn giáo
Có lẽ, xâm nhập sớm nhất vào Việt Nam là
đạo Phật Đạo Phật đã đi vào cuộc sống một
cách rất tự nhiên, gần gũi với lối sống, với tâm
lí dân cư Theo quan niệm của nhiều người, đạo
Phật tức có tính hướng thiện, ôn hòa và nhân ái
Điều đó giúp cho tổ chức đời sống về mặt nào
đó có tính chất ổn định, thuận lợi cho sự quản lí
Cùng với đạo Phật, đạo Thiên chúa cũng đã
xâm nhập vào Việt Nam và có ảnh hưởng đến đời
sống tâm linh của một bộ phận không nhỏ dân cư
Nói chung, giáo lí của đạo Thiên chúa cũng có
nhiều nét tương đồng với đạo Phật Phần lớn giáo
dân thuần hậu, sống “tốt đời đẹp đạo” Tuy nhiên,
cũng không ít người mơ hồ và dễ bị kích động, lối
kéo Ngoài ra, còn có một số tôn giáo khác thâm
nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại, không xảy ra
xung đột và chung sống hoà bình
Ở Việt Nam còn tồn tại một tín ngưỡng khá
đặc biệt - đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Đây
là tín ngưỡng lâu đời nhất và không hề bị mai
một Mặc dù có nhiều dòng văn hoá, tín
ngưỡng xâm nhập vào Việt Nam và giữa chúng
có sự tác động mạnh mẽ tới nhau nhưng tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì và
phát triển, tạo ra nét đặc sắc của văn hóa Việt
Nam Trong một số vùng đồng bào dân tộc
cũng có tín ngưỡng riêng của mình Tuy nhiên,
có điều cần chú ý là nếu không có những giải
pháp để giáo dục tốt thì những cư dân vốn
mong muốn sống thuần hậu theo giáo lí của
mình nhưng có thể bị tác động, lôi kéo dẫn đến
mơ hồ và có những hành động đi ngược lại lợi
ích của các tín đồ, của quốc gia, dân tộc Người
cán bộ, quản lí cần phải có đủ kinh nghiệm và
bản lĩnh để giải quyết đúng đắn mối quan hệ này, giáo dục nhân dân tôn trọng tự do tín ngưỡng nhưng cũng phải kiên quyết chống lại những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để xâm hại lợi ích của người dân, cộng đồng dân tộc, quốc gia
2 Các nhân tố mới
a Về văn hoá, giáo dục
Có thể khẳng định đây là lĩnh vực mà chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu Nó tạo ra sự chuyển biến rất sâu sắc trong đời sống
xã hội về khả năng nhận thức, về trình độ hiểu biết cả về khoa học tự nhiên cũng như kiến thức
xã hội, làm thay đổi ở mức độ nhất định những tác động của các yếu tố truyền thống Đứng trước sự thay đổi này, xã hội đòi hỏi một chất lượng mới ở các nhà quản lí Cũng chính sự thay đổi đó đã cung cấp nguồn cán bộ trẻ có chất lượng mà quá trình tổ chức và hoạt động của chính quyền các địa phương phải cần đến
họ Tuy nhiên, có nhiều người sau khi đã được đào tạo cơ bản đã không chịu quay về nơi mà mình đã được cử đi học và đang rất cần cán bộ
Nhưng mặt khác có thực tế là một số cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản có tâm huyết nhưng khi về địa phương hoặc không được trọng dụng hoặc chưa đủ bản lĩnh và kinh nghiệm xử lí các vấn
đề của địa phương nên không phát huy được vai trò của mình
b Sự phát triển của nền kinh tế
Hiện nay, nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi rất nhiều cách suy nghĩ, cách làm
ăn, lối sống của dân cư Nó có cả những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến con người
Khi cuộc sống đã có nhiều thay đổi, mức sống được nâng lên một cách đáng kể, con người có
Trang 5điều kiện mở mang kiến thức, giao lưu với bên
ngoài, nhờ đó mà trình độ hiểu biết được mở
rộng Điều đó lại càng có ý nghĩa hơn đối với
các nhà quản lí Thông tin đến với con người
ngày càng đa dạng, nhiều chiều đã đòi hỏi một
kĩ năng xử lí thông tin ở mức độ cao, buộc các
nhà quản lí phải nâng cao trình độ khi mà các
phương tiện thông tin đại chúng trở nên phong
phú hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế
Tuy nhiên, điều cần bàn đến là tác động tiêu
cực của nó Khi trình độ của người ta còn hạn
chế chưa theo kịp với sự phát triển thì nhận
thức rất dễ lệch lạc nhất là các thông tin đến từ
những nguồn không chính thức và xuất phát với
động cơ không trong sáng Đó chính là chỗ khó
kiểm soát đối với các nhà quản lí nhưng lại là
kẽ hở mà các thế lực đen tối dễ lợi dụng
Cùng với sự thay đổi đó là sự chênh lệch về
mức sống ngày càng tăng giữa các bộ phận dân
cư Nói chung, mặt bằng đời sống của xã hội thì
được nâng lên nhưng khoảng cách giàu nghèo
ngày càng gia tăng đã làm cho cuộc sống có
nhiều xáo trộn Nhiều khi người ta quy những
giá trị tinh thần trong các quan hệ tình cảm thành
giá trị vật chất có thể cân, đong, đo, đếm được,
dùng đồng tiền làm phương tiện để xử lí mọi
việc Nó có thể dẫn tới trạng thái xã hội cực đoan
có nguy cơ nảy sinh những sự phức tạp mà nhà
quản lí không dễ gì giải quyết được Các tranh
chấp trong xã hội xảy ra có xu hướng ngày càng
phức tạp, trong đó có những loại tranh chấp mà
trước đó rất ít xảy ra như tranh chấp thừa kế giữa
những người thân trong gia đình với nhau mà
hoạt động hoà giải có khi bất lực chủ yếu vì lí do
kinh tế khi giá nhà đất tăng cao
Những nhân tố mới cùng với lịch sử truyền
thống đã có những tác động không nhỏ lên tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong
đó có sự ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống chính quyền cấp xã Những phân tích trên có lẽ mới chỉ ra được phần nào của những yếu tố tác động này Nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện những yếu tố tác động này cũng góp phần xác định cơ sở để hoàn thiện bộ máy nhà nước ta hiện nay, đặc biệt là đối với chính quyền cấp cơ
sở Vấn đề là ở chỗ định hướng sao cho các yếu
tố đó ảnh hưởng có lợi và có cơ chế hữu hiệu cho sự tác động tích cực của chúng, trong đó vấn đề tăng cường dân chủ từ cơ sở có ý nghĩ hết sức quan trọng
Một số ý kiến đề xuất Vấn đề có tính tiên quyết trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là giải quyết mối quan hệ giữa dân cư với chính quyền với các nội dung: Cơ sở hình thành, khả năng thực hiện nhiệm vụ, khả năng kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước Từ đây, cần nhìn lại thực tế một cách toàn diện về tổ chức
và hoạt động của chính quyền cấp xã Từ những phân tích trên, xin nêu ra một vài ý kiến về cải cách bộ máy nhà nước trong phạm vi chính quyền cấp xã như sau:
1 Vẫn xác định HĐND cấp xã là cơ quan đại diện dân cử ở địa phương nằm trong hệ thống cơ quan quyền lực nhưng cần có sự xác định rõ ràng hơn những vấn đề mà cơ quan này
có quyền quyết định để tránh tình trạng phân quyền cát cứ bởi các làng xã Hiện nay, những vấn đề do HĐND quyết định không phải là nhiều và quyền lực thực tế lại chủ yếu thuộc về UBND Nếu đã có sự xác định thẩm quyền rõ ràng hơn cho hai loại cơ quan này thì quyền của HĐND mới được đảm bảo trên thực tế và UBND sẽ không thể lấn quyền đồng thời tránh được sự chồng chéo và có thể kiểm soát
Trang 6được nhau
2 UBND nên hoạt động chuyên nghiệp
Theo đó, các cơ quan này sẽ không hình thành
do hoạt động bầu cử của HĐND và cũng không
hoạt động theo nhiệm kì tương ứng với HĐND
Các thành viên chủ chốt của UBND ngoài việc
có biên chế còn có thể được luân chuyển điều
động bởi chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp,
tăng cường trách nhiệm của những thành viên
này, nhờ đó giữa HĐND và UBND có quan hệ
ngang bằng để tránh sự chi phối của yếu tố
dòng họ, huyết thống nhưng có sự phối hợp
chặt chẽ với nhau như việc kiểm tra chéo lẫn
nhau và cùng chịu trách nhiệm trước cơ quan
nhà nước cấp trên
3 Hoạt động của HĐND giống như các cơ
quan tự quản ở địa phương Nên có sự nghiên
cứu mô hình tự quản của các làng xã để xây
dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng chế độ
tự quản vừa đảm bảo cho việc phát huy tính tự
chủ và mở rộng dân chủ ở làng xã vừa bảo đảm
khả năng kiểm soát của chính quyền cấp trên,
phù hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ
4 Công tác quy hoạch cán bộ phải xuất
phát từ đặc điểm của từng địa phương Nhà
nước phải có chính sách rõ ràng với những
người được đào tạo theo quy hoạch cán bộ,
trong đó có sự đãi ngộ cần thiết để đảm bảo cho
họ có thể yên tâm công tác lâu dài Việc đào tạo
cần chú ý đến các tác nghiệp nghiệp vụ, đến
khả năng xử lí tình huống trong quản lí Phải
xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người được
đào tạo, qua đó có thể ràng buộc trách nhiệm
của họ với địa phương Phải lưu ý khả năng
thực tế và nghiệp vụ đã được đào tạo của từng
cán bộ cho phù hợp với công việc Tiêu chuẩn
cán bộ được xác định phải rõ ràng để tránh tình
trạng bố trí cán bộ theo cảm tính, quen biết và
nhất là theo quan điểm dòng họ Việc sử dụng cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo cơ bản phải được ưu tiên như một giải pháp lâu dài
5 Vấn đề hiệp thương dân chủ trong bầu cử HĐND Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, liên quan chặt chẽ với dân chủ ở cơ sở, đảm bảo quyền lực trực tiếp của nhân dân Như đã phân tích ở trên, hoạt động bầu cử rất dễ bị ảnh hưởng bởi tổ chức dân cư theo kết cấu dòng họ, huyết thống Việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu đúng ý nghĩa của các nguyên tắc của bầu cử phải được tiến hành một cách sâu rộng kết hợp với việc xây dựng mối đoàn kết toàn dân, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở Điều đó không chỉ có ý nghĩa trực tiếp trong việc xây dựng hệ thống chính quyền mạnh ở địa phương
mà còn phát huy được tính tích cực của yếu tố truyền thống như đã phân tích ở trên
6 Trong việc kiểm soát hoạt động của các cấp chính quyền cần có sự kết hợp giữa các quy định của pháp luật với phong tục, tập quán Nên tận dụng các chế tài của tập quán không trái với đạo đức xã hội và pháp luật của Nhà nước kết hợp với dư luận xã hội, tạo ra cơ chế kiểm soát hữu hiệu đối với hệ thống chính quyền địa phương Đây là sự kết hợp sức mạnh của truyền thống với hiện đại
Trên đây là một vài ý kiến nhằm góp phần làm cho hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền cơ sở nói riêng ngày càng hoàn thiện, góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân theo tinh thần của Điều 2 Hiến pháp 1992 đã được Quốc hội khoá X sửa đổi./
(1).Xem: PGS.TS Lê Minh Tâm, Tạp chí luật học
số 5/2001, tr 26