Tổng hợp 10 tài liệu về khai thác động cơ đốt trong

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 8

Khai thác động cơ đốt trong có nghĩa là bạn phải tìm hiểu, đánh giá, kiểm nghiệm các hệ thống, cụm, cơ cấu của động cơ đốt trong nhằm đưa ra phương thức khai thác và sử dụng loại động đốt trong này sao cho hiệu quả nhất. 

Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn 10 tài liệu về khai thác động cơ đốt trong để các bạn có thể tham khảo và học hỏi thêm. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay nào.

I. Các tài liệu về khai thác động cơ đốt trong chuẩn nhất

1. Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 1

Động cơ đốt trong không phải là loại động cơ hiện đại nhất, nhưng là một loại động cơ phổ biến và đem lại hiệu quả ổn định nhất. Chính vì vậy mà cả những phương tiện quân sự cũng sử dụng loại động cơ hết sức cơ bản này. Ngay sau đây là một loạt các nội dung có liên quan đến việc khai thác động cơ đốt trong của tàu quân sư, phần 1: điều kiện làm việc, đặc điểm và các tính chất khai thác của động cơ đốt trong Tàu quân sự.

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 1
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 1

Download tài liệu

2. Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 2

Đến với chương thứ 2 của tài liệu khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự, chúng ta được giới thiệu khái niệm tải trọng và ứng suất của động cơ đốt trong. Tải của động cơ được đặc trưng bằng những chỉ tiêu sau:  Mô men có ích và áp suất có ích trung bình (Me, Pe). Công suất có ích (Ne) và tiêu hao nhiên liệu cho chu trình và tiêu hao nhiên liệu giờ.

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 2
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 2

Download tài liệu

3. Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 3

Với chương ba, tác giả phân tích, lí giải đặc tính hạn chế và các trường hợp có thể quá tải của động cơ đốt trong. Các động cơ tàu quân sự (động cơ chính) dùng để quay chân vịt cố định bước và chân vịt biến bước, tạo ra lực đẩy để tàu chuyển động thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tính năng kỹ chiến thuật của tàu.

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 3
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 3

Download tài liệu

4. Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 4

Chương 4 của tài liệu này là một chương rất quan trọng, tác giả sẽ lý giải cách thức hoạt động của động cơ đốt trong trên tàu quân sự và cách khởi động động cơ đốt trong trên tàu quân sự. Để khởi động động cơ thì cần có các điều kiện sau: Động cơ, các hệ thống và cơ cấu phục vụ động cơ ở trạng thái tốt; Nhiệt độ động cơ, nhiệt độ nước và dầu đủ cao; Nhiên liệu, dầu bôi trơn…

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 4
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 4

Download tài liệu

5. Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 5

Phần này sẽ giúp các bạn nắm được các kiến thức về chế độ sấy nóng và dừng động cơ trong cách khai thác động cơ đốt trong. Ví dụ chế độ sấy nóng là chế độ không ổn định, các thông số liên tục biến đổi theo thời gian… đòi hỏi người khai thác phải hết sức chú ý. Chế độ sấy nóng giúp ổn định trạng thái nhiệt của động cơ sau khi khởi động, trước khi nhận tải để tránh ứng suất đột ngột…

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 5
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 5

Download tài liệu

6. Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 6

Tiếp tục là một nội dung quan trọng, phần 6 của tài liệu tập trung vào việc lý giải sự cần thiết của nhiên liệu. Nhiên liệu sử dụng cho động cơ đốt trong của tàu quân sự là gì và đặc điểm khai thác hệ thống nhiên liệu đó.

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 6
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 6

Download tài liệu

7. Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 7

Chương 7 có nội dung bôi trơn cho động cơ đốt trong tàu quân sự đặc điểm khai thác hệ thống bôi trơn. Tại sao cần phải bôi trơn động cơ, ma sát các chi tiết tiếp xúc nhau là giữa các lớp dầu. Hệ số ma sát khi đó vào khoảng 0,001-0,01 (hệ số ma sát khô là 0,1-0,5), điều đó đảm bảo tổn thất công suất nhỏ nhất cho ma sát và độ mòn cực tiểu của các chi tiết. 

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 7
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 7

Download tài liệu

8. Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 8

Tài liệu này sẽ giới thiệu đến các bạn cách để làm mát động cơ đốt trong, ví dụ bằng các cách sau: Duy trì nhiệt độ các chi tiết của nó ở mức độ xác định bằng: Các điều kiện bôi trơn các bề mặt làm việc của các chi tiết;  Độ bền nhiệt của các vật liệu được sử dụng (nắp xi lanh, đáy pittông…);  Các điều kiện tối ưu cho cho diễn biến quá trình công tác;  Độ mài mòn nhỏ nhất, và bằng sự phá hủy của các chi tiết do tác dụng ăn mòn điện hóa và ăn mòn xâm thực…

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 8
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 8

Download tài liệu

9. Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 9

Đến chương thứ 9, tác giả đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng đến sự vận hành của động cơ đốt trong. Ví dụ như: Sự phụ thuộc của công suất, tính kinh tế và ứng suất của động cơ vào các điều kiện ngoài, áp suất không khí trước máy nén và của khí sau tuabin…

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 9
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 9

Download tài liệu

10. Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 10

Chương thứ 10 của đề tài, chúng ta được giới thiệu các bước điều chỉnh cuối cùng và thử nghiệm động cơ đốt trong. Điều chỉnh động cơ là việc xác lập các giá trị các thông số mà với chúng trong các điều kiện bình thường động cơ phát ra công suất định mức khi số vòng quay toàn bộ và khi các chỉ tiêu kiểm tra sự làm việc của tất cả các xilanh.

Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 10
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự – Chương 10

Download tài liệu

100+ Tài liệu về khai thác động cơ đốt trong

Đọc thêm:

Tham khảo 10 luận văn, tiểu luận kế toán tiêu thụ hay nhất 

Top 10 mẫu báo cáo thực tập cộng đồng hay nhất

III. Những điều bạn cần biết về khai thác động cơ đốt trong

Để có thể khai thác được động cơ đốt trong, bạn cần phải hiểu một cách tường tận thế nào là động cơ đốt trong.

  • Khái niệm:
  • Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt giúp tạo ra công cơ học và tạo ra nhiệt trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Các loại động cơ đốt trong sẽ sử dụng dòng chảy để tạo ra công thông qua việc đốt cháy gồm tuốc bin khí, cùng các động cơ đốt bên ngoài xilanh.
  • Nguyên tắc làm việc của động cơ đốt trong
  • Hỗn hợp không khí, cùng với nhiên liệu được đốt trong xilanh của động cơ đốt trong. Trong trường hợp đốt cháy, nhiệt độ sẽ tăng lên và làm cho khí đốt giãn nở tạo ra áp suất tác dụng lên một pít tông giúp đẩy pít tông này di chuyển đi. 
  • Các động cơ đốt trong đều lặp đi lặp lại trong một chu trình tuần hoàn chu kỳ làm việc, bao gồm 4 bước chính là: nạp, nén, nổ (đốt) và xả. Trong đó, việc xả và nạp được dùng để thay khí thải bằng khí mới, còn nén và nổ thì được dùng để giúp biến đổi năng lượng hóa học bằng việc đốt hỗn hợp không khí và nhiên liệu thông qua nhiệt năng (nhiệt độ), cùng thế năng (áp suất) thành năng lượng cơ (chính là động năng trong chuyển động quay).
  • Cấu tạo động cơ đốt trong
  • Cơ cấu trục khủy thanh truyền bao gồm 3 bộ phận chính là piston, thanh truyền và trục khuỷu. Trong đó Piston được kết cấu cùng với xilanh, và nắp máy tạo thành không gian làm việc, có tác dụng nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để có thể sinh công và nhận lực từ trục khuỷu giúp thực hiện các quá trình nạp, nén, cháy, dãn nở và thải.
  • Thanh truyền (tay biên) giúp truyền lực giữa piston với trục khuỷu.
  • Trục khuỷu đóng vai trò nhận lực từ thanh truyền tạo ra momen quay để có thể kéo máy công tác, cũng như nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston giúp thực hiện các quá trình hút, nén và xả. Trong suốt quá trình làm việc này, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, cùng với lực quán tính và lực quán tính ly tâm.
  • Cơ cấu phân phối khí có vai trò giúp đóng mở các cửa nạp thải đúng lúc để giúp động cơ có thể thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và giúp cho việc thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.
  • Hệ thống bôi trơn là hệ thống đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết được hoạt động bình thường và làm tăng tuổi thọ chi tiết. 
  • Hệ thống làm mát là hệ thống giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không được vượt quá giới hạn cho phép khi động cơ hoạt động.
  • Hệ thống có khả năng cung cấp nhiên liệu và không khí. Có khả năng cung cấp hòa khí sạch vào xilanh động cơ giúp cho lượng và tỉ lệ hòa khí sao cho phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. 
  • Hệ thống khởi động đóng vai trò làm quay trục khuỷu động cơ đến 1 tốc độ nhất định làm cho khối động cơ có thể tự nổ máy được.
  • Phân loại động cơ đốt trong
  • Theo quy trình nhiệt động lực học

Gồm 2 kiểu phổ biến là: Động cơ Otto; Động cơ diesel 

  • Theo cách thức hoạt động

Phương pháp 4 kì: Mỗi một trong những giai đoạn hoạt động đều diễn ra trong một thì. Với một lần đẩy của pít tông, cũng chính là một lần chuyển động lên hoặc xuống của pít tông. Trong đó, một chu kỳ hoạt động 4 thì, trục khuỷu sẽ được quay 2 lần. Đối với việc thay đổi khí được đóng kín này, có nghĩa là hỗn hợp khí mới cùng với khí thải sẽ được tách hoàn toàn ra khỏi nhau. Tuy nhiên, trong thực tế thì hai khí này có khi tiếp xúc với nhau trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Phương pháp 2 kì: Đối với phương pháp hai thì cả bốn giai đoạn đều có thể hoạt động, nhưng chỉ trong 2 lần chuyển động của pít tông (2 thì) này thì một phần của hai giai đoạn nạp – nén đều được tiến hành ra bên ngoài xy lanh. Còn trục khuỷu chỉ quay thành một vòng trong một chu kỳ làm việc. Ngoài ra, việc thay đổi khí mở tức chính là hai hỗn hợp khí mới, cùng với khí thải bị trộn lẫn với nhau một phần.

  • Theo cách chuyển động của pittong 

Gồm có: Động cơ pittong đẩy. Động cơ Wankel. Động cơ pittong quay. Động cơ pittong tự do.

  • Theo cách tạo hỗn hợp không khí và nhiên liệu

Gồm có: Tạo hỗn hợp bên ngoài; Tạo hỗn hợp bên trong.

  • Theo phương pháp đốt

Hỗn hợp khí này được đốt bằng bộ phận đánh lửa (còn được gọi là bugi) trong các động cơ Otto, nhất là ngay tại trước điểm chết trên. 

Trong các động cơ diesel, thì hỗn hợp có khả năng đốt bằng cách tự bốc cháy. Không khí này được nén rất mạnh, ngay ở trước điểm chết trên nhiên liệu được phun vào, bên cạnh đó vì ở nhiệt độ, cùng áp suất rất cao nên nhiên liệu sẽ tự bốc cháy.

  • Theo phương thức làm mát 

Gồm có: Làm mát bằng nước. Làm mát bằng không khí. Có khả năng làm mát bằng dầu nhớt (động cơ Elsbett). Là sự kết hợp giữa làm mát bằng không khí cùng với dầu nhớt.

  • Theo hình dáng động cơ và số xilanh

Gồm có: Động cơ 1 xilanh. Động cơ thẳng hàng. Động cơ chữ V. Động cơ VR. Động cơ chữ W. Động cơ boxer. Động cơ tỏa tròn. Động cơ piston đối xứng.

  • Theo nhiên liệu sử dụng

Gồm có: Động cơ xăng; Động cơ diesel.

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

Vậy là trong bài viết này, từ những thông tin được chia sẻ và những tài liệu về khai thác động cơ đốt trong hy vọng có thể giúp cho người dùng hiểu hơn về khái niệm động cơ đốt trong là gì, cũng như cấu tạo và phân loại. Bên cạnh đó, động cơ đốt trong này còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, và chúng mình mong rằng các bạn có thể áp dụng được những kiến thức mà chúng mình cung cấp vào thực tế cuộc sống. Chúc các bạn may mắn và thành công.