1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver (Full Text)

98 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver
Tác giả Đặng Đức Đạt
Trường học Đại Học Y Dược Huế
Chuyên ngành Y học
Thể loại luận văn chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2020
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 10,99 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu (10)
    • 1.2. Giải phẫu và sinh lý mũi xoang (12)
    • 1.3. Nguyên nhân viêm mũi xoang mạn tính (18)
    • 1.4. Viêm mũi xoang mạn tính có polyp (18)
    • 1.5. Triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính có polyp (20)
    • 1.6. Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính có polyp theo EP3OS 2007 (22)
    • 1.7. Điều trị viêm mũi xoang mạn tính có polyp (22)
    • 1.8. Biến chứng viêm mũi xoang mạn có polyp (23)
    • 1.9. Phẫu thuật nội soi mũi xoang bằng dụng cụ cắt hút shaver (24)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (27)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (27)
    • 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá (32)
    • 2.4. Thu thập và xử lý số liệu (37)
    • 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu (38)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân (39)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính có polyp (43)
    • 3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính có (52)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (60)
    • 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân (60)
    • 4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính có polyp.....53 4.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính có (62)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi xoang mạn tính là một trong những bệnh mạn tính phổ biến, thường gặp ở người lớn và trẻ em trên 5 tuổi. Được định nghĩa là tình trạng viêm xoang mà triệu chứng kéo dài trên 12 tuần [3], [21], [37], [38], [57], [66], [70]. Các triệu chứng chính của viêm mũi xoang mạn tính gồm chảy mũi, ngạt mũi, đau nhức hoặc tức nặng vùng đầu - mặt, rối loạn khứu giác và mệt mỏi khó chịu…[1], [3], [22], [62]. Ở Hoa Kỳ viêm xoang ảnh hưởng hơn 31 triệu người mỗi năm [22], [43]. Chiếm tỷ lệ khoảng 14,1% trong dân số người trưởng thành [15], [39], [48]. Châu Âu chiếm tỷ lệ khoảng 11% [51], [55], [67]. Ở Việt Nam, viêm mũi xoang là bệnh lý rất thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 2 – 5% dân số [3]. Polyp mũi được ghi nhận từ y văn Ai Cập cổ vào khoảng 2000 năm trước công nguyên. Sau đó là công trình nghiên cứu của Hippocrates, ông đặt tên khối u này là “polypus”. Ngày nay polyp được xem là khối u lành tính, hậu quả của viêm mũi xoang mạn. Vì lý do này bệnh polyp mũi được xem là một dạng viêm mũi xoang mạn và được gọi là viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi [20], [21]. Bệnh lý này được gặp khá thường xuyên và ảnh hưởng đến 1-4% dân số [20], [51], [58], [60], [62], [64]. Chiếm khoảng 25-30% ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính [56]. Polyp mũi xoang có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, tần suất của polyp mũi xoang gia tăng theo tuổi và đạt mức cao nhất ở tuổi từ 40 đến 50. Hiếm khi polyp xảy ra dưới 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ có sự thay đổi giữa các nghiên cứu: Theo Greenberg tỉ lệ nam/nữ là 2/1. Tất cả các chủng tộc, tầng lớp xã hội điều có thể bị polyp mũi xoang. Không có tử xuất đáng kể liên quan đến polyp mũi nhưng bệnh làm thay đổi chất lượng cuộc sống như: nghẹt mũi thường xuyên, giảm khứu hoặc mất khứu hoàn toàn, viêm xoang mạn tính, nhức đầu. Trong một số trường hợp có thể làm thay đổi khung sọ mặt do polyp lan vào nội sọ hoặc vào hốc mắt. Mặc dù có nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại ra đời với nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu trong điều trị, nhưng polyp mũi xoang có khuynh hướng gia tăng do ô nhiễm môi trường [28], [41]. Về nguyên nhân và bệnh sinh của polyp mũi xoang vẫn còn được tiếp tục nguyên cứu sâu hơn vì tình trạng tái phát sau điều trị còn tỉ lệ rất cao, kể cả điều trị bằng phẫu thuật dưới nội soi và được điều trị bổ sung trước và sau phẫu thuật với các phác đồ điều trị nội khoa mới, tiên tiến [28]. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật phẫu thuật nội soi bằng dụng cụ cắt hút shaver được sử dụng ở nhiều nơi và trong nhiều chuyên khoa như: Tai Mũi Họng, phẫu thuật thần kinh sọ não, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật nội soi khớp... Theo Kanishka Varman N., và cộng sự, phẫu thuật nội soi mũi xoang có sử dụng dụng cụ cắt hút cắt chính xác mô bệnh, bảo tồn niêm mạc tốt hơn, phẫu trường tương đối không máu, sẹo sau phẫu thuật được giảm thiểu và quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn [50]. Là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và chính xác kết hợp với nội soi nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân và giảm bớt khó khăn cho bác sĩ lâm sàng. Để đánh giá ưu điểm của phương pháp cắt hút chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính có polyp bằng dụng cụ cắt hút shaver”, với mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính có polyp. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính có polyp bằng dụng cụ cắt hút shaver.  

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Xác định đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính có polyp và được điều trị phẫu thuật nội soi bằng dụng cụ cắt hút shaver tại Bệnh viện Trường Đại Học Y- Dược Huế.

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Tai Mũi Họng – Mắt – Răng Hàm Mặt, Bệnh viên Trường Đại Học Y-Dược Huế.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2019 đến tháng 06/2020.

2.1.3 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính có polyp bằng lâm sàng, nội soi mũi, chụp CLVT mũi xoang và được phẫu thuật nội soi mũi xoang cắt polyp sử dụng dụng cụ cắt hút shaver tại Bệnh viện Trường Đại Học Y-Dược Huế.

- Bệnh nhân có đến tái khám sau mổ 3 tháng để đánh giá kết quả phẫu thuật bằng lâm sàng và nội soi mũi.

- Bệnh nhân không đầy đủ cận lâm sàng như chụp CLVT mũi xoang, nội soi mũi trước mổ.

- Bệnh nhân không đồng ý tham giam nghiên cứu, không nội soi mũi khi đến tái khám.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, có can thiệp lâm sàng và có theo dõi dọc.

Qui trình nghiên cứu: Tiếp nhận bệnh nhân đã được chỉ định phẫu thuật qua hội chẩn khoa, khám lâm sàng Các chỉ tiêu được ghi nhận thống nhất cho các bệnh nhân theo phiếu nghiên cứu, mẫu được lập sẵn.

Chọn mẫu thuận tiện, ngẫu nhiên, không xác xuất

- Bộ khám Tai mũi họng thông thường

- Bộ khám nội soi tai mũi họng (có bộ phận ghi hình)

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang

- Bộ dụng cụ cắt hút shaver

- Hệ thống máy gây mê

Hình 2.1 Hình ảnh dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang

Bệnh viện Trường ĐHY Dược Huế

2.2.5 Tóm tắt các bước tiến hành nghiên cứu

Mỗi bệnh nhân vào viện được thăm khám và được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính có polyp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các bước sau.

- Ghi nhận phần hành chính.

- Bệnh sử và tiền sử.

- Các yếu tố liên quan như: thể trạng, nhiễm trùng, tiền sử dị ứng

- Lý do vào viện: tập trung 4 hội chứng chính: Ngạt mũi, chảy mũi, đau nhức các vùng xoang, giảm hoặc mất khứu.

- Khám lâm sàng bằng dụng cụ chuyên khoa thông thường, sau đó khám nội soi mũi ghi nhận kết quả, ghi hình.

- Ghi nhận phương pháp phẫu thuật và phẫu thuật kèm theo

- Theo dõi và ghi nhận các tai biến trong phẫu thuật.

- Chăm sóc, theo dõi bệnh nhân sau mổ, ghi nhận các biến chứng trong thời kỳ hậu phẫu.

- Khám đánh giá và cho ra viện.

- Tái khám bệnh nhân sau mổ 3 tháng để đánh giá kết quả phẫu thuật bằng khám lâm sàng, nội soi mũi xoang để kiểm tra.

Tất cả các bước nghiên cứu đều được tiến hành thống nhất cho tất cả bệnh nhân và được ghi chép vào phiếu nghiên cứu đã thiết kế sẵn.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu Đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng có thể 6 tháng

Thay đổi về triệu chứng cơ năng

Thay đổi về triệu chứng thực thể qua nội soi

Khác Đánh giá kết quả:

Triệu chứng cơ năng, nội soi

Bệnh nhân vào viện: ghi nhận phần hành chính, lý do vào viện, tiền sử

Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật

Xét nghiệm tiền Triệu chứng thực phẫu thể qua nội soi Triệu chứng cơ năng

Chẩn đoán và phẫu thuật nội soi mũi xoang bằng dụng cụ cắt hút shaver

Phương pháp phẫu thuật, phẫu thuật phối hợp

Bệnh tích trong phẫu thuật, tai biến

Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá

2.3.1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

- Tuổi: Đánh giá tuổi trung bình cảu bệnh nhân

Phân chia thành các nhóm tuổi:

- Nghề nghiệp: Chia thành các nhóm:

+ Lao động chân tay (công nhân, nông dân)

- Địa dư: Chia thành 2 nhóm:

- Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi: Ghi nhận các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh lý mũi xoang như:

- Lý do vào viện: Ghi nhận triệu chứng cơ năng khó chịu phải đến khám tại các cơ sở y tế như:

+ Giảm hoặc mất khứu giác.

- Thời gian mắc bệnh: tính từ khi bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng về dấu hiệu mũi xoang khai thác được từ bênh nhân đến khi nhập viện Đánh giá thời gian mắc bệnh trung bình và chia thành các nhóm:

2.3.1.2 Đặc điểm lâm sàng qua triệu chứng cơ năng

- Triệu chứng cơ năng của viêm mũi xoang: gồm 4 triệu chứng chính

Ngạt mũi, chảy mũi, đau nhức các vùng xoang và giảm hoặc mất khứu [18],

[23], [31], [36]. Đánh giá và ghi nhận triệu chứng cơ năng từng bên, triệu chứng chung được ghi nhận theo bên biểu hiện cao nhất.

+ Nhức đầu: vị trí đau nhức các vùng xoang như trán, đỉnh, chẩm và mức độ đau được chia làm 4 mức độ:

Nhẹ: Ít ảnh hưởng đến sinh hoạt, chỉ thoáng qua (1 điểm)

Vừa: Có ảnh hưởng đến sinh hoạt (2 điểm)

Nặng: Ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động (3 điểm)

+ Ngạt mũi: Từng đợt hay liên tục, một bên hoặc hai bên Chia làm 4 mức độ: Không ngạt (0 điểm)

Ngạt nhẹ: Thỉnh thoảng ngạt, không cần nhỏ thuốc (1 điểm)

Ngạt vừa: Ngạt liên tục, nhỏ thuốc có kết quả (2 điểm)

Ngạt nặng: Ngạt liên tục, nhỏ thuốc ít hoặc không có kết quả (3 điểm).

Ngoài ra, để định lượng mức độ ngạt mũi, dùng gương Glatzel với điều kiện bệnh nhân không nhỏ mũi bằng thuốc co mạch trước 24 giờ Đặt gương sát cửa mũi trước, để bệnh nhân thở đều, đánh giá mức độ ngạt bằng vết mờ gương [36], [33].

Vết mờ qua vòng số 3 là không ngạt (0 điểm)

Vết mờ đến vòng số 3 là ngạt nhẹ (1 điểm)

Vết mờ đến vòng số 2 là ngạt vừa (2 điểm)

Vết mờ trong vòng số 1 là ngạt nặng (3 điểm)

+ Chảy mũi: Từng đợt hay liên tục Chia làm 4 mức độ:

Nhẹ: Chảy dịch trong loãng (1 điểm)

Vừa: Chảy dịch nhầy đặc (2 điểm)

Nặng: Chảy dịch mủ vàng (3 điểm)

+ Rối loạn khứu giác: Liên tục hay từng lúc, một bên hoặc hai bên Chia làm 4 mức độ:

Khứu giác bình thường (0 điểm)

Giảm nhẹ: Chỉ giảm ngửi khi có ngạt, chảy mũi (1 điểm)

Giảm vừa: Không phát hiện được mùi thông thường trong sinh hoạt, nhưng với những mùi đặc biệt thì vẫn phát hiện tốt hoặc khi có dùng thuốc thì ngửi tốt hơn (2 điểm).

Giảm nặng: Không ngửi được cả những mùi đặc biệt kể cả khi có dùng thuốc

- Tổng số điểm của viêm xoang dựa vào triệu chứng cơ năng là 12 điểm. Phân độ viêm xoang dựa vào triệu chứng cơ năng: Độ I (1-3 điểm), độ II (4-6 điểm), độ III (7-9 điểm), độ IV (10-12 điểm).

2.3.1.3 Đặc điểm lâm sàng qua triệu chứng thực thể

Phân độ viêm xoang theo nội soi mũi xoang theo tác giả Võ Thanh Quang dựa vào cấu trúc giải phẫu, tình trạng niêm mạc mũi, xuất tiết mũ và polyp mũi Đánh giá dựa vào cho điểm, sau đó tính tổng điểm và phân loại viêm xoang cho mỗi bên

[31] Đánh giá chung dựa vào bên có mức độ biểu hiện cao nhất.

Bảng 2.1 Cấu trúc giải phẫu

Cấu trúc giải phẫu Điểm

1.1 Không có bất thường về giải phẫu gây cản trở PHLN 0

1.2 Có dị hình gây tắc bán phần PHLN 5

1.3 Có dị hình sau gây tắc hoàn toàn PHLN 10

Bảng 2.2 Tình trạng niêm mạc mũi

Tình trạng niêm mạc mũi Điểm

2.1 Niêm mạc mũi bình thường 0

2.2 Niêm mạc phù nề nhẹ, nhạt màu 2

2.3 Niêm mạc phù nề mọng, thoái hóa 5

3.1 Xuất tiết trong hoặc nhầy loãng 2

3.2 Mủ nhầy đặt vùng PHLN 5

3.3 Mủ đặt vàng xanh bẩn vùng PHLN 10

4.4 Polyp độ III và độ IV 10

Kết quả được phân loại như sau:

+ Viêm xoang độ II: 10 - 19 điểm

+ Viêm xoang độ III: 20 - 29 điểm

+ Viêm xoang độ IV: 30 - 35 điểm

2.3.1.4 Chia độ viêm xoang và cho điểm theo phim CTScan mũi xoang

Dựa theo thang điểm của Lund-Mackay của Hội TMH và phẫu thuật đầu cổ

Bảng 2.5 Bảng tính điểm độ viêm xoang của Lund-Mackay

Vị trí giải phẫu Bình thường Dày niêm mạc Mờ điều

Phức hợp lỗ - ngách 0 (thông thoáng) 2 (hẹp hoặc tắc)

Phân loại mức độ viêm xoang như sau:

+ Độ II: Từ 4 đến 6 điểm

+ Độ III: Từ 7 đến 9 điểm

+ Độ IV: Từ 10 đến 12 điểm

Bệnh nhân được giải thích ngày trước phẫu thuật, đêm trước phẫu thuật cho uống thuốc an thần và ăn khuya nhẹ, vệ sinh cá nhân.

- Phương pháp vô cảm: Gây mê nội khí quản.

- Phương pháp phẫu thuật: phẫu thuật nội soi cắt polyp mũi bằng dụng cụ cắt hút shaver và PTNSMX.

+ PTNS mũi xoang chức năng tối thiểu.

+ PTNS Sàng - Hàm – Bướm - Trán [1].

- Phẫu thuật kèm theo: Chỉnh hình én xách ngăn, chỉnh hình cuốn mũi dưới, đốt cuốn mũi dưới, cắt cuốn giữa thoái hoá, cắt túi hơi cuốn giữa (concha Bullosa)

- Tai biến trong phẫu thuật

+ Tổn thương hốc mắt, tổn thương ống lệ mũi

+ Tổn thương thần kinh thị

+ Tổn thương động mạch cảnh trong và xoang hang

+ Dò dịch não tủy Tổn thương não

- Biến chứng sau phẫu thuật

+ Giảm thị lực, song thị kéo dài

+ Đau nhức dai dẳng sau mổ

+ Tổn thương ống lệ mũi

+ Tổn thương tổ chức não ở hố khứu giác

2.3.2.1 Đánh giá kết quả phẫu thuật sau 3 tháng

- Các chỉ tiêu đánh giá: dựa vào triệu chứng cơ năng, nội soi mũi [18], [23],

+ Triệu chứng cơ năng chính gồm nhức đầu, ngạt mũi, chảy mũi và rối loạn khứu giác được xếp thành 4 mức độ: Tốt, khá, trung bình, kém.

Tốt: Triệu chứng hết hẳn hoặc còn không đáng kể.

Khá: Triệu chứng giảm rõ rệt nhưng chưa hết hẳn.

Trung bình: Triệu chứng chỉ giảm ít và còn khó chịu.

Kém: Triệu chứng không thay đổi gì so với trước phẫu thuật.

+ Nội soi mũi: các triệu chứng được xếp thành 4 mức độ.

Tốt: Hốc mũi sạch, khe giữa thông thoáng, lỗ mũi sau sạch.

Khá: Hốc mũi có xuất tiết nhầy, khe giữa nề hoặc có ít mủ nhầy nhưng không tắc dẫn lưu, lỗ mũi sau có ít xuất tiết nhầy.

Trung bình: Hốc mũi có mủ nhầy hay mủ đặc, khe giữa nề có mủ nhầy, đặc hoặc có polype nhỏ nhưng chưa tắc dẫn lưu, không bị xơ dính.

Kém: Hốc mũi nhiều mủ đặc, khe giữa có nhiều mủ đặc hoặc bị phù nề hoặc xơ dính làm tắc dẫn lưu, mũi sau có mủ nhầy hay đặc.

+ Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân:

Thu thập và xử lý số liệu

- Dữ liệu thu thập được ghi vào phiếu điều tra

- Số liệu được mã hóa và xử lý bằng các thuật toán thống kê của phần mềm SPSS 20.0, Excel.

- Các thuật toán được sử dụng:

+ Tính toán số lượng, tỷ lệ %.

+ Tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.

+ Sử dụng test chi-square để so sánh sự khác biệt giữa 2 hay nhiều tỷ lệ trước phẫu thuật và 3 tháng sau phẫu thuật.

Đạo đức trong nghiên cứu

Đề tài tiến hành được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế, Ban Giám đốc Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế.

- Đề tài được sự đồng ý và thông qua của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Trường Đại học Y Dược Huế.

- Bệnh nhân có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.

- Việc nghiên cứu không làm tổn hại sức khỏe và điều trị của bệnh nhân.

- Các thông tin về bệnh nhân được xử lý và nêu dưới hình thức số liệu, không nêu đích danh cá nhân.

- Kết quả nghiên cứu chỉ nhằm phục vụ học tập, khoa học, đề xuất những giải pháp trong công tác dự phòng, điều trị, tiên lượng cho bệnh nhân, không dùng cho mục đích nào khác.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm của bệnh nhân

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân

3.1.1.1 Phân bố bệnh nhân theo giới

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới (n = 38)

Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới (n = 38)

Nghiên cứu trên 38 bệnh nhân, tỷ lệ nam là 73,7%, tỷ lệ nữ là 26,3%.

3.1.1.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi

Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n = 38)

Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n = 38)

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 42,8±17,9; bệnh nhân nhỏ nhất là 11 tuổi; bệnh nhân lớn nhất 71 tuổi.

Nhóm bệnh nhân từ 31 đến 45 chiếm tỷ lệ cao nhất (31,6%) và thấp nhất là nhóm bệnh nhân từ 15 tuổi trở xuống, chiếm 7,9%.

3.1.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp

Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n = 38)

Nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Bệnh nhân là lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 50,0%, tiếp theo là cán bộ viên chức (18,4%) và hưu trí, già (18,4%), thấp nhất là nhóm nghề khác chiếm 5,3%.

3.1.1.4 Phân bố theo địa dư

Bảng 3.4 Phân bố bệnh nhân theo địa dư (n = 38) Địa dư Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Trong mẫu nghiên cứu chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân ở thành thị là 34,2% và ở nông thôn là 65,8%.

3.1.2 Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi

Bảng 3.5 Phân bố theo nguyên nhân và yếu tố thuận lợi (n = 38)

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Trong 38 bệnh nhân, chủ yếu tình trạng xuất tiết dị ứng chiếm 81,6%, bệnh nhân có viêm nhiễm là 21,1% và bệnh nhân có yếu tố môi trường là yếu tố thuận lợi là 26,3%.

3.1.3 Thời gian mắc bệnh và lý do nhập viện

3.1.3.1 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh

Bảng 3.6 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh (n = 38)

Thời gian (năm) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh (n = 38)

Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,3 ± 2,6 năm Trong đó, bệnh nhân có thời gian mắc bệnh thấp nhất là 2 năm và nhiều nhất là 10 năm.

Hầu hết bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 4 năm trở lên (78,3%), thời gian mắc bệnh từ 2 năm trở xuống thấp (5,3%).

3.1.3.2 Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện

Bảng 3.7 Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện (n = 38)

Lý do vào viện Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Đau nhức đầu mặt 8 21,1

Lý do vào viện chính của bệnh nhân là ngạt mũi chiếm 76,3%; tiếp đến là chảy mũi chiếm 57,9%, các lý do nhức đầu hay giảm hoặc mất khứu giác chiếm tỷ lệ thấp hơn (21,1%).

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính có polyp

3.2.1.1 Phân bố các triệu chứng cơ năng

Bảng 3.8 Tính chất xuất hiện triệu chứng cơ năng (n = 38)

Tính chất xuất hiện Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Triệu chứng cơ năng xuất hiện chủ yếu là từng đợt, chiếm 94,7%.

Bảng 3.9 Các triệu chứng cơ năng (n = 38)

Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Đau nhức đầu mặt 35 92,1

Nhức đầu Ngạt mũi Chảy mũi Giảm hoặc mất khứu

Biểu đồ 3.4 Các triệu chứng lâm sàng (n = 38)

Các triệu chứng chính của viêm mũi xoang xuất hiện với tỷ lệ cao, có 100% bệnh nhân ngạt mũi; 97,4% bệnh nhân chảy mũi; 92,1% bệnh nhân nhức đầu mặt, và 55,3% bệnh nhân có giảm hay mất khứu giác.

Bảng 3.10 Mức độ của triệu chứng nhức đầu (n = 38) Đau nhức đầu mặt

Bên phải Bên trái Chung

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Trong số 38 bệnh nhân, đau nhức đầu mặt mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (47,4% bên phải; 44,7% bên trái; chung là 47,2%), tiếp đến là đau nhức mức độ vừa (39,5% bên phải; 34,2% bên trái; chung là 42,1%), thấp nhất là mức độ nặng (2,6% bên phải; 0,0% bên trái; chung 2,6%).

Bảng 3.11 Mức độ của triệu chứng ngạt mũi (n = 38)

Ngạt mũi Bên phải Bên trái Chung

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Ngạt mũi mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (47,3% ở bên phải; 39,4% bên trái; chung 57,9%), tiếp đến là ngạt mũi mức độ nặng chiếm 21,1% bên phải; 13,2% bên trái; chung 23,7% Tỷ lệ ngạt mũi mức độ nhẹ chiếm 18,4%.

Bảng 3.12 Tính chất của triệu chứng chảy mũi (n = 38)

Bên phải Bên trái Chung

(%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Trong 38 bệnh nhân, chảy mũi nhẩy loảng chiếm tỷ lệ cao nhất (mỗi bên65,8%; chung là 73,7%), tiếp đến là nhẩy đặc (21,1% bên phải; 13,2% bên trái và21,1% chung), thấp nhất là mủ bẩn (2,6% bên phải; 0,0% bên trái và 2,6% chung)

3.2.1.4 Triệu chứng giảm hoặc mất khứu giác

Bảng 3.13 Tính chất của triệu chứng giảm hoặc mất khứu giác (n = 38)

Giảm hoặc mất khứu giác

Bên phải Bên trái Chung

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ

Tỷ lệ bệnh nhân không giảm hoặc mất khứu giác chiếm tỷ lệ cao (50,0% bên phải; 55,3% bên trái và 44,7% chung) Trong những bệnh nhân giảm và mất khứu giác chủ yếu là mức độ nhẹ.

3.2.1.5 Phân loại viêm xoang theo triệu chứng cơ năng

Bảng 3.14 Phân loại viêm xoang theo triệu chứng cơ năng (n = 38)

Bên phải Bên trái Chung

(%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ %

Không viêm 1 2,6 4 10,5 0 0,0 Độ I 9 23,7 11 28,9 6 15,8 Độ II 20 52,6 18 47,4 24 63,1 Độ III 8 21,1 5 13,2 8 21,1

Theo triệu chứng cơ năng, viêm xoang độ II chiếm tỷ lệ cao nhất (52,6% bên phải; 47,4% bên trái và 63,1 chung), tiếp đến là viêm xoang độ III (21,1% chung; 21,1% bên phải và 13,2% bên trái) Thấp nhất là viêm xoang độ I (15,8% chung; 23,7% bên phải và 28,9% bên trái), thấp nhất là không viêm xoang (2,6% bên phải và 10,5% bên trái).

Bảng 3.15 Biến chứng trước mổ (n = 38)

Biến chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Viêm thanh khí phế quản 0 0,0

Viêm tai giữa mạn tính 0 0,0

Viêm dây thần kinh hậu nhãn cầu 0 0,0

Viêm tấy ổ mắt, mi mắt, túi lệ 0 0,0

Trong các biến chứng trước mổ, chủ yếu là viêm họng mạn tính chiếm 60,5%, tiếp đến là tắc vòi nhĩ chiếm 21,1%, không có các biến chứng khác.

3.2.2 Triệu chứng cận lâm sàng

Bảng 3.16 Đặc điểm niêm mạc mũi qua nội soi mũi (n = 38)

Niêm mạc mũi Bên phải Bên trái Chung

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ %

Qua nội soi cho thấy, niêm mạc mũi nề vừa chiếm đa số (76,3% chung; 65,8% bên phải và 57,9% bên trái), tiếp đến là nề nhẹ (15,8% chung; 26,3% bên phải và34,2% bên trái), thấp nhất là nề nặng (chung và mỗi bên chiếm 7,9%).

Bảng 3.17 Đánh giá dịch đọng hốc mũi, phức hệ lỗ ngách (n = 38)

Bên phải Bên trái Chung

Bệnh nhân có dịch đọng là dịch nhầy loãng chiếm tỷ lệ cao nhất (76,3% chung; 71,1% bên phải và 65,8% bên trái), dịch nhầy đặc đục chiếm tỷ lệ 21,1% chung, 18,4% bên phải và 15,8% bên trái, còn dịch mủ vàng xanh chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,6% chung; 2,6% bên phải và 0,0% bên trái).

Bảng 3.18 Đánh giá phức hợp lỗ ngách (n = 38)

Bên phải Bên trái Chung

Bệnh nhân bán tắc phức hợp lỗ ngách chiếm tỷ lệ cao nhất (60,5% chung; 57,9% bên phải và 52,6% bên trái), tiếp đến là tắc hoàn toàn (39,5% chung; 28,9% bên phải và 26,3% bên trái), PHLN thông thoáng (chiếm 13,2% bên phải và 21,1% bên trái).

Bảng 3.19 Đánh giá polyp mũi (n = 38)

Bên phải Bên trái Chung

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ

Không 3 7,9 6 15,8 0 0,0 Độ I 3 7,9 1 2,6 0 0,0 Độ II 10 26,3 15 39,5 10 26,3 Độ III 17 44,7 10 26,3 18 47,4 Độ IV 5 13,2 6 15,8 10 26,3

Qua nội soi đánh giá, polyp bên phải độ III chiếm tỷ lệ cao nhất (44,7%), bên trái độ II chiếm tỷ lệ cao nhất (39,5%) Đánh giá chung cho thấy polyp mũi độ III chiếm tỷ lệ cao nhất 47,4%, polyp mũi độ I và độ IV chiếm 26,3%.

Hình 3.1 Polyp mũi độ I, khối polyp nhỏ, nằm gọn trong ngách giữa

Hình 3.2 Polyp mũi độ II, khối polyp chưa vượt quá bờ cuốn dưới ( BN: Nguyễn Quang L Số BA:

Hình 3.3 Polyp mũi độ III, khối poply khối ra ngoài nghách giữa, che kín một phần

(BN: Hồ Quỳnh N Số BA: 22188)

Hình 3.4 Polyp mũi độ IV, polyp che kín hoàn toàn hốc mũi hốc mũi (BN: Nguyễn B Số BA: 35205)

Bảng 3.20 Phân loại viêm xoang theo nội soi (n = 38)

Bên phải Bên trái Chung

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ

Không viêm 2 5,3 5 13,2 0 0,0 Độ I 3 7,9 2 5,3 0 0,0 Độ II 9 23,7 14 36,8 9 23,7 Độ III 20 52,6 13 34,2 23 60,5 Độ IV 4 10,5 4 10,5 6 15,8

Mức độ viêm xoang theo nội soi thì độ III cao nhất (60,5 % chung; 52,6% bên

P và 34,2% bên T), tiếp đến là độ II (23,7% chung; 23,7% bên P và 36,8% bên T) viêm xoang độ IV mỗi bên chiếm 10,5% và 15,8% chung.

3.2.2.2 Hình ảnh mờ các xoang trên phim CLVT mũi xoang

Bảng 3.21 Hình ảnh các xoang trên CLVT mũi xoang (n = 38)

Hình ảnh bệnh lý Bình thường

Sàng trước (P) 3 (7,9) 28 (73,7) 7 (18,4) 35 (92,1) Sàng trước (T) 4 (10,5) 26 (68,4) 8 (21,1) 34 (89,5) Sàng sau (P) 3 (7,9) 28 (73,7) 7 (18,4) 35 (92,1) Sàng sau (T) 5 (13,2) 25 (65,7) 8 (21,1) 33 (86,8)

Trên phim CLVT ta thấy tổn thương các xoang chiếm tỷ lệ cao như xoang hàm P và T (94,7% và 89,5%), xoang sàng trước P và T (92,1% và 89,5%), xoang sàng sau P và T (92,1% và 86,8%); xoang bướm P và T (47,4% và 50,0%); tổn thương chiếm tỷ lệ thấp hơn là xoang trán P và T (36,9% và 39,5%).

Bảng 3.22 Đánh giá phức hợp lỗ ngách trên CLVT (n = 38)

PHLN Bên phải Bên trái Chung

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Trên cắt lớp vi tính, hình ảnh bán tắc và tắc phức hợp lỗ ngách trái và phải chiếm tỷ lệ cao (87,8) Đánh giá chung cho thấy có 42,1% bệnh nhân bán tắc và 57,9% tắc phức hợp lỗ ngách.

Bảng 3.23 Phân loại viêm xoang theo cắt lớp vi tính (n = 38)

Bên phải Bên trái Chung

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Không viêm 2 5,3 2 5,3 0 0,0 Độ I 3 7,9 4 10,5 0 0,0 Độ II 19 50,0 18 47,4 22 57,9 Độ III 8 21,1 7 18,4 9 23,7 Độ IV 6 15,7 7 18,4 7 18,4

Viêm xoang theo cắt lớp vi tính cho thấy viêm xoang độ II và độ III chiếm tỷ lệ cao nhất (71,1% bên phải và 65,8% bên trái), độ IV chiếm tỷ lệ 15,7% bên phải và 18,4% bên trái, độ I mỗi bên chiếm 5,3% Đánh giá chung cho thấy viêm xoang độ II chiếm tỷ lệ cao nhất (57,9%), tiếp đến là độ III (23,7%), thấp nhất là độ IV chiếm 18,4%.

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính có

Bảng 3.24 Các loại phẫu thuật nội soi mũi xoang đã thực hiện (n = 38)

Loại phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

PTNS cắt polype, mổ tối thiểu 11 29

PTNS cắt polype mũi, mở xoang bướm 1 2,6

PTNS cắt polyp mũi, mở Sàng-Hàm 7 18,4

PTNS cắt polyp mũi, mở Sàng-Hàm-Bướm-Trán 19 50

Phẫu thuật nội soi mũi xoang bằng dụng cụ shaver trong điều trị VMXMT có polyp được lựa chọn tùy theo chẩn đoán xác định trước mổ, trong đó PT nhiều nhất là PTNS cắt polyp, mở Sàng-Hàm-Bướm-Trán chiếm 50%; tiếp đến là PTNS cắt polype, mổ tối thiểu chiếm 29%; PTNS cắt polyp, mở xoang sàng - hàm là 18,4% và thấp nhất là PTNS cắt polyp, mở xoang bướm chiếm 2,6%.

Bảng 3.25 Các loại phẫu thuật kèm theo (n = 38)

Loại phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Không có phẫu thuật kèm theo 21 55,3

Chỉnh hình vách ngăn và cuốn dưới 2 5,3

Bệnh nhân có phẫu thuật kèm theo chiếm tỷ lệ cao nhất là phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn chiếm 36,8%, tiếp theo là chỉnh hình vách ngăn và cuốn dưới là

5,3% và chỉnh hình cuốn dưới là 2,6%.

3.3.2 Tai biến và biến chứng trong và sau phẫu thuật

Trong và sau phẫu thuật, không có tai biến và biến chứng xảy ra.

3.3.3 Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng

3.3.3.1 Kết quả phẫu thuật theo triệu chứng cơ năng

Bảng 3.26 So sánh triệu chứng cơ năng trên lâm sàng trước và sau phẫu thuật (n = 38)

Bên phải Bên trái Chung

Sau PT p Đau nhức đầu mặt

Sau phẫu thuật các triệu chứng cơ năng cải thiện có ý nghĩa thống kê so với trước phẫu thuật (p

Ngày đăng: 29/10/2023, 15:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Thành bên hốc mũi [2] - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Hình 1.1. Thành bên hốc mũi [2] (Trang 13)
Hình 1.2. Giải phẫu các xoang cạnh mũi (thiết đồ đứng ngang) [7], [14], [46] - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Hình 1.2. Giải phẫu các xoang cạnh mũi (thiết đồ đứng ngang) [7], [14], [46] (Trang 15)
Hình 1.3. Giải phẫu các xoang cạnh mũi (thiết đồ đứng dọc) [29], [49] - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Hình 1.3. Giải phẫu các xoang cạnh mũi (thiết đồ đứng dọc) [29], [49] (Trang 16)
Hình 1.4. Vị trí các lỗ dẫn lưu của các xoang [2] - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Hình 1.4. Vị trí các lỗ dẫn lưu của các xoang [2] (Trang 17)
Hình 1.5. Phân độ polyp theo Đại Học Munich, Đức năm 1998 [12] - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Hình 1.5. Phân độ polyp theo Đại Học Munich, Đức năm 1998 [12] (Trang 19)
Hình 1.6. Máy nội soi Tai mũi họng [2] - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Hình 1.6. Máy nội soi Tai mũi họng [2] (Trang 21)
Hình 1.7. Hình ảnh polyp trên cắt lớp vi tính mũi xoang [61] - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Hình 1.7. Hình ảnh polyp trên cắt lớp vi tính mũi xoang [61] (Trang 21)
Hình 1.9. Hình ảnh máy cắt hút shaver bệnh viện trường ĐHY Dược Huế - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Hình 1.9. Hình ảnh máy cắt hút shaver bệnh viện trường ĐHY Dược Huế (Trang 25)
Hình 2.1. Hình ảnh dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang  Bệnh viện Trường ĐHY Dược Huế. - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Hình 2.1. Hình ảnh dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang Bệnh viện Trường ĐHY Dược Huế (Trang 29)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 31)
Bảng 2.2. Tình trạng niêm mạc mũi - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Bảng 2.2. Tình trạng niêm mạc mũi (Trang 35)
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới (n = 38) - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới (n = 38) (Trang 39)
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n = 38) - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n = 38) (Trang 40)
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện (n = 38) - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện (n = 38) (Trang 42)
Bảng 3.8. Tính chất xuất hiện triệu chứng cơ năng (n = 38) - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Bảng 3.8. Tính chất xuất hiện triệu chứng cơ năng (n = 38) (Trang 43)
Bảng 3.10. Mức độ của triệu chứng nhức đầu (n = 38) - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Bảng 3.10. Mức độ của triệu chứng nhức đầu (n = 38) (Trang 44)
Bảng 3.12. Tính chất của triệu chứng chảy mũi (n = 38) - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Bảng 3.12. Tính chất của triệu chứng chảy mũi (n = 38) (Trang 45)
Bảng 3.15. Biến chứng trước mổ (n = 38) - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Bảng 3.15. Biến chứng trước mổ (n = 38) (Trang 47)
Bảng 3.18. Đánh giá phức hợp lỗ ngách (n = 38) - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Bảng 3.18. Đánh giá phức hợp lỗ ngách (n = 38) (Trang 48)
Bảng 3.19. Đánh giá polyp mũi (n = 38) - Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Có Polyp Bằng Dụng Cụ Cắt Hút Shaver  (Full Text)
Bảng 3.19. Đánh giá polyp mũi (n = 38) (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w