NGUYỄN THỊ THANH LOAN
SỰ ĐĨNG GĨP CỦA CÁC YẾU TỐ TRÍ TUỆ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN THÔNG MINH: MỘT
NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CONTRIBUTIONS OF BUSINESS INTELLIGENCE FACTORS TO SMART HOSPITAL: A STUDY IN HO CHI
MINH CITY
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8 34 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Lê Phước Luông
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS TS Vương Đức Hoàng Quân Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS TS Phạm Quốc Trung
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 27 tháng 06 năm 2023
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch: PGS TS Lê Nguyễn Hậu
2 Thư ký: TS Nguyễn Văn Tuấn
3 Phản biện 1: PGS TS Vương Đức Hoàng Quân 4 Phản biện 2 PGS TS Phạm Quốc Trung
5 Ủy viên: TS Nguyễn Hoàng Dũng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH LOAN MSHV : 2070594
Ngày, tháng, năm sinh: 03/09/1993 Nơi sinh: TPHCM Chuyên ngành: Quản trị Kinh Doanh Mã số: 8 34 01 01
I TÊN ĐỀ TÀI
Sự Đóng Góp Của Các Yếu Tố Trí Tuệ Doanh Nghiệp Đối Với Bệnh Viện Thông Minh: Một Nghiên Cứu Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
(Contributions Of Business Intelligence Factors To Smart Hospital: A Study In Ho Chi Minh City)
II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
- Nhận dạng và xếp hạng tầm quan trọng của các chiến lược xây dựng bệnh viện thông minh
- Sử dụng các chiến lược trên làm tiêu chí để đánh giá khả năng đóng góp của từng yếu tố trí tuệ doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh - Đề xuất hàm ý quản trị (cho những nhà quản lý cấp cao của bệnh viện và những nhà hoạch định chính sách trong các hiệp hội y tế) cho việc áp dụng các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh
III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 28/11/2022
IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/05/2023
V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS LÊ PHƯỚC LUÔNG
TpHCM, ngày 04 tháng 05 năm 2023
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô khoa Quản lý công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức và nhiều bài học quý giá trong những năm học vừa qua
Em xin chân thành cảm ơn và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Lê Phước Luông và TS.Trương Minh Chương đã dành sự hướng dẫn, những góp ý, sự chỉ bảo tận tình và ln lắng nghe, chia sẻ, động viên em trong suốt quá trình và hỗ trợ giới thiệu chuyên gia cho luận văn
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chuyên gia từ các bệnh viện đã dành thời gian, nhiệt tình giúp đỡ và đưa ra những góp ý cho đề tài nghiên cứu này
Cuối cùng, với tất cả lòng biết ơn, con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã ln quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho con trong suốt quá trình học tập Gia đình ln là động lực lớn nhất để con có thể hồn thành luận văn này và là chỗ dựa tinh thần của con để tiếp tục phấn đấu trong cuộc sống
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với 3 mục tiêu chính: (1) Nhận dạng và xếp hạng tầm quan trọng của các chiến lược bệnh viện thông minh, (2) Sử dụng các chiến lược trên làm tiêu chí để đánh giá khả năng đóng góp của từng yếu tố trí tuệ doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh và (3) Đề xuất hàm ý quản trị (cho những nhà quản lý cấp cao của bệnh viện và những nhà hoạch định chính sách trong các hiệp hội y tế) cho việc áp dụng các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh
Sau khi tổng quan cơ sở lý thuyết và xác định quy trình nghiên cứu, đề tài được thực hiện dưới dạng nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu 10 chuyên gia tại các bệnh viện ở TpHCM Sau khi sử dụng phương pháp thống kê tần suất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn các điểm đánh giá theo thang đo Likert để xếp hạng và lựa chọn các chiến lược bệnh viện thông minh, độ lệch tứ phân vị (IQD) kiểm tra sự đồng thuận, phương pháp AHP với ma trận so sánh cặp từng chiến lược trên để đưa ra xếp hạng theo trọng số mức
độ quan trọng, các chỉ số λmax; CI; CR để kiểm tra độ tin cậy và chỉ số nhất quán Kết
quả cho thấy có 5 chiến lược chính, trong cách tiếp cận hệ thống xã hội – kỹ thuật, xếp theo trọng số giảm dần gồm Bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu, tránh rò rỉ, đạo đức trong quản lý bệnh viện thông minh, Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số thơng qua cơng nghệ (IoT, điện toán đám mây, Al, robot, blockchain, big data), Quản lý thông tin và lưu trữ dữ liệu thông minh, HIS, cở sở phân tầng lớp dữ liệu y tế có cấu trúc để truy vấn, Xây dựng hệ thống dữ liệu, cơ sở hạ tầng thông tin y tế từ đề xuất nguồn cung ứng cộng đồng, Sử dụng trí tuệ doanh nghiệp hỗ trợ quản lý bệnh viện
Nghiên cứu cũng đánh giá sự đóng góp của 27 yếu tố trí tuệ doanh nghiệp lên từng chiến lược trên, tính tốn AHP các ma trận điểm đánh giá từng yếu tố lên từng chiến lược bệnh
viện thông minh để xác định trọng số, λmax, CI, CR Mức độ tác động theo hướng giảm
Trang 6người dùng, Sự hỗ trợ của tổ chức, có nguồn lực nội tại để phát triển thông minh, Cải tiến năng lực IT, Phối hợp với các nhà cung cấp công cụ, giải pháp thông minh); Dữ liệu và quy trình (Nắm bắt quy trình vận hành và quy trình khám chữa bệnh trên nền tảng cơng nghệ mới, Phân tích hiệu quả của quy trình, Cải tiến quy trình, Tích hợp dữ liệu của các ứng dụng bệnh viện thông minh, Khai thác dữ liệu, Chất lượng dữ liệu, Tích hợp các quy trình làm việc và dữ liệu); Lĩnh vực công nghệ (Cấu trúc thông minh, Các báo cáo, Giao diện với người dùng, Hồ sơ người dùng, Tích hợp cơng nghệ, Tiêu chuẩn cho các công cụ giải pháp thông minh, Cập nhật dữ liệu), Tính lan tỏa (Hệ thống IT của bệnh viện hỗ trợ người truy cập và sử dụng hệ thống IT của bệnh viện, Hệ thống IT của bệnh viện hỗ trợ các chức năng quản lý, các quy trình làm việc); Yếu tố chức năng (Thiết lập mục tiêu cho kết quả hoạt động theo kỳ của bệnh viện, Đo lường kết quả hoạt động của bệnh viện dựa trên dữ liệu, các báo cáo theo kỳ, Phân tích khoảng cách giữa kết quả hoạt động thực tế và mục tiêu dựa trên dữ liệu chung của bệnh viện, Ra quyết định dựa trên dữ liệu chung và các báo cáo của bệnh viện)
Trang 8ABSTRACT
This thesis is conducted with 3 main objectives: (1) Identify and rank the importance of smart hospital building strategies, (2) Use the above strategies as criteria to evaluate evaluate the potential contribution of each element of corporate intelligence to the performance of smart hospitals and (3) suggest governance implications (for the hospital's senior managers and key decision makers in medical associations) for the application of enterprise intelligence factors to improve the operational efficiency of smart hospitals
After reviewing the theoretical basis and determining the research process, this study was conducted in the form of a qualitative study with in-depth interviews with 10 experts at hospitals in Ho Chi Minh City After using statistical methods of frequency, mean, and standard deviation of rating points according to Likert scale to rank and select smart hospital strategies, with interquartile deviation (IQD) consensus test, AHP method with a pairwise comparison matrix of each strategy above to give a weighted ranking of importance, λmax indexes; CI; CR to check reliability and consistency metrics The results show that there are 5 main strategies, in the socio-technical system approach, in descending weight: Data security and privacy, leak avoidance, ethics in smart hospital management, Digital healthcare through technology (IoT, cloud computing, AI, robotics, blockchain, big data), Information management and intelligent data storage, HIS, structured medical data tiering facility for querying, Construction data systems, health information infrastructure from community sourcing proposals, Using enterprise intelligence to support hospital management
Trang 9IT staff, Capacity of users, support from the organization, have internal resources for smart development, Improve IT capacity, Coordinate with suppliers of smart tools and solutions); Data and processes (Capturing operational processes and medical examination and treatment processes on new technology platforms, Process efficiency analysis, Process improvement, Data integration of smart hospital applications , Data Mining, Data Quality, Workflow and Data Integration); Technology area (Intelligent Structures, Reports, User Interfaces, User Profiles, Technology Integrations, Standards for Smart Solution Tools, Data Updates), Pervasiveness (The hospital's IT system supports people to access and use the hospital's IT system, the hospital's IT system supports management functions and work processes); Functional factors (Setting goals for hospital periodical performance, Measuring hospital performance based on data, periodical reports, Gap analysis between actual performance General hospital data-based goals and objectives, General data-driven decision-making and hospital reports)
Trang 11LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Lê Phước Lng Ngồi các tài liệu tham khảo, luận văn này không sử dụng ý tưởng, không sao chép nội dung từ bất kỳ ai khác
Trang 12MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ix DANH MỤC HÌNH x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 4
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 5
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1 ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 6
2.1.1 Trí tuệ doanh nghiệp 6
2.1.2 Bệnh viện thông minh 7
2.1.3 Hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh 8
2.2 CÁC CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG CỦA BỆNH VIỆN THÔNG MINH HIỆN NAY 10
2.2.1 Giới thiệu cách tiếp cận hệ thống xã hội – kỹ thuật (social-technical system) 10
2.2.2 Các chiến lược về xã hội 11
2.2.3 Các chiến lược về kỹ thuật 12
Trang 132.4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRÍ TUỆ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG BỆNH VIỆN THÔNG MINH 21
2.5 CÁC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU 22
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 24
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 24
3.2 XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI BÁN CẤU TRÚC 27
3.2.1 Bảng câu hỏi bán cấu trúc 27
3.2.2 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi bán cấu trúc 28
3.2.3 Các yếu tố nghiên cứu 28
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 33
3.3.1 Lựa chọn chuyên gia cho nghiên cứu 33
3.3.2 Công cụ thu thập dữ liệu 33
3.3.3 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát sau khi thực hiện phỏng vấn 33
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU 35
3.4.1 Quá trình nghiên cứu 35
3.4.2 Quy trình phân tích phân cấp AHP 35
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
4.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH AHP 39
4.1.1 Năm chiến lược chính trong phát triển bệnh viện thơng minh 39
4.1.2 Mức độ tác động của trí tuệ doanh nghiệp đối với chiến lược bệnh viện thông minh trong ngành y tế 46
4.2 PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY 61
4.3 THẢO LUẬN KẾT QUẢ 69
4.3.1 Các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp được áp dụng để phát triển chiến lược bệnh viện thông minh 69
4.3.2 Đề xuất hàm ý quản trị 72
Trang 145.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 78
5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 80
5.2.1 Đóng góp về mặt lý thuyết 80
5.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 80
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 81
5.3.1 Hạn chế của đề tài 81
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 90
PHỤ LỤC A BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA 90
PHỤ LỤC B THÔNG TIN CHUYÊN GIA 97
PHỤ LỤC C BẢNG CÂU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN MẪU CỦA CHUYÊN GIA 99
Trang 15DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1 So sánh các định nghĩa trí tuệ doanh nghiệp 6
Bảng 2 2 So sánh các định nghĩa bệnh viện thông minh 7
Bảng 2 3 Các chiến lược quan trọng của bệnh viện thông minh hiện nay 14
Bảng 2 4 Các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp 18
Bảng 3.1 Đánh giá các chiến lược bệnh viện thông minh quan trọng thời gian tới 28
Bảng 3 2 Đánh giá sự đóng góp của các yếu tố BI vào các chiến lược SH 29
Bảng 3 3 Thống kê mô tả mẫu khảo sát phỏng vấn 35
Bảng 4 1 Thống kê điểm số đánh giá các chiến lược bệnh viện thông minh của chuyên gia…………………………………………………………………………………… 40
Bảng 4 2 Đánh giá các chiến lược chính trong phát triển bệnh viện thông minh…….41
Bảng 4 3 Giá trị thống kê các điểm đánh giá chiến lược bệnh viện thông minh theo thang đo Likert……………………………………………………………………… 41
Bảng 4 4 Trọng số và thứ hạng của các chiến lược bệnh viện thông minh……….… 43
Bảng 4 5 Thống kê trọng số điểm đánh giá so sánh cặp các chiến lược bệnh viện thông minh của chuyên gia………………………………………………………………… 44
Bảng 4 6 Trọng số của tất cả các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp đóng góp vào từng chiến lược bệnh viện thơng minh………………………………………………………… 47
Bảng 4 7 Thứ tự giảm dần mức độ tác động của 27 yếu tố trí tuệ doanh nghiệp theo 5
Trang 16DANH MỤC HÌNH
Hình 3 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 26
Hình 4 1 Cấu trúc phân cấp AHP được sử dụng cho nghiên cứu này 39
Hình 4 2 Mức độ tác động của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp lên các chiến lược phát triển bệnh viện thơng minh 59
Hình 4 3 Mức độ tác động của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp lên các chiến lược phát triển bệnh viện thông minh khi trọng số SH1 = 0.5 62
Hình 4 4 Trọng số các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp khi trọng số SH2 = 0.5 64
Hình 4 5 Trọng số các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp khi trọng số SH3 = 0.5 66
Hình 4 6 Trọng số các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp khi trọng số SH4 = 0.5 67
Hình 4 7 Trọng số các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp khi trọng số SH5 = 0.5 68
Trang 17DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ Tiếng Anh Dịch sang Tiếng Việt
BI Business Intelligience Trí tuệ doanh nghiệp
SH Smart Hospitals Bệnh viện thông minh
HIS Hospital Information System
Hệ thống thông tin bệnh viện
HISMM Hospital Information System Maturity Model
Mơ hình trưởng thành hệ thống thông tin bệnh viện
BV Hospital Bệnh viện
IT Information Technology Công nghệ thông tin AHP Analytic Hierarchy
Process
Trang 18CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
Nội dung của chương này bao gồm: lý do thực hiện đề tài về mặt thực tiễn và lý thuyết được giới thiệu trong mục 1.1, mục tiêu nghiên cứu được trình bày trong mục 1.2, phạm vi nghiên cứu được trình bày trong mục 1.3, ý nghĩa nghiên cứu được trình bày trong mục 1.4, phương pháp thực hiện nghiên cứu được trình bày trong mục 1.5 và cuối cùng bố cục của luận văn thực hiện trong mục 1.6
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Ngành y tế nước ta hiện nay đang tồn tại một số vấn đề như sự yếu kém trong cơng tác quản lý, kiểm tra và giám sát cịn những hạn chế; các quy định pháp luật chưa bao phủ hết được các vấn đề, còn nhiều vướng mắc trong thực hiện; năng lực của hệ thống y tế; chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý dẫn đến đời sống một bộ phận cán bộ y tế cịn nhiều khó khăn Những thách thức mà ngành Y tế phải quan tâm cịn rất lớn với dân số đơng, dịch bệnh phức tạp, tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng già hố dân số (Cổng thơng tin điện tử Bộ Y Tế, 2022), áp lực ngày càng tăng để làm nhiều hơn với chi phí ít hơn và liên tục tìm cách đảm bảo rằng các nguồn lực được triển khai hiệu quả nhất có thể trong khi vẫn đảm bảo chất lượng Dự báo từ cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và yêu cầu từ thực tiễn đang dần hình thành khái niệm xây dựng y tế thơng minh, địi hỏi các bệnh viện và các cơ sở y tế phải chủ động xây dựng lộ trình và nhất là đầu tư nguồn lực để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của
đơn vị (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba, 2021)
Trang 19về bệnh viện thông minh ngày càng tăng chứng tỏ sự cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của chiến lược này trong ngành y tế như xây dựng mơ hình hồn chỉnh cho hệ thống thông tin bệnh viện (Carvalho và cộng sự, 2019), nghiên cứu công nghệ và ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số (Han và cộng sự, 2021, Solanas và cộng sự 2017), dịch vụ y tế điện tử, trợ lý y tế với cơng nghệ điện tốn di động và rơ bốt tự động (Coronato và cộng sự, 2008, Han và cộng sự, 2021), bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu, tránh rò rỉ bằng blockchain (Solanas và cộng sự, 2017; Dahleez và cộng sự, 2019; Han và cộng sự, 2021)…
Mặt khác, lượng dữ liệu được tạo ra trong suốt quá trình hoạt động của ngành y tế là rất lớn Tuy vậy, khả năng sử dụng khối lượng dữ liệu đó vẫn cịn khá hạn chế, dẫn đến lãng phí rất nhiều dữ liệu thơng tin quan trọng Với vai trò quan trọng của dữ liệu trong việc hỗ trợ q trình phát triển y tế, trí tuệ doanh nghiệp (Business Intelligence: BI) trở thành lĩnh vực nghiên cứu quan trọng đối với các nhà nghiên cứu và quản trị bệnh viện (Chen và cộng sự, 2012) Cần thiết có sự đóng góp của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp để giúp phát huy tác dụng để các bệnh viện nói riêng và ngành y tế nói chung thu thập và phân tích dữ liệu, qua đó hỗ trợ đưa ra các phương án và hành động thích hợp kịp thời Các cơng cụ trí tuệ doanh nghiệp tăng tốc độ phân tích thơng tin và đánh giá hiệu suất, mang lại giá trị trong việc giúp các bệnh viện giảm thiểu sự kém hiệu quả, khắc phục các vấn đề tiềm ẩn, xây dựng hoạt động khám chữa bệnh hiệu quả và xác định các
lĩnh vực phát triển trong tương lai
Trang 20xác định rõ sự khác biệt giữa các chức năng của hệ thống doanh nghiệp và tính mới của BI trong kinh doanh và ngành y tế (Tarokh và cộng sự, 2014), chưa xác định những yếu tố BI nào có đóng góp vào chiến lược SH…
Chính từ những yêu cầu từ thực tiễn và lý thuyết nghiên cứu, nghiên cứu “Sự đóng góp của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp đối với bệnh viện thơng minh: một nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện Đề tài này trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau trong bối cảnh nền y tế tại Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng:
Nhận ra các chiến lược quan trọng nào của bệnh viện thông minh trong thời gian tới?
Các yếu tố nào của trí tuệ doanh nghiệp có đóng góp lên các chiến lược bệnh viện thông minh?
Làm thế nào để ưu tiên và tích hợp các yếu tố này để cải thiện hiệu quả hoạt động của bệnh viện liên quan đến các chiến lược quan trọng của bệnh viện thông minh?
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nhận dạng và xếp hạng tầm quan trọng của các chiến lược xây dựng bệnh viện thông minh
- Sử dụng các chiến lược trên làm tiêu chí để đánh giá khả năng đóng góp của từng yếu tố trí tuệ doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh
- Đề xuất hàm ý quản trị (cho những nhà quản lý cấp cao của bệnh viện và những nhà hoạch định chính sách trong các hiệp hội y tế) cho việc áp dụng các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 21những nhà hoạch định chính sách trong các hiệp hội y tế, giúp định hướng chính sách nên khơng tập trung ở loại hình bệnh viện cụ thể như bệnh viện cơng, bệnh viện tư… Đối tượng khảo sát: là những chuyên gia có kiến thức về trí tuệ doanh nghiệp và bệnh viện thơng minh, cụ thể là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phịng, phó phịng ban liên quan, giám đốc, phó giám đốc bệnh viện, các nhà nghiên cứu hàn lâm và chuyên gia trong các hiệp hội y học có kinh nghiệm từ 04 năm trở lên Mỗi chuyên gia chỉ lấy một bảng phỏng vấn đánh giá
Do không tập trung đánh giá riêng vào nhóm bệnh viện hay đơn vị bệnh viện cụ thể nào nên nghiên cứu chỉ khảo sát các chuyên gia có am hiểu về trí tuệ doanh nghiệp, bệnh viện thông minh Với điều kiện như hiện nay ở Việt Nam thì các bệnh viện chưa áp dụng hồn tồn bệnh viện thơng minh nên việc tìm kiếm chun gia thực sự để áp dụng gặp nhiều khó khăn, nên nghiên cứu chỉ chọn các chuyên gia hoạt động tại các bệnh viện có áp dụng 1 phần và có am hiểu về bệnh viện thơng minh và trí tuệ doanh nghiệp Trong bảng phỏng vấn trình bày rõ thông tin về chuyên gia gồm số năm kinh nghiệm, vị trí cơng tác, đơn vị cơng tác của chun gia
Thời gian: từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023
1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu này bổ sung cho các lý thuyết về sự đóng góp của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp đối với các chiến lược của bệnh viện thông minh
Về mặt thực tiễn: Giúp cho các bệnh viện có được cái nhìn đúng đắn và có kế hoạch phù hợp cho hoạt động quản lý và hoàn thiện năng lực đổi mới của bệnh viện thông minh Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và vận hành bệnh viện, đề xuất các giải pháp để khuyến khích áp dụng và xem xét khắc phục những tồn tại trong sự tác động của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp vào các chiến lược của bệnh viện thông
Trang 221.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phỏng vấn chuyên sâu để các chuyên gia đánh giá so sánh các chiến lược SH và các yếu tố BI Bảng câu hỏi sử dụng cho chuyên gia là bảng câu hỏi bán cấu trúc được thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết Tham khảo dữ liệu thứ cấp thơng qua sách, tạp chí khoa học, dựa vào các nghiên cứu trước để đề xuất các yếu tố nghiên cứu Sau đó tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà quản lý bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá và xếp hạng trọng số các yếu tố cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu bằng phân tích AHP trên cơng cụ Excel
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Nội dung luận văn được trình bày theo bố cục gồm 5 chương như sau:
Chương 1 giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, bao gồm lý do hình thành nghiên cứu, xác định các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn của nghiên cứu, phương pháp thực hiện nghiên cứu
Chương 2 trình bày định nghĩa các khái niệm, tổng hợp và phân tích các chiến lược SH và các yếu tố BI từ các nghiên cứu trước có liên quan, từ đó chỉ rõ cơ hội nghiên cứu Chương 3 trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm: quy trình nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi bán cấu trúc, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu chính thức
Chương 4 trình bày chi tiết các bước phân tích và diễn dịch kết quả của nghiên cứu bao gồm trình bày kết quả phân tích và đánh giá các yếu tố, các thảo luận và hàm ý quản trị được trình bày
Trang 23CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm: định nghĩa về trí tuệ doanh nghiệp, bệnh viện thông minh và hiệu quả hoạt động của bệnh viện thơng minh được trình bày trong mục 2.1; giới thiệu lý thuyết tiếp cận hệ thống xã hội – kỹ thuật và tổng hợp các chiến lược quan trọng của bệnh viện thơng minh hiện nay được trình bày trong mục 2.2; tổng hợp các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp được trình bày trong mục 2.3; mối liên hệ giữa các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp và các chiến lược bệnh viện thơng minh được trình bày trong mục 2.4; sau đó là các cơ hội nghiên cứu được trình bày trong mục 2.5
2.1 ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM CĨ LIÊN QUAN 2.1.1 Trí tuệ doanh nghiệp
Định nghĩa trí tuệ doanh nghiệp là một khái niệm mở và được định nghĩa bởi nhiều tác giả khác nhau
Bảng 2 1 So sánh các định nghĩa trí tuệ doanh nghiệp
Tác giả Giống nhau Khác nhau
Ain và cộng sự (2019) Tập hợp các cơng nghệ và quy trình sử dụng dữ liệu, phân tích thống kê và định
lượng các mơ hình
Tích hợp và phân tích kho dữ liệu khổng lồ để hiểu cơ hội, điểm mạnh và điểm yếu
Davenport và Harris
(2007)
Định lượng các mô hình dự đốn chính xác, quản lý
dựa trên nghiên cứu
Lönnqvist và Pirttimäki
(2006)
Trang 24H Zaied và cộng sự (2018) Một số phần mềm để khai thác, chuyển đổi, truy vấn cơ sở dữ liệu và báo cáo Jalil và cộng sự (2019) Hệ thống điều phối doanh
nghiệp nhằm mục đích tự động hóa luồng vật liệu, dữ liệu và các nguồn tài chính liên quan
Cao và cộng sự (2013) Biến đổi dữ liệu hiện có của tổ chức thành kiến thức để giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt
Như vậy, trong nghiên cứu này thì trí tuệ doanh nghiệp là tập hợp các cơng nghệ và quy
trình tích hợp và phân tích kho dữ liệu khổng lồ (Ain và cộng sự, 2019) và định lượng các mơ hình, một số phần mềm để khai thác, chuyển đổi, truy vấn cơ sở dữ liệu và báo cáo (H Zaied và cộng sự, 2018) nhằm dự đốn chính xác, quản lý dựa trên nghiên cứu, thúc đẩy các quyết định và hành động, cho phép ra quyết định chính xác trong kinh doanh (Davenport và Harris, 2007)
2.1.2 Bệnh viện thông minh
Các định nghĩa điển hình của khái niệm bệnh viện thơng minh được trình bày trong bảng sau
Bảng 2 2 So sánh các định nghĩa bệnh viện thông minh
Tác giả Giống nhau Khác nhau
Gomez-Sacristan và cộng
sự (2015)
Hệ thống sử dụng công nghệ để truy cập thông tin, kết nối mọi người, tài liệu
Tối ưu về các khía cạnh kinh tế, hoạt động và môi
Trang 25Comito và cộng sự (2020) và các tổ chức liên quan đến chăm sóc sức khỏe
Cải thiện hiệu quả lâm sàng, giảm chi phí, chia sẻ trách nhiệm, tăng cường an tồn
Sánchez và cộng sự (2008) Mơi trường thơng minh có
tính tương tác cao, kết nối phần cứng và phần mềm các thiết bị máy tính để chia sẻ thông tin
Coronato và cộng sự
(2008)
Hệ sinh thái bao gồm con người, thiết bị, máy chủ, cảm biến và thiết bị truyền động được kết nối
Bệnh viện thơng minh là mơ hình chăm sóc tồn diện có khả năng đáp ứng nhu cầu của
các tổ chức y tế, công ty và bệnh nhân một cách tối ưu (Coronato và cộng sự, 2008), sử dụng công nghệ để truy cập thông tin, kết nối mọi người, tài liệu và các tổ chức liên quan (Comito và cộng sự, 2020) giúp cải thiện hiệu quả lâm sàng, giảm chi phí, chia sẻ trách nhiệm, tăng cường an toàn (Gomez-Sacristan và cộng sự, 2015)
2.1.3 Hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của bệnh viện thơng minh, cần có các tiêu chí được tổng hợp từ các nghiên cứu đi trước Bốn khía cạnh gồm cơng nghệ chăm sóc sức khỏe, quy trình tối ưu, khuyến khích tài chính và chính sách chăm sóc sức khỏe (Chih-Hao và cộng sự, 2022)
2.1.3.1 Cơng nghệ chăm sóc sức khỏe
Trang 26năm (Ahmadi và cộng sự, 2017) Như vậy, tiêu chí quan trọng đầu tiên là tiềm năng phát triển của thị trường cần được xem xét Các khái niệm tiên tiến mới, chẳng hạn như điện tốn lan tỏa hoặc phổ biến, có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh (Stojkoska và cộng sự, 2017)
Do đó, bệnh viện thơng minh dựa trên số lượng lớn dữ liệu chăm sóc sức khỏe theo thời gian thực, mang lại lợi thế tương đối hơn so với các hệ thống y tế truyền thống (Yang và cộng sự, 2013) Những lợi thế tương đối sẽ tác động đáng kể đến các doanh nghiệp bằng cách thúc đẩy họ áp dụng công nghệ thông tin mới (Gunasekaran và cộng sự, 2017)
2.1.3.2 Quy trình tối ưu
Bệnh viện thông minh tập trung vào việc tạo ra giá trị kinh doanh, quản lý thay đổi hiệu quả và mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân tốt hơn Nhiều công việc gần đây đã được báo cáo về việc áp dụng và phát triển công nghệ thông tin, điều này sẽ có lợi cho việc tạo ra giá trị kinh doanh (Ren S và cộng sự, 2017; Kohli và cộng sự, 2008)
Sự phát triển công nghệ thông tin, chẳng hạn như bệnh viện thông minh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, yêu cầu tiếp tục tối ưu hóa các quy trình và cấu trúc, thường liên quan đến quản lý thay đổi cho bộ phận y tế và bộ phận hành chính Trong bối cảnh tổ chức, do đó, quản lý thay đổi hiệu quả là một trong những yếu tố chính liên quan đến việc áp dụng đổi mới công nghệ thông tin (Kerzner, 2017)
2.1.3.3 Khuyến khích tài chính
Các ưu đãi tài chính của bệnh viện thơng minh, bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, giảm thiểu chi phí vận hành và chi phí bảo trì thiết bị, đều là những tiêu chí quan trọng để phát triển bệnh viện thông minh (Chih-Hao và cộng sự, 2022)
Trang 272.1.3.4 Chính sách chăm sóc sức khỏe
Chính sách chăm sóc sức khỏe đề cập đến kiến trúc dữ liệu lớn về chăm sóc sức khỏe, trợ cấp tài chính và bảo mật hệ thống thơng tin Có hàng petabyte dữ liệu được tạo ra từ hệ thống lưu trữ và truyền thơng hình ảnh, hệ thống theo dõi sức khỏe thông minh, trung tâm kiểm soát dịch bệnh và hồ sơ y tế điện tử được thu thập hàng ngày (Archenaa và cộng sự, 2015) Các quy định của chính phủ đóng vai trị hỗ trợ quan trọng trong việc xây dựng nền tảng đám mây chăm sóc sức khỏe thơng minh tích hợp (Muda và cộng sự, 2017)
Công nghệ dữ liệu lớn trong chăm sóc sức khỏe đề cập đến dữ liệu chăm sóc bệnh nhân, chẳng hạn như ghi chú của bác sĩ, báo cáo xét nghiệm, báo cáo chụp X-quang, danh sách bác sĩ và y tá, v.v Thông tin phong phú về bệnh nhân cung cấp một cái nhìn đầy đủ về điều phối chăm sóc và quản lý sức khỏe
2.2 CÁC CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG CỦA BỆNH VIỆN THÔNG MINH HIỆN NAY
2.2.1 Giới thiệu cách tiếp cận hệ thống xã hội – kỹ thuật (social-technical system)
Khái niệm về hệ thống kỹ thuật - xã hội được tạo ra trong bối cảnh các nghiên cứu về lao động của Viện Tavistock ở London vào khoảng cuối những năm 50 (Emery và Trist, 1960)
Hai hợp phần xã hội – kỹ thuật này mặc dù rất khác nhau nhưng khơng độc lập mà có sự hỗ trợ, tương tác trao đổi thông tin (Lock và Sommerville, 2010) và kết hợp với nhau Áp dụng công nghệ kỹ thuật mà không liên hệ với lý thuyết nền về xã hội chỉ là sự tự động hóa, áp dụng thay đổi xã hội mà không tái cấu trúc kỹ thuật sẽ chỉ là tái tổ chức hoặc nỗ lực quản lý chất lượng tổng thể (Oden, 1999) Chỉ có sự kết hợp cả 2 khía cạnh này một cách toàn diện mới tạo ra sự đột phá đáng kể về hiệu suất (Massaro và Lorenzoni, 2021)
Trang 28(Panagiotis, 2009) Trong hầu hết trường hợp, các giải pháp kỹ thuật là khá rõ ràng và khách quan để xác định tính hiệu quả nhưng khía cạnh xã hội lại khơng chính xác và có thể đánh giá sai sót vì vấn đề con người khó hơn các vấn đề kỹ thuật (Oden, 1999)
2.2.2 Các chiến lược về xã hội
2.2.2.1 Xây dựng hệ thống dữ liệu từ đề xuất nguồn cung ứng cộng đồng
Đề xuất hệ thống cho phép bệnh nhân đóng góp và khám phá cơ sở dữ liệu y tế trong chăm sóc sức khỏe vẫn cịn sơ khai, nhưng hiện chiến lược này trong thương mại điện tử rất rộng lớn Mục đích chính là đề xuất/giới thiệu các mặt hàng như sách, lộ trình, phương pháp điều trị, dựa trên sở thích/đặc điểm của bệnh nhân, sự quan tâm của họ đến các mặt hàng tương tự, họ chia sẻ hành vi/thị hiếu/bệnh tật tương tự Người bệnh khơng cịn bị động với thơng tin/phương pháp điều trị mà chủ động trong đề xuất giải pháp Do đó, họ trở thành những người tiêu dùng chia sẻ thông tin trên nhiều chủ đề liên quan đến sức khỏe (Solanas và cộng sự, 2017)
2.2.2.2 Bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu, đạo đức trong quản lý bệnh viện thông minh
Ba trụ cột công nghệ trí tuệ nhân tạo, blockchain và IoT cho phép xây dựng các giải pháp cho các vấn đề xung quanh độ chính xác, hiệu chuẩn thiết bị, cho phép bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, các thiết bị có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu từ nhiều loại cảm biến dựa trên bệnh nhân (Tuli và cộng sự, 2020)
Các thiết bị đầu ra gồm điện thoại thơng minh, máy tính di động, máy tính bảng hoạt động như một đầu nối cổng ra giữa lớp IoT và dữ liệu tính tốn Các thiết bị này thu thập dữ liệu và đóng gói chúng thành các tác vụ, cấu hình để quản lý dữ liệu ở một mức độ nhỏ nhằm đáp ứng các thông số kỹ thuật của người dùng Các kỹ thuật áp dụng giải quyết như mã hóa, quản lý dữ liệu dựa trên blockchain với sự tương tác chặt chẽ giữa các thiết
bị IoT, nút kết nối và các thiết bị đầu ra (Solanas và cộng sự, 2017)
Trang 292.2.2.3 Sử dụng trí tuệ doanh nghiệp hỗ trợ quản lý bệnh viện
Sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực y tế ở Indonesia đã chuyển đổi hệ thống từ thông thường sang điện tử, cụ thể là bằng cách triển khai y tế kỹ thuật số Đây là một nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng và dịch vụ y tế Một trong những ứng dụng của nó là trong hệ thống thơng tin quản lý bệnh viện Theo báo cáo của Bộ Y tế tính đến ngày 1/7/2020, có 1479 người sử dụng hệ thống thơng tin quản lý bệnh viện, cịn 294 người chưa sử dụng hệ thống này (Saguni, 2020)
Phát triển BI ở các cấp quản lý bệnh viện khác nhau yêu cầu thiết kế giao diện có thể được người dùng chấp nhận trước khi nó được triển khai nhằm tạo ra dữ liệu chính xác để thơng tin kết quả có chất lượng cao Các giai đoạn phát triển BI bao gồm phân tích nhu cầu, phân tích dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, lập biểu đồ sử dụng và thiết kế giao diện BI Kết quả của sự phát triển này là việc thiết kế các giao diện BI ở các cấp quản lý bệnh viện khác nhau (Afifah và cộng sự, 2021)
2.2.3 Các chiến lược về kỹ thuật 2.2.3.1 Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số
Trang 30Nhu cầu về trợ lý y tế và rô bốt tự động ngày càng tăng do nhu cầu nâng cao năng suất y tế và giảm bớt những sai lầm hàng ngày, áp dụng với robot phẫu thuật và chăm sóc bệnh nhân Ứng dụng blockchain trong lĩnh vực y tế tăng sự tiện lợi và khả năng tương thích của trao đổi thơng tin thơng qua dữ liệu có cấu trúc nhất quán (Han và cộng sự, 2021)
2.2.3.2 Quản lý thông tin và lưu trữ thông minh cho dữ liệu bệnh viện
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các mơ hình trưởng thành cũng đã được sử dụng để giải quyết nhiều thách thức, sự phức tạp và nhu cầu cao về việc triển khai hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) Phát triển một mô hình trưởng thành tồn diện được áp dụng trong bối cảnh HIS là Hospital Information System Maturity Model (HISMM) gồm phân tích dữ liệu, chiến lược, con người, bản ghi y tế điện tử, bảo mật thông tin, hệ thống và hạ tầng thông tin, sáu giai đoạn tiến triển trưởng thành của HIS (Carvalho và cộng sự, 2017)
Lập chỉ mục và truy vấn dữ liệu do việc quản lý một lượng lớn dữ liệu khơng đồng nhất
địi hỏi cơ chế lập chỉ mục và tìm kiếm hiệu quả có khả năng xử lý các cấp độ tổ chức
dữ liệu khác nhau gồm dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc và phi cấu trúc
2.2.3.3 Chăm sóc sức khoẻ từ xa và mơ hình bệnh viện thông minh tại gia
Xu hướng kiến tạo một cuộc sống tự chủ cho những người sẽ thường được đưa vào các cơ sở y tế như bệnh nhân bị bệnh mãn tính, người tàn tật, và cả những người già yếu Các xu hướng chính trong từng cơng nghệ lĩnh vực quan tâm là hệ thống thông tin, tự động hóa gia đình, cảm biến phổ biến, hỗ trợ robot (Noury và cộng sự, 2003)
Trang 31Bảng 2 3 Các chiến lược quan trọng của bệnh viện thông minh hiện nay
STT Các chiến lược quan trọng của
bệnh viện thông minh hiện nay
Tác giả
Các chiến lược về xã hội
1 Xây dựng hệ thống dữ liệu, cơ sở hạ tầng thông tin y tế từ đề xuất nguồn cung ứng cộng đồng
Solanas và cộng sự (2017); Alexiadou và cộng sự (2021)
2 Sử dụng trí tuệ doanh nghiệp hỗ trợ quản lý bệnh viện
Afifah và cộng sự (2021); Gastaldi và cộng sự (2018); Brooks và cộng sự (2013); Wang và cộng sự (2016); Omarov và cộng sự (2021) 3 Bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu,
tránh rò rỉ, đạo đức trong quản lý bệnh viện thông minh
Solanas và cộng sự (2017); Dahleez và cộng sự (2019); Han và cộng sự (2021)
Các chiến lược về kỹ thuật
4 Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số thơng qua cơng nghệ (IoT, điện tốn đám mây, Al, robot, blockchain, big data)
Comito và cộng sự (2020); Solanas và cộng sự (2017); Tuli và cộng sự (2020); Coronato và cộng sự (2008); Han và cộng sự (2021); Alexiadou và cộng sự (2021); Noury và cộng sự (2003)
5 Quản lý thông tin và lưu trữ dữ liệu thông minh, HIS, cở sở phân tầng lớp
dữ liệu y tế có cấu trúc để truy vấn
Carvalho và cộng sự (2017); Dahleez và cộng sự (2019);
Solanas và cộng sự (2017)
2.3 CÁC YẾU TỐ TRÍ TUỆ DOANH NGHIỆP
Trang 32F5,F6 trong nhóm Chức năng được phân vào nhóm Dữ liệu quy trình là E26, và E24,E27 hay nhóm tính lan tỏa hệ thống IT gom D1,D2 thành C12 trong đề tài
Ngồi ra nhóm dữ liệu quy trình có rải rác yếu tố con ở 3 phân nhóm cịn lại trong bài báo của tác giả Gastadil, bên cạnh đó đề tài mơ tả nhóm dữ liệu quy trình sử dụng trong bài báo khác như Jahantigh và cộng sự (2019), (Farooq, 2013), Ariyachandra và Watson (2006),…
Cụ thể 4 yếu tố là E21 theo Ariyachandra và Watson (2006), phân tích 2 yếu tố để triển khai BI gồm hiệu suất quy trình và hiệu suất của cơ sở hạ tầng, E22 hiệu suất của quy trình có thể được đánh giá dựa trên các cân nhắc về thời gian và ngân sách Trong khi hiệu suất của cơ sở hạ tầng được kết nối với chất lượng của hệ thống và thông tin cũng như việc sử dụng hệ thống (Ariyachandra và Watson, 2006), E23 là tiền đề cơ bản là việc áp dụng nhất quán các quy trình BI được đo lường và xác định rõ ràng, cùng với việc cải tiến quy trình liên tục, sẽ hợp lý hóa việc quản lý dự án BI, đồng thời cải thiện đáng kể năng suất và chất lượng dữ liệu của các giải pháp BI, cải thiện hiệu quả quy trình (Flower, 2006) cùng với lợi ích của cơng nghệ hiện đại trong lĩnh vực y tế, được hỗ trợ bởi các phương pháp tốt hơn và công cụ tốt hơn, không thể đạt được thơng qua các quy trình hỗn loạn và vơ k lut (Gonỗalves & Rocha, 2012; Gonỗalves, Silveira, & Rocha, 2011), E25 (các chuyên gia y tế và nhà quản lý sẽ có thể truy cập vào nhiều loại thơng tin có mức độ liên quan cao đối với việc thực hiện các mục tiêu, điều này cũng sẽ cho phép họ phản ứng nhanh chóng với những thay đổi, chiến lược điều chỉnh (Monteiro và cộng sự, 2021) Kỹ thuật tiên tiến của BI, khai thác dữ liệu và phân tích dữ liệu đa chiều, cho phép dữ liệu chưa sử dụng được chuyển đổi thành kiến thức, hỗ trợ chuyên sâu cho bệnh viện quản lý và người ra quyết định (Iqbal et al., 2016)
2.3.1 Các yếu tố chức năng:
Trang 33án và tiêu chuẩn hóa các hoạt động và tài liệu là cần thiết để giảm bớt những khó khăn trong hợp tác với các đơn vị tổ chức khác, đồng thời giảm thiểu chi phí điều phối và quản lý (Herrmann, 2004)
2.3.2 Các yếu tố công nghệ:
BI bao gồm một loạt các ứng dụng và công nghệ để thu thập dữ liệu và kiến thức để tạo ra các truy vấn để phân tích và tổ chức nhằm đưa ra các quyết định chính xác và thông minh (Golestani, 2012) Công nghệ liên quan đến các yếu tố như định hướng kinh doanh, khả năng mở rộng và khung kỹ thuật linh hoạt, chất lượng dữ liệu bền vững và toàn vẹn (Yeoh và Koronios, 2010)
2.3.3 Các yếu tố lan tỏa:
Trong môi trường công nghệ thông tin, việc triển khai bất kỳ hệ thống phần mềm nào yêu cầu cơ sở hạ tầng thích hợp với những nỗ lực tạo ra kết quả Đánh giá cơ sở hạ tầng thực hiện BI cũng yêu cầu xác định các chỉ số hoạt động, năng lực của người sử dụng hệ thống công nghệ, có thể đo lường cơ sở hạ tầng mong muốn và sự sẵn sàng triển khai các hệ thống đó ở mức độ nào của tổ chức (Jahantigh và cộng sự, 2019) Các dự án BI kéo dài và khó khăn (Barone, 2012), đòi hỏi một phương pháp quản lý cho phép giám sát chính xác vịng đời cải tiến liên tục (El-Adaileh & Foster, 2019) Quy trình hoạt động lấy doanh nghiệp làm trung tâm, cách tiếp cận phát triển định hướng kinh doanh tương tác và thay đổi theo hướng người dùng (Yeoh và Koronios, 2010) Hiệu suất của quy trình có thể được đánh giá dựa trên các cân nhắc về thời gian và ngân sách (Ariyachandra và Watson, 2006)
2.3.4 Các yếu tố tổ chức:
Trang 34động trong toàn bộ tổ chức Lãnh đạo cấp là then chốt để thể hiện cam kết với dự án BI và củng cố mối liên kết quan trọng của hệ thống BI đến chiến lược kinh doanh (Hwang và cộng sự, 2004)
2.3.5 Các yếu tố dữ liệu và quy trình:
Trang 35Bảng 2 4 Các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp STT Phân loại Các yếu tố Ariyachandra và Watson (2006) Olszak & Ziemba (2007) Yeoh và Koronios (2010) Jahantigh và cộng sự (2019) Gastaldi và cộng sự (2018) El-Adaileh & Foster (2019) 1 Chức năng
Thiết lập mục tiêu cho kết quả hoạt động theo kỳ của bệnh viện
x x x x
2 Đo lường kết quả hoạt động của bệnh viện dựa trên dữ liệu, các báo cáo theo kỳ
x x x x x
3 Phân tích khoảng cách giữa kết quả hoạt động thực tế và mục tiêu dựa trên dữ liệu chung của bệnh viện
x x
4 Ra quyết định dựa trên dữ liệu chung và các báo cáo của bệnh viện
x x
5 Lĩnh vực công nghệ
Cấu trúc thông minh x x x x x x
6 Các báo cáo x x x
7 Giao diện với người dùng x x x x x
8 Hồ sơ người dùng x x x x
Trang 3610 Tiêu chuẩn cho các công cụ giải pháp thông minh x x x 11 Cập nhật dữ liệu x x x x x 12 Tính lan tỏa
Hệ thống IT của bệnh viện hỗ trợ người truy cập và sử dụng hệ thống IT của bệnh viện
x x x x
13 Hệ thống IT của bệnh viện hỗ trợ các chức năng quản lý, các quy trình làm việc
x x x x
14 Yếu tố tổ chức
Chiến lược phát triển bệnh viện theo hướng thông minh
x x x x
15 Ngân quỹ cho việc phát triển thông minh x x x
16 Sự hỗ trợ của tổ chức, có nguồn lực nội tại để phát triển thông minh
x x x x x
17 Năng lực của nhân viên IT x x x
18 Năng lực của người dùng x x x
19 Cải tiến năng lực IT x x x
20 Phối hợp với các nhà cung cấp công cụ, giải pháp thông minh
Trang 3721 Dữ liệu và quy
trình
Nắm bắt quy trình vận hành và quy trình khám chữa bệnh trên nền tảng cơng nghệ mới
x x x
22 Phân tích hiệu quả của quy trình x x x x
23 Cải tiến quy trình x x x
24 Tích hợp dữ liệu của các ứng dụng bệnh viện thông minh
x x x x x x
25 Khai thác dữ liệu x x x x x x
26 Chất lượng dữ liệu x x x x x x
Trang 382.4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRÍ TUỆ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG BỆNH VIỆN THƠNG MINH
Ngày nay, nhiều hệ thống thơng tin trong bệnh viện tích lũy một lượng lớn dữ liệu cũng như các thiết bị y tế, các công cụ y sinh và chăm sóc sức khỏe khác nhau như thiết bị di động cảm biến sinh trắc học (Dash, 2019) Theo Dash (2019) “việc phân tích những dữ liệu đó có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về quy trình, kỹ thuật, y tế và các loại cải tiến khác trong chăm sóc sức khỏe” Áp lực cung cấp nhiều dịch vụ y tế hơn, với chất lượng cao hơn và chi phí thấp hơn, dẫn đến nhu cầu cải thiện quy trình và chẩn đốn (Foshay và Kuziemsky, 2014), lượng dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử và sổ đăng ký y tế ngày càng nhiều (Kuiler, 2014; Wang và cộng sự, 2016) Các ứng dụng chăm sóc sức khỏe điện tử có thể tối đa hóa chất lượng dịch vụ bằng cách tạo ra thông tin chi tiết từ dữ liệu đồng thời giảm thiểu chi phí hoặc tối ưu hóa kết quả (Miah, 2019)
BI là tổ hợp công nghệ, con người và khoa học xã hội, vì vậy quản lý nên được xem như một nghệ thuật, không phải là một khoa học đơn thuần BI bao hàm các yếu tố tổ chức, quy trình và cơng nghệ, có những ảnh hưởng khác nhau (Tarokh và cộng sự, 2014) Việc phát triển BI cho các cấp quản lý bệnh viện khác nhau là điều quan trọng cần làm để giám sát hoạt động y tế và hỗ trợ việc ra quyết định diễn ra nhanh chóng và chính xác Olszak & Ziemba (2007) đề xuất các giai đoạn thực hiện: xác định các chiến lược phát triển hệ thống BI, xác định và chuẩn bị dữ liệu nguồn, lựa chọn các công cụ BI, thiết kế và triển khai BI, và khám phá thông tin mới cũng như các ứng dụng và thực tiễn Serheichuk (2020) đề xuất 10 bước để thực hiện chiến lược BI: xác định chiến lược bệnh viện thông minh, đặt các chỉ số hiệu suất chính, xác định các bên liên quan và đào tạo nhân viên, xây dựng nhóm quản lý BI hoặc th ngồi, tìm phần mềm, chọn bộ nhớ dữ liệu và nền tảng, tinh chỉnh quá trình chuẩn bị dữ liệu, nâng cao hơn các giải pháp, thực hiện dự án thử nghiệm, thực hiện các thay đổi để cải tiến
Trang 39các bên liên quan, từ bệnh nhân, công ty bảo hiểm, chính quyền, các chuyên gia y tế và sức khỏe con người Hầu hết các tổ chức chăm sóc sức khỏe đều thất bại trong việc triển khai hoặc mở rộng BI Trên thực tế, các tổ chức y tế thiếu các mơ hình tồn diện, đề xuất các ưu tiên để phát triển dần dần BI Cần thiết đo lường và tăng mức độ hoàn thiện của giải pháp BI trong một tổ chức chăm sóc sức khỏe, kích hoạt các quy trình mở rộng và cải tiến liên tục (Gastaldi và cộng sự, 2018)
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn thiếu các nghiên cứu trong việc phân loại và đánh giá các yếu tố BI quan trọng đóng góp vào các chiến lược bệnh viện thông minh ở cả chiều rộng và chiều sâu Đặc biệt là khi các chiến lược này ngày càng phát triển trong những năm sắp tới Từ đó, cần thiết có một nghiên cứu tập trung vào xác định và đo lường sự đóng góp các yếu tố BI để đạt được hiệu quả trong việc vận hành và phát triển bệnh viện thông minh
2.5 CÁC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU
Mặc dù những đóng góp nghiên cứu đi trước rất đáng kể vào khối kiến thức về BI và y tế thơng minh, nhưng vẫn cịn tồn tại những hạn chế sau:
Các bệnh viện và cơ sở y tế cần nhận ra các chiến lược bệnh viện thông minh sắp tới Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ tập trung vào việc áp dụng các khái niệm về BI trong ngành y tế
Việc phát triển BI cho các cấp quản lý bệnh viện khác nhau trong nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở thiết kế giao diện (Afifah và cộng sự, 2021), chưa xác định rõ sự khác biệt giữa các chức năng của hệ thống doanh nghiệp và tính mới của BI trong kinh doanh và ngành y tế (Tarokh và cộng sự, 2014)
Trang 40Vì vậy, để lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu cũng như đáp ứng yêu cầu thực tế của việc áp dụng BI trong nghành y tế nói chung và SH nói riêng, nghiên cứu này hướng tới các mục tiêu đã liệt kê trong chương 1
Nghiên cứu này đóng góp thêm một số nội dung cho cơ sở lý thuyết Thứ nhất, nó cung cấp cho ngành y tế và các nhà quản lý bệnh viện nhận thức về các chiến lược bệnh viện thơng minh để họ có thể bắt kịp các chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống y tế ngày một tốt hơn Thứ hai, nghiên cứu xây dựng mối quan hệ đóng góp giữa các yếu tố BI với các chiến lược xây dựng SH đã xác định