Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.2 Ứng dụng âm dương trong chức năng sinh lý - YHCT nhấn mạnh con người là một phần của thiên nhiên tiểu vũ trụ , sống hài hòa và cân bằ
Trang 1HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH
THIÊN NHÂN HỢP NHẤT
Th.S Lê Ngọc Thanh
Trang 2MỤC TIÊU
1 Trình bày những nội dung cơ bản của các học
thuyết âm dương, ngũ hành, thiên nhân hợp nhất.
2 Phân tích sự ứng dụng các học thuyết vào
trong giải thích cơ chế bệnh, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh bằng YHCT
Trang 3HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Trang 4• Khái niệm ban đầu của âm dương đến từ sự quan sát thiên nhiên và môi trường
• “ Âm ” ban đầu có nghĩa là bên râm của sườn núi
“ Dương” là phía bên nhiều nắng
• Sau đó, suy nghĩ này được đã được sử dụng trong việc tìm hiểu những thứ khác, mà chúng xuất hiện theo dạng từng cặp, có đặc tính là đối lập và bổ sung cho nhau trong tự nhiên: bầu trời và trái đất, nước và lửa, ngày và đêm, nam và nữ…
Trang 5HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
đại về cách thức vận động của mọi sự vật, mọi hiện tượng; dùng để giải thích sự xuất hiện, sự tồn tại, sự chuyển hóa lập đi lập lại có tính chu kỳ của sự vật.
Trang 6HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2 Nội dung của học thuyết:
- Âm dương đối lập: là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt Âm
Dương.
Học thuyết âm dương cho rằng mọi thứ đều có khía cạnh kép của nó là âm
và dương Hai khía cạnh tương tác và kiểm soát lẫn nhau để giữ trạng thái cân bằng động liên tục
- Âm dương hỗ căn: là nương tựa lẫn nhau, bắt rễ với nhau, quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Âm và dương liên kết với nhau để tạo thành một thực thể, chúng không thể thiếu nhau hoặc đứng một mình Chúng phụ thuộc vào nhau để có thể xây dựng nên định nghĩa và chỉ có thể được đo bằng cách so sánh với nhau.
Trang 7HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2 Nội dung của học thuyết:
So sánh giữa âm và dương còn liên quan đến đối tượng được so sánh ( âm dương mang tính chất tương đối )
- Âm dương bình hành – tiêu trưởng: là cùng vận động song song với nhau
nhưng theo hướng đối lập, cái này tăng thì cái kia giảm, cái này mất đi thì cái kia xuất hiện.
Âm và dương đạt được một trạng thái cân bằng bởi sự tương tác và kiểm soát lẫn nhau Sự cân bằng này là không tĩnh và cũng không tuyệt đối, nhưng được duy trì trong một giới hạn nhất định Tại một thời điểm nào đó, âm thịnh lên, dương suy giảm đi và ngược lại
Trang 8HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2 Nội dung của học thuyết:
Khi một thuộc tính tiến triển đến cùng cực, nó sẽ trải qua một
sự biến đổi ngược lại thành thuộc tính đối diện Sự chuyển đổi đột ngột này thường diễn ra trong một tình huống cố định
Sự chuyển đổi này là nguồn gốc của tất cả các thay đổi, cho
phép âm dương hoán đổi cho nhau ( âm dương chuyển hóa )
Trang 9HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.1 Ứng dụng âm dương trong cấu trúc cơ thể người
- Học thuyết âm dương khẳng định cơ thể con người là một khối thống nhất
- Các cơ quan và mô của cơ thể được phân loại vào các khía cạnh âm hay dương dựa trên chức năng và vị trí của chúng
Trang 10HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNGPHÂN LOẠI ÂM DƯƠNG CỦA CƠ THỂ
Mặt trong chi
Mặt trước
cơ thể
Kinh Dương
Kinh Âm
Lục phủ
Ngũ tạng
Khí Huyết
Vệ khí
Dinh khí
Tâm Phế
Tỳ Can Thận
Cơ năng
Vật chất
Trang 11HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.2 Ứng dụng âm dương trong chức năng sinh lý
- YHCT nhấn mạnh con người là một phần của thiên nhiên ( tiểu vũ trụ ), sống hài hòa và cân bằng với thiên nhiên Hoạt động sống là kết quả của sự tương tác của các thành phần trong cơ thể một cách hài hòa và thống nhất.
- Vật chất dinh dưỡng thuộc âm, cơ năng hoạt động thuộc dương Cuộc sống được duy trì khi các hình thái vật chất của cơ thể và chức năng của nó là tự động cân bằng, hai khía cạnh này ức chế và phụ thuộc vào nhau
Trang 12HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.2 Ứng dụng âm dương trong chức năng sinh lý
- “Thuộc tính âm ( vật chất dinh dưỡng ) là cơ sở vật chất cho sự chuyển đổi thành thuộc tính dương ( cơ năng hoạt động ), trong khi các kết quả hoạt động của thuộc tính dương dẫn đến sự hình thành các thuộc tính âm ( vật chất dinh dưỡng ) Âm và dương chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
- Khí tạo ra huyết và thúc đẩy lưu thông, mặc khác huyết mang và nuôi dưỡng khí.
- Tạng thuộc âm do có chức năng tàng trữ.
- Phủ thuộc dương do có chức năng truyền tải, tiêu hóa và bài tiết
Trang 13HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.3 Ứng dụng âm dương trong sinh lý bệnh
- Học thuyết âm dương cho rằng bệnh là sự mất cân bằng âm dương dẫn đến tình trạng thắng hoặc suy của âm, dương.
- Sự xuất hiện và phát triển của bệnh tật còn liên quan đến chính khí ( sức đề kháng của cơ thể ) và tà khí ( các tác nhân gây bệnh ).
- Học thuyết âm dương có thể được sử dụng để khái quát hóa các mối quan hệ tương tác giữa sức đề kháng của cơ thể và các tác nhân gây bệnh
Trang 14HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.3 Ứng dụng âm dương trong sinh lý bệnh
- Các yếu tố gây bệnh được chia thành yếu gây bệnh mang thuộc tính dương hay thuộc tính âm, trong khi chính khí cũng bao gồm 2 phần âm và dương
- Các tác nhân gây bệnh mang thuộc tính dương thường có khuynh hướng ảnh hưởng đến vật chất dinh dưỡng ( âm ).
- Các tác nhân gây bệnh mang thuộc tính âm thường có khuynh hướng ảnh hưởng đến công năng hoạt động ( dương khí ).
Trang 15HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.3 Ứng dụng âm dương trong sinh lý bệnh
- Thay đổi bệnh lý của bệnh rất đa dạng, nhưng có thể được giải thích
về sự mất cân bằng âm dương: âm thắng ( âm vượng, âm dư thừa,
âm thịnh …) sinh hội chứng hàn ( nội hàn ); dương thắng ( dương vượng, dương dư thừa, dương thịnh…) sinh hội chứng nhiệt ( ngoai nhiệt ); dương hư ( dương suy, dương thiếu hụt…) gây hội chứng hàn ( ngoại hàn ), âm hư ( âm suy, âm thiếu hụt…) gây hội chứng nhiệt ( nội nhiệt )
Trang 16HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Hội chứng nội hàn: đau bụng, tiêu chảy, người
sợ lạnh, gia tăng sự nhạy cảm với nhiệt độ thấp, lạnh tay chân, mạch chậm ( trì )….
Hội chứng nội nhiệt ( hư nhiệt ): cơn nóng phừng mặt, tay chân nóng, đổ mồ hôi về đêm, khát nước, họng khô, táo bón, mạch nhanh (sác ) ….
Hội chứng ngoại hàn ( hư hàn ): tay chân lạnh,
dễ bị cảm lạnh, nhạy cảm với nhiệt độ thấp, chân tay lạnh, mệt mỏi…
Hội chứng ngoại nhiệt : sốt, đổ mồ hôi, tay chân nóng, đỏ mặt, mạch nhanh….
Dương khí +
Âm đều không
đủ
Âm dương lưỡng hư Thường gặp trong các vấn đề sức khỏe kéo
dài ( bệnh mạn tính ) với biểu hiện khí huyết
hư suy
Trang 17HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.3 Ứng dụng âm dương trong sinh lý bệnh
Trang 18HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.4 Ứng dụng âm dương trong chẩn đoán
- Học thuyết âm dương được sử dụng như là những hướng dẫn cơ bản trong chẩn đoán bằng YHCT.
- Lâm sàng thường được chia thành hội chứng âm hoặc hội chứng dương.
- Dựa vào bốn phương pháp khám bệnh: vọng, văn, vấn, thiết sẽ giúp cho người thầy thuốc phân biệt âm chứng hay dương chứng.
Trang 19HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.4 Ứng dụng âm dương trong chẩn đoán
Vọng Lãnh đạm, thờ ơ, tinh thần yếu đuối, sắc da
tối, người mệt mỏi không có sức, chất lưỡi nhợt, bệu…
Kích động, bồn chồn, cáu kỉnh, sắc da sáng, chất lưỡi thon, đỏ, rêu vàng…
Văn Giọng nói nhỏ yếu, đoản hơi, dịch tiết trong
loãng…. Giọng nói to, thở nhanh, dịch tiết dày, dính…
Vấn Ớn lạnh, không có cảm giác ngon miệng,
thích đồ nóng, cảm giác mệt mỏi, tiểu trong dài, buồn ngủ, đau không rõ ràng, diễn tiến bệnh chậm và mạn tính…
Sốt, thích uống đồ mát khi khát, khô miệng, phân khô cứng, tiểu
ít, nước tiểu vàng, đau dữ dội, bệnh nhanh và cấp tính…
Thiết Mạch trầm, trì, vô lực
Đau thiện án
Mạch phù sác hữu lực Đau cự án
Trang 20HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.4 Ứng dụng âm dương trong chẩn đoán
- Sau khi thu thập được các dữ kiện từ vọng, văn, vấn thiết => phân
loại bát cương: Biểu – Lý; Hàn – Nhiệt; Hư – Thực; Âm –Dương
Trong đó âm – dương là cơ bản và quan trọng nhất
Trang 21HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.4 Ứng dụng âm dương trong chẩn đoán
Dương Âm Để xác định mối quan hệ giữa tác nhân gây
bệnh và chính khí của cơ thể
Biểu Lý Để xác định khu vực bị bệnh
Thực Hư Để xác định chính khí của cơ thể
Nhiệt Hàn Để xác định tính chất của bệnh
Trang 22HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.5 Ứng dụng âm dương trong điều trị
- Trong YHCT, điều trị quan tâm đến mọi khía cạnh của bệnh nhân chứ không chỉ điều trị bệnh.
- Điều trị YHCT bao gồm loại bỏ tác nhân gây bệnh và nâng cao chính khí của người bệnh.
- Mục tiêu của điều trị là tái lập cân bằng âm dương của cơ thể.
Trang 23HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.5 Ứng dụng âm dương trong điều trị
- Nguyên lý điều trị:
+ Khi tồn tại hư chứng thì dùng phép bổ ( thêm vào )
+ Khi tồn tại thực chứng thì dùng phép tả ( loại bỏ )
+ Khi tồn tại nhiệt chứng, thì phải được làm mát
+ Khi tồn tại hàn chứng, thì phải được làm ấm, nóng
Ứng dụng âm dương đối lập
Trang 24HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.5 Ứng dụng âm dương trong điều trị
- Các phương pháp điều trị bao gồm: dùng thuốc và không dùng thuốc ( châm cứu, xoa bóp…)
+ Tả thì động tác mạnh, nhanh, ngược đường kinh
+ Bổ thì tác động tác nhẹ nhàng, khoan thai, thuận đường kinh
Trang 25HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.5 Ứng dụng âm dương trong điều trị
- Tình trạng dương vượng: Tình trạng này thường xảy ra trên một cơ thể có chính khí
còn nguyên vẹn, mà tác nhân gây bệnh mang thuộc tính dương Ví dụ như trong viêm phổi có biểu hiện sốt cao, nhịp thở nhanh, nhịp tim nhanh, mạnh…=> biểu hiện của hội chứng nhiệt => thuộc về đặc trưng của dương chứng => dùng thuốc có tác dụng đuổi tác nhân gây bệnh đi, thuốc có tính chất mát lạnh.
Trang 26HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.5 Ứng dụng âm dương trong điều trị
- Tình trạng âm hư: Tình trạng này thường xảy ra trên một cơ thể có tình trạng suy giảm
vật chất dinh dưỡng do mắc các bệnh mãn tính kéo dài như lao phổi, đái tháo đường… Phần âm suy giảm => phần dương sẽ tăng tương đối ( không thực sự dư thừa dương )
=> biểu hiện của hội chứng nhiệt ( hư nhiệt ): khô miệng, sốt về chiều, ngũ tâm phiền nhiệt… => dùng thuốc có tác dụng bổ sung cho phần âm, thuốc có tính chất ngọt mát
Trang 27HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3 Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT
3.6 Ứng dụng âm dương trong phòng bệnh
- Âm dương đối lập:
+ Mùa đông mặc áo ấm, mùa hè mặc áo thoáng mát.
+ Nếu công việc là lao động trí óc thì lúc nghỉ ngơi nên chọn các hoạt động thể lực và ngược lại
- Âm dương tiêu trưởng: Khi làm việc thì nên khởi động từ từ sau đó mới tăng dần cường độ
lên, đến khi nghỉ ngơi thì giảm cường độ làm việc sau đó mới chuyển sang nghỉ ngơi hoàn toàn.
Trang 28HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Trang 30HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1 Định nghĩa: Là vũ trụ quan của triết học TQ cổ đại dùng để mô tả mối tương tác giữa
sự vật, các hiện tượng trong tự nhiên
2 Nội dung của học thuyết
- Vạn vật được cấu tạo bởi 5 vật chất, 5 yếu tố cơ bản đó là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy
+ Mộc: là hình thái sinh trưởng ( nghĩa hẹp là cây, gỗ ), đặc tính của mộc là hướng lên
trên, hướng ra ngoài Mộc đại diện cho công năng sinh trưởng không ngừng của vạn vật.
Trang 31HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2 Nội dung của học thuyết
+ Hỏa: là sức nóng ( nghĩa hẹp của lửa ), đặc tính của hỏa là bốc lên trên ( thượng
thăng ) Hỏa đại diện cho tính năng thăng hoa, chói lọi và ấm nóng Tất cả các sự vật
và hiện tượng có tính năng hun đốt, bốc lên trên và ôn nhiệt đều thuộc hỏa.
+ Thổ: ( nghĩa hẹp là đất ) có đặc tính hóa sinh, truyền tải và thu nạp…vì thế được coi
là mẹ của vạn vật Thổ bao gồm sự sinh trưởng, là cội nguồn cho sự sinh tồn Tất cả các sự vật có tính năng sinh hóa, truyền tải, thu nạp đều quy nạp vào Thổ
Trang 32HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2 Nội dung của học thuyết
+ Kim: ( nghĩa hẹp là kim loại ) đại biểu cho tính năng ngưng kết, tính thanh
trừng, túc giáng, thu liễm, sạch sẽ Tất cả các sự vật và hiện tượng sau khi sinh trưởng mà đạt được trạng thái ngưng kết thì được quy vào Kim.
+ Thủy: ( nghĩa hẹp là nước ) đặc tính là tư nhuận, hướng xuống dưới và bế
tàng Tất cả các sự vật và hiện tượng có tính năng mát lạnh, tư nhuận, bế tàng, hướng xuống dưới đều được quy nạp vào Thủy.
Trang 33HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2 Nội dung của học thuyết
Hiện
tượng Mộc Hỏa Ngũ hành Thổ Kim Thủy
Trang 34HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2 Nội dung của học thuyết
- Học thuyết ngũ hành cho rằng 5 yếu tố Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là những yếu tố cơ bản của thế giới vật chất Chúng có mối quan hệ phụ thuộc và kiềm chế lẫn nhau, giúp tạo ra một trạng thái cân bằng động.
- Trong điều kiện bình thường, 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác theo 2 hướng hoặc tương sinh mà theo
đó chúng thúc đẩy chuyển hóa lẫn nhau hoặc tương khắc mà theo đó chúng ràng buộc, ước chế lẫn nhau.
- Trong điều kiện khác thường, 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác theo hướng hoặc tương thừa mà theo
đó chúng lấn át nhau hoặc tương vũ mà theo đó chúng ức chế ngược lẫn nhau
Trang 37HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3 Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT
3.4 Trong điều trị
+ Hư tắc bổ kỳ mẫu: Tư thủy hàm mộc, ích hỏa bổ thổ
Trang 39HỌC THUYẾT TNHN
1 Định nghĩa
- Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau Con người phải thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội để sinh tồn và phát triển.
- Trong y học, người xưa ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo ra các phương pháp phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh toàn diện
Trang 40HỌC THUYẾT TNHN
2 Ý nghĩa của học thuyết
a Hoàn cảnh tự nhiên ( ngoại nhân )
b Hoàn cảnh xã hội ( nội nhân )
Trang 41nhân Phong Thử ( hỏa ) Thấp Táo Hàn
Tạng dễ bị
tổn thương
Trang 42HỌC THUYẾT TNHN
4 Ứng dụng trong phòng bệnh
- Thụ động: Thuận thiên giả tồn,nghịch thiên giả vong
- Chủ động: thanh tâm quả dục, thủ chân luyện hình
Trang 43TÀI LiỆU THAM KHẢO
1 Trần Quốc Bảo, Lý luận cơ bản YHCT, NXB Y học 2010
2 Ngô Anh Dũng, Y lý Y học cổ truyền, NXB Y học 2008
3 http://www.cimsi.org.vn
4 http://www.tcmbasics.com
5 http://www.shen-nong.com
Trang 44Quy luật tương sinh
- Tương sinh: Từ “ sinh ” có nhiều nghĩa như: tạo ra, thúc
đẩy, nuôi dưỡng, hỗ trợ, tăng cường
- Gỗ dễ dàng đốt cháy tạo ra lửa, lửa cháy xong tạo thành tro, tro hình thành nên đất, trong đất có chứa kim
loại, kim loại bị nóng chảy chuyển thành thể lỏng Nước
giúp cho cây phát triển Vòng tuần hoàn này diễn ra liên tục tạo ra sự thay đổi và chuyển đổi không ngừng
- Mỗi một hành đều có mối quan hệ mẹ và con, cho nên
quan hệ tương sinh còn gọi là “quan hệ mẫu – tử ”
Trang 45Quy luật tương sinh
Trang 46Quy luật tương khắc
- Tương khắc có ý nghĩa là chế ước, khắc chế, ức chế
- Cây mọc trên đất và hút chất dinh dưỡng của đất, đất có khả năng làm thành đê ngăn cản lũ, nước dập tắt lửa, lửa
có khả năng làm nung chảy kim loại, kim loại thì tạo thành rìu, cưa để cắt gỗ…
- Trong mối quan hệ tương khắc, bất kỳ hành nào cũng đều có quan hệ “ mình khắc ” và “ khắc mình ”