Khoa Tâm lí học

Một phần của tài liệu bieu-mau-18-muc-e_1 (Trang 51 - 59)

STT Trình độ đào tạo Tên đề tài Họ và tên người thực hiện Họ và tên người hướng dẫn Nội dung tóm tắt 1 Tiến sĩ

1.1 Tiến sĩ Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong án phạt tù Bùi Thị Hồng Hạnh PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà TS. Chu Văn Đức

Luận án đã hệ thống hoá, cập nhật một số vấn đề lý luận có liên quan tới thích ứng và thiết kế khung lý thuyết và bộ công cụ đo lường thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong án phạt tù. So với lý luận về thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của NCHXAPT đã nêu ở chương 2 của luận án, số liệu thu được từ thực tiễn đã phản ánh được các mặt như: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của NCHXAPT ở mức trung bình so với giả thuyết phần lớn NCHXAPT thích ứng thấp với tái hòa nhập cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tiến bộ ở tất cả các lĩnh vực: gia đình, cộng đồng, công việc trên cả 3 mặt: nhận thức, cảm xúc, hành vi ở 2 thời điểm “khi mới ra tù” và “hiện nay”.

1.2 Tiến sĩ

Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của học sinh trung học cơ sở ở trường

học và cảm nhận hạnh phúc của các em Nguyễn Thị Hồng

PGS. TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc

- Luận án đã điểm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến thực hiện quyền tham gia của trẻ em và cảm nhận hạnh phúc của các em. Trên cơ sở kế thừa và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trước đó, Luận án làm sáng tỏ các khái niệm công cụ liên quan đến thực hiện quyền tham gia của trẻ em, cảm nhận hạnh phúc của học sinh ở trường học và ảnh hưởng của các yếu tố trung gian đến mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của học sinh trung học cơ sở ở trường học và cảm nhận hạnh phúc của các em.

1.3 Tiến sĩ Sự hài lòng tình dục của người trưởng thành Bùi Thị Phương Thảo

GS. TS. Trần Thị Minh Đức PGS. TS. Nguyễn Văn Lượt

Nghiên cứu lí luận, thực trạng sự hài lòng tình dục của người trưởng thành và các yếu tố ảnh hưởng, qua đó luận án đề xuất một số khuyến nghị tăng cường mức độ hài lòng tình dục của người trưởng thành. Sự hài lòng tình dục của người trưởng thành là đánh giá chủ quan và cảm xúc tích cực về bản thân và về bạn tình trong mối quan hệ tình dục của người trưởng thành. Luận án đã đánh giá được mức độ sự hài lòng tình dục của người trưởng thành tham gia nghiên cứu trên khía cạnh hài lòng tình dục nói chung, hài lòng tình dục của bản thân và hài lòng tình dục về bạn tình ở mức “hài lòng phần nhiều”.

2 Thạc sĩ

2.1 Thạc sĩ Can thiệp tâm lý cho một trường hợp trầm cảm ở trẻ vị thành niên Nguyễn Linh Chi TS. Vũ Thy Cầm

Luận văn báo cáo quá trình nhà tâm lý làm việc với một trường hợp trẻ vị thành niên có vấn đề trầm cảm. Trong đó, tiếp cận nhận thức - hành vi là tiếp cận được sử dụng làm khung tham chiếu cho quá trình định hình trường hợp, đánh giá vấn đề và can thiệp. Qua 12 buổi làm việc, nhà tâm lý đã cùng thân chủ thực hiện hai mục tiêu là giảm triệu chứng trầm cảm và cải thiện các mối quan hệ. Từ trường hợp này, nhà tâm lý rút ra những bàn luận về các vấn đề xoay quanh trị liệu nhận thức – hành vi cho trẻ vị thành niên trầm cảm. 2.2 Thạc sĩ Can thiệp cho một trường hợp trẻ vị thành niên có sang chấn tâm lý Lê Thị Thanh Hương PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng

2.3 Thạc sĩ Can thiệp tâm lý cho một trường hợp vị thành niên có hành vi tự hại Nguyễn Thị Hường PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng Luận văn trình bày cơ sở lý luận, các liệu pháp đánh giá và can thiệp tâm lý cho một trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi tự hại. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các bàn luận, khuyến nghị phù hợp với ca lâm sàng.

2.4 Thạc sĩ Đánh giá và can thiệp một trường hợp trẻ vị thành niên có ý tưởng tự sát Đặng Minh Khuê TS. Nguyễn Bá Đạt

Thông qua một trường hợp điển cứu, nghiên cứu trình bày cách đánh giá và can thiệp một trường hợp trẻ em vị thành niên có ý tưởng tự sát, dựa trên thuyết tự chủ và thuyết nhận thức – hành vi gia đình, cụ thể là áp dụng phương pháp phỏng vấn tạo động lực và mô hình SAFETY

2.5 Thạc sĩ Ứng dụng trị liệu nhận thức hành vi trên một ca rối loạn trầm cảm thanh thiếu niên Nguyễn Ngọc Linh PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hằng 2.6 Thạc sĩ Can thiệp tâm lý cho một trường hợp trẻ vị thành niên có rối loạn cảm xúc Nguyễn Thị Mai Anh TS. Nguyễn Bá Đạt, ThS. Đoàn Thị

Hương

2.8 Thạc sĩ Can thiệp tâm lý cho một trường hợp trẻ em có biểu hiện rối loạn hành vi Đinh Thị Lan TS. Nguyễn Bá Đạt ThS. Đoàn Thị

Hương

2.9 Thạc sĩ Mối quan hệ giữa căng thẳng và gắn kết công việc của nhân viên y tế Nguyễn Thị Nhiễn PGS.TS. Bùi Thị Hồng Thái

Luận văn xây dựng khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu về mối liên hệ giữa căng thẳng trong công việc và gắn kết với công việc thông qua các nhân tố căng thẳng như: Đối mặt với cái chết, xung đột với bác sỹ, tâm thế với bệnh nhân, vấn đề với đồng nghiệp, vấn đề với người giám sát, khối lượng công việc, không chắc chắn về hướng điều trị, vấn đề với với bệnh nhân và gia đình của họ, bị phân biệt đối xử, và các nhân tố gắn kết với công việc gồm: Sự cống hiến dành cho công việc, sức mạnh và sự say mê.

2.10 Thạc sĩ Tác động của cha mẹ đi làm xa đến học tập của trẻ Trịnh Xuân Tuân PGS.TS. Nguyễn Văn Lượt

2.11 Thạc sĩ Sự hài lòng về trường học của học sinh trung học cơ sở Nguyễn Thị Trang TS. Trần Thu Hương

Nghiên cứu thực hiện trên 410 học sinh các khối từ 6 đến khối 9 của hai trường THCS Minh Châu và THCS Tân Việt – Hưng Yên. Nghiên cứu chỉ ra mức độ hài lòng của học sinh THCS với trường học nằm ở mức trung bình, học sinh THCS nhận thức và đánh giá cao vai trò của trường học trong các khía cạnh: hoạt động dạy và học trong nhà trường; môi trường cảm xúc học và các mối quan hệ học đường. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng giữa các nhóm học sinh thuộc các khối lớp khác nhau và giữa các nhóm học sinh có học lực khác nhau.

2.12 Thạc sĩ Mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo Phạm Thị Thu TS. Nguyễn Hạnh Liên

Nghiên cứu đã xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ với tổng quan vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản của đề tài (mối quan hệ cha mẹ - con, ngôn ngữ, trẻ mẫu giáo) cũng như tổng hợp và đề xuất mô hình nghiên cứu. Các kết quả phản ánh thực trạng đối với mẫu nghiên cứu : Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có quan hệ thuận với chất lượng hay mức độ mối quan hệ cha mẹ - con, mối quan hệ cha mẹ - con càng chặt chẽ, có chất lượng tốt thì kết quả liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ càng có xu hướng tăng.

2.13 Thạc sĩ Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em Lê Thị Thơm TS. Trương Quang Lâm

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, cha mẹ có hành vi giáo dục cao nhất ở khía cạnh tham gia cùng con trong các hoạt động, quan tâm tích cực đến con, giám sát con. Có sự khác biệt về mặt thống kê đó là: sự tham gia của mẹ trong các hoạt động cùng con cao hơn so với cha; nhóm cha mẹ ở thành thị có hành vi giáo dục cao hơn so với cha mẹ ở nông thôn ở khía cạnh tham gia cùng con, giáo dục con tích cực, kỷ luật con và giám sát con… Những lý giải dưới góc độ văn hóa và tâm lý học đã chỉ ra được sự khác biệt có ý nghĩa này. 2.14 Thạc sĩ Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp trầm cảm lo câu ở thanh niên Lưu Ngọc Chinh TS. Nguyễn Thị Anh Thư

Luận văn nghiên cứu trường hợp thanh niên mắc rối loạn trầm cảm có lo âu. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp đánh giá và phương pháp trị liệu cho một trường hợp trầm cảm có lo âu. Phương pháp trị liệu dựa trên liệp pháp cảm xúc- hành vi hợp lý, liệu pháp thư giãn và liệu pháp chánh

niệm. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra bàn luận, khuyến nghị phù hợp với ca lâm sàng.

2.15 Thạc sĩ Trị liệu tâm lý cho trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình Phạm Thủy Tiên GS.TS. Trần Thị Minh Đức Thông qua một trường hợp trẻ Vị thành niên bị bạo lực học đường, nghiên cứu trường hợp dựa trên lý thuyết sinh thái, lý thuyết gia đình hệ thống và thực hiện can thiệp trị liệu bằng kỹ thuật trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý.

2.16 Thạc sĩ

Ứng phó với căng thẳng trong hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

Đặng Thị Thu

Trang PGS. TS. Trịnh Thị Linh

Nghiên cứu lý luận và thực trạng về cách ứng phó với căng thẳng trong hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng CSND I. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần giúp học viên trường Cao đẳng CSND I có thể có cách ứng phó phù hợp với những căng thẳng trong hoạt động học tập nảy sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập theo yêu cầu nhà trường đề ra.

3 Đại học

3.1 Đại học Mối quan hệ giữa lòng tự trắc ẩn và sức khỏe tâm thần của giáo viên Ngô Thị Thùy GS.TS. Trần Thị Minh Đức

3.2 Đại học

Thái độ của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đối với việc thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 của chính phủ hiện nay. Bạch Thị Thảo Linh GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ

Nghiên cứu lý luận và thực trạng thái độ của sinh viên ĐHQGHN đối với việc thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 của chính phủ. Phương pháp: Xây dựng một bảng hỏi khảo sát về thái độ đối với việc thực hiện phòng chống COVID-19 trên 187 sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả khảo sát được xử lý dựa trên thống kê mô tả về các biến nhân khẩu học, điểm trung bình các mặt biểu hiện thái độ của sinh viên bao gồm nhận thức, cảm xúc, hành vi.

3.3 Đại học Trải nghiệm xâm hại cảm xúc trong gia đình và mối quan hệ cặp đôi không an toàn ở người trưởng thành trẻ tuổi

Bùi Huyền

Thương PGS. TS. Bùi Thị Hồng Thái

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu về xâm hại cảm xúc trong gia đình và mối quan hệ cặp đôi không an toàn ở người trưởng thành trẻ tuổi, cùng với các yếu tố trung gian trong mối quan hệ này. Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện gồm 668 khách thể là những người trưởng thành trẻ tuổi (19.3% nam, 76.3% nữ), có độ tuổi trung bình là 22 tuổi (SD = 3.02). Kết quả cho thấy phần lớn khách thể đã/ đang là nạn nhân của xâm hại cảm xúc trong gia đình và ở trong mối quan hệ cặp đôi không an toàn.

3.4 Đại học Mối liên hệ giữa tự che giấu bản thân và cảm nhận hạnh phúc: Vai trò trung gian của lo âu, tương tác xã hội

Vũ Ngọc Hà PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái

3.5 Đại học

Ứng phó với rối loạn stress hậu sang chấn của người dân sau lũ của vùng hạ lưu Hồ Kẻ Gỗ

Võ Thị Lâm

Oanh PGS.TS Trần Thu Hương

Nghiên cứu thực hiện nhằm tìm hiểu thực tiễn rối loạn stress hậu sang chấn và khả năng ứng phó của người dân sau khi trải qua lũ lụt với rối loạn này, mối quan hệ giữa chiến lược ứng phó với rối lọan stress sau sang chấn và chất lượng cuộc sống ở người dân. Đây là nghiên cứu lát cắt ngang, mẫu khách thể là mẫu thuận tiện bao gồm 141 nhân khẩu trên địa bàn ba xã Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Duệ thuộc huyện Cẩm Xuyên – tỉnh Hà Tĩnh. Có độ tuổi trung bình là 49.8%, trong đó nam chiếm 42.6% và nữ chiếm 57.4%. Kết quả người dân sau lũ lụt không xuất hiện triệu chứng PTSD, tuy nhiên vẫn có nguy cơ đối với một số đối tượng.

3.6 Đại học Hành vi làm cha mẹ và phong cách nhận dạng bản sắc, vai trò trung gian của tự điều

chỉnh ở sinh viên Đoàn Thị Hằng

PGS.TS Trần Thu Hương

Nghiên cứu trên 409 khách thể là sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội nhằm xem xét mối quan hệ giữa HVLCM đến PCND bản sắc và vai trò trung gian của tự điều chỉnh lên mối quan hệ trên. Nghiên cứu sử dụng ba thang đo gồm thang đo hành vi làm cha mẹ (Parental Bonding Instrument - PBI); bản kiểm kê Phong cách nhận dạng (Identity Style Inventory 5 – ISI 5); và bảng hỏi tự điều chỉnh (Short Self-Regulation Questionnaire -SSRQ). Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi chăm sóc và bảo vệ quá mức của mẹ cao hơn của hành vi chăm sóc và bảo vệ quá mức của bố.

3.7 Đại học Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với việc học trực tuyến Phùng Quỳnh Trang PGS.TS Trịnh Thị Linh

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên và thực trạng hài lòng của sinh viên đối với việc học trực tuyến tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện bao gồm 203 sinh viên đang theo học tại Trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng hài lòng của sinh viên với việc học trực tuyến tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ở mức trung bình.

3.8 Đại học

Bản sắc dân tộc của người dân thuộc cộng đồng các dân tộc thiểu số tại huyện Sông Mã - Tỉnh Sơn La

Trần Thị Thu

Phương PGS.TS Trịnh Thị Linh

Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 138 người dân thuộc cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Huyện Sông Mã - Tỉnh Sơn La nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng bản sắc dân tộc của cộng đồng dân tộc thiểu số, mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc và lòng tự trọng, cùng các khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống

3.9 Đại học Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự căng thẳng của người lao động tại nơi làm việc

Nguyễn Hải Đăng

PGS.TS. Lê Thị Minh Loan

Nghiên cứu này tập trung làm rõ mức độ phổ biến của ba phong cách lãnh đạo, thực trạng căng thẳng của nhân viên, các nguyên nhân chủ yếu gây ra căng thẳng ở nhân viên và ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự căng thẳng trong công việc. Khách thể của nghiên cứu gồm 200 nhân viên tại các công ty, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia trả lời bảng hỏi của đề tài. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên có mức độ căng thẳng trong công việc khá cao. Đồng thời, sự ảnh hưởng của các phong cách lãnh đạo đến căng thẳng trong công việc của nhân viên cũng được chứng minh. Các kiến nghị được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức của các nhà quản lý về phong cách lãnh đạo để họ có thể áp dụng các phong cách lãnh đạo phù hợp hơn. Cùng với đó, nghiên cứu giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, hạn chế tình trạng căng thẳng trong công việc của nhân viên.

3.10 Đại học Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến sự sáng tạo của nhân viên trong tổ chức Phạm Thùy Trang PGS.TS. Lê Thị Minh Loan

Một phần của tài liệu bieu-mau-18-muc-e_1 (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)