Khoa Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu bieu-mau-18-muc-e_1 (Trang 59 - 64)

STT Trình độ đào tạo Tên đề tài Họ và tên người thực hiện Họ và tên người hướng dẫn Nội dung tóm tắt 1 Tiến sĩ

1.1 Tiến sĩ Đối chiếu hành động yêu cầu Anh –Việt (dưới góc độ lịch sự) Nguyễn Khánh Vân PGS.TS. Nguyễn Văn Độ

Luận án đã tổng kết được 10 yếu tố ngôn ngữ bên trong phổ biến trong tiếng Anh trong khi tiếng Việt chỉ sử dụng 3 yếu tố: Yếu tố ngôn ngữ giảm nhẹ, chỉ tố lịch sự và các câu có tiểu từ tình thái đứng cuối. Luận án cũng bước đầu tìm lời giải thích cho sự không tương thích giữa tiếng Anh và tiếng Việt do sự khác nhau về loại hình ngôn ngữ.

Luận án đã tổng kết được 6 yếu tố ngôn ngữ bên ngoài phổ biến cả trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong số các yếu tố này, hình thức hô gọi nói cách khác là sử dụng hệ thống đại từ nhân xưng, các danh từ thân tộc trong phạm vi gia đình và các từ gọi tên trong phạm vi xã hội rất đa dạng, phong phú của tiếng Việt. Hình thức này được coi là yếu tố quan trọng để nâng cao tính lịch sự trong giao tiếp.

1.2 Tiến sĩ

Nghiên cứu văn bản quản lý hành chính nhà nước cấp trung ương từ quan hệ liên nhân và chức năng tác động.

Phan Thị Thu Thủy

GS.TS. Vũ Đức Nghiệu

Nghiên cứu các văn bản quản lý hành chính nhà nước ở cấp trung ương từ quan hệ liên nhân và chức năng tác động từ đó hoàn thiện các văn bản quản lí hành chính Nhà nước.

1.3 Tiến sĩ Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và Tiếng Nga Đoàn Hữu Dũng GS.TS. Vũ Đức Nghiệu

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về miêu tả, phân tích ở cấp độ một luận án về ý nghĩa ngữ pháp công cụ và mô hình hoá các phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp này trong hai ngôn ngữ Việt – Nga, góp phần

làm rõ thêm việc mô tả ngữ pháp theo hướng tiếp cận của ngữ pháp truyền thống và làm rõ các vấn đề hữu quan dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng hệ thống và cú pháp ngữ nghĩa.

1.4 Tiến sĩ Đối chiếu và chuyển dịch thành ngữ Anh – Việt nói về sức khỏe. Trần Huy Sáng PGS.TS. Nguyễn Văn Chính

- Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thành ngữ, nghĩa biểu trưng của thành ngữ, phương thức đối chiếu thành ngữ và lý thuyết liên quan đến chuyển dịch và chuyển dịch thành ngữ.

- Làm rõ cấu trúc cú pháp và phạm vi biểu hiện ngữ nghĩa của thành ngữ nói về sức khỏe trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Trên cơ sở đó, luận án đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt trong thành ngữ nói về sức khỏe của hai ngôn ngữ.

- Phân tích hình ảnh biểu trưng của các thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Anh và tiếng Việt từ đó đưa ra được những đặc trưng về tư duy của Anh và người Việt liên quan đến vấn đề sức khỏe trong khu ôn khổ các thành ngữ nói về sức khỏe trong hai ngôn ngữ.

- Luận án đã tìm ra những thành ngữ nói về sức khỏe có thể chuyển dịch tương đương giữa hai ngôn ngữ và gợi ý những phương pháp hợp lý để chuyển dịch những thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Anh không có dạng tương đương trong tiếng Việt.

1.5 Tiến sĩ Khảo sát hiện tượng Việt – Hán Việt địa danh làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ. Trương Nhật Vinh

GS.ST. Nguyễn

Văn Khang;

PGS.TS. Trần Thị Hồng Hạnh (HD2)

Luận án bước đầu đi đến kết luận phương diện ngữ âm là phương diện được đặc biệt chú ý trong quá trình Hán Việt hóa tên Việt làng xã,.. Đứng từ phương diện ngữ âm, quá trình Hán Việt hóa các tên Việt địa danh làng xã phản ánh một số nguyên tắc là: Thứ nhất, có 2 phương thức chính được sử dụng trong quá trình Hán Việt hóa tên Việt đó là phương thức bảo lưu hoàn toàn dạng thức ngữ âm và phương thức tương ứng ngữ âm; Thứ hai, với phương thức tương ứng ngữ âm, cả hai âm tiết hay/hoặc một trong hai âm tiết trong tên Hán Việt sẽ phản ánh sự tương ứng này; Thứ ba, các âm tiết Hán Việt và âm tiết Việt thực hiện mối quan hệ về ngữ âm đa phần trùng nhau ở bộ phận phụ âm đầu và tương ứng với nhau ở bộ phận vần của âm tiết. Nhìn chung, sự tương ứng ngữ âm giữa các tên gọi địa danh làng xã Bắc Bộ không chỉ cung cấp những tri thức về quá trình Hán Việt hóa địa danh làng xã nói riêng, địa danh Việt Nam nói chung mà còn là những bằng chứng phản ánh quá trình biến đổi của ngữ âm lịch sử tiếng Việt theo dòng thời gian.

1.6 Tiến sĩ

Nghiên cứu đối chiếu ca từ trong các bài hát tiếng Anh giai đoạn 1980 – 2000 với bản dịch tiếng Việt (chủ đề tình yêu)

Đoàn Thúy Quỳnh

PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thùy (HD1); PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt

(HD2)

Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần củng cố và bổ sung thêm một số vấn đề về lý thuyết và phương pháp dịch thuật ca từ, dịch thuật ngôn ngữ nghệ thuật. Ngoài ra, luận án sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu lý thuyết dịch thuật những văn bản nghệ thuật (bài hát) nước ngoài. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về dịch thuật, dịch ca từ và dịch thơ từ tiếng nước ngoài. Ngoài ra, luận án còn

là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc dạy, học môn dịch thuật trong dạy và học Anh ngữ hiện đại.

2 Thạc sĩ

2.1 Thạc sĩ Đề tài: Khảo sát hành vi chê trong tác phẩm phim truyền hình “Người Hà Nội”. Nguyễn Hương Giang Thị PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan

Luận văn tìm hiểu về hành vi chê trong tác phẩm phim truyền hình “Người Hà Nội” ở hai dạng hành vi chê trực tiếp và hành vi chê gián tiếp nhằm tìm ra những đặc trưng trong sử dụng hành vi chê của người Hà Nội.

Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu các chỉ tố lịch sự giúp cho việc sử dụng hành vi chê đảm bảo được tính lịch sự và nâng cao được hiệu quả giao tiếp. 2.2 Thạc sĩ

Đặc điểm về cách sử dụng thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt trong Hồ Chí Minh toàn tập (trên tư liệu từ tập 4 đến tập 8)

Lưu Thị Vân Thị Phương Thùy PGS.TS. Nguyễn

Luận văn nghiên cứu các đặc điểm về cách sử dụng các thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt trong Hồ Chí Minh toàn tập (trên tư liệu từ tập 4 đến tập 8), qua đó khẳng định giá trị của tác phẩm.

2.3 Thạc sĩ

Khảo sát các biểu thức ngôn ngữ cố định trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng tiếp cận năng lực giao tiếp.

Đào Diệp Hương PGS.TS. Cẩm Lan Trịnh

Mục tiêu của luận văn này là đánh giá cách phân bố và diễn giải các biểu thức ngôn ngữ cố định tiếng Việt trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo ba trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Từ đó, luận văn sẽ tiến hành so sánh cách phân bố và thể hiện các BTNNCĐ trong các giáo trình theo ba trình độ chuyên biệt để thấy được vị thế và vai trò của loại đơn vị ngôn ngữ này trong các giáo trình cũng như để thấy được mục đích biên soạn giáo trình của các tác giả. Cuối cùng, luận văn tiến hành đề xuất một số phương án trình bày và diễn giải các biểu thức ngôn ngữ cố định một cách thích hợp theo hướng tiếp cận năng lực giao tiếp.

2.4 Thạc sĩ

Bước đầu nghiên cứu một vài hiện tượng ngữ pháp Tiếng Chăm qua một số bia ký Chăm-pa.

Huang Xianmin (Hoàng Tiên Dân)

GS.TS. Trần Trí Dõi

Dựa vào văn khắc bia ký cụ thể, trình bày các hiện tượng trong hệ thống ngữ pháp tiếng Chăm (nhất là chú ý đến mối quan hệ giao thoa với tiếng Phạn), bao gồm phân chia từ loại và phương thức cấu tạo câu. Phần cuối, bài viết này có phân tích 3 đoạn bia ký cụ thể (bao gồm chia từ, giải thích nghĩa từ và phân tích ngữ pháp v.v.), vậy thì có thể tạo ra một khái niệm rõ ràng và tri nhận toàn diện về hệ thống ngữ pháp tiếng Chăm cho độc giả.

Trong phần kết luận, thông qua những trình bày và phân tích ở trên, bài viết này chính thức xác định khái niệm “Hệ thống ngữ pháp Chăm-Phạn hỗn hợp”, và tổng kết đặc trưng chung của hệ thống đó.

2.5 Thạc sĩ Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung – Việt. Chen Chen TS. Phạm Thị Thúy Hồng

- Nắm được một cách tương đối hệ thống những quan điểm, khái niệm về lý luận liên quan đến thuật ngữ, cụ thể là thuật ngữ chứng khoán cũng như lý luận liên quan đến đối chiếu và chuyển dịch ngôn ngữ, cụ thể là chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt. Trong đó lý thuyết tương đương dịch thuật được áp dụng triệt để trong quá trình đối chiếu chuyển dịch 1594 thuật ngữ. - Tiến hành phân loại các TNCK Trung-Việt được khảo sát từ nhiều tiêu chí, góc độ cụ thể như từ góc độ từ vựng, góc độ ngữ âm, đặc biệt là cụm từ (ngữ). Mục đích là nắm được cách sử dụng của TNCK tiếng Trung, đồng thời qua quá trình đối chiếu với những từ ngữ tương đương trong tiếng Việt có thể rút

ra được một số quy luật về cách thức chuyển dịch thuật ngữ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích.

- Rút ra được những điểm tương đồng và khác biệt trong hệ thống thuật ngữ chứng khoán của tiếng Trung và tiếng Việt.

2.6 Thạc sĩ Đồng hướng và ngược hướng trong hội thoại của ca dao trữ tình Việt Nam. Yang Jia Rui Thị Phương Thùy PGS.TS. Nguyễn

Qua việc phân tích một số ca dao trữ tình Việt Nam chúng tôi nhận thấy rằng: Việc chú ý tới cách xây dựng các ý kiến đồng hướng và ngược hướng

trong hội thoại là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên các mắt xích và xâu chuỗi các mắt xích trong hội thoại. Lý thuyết về vấn đề đồng hướng, ngược hướng trong hội thoại để vận dụng vào việc phân tích những ca dao trữ tình Việt Nam. Góp phần giúp cho sinh viên hiểu được ý nghĩa cụ thể của ca dao trữ tình Việt Nam, hiểu được chiều sâu cảu văn hóa Việt Nam qua lăng

kính ngôn ngữ. 3 Đại học

3.1 Đại học

Đối chiếu thành ngữ có từ ngữ biểu hiện hiện tượng tự nhiên trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Đoàn Thị Quỳnh Anh

PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn

Đối chiếu thành ngữ có từ ngữ biểu hiện hiện tượng tự nhiên trong tiếng Hàn và tiếng Việt

3.2 Đại học

Khảo sát chuyển dịch thành ngữ tiếng Việt trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài sang tiếng Hàn trong bản dịch của dịch giả Lưu Thị Sinh

Nguyễn Ngọc Ánh

PGS.TS. Hoàng Anh Thi

Khảo sát chuyển dịch thành ngữ tiếng Việt trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài sang tiếng Hàn trong bản dịch của dịch giả Lưu Thị Sinh 3.3 Đại học Ẩn dụ ý niệm trong ca từ của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên Trần Thị Ngọc Ánh PGS.TS. Trần Thị Hồng Hạnh Ẩn dụ ý niệm trong ca từ của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên

3.4 Đại học Bước đầu khảo sát các biểu ngôn quảng bá du lịch trên các trang thương mại điện tử Đào Hồng Bình PSG.TS Đinh Kiều Châu

Bước đầu khảo sát các biểu ngôn quảng bá du lịch trên các trang thương mại điện tử

3.5 Đại học Xây dựng mạng ngữ nghĩa cho một số lớp động từ tiếng Việt Lê Văn Cương TS.Nguyễn Thị Minh Huyền Xây dựng mạng ngữ nghĩa cho một số lớp động từ tiếng Việt 3.6 Đại học Thanh điệu tiếng Thái Yo qua thông số thực nghiệm Sầm Công Danh TS. Nguyễn Ngọc

Bình Thanh điệu tiếng Thái Yo qua thông số thực nghiệm

3.7 Đại học Khảo sát các phương tiện liên kết trong tập thơ Thơ Thơ của Xuân Diệu Nguyễn Thùy Linh Thị Phương Thùy PGS.TS. Nguyễn Khảo sát các phương tiện liên kết trong tập thơ Thơ Thơ của Xuân Diệu 3.8 Đại học

Bước đầu khảo sát các động từ chạy, đi, nằm trong tiếng Việt (có liên hệ với các vị từ tương ứng trong tiếng Anh)

Cù Nam Phương PGS.TS.Trần Thị Hồng Hạnh

Bước đầu khảo sát các động từ chạy, đi, nằm trong tiếng Việt (có liên hệ với các vị từ tương ứng trong tiếng Anh)

3.9 Đại học

Khảo sát việc sử dụng các tiểu từ tình thái trong giao tiếp của giới trẻ Hà Nội nhìn từ góc độ giới (Qua bộ phim 5S Online)

Nguyễn Như Quỳnh

PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan

Khảo sát việc sử dụng các tiểu từ tình thái trong giao tiếp của giới trẻ Hà Nội nhìn từ góc độ giới (Qua bộ phim 5S Online)

3.10 Đại học

Khảo sát phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của lời cầu khiến bán nguyên cấp trong truyện ngắn Mắt biếc và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Triệu Thị Mỹ Tiên

PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thùy

Khảo sát phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của lời cầu khiến bán nguyên cấp trong truyện ngắn Mắt biếc và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

3.11 Đại học

Khảo sát chuyển dịch từ tượng hình, từ tượng thanh tiếng Việt trong tác phẩm "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" của Nguyễn Nhật Ánh sang tiếng Nhật trong bản dịch của Hiromi Ito và Sakae Kato.

Nguyễn Thị Huyền Trang

PGS.TS.Hoàng Anh Thi

Khảo sát chuyển dịch từ tượng hình, từ tượng thanh tiếng Việt trong tác phẩm "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" của Nguyễn Nhật Ánh sang tiếng Nhật trong bản dịch của Hiromi Ito và Sakae Kato.

3.12 Đại học

Khảo sát cách dịch đại từ nhân xưng trong ấn phẩm "Chùm nho phẫn nộ" (The grapes of wrath)

Nguyễn Thị Ngát PGS.TS.Hoàng Anh Thi

Khảo sát cách dịch đại từ nhân xưng trong ấn phẩm "Chùm nho phẫn nộ" (The grapes of wrath)

3.13 Đại học Bước đầu khảo sát giá trị phương tiện tu từ từ ngữ trong diễn xướng Chầu văn Đỗ Thành Thái An PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt Bước đầu khảo sát giá trị phương tiện tu từ từ ngữ trong diễn xướng Chầu văn 3.14 Đại học

Bước đầu khảo sát về xưng hô và vai giao tiếp trong một số văn bản hành chính từ năm 1945 đến 1975

Nguyễn Thị Thanh Hương

PGS. TS Trần Thị Hồng Hạnh

Bước đầu khảo sát về xưng hô và vai giao tiếp trong một số văn bản hành chính từ năm 1945 đến 1975

3.15 Đại học

Khảo sát một số biện pháp nghệ thuật tu từ trong trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày" của Hữu Đạt

Trần Thị Lan PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thùy

Khảo sát một số biện pháp nghệ thuật tu từ trong trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày" của Hữu Đạt

3.16 Đại học Thuật ngữ xuất bản trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Trung) Phạm Kim Ngân PGS.TS. Phạm

Văn Tình Thuật ngữ xuất bản trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Trung) 3.17 Đại học Đối chiếu các phó từ chỉ mức độ trong tiếng Anh và tiếng Việt Nguyễn Thị Quyên PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn Đối chiếu các phó từ chỉ mức độ trong tiếng Anh và tiếng Việt 3.18 Đại học

Các thuật ngữ và tiếng lóng về cộng đồng LGBT được sử dụng trên chương trình truyền hình "Người Ấy Là Ai"

Dương Thu Thảo PGS.TS. Đinh Kiều Châu

Các thuật ngữ và tiếng lóng về cộng đồng LGBT được sử dụng trên chương trình truyền hình "Người Ấy Là Ai"

3.19 Đại học Khảo sát đặc điểm câu thơ chữ Hán thời kỳ trung đại (trên tư liệu một số tập thơ) Lã Thị Hà Thu PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thùy

Khảo sát đặc điểm câu thơ chữ Hán thời kỳ trung đại (trên tư liệu một số tập thơ)

3.20 Đại học

Khảo sát ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác trong một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao

Một phần của tài liệu bieu-mau-18-muc-e_1 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)