Khoa Việt Nam học

Một phần của tài liệu bieu-mau-18-muc-e_1 (Trang 47 - 51)

STT Trình độ đào tạo Tên đề tài Họ và tên người thực hiện Họ và tên người hướng dẫn Nội dung tóm tắt 2 Thạc sĩ

2.1 Thạc sĩ

Chính sách đào tạo chuyên gia khu vực ở

Việt Nam của tập đoàn Samsung Yoon Jeong Won TS. Đặng Hoài Giang

Luận văn gồm 3 chương

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: Chính sách đào tạo chuyên gia khu vực của Samsung - Chương 3: Một vài đánh giá bước đầu về chính sách

2.2 Thạc sĩ Hôn nhân của phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm văn xuôi Hàn Quốc hiện đại Ha Yejee TS. Lê Thị Thanh Tâm

Luận văn nhằm hướng đến việc lý giải, phân tích cái nhìn tiêu cực về hình ảnh những người phụ nữ di cư Việt Nam được tái hiện như là những nạn nhân trong các quyển văn xuôi hiện đại Hàn Quốc. Tuy nhiên, luận văn đi xa hơn và xem xét xu hướng này đang được cải thiện theo hướng tích cực như thế nào. Các tác giả của ba quyển văn xuôi (“Paprika” và Sương của Seo

Seongran và Wandeuk của Kim Ryeoryung) được phân tích trong luận văn cố gắng vượt qua nhận thức tiêu cực này và có một cái nhìn khách quan hơn. Bằng cách đó, các phụ nữ đó có thể được thể hiện như một con người chủ động cuộc đời mình. Luận văn đi đến kết luận rằng: phụ nữ di cư Việt Nam không phải sống như một nạn nhân thụ động và có thể trở thành chủ thể tích cực.

2.3 Thạc sĩ

Nghiên cứu hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi ở Trung Quốc và Việt Nam hiện nay

Zhang Xiaoyi TS. Đặng Thị Việt Phương

Luận văn đã nhận định một số xu hướng phát triển đối với phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách:

Luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách phúc lợi xã hội cho người cao tuổi tại Việt Nam.

Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp.

Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cùng với cung cấp bảo trợ xã hội Tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Giải pháp liên quan đến vai trò của các tổ chức. Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về người cao tuổi.

2.4 Thạc sĩ

Sự phát triển của thư viện như một dịch vụ công cộng ở Thượng Hải trong thời kỳ cận đại và những gợi ý cho sự phát triển của thư viện ở Hà Nội

Zhang Ziye TS. Đặng Thị Việt Phương

Luận văn làm rõ những nhân tố lịch sử, kinh tế, xã hội văn hóa, giáo dục tác động lên sự hình thành và phát triển của các thư viện của Thượng Hải thời kỳ cận đại. Làm rõ hoạt động dịch vụ của mạng lưới thư viện của Thượng Hải thời kỳ cận đại trong lịch sử sự nghiệp thư viện Trung Quốc.Làm rõ thực trạng thư viện Hà Nôi, Việt Nam; khái quát hoạt động dịch vụ của mạng lưới thư viện Hà Nội, Việt Nam. So sánh hoạt động dịch vụ của mạng lưới thư viện cận đại tại Thượng Hải, Trung Quốc và Hà Nội, Việt Nam. Đưa ra những gợi ý cho sự phát triển hoạt động dịch vụ của sự nghiệp thư viện ngày nay ở Hà Nội, Việt Nam.

2.5 Thạc sĩ

Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội truyền thống Việt Nam và Trung Quốc (Trường hợp tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam)

Weng Yi Ying TS. Lê Thị Thanh Tâm

Để bàn về vai trò của lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân bản địa, người nghiên cứu cần đi sâu tìm hiểu nguồn gốc hình thành của các tín ngưỡng dân gian mới có thể hiểu về giá trị tâm linh, văn hóa của khu vực đó. Qua việc nghiên cứu về lịch sử hình thành các lễ hội ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và miền Bắc Việt Nam, luận văn chỉ ra được một số điểm giống và khác nhau trong hình thức thờ tự, đối tượng thờ tự, nội dung và tâm lí thờ tự của các tín ngưỡng dân gian của cả hai nước.

2.6 Thạc sĩ

Hiện trạng Môi trường Đầu tư Thị trường Công trình Điện lực (Nghiên cứu trường hợp của Việt Nam)

Qin Han PGS.TS Bùi Thành Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng lên, với các chính sách đầu tư ưu đãi và linh hoạt đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam có lợi thế địa lý và sẵn sàng phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái,việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam không chỉ phù hợp với bối cảnh thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trên thế giới hiện nay mà còn phù hợp với lợi ích cơ bản của Việt Nam và các nước láng giềng.

2.7 Thạc sĩ

So sánh chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2000 – 2020

Nam Jangyeop TS. Đặng Hoài Giang

Luận văn đã nghiên cứu về các chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, luận văn so sánh những sự tương đồng và sự khác biệt giữa ngoại giao văn hóa của hai nước trong giai đoạn 2000 – 2020. Thông qua đó, luận văn đã rút ra những nội dung có thể đóng góp vào sự phát triển của ngoại giao văn hóa ở Việt Nam trong tương lai.

2.8 Thạc sĩ Đặc trưng trong tín ngưỡng thờ Nguyên phi Ỷ Lan ở Hà Nội Lê Thị Hồng Liên TS. Nguyễn Đình Lâm

Tín ngưỡng thờ Nguyên phi Ỷ Lan là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam. Đây là một tín ngưỡng thờ nữ thần có nguồn gốc hoàng tộc. Tín ngưỡng này thể hiện rõ những đặc điểm của tín ngưỡng thờ Nữ thần của Việt Nam như sự cố kết cộng đồng; sự dung hợp giữa Nho, Phật, Lão và thể hiện tính phồn thực, nông nghiệp sâu săc. Ngoài ra, tín ngưỡng ngưỡng thể hiện những đặc trưng riêng. Đầu tiên, nó thể hiện ở tên gọi, truyền thuyết. Cuộc đời của bà Ỷ Lan được dân gian thần thánh hoá giống như cuộc đời của cô Tấm trong chuyện cổ tích. Thứ hai, sự độc đáo được thể hiệ rõ trong cấu trúc thờ tự và kiến trúc thờ tự. Việc các nhân vật được thờ trong cơ sở thờ Nguyên phi Ỷ Lan có liên quan đến vị trí các quan chức trong cung đình. Kiến trúc thờ tự có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố long, ly, quy, phượng. Đây là một tín ngưỡng thờ nữ thần đặc sắc trong văn hoá Việt Nam. Hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu ở góc độ Việt Nam về tín ngưỡng này.

2.9 Thạc sĩ

Lễ hội làng Keo ở xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Phạm Mai Hải Phương TS. Nguyễn Đình Lâm

Thông qua nghiên cứu trường hợp làng Keo, Gia Lâm, Hà Nội, luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa, giữa ngôi chùa làng với văn hóa làng; sự hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa trong truyền thống và trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại, từ đó rút ra những vấn đề trong việc gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Luậ văn cung cấp luận cứ lí thuyết và thực tiễn cho việc nghiên cứu Việt Nam học góp phần bổ sung hướng tiếp cận đặc trưng một hiện tượng văn hóa cho công tác nghiên cứu, đào tạo và quản lí văn hóa, lễ hội truyền thống của Việt Nam hiện nay.

2.10 Thạc sĩ

Đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng của Chùa Long Tiên thành phố Hạ Long và tiềm

năng phát triển du lịch hiện nay Phạm Hồng Gấm TS. Nguyễn Đình Lâm

Chùa Long Tiên được xây dựng ngay ven biển Hạ Long vào năm 1941, trên nền ngôi miếu cổ có từ thời Lý. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chùa được xây dựng với kiến trúc độc đáo hiếm thấy mang phong cách của thời nhà Nguyễn, với đặc trưng tiêu biểu là sự kết hợp giữa Phật giáo ngoại sinh với Phật giáo nội sinh (thiền phái Trúc Lâm Yên Tử) và tín ngưỡng bản địa (Đức Thánh Trần, Tín ngưỡng thờ Mẫu) mang đậm sắc thái địa phương… Nghiên cứu chùa Long Tiên từ góc độ tiếp cận của chuyên ngành Việt Nam học nhằm rút ra đặc trưng riêng trong sự hỗn dung, giao thoa của thờ Phật, Thánh và Mẫu, nhất là những giá trị của chùa trong việc tạo tiền đề phát triển du lịch ở Quảng Ninh. Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Long Tiên thành phố Hạ Long và tiềm năng phát triển du lịch hiện nay” để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học.

2.11 Thạc sĩ

Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ trong phát triển du lịch ở Kiến

Thụy,thành phố Hải Phòng

Vũ Thị Lượn PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt

Luận văn đã phân tích rõ các đặc điểm, chức năng và vai trò của kiến trúc và di tích Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ nói riêng. Hơn thế nữa, luận văn cũng đã đánh giá những giá trị tiêu biểu của Di tích đình làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ, đồng thời luận văn cũng đã nêu lên những thực trạng còn tồn tại trong vấn đề khai thác, phát triển di tích đình làng và lễ hội gắn với hoạt động du lịch. Trên cơ sở những thực trạng đó, luận văn đã đưa ra những hướng khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ trong phát triển du lịch huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm một tài liệu tham khảo, tư liệu nghiên cứu cho những sinh viên chuyên ngành Văn hóa du lịch. Đồng thời đề tài cũng là một cơ sở khoa học để các cấp, các ngành, các nhà kinh doanh du lịch và các cá nhân liên quan đề ra những giải pháp, chiến lược cũng như những hướng đi khác để góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị của di tích đình làng và lễ hội, khai thác có hiệu quả và bền vững trong hoạt động phát triển du lịch huyện Kiến Thụy.

3 Đại học

3.1 Đại học Giáo dục kỹ thuật số tại USSH-VNU: Hiện trạng, kì vọng và định hướng phát triển. Etienne Mahler TS. Lê Thị Thanh Tâm

Khóa luận được thực hiện dưới góc nhìn của một sinh viên nước ngoài cung cấp các thống kê về sự quan tâm tới nhu cầu ứng dụng công nghiệ kĩ thuật số trong giáo dục đại học của người học và người dạy tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Từ đó, khóa luận đề xuất những định hướng phát triển giáo dục đại học tại USSH trong tương lai gần dựa trên/ được hỗ trợ bởi công nghệ kĩ thuật số.

3.2 Đại học

Nghiên cứu tục thờ nữ thần trong Phật giáo ở châu thổ Bắc bộ ( qua trường hợp tục thờ Bà Chúa Ba ở Mỹ Đức - Hà Nội với tục thờ Tứ pháp ở Thuận Thành- Bắc Ninh)

Bùi Trung Thành TS. Nguyễn Đình Lâm

Khóa luận nghiên cứu về tục thờ Nữ thần trong Phật giáo ở Châu thổ Bắc Bộ nhìn từ trường hợp tục thờ Bà Chúa Ba và tục thờ Tứ pháp để rút ra những đặc trưn trong truyền thuyết, lễ hội. Từ đó, khóa luận tiến hành so sánh và khái quát những giá trị và biến đổi của ccá lễ hội Nữ thần. Khóa luận cũng đặt ra những vấn đề liên quan đến thương mại hóa lễ hội, trần tục hóa lễ hội, ô nhiễm môi trường… và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực quản lý và tổ chức các lễ hội Nữ thần nói chung.

3.3 Đại học

Văn hoá âm nhạc Công giáo tại xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình hiện nay

Bùi Thị Thu Trang

TS. Nguyễn Đình Lâm

Khóa luận nghiên cứu về diện mạo, đặc điểm và đặc trưng văn hóa âm nhạc Công giáo ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Đồng thời khóa luận cũng mô tả một số nghi lễ quan trọng của Giáo xứ và âm nhạc được sử dụng trong Thánh lễ ở đây. Với phạm vi nghiên cứu từ năm 1980 đến nay tại hai giáo xứ Đồng Bài và An Ngải, khóa luận cũng chỉ ra những biến đổi của văn hóa âm nhạc Công giáo ở Ninh Bình trong mối tương quan với âm nhạc Công giáo ở Việt Nam.

3.4 Đại học

Khảo sát một số yếu tố văn hoá ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp tiếng Việt của học viên nước ngoài

Trần Thị Linh

Giang TS. Vũ Lan Hương

Khóa luận hướng tới đối tượng là các sinh viên nước ngoài đang học tiếng Việt tại khoa Việt Nam học và tiếng Việt, trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn nhằm khảo sát việc sử dụng tiếng Việt của học viên nước ngoài trong mối liên hệ với các yếu tố văn hóa cụ thể như: khoảng cách – quyền lực và tính cá nhân – tính cộng đồng trong giao tiếp tiếng Việt. Từ đó khóa luận đề xuất một số phương pháp giảng dạy như giảng dạy ngôn ngữ kết hợp các yếu tố văn hóa, tổ chức các chuyến đi thực tế, thực hiện các bài kiểm tra ngắn gắn liền với các hiện tượng văn hóa gần gũi với sinh viên nước ngoài…

3.5 Đại học

Nhà Gươl trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

Ma Thị Thương TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Khóa luận tiến hành mô tả về nhà Gươl và vai trò của nhà Gươl trong đời sống cộng đồng của người Cơ Tu ở Quảng Nam. Đây là nơi thờ cúng và tiến hành mội nghi thức quan trọng của làng, cũng là nơi các sinh hoạt văn nghệ diễn ra. Ngày nay, nhà Gươl đã được đưa vào khai thác du lịch. Đồng thời khóa luận cũng chỉ ra những biến đổi (về số lượng và chất lượng) của các nhà Gươl trên địa bàn Quảng Nam hiện nay, lí giải nguyên nhân và đề ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị vốn có của nhà Gươl.

3.6 Đại học Hôn nhân Công giáo tại miền Bắc Việt Nam – Một cái nhìn so sánh Nguyễn Thị Phương ThS. Vũ Thị Xuyến

Khóa luận tập trung tìm hiểu ba nội dung then chốt: Lịch sử hôn nhân Công giáo, Đặc trưng và những giá trị nổi bật hôn nhân Công giáo; Một vài so sánh giữa hôn nhân công giáo và hôn nhân ngoài công giáo. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng xét một cách tổng quan hôn nhân Công giáo vẫn chứa đựng nhiều giá trị tích cực, giảm thiểu những thực trạng tiêu cực hơn so với hôn nhân ngoài Công giáo.

Một phần của tài liệu bieu-mau-18-muc-e_1 (Trang 47 - 51)