Châm cứu cổ điển và hiện đại Phần 1 - Học thuyết kinh lạcGiáo sư-Bác sĩ Quan Đông Hoa Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y Đại Học Cần Thơ III/ Học thuyết kinh lạc Theo Y học dân tộc kinh lạc và
Trang 1Châm cứu cổ điển và hiện đại (Phần 1) - Học thuyết kinh lạc
Giáo sư-Bác sĩ Quan Đông Hoa Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y Đại Học Cần Thơ
III/ Học thuyết kinh lạc
Theo Y học dân tộc kinh lạc và tạng phủ là những thành phần chính trong cơ thể con người Giữa Kinh lạc và tạng phủ có mối liên hệ mật thiết: Mỗi tạng hoặc mỗi phủ đều có mối liên quan với một đường kính, rồi sự liên lạc giữa tạng phủ với nhau hoặc với tổ chức khác đều phải thông qua Kinh lạc.
Vậy Kinh lạc là gi? Đó là những con đường lưu thông vận hành khí huyết, đường chính gọi là kinh, đường nhánh gọi là lạc Kinh lạc chằng chịt khắp cơ thể, cả trong, ngoài, trên, dưới làm thành một hệ thống liên lạc khắp toàn thân.
Toàn bộ hệ Kinh lạc gồm có:
Trang 2Phần chính của hệ kinh lạc là 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm Đốc gộp lại thường gọi
là 14 kinh
1/ Đường đi của Kinh lạc
Khí vận chuyển của các đường kinh theo trình tự nhất định Khí bắt đầu từ trung tâm
đi vào kinh Thủ thái âm phế lần lượt đi qua các kinh, cuối cùng tới kinh Túc quyết âm can rồi trở về kinh Thủ thái âm phế
Năm 1978 Nguyễn Xuân Tiến, nhà nghiên cứu châm cứu đã giới thiệu một sơ đố đường tuần hành khí trong 12 kinh phù hợp với lý thuyết âm dương của Y học dân tộc
Trong riêng từng đường kinh cuộc hành trình củ khí cũng theo một quy tắc nhất định, nhìn tổng quát thì:
3 kinh âm ở tay bắt đầu từ ngực qua phía trong chi tới tay nối tiếp với 3 kinh dương
ở tay
3 kinh dương ở tay bắt đầu từ vùng bàn tay, đi lên mặt dưới cánh tay tới vùng đầu, nối với 3 kinh dương ở chân
3 kinh dương ở chân bắt đầu từ đầu qua thân mình xuống chi dưới tới bàn chân nối tiếp 3 kinh âm ở chân
3 kinh âm ở chân từ bàn chân qua mé trong chi dưới đin lên qua bụng tới ngực lại nối tiếp với 3 kinh âm ở tay
Sự chuyển vận khí trong 12 đường kinh theo Y học cổ truyền thực hiện trong 24 giờ
Trang 3tức 1 ngày đêm Từ 1-3 giờ khởi hành từ kinh Thủ thái âm phế để đến 22-24 giờ kinh Thủ quyết âm can để lại sang ngày sau nối tiếp với kinh phế
Riêng hai đường mạch Nhâm đốc làm một vòng tuần hoàn đặc biệt theo trục đường chính giữa cơ thể Mạch nhâm từ huyệt Hội âm ở giữa bộ phận sinh dục ngoài và Hậu môn theo đường chính giữa trước của bụng ngực đi lên tận cung ở huyệt Thừa tương giữa rãnh cằm môi, nối tiếp với mạch Đốc
Mạch Đốc từ huyệt Trường cường ở mõm dưới xương cùng theo đường chính giữa lưng đi thẳng lên đỉnh đầu qua phía trước đầu rồi tận cùng ở huyệt Ngân giao nơi hàm trên
2/ Tác dụng của đường kinh lạc:
Tác dụng sinh lý của Kinh lạc là: Vận hành khí huyết, nuôi âm dương, làm mềm gân xương, trơn các khớp (Nội kinh) Bên trong kinh lạc thuộc vào tạng hoặc phủ, bên ngoài liên lạc với các đốt toàn thân, làm lưu thông giữa ngoài (biểu) và trong (lý) Liên hệ toàn thân để duy trì chức năng khớp bình thường của cơ thể con người Lúc ở trạng thái bệnh, kinh lạc có mối quan hệ với phát sinh và phát triển của bệnh, yếu tố phòng bệnh bên ngoài (Ngoại tả) xâm phạm vào cơ thể, nên sự bảo vệ của kinh lạc bị rối loạn thì tà khí đó có thể theo kinh lạc mà truyền vào tạng phủ
Ngược lại tạng phủ có bệnh cũng có thể dọc theo đường kinh mà phản ánh tới vùng ngoài da tương ứng
Dựa trên đặc điểm này mà người ta đã áp dụng kinh lạc trong chẩn đoán còn gọi là kinh lạc chẩn Thí dụ đường đi kinh Túc thiếu dương đởm thì người bệnh có triệu chứng đau mạng sườn, váng đầu hoa mắt miệng đắng có thể nghĩ tới bệnh của kinh Thiếu dương, lại căn cứ sự phân bổ các kinh tại đầu thì một chứng nhức đầu có thể phân biệt là: Đau đầu ở trán có liên quan đến kinh Dương minh Đau bên đầu liên quan đến kinh Thiếu dương, đau ở chẩm gáy liên quan đến kinh Thái dương, đau ở đỉnh đầu liên quan đến mạch Đốc hoặc kinh Túc quyết âm
Nhưng tác dụng quan trọng nhất của kinh lạc là áp dụng để điều trị và đã hình thành môn châm cứu Trên 14 đường kinh có những điểm kích thích còn gọi là huyệt có tác dụng trị bệnh Cho tới hiện nay trên 14 đường kinh có tất cả là 361 tên huyệt, kể cả các huyệt đôi thì Tổng cộng là 670 huyệt
3/ Tác dụng tổng quát trị bệnh là:
a/ Nơi kinh lạc đi qua trị bệnh tại nơi đó.
b/ Các huyệt phần đầu mặt phần lớn trị bệnh tại cục bộ nhưng có một số huyệt như
Bách Hội, Nhân trung, Tố liêu, Phong phủ trị chứng bệnh tâm thần
c/ Các huyệt ở thân mình không những trị bệnh tại chỗ mà còn có tác dụng đối với
toàn thân Như huyệt vùng ngực bụng trị được ba65nh tại chỗ, bệnh nội tạng, bệnh cấp Huyệt vùng lưng trị bệnh tại chỗ, bệnh nội tạng, bệnh mãn tính Các huyệt như Đản trung, Quan nguyên, Khí hải, Đại chung, Mệnh môn, Thận du còn trị bệnh toàn thân
d/ Các kinh dương ở tay chân: Các huyệt ở mu bàn chân, bàn tay đều có thể trị các
chứng bệnh ở đầu mặt, ngũ quan, bệnh sốt và bệnh tâm thần Các huyệt ở cẳng tay, cẳng chân đều có thể trị các bệnh tạng phủ bao gồm các bệnh ở ngực, bụng, lưng
mà phần lớn các huyệt của các kinh dương ở bàn tay còn có thể trị được bệnh ở vai lưng, cổ đầu mặt Các huyệt ở cánh tay đùi, trị các bệnh tại cục bộ
e/ Các kinh âm ở tay chân: Các huyệt ở lòng bàn tay bàn chân đều trị các bệnh ở
họng, ngực, phổi, bệnh tâm thần nhưng một số huyệt ở các kinh âm ở chân còn trị
Trang 4bệnh của hệ tiết niệu sinh dục, bệnh can tỳ thận – các huyệt ở cẳng tay cẳng chân trị bệnh 5 tạng trong đó huyệt của các kinh âm ở tay trị bệnh: tâm phế, tâm bào, huyệt của các kinh âm ở chân trị bệnh can, tỳ, thận, làm chính Nói chung các huyệt ở cánh tay, đùi trị các bệnh tại chỗ
f/ Các huyệt thuộc tạng phủ ngoài việc điều trị các tạng phủ đó còn có thể trị bệnh
các tạng phủ biểu lý tương ứng
4/ Thực chất hệ kinh lạc:
Kinh lạc là một vần đề được tranh luận sôi nổi nhất hiện nay trong các buổi sinh hoạt
về châm cứu
Kinh lạc là vấn đề cơ bản của châm cứu cổ xưa, nay ta nhìn nhận và đánh giá thế nào? Hệ kinh lạc là một hệ cơ quan riêng biệt mà cho tới nay khoa học chưa khám phá ra hay nó chính là phản ánh của các Hệ cơ quan đã biết như tuần hoàn thần kinh? Các nhà khoa học thế giới đang nỗ lực nghiên cứu để giải đáp vấn đề
a/ Hệ kinh lạc là một cơ quan mới, riêng biệt:
• Năm 1939, tại Liên Xô khi nghiên cứu hiệu ứng Kirlian khi đặt người vào trường điện cao thế thấy xuất hiện hào quang (do ion hóa) trên người tương tự như đường
đi của kinh lạc cổ truyền Đấy cũng là bằng chứng gián tiếp
• Năm 1957, Nakatani Yoshio bằng phương pháp đo dòng điện sinh vật đã thấy có
sự thay đổi tại huyệt và đường kinh lạc Đây là bằng chứng về tồn tại kkha1ch quan của huyệt và kinh lạc, nhưng là bằng chứng gián tiếp
• Năm 1964, Kim Phượng Hán (Triều Tiên) thông báo đã tìm thấy cơ sở vật chất của
hệ kinh lạc bằng các bằng chứng trực tiếp: Tiêu bản mô người Trong đó huyệt là đường kính là những tiểu thể và đường ống chứa đầy Acid Desoxiribonucleic (DNA) v.v… sau đó các nhà khoa học thế giới kiểm tra lại phát hiện này và đã bác bỏ: Bằng kính hiển vi và điện tử cũng không tìm thấy cấu trúc riêng biệt nào là quan hệ của kinh lạc cả
• Năm 1984, J.Claude Darras (Pháp) bơm đồng vị phóng xạ vào các huyệt sau đó dùng máy phát xạ Gama đã chụp được hình ảnh của huyệt và kinh lạc…
Qua các nghiên cứu tìm hiểu trên, rõ ràng hệ kinh lạc thực tế là có tồn tại Nhưng các bằng chứng dã có chỉ là bằng chứng giàn tiếp Chức năng nào gắn liền với cấu trúc đó Chức năng của hệ kinh lạc là thống nhất cơ thể, nuôi dưỡng toàn thân, đáp ứng lại các kích thích bên ngoài và bên trong…Phải chăng là phản ánh chức năng của
hệ tuần hoàn và thần kinh Hiện nay khoa học đã nghiên cứu, chụp ảnh phân tích của cơ thể sống dưới mức tế bào (cỡ vài chục A, thì rõ ràng cứ đi tìm cho hệ kinh lạc
1 cấu trúc riêng biệt là hướng đi bế tắc
b/ Hệ kinh lạc là phản ánh của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh:
- Chức năng của hệ kinh lạc tương đồng với chức năng của hệ tuần hoàn và thần kinh
- Đường đi của các kinh ở chi phần lớn trùng với đường đi của các mạch máu và thần kinh lớn
- Triết học chi phối đồngt y là triết học duy bật cổ đại Người xưa xây dựng hệ kinh lạc trên sự gợi ý của các quan sát giải phẫu còn thô sơ Có thể thấy hệ kinh lạc mà y văn cổ mô ta chính là hệ tuần hoàn
+ Thiên âm dương ứng tượng đại luận – Tố vấn – nói: “Tâm sinh huyết” Vi khi cắt qua tim bao giờ cũng thấy có máu ở trong
+ Thiên ngũ tạng sinh thành – Tố vấn – nói: “Tâm trữ huyết là khí của mạch” Vì thấy tim nối với các mạch máu lớn
+ Thiên kinh mạch – Tố vấn – nói: “Kinh mạch không hiện ra rõ, mạch hiện ra rõ là
Trang 5lạc mạch” Vì thấy các mạch máu lớn, động mạch đều đi sâu trong cơ bắp, thân thể, còn tĩnh mạch nông nổi ngay dưới da
+ Thiên thủ các âm dương lưu trú luận linh khu “12 kinh đều có lạc mạch giống như sông Trường Giang, Sông Hán có sông Đà, sông Tiền, lạc mạch truyền chạy tới kinh khác”
Nhận xét về mạng lưới tuần hoàn:
+ Nạn kinh nạn 1: “Trong 12 kinh đều có mạch động” (động mạch) những nơi động mạch đi qua nông như động mạch quay (Kinh phế), động mạch khoeo (Kinh bàng quang), động mạch cánh tay ở hố nách (Kinh Tâm) động mạch chảy sâu trong ống gót (Kinh thận)…
+ Châm cứu Đại thành kể: “Thời Vương Măng (thế kỷ I sau Công nguyên) bát được Dịch Nghĩa Đảng, Vương Tôn Khánh sai quan thái y và bọn đồ tể mổ ra cân đo 5 tạng, lấy lạt tre thông đường mạch đề biết nơi tận cùng nơi bắt đầu”
- Sự lan truyền cảm giác đắc khí phần lớn trùng hợp với hướng đi của dây thần kinh: Châm Nội quan lan tới ngón tay giữa, châm Bát liêu lan xuống đùi – gót, Châm Cực tuyền lan xuống mặt trong cánh tay…
- Đã xác định được rằng mỗi lần châm cứu sẽ làm tăng tiết Corticoide của thượng thận và Endorphine của não…
- Có thể dùng các học thuyết về thần kinh để dịch, và thời sinh học để giải thích được khá nhiều hiện tượng của châm cứu
c/ Giá trị của học thuyết Kinh lạc:
Từ gợi ý ban đầu của hệ thống mạch máu, người xưa đã xây dựng nên học thuyết kinh lạc cách đây hơn 2.500 năm Dần dần được bổ sung thêm vào các đời sau thành dạng như chúng ta thấy ngày nay: Huyệt, đường đi, các kinh mạch, hội chứng bệnh, các thủ thuật điều trị, các phương chọn huyệt…Nhưng nếu muốn tìm cơ sở vật chất của nó thì không ngoài hệ thần kinh và tuần hoàn Vậy giá trị của học thuyết kinh lạc
ra sao:
- Nói cơ sở vật chất của hệ kinh lạc nên tìm ở hệ thần kinh mà hệ tuần hoàn không
có nghĩa là học thuyết kinh lạc bằng hệ thần kinh + hệ tuần hoàn Và từ cùng một xuất phát điểm torng hơn hai ngàn (2000) năm qua nền y học đã đi theo hai hướng khác nhau đông y là Lâm sàng, quy nạp; Tây y là thực nghiệm, phân tích Trong hiện tại và tương lai gần chưa có thể hợp nhất hai nền y học lại được
- Học thuyết kinh lạc được tiếp tục xây dựng trên một nền quan át lâm sàng vô cùng phong phú và tinh tế, trên tác dụng chữa bệnh bằng châm cứu có hiệu quả cao trong hàng nghìn năm qua
- Để có thể kế thừa trọn vẹn hiệu quả chữa bệnh bằng châm cứu không còn cách nào khác là nắm vững học thuyết kinh lạc Hệ kinh lạc và học thuyết kinh lạc vẫn giữ nguyên giá trị trong môn châm cứu học và nó vẫn tiếp tục đề tài nghiên cứu vô cùng hấp dẫn
Còn tiếp