Châm cứu cổ điển và hiện đại phan4
Châm cứu cổ điển và hiện đại (Phần 2) - Thực hành châm cứu – Thể châm Giáo sư-Bác sĩ Quan Đông Hoa Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y Đại Học Cần Thơ Phần hai I/ Thực hành châm cứu – Thể châm Để tăng tác dụng điều trị của châm cứu, có nhiều biện pháp như: chọn huyệt phù hợp với chẩn đoán, phối hợp huyệt theo lý luận cổ truyền, tăng tác dụng của huyệt bằng thuốc, xung điện, xoa bóp…nhưng trước hết cần phân biệt tình trạnh hư thực của người bệnh để có thủ thuật phù hợp. I/ Thực hành châm cứu – Thể châm A. Dụng cụ 1/ Kim: Thường làm bằng thép không rỉ, một só ít bằng vàng, ab5c, gồm mũi kim và cán kim. Nhiều kích thước khác nhau. - Kim ngắn: mũi kim dài từ 1,5cm–2cm, ø từ 0,3–0,5mm. Dùng châm vùng đầu mặt và châm cho trẻ em. - Kim vừa: mũi kim dài 3cm–4cm, ø từ 0,5–0,7mm. Dùng châm vùng bụng, ngực, lưng và chi. - Kim hoàng khiêu: mũi kim dài 7-8cm, ø từ 0,7–1mm. Dùng châm huyệt hoàn khiêu, châm xuyên nhiều huyệt… - Kim dài: mũi kim dài 10-15cm, ø từ 1-1,2mm. Dùng châm xuyên huyệt, châm tê phẫu thuật… - Kim tam lăng: dài 3cm, đầu mũi kim mài hình chóp tam giác. Dùng châm nặn máu. - Kim tiêm và Seringue 5ml để thủy châm. 2/ Ngải cứu:Là chất liệu thường được dùng để cứu. Dùng lá ngải cứu phơi khô, vò nát, loại bỏ cành và gân lá, được một thứ ngải cứu rất mịn gọi là ngải nhung. Có thể dùng để cứu lót, gọi là mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu để cứu trực tiếp gọi la điếu ngải. 3/ Sát khuẩn: Cận lâm sàn dùng cồn 70 độ. 4/ Khay châm cứu: Để thuận tiện cho việc châm cứu và bảo đảm vô khuẩn cho việc châm, khay châm và khay cứu gồm có: - Khay men hoặc khay nhôm sạch. - Một đĩa lồng bằng thủy tinh đựng kim ngắn và vừa, một ống thủy tinh đựng kim hoàn khiêu và kim dài. Hoặc một hộp nhôm có lót gạc để cắm các loại kim, cắm thành hàng theo thứ tự chiều dài. - Một đãi lồng đựng bông cồn 70 độ. - Hộp nhôm đựng kim tiêm và Seringue 5ml. - 2 pince không mấu, 1 pince có mấu, lọ cắm pince vô khuẩn. - Hộp đựng kim bẩn, dĩa đựng bông bẩn. - Khay cứu gồm một hộp đựng ngải nhung và điều ngài. Một gạt tàn, một dao nhỏ để thái gừng. B. Thao tác châm cứu 1/ Châm kim ngắn và vừa: để đảm bảo châm nhanh gọn vô khuẩn tốt, tráh đau cho người bệnh cần châm theo các bước sau đây: - Sát khuẩn: sau khi đã xác định được huyệt, dùng pince không mấu cặp bông cồn 70 độ, sát khuẩn vùng định châm. Sát khuẩn theo xoáy trôn ốc, từ trong ra ngoài. - Căng da: tay thuận cầm kim, tay kia căng da. Dùng ngón trỏ và ngón cái căng da vùng định châm theo chiều hay chun dãn của da. Vừa căng da vùng hơi ấn xuống. - Châm kim: hơi ấn đầu mũi kim xuống da, lắc nhẹ cổ tay cho mũi kim đi nhanh qua da. Sau khi kim đã châm sâu vào độ 0,5cm thì xoay nhẹ kim và hướng theo chiều định châm. 2/ Châm kim hoàn khiêu và kim dài: Cũng tương tự như trên. Vì kim quá dài không thể cầm ở các, nên phải dùng bông vô khuẩn lót cầm cách đầu kim chừng 1,5cm. 3/ Châm kim tam lăng: Dùng ngón trỏ và ngón cái của 2 tay vuốt da dồn về huyệt định châm, khi nào thấy vùng da đỏ lên là được. Dùng 2 ngón tay véo da đó lên để châm. Châm xong nặn ra vài giọt máu, rồi dùng bông khô thấm đi. 4/ Châm xuyên huyệt: cần nắm được giải phẫu vùng định châm để tránh châm vào mạch máu, thần kinh lớn. 5/ Thủy châm: thao tác tương tự như tiêm bắp. Đâm kim vào sâu từ 1-1,5 cm. Xoay nhẹ pítông xem có vào mạch máu không. Sau đó từ từ bơm thuốc, mỗi huyệt từ 0,5-1ml. 6/Điện châm: trước hết phải châm kim đúng huyệt, đạt đắc khí. Sau đó bật công tắc máy điện châm, kiểm tra lại máy xem có trục trặc không, các đầu dây có điện ra không (để ở cường độ nhỏ nhất, dí hai đầu d6ay vào vùng da mỏng ở mặt, cẳng tay nếu hơi có cảm giác tê là được). Nối các đầu dây vào cán kim, tăng dần cường độ đến khi có kích thích đủ mạnh hợp với bệnh nhân, rồi tăng dần tần số đến mức điều trị lưu kim 15’. Khi rút kim phải hạ dần tần số và cường độ xung điện về không rồi mới tắt máy tháo dây dẫn khỏi kim rồi rút kim. 7/ Cứu lót: thái gừng tươi thành từng lát mỏng độ 2mm, đặt lên huyệt định cứu. Dùng 3 ngón tay dúm ngải nhung thành một mồi ngải hình chóp nón, đặt lên miếng gừng. Dùng hương châm lửa vào mồi ngải. Mồi ngải cháy sẽ truyền nhiệt và tiết tinh dầu xuống huyệt khi bệnh nhân thấy nóng, lót thêm miếng gừng mới xuống dưới. 8/ Cứu gián tiếp: Đánh dấu những huyệt định cứu. Châm điếu ngả, thổi cho cháy đều rồi hơ vào huyệt, cách độ 1,5cm. Khi bệnh nhân thấy nóng thì chuyển sang hơ huyệt khác, cứ như vậy luân phiên cứu các huyệt. Khi thấy vùng da huyệt đỏ lên là được. Tránh để rơi tàn hoặc cứu quá lâu gây bỏng cho người bệnh. C. Đắc khí Là hiện tượng xảy ra khi châm kim vào huyệt. Thường dựa trên cảm giác của người bệnh. Có hiện tượng đắc khí chứng tỏ đã châm vào đúng huyệt. Và đạt tới ngưỡng kích thích của người bệnh. Nên châm cố gắng đạt được đắc khí thì hiệu quả điều trị mới cao. Gọi là đắc khí, nếu sau khi châm kim xong: - Người bệnh thấy tê tức nặng chướng tại huyệt vừa châm. Cảm giác này có khi còn lan tỏa ra xung quanh hoặc lên trên xuống dưới theo đường kinh. - Thầy thuốc thấy vùng da xung quanh kim đỏ hoặc tái đi, kim như bị mút chặt. Châm kim mà không thấy đắc khí, có thể do: - Châm sai huyệt. - Châm nông hoặc châm quá sâu: rút kim lên hoặc ấn sâu vào một ít làm lại độ vài lần, người sẽ thấy cảm giác đắc khí. - Người bệnh quá yếu hoặc vùng da mất cảm giác thì chũng không thấy đắc khí. D. Thủ thuật tăng tác dụng điều trị Để tăng tác dụng điều trị của châm cứu, có nhiều biện pháp như: chọn huyệt phù hợp với chẩn đoán, phối hợp huyệt theo lý luận cổ truyền, tăng tác dụng của huyệt bằng thuốc, xung điện, xoa bóp…nhưng trước hết cần phân biệt tình trạnh hư thực của người bệnh để có thủ thuật phù hợp. Hư: Tình trạnh của người bệnh mắc bệnh đã lâu ngày, người mệt mỏi suy nhược. Biểu hiện bệnh tại chỗ không dữ dội: sưng đau ít, đau âm ỉ, hạn chế vận động nhiều. Bệnh thường liên quan toàn thân. Thực: Người bệnh còn tương đối khỏe, bệnh mới mắc. Tại chỗ biểu hiện dữ dội: sưng nóng đỏ nhiều, đau dữ dội thành cơn, hạn chế vận động nhiều vì đau… Bệnh thường khu trú tại một vùng hoặc một cơ quan. - Điều trị chứng hư dùng thủ thuật bổ để nâng đỡ chính khí, dưỡng cơ thể để phối hợp với tác dụng của huyệt điều trị. - Điều trị chứng thực dùng thủ thuật tả để xua đuổi tà khí, đuổi tác nhân gây bệnh ra ngoài, dập tắt các phản xạ bệnh lý. - Thủ thuật Bổ tả có nhiều nội dung, nhưng chủ yếu gồm: Thủ thuật Điều trị Thao tác Rút kim, bịt Châm vào Hướng kim Kích thích nhẹ thỉnh thoảng vê kim Bổ Hư Lúc thở ra Xuôi đường kinh Tả Thực Lúc hít vào Ngược đường kinh Mạnh, vê kim liên tục. E. Đề phòng tai biến và xử trí tai biến. Tai biến trong châm cứu rất ít khi xảy ra, tuy vậy cần nắm chắc cách phòng tránh để đảm bảo an toàn cho người bệnh. 1/ Vựng châm: - Triệu chứng: Người bệnh lạnh, da lạnh dần. Vã mồ hôi thành từng giọt. Tinh thần hốt hoảng, sợ hãi. Mạch nhanh nhỏ khó bắt. Có khi người bệnh thấy khó thở, co thắc các cơ trơn, gây đau bụng dữ dội, tiêu tiểu không tự chủ. Đây lả tình trạng sốc thần kinh do châm cứu, có thẩ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. - Xử lý: rút kim ngay; - Ủ ấm cho người bệnh, - Cho người bệnh uống nước chè đường ấm, - Giải thích cho người bệnh yên tâm. - Có thể tiêm thuốc trợ sức, trợ hô hấp: long não, Caphein,Spartein. Thông thường chỉ cần như vậy là đủ. Nếu tình trạng bệnh nhân tiêp tục nặng lên, cần xử trí tiếp như một sốc thực sự: thở ôxy, tiêm thuốc trợ tim. - Phòng: + Trước khi châm cứu cần giải thích cho người bệnh yên tâm. + Không châm cứu cho người bệnh quá yếu, đanh đói, vừa lao động nặng xong, say rượu. + Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh thô bạo. + Cần lưu ý các huyệt dễ gây vựng như: hợp cốc, phòng trì, kiên tỉnh, thái xung, khúc trì… + Khi thủy châm cần bơm thuốc từ từ, lượng vừa phải (0,5-1ml mỗi huyệt). 2/ Nhiễm trùng: Thường xảy ra khi không vô trùng tốt trong châm cứu. Nhẹ có thể gây viêm đỏ nốt châm kim. Nặng có thể gây áp xe vùng châm cứu. Chú ý châm kim có thể gây lây truyền các bệnh vi như: viêm gan SVT, Sida. Đẩ tránh xảy ra nhiễm trùng cần hấp kim lỹ, sát khuẩn vùng da châm cẩn thận, tay thầy thuốc phải sạch, trang phục gọn gàng, buồng châm phải sạch sẽ thoáng mát 3/ Châm vào các cơ quan bên trong: Rất hiếm xảy ra, nhưng để lại hậu quả xấu, châm vào hành não gây ngừng tim đột ngột, châm vào phổi gây tràng khí màng phổi, châm vào ổ bụng gây viêm phúc mạc 4/ Gãy kim: Xảy ra do dùng kim cũ hoặc do người bệnh dẫy dụa nhiều. Cần tránh bằng cách dùng kim thẳng. Không cong vẹo nhiều, châm cho trẻ em, người hôn mê, người bệnh tinh thần cần châm kim rút ngay, không lưu kim. 5/ Bỏng: do để tàn rơi vào người bệnh hoặc cứu qua lâu, quá nóng tại một huyệt để tránh bỏng cần chế biến ngải nhung thật mịn tàn sẽ đỡ rơi vụn. Tránh động viên người bệnh chịu nóng. 6/ Chảy máu: Thường xảy ra trên da người già, do thao tác thô bạo, làm vỡ tĩnh mạch nông dưới da. Cần châm nhẹ nhàng, nắm được giải phẫu. Dùng kim thẳng, tránh vê kim quá nhiều. Còn tiếp . Châm cứu cổ điển và hiện đại (Phần 2) - Thực hành châm cứu – Thể châm Giáo sư-Bác sĩ Quan Đông Hoa Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y Đại Học Cần Thơ Phần hai I/ Thực hành châm cứu – Thể châm Để. cứu quá lâu gây bỏng cho người bệnh. C. Đắc khí Là hiện tượng xảy ra khi châm kim vào huyệt. Thường dựa trên cảm giác của người bệnh. Có hiện tượng đắc khí chứng tỏ đã châm vào đúng huyệt. Và. châm phải sạch sẽ thoáng mát 3/ Châm vào các cơ quan bên trong: Rất hiếm xảy ra, nhưng để lại hậu quả xấu, châm vào hành não gây ngừng tim đột ngột, châm vào phổi gây tràng khí màng phổi, châm