Mục tiêu và phương hướng phát triển NNL thời kỳ 2001-2005

Một phần của tài liệu Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 20012005 và những giải pháp thực hiện (Trang 34 - 39)

1. Một số vấn đề tác động

1.1. Thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang thúc đẩy sự phát triển vượt bậc và triện để về chất các yếu tố của lực lượng sản xuất. Một cuộc cách mạng quy mô lớn và toàn diện trong hệ thống lực lượng sản xuất đang được thực hiện với 3 nội dung cơ bản: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Chính cuộc cách mạng này đã tạo ra những điều kiện để thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá. Trong điều kiện hiện nay, khả năng cạnh tranh của mỗi nước ngày càng được xác định nhiều hơn bởi chất lượng các nguồn lực con người, tri thức khoa học - công nghệ. Tri thức là lợi thế so sánh trường kỳ. Vì vậy, cần nhấn mạnh rằng việc tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực và toàn cầu (ASEAN – AFTA, APEC, WTO…) đòi hỏi yếu tố không thể thiếu được trong con người Việt Nam là năng lực làm chủ công nghệ mới, tiếp cận nhanh với những công nghệ hiện đại. Đầu tư vào phát triển con người (NNL) là vấn đề sống còn của quốc gia, dân tộc.

Bối cảnh thế giới, khu vực và thực trạng phát triển NNL của nước ta hiện nay đang đặt ra cho đất nước chúng ta - một nước nghèo, còn chưa đạt tới một xã hội CNH, chất lượng NNL còn thấp xa so với yêu cầu của một nước công nghiệp - những thách thức rất lớn về phát triển con người và đòi hỏi nhưỡng

người làm chiến lược, hoạch định chính sách, ra các quyết định về đầu tư phải chủ động lùa chọn ngay từ bây giờ trong lựa chọn chiến lược và quy hoạch phát triển KT-XH và định hướng điều hành đạt mục tiêu đề ra.

1.2. Theo kết quả dự báo dân số và NNL đến năm 2005

a) Những biến đổi trong cơ cấu dân số theo độ tuổi ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển các cấp giáo dục - đào tạo. Dân số trong các nhóm tuổi có nhu cầu lớn về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp.

Dân số trong các nhóm tuổi có nhu cầu lớn về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp (nguồn: Viện CLPT)

2000 2005

0-2 tuổi (nhà trẻ) 3-5 tuổi (mẫu giáo) 6-10 tuổi (tiểu học) 11-14 tuổi (THCS) 15-17 tuổi (TH) 18-23 tuổi (ĐT nghề) 4.977 4.864 8.336 7.059 5.257 9.509 4.782 4.797 8.131 6.567 5.195 10.388

Qui mô dân số trong độ tuổi lao động thuộc các nhóm tuổi còn đi học và có nhu cầu lớn về đào tạo nghề nghiệp (nhóm 15 - 17 và 18 - 23 tuổi) là rất lớn và vẫn còn tăng đến 2005 và sẽ giảm dần song vẫn tiếp tục tạo sức ép lớn lên hệ thống giáo dục - đào tạo cả về việc mở rộng qui mô cũng như nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo.

b) Dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 sẽ có trên 52,1 triệu người, chiếm 62,9% dân số.

Giai đoạn 2001-2005 số người vào tuổi lao động (15 tuổi) tiếp tục ở mức cao, bình quân trên 1,7-1,8 triệu mỗi năm; Cộng với số người chưa đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thiếu việc làm từ 5 năm trước chuyển sang rất lớn, nên đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã trở thành áp lực rất lớn, đặc biệt là kế hoạch 5 năm 2001-2005. Từ sau 2005, số người ra khỏi độ tuổi lao động sẽ tăng lên nhanh chóng nên mức gia tăng hàng năm giảm dần và chỗ làm việc cần

người thay thế sẽ tăng lên, áp lực về tạo chỗ làm việc mới do tăng lao động sẽ giảm dần (còn do thay đổi tiến bộ kỹ thuật và dôi ra do tăng NSLĐ sẽ tăng lên.

Năm

Dân số trong tuổi

lao động

Số người vào tuổi lao

động Số người ra tuổi lao động Mức tăng bình quân/năm mỗi KH 5 năm Tốc độ tăng bình quân/năm (%) 1995 2000 2005 38.955 46.076 52.100 1.780 1.710 340 394 1.045,5 1.404,4 1.240,0 2,92 3,40 2,55

1.3. Tăng trưởng kinh tế nhanh (GDP gấp đôi sau 10 năm – 7.2%/n) và bền vững, quan tâm đến phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Phấn đấu vượt qua ngưỡng của một nước kém phát triển đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng NNL.

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ ngày nay, đặc tính nghề nghiệp của lao động đã và sẽ liên tục thay đổi: Lao động trí tuệ (Khoa học, quản lý, chuyên viên kỹ thuật…) ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong cơ cấu lao động và tạo ra lượng giá trị mới ngày càng tăng. Nếu những năm đầu của thế kỷ 20 lao động cơ bắp chiếm 9/10 giá trị sản phẩm thì cuối những năm 90 tỷ lệ đó giảm xuống còn 1/5 và số lượng sản phẩm tăng gấp 50 lần, năm 2000 tỷ lệ chỉ còn 1/10. Trong nền kinh tế tri thức, giá trị của khoa học công nghệ sẽ chiếm tới 70% giá trị gia tăng, quá trình lao động trí tuệ thay thế hoạt động chân tay diễn ra ngày càng mạnh qua mỗi thế hệ và xã hội hiện đại đòi hổi ngay cả lao động chân tay cũng phải bao gồm các yếu tố cơ bản của hoạt động trí óc. Cuộc cách mạng KH-KT lần này còn mở ra những khả năng sử dụng lao động trí tuệ rất to lớn. Và trí tuệ đã trở thành tài sản chủ yếu và LLSX trực tiếp quan trọng nhất của xã hội. Do đó nâng cao chất lượng NNL cho phù hợp với yêu cầu biến đổi nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu cuả tiến bộ KH-KT càng trở nên cấp bách hơn ở nước ta.

2. Dự báo về sự phát triển NNL

2.1. Điều chỉnh cơ cấu theo loại hoạt động của NNL là hướng quan trọng để nâng cao chất lượng NNL và giảm áp lực giải quyết việc làm:

- Cần phải tăng nhanh tỷ lệ đi học trong dân số trong tuổi lao động, đặc biệt là thanh niên 15 - 23 tuổi tham gia học tập và đào tạo nghề nghiệp.

- Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế (LLLĐ) sẽ giảm từ 80,7% (Nam 84,5%); Nữ 76,4%; Thành thị 73,5%;Nông thôn 84,7%) hiện nay xuống 80% năm 2000, 77% năm 2005.

Như vậy, LLLĐ sẽ có khoảng 40 triệu người năm 2005 tăng 5,5 triệu so với 2000(Nền giáo dục đào đạo không phát triển, số người đi học ít thì LLLĐ này sẽ nhiều hơn).

- Nếu thực hiện được việc mở rộng quy mô đào tạo như vậy, thì nhu cầu chỗ làm việc mới cho sè lao động mới tăng thêm trong thời kỳ 2001-2005 sẽ chỉ cần cho gần 3 triệu người, trung bình mỗi năm cho trên 600 ngàn người.

Tuy nhiên, do tình trạng thiếu việc làm hiện đang khá trầm trọng (tương đương với 8 triệu người) cộng với số người hiện đang thất nghiệp cần làm việc (khoảng 1,5 triệu người) thì chỗ làm việc mới cần tăng thêm thực tế là cho khoảng 15 triệu người.

Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu phân công LĐXH, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống còn 50% tương ứng với mức quốc gia có GDP/người khoảng 800-900USD thì có nghĩa là lao động nông nghiệp sẽ giảm số lượng tuyệt đối so với hiện nay, số chỗ làm việc mới tăng thêm hoàn toàn là thuộc khu vực phi nông nghiệp.

Những đặc điểm đó đặt ra yêu cầu đối với phát triển KT-XH (kể cả quy mô, tốc độ và chuyển dịch cơ cấu) là không những chỉ đạo được việc làm phi nông nghiệp cho sè lao động tăng thêm mà còn cho số người đang thiếu và chưa có việc làm và nó sẽ dôi ra do tăng NSLĐ. Vì vậy kế hoạch phát triển NNL phải tập trung chó trong vào đào tạo nghề, nâng cao chất lượng NNL, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng NSLĐ.

2.2. Dự báo nhu cầu lao động kỹ thuật làm cơ sở cho dù báo quy mô đào tạo theo 3 kịch bản sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kịch bản 1: Tốc độ tăng đào tạo nghề diễn ra như thời gian qua. Tốc độ tăng lao động đã qua đào tạo của 2001-2005 như thời kỳ 1996-2000 tương đương với tốc độ tăng GDP. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo theo trình độ chưa được cải thiện, chỉ tương đương cơ cấu năm 2000. Nền kinh tế vẫn rất thiếu lao động kỹ thuật.

Kịch bản 2 : Nếu đào tạo nghề được thúc đẩy và có bước “đột phá” mạnh mẽ hơn nữa nhằm tăng quy mô của các trường đào tạo nghề chính quy. Thu hót và tăng cường tham gia đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doang(đào tạo trong xí nghiệp, KCN, KCX, mô hìn đào tạo nghề kép, khu vực dạy nghề tư nhân, kèm cặp trong sản xuất và hệ thống trung tâm dạy nghề…). Tổng số lao động đã đào tạo đạt được tăng trung bình 11,2 %/năm và bằng 1,5 lần tốc độ tăng GDT, chiếm 50% LLLĐ; nếu tăng được chất lượng để tăng tỷ lệ sử dụng từ 70% hiện nay lên 80% thì sẽ chiếm khoảng 40% sè lao động đang làm việc (vẫn thấp hơn tỷ lệ của các nước trong khu vực hiện nay).Kịch bản này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động kỹ thuật cho tăng trưởng kinh tế.

Kịch bản 3: Một hướng tiếp cân khác, theo tổng kết của các nhà khoa học trên thế giới:

+ Nếu đạt trình độ tiến bộ kỹ thuật ở giai đoạn ba có ý nghĩa là số lao động đã qua đào tạo ở nước ta phải đạt khoảng 85% tổng số lao động đang làm việc, trong đó số đạo tạo từ lành nghề trở lên là 65%;

+ Để đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật đã qua đào tạo tương ứng với số chỗ làm việc cần có lao động kỹ thuật giả thiết tăng gấp hai lần tốc độ tăng GDP (khoảng 15%/n) thì tổng số lao động đã qua đào tạo cần có năm 2010 là 30 triệu người gấp 4 lần số hiện có năm 2000, chiếm 70% LLLĐ đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu qủ quản lý để tăng tỷ lệ sử dung lên 90% thì sẽ chiếm 65% lao động đang làm việc.

Để thực hiện kịch bản này cần có “đổi mới” toàn diện vì phải nhanh chóng mở rộng quy mô đào tạo và đòi hỏi đầu tư lớn. Tuy nhiên nếu chính phủ quyết tâm coi đầu tư cho đào tạo NNL trong giai đoạn này như đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho CNH, HĐH và chuẩn bị cho việc đi vào nền

kinh tế tri thức hội nhập với thế giới ở giai đoạn sau, thì phải vay vốn cho đầu tư đào tạo NNL, điều chỉnh phương thức và cơ cấu sử dụng vốn mội cách có hiệu quả thì vẫn thực hiện được…

Trên đây mới chỉ là những điều kiện “cần”, còn phải nghiên cứu luận chứng các điều kiện “đủ” để đảm bảo thực hiện cho mỗi kịch bản tác động của nó và tìm giải pháp khả thi… Đây là công việc tiếp theo thuộc về công tác quy hoạch và kế hoạch 5 năm để thực hiện các mục tiêu đó của ngành giáo dục - đào tạo.

2.3. Dự báo sử dụng và phân công lao động:

Cân đối lao động

(Chỉ tính số người trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động)

Một phần của tài liệu Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 20012005 và những giải pháp thực hiện (Trang 34 - 39)