Sự phát triển nguồn nhân lực vừa chính là kết quả cuối cùng vừa phải đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế xã hội vì con ngưòi vừa là mục tiêu vừa là động lực của sừ phát triển. Do đó ngiên cứu xây dụng chiến lược phát triển NNL cần dùa trên các cơ sở sau đây:
1. Phải xuất phát từ mục tiêu: ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp,với định nghĩa về CNH: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động phổ thông là chính sang sử dụng mộy cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nhiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” (NQTW 7 khoá VIII). Do đó tạo ra sự biến đổi và nâng cao chất lượng NNL là cực kỳ quan trọng.
2. Phải xuất phát từ vị trí của con người trong sự phát triển của thế
giới hiện đại, có thể miêu tả như sau:
“Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và mục đích của sự phát triển”. “Sự phát triển của con gnười là mục tiêu cuối cùng và cao nhất của quá trình phát triển” (Kế hoạch hành động Jacacta về phát triển NNL ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, UN/ESCAP 1998)
“Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. (NQHNTW 7/ Khoá VII)
“Các thị trường chỉ là phương tiện. Sự phát triển của con người mới là mục đích.
Trong cạnh tranh kinh tế, phát triển NNL có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Hoặc người Việt Nam sẽ là các ông chủ hoặc sẽ là người làm thuê cho các ông chủ nước ngoài? Hoặc người Việt Nam sẽ là người lao động sáng tạo, làm chủ các công nghệ tiên tiến, hiện đại hay sẽ chỉ là những lao động giản đơn, những
lao động cơ bắp, nặng nhọc, phục vụ… trong thế kỷ XXI, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược và kế hoạch phát triển con người được xác định và bắt đầu thực hiện ngay từ bây giờ…
3. Xuất phát từ nhận thức vai trò của Chính phủ
Phát triển NNL là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân. Nếu chính phủ tự nhận mình phải làm tất cả như chế độ bao cấp trước đây là không còn phù hợp nữa, nhưng nếu thả nổi hoàn toàn cho thị trường thì lại càng không thể được. Chính phủ có trách nhiệm phải chủ động hoạch định các chiến lược cũng như kế hoạch và các chính sách điều hành vĩ mô để tạo lập được một cơ cấu mới của NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH: cơ cấu mới của NNL đã được xác định trong mỗi giai đoạn sẽ là cơ sở để định hướng cho các kế hoạch và chính sách phát triển NNL, đặc biệt cho quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo các loại hình lao động cần thiết.
Chính phủ cần phải giữ vai trò là người quản lý, tổ chức, định hướng và giám sát những khía cạnh pháp lý trong việc tổ chức thực hiện theo chiến lược phát triển NNL của quốc gia và các vùng lãnh thổ đã được vạch ra.Phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, giữa chính quyền với các tổ chức xã hội, phi chính phủ trong và ngoài nước và các cộng đồng dân cư, đồng thời phải trực tiếp thực hiện những vấn đề then chốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra. Xác định rõ và làm tốt vai trò quản lý Nhà nước trong các ngành và lĩnh vực liên quan đến phát triển NNL là việc làm cấp bách để nâng cao hiệu quả phát triển NNL nói riêng và phát triển KT-XH nói chung.
4. Xuất phát từ nhu cầu chất lượng của con người lao động yêu cầu
CNH, HĐH: Do sự phát triển như vũ bão của KH&CN, sự đòi hỏi tăng trưởng
kinh tế nhanh ở mỗi nước mà những giá trị con người cũng có những yêu cầu mới, phải có nhuiững thay đổi về hệ thống giá trị, thang giá trị cho phù hợp. Phổ biến hơn cả người ta đề cập đến những con người thông minh, sáng tạo và đặc biệt đang đưa ra quan niệm về con người hiện đại lag con người gắn bó chặt chẽ voứi nền sẩn xuất hiện đại, nền kinh tế tri thức và với dân téc mình…
C.Mác nói: “Sức lao động của con người tồn tại trong nhân cách sinh động của con người”. Đó là thể lực, trí lực, là đạo làm người, là năng lực, phẩm chất của mỗi con người. Những nhân cách sinh động đó chỉ có thể có được thông qua giáo dục - đào tạo và lao động thực sự.
5. Xuất phát từ nhận thức cong người là một thực thể năng động, có
tiềm năng vô hạn: “Của cải là có hạn, sự sáng tạo của con người là vô hạn” nên
cần phải xây dùng cho được một cơ chế thế nào để phát huy được hết những mặt tích cực của nguồn lực con người, phục vụ cho sự nghiệp phát triển của con người và của xã hội, đồng thời hạn chế được những mặt tiêu cực do con người tạo ra…