1000ng % 1000ng % Dân số trong tuổi lao động 43.916 100 52.000 100
1. Không HĐKT 8.487 19,32 12.000 23 - Đi học 4.300 9,80 7.800 15 - Nội trợ, MSLĐ và không có NCVL 4.187 9,52 4.200 8 2. Lực lượng lao động 35.429 100 40.000 100 a) Đang làm việc 33.990 95,94 38.400 96 Cơ cấu 100 100 - Công nghiệp, XD 4.250 12,5 5.760 15 - Nông lâm 22.770 67 22.000 57 - Dịch vụ 6.970 20,5 10.900 28 b) Thất nghiệp 1.438 4,06 1.600 4
III. Các giải pháp và chính sách phát triển NNL cho thời kỳ 2001-2005 2005
1. Dân số và kế hoạch hoá gia đình cần chuyểh sang mục tiêu làm tăng chất lượng dân số và NNL là chủ yếu đồng thời với giảm nhịp tăng dân số.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt cần quan tâm để có thể giảm nhanh hơn nữa tỷ lệ sinh đi đôi với chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với phụ nữ, nhóm dân cư nghèo, dân cư khu vực nông thôn, ven biển, đồng bào các dân téc thiểu số, các vùng kém phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số.
- Nâng cao chất lượng dân số-NNL và phân bố dân cư hợp lý không chi là yêu cầu trước mắt mà còn là sự chuẩn bị để đón trước thời cơ, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển cao hơn trong tương lai.
- Phát triển các ngành GD-ĐT, Y tế, VH-TT… là những biện pháp quan trọng và cần được thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ tương tác với kinh tế nhằm phát triển toàn bộ NNL.
2. Trong giai đoạn tới phải ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng lao động quản lý, đội ngũ tham mưu, các nhà kinh doanh giỏi, các nhà khoa học và công nghệ thành thạo, các công nhân lành nghề trong các lĩnh vực hoạt động kinh
tế xã hội. Chủ động hình thành và phát triển NNL với chất lượng cao phục vụ
những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có hiệu quả cao, giải quyết thoả đáng quan hệ cung - cấu lao động có kỹ năng, trình độ kỹ thuật cao nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại, các bí quyết - kiến thức, kinh nghiệm quản lý trên các vùng kinh tế trọng điểm, các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung là nhân tố hàng đầu trong việc khai thác những thế mạnh của quốc gia để đạt tốc độ phát triển cao, đồng thời phát huy tác dụng của đội ngũ lao động này với các nhóm dân cư ở trình độ thấp và địa bàn chọn phát triển. Do đó phát triển GD-ĐT cần quán triệt quan điểm sau:
- Phát triển GD-ĐT phải mang tính xã hội hoá cao, mọi người, mọi tổ chức, phải đóng góp sức tiền của và tham gia vào phát triển GD-ĐT, tạo cơ hội học tập cho mọi người theo lời dạy của Lênin “học, học nữa, học mãi”.
- Cần phải đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên vào tuổi lao động, đảm bảo cho mọi thanh niên có nghề hoặc sẽ được học gnhề trước khi bước vào lao động sản xuất và hoạt động dịch vụ. Tăng nhanh tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tham gia học tập, đào tạo và cân bằng giới ở các cấp học, đặc biệt là thanh niên 15-23 tuổi, để giảm tỷ lệ tham gia vào LLLĐ, giảm áp lực về giải quyết việc làm trong giai đoạn trước mắt và đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho sự phát triển của đất nước đi vào CNH, HĐH và nền kinh tế tri thức ở giai đoạn sau.
- Coi đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư cho phát triển cho cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho CNH, HĐH nên:
a) Bên cạnh việc thực hiện tốt Luật giáo dục Nhà Nước cần nghiên cứu và ban hành “Luật đào tạo nghề”.
b) Huy động nguồn đầu tư cho GD-ĐT: đa dạng hoá các nguồn đầu tư
+ Tăng Ngân sách Nhà nước cho GD-ĐT
+ Cho phép vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển GD-ĐT
+ Nhà nước có chính sách khuyến khích bằng cách Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện cho mượn đất, miễn giảm thuế, cho phép vay vốn tín dụng trong nước… để các cá nhân và tập thể đầu tư phát triển GD-ĐT bán công, dân lập tư thục ở một số cấp học, phát triển GD-ĐT trong khuôn khổ qui định của Nhà nước.
+ Hình thành quỹ đào tạo NNL mà người đi học và người sử dụng lao động đã qua đào tạo phải đóng kinh phí cho quỹ.
c) Phân bố sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vồn đầu tư:
- Tạo nên sự bình đẳng trước cơ hội được GD-ĐT của mọi người dân. Nhà nước phải thay đổi cơ cấu đầu tư và phân bổ ngân sách cho các cấp học và các vùng… cần ưu tiên phát triển giáo dục phổ cập ở nông thôn, miền núi, chú ý các đối tượng chính sách. Miễn học phí, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên học giỏi và cho vay đối với sinh viên nghèo; Tạo nên các loại trường nội chú thích hợp cho các đối tượng chính sách, trường bổ túc công nông cho cán bộ cơ sở và con em công nông…
- Trong khi nguồn nhân lực hạn chế phải chấp nhận tình trạng không đồng đều về chất lượng.Sự tập trung đầu tư của nhà nước cho phát triển NNL cần hướng vào hai loại trình độ:
+ Loại thứ nhất là phổ cập giáo dục toàn diện thích ứng với từng giai đoạn phát triển (các nước châu Á suốt ba thập kỷ qua đã tập trung giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, Hàn Quốc đã ban hành Luật dạy nghề từ năm 1967, Trung Quốc có chế độ “dự bị lao động” bắt buộc thanh niên phải học nghề trước khi tham gia vào thị trường lao động, tìm việc làm…).
+ Loại thứ hai là phát triển giáo dục bậc cao để tiếp nhận vầ làm chủ các chi thức mới của nhân loại, ưu tiên giáo dục khoa học kỹ thuật và công nghệ để tạo khả năng thích ứng, tiếp nhận công nghệ mới vào sản xuất…
Ngân sách Nhà nước tập trung mạnh hơn vào loại thứ nhất trong giai đoạn đầu (vì nó quyết định trình độ dân trí chung và là cơ sở cho việc hình thành một đội ngò công nhân lành nghề), nhưng không phải là bình quân theo đầu dân hay đầu học sinh mà cần có sự khác biệt theo vùng và đối tượng dân cư để tạo nên một “mặt bằng” chuẩn về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận đi học bình đẳng cho trẻ em ở mọi giới, mọi dân tộc, mọi vùng lãnh thổ…; và đầu tư có chọn lọc ở loại thứ hai…Vaiiii trò của Nhà nước chính là tạo ra một môi trường thuật lợi cho các thành phần kinh tế khác và đầu tư cho phát triển GD-ĐT,đặc biệt là dạy nghề cho người lao động.
Đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng đầu tư cho phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đạt chuẩn quốc gia, xã hội hoá cao độ để đảm bảo chi thường xuyên… cải tiến chế độ tiền lương cho giáo viên…
d) Thay đổi cơ chế đào tạo các cấp theo hướng mở rộng cơ hội cho người đi học, mở rộng “đầu vào” nhưng kiểm tra và giám sát chất lượng dạy và học trong quá trình đào tạo để chon lọc dần, đảm bảo “dầu ra” đạt chuẩn quốc gia tiến tới đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Thực hiện cam kết trách nhiệm và chế độ phân công công tác theo yêu cầu của Nhà nước đối với những học sinh, sinh viên tốt nghiệp được đào tạo bằng nguồn tài chính công.
e) Đổi mới hoàn toàn phương pháp dạy và học so với hiện nay.
3. Coi trọng sự năng động, sáng tạo của nhân dân, người lao động trong việc đào tạo, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tạo việc làm và giải quyết việc làm. Phát triển thị trưòng lao động theo hướng chỉ quy định những khu vực và những điều “cấm”, còn lại được phát triển tự do theo luật định.
- Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động đã được đào tạo. Người được đào tạo bằng nguồn kinh phí của Nhà nước phải chấp hành sự phân công công tác của Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi thường chi phí đào tạo…
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và biến đổi cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm, sử dụng và biến đổi cơ cấu phân công lao động để nâng cao chất lượng NNL và làm tăng NSLĐ XH …
4. Phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm: cần xuất phát từ giác
độ sử dung LLLĐ, một nguồn nội lực quan trọng và cũng là một vấn đề xã hội nghiêm trong-đảm bảo việc làm cho người lao động, để lựa chọn cơ cấu đầu tư và cơ cấu kiinh tế hợp lý. Do đó, về phương pháp, phải xác định sức chứa tối đa lao động nông nghiệp (nhu cầu thực sự về lao động nông nghiệp) để từ đó đặt yêu cầu cho khu vực phi nông nghiệp tạo việc làm cho sè lao động còn lại ở nông thôn và ở thành thị trong quá trình CNH, đô thị hoá.
Khu vực nông nghiệp, từ nhiều cách tiếp cận đều cho thấy nhu cầu thực về lao động nông nghiệp sẽ không cần tăng về tuyệt đối và giảm nhanh về tỷ trọng trong giai đoạn 2001-2005. Như vậy toàn bộ số lao động tăng thêm cần được thu hót vào các ngành thuộc khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Do đó một mặt, cần có chính sách khuyến khích phát triển về quy mô và cơ cấu của các ngành phi nông nghiệp ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị sao cho tạo đủ việc làm một cách có hiệu quả cho 16,4 triệu người năm 2005, tăng trên 4,5 triệu người so với năm 1998. Mặt khác phải có kế hoạch đào tạo cho lực lượng lao động này để đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành phi nông nghiệp đó…
5. Chủ động quy hoạch và tổ chức lại hệ thống các điểm dân cư lâu dài
theo hướng đô thị hoá vừa hiện đại vừa văn minh, với hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, xã hội và hành chính đồng bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển NNL và từng bước xây dựng cuộc sống an toàn, gần gũi với thiên nhiên trong một xã hội ngày càng văn minh, hiện đại và một môi trường sinh thái bền vững.
6. Chủ động thực hiện những biện pháp nhằm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển NNL, thực hiện công bằng xã hội với cơ hội, khả năng tiếp cận và mức độ thụ hưởng thành quả của sự phát triển… giữa các nhóm, tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn…
7. Phát triển NNL là sự nghiệp vì dân, do dân nên cần coi trọng và thu
hót sự tham gia của các cộng đoòng dân cư và toàn thể nhân dân, tạo cơ hội đồng đều cho mọi tầng líp dân cư, đặc biệt chú ý đảm bảo cho đối tượng dân cư thiệt thòim được tham gia vào quá trình phát triển đó.
8. Cải thiện điều kiện sống của dân cư
- Hoàn thiện các quan hệ phân phối mhầm điều tiết thu nhập giữa các tầng líp dân cư, cơ chế phân phối và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách, từ các doanh nghiệp cũng như huy động từ các cộng đồng dân cư cho việc phát triển kết cấu hạ tầng nhằm cải thiện và nâng cao mức sống nhân dân.
- Tăng cường và mở rộng giáo dục dinh dưỡng cho toàn dân.
- Xây dựng chính sách hướng dẫn tiêu dùng, để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
- Xây dựng chính sách phát triển nhà ở, có chính sách giải quyết nhà ở cho tâng líp dân nghèo ở đô thị. Nhà nước phải có quy hoạch các điểm dân cư, hỗ trợ một phần và huy động các nguồn lực trong dân, tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phù hợp ở các điểm dân cư.
- Phát triển dịch vụ công cộng và dịch vụ xã hội đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân mỗi vùng, vừa tạo thêm việc làm có thu nhập cho một số người, vừa góp phần thúc đẩy phân công LĐXH…
- Bằng các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, thuế và phân phối, nhà nước điều hành nền kinh tế và điều tiết thu nhập đảm bảo cải thiện đời sống cho mọi tầng líp dân cư và thực hiện công bằng xã hội.
- Xây dựng và thực hiện các chính sách tác động đến điều kiện sống của dân cư nhằm phát triển NNL. Xây dựng nếp sống văn hoá an toàn xã hội và bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN
Trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội IX của Đảng. Phát huy sức mạnh toàn dân téc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chỉ rõ: “Đường lối kinh tế của Đảng ta là đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp…
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001- 2010 là: “Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…”.
Để thực hiện đường lối kinh tế và mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế 10 năm (2001-2010) và kế hoạch 5 năm (2001-2005) cần có những bước đi phù hợp với nhiều biện pháp thích hợp đối với NNL và đặc biệt chúng ta cần phải quan tâm đến kế hoạch phát triển NNL cho thời kỳ tới mới có thể tạo ra những bước đi đúng đắn cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với quá trình phát triển của khu vực và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí dân số và phát triển: 6/2001
2. Tạp chí kinh tế và phát triển: 3/2001, 4/2001 3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII, IX 4. Tạp chí nghiên cứu kinh tế: 12/1999, 12/2000 5. Tạp chí nghiên cứu lý luận: 7/1997, 4/1999, 2/2000
6. Tạp chí lao động và xã hội: 8/1997, 9/2000, 11/2000, 1/2001, 2/2001, 3/2001, 4/2001, 5/2001
7. Tạp chí kinh tế và dự báo: 7/2000
8. Bài giảng kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội: TS - Ngô Thắng Lợi
9. Giáo trình kinh tế phát triển: GS – TS Vò Thị Ngọc Phùng 10. Giáo trình kinh tế lao động:
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội (2000)
11. Nguồn: Lao động kỹ thuật, Đề tài cấp Nhà nước 88.76.054
12. Nguồn : Kinh tế học của sự phát triển, Viện QLKTTƯ dịch 1990 13. Nguồn: Điều tra lao động - việc làm 1.7.1996. TCTK