1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2006-2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 288,81 KB

Cấu trúc

  • A. Lời mở đầu (1)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (1)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (2)
    • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (2)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (2)
    • 5. Kết cấu đề tài (2)
  • B. Nội dung (3)
  • Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính NHTM (3)
    • 1.1. Khái niệm phân tích tài chính ngân hàng thương mại (3)
      • 1.1.1. Định nghĩa (3)
      • 1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính ngân hàng thương mại (3)
    • 1.2. Quy trình phân tích tài chính ngân hàng thương mại (4)
    • 1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính NHTM (4)
      • 1.3.1. Thông tin nội bộ ngân hàng (5)
        • 1.3.1.1. Bảng cân đối kế toán (5)
        • 1.3.1.2. Báo cáo thu nhập (8)
        • 1.3.1.3. Một số thông tin nội bộ khác (9)
        • 1.3.2.1. Thông tin chung từ nền kinh tế (11)
        • 1.3.2.2. Thông tin ngành ngân hàng (12)
    • 1.4. Phương pháp phân tích tài chính ngân hàng thương mại (12)
      • 1.4.1. Phương pháp so sánh (12)
      • 1.4.2. Phương pháp tỷ số (13)
      • 1.4.3. Phương pháp Dupont (14)
    • 1.5. Nội dung phân tích tài chính ngân hàng thương mại (14)
      • 1.5.1. Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại (14)
        • 1.5.1.1. Phân tích biến động chung về Tổng tài sản (15)
        • 1.5.1.2. Phân tích diễn biến tài sản có (16)
        • 1.5.1.3. Phân tích diễn biến tài sản nợ (17)
      • 1.5.2. Phân tích hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời (18)
      • 1.5.3. Phân tích rủi ro của ngân hàng thương mại (22)
        • 1.5.3.1. Phân tích rủi ro thanh khoản (23)
        • 1.5.3.2. Phân tích rủi ro tín dụng (24)
        • 1.5.3.3. Phân tích rủi ro lãi suất (25)
        • 1.5.3.5. Phân tích rủi ro thu nhập (26)
        • 1.5.3.6. Phân tích rủi ro phá sản (27)
  • Chương 2: Phân tích tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (27)
    • 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (28)
      • 2.1.1. Lịch sử phát triển (28)
      • 2.1.2. Vị thế của BIDV (28)
      • 2.1.3. Tình hình kinh doanh (29)
      • 2.2.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV (33)
        • 2.2.1.1. Phân tích diễn biến tổng tài sản của BIDV (34)
        • 2.2.1.2. Phân tích diễn biến tài sản nợ của BIDV (39)
        • 2.2.1.3. Phân tích diễn biến tài sản có của BIDV (47)
      • 2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của BIDV (55)
      • 2.2.3. Phân tích rủi ro của BIDV (60)
        • 2.2.3.1. Phân tích rủi ro thanh khoản của BIDV (60)
        • 2.2.3.2. Phân tích rủi ro tín dụng của BIDV (62)
        • 2.2.3.3. Phân tích rủi ro lãi suất của BIDV (63)
        • 2.2.3.4. Phân tích rủi ro ngoại hối của BIDV (64)
    • 2.3. Đánh giá về tình hình tài chính Ngân hàng BIDV (65)
      • 2.3.1. Thành công (67)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (68)
  • Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (71)
    • 3.1. Định hướng hoạt động của ngân hàng thời gian tới (71)
    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của BIDV (74)
    • 3.3. Kiến nghị (86)
    • C. Kết luận (90)
  • Tài liệu tham khảo.................................................................................................92 (91)

Nội dung

Tổng quan về phân tích tài chính NHTM

Khái niệm phân tích tài chính ngân hàng thương mại

Phân tích tài chính là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm xác định vị thế tài chính, phân tích năng lực tài chính trong quá khứ, hiện tại, và đánh giá năng lực tài chính trong tương lai.

1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính ngân hàng thương mại

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin tài chính của NH, mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau.

- Phân tích tài chính đối với khách hàng(KH): Những người gửi tiền hay cho vay đối với NH quan tâm xem liệu tiền của họ gửi tại NH có an toàn hay không và mức sinh lời là bao nhiêu, do đó mục tiêu phân tích của họ là đánh giá khả năng thanh toán cũng như khả năng sinh lời, đó là cơ sở để ra quyết định gửi tiền, cho vay.

- Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư: Các cổ đông quan tâm trực tiếp đến tính toán giá trị của NH vì họ đã giao vốn cho NH và có thể phải chịu rủi ro Thu nhập của cổ đông là tiền chia lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư, do đó mục tiêu phân tích đối với các cổ đông là đánh giá triển vọng phát triển của NH và đánh giá giá trị cổ phiếu NH trên thị trường tài chính.

- Phân tích tài chính đối với nhà quản trị: Đối với nhà quản trị NH phân tích tài chính có nhiều mục tiêu: phân tích nhằm giúp nhà quản trị làm rõ thực trạng, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của NH; giúp nhận dạng được những nguyên nhân của những thuận lợi cũng như khó khăn của NH; từ đó đưa ra những biện pháp thúc đẩy những mặt mạnh, sửa chữa những mặt còn yếu kém, dự báo tài chính và đưa ra các kế hoạch kinh doanh cụ thể nhằm tìm kiếm những cơ hội sinh lời tốt nhất với mức rủi ro có thể chấp nhận và trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Quy trình phân tích tài chính ngân hàng thương mại

Phân tích tài chính ngân hàng thương mại theo các bước sau:

B1: Thu thập thông tin Đầu tiên cần tìm hiểu thông tin sử dụng trong phân tích tài chính, kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của thông tin thu thập được.

Sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích để tổng hợp, biến đổi… những thông tin ban đầu để có được những thông tin mong muốn.

B3: Dự đoán và ra quyết định

Trên cơ sở kết quả xử lý thông tin, phải tổng hợp và đánh giá được năng lực tài chính của NH, dự báo cho tương lai và ra các quyết định kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính NHTM

NHTM phát triển dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên ngoài như sự tăng trưởng của nền kinh tế, tiến bộ công nghệ, chính sách tiền tệ… và các yếu tố bên trong như cơ cấu tổ chức, chất lượng sản phẩm… Do đó khi tiến hành phân tích phải sử dụng thông tin nội bộ NH lẫn thông tin bên ngoài.

1.3.1 Thông tin nội bộ ngân hàng

Một trong những thông tin nội bộ quan trọng nhất của một NH là báo cáo tài chính Báo cáo tài chính cho thấy trạng thái tài chính cũng như tình hình hoạt động của một NH, góp phần đánh giá năng lực của bộ máy quản trị.

Các nhà quản lý sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá năng lực thực hiện và xác định các lĩnh vực cần thiết phải được can thiệp Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý như thế nào Các nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định cơ hội đầu tư Còn khách hàng của ngân hàng kiểm tra báo cáo tài chính để xác định khả năng thanh toán của NH mà họ đang có giao dịch.

Hai báo cáo tài chính quan trọng nhất được sử dụng trong phân tích tài chính là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.

1.3.1.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của NH liệt kê các tài sản, các khoản nợ và VCSH do NH nắm giữ hoặc đầu tư tại một thời điểm

Bảng cân đối kế toán được thể hiện một cách tổng quát bao gồm 2 phần: Phần tài sản có thể hiện sự sử dụng vốn (ngân quỹ) của NH, phần tài sản nợ thể hiện một cách cụ thể từng nguồn hình thành nên ngân quỹ của NH.

- Các khoản mục Tài sản có(sử dụng vốn)

 Tiền mặt tại quỹ bao gồm:

+ Tiền giấy và tiền kim loại tại két sắt của NH

+ Tiền gửi dự trữ ở NHNN

+ Tiền gửi ở ngân hàng khác

+ Các khoản tiền trong quá trình thu

Tài sản tiền mặt được hình thành để đáp ứng yêu cầu thanh khoản của

NH bao gồm yêu cầu rút tiền gửi, yêu cầu vay vốn, và những yêu cầu tức thời hay không thể dự đoán trước đối với tiền mặt Tuy nhiên, tài sản tiền mặt có tính không sinh lời hoặc sinh lời thấp, do đó mỗi NH đều cố gắng duy trì ở mức thấp nhất có thể.

 Chứng khoán: Các NHTM nắm giữ các chứng khoán vì mục đích thanh khoản và đa dạng hoá hoạt động để nâng cao lợi tức NH thường chia chứng khoán thành loại thanh khoản và kém thanh khoản Chứng khoán thanh khoản an toàn, dễ bán nhưng có tỷ lệ sinh lời thấp Chứng khoán kém thanh khoản là chứng khoán có mức độ rủi ro cao và thường có tỷ lệ sinh lời cao.

 Cho vay ( tín dụng ) : Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các NHTM Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của NH là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng

 Tài sản cố định, máy móc thiết bị: Gồm giá trị tài sản của NH như nhà cửa, trang thiết bị và những trang bị cần thiết dành cho các hoạt động của NH.

 Tài sản khác: Tài sản ủy thác, tài sản góp vốn liên doanh liên kết… và các tài sản ngoại bảng.

- Các khoản mục Tài sản nợ (Nguồn vốn):

+ Tiền gửi theo yêu cầu: Là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào cho nhu cầu thực tế

+ Tiền gửi tiết kiệm: Là phương thức phổ biến nhất đối với công chúng, phản ánh trong các tài khoản tiết kiệm và bằng các sổ tiết kiệm

+ Tiền gửi của thị trường tiền tệ: Tiền gửi của khách hàng hoạt động trên thị trường ngọai hối, thị trường tiền tệ quốc tế.

+ Chứng chỉ tiền gửi(CDs): Văn bản do NH phát hành để chứng nhận rằng người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào NH.

+ Tiền gửi có kỳ hạn khác: Tiền gửi của cá nhân, các tổ chức theo một kỳ hạn nhất định, khi đến hạn mới được rút ra, cũng có thể rút trước kỳ hạn nhưng không được hưởng lãi suất kỳ hạn

 Các khoản vay: do có quy định tỷ lệ giữa tiền gửi và vốn của chủ nên các NH thường phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế.

+ Vay ngắn hạn: Đây là khoản vay của NH nhằm bổ sung cho vốn hoạt động kinh doanh của mình, có thể vay từ NHNN, hoặc từ các tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài

+ Vay trung và dài hạn: Các khoản vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng khác, có thể trong nước hoặc từ nước ngoài, vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy nợ như trái phiếu…

 Nợ phải trả khác: Các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của

NH, như phải trả người bán, người cung cấp, phải nộp ngân sách Nhà nước, phải trả công nhân viên…

 Vốn chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn NH có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho NH.

Báo cáo thu nhập ở Việt Nam thường gọi là báo cáo kết quả kinh doanh, là báo cáo tổng kết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của NH qua một thời kỳ nhất định, thường là quý hoặc năm.

Các bộ phận cấu thành báo cáo kết quả kinh doanh:

- Thu nhập lãi suất là nguồn thu chính của NH từ các tài sản sinh lời, chủ yếu là các khoản cho vay, chứng khoán, tiền gửi tại các NH khác.

- Thu phí dịch vụ, hoa hồng bao gồm các khoản thu nhập do những dịch vụ khác nhau của NH.

- Thu nhập ngoài lãi suất khác bao gồm thu nhập ròng từ bộ phận hoạt động kinh doanh, từ cho thuê tài chính trực tiếp

- Chi phí lãi suất là khoản chi phí trả cho các khoản gửi tiền, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác

- Chi phí cho vốn chủ sở hữu.

Phương pháp phân tích tài chính ngân hàng thương mại

Có 3 phương pháp thường được sử dụng trong phân tích tài chính: phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh, phương pháp Dupont.

Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.

Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách biệt được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho phù hợp Đối với nhà quản trị khi phân tích tài chính NH cần lựa chọn các kỳ gốc so sánh sau:

 Tài liệu của các năm trước: Nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

 Các mục tiêu dự kiến (kế hoạch, định mức): Nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với dự kiến, kế hoạch, định mức.

 Các chỉ tiêu trung bình ngành: Nhằm khẳng định vị trí của NH trong ngành.

Các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất: Phản ánh cùng nội dung kinh tế, sử dụng cùng một phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường…

Một tỷ số là một chỉ dẫn của mối quan hệ định hướng hay số học giữa hai biến số Nó là kết quả của một số đem chia với số kia và có thể được biểu hiện bằng phân số, tỷ lệ phần trăm hoặc tỉ lệ.

Phân tích tỷ số tài chính có thể nói là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích tài chính, thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính Việc sử dụng các tỷ số cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một NH đang được xem xét

Các bước tiến hành phân tích tỷ số như sau:

B1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích

B2: Xác định đúng số liệu để lắp vào công thức tính

B3: Giải thích ý nghĩa tỷ số vừa tính toán

B4: Đánh giá tỷ số tính toán (cao, thấp hay phù hợp)

B5: Phân tích nguyên nhân tỷ số vừa tính toán là cao, thấp, hay phù hợp

B6: Đưa ra biện pháp cải thiện hay tiếp tục duy trì tỷ số vừa tính toán

Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ số được sử dụng để so sánh với tiêu chuẩn ngành và để so sánh xu thế theo thời gian Có rất nhiều loại tỷ số tài chính được sử dụng trong phân tích như tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ, tỷ số chi phí tài chính, tỷ số hoạt động, tỷ số khả năng sinh lời…, và để các tỷ số có ý nghĩa cần so sánh tỷ số với các tỷ số trước đây của NH, với các tỷ số tiêu chuẩn, và với tỷ số của các NH khác Do đó trong phân tích khi dùng phương pháp tỷ số thường phải đi kèm với phương pháp so sánh.

Phân tích tài chính theo mô hình Dupont là kỹ thuật phân tích có tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh với bảng cân đối kế toán.

Các Bước Trong Phương Pháp Dupont:

B1: Thu nhập số liệu ( từ phòng kế toán )

B2: Tính toán ( sử dụng bảng tính )

B4: Nếu kết luận không chân thực, kiểm tra số liệu và tính toán lại

Mô hình Dupont có ưu điểm là đơn giản nhưng cần số liệu kế toán đáng tin cậy.

Nội dung phân tích tài chính ngân hàng thương mại

1.5.1 Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại

1.5.1.1 Phân tích biến động chung về Tổng tài sản

Phân tích các chỉ tiêu sau:

 Biến động về quy mô, chất lượng và hiệu quả của Tổng tài sản: Phân tích thông qua sự tăng giảm của tổng tài sản, tổng tài sản bình quân, tài sản sinh lãi, tỷ trọng Tài sản sinh lãi/Tổng tài sản, Tài sản sinh lãi/đầu người…

Tài sản sinh lãi là tài sản mang lại thu nhập từ lãi cho NH Tiền tại quỹ và thiết bị máy móc thiết bị là 2 loại tài sản không thuộc tài sản sinh lãi, bên cạnh đó một số tài sản sinh lời không được xếp vào tài sản sinh lãi như tài sản cho thuê, cổ phiếu, ngân quỹ dùng để kinh doanh ngoại tệ…

 Biến động về cơ cấu tài sản có: Sự biến động về tỷ trọng dư nợ cho vay TCKT, cá nhân trong TTS; Tỷ trọng dự trữ và Đầu tư ngắn hạn trong TTS; Đầu tư, cho vay TCTD khác/TTS; Tỷ trọng tài sản cố định/TTS, Tỷ trọng tài sản có khác/TTS.

 Biến động về cơ cấu tài sản nợ: Biến động về Tỷ trọng huy động vốn/TTS; Tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi TCKT/TTS; Tỷ trọng huy động từ dân cư và phát hành giấy tờ có giá/TTS; Tỷ trọng vốn vay/TTS; Tỷ trọng tiền gửi của KBNN và TCTD khác/TTS.

 Mối tương quan Tài sản nợ- Tài sản có: Phân tích thông qua các tỷ số huy động vốn/cho vay, dư nợ/nguồn vốn huy động…

Chú ý tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với NHTM là 40% Trong trường hợp cao hơn tỷ lệ này phải có văn bản đề nghị NHNN chấp thuận, trong đó nêu rõ lý do, tỷ lệ tối đa và các biện pháp quản lý đáp ứng khả năng chi trả(theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN).

1.5.1.2 Phân tích diễn biến tài sản có

Phân tích các chỉ tiêu sau:

 Dự trữ: Gồm dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp, dự trữ thứ cấp bao gồm tiền gửi Liên NH, các GTCG thanh khoản và các chứng khoán kinh doanh. Phân tích tình hình dự trữ thông qua tỷ trọng dự trữ/tổng tài sản, tỷ trọng dự trữ sơ cấp trong tổng tài sản, tỷ trọng dự trữ thứ cấp trong tổng tài sản.

- Phân tích biến động tổng dư nợ: Gồm dư nợ cho vay, bảo lãnh, cho thuê… trong đó phân tích sự biến động của dư nợ cho vay TCKT và dân cư là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ.

Theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN:

Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng,

- Phân tích biến động dư nợ vay TCKT và dân cư phân theo các loại hình: Dư nợ cho vay theo chỉ định, dư nợ cho vay thương mại; dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn; dư nợ bằng VNĐ, dư nợ bằng ngoại tệ.

- Phân tích cơ cấu tỷ trọng dư nợ vay: Phân tích các tỷ số dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ, dư nợ thương mại/Tổng dư nợ, dư nợ VNĐ/Tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ/Tổng dư nợ…

- Chất lượng tín dụng: Phân tích thông qua các chỉ tiêu nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, dư nợ các nhóm/tổng dư nợ …

Nợ quá hạn là những khoản nợ tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc lãi không thu được khi đến hạn Chỉ tiêu nợ quá hạn cho thấy một số nhận xét về chất lượng danh mục đầu tư tín dụng của NH.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nợ được phân thành 5 nhóm: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2: Nợ cần chú ý, nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4: Nợ nghi ngờ, nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4,5 Theo quy định tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn 3% tổng dư nợ.

 Đầu tư: Biến động của các khoản mục đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh, mua cổ phần (đầu tư chứng khoán vốn), đầu tư dài hạn khác.

1.5.1.3 Phân tích diễn biến tài sản nợ

 Huy động vốn: Phân tích sự tăng giảm của tổng vốn huy động, tổng vốn huy động bằng VNĐ, tổng vốn huy động bằng ngoại tệ, vốn huy động từ TCKT , từ dân cư, từ phát hành giấy tờ có giá, phân tích tỷ trọng huy động vốn dân cư/tổng huy động, huy động vốn từ TCKT/tổng huy động, huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá/tổng huy động, vốn huy động bằng VNĐ/tổng huy động, vốn huy động bằng ngoại tệ/tổng huy động.

Phân tích tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo nghị định số177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ 43 năm qua BIDV đã có những tên gọi:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

 Ngân hàng BIDV là một DN Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 4 đơn vị liên doanh với nước ngoài, hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng

 Nghề nghiệp truyền thống là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của NH phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các DN, tổng công ty BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 NH và quan hệ thanh toán với 50 NH trên thế giới

- Là một trong những NH có mạng lưới lớn nhất, BIDV có nguồn huy động vốn tương đối ổn định, cơ cấu hợp lý Với vị thế dẫn đầu về quy mô(vốn điều lệ xấp xỉ 7700 tỷ VND) và thị phần, BIDV có ưu thế đối với đối tượng khách hàng là các DN lớn, tập đoàn kinh tế và đầu tư dự án.

- Hệ thống công nghệ thông tin của BIDV đã được hiện đại hoá tại tất cả các chi nhánh, tạo điều kiện triển khai đồng bộ, hiệu quả các sản phẩm dịch vụ mới trên phạm vi toàn quốc.

- BIDV có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng trung và dài hạn, có thế mạnh trong việc tài trợ cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư trước đây

- BIDV là một trong những NH kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả và có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư (đầu tư vào các công ty thành viên, công ty liên doanh và đầu tư tài chính).

- BIDV có kinh nghiệm trong vai trò NH đại lý, uỷ thác đầu tư cho nước ngoài, bán buôn (dự án tài chính nông thôn của WB).

- BIDV là một trong những NH đầu tiên tại Việt Nam được SBV cấp phép để phát triển các sản phẩm phái sinh như quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ (foreign currency option), quyền chọn giữa ngoại tệ và VND (foreign currency and VND option), sản phẩm tiền gửi cơ cấu (dual currency deposit).

- BIDV cũng là NH hàng đầu của Việt Nam trong việc quản lý tài sản (asset management) BIDV đang thực hiện quản lý lượng tài sản từ nguồn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ.

 Lĩnh vực kinh doanh: Hoạt động của BIDV có đầy đủ các chức năng của một NHTM được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và phi NH, làm NH đại lý, phục vụ các dự án trong và ngoài nước, đặc biệt là các dự án trọng yếu của Nhà nước.

 Sản phẩm và dịch vụ

- Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm “ ổ trứng vàng”, tiết kiệm rút dần, kì phiếu, trái phiếu coupon, trái phiếu tăng vốn, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.

- Sản phẩm tín dụng : Cho vay đối với cá nhân như cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua ôtô, cho vay cán bộ công nhân viên…; Cho vay đối với TCKT như: cho vay vốn lưu động, cho vay tài trợ xuất khẩu, cho vay tài trợ dự án, cho vay thi công xây lắp…

- Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh tiền tệ: Giao dịch giao ngay, giao dịch kì hạn tiền tệ, giao dịch quyền chọn tiền tệ, giao dịch hoán đổi tiền tệ.

- Sản phẩm tài trợ thương mại : Chuyển tiền, nhờ thu Hối phiếu trơn, phát hành Hối phiếu, thư tín dụng(L/C), thông báo L/C, xác nhận L/C, bảo lãnh, thông báo bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, nhờ thu kèm chứng từ, chiết khấu…

- Dịch vụ chuyển tiền : Chuyển tiền trong nước và chuyển tiền kiều hối

- E-Banking : Thẻ ATM, dịch vụ ngân hàng tại gia Homebanking, dịch vụ gửi và nhận tin nhắn tự động

- Sản phầm và dịch vụ khác : Góp vốn liên doanh – liên kết, dịch vụ đầu tư chứng khoán, làm NH chỉ định thanh toán, tư vấn tài chính, cho thuê tài chính, làm NH đại lý cho vay tài trợ ủy thác, dịch vụ chi trả tiền lương…

- Dịch vụ ngân quỹ : Dịch vụ kiểm đếm tiền, thu hộ tại DN, thu đổi tiền cũ hỏng, kiểm đếm tiền thật giả…

 Đối tượng khách hàng: Khách hàng cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và khách hàng doanh nghiệp trong trong mọi lĩnh vực

Đánh giá về tình hình tài chính Ngân hàng BIDV

Biểu 2.4.1: Tăng trưởng GDP và CPI

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV

Năm 2006, 2007 là hai năm kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định, năm 2006 tăng trưởng GDP 8,2%, vượt mức so với kế hoạch (8%), năm

2007 tăng trưởng GDP là 8,48%, lạm phát được duy trì ở mức hợp lý (7,4% năm 2006 và 8,3% năm 2008) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, duy trì cơ cấu nông nghiệp phù hợp với mức tăng trưởng 3,5%, thấp hơn các năm trước Bên cạnh đó thị trường vốn và thị trường chứng khoán có những tăng trưởng tích cực, đặc biệt là thị trường chứng khoán liên tục có các bước phát triển nhảy vọt, chỉ số chứng khoán tăng điểm mạnh mẽ.

Năm 2008 là năm kinh tế thế giới có nhiều biến cố: Cơn địa chấn tín dụng và nhà đất tại Mỹ, khủng hoảng tài chính lan rộng ra toàn cầu, sụp đổ hàng loạt của các định chế tài chính lớn (Lehman Brother, Nornthern Rock, AIG…)…Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng trong sự biến động mạnh của kinh tế toàn cầu, lạm phát hai con số trong những tháng đầu năm nhưng lại giảm phát vào các tháng cuối năm, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, thị trường vàng và ngoại tệ biến động phức tạp, thị trường nhà đất đóng băng, kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục đà suy giảm, tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,18 %, thấp hơn rất nhiều so với năm 2007, và thấp hơn nhiều so với

Tăng trưởng GDP Tăng trưởng CPI mục tiêu Quốc hội đặt ra ban đầu Năm 2008 cũng chứng kiến nhiều thay đổi trong chính sách của Chính phủ, nhiều điều chỉnh trong quy định của NHNN và Ủy ban chứng khoán.

Trong điều kiện kinh tế thế giới và kinh tế trong nước như vậy, trong những năm qua BIDV đã đạt được những thành công lớn, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Trong năm 2006, 2007, 2008 NH đã đạt được những kết quả khả quan:

- Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đã có bước tiến vượt bậc, đặc biệt là sự tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

- Vốn tự có của NH tăng mạnh: năm 2006 BIDV đã phát hành thành công 2 đợt trái phiếu dài hạn tăng vốn với khối lượng 3.250 tỷ VNĐ, năm

2007 BIDV được Chính phủ bổ sung thêm vốn điều lệ thêm 3.400 tỷ VNĐ giúp tăng đáng kể vốn tự có của NH, hệ số an toàn vốn CAR đạt chuẩn >8% trong năm 2008.

- Khả năng thanh khoản của NH được cải thiện đáng kể với tỷ lệ cho vay/huy động luôn

Ngày đăng: 13/10/2023, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w