BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT TP HÒ CHÍ MINH
£45 KV lore
NGUYEN THANH CHUNG
GIGI HAN QUYEN TU DO KINH DOANH
THEO LUAT DOANH NGHIEP 2005
LUAN VAN THAC SY LUAT HQC Chuyên ngành Luật kinh tế
Mã số 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ BÍCH THỌ
TRUONG BAIHOC LUAT TPHCM TTTHONG TIN-THU VIEN
Trang 3Tôi cam đoan danh dự đây là công trình khoa học do tôi thực hiện, dưới
sự giúp đỡ khoa học của giáo viên hướng dẫn Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các dữ liệu, số liệu, thông tin trình bày trong luận
văn
Người cam đoan
Trang 4CP: cổ phần
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
GCNĐT: Giấy chứng nhận đầu tư
GCNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
LDN 2005: Luật doanh nghiệp năm 2005
LDN 1999: Luật doanh nghiệp năm 1999
LĐT: Luật đầu tư
Trang 5MỤC LỤC
PHÀN MỞ ĐÀU
CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VE QUYEN TY DO KINH DOANH VÀ GIỚI HẠN QUYÈN TỰ DO KINH DOANH 1.1 Những vấn đề cơ bản về quyền tự do kinh doanh
12
1.1.1 Kinh doanh
1.1.2 Quyền tự do kinh doanh
Những vấn đề cơ bản về giới hạn quyền tự do kinh doanh
1.2.1 Sự cần thiết giới hạn quyền tự do kinh doanh
1.2.2 Chủ thể có quyền giới hạn quyền tự do kinh doanh
1.2.3 Các nguyên tắc và trình tự ban hành quy định giới hạn quyền tự
đo kinh doanh
1.2.4 Các mức độ giới hạn quyền tự do kinh doanh
CHƯƠNG 2: GIỚI HẠN QUYÈN TỰ DO KINH DOANH THEO LUẬT
21
2.2
23 2.4
DOANH NGHIEP 2005, VA MOT SO KIÊN NGHỊ Giới hạn ở mức độ cắm kinh doanh
2.1.1 Giới hạn về chủ thể kinh doanh 2.1.2 Giới hạn về ngành nghề kinh doanh
Giới hạn ở mức độ kinh doanh có điều kiện
2.2.1 Điều kiện để gia nhập thị trường
2.2.2 Điều kiện để hoạt động kinh doanh sau khi gia nhập thị trường
Chủ thể ban hành các quy định giới hạn quyển tự do kinh doanh Những kiến nghị liên quan
2.4.1 Yêu cầu của việc sửa đổi LDN 2005 và các văn bản pháp luật
liên quan đến giới hạn quyền tự do kinh doanh
2.4.2 Những kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật về giới
Trang 6PHAN MO DAU 1 Ly do chon df tai:
Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền co ban của công dân,
được Hiến pháp quy định Các quy định của pháp luật liên quan qua các thời kỳ
đã thể hiện được nguyên tắc này Tuy nhiên, quyền “tự do kinh doanh” được thể
hiện ở các mức độ khác nhau phù hợp với từng thời kỳ khác nhau
Trong xu thế hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh để tạo của cải, vật chất cho đời sống xã
hội Đảng và Nhà nước đã có những chính sách và quy định pháp luật để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, cũng như mọi thành phần kinh tế
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4
năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 — 2010, khẳng định: “Mọi công dân có quyền tự do đầu tư, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghà, địa bàn mà pháp luật không cắm; có quyền bắt khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp; có quyền bình đẳng trong đầu tư,
kinh doanh, tiếp cận các cơ hội và các nguân lực phát triển, trong cung cấp và
tiếp nhận thông tin Việc hình thành và phát triển một hệ thống doanh nghiệp
Việt Nam lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao, có uy tín lớn là một nhiệm vụ chiến
lược của Nhà nước và toàn xã hội ”
Luật doanh nghiệp 2005, được đánh giá là đã tạo điều kiện và là cơ sở
pháp lý bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh Nhưng thực tế cho thấy còn nhiều quy định giới hạn quyền tự do kinh doanh Mà cụ thể và quan trọng nhất là hạn chế quyền đăng ký kinh doanh để thành lập doanh
nghiệp, bước đầu gia nhập vào thị trường Do vậy, việc nghiên cứu về đề tài:
Giới hạn quyên tự do kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2005, là cần thiết bởi
các lý do sau:
Thứ nhất: Nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo một môi trường kinh
Trang 7nhập thị trường” của các chủ thể kinh doanh Nhưng một vấn đề cũng cần đặt ra
là: mối tương quan giữa sự cần thiết phải kiểm soát của nhà nước về hoạt động
kinh doanh, và quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh
Thứ hai: pháp luật thực định, mà cụ thể là Luật doanh nghiệp 2005 và các
văn bản hướng dẫn thi hành, cho thấy còn nhiều quy định chưa rõ ràng, và việc
hiểu, vận dụng còn nhiều vướng mắc Xu hướng hiện nay cho thấy ngày càng
xuất hiện nhiều quy định nhằm hạn chế quyền tự do kinh doanh, được quy định rải rác ở nhiều văn bản, dưới nhiều hình thức khác nhau như “giấy phép con, giấy phép cành” Các quy định giới hạn quyền tự do kinh doanh, tồn tại ở mọi
cấp từ trung ương đến địa phương, ở mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, từ văn
bản luật đến dưới luật Mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp để hạn chế các
quy định này, nhưng thực tế vẫn còn nhiều bắt cập, tồn tại dưới nhiều “biến
tướng” khác nhau, ngày càng tỉnh vi hon
Do vậy, nghiên cứu toàn diện các vấn đề liên quan đến giới hạn quyền tự
do kinh doanh, như: sự cần thiết phải giới hạn, giới hạn trong những lĩnh vực
nào, mức độ giới hạn ra sao, chủ thể nào có quyền giới hạn, để tạo sự thống nhất trong quy định về giới hạn quyền tự do kinh doanh Một mặt vẫn bảo đảm
quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, mặt khác nâng cao trách
nhiệm của chủ thể kinh doanh sau khi gia nhập thị trường, để bảo đảm việc
kinh doanh lành mạnh, phát triển kinh tế bền vững
Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Giới hạn quyén ty do
kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2005” để hoàn tất chương trình thạc sỹ luật
học của mình |
2 Tình hình nghiên cứu
Thực tiễn đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Luật doanh nghiệp, về quyền
tự do kinh doanh như: “Luật doanh nghiệp - một hướng phát triển quan trọng
trong việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ
luật học của tác giả Trương Thế Minh; “Pháp luật về bảo đảm quyền tự do kinh
đoan", luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung; “Luật
doanh nghiệp — Cơ sở pháp lý bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong điều kiện
Trang 8Nguyễn Hữu Nhị Ngoài ra, còn có một số đề tài khác nghiên cứu dưới góc độ
hội nhập kinh tế quốc tế, hoặc nêu bật những điểm hạn chế và tiến bộ của Luật doanh nghiệp 2005
Bên cạnh đó, còn có các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành
như: Pháp luật Việt Nam về quyển con người, Tạp chí luật học số 5/2007 của tác
giả Ths.Chu Mạnh Hùng; Cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh Việt Nam
trong giai đoạn hậu WTO, Tạp chí khoa học pháp lý Trường Đại học luật Thành
phố Hồ Chí Minh số 2 (39), năm 2007 của tác giả Trần Hữu Huỳnh; Pháp luật
về đầu tư — kinh doanh của một số nước trong ASEAN, Tạp chí Luật học số
9/2007 của tác giả Hồ Văn Phú; Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát hệ thống các qiợ định về giấy phép kinh doanh: thực trạng — vấn đề và kiến nghị của Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư
Các công trình nêu trên là nguồn thông tin rất quý giá cho việc nghiên cứu
đề tài này, vì nó đã giải quyết được một số vấn đề liên quan đến quyền tự do
kinh doanh, cũng như những hạn chế của Luật doanh nghiệp 2005 Tuy nhiên, các công trình trên cũng mới dừng lại ở việc giới thiệu, đề cập đến giới hạn quyền tự do kinh doanh, như là một bộ phận khi nghiên cứu về quyền tự do kinh
doanh Nếu có cũng chỉ đề cập ở một mức độ nhất định như giấy phép, mà chưa nghiên cứu những vấn đề có tính bao quát, toàn diện về giới hạn quyền tự do
kinh doanh nói chung, cũng như theo Luật doanh nghiệp 2005, và các văn bản
pháp luật liên quan
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giới hạn quyền tự do kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2005 vẫn là vấn đề mới, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của việc nghiên cứu là làm rõ các vấn đề liên quan đến
quyền tự do kinh doanh, giới hạn quyền tự do kinh doanh, cụ thể như sự cần thiết và các nguyên tắc, trình tự, mức độ giới hạn quyền tự do kinh doanh
Trên cơ sở lý luận chung và quan điểm của các nhà lập pháp, các chuyên gia
Trang 9Phân tích và trình bày những quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có Luật doanh nghiệp 2005 liên quan đến việc giới hạn quyền tư do kinh doanh,
(rong phạm vi giới hạn nghiên cứu) Đồng thời, liên hệ đến thực tiễn thực thi
các quy định này,
Trên cơ sở trình bày những vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, thi hành Chúng tôi đưa ra các kiến nghị
liên quan
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Quyền tự do kinh doanh, cũng như giới hạn quyền tự do kinh doanh là vấn đề tương đối rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội Nội dung bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có quyền đăng ký thành lập “hình thức kinh doanh”, và các quyền khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh sau khi gia nhập thị trường Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả
chỉ tập trung chính vào quyền tự do đăng ký thành lập doanh nghiệp, cũng như những giới hạn của quyền tự do trong việc thành lập doanh nghiệp của các chủ
thể kinh doanh Có nghĩa là những giới hạn liên quan đến quyền gia nhập thị
trường của các chủ thể kinh doanh, thông qua nhiều mức độ giới hạn khác nhau Các quyền liên quan đến hoạt động sau khi doanh nghiệp được thành lập, có thể
được trình bày bổ sung trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhưng không phải là
trọng tâm nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận liên quan đến quyền
tự do kinh doanh, giới hạn quyền tự do kinh doanh (trong phạm vi đã giới hạn nghiên cứu) Các quy định của pháp luật thực định, mà chủ yếu là Luật doanh
nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, cũng như thực
trạng áp dụng các quy định này Trên cơ sở đó nhằm đưa ra các đề xuất, kiến nghị có liên quan, nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tạo sự thống nhất và
có cơ chế kiểm soát rõ ràng trong việc ban hành các quy định giới hạn quyền tự
do kinh doanh đối với các chủ thể kinh doanh
Š5 Cơsở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 10được phân tích dựa trên các văn bản pháp luật của nhà nước, các tài liệu tổng kết
thực tiễn của các cơ quan chuyên môn, và các tài liệu trong khoa học pháp lý, Phương pháp mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu gồm có: phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để giải quyết các vấn đề mang tính lý luận ở
chương 1 Trong chương 2, tác giả sử dụng chính các phương pháp như phân
tích, so sánh luật học, tông hợp, thống kê nhằm đánh giá, phân tích quy phạm
pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay, pháp luật qua các thời kỳ, tham khảo
pháp luật một số nước, cũng như thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những giải
pháp, kiến nghị liên quan
6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài được nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về giới hạn quyền tự do kinh doanh; nghiên cứu các quy định của Pháp luật Việt Nam có
liên quan và thực trạng thi hành Thông qua đó cho thấy rằng luật thực định còn
những điểm hạn chế, cũng như vấn đề thực hiện và áp dụng không thống nhất
Kết qủa nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các cơ sở đào tạo ngành luật; tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các sinh
viên chuyên ngành luật, các chuyên viên, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực liên
quan Ngoài ra, kết qủa nghiên cứu có thể được sử dụng để các cơ quan có thẩm
quyền tham khảo, nhằm bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện các quy định của pháp
luật có liên quan
7 Bố cục của luận văn
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền tự do kinh doanh và giới
hạn quyền ty do kinh doanh
Chương 2: Giới hạn quyền tự đo kinh doanh theo Luật doanh nghiệp
Trang 11CHƯƠNG 1
NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VE QUYEN TY DO KINH DOANH VA GIGI HAN QUYEN TY DO KINH DOANH
1.1 Những vấn đề cơ bản về quyền tự do kinh doanh
1.1.1 Kinh doanh
Để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến quyền tự do kinh doanh, chúng tôi
cho rằng phải xem xét đến khái niệm kinh doanh Kinh doanh là tổ chức việc sản
xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi; hoặc kinh doanh là tổ chức buôn bán để thu lợi lai
LDN 2005, có hiệu lực ngày 01/07/2006 đã đưa ra khái niệm: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”
Với cách tiếp cận như trên của LDN 2005, kinh doanh đã được hiểu một cách đầy đủ là “quá ứrình đâu tư”, không những từ sản xuất, mà còn cả tiêu thụ
hoặc cụng ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Sinh lợi hoặc lợi
nhuận trong hoạt động kinh doanh được xác định là mục đích hướng đến của các chủ thể kinh doanh So với quy định tại Luật Công ty, Luật DNTN năm 1990,
LDN 1999, kinh doanh theo LDN năm 2005 phải được thực hiện “/iên fựục” Nghĩa là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của hoạt động
kinh doanh “phải là nói tiếp nhau thành một quá trình không bị gián đoạn "!
Quy định tính liên tục cho thấy kinh doanh mang tính chất thường xuyên, ổn định và lâu dài
Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với quan hệ sỡ hữu, bị quan hệ sở
hữu chỉ phối Như chúng ta đã biết, ngay trong giai đoạn cuối của chủ nghĩa
cộng sản nguyên thủy chế độ tư hữu đã xuất hiện, kéo theo nhu cầu trao đổi và nền sản xuất hàng hóa đã ra đời Sự thừa nhận tư hữu về tài sản, cũng như ngày
} Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển riắng Việt , Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr 529
? Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (1998), Dai từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, tr
947,
3 Điều 4 khoản 2 Luật doanh nghiệp 2005
Trang 12càng có nhiều loại tài sản được pháp luật ghi nhận, và nền sản xuất hàng hóa
ngày càng phát triển thì hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú hơn
Như vậy, theo khái niệm tại Điều 4 LDN 2005, một hành vi được coi là
hành vi kinh doanh phải đáp ứng đủ các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Thứ nhất: hành vì đó phải mang tính chất nghề (chuyên) nghiệp, lấy kinh đoanh là hoạt động chính của mình
Thứ hai: hành vi đó phải diễn ra trên thị trường
Thứ ba: hành vi đó phải là những hành vi thường xuyên, liên tục
Thứ tr: hành vì đó phải nhằm mục đích sinh lời Mục đích chính của các
chủ thể khi kinh doanh là lợi nhuận, nhằm thu được một lợi ích vật chất lớn hơn số tài sản đã bỏ ra
Từ những dấu hiệu trên cho thấy, trong nền kinh tế thị trường hành vi
kinh doanh mới lột tả hết bản chất và đặc trưng của nó
1.12 Quyền tự do kinh doanh
1.1.2.1 Khái niệm quyền tự do kinh doanh
Để tìm hiểu về quyền tự do kinh doanh, tác giả cho rằng cần tìm hiểu về
quyền con người, cũng như quyền công dân nói chung Quyền là “điểu mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” Quyền con người gắn liền với mỗi cá nhân, có từ khi con người sinh ra và không phải do ai ban phát Theo C Mác: “nhà nước chỉ tuyên bố nhân quyền để thừa nhận,
chứ không sáng tạo ra nó”5 Nếu coi quyền con người là cơ sở tự nhiên, mỗi
người sinh ra đều có quyền thụ hưởng, vì đơn giản họ là con người, nhưng trên
thực tế, quyền tự nhiên đó không tự động đến với mỗi con người và mỗi dân tộc
Các hình thức nhà nước trong lịch sử, từ chiếm hữu nô lệ đến nhà nước tư sản cho thấy quyền con người được thể hiện trên thực tế rất khác nhau, phụ thuộc vào mức độ “ghi nhận” của pháp luật Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, quyền con
3 Viện ngôn ngữ học, tlđd 1, tr 815
® Tường Duy Kiên (2005), “Tăng cường hoạt động lập pháp bảo đảm quyền con người đáp ứng yêu cầu xây
Trang 13người, mà đặc biệt là nô lệ hầu như không được thừa nhận “Những người nô lệ không được coi là người mà chỉ như một thứ tài sản, công cụ biết nói của chủ
nô, có thể bị chủ nô đem bán, tặng cho hay giết đi ”” Nhà nước phong kiến được xem là nhà nước phát triển cao hơn nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhưng về căn bản
pháp luật trong thời kỳ này chung quy chỉ một mục đích duy nhất là duy trì
chính quyền của chúa phong kiến đối với nông nô Trong nhà nước tư sản một
loạt thể chế được xác lập như quyền tự do dân chủ, nghị viện, quyền con người
được ghỉ nhận và bảo vệ hơn so với nhà nước phong kiến Quyền con người đã chuyển từ trạng thái “quyền tự nhiên” sang “quyền pháp lý” — quyền được pháp
luật quy định
Đề cập đến quyền con người cũng cần nói đến trường phái luật tự nhiên,
coi “người ta, với tư cách là con người, được hưởng những quyền nhất định"Š Mà điển hình cho quan niệm về luật tự nhiên là luật gia và sử gia người Đức
Pufendorf (1632-1694), biên soạn luật tự nhiên với câu châm ngôn rằng “n
hoàng thân cũng có nhiệm vụ phải tôn trọng phẩm giá của con người” °
Ở nước ta, từ khi giành được độc lập, qua Hiến pháp 1946, Hiến pháp
1959, cũng như Hiến pháp 1980 quyền con người được thể hiện ở chế định quyền công dân Từ năm 1986, thực hiện tinh thần đổi mới theo Nghị quyết Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, lần đầu tiên khái niệm quyền con người được
chính thức khẳng định tại điều 50 Hiến pháp 1992 như sau: “ở ước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy
định trong Hiến pháp và luật” Tiếp đó, Việt Nam đã gia nhập các Công ước
quốc tế về quyền con người, trong đó: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị năm 1966 (Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982), Công ước quốc tế về
các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 (Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982),
và một số công ước khác
” Học Viện Hành chính quốc gia, (2001), Lý luận chung vẻ nhà nước và pháp luật, Nhà xuắt bản Đại học quốc gia Hà Nội, tr 72
* Josef Thesing (2002), Nhà nước pháp quyền (Bản dịch tiếng Việt), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2002, tr
223 224,
Trang 14Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp tạo thành hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản, mang tính
hiến định Các quyền được quy định trong luật, một mặt cụ thể hóa các quyền
trong hiến pháp, mặt khác phát triển bỗ sung các quyền mới Thực tế, quyền và
nghĩa vụ của công dân còn được ghi nhận trong các văn bản dưới luật như Pháp lệnh, nghị định Điều 51 Hiến pháp 1992 đã ghi rõ: “Quyển và nghĩa vụ của
công dân do hiến pháp và luật quy định” Việc ghỉ nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong pháp luật mới chỉ là bước đầu tiên Điều quan trọng là biến các quy phạm quyền con người thành hiện thực
Nhìn chung nội dung quyền con người, cũng như quyền và nghĩa vụ cơ
ban của công dân bao gồm: (¡) Quyền về dân sự chính trị (quyền sống, quyền tự
do và bắt khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền tự do tín ngưỡng tôn gido, ; (ii) Quyên về kinh tế, xã hội và văn hóa (quyền sở hữu;
quyền việc làm, quyền thành lập và gia nhập cơng đồn, quyền học tập, )
Trong thực tế, quyền về dân sự chính trị không ngăn cản, mà thúc đẩy việc thực hiện các quyền con người về kinh tế xã hội và văn hóa Trong Tuyên ngôn quốc
tế về nhân quyền, các quyền về dân sự chính trị được quy định trước tiên, tạo
điều kiện để thực hiện các quyền khác
“Tự do là không bị cắm đoán, hạn chế vô lý trong việc làm cụ thể nào
đó"!°, Nói đến quyền tự do là phạm trù gắn liền với quyền con người, đó là quyển tự nhiên vốn có của con người Nhưng để các quyền tự do này, trong đó có quyền tự do kinh doanh được bảo đảm thực hiện, pháp luật của mỗi nước phải
cụ thể hóa và bảo đảm cơ chế thực thi
Các quốc gia ký kết Công ước về quyền dân sự và chính trị của con người, đã bỗ sung một công ước khác về các Quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa Trong lời nói đầu của Công ước này ghỉ nhận: “ chỉ có thể đạt được
lý tưởng của con người tự do được sống không bị sợ hãi và thiếu thốn, nếu tạo
được điều kiện cho mọi người có thể hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ”'', Cụ thể hơn khoản 1 Điều 2 của Công ước buộc các quốc gia thành
"° Vien ngôn ngữ học, tlđd 1, tr 1075
'! Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nhà xuất bản Tp Hồ
Trang 15viên: “ cam kết sẽ tiến hành các biện pháp riêng rẽ và thông qua sự hợp tác và
giúp đỡ quốc tế, đặc biệt là các biện pháp kinh tế và kỹ thuật, sử dụng tới mức
tối đa các tài nguyên sẵn có của mình, nhằm thực hiện ngày càng đẩy đủ các
quyền được công nhận trong công ước này bằng mọi biện pháp thích hợp, đặc biệt bao gồm cả việc thông qua những biện pháp lập pháp” Công ước còn mở rộng việc đảm bảo các quyền kinh tế của những người không phải là công dân
của nước thành viên là các nước đang phát triển, có xem xét một cách thích đáng
đến các quyền con người và nền kinh tế quốc dân của thành viên đó Tuy nhiên
mức độ đảm bảo do nước thành viên đó quyết định Trong các quyền về kinh tế,
xã hội và văn hóa, quyền sở hữu mà đặc biệt là sở hữu tư nhân, được coi là động lực thúc đẩy sự tự chủ, năng động, sáng tạo của cá nhân con người cho sự phát
triển kinh tế Trải qua các giai đoạn phát triển của xã hội cho thấy, từ khi có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mới xuất hiện đến sản xuất và trao đổi hàng hóa
Đề cập đến việc tự do kinh doanh, nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh,
Adam Smith, đã đưa ra quan điểm về thương mại quốc tế Ông đề cao vai trò của cá nhân, mỗi người khi làm gì cũng nghĩ đến tư lợi của mình, nhưng nếu anh
ta làm tốt thì điều đó có lợi cho cả tập thể, quốc gia, xã hội, như là có một bàn tay vô hình dẫn dắt mỗi cá nhân hướng lợi ích chung ngoài sự mong đợi của họ
Do vậy, trong mỗi quốc gia chính quyền không cần can thiệp vào hoạt động của
các cá nhân và doanh nghiệp, cứ để họ tự do phát triển càng có lợi cho nền kinh
tế Adam Smith đã đưa ra nhận định: “ sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được
không phải do những quy định quản lý chặt chẽ của chính quyền mang lại mà là
nhờ vào tự do kinh doanh”"!? Adam Smith còn cho rằng: “Mọi xã hội đều phải
quan tâm đến việc không nên bó buộc hay ngăn cản bat ky ai trong công việc
kinh doanh"),
Với khái niệm về kinh doanh như đã trình bày ở trên, để thực hiện hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh phải có sở hữu về “tài sản” Sở hữu tư
nhân về tài sản được coi là tiền đề cho hoạt động kinh doanh “Chỉ khi quyên sở
hữu cá nhân được đảm bảo, đó là điều kiện để công dân, đưa vốn vào sản xuất
`? Charles W.L.HilI (2002), Kinh doanh toàn cầu ngày nay (Bản dịch tiếng Việt), Nhà xuất bản thống kê, tr
86
Trang 16kinh doanh tạo ra của cải làm giầu cho bản thân và xã hội"'° Quyền sở hữu
được ghỉ nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (năm 1948), Điều 17, khoản 1: “Mỗi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hoặc sở hữu
chung với người khác ”
Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, sở hữu tư nhân được pháp luật quy định nhưng còn ở mức độ hạn chế, thậm
chí có thời kỳ sở hữu tư nhân không được thừa nhận, bị quốc hữu hóa hoặc cải
tạo bằng những hình thức thích hợp (giai đoạn năm 1980) Sau khi đổi mới, lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp
1992: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (Điều
57) Mặc dù trước đó, pháp luật đã cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh của công
dân, qua việc ban hành Luật DNTN, Luật Công ty năm 1990, theo tỉnh thần đổi
mới của Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI
Như vậy, quyền tự do kinh doanh được xem xét dưới hai góc độ:
.Một là: đó là quyền tự nhiên vốn có của mỗi công dân, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế, giữ vai trò trung tâm và chỉ phối các hoạt
động khác Dưới góc độ này, quyền tự do kinh doanh được hiểu là khả năng thực
hiện và chịu trách nhiệm về hành vi của các chủ thể kinh doanh trong hoạt động
sản xuất kinh doanh Khả năng này phụ thuộc vào năng lực của mỗi chủ thể kinh
doanh nhất định, chứ không phải do nhà nước ban tặng
Hai là: quyền tự do kinh doanh phải được pháp luật “ghi nhận” và cụ thể
hóa bằng quy phạm pháp luật Dưới góc độ này quyền tự do kinh doanh được
xem là một chế định pháp luật Bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật, cơ
chế, chính sách, tạo điều kiện để chủ thể kinh doanh thực hiện quyền năng của mình Quyền tự do kinh doanh tồn tại như một nhu cầu tất yếu của đời sống kinh
tế xã hội, và Nhà nước “có nghĩa vụ” cụ thể hóa nhu cầu này Mức độ cụ thể hóa
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội,
Đề cập đến quyền tự do kinh doanh, chúng ta phải xem xét những chủ thể
nào có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh Tuyên ngôn quốc tế về nhân
quyền, cũng như Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, khi
Trang 17đề cập đến các quyền của con người, trong đó có quyền về kinh tế dưới góc độ là
các quyền mà mỗi cá nhân được hưởng Các quyền này gắn liền với mỗi cá nhân con người, hoặc mỗi công dân Trong quá trình phát triển, chủ thể có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng đến pháp nhân, thể nhân khác,
trong đó doanh nghiệp được coi là chủ thể kinh doanh phổ biến nhất
1.1.2.2 Nội dung của quyền tự do kinh doanh
Dưới góc độ khái niệm kinh doanh, quyền tự do kinh doanh như đã trình
bày, nội dung quyền tự do kinh doanh gồm:
- Quyền tự do thành lập các hình thức kinh.doanh được quy định
Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài trong phạm vi LDN 2005, do đó hình thức tổ
chức kinh doanh là các doanh nghiệp Tuy nhiên, còn có một số hình thức tổ
chức kinh doanh khác không phải là doanh nghiệp, như: hộ kinh doanh, hợp tác xã, không thuộc phạm vi nghiên cứu Quyền này bao gdm: (i) lựa chọn hình
thức tổ chức kinh doanh, (ii) lựa chọn ngành nghề kinh doanh, (iii) quyền sở hữu
tài sản và quyết định mức vốn; (¡v) lựa chọn địa điểm đăng ký kinh doanh,
- Quyền tự do ký kết hợp đồng: Đây là quyền của doanh nghiệp sau
khi đã được thành lập và bắt đầu gia nhập thị trường Trong quá trình hoạt động
doanh nghiệp có toàn quyền tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp
đồng liên quan để duy trì và phát triển của doanh nghiệp;
- Quyén ty do cạnh tranh lành mạnh: Doanh nghiệp được tự do cạnh
tranh trong khuôn khổ pháp luật, và được nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh Doanh nghiệp có quyền cạnh tranh lành mạnh với các
doanh nghiệp khác như tiếp cận thị trường, nguồn vốn, đất đai, lao động, Tuy
nhiên, thực tế cho thấy quyền này một mặt phụ thuộc vào doanh nghiệp, mặt
khác phụ thuộc vào sự “can thiệp” của pháp luật cạnh tranh
- Quyển tự quyết trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp: Trong quá
trình hoạt động doanh nghiệp có thể phát sinh những tranh chấp, từ chính nội bộ
của doanh nghiệp, hoặc với các chủ thể khác Quyền này bao gồm cả quyền lựa
cho phương thức giải quyết, quyết định cách giải quyết, Tuy nhiên, quyền này
Trang 18Đề cập đến quyền tự do kinh doanh bao gồm tất cả các nội dung trên, và mục tiêu là tạo môi trường pháp lý bình đẳng trong kinh doanh và bảo đảm quyền tự do kinh doanh Nếu chỉ xem xét dưới các quy định của Luật doanh
nghiệp là khó có thể bảo đảm Bởi thực tế cho thấy rằng, để thiết lập sự bình đẳng về pháp lý của các doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và hoạt động còn
phụ thuộc vào các văn bản pháp luật khác, nằm ngoài hệ thống pháp luật doanh
nghiệp, như: pháp luật về thuế, về thương mại, đất đai, dân sự, hải quan, Pháp luật về doanh nghiệp mà cụ thể là Luật doanh nghiệp có thể tạo sự bình đẳng
trong việc “thể chế hóa một cách cụ thể nguyên tắc tự do kinh doanh, mà cụ thể
là tự do thành lập doanh nghiệp, của các nhà đâu tu”'5,
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu như đã trình bày ở phần mở đầu
Tac giả tập trung vào việc nghiên cứu các nội dung, cũng như giới hạn liên quan
đến quyền tự do thành lập doanh nghiệp của các chủ thể kinh doanh, trong đó có Luật doanh nghiệp 2005 Đây là quyền cơ bản, quyền xác lập “đầu vào” để các chủ thể kinh doanh tham gia thị trường, biến quyền pháp định trở thành quyền thực tế của mình Có thể coi đó là quyền quan trọng của quyền tự do kinh doanh, tạo điều kiện và là cơ sở để thực hiện các quyền khác
1.2 Những vấn đề cơ bản về giới hạn quyền tự do kinh doanh
1.2.1 Sự cần thiết giới hạn quyền tự do kinh doanh
Giới hạn là phạm vi được quy định, không thể vượt qua!5, hoặc là phạm
vi, mức độ nhất định, không được phép vượt qua, Như vậy, với cách hiểu trên thì giới hạn quyền tự do kinh doanh được hiểu là: phạm vi, mức độ nhất định mà
chủ thể kinh doanh không thể vượt qua, để tiến hành đăng ký hoặc hoạt động
kinh doanh, và được “ngăn cản” bởi các quy định của pháp luật, công cụ và các chính sách khác Pháp luật với chức năng vốn có của mình, luôn tác động vào các quan hệ xã hội, để hướng chúng theo một trật tự nhất định Nhưng, mức độ tác động đến đâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau “Từ khi có nhà nước
xuất hiện đến nay, việc giới hạn sự can thiệp của nhà nước vào đời sống cá
nhân, chống lạm quyền, việc mở rộng, thực hiện vào bảo đảm quyền và tự do
`5 Nguyễn Như Phát, (2005), Góp ý dự thảo luật doanh nghiệp (thống nhất), Nhà nước và pháp luật, (1), 25 `5 Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, tlđd 2, tr 752
Trang 19cho cá nhân, công dân, con người luôn là ước vọng, mỗi quan tâm hàng đầu của
mỗi dân tộc, của nhân loại Nhưng ước vọng đó luôn bị chế ước bởi các điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhất định "!8,
Giới hạn mà tác giả trình bày là giới hạn liên quan quyền tự do kinh
doanh Về nguyên tắc chủ thể kinh doanh được quyền tự do kinh doanh, nhưng
khi đặt vấn đề giới hạn quyền tự do kinh doanh, có nghĩa là tự do kinh doanh
trong một mức độ, phạm vi nào đó, và việc tự do đó bị kiểm sốt bởi Nhà nước
thơng qua biện pháp lập pháp Khi đề cập đến nguyên tắc chỉ phối hệ thống thương mại, Adam Smith viết về buôn bán và tự do buôn bán ông cho rằng:
“Một số người khác thừa nhận rằng nếu một nước sống biệt lập với thế giới bên
ngoài thì nước đó chẳng cân gì số tiền nhiều hay ít được lưu thông Hàng hóa
tiêu dùng được lưu thông nhờ số tiền đó sẽ cần nhiều hay ít tiền tùy theo mức độ
trao đổi, nhưng sự giàu có hay nghèo khổ thực sự của một nước là thước đo nước đó có nhiều hay ít hàng hóa tiêu dùng”'° Adam Smith không sử dụng cụm từ kinh doanh mà dùng buôn bán, hàng hóa mà ông viết trong thời gian này chủ yếu là vàng bạc, xuất phát từ nhu cầu của các quốc gia ở Châu Âu đều tìm mọi
cách để tích lũy vàng bạc, mà khi cần thiết họ có đủ tiền của để sử dụng Do vậy,
một số quốc gia đã cắm xuất khẩu với de dọa bị phạt nặng hoặc đánh thuế rất
nặng, như Tây Ban Nha, Bồ Đạo Nha là những quốc gia làm chủ những mỏ vàng
bạc lớn Việc cắm đoán đó đã lan rộng ra các quốc gia khác ở Châu Âu Mặc dù sự cấm đoán đó đã bị các nhà buôn bán phản đối, họ cho rằng, sự cắm đoán đó
hết sức bất tiện cho các hoạt động thương trường của họ Tuy nhiên, việc cấm đoán này cũng xuất phát từ những lý do của nhà nước trong thời kỳ đó Một thời
gian sau đó, các nhà buôn cho nhà nước thấy rằng, ngoại thương làm giàu cho
đất nước, kinh nghiệm đã chứng minh điều đó cho các nhà quý tộc và cũng như các nhà quý phái ở nông thôn cũng như cho cả những nhà buôn
Hạn chế của tự do buôn bán của các nước Châu Âu trong thế kỷ XVII, thông qua việc hạn chế nhập khẩu những hàng ngoại có thể sản xuất ở trong
nước, bằng cách ban hành các đạo luật ngăn cắm việc nhập khẩu, đánh thuế cao
'® Vũ Thư (2007), Về nội dung các mệnh đề: “Viên chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho
phép” và “Công dân được làm tắt cả những gì pháp luật không cắm”, Nhà nước và pháp luật, (10), 18
Trang 20hàng ngoại nhập, hoặc tạo sự độc quyền về buôn bán của chính nước đó trong một vài ngành công nghiệp thực sự cần thiết cho sự nghiệp bảo vệ đất nước Nhà
nước ban hành các đạo luật đặt ra các điều kiện nhằm hạn chế các nhà bn bán
nước ngồi, như ngành vận tải biển thông qua đạo luật về hàng hải Tuy nhiên,
Adam Smith cho rằng “không cần thiết phải áp đặt những hạn chế đặc biệt, đói
với việc nhập hàng hóa từ các nước mà với họ cán cân thương mại bị coi như là
bắt lợi cho ta’, Cong như khi bàn về việc buôn bán ngũ cốc và các luật lệ về ngũ cốc, Ông cho rằng việc nhà nước ban hành hai đạo luat: (i) Đạo luật ngăn
cấm nhà công nghiệp không được phép mở cửa hàng bán lẻ, (ii) Đạo luật buộc người chủ trại phải làm thêm công việc buôn bán ngũ cốc, cả hai đạo luật này
đều vi phạm quyền tự do đương nhiên của con người, và như thế là bất công, cả hai đạo luật đều phi chính trị và đạo lý Tuy nhiên, Adam Smith không tin vào
chính sách tự do kinh doanh trong mọi lĩnh vực, hoặc tự do mậu dịch một cách
tuyệt đối Ông cho rằng nếu vì lợi ích quốc phòng mà phải hạn chế thì hoàn toàn
đúng vì điều đó còn quan trọng hơn nhiều so với sự giàu có Tất nhiên phải đặt quan điểm này trong bối cảnh lịch sử lúc bây giờ Xuất phát từ quan điểm cần bảo hộ nền sản xuất trong nước, hoặc lý do chính trị khác dẫn đến việc hạn chế quyền tự do buôn bán Như vậy, xét về đối tượng thì giới hạn nhằm vào một số lĩnh vực — ngành nghề buôn bán, và chủ thể tham gia thực hiện hoạt động buôn bán Nghĩa là một số lĩnh vực — ngành nghề bị cắm buôn bán, và chủ thể là cá
nhân, tổ chức nước ngoài bị cắm buôn bán ở một quốc gia khác
Giới hạn quyền tự do kinh doanh thông qua việc ban hành các quy định về
kinh doanh có điều kiện, thể hiện dưới nhiều mức độ khác nhau Vấn đề là tại
sao cần có quy định về điều kiện kinh doanh Xét về mặt lý luận, có hai quan niệm về vấn đề này?!
Thứ nhất: Quan niệm truyền thống (lý thuyết về lợi ích công cộng) cho
rằng, quy định áp đặt các điều kiện kinh doanh là cần thiết, nhằm đối phó hay
khắc phục những thất bại hoặc khiếm khuyết của thị trường Những người theo
quan điểm này cho rằng ở các nước kém phát triển, thất bại của thị trường nhiều
?° Adam Smith, tlđd 13, tr 698
Trang 21-16-
hơn và gay gắt hơn Và do đó, cần có quy định và kiểm soát nhiều hơn về gia
nhập thị trường để khắc phục những khiếm khuyết đó của thị trường Chính phủ cần giám sát và kiểm soát những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường đẻ đảm
bảo người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm có chất lượng cao từ những người
bán “đúng như mong muốn” Những quy định về điều kiện kinh doanh sẽ giảm
thất bại hay khiếm khuyết của thị trường như sản phẩm chất lượng thấp, ô nhiễm
môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, Cũng theo quan điểm này, thì việc
kiểm soát gia nhập thị trường là để đảm bảo những doanh nghiệp mới thành lập
đạt được những tiêu chuẩn, chất lượng tối thiểu trong việc cung cấp hàng hóa
hay dịch vụ Bằng việc đăng ký thành lập, các chủ thể kinh doanh mới có được
những chấp thuận chính thức, và điều đó giúp chúng có được uy tín cần thiết đủ để thiết lập giao dịch với công chúng và với các doanh nghiệp khác Lý thuyết về
lợi ích cơng cộng dự đốn rằng kiểm soát gia nhập thị trường càng chặt theo
cách có càng nhiều thủ tục phải thực hiện, thì kết quả thu được càng tốt
Rõ ràng với quan niệm như trên, thì lý thuyết này thiên về hạn chế “đầu
vào” của việc gia nhập thị trường của các chủ thể kinh doanh, cũng như chú
trọng đến việc “tiền kiểm” Tuy nhiên, mục tiêu của nguyên tắc này là “kiểm
soát gia nhập thị trường càng chặt theo cách có càng nhiều thủ tục phải thực hiện, thì kết quả thu được càng tốt", hoặc “để đảm bảo những doanh nghiệp mới thành lập đạt được những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu trong việc cung cấp
hàng hóa hay dịch vu” Thực tế, việc đăng ký gia nhập thị trường mới chỉ là
bước đầu, và bản chất của nó là ghỉ nhận, xác lập quyền tự do kinh doanh trên thực tế của cơ quan nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh Cũng như thông báo cho thị trường một chủ thể kinh doanh mới được “ra đời” Các vần đề liên
quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ, hiệu quả, của chủ thẻ kinh doanh là
quá trình về sau, cũng như phụ thuộc vào các lĩnh vực quản lý khác Lý thuyết này còn tồn tại nhiều bất hợp lý và kết quả của nó “có lợi” cho các chủ thể quản lý, tất nhiên “lợi ích” của các chủ thể kinh doanh, và xã hội cần phải xem xét lại
Thứ hai: lý thuyết về sự lựa chọn công (pulic choice theory), thì cho rằng
Chính phủ không phải lúc nào cũng hoạt động phục vụ lợi ích công cộng, và quy
Trang 22cho rằng các doanh nghiệp hiện có, hay các ngành sẽ “tóm lấy” quy chế, và
chúng sẽ được xác định và vận hành trước hết vì lợi ích của chính họ Do vậy,
các quy định về gia nhập thị trường tạo ra các rào cản đối với các chủ thể kinh doanh mới gia nhập thị trường, sẽ loại bỏ hay hạn chế đối thủ cạnh tranh và làm
tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp hiện có Điều đó làm tăng quyền lực thị trường và lợi nhuận cho các doanh nghiệp hiện có, hơn là mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng
Quan điểm về “trạm thu lệ phí” cho rằng các quy chế được ban hành là
nhằm phục vụ cho lợi ích của các chính trị gia và công chức bộ máy nhà nước
Thông qua các quy định về điều kiện, hạn chế kinh doanh, tạo ra cho các công chức cái quyền từ chối hay cấp phép phụ thuộc vào những “lợi ích” nhất định
Có thể là lợi ích phi vật chất như nhằm giảm bớt “gánh nặng” quản lý của công chức, như việc không quản lý nỗi thì cắm, hay đặt ra điều kiện kinh doanh đẻ
hạn chế kinh doanh
Hai quan điểm về “thâu tóm quy chế” và quan điểm về “trạm thu lệ phí”
có quan hệ chặt chẽ với nhau theo nghĩa cả hai đều đề cập đến sự tạo ra lợi tức và chiếm đoạt lợi tức đó thông qua hoạt động chính trị Lợi ích của quan điểm
“thâu tóm quy chế” nhấn mạnh đến các ngành công nghiệp, trong khi đó lợi ích
của quan điểm “trạm thu lệ phí” nhấn mạnh đến các công chức, chính trị gia
Thậm chí cả khi lợi ích của các ngành công nghiệp bị xấu đi hay bị giảm đi
chính do các quy chế đó
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) về môi trường kinh doanh
cho thấy thường càng có nhiều quy định thủ tục phức tạp, thì tỷ lệ tuân thủ các
quy định đó càng giảm Hiệu quả đạt được từ những quy định điều kiện, hạn chế
kinh doanh không đạt được kết quả như mong muốn, có khi không cải thiện
được tình hình, như: ô nhiễm mơi trường, an tồn thực phẩm, tai nạn lao động, môi trường đầu tư, Thực tế điều tra của WB còn cho thấy quy chế đặt điều kiện
để kiểm soát gia nhập thị trường, không những không hạn chế được khiếm
khuyết của thị trường mà làm tăng thêm khiếm khuyết của chính phủ, do chỉ phí
Trang 23cao hơn so với lợi ích mà chúng mang lại Như vậy, từ thực tiễn này đã ủng hộ
quan điểm về sự lựa chọn công
Thực tiễn cho thấy hầu như ở các nước đều có sự can thiệp, kiểm soát của
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh nói chung, cũng như thủ tục “gia nhập
thị trường” của các chủ thể kinh doanh, Tuy nhiên mức độ, cách thức, và đối
tượng có thể là khác nhau Theo báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty ở bốn
quốc gia Đông nam á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và philippine của Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư Hằu như ở
các quốc gia này việc gia nhập thị trường cũng được tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký bình thường, nhưng đối với một số lĩnh vực đặc biệt cũng đã xuất
hiện sự kiểm sốt của nhà nước, thơng qua các thủ tục đặc biệt hơn (giấy phép đặc biệt ngoài việc đăng ký) như: ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, dịch vụ xoa bóp, bệnh viện và các trung tâm y tế, hoặc giới hạn đối với quyền sở hữu của “người” nước ngồi thơng qua lĩnh vực đầu tư, ví dụ: ở Philippine các công ty ngân hàng, tài chính, vận chuyển hàng hải, giáo dục, tỷ lệ sở hữu của công dân philippine là 60%, đặc biệt các ngân hàng nông nghiệp, hoặc lĩnh vực truyền
thông là 100%; ở Thái Lan một số lĩnh vực như: kinh doanh đất đai, xây dựng,
kiến trúc, quy định sở hữu phải đa số người Thái (trừ khi được BOI — Hội đồng
đầu tư chấp nhận) Ở cả bốn quốc gia này những đòi hỏi và hạn chế đối với các
cá nhân thành lập công ty cũng được quy định, như ở Phillipine đa số các sáng lập viên phải là những người thường trú hoặc thư ký phải là người thường trú và là công dân Ở Singapore và Philippine thư ký phải là người thường trú hoặc một
thành viên đối với Singapore, hai thành viên đối với Philippine của Hội đồng
quản trị phải là những người thường trú
Ở Trung Quốc đã ban hành một văn bản luật chuyên về điều chỉnh giấy
phép đó là Luật về giấy phép hành chính năm (2003) Luật này đã xác định giấy
phép hành chính có thể được sử dụng để quản lý nhà nước trong các lĩnh vực sau
day”,
“(@) Cac hoat déng déic biét truc tiép lién quan đến an ninh quốc gia, an
toàn xã hội và kiểm soát kinh tế vĩ mô, bảo vệ môi trường sinh thái; và những
? Bộ kế hoạch và đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2007), Báo cáo vẻ cải cách hành
Trang 24-19-
hoạt động trực tiếp liên quan đến sức khỏe con người, đến an toàn tính mạng và tài sản phải được thông qua theo yêu cầu của pháp luật;
()) Phát triển và sử dụng tài nguyên thiên nhiên khan hiểm, phân bỏ
các nguồn lực công cộng và gia nhập thị trường của các ngành nghề đặc biệt
trực tiếp liên quan đến lợi ích công cộng với những quyền đặc biệt;
(iii) Các ngành, nghề cung cấp dịch vụ công ích và trực tiếp liên quan
đến lợi ích công cộng, đòi hỏi phải có uy tín, điều kiện hoặc kỹ năng đặc biệt;
(h) Các thiết bị, phương tiện và sản phẩm quan trọng liên quan đến an
nình xã hội, sức khỏe con người, an toàn tính mạng và tài sản, sẽ được xem xét
và chấp thuận bằng cách kiểm tra, thử và kiểm định theo các tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật
(vy) Thành lập doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác cần phải quyết định
dựa trên các tiêu chuẩn chuyên môn;
(vi) Cac vấn đề khác theo quy định của luật hoặc các quy định của
Quốc vụ viện ”
Cũng như tại Pháp, “đo đặc điểm của ngành nghà, lĩnh vực hoạt động mà
các công ty đó còn phải tuân thủ thêm những quy định riêng áp dụng cho lĩnh
vực đó, ví dụ: như quy định về xuất nhập khẩu” hoặc “cắt tóc, hoạt động lái
taxi, bán rượu, kiến trúc, bác sỹ"°, Ngay cả Hoa Kỳ một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, một số ngành nghề cũng phải tiến hành thủ tục cấp phép
đặc biệt dưới dạng chứng chỉ hành nghề, như”: (i) cdc dich vy y té; (ii) dịch vụ y
tế site khée tim thdn; (iii) kién tric su; (iv) dịch vụ cắt tóc và cao rau cho nam giới; (v) dịch vụ chữa bệnh bằng xoa bóp và nắn vào các khớp; (vi) dịch vụ làm
gp; (vii) dich vụ chuyên khoa về ăn uống và dinh dưỡng; (viii) dịch vụ kính
thuốc (khám và bán kính theo đơn); (ix) dịch vụ vận hành và sửa chữa các thiết
bị cung cấp nước sinh hoạt;
3 be pháp luật Việt - Pháp (2005), Hội thảo — dự thảo luật doanh nghiệp thống nhất và luật đầu tư chung,
** Nguyễn Việt Khoa (2006) Luận văn thạc sỹ luật học, “Lướt doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng hội
Trang 25Nhìn chung, các ngành nghề, lĩnh vực yêu cầu phải có giấy phép đặc biệt hoặc chứng chỉ hành nghề từ cơ quan chuyên môn, là các ngành nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, trật tự an toàn chung của xã hội
Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 48/SL ngày 09 tháng 10 năm 1945 cho phép các công ty hay các hãng ngoại quốc hiện có, được phép tiếp tục công việc doanh nghiệp như cũ Nhưng Điều 2 sắc lệnh quy định: “N#ưng vì nén
trật tự công cộng, Chính phủ Việt Nam có quyền kiểm soát, và nếu cẩn, có quyền
đặt những ban chuyên môn để giữ nhiệm vụ đó” Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, và nhiệm vụ chính trong thời gian này là gìn giữ chính quyền còn non trẻ Nên pháp luật về doanh nghiệp, cũng như quyền tự do kinh doanh còn hạn chế Thời kỳ từ năm 1954 đến trước Đại hội toàn quốc lần thứ VI Hình thức sở hữu tư nhân bị hạn chế, cắm đoán, nhà nước quản lý kinh tế bằng biện pháp hành chính, mệnh lệnh, bao cấp Quan niệm về quyển tự do kinh doanh hầu như
không được nhắc đến
Khái niệm tự do kinh doanh được xuất hiện khá muộn ở nước ta Lần đầu
tiên quyền tự do kinh doanh của công dân được Hiến pháp 1992 ghi nhận: “
Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật" (Điều 57)
Cũng như LDN 2005 quy định: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 7) Như vậy,
tự do kinh doanh phải trong “khuôn khổ” của pháp luật Nghĩa là “mức độ” tự do
như thế nào lại phụ thuộc vào quy định của pháp luật, đó là các văn bản luật, dưới luật và các văn bản, công cụ khác Cũng như chúng ta hay sử dụng thuật
ngữ: Công dân được quyền làm tất cả những gì, trừ những điều pháp luật cắm
Ngay cả trong hoạt động kinh doanh, phạm vi cắm đó đã giới hạn quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh Như vậy, giới hạn quyền tự do kinh doanh vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan
Theo tác giả thì giới hạn quyền tự do kinh doanh được xem là: những quy
định (tập hợp các công cụ khác nhau), qua đó nhà nước (chủ thể được trao
quyền ban hành) đặt ra các yêu cầu đối với các chủ thể kinh doanh, nhằm cắm
Trang 26nhập thị trường và/hoặc khi tiến hành hoạt động kinh doanh Những quy định bao gém luật, văn bản dưới luật, chính sách và các công cụ pháp lý khác ban
hành bởi các chủ thể có thẩm quyền
Các quy định trên được chủ thể ban hành sử dụng để tác động đến hành vi chủ thể kinh doanh, ngoài các quy định chính thức, còn bao gồm các quy định
không chính thức như: công văn, thông báo, quy hoạch, quy tắc hành nghề,
chuẩn mực hay quy tắc ứng xử Thực tế cho thấy, các văn bản không chính thức
này ngày càng được sử dụng, nhiều hơn, và đôi khi có “hiệu lực” cao hơn các
quy định chính thức Đề cập đến các quy định chính thức hoặc không chính thức, tác giả dựa (nhằm) vào các quy định đó được ban hành theo đúng thắm quyền, trình tự, tên gọi, hiệu lực hay không? Chẳng hạn như, theo Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật các văn bản tồn tại dưới dạng như công văn, hướng dẫn,
các quy tắc nghề nghiệp, không phải là văn bản quy phạm pháp luật Nhưng
thực tế lại được áp dụng để điều chỉnh, bắt buộc các chủ thể liên quan phải tuân
thủ
Mặc dù tồn tại dưới hình thức nào đi nữa, thì giới hạn quyền tự do kinh doanh, chủ thể có quyền cũng “kiểm sốt” thơng qua quy định của pháp luật, kể
cả quy định không chính thức Về mặt lý luận, chúng ta nói đến chức năng của
pháp luật nhìn chung là điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục Nghĩa là những hướng
tác động cơ bản của pháp luật đối với các đối tượng điều chỉnh trong xã hội,
dưới hình thức là cắm đoán, hạn chế hay cho phép (đồng thời phải xem xét đến
hiệu quả, lợi ích của sự tác động đó) Pháp luật về hoạt động kinh doanh cũng
không nằm nào phạm vi đó Như vậy, khi nói đến giới hạn quyền tự do kinh
doanh, “quy phạm pháp luật” thể hiện dưới dạng cắm đoán, hạn chế hay đặt ra
điều kiện
Việc “kiểm soát? đối với hoạt động kinh doanh là không thể tránh khỏi
Một khi quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sắp sửa ban hành để thay thế các quy định hiện hành Hoạt động dự báo, đánh giá tác động của các quy định
đối với quan hệ cần điều chỉnh, để có được các quy định “chất lượng cao”, là
hoạt động cần thiết Vấn đề là phải đặt ra “mục tiêu” cụ thể khi ban hành quy
Trang 27về giới hạn quyền tự do kinh doanh, thì phải xem xét việc giới hạn đó nhằm mục
tiêu gì, bảo vệ lợi ích cho ai, có thể thay thế bằng các quy định hay biện pháp
khác hay không, lợi ích cũng như chỉ phí xã hội khi thực thi các quy định đó
Thực tiễn ở nước ta cho thấy, hoạt động đánh giá hiệu quả, dự báo tác động của
pháp luật, trong đó có quy định về hoạt động kinh doanh đã ban hành hoặc chuẩn
bị ban hành đến đối tượng bị “tác động” dường như chưa được quy định cụ thẻ, và được thực hiện theo một trình tự nhất định có tính chất bắt buộc Hoạt động đánh giá, dự báo này thực tiễn chỉ dừng lại ở mức độ dự thảo, lấy ý kiến, hội
thảo, báo cáo tổng kết của các cơ quan liên quan Mà chưa coi đó là hoạt động
thường xuyên, và có tính chất bắt buộc Hoạt động này ở các nước đã áp dụng từ
lâu, được gọi là phương pháp đánh giá dự báo tác động pháp luật hay đánh giá tác động của quy định (RIA), hoạt động này có ý nghĩa quan trọng và được thực
hiện bởi một cơ quan chuyên trách như”: Văn phòng đánh giá pháp luật của
Australia (ORR), Ủy ban cải tiến pháp luật liên bang của Mexico, Văn phòng thông tin và đánh giá pháp luật của Mỹ
Ở nước ta, phương pháp này mới được đề cập trong những năm gần đây Trong năm 2005, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ (PMRC), với sự hỗ
trợ của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Tô chức hợp tác kỹ
thuật Đức (GTZ), đã nghiên cứu dự báo tác động của Luật doanh nghiệp thống
nhất và Luật đầu tư chung, trong đó tập trung vào việc đánh giá tác động của việc thay thế, hệ thống cấp phép bằng hệ thống đăng ký đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài
Như vậy, giữa đòi hỏi đảm bảo quyền tự do kinh doanh và một bên là giới
hạn quyền tự do kinh doanh, luôn tồn tại một “ranh giới” đối kháng nhất định
Giữa yêu cầu phải tạo môi trường, điều kiện tự do kinh doanh, nhưng đồng thời cũng phải bảo vệ những lợi ích mà có thể tự do kinh doanh sẽ gây phương hại
đến Vậy, vấn đề là phải xác định những “lợi ích” cần bảo vệ, tránh bị phương
hại nếu cho phép tự do kinh doanh Các yếu tố ảnh hưởng khi ban hành các quy định nhằm giới hạn quyền tự do kinh doanh nhìn chung gồm: (¡) chế độ chính trị,
(ii) an ninh, quốc phòng (ii) trật tự công cộng (lợi ích chung của xã hội), (iv)
Trang 28điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa, (v) ý chí của nhà lập pháp, (vi) hội nhập khu
vực, quốc tế; và (vii) lợi ích của ngành, địa phương, Việc giới hạn thể hiện
dưới nhiều “mức độ” giới hạn khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố trên, thể hiện
dưới dạng: cắm kinh doanh; hạn chế kinh doanh thông qua kinh doanh có điều
kiện Nhìn chung, giới hạn quyền tự do kinh doanh tác động đến nhiều đối tượng khác nhau: (ï) chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh; (ii) lĩnh vực — ngành nghề kinh doanh; (1ii) vốn kinh doanh; (iv) hình thức — loại hình kinh doanh; (v)
loại hình sở hữu; (vi) thời hạn kinh doanh, Do vậy, giải quyết mâu thuẫn giữa đảm bảo và giới hạn quyền tự do kinh doanh là một vấn đề tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực của các cơ quan nhà nước, các tổ.chức phi chính phủ khác
và kể cả các chủ thể kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, với các quy luật
vốn có của nó, sự can thiệp của nhà nước phải theo một cách thức phù hợp và
mức độ nhất định Một mặt, bảo đảm được sự quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô,
mặt khác bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội Đảm bảo được mục tiêu này là
một vấn đề tương đối phức tạp, và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa
Về phương diện pháp lý, các quy định của pháp luật cần phải chú ý đến
việc thu hẹp sự can thiệp của nhà nước (thông qua pháp luật) vào các quan hệ xã
hội không cần thiết, phòng ngừa khả năng sử dụng pháp luật để lạm quyền, vi
phạm pháp luật, hướng tới mục tiêu lớn là thực hiện và bảo đảm quyền và tự do
của công dân Do vậy, việc “đánh giá” quan hệ xã hội nào cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật, cũng như mức độ can thiệp, điều chỉnh đến đâu, là công việc rất
cần thiết, quan trọng và phải được tiến hành theo một trình tự bắt buộc trước khi
ban hành
Một trong các giới hạn quan trọng và có tính chất bao trùm nhất là giới hạn “đầu vào” để tham gia thị trường của các chủ thể kinh doanh Quyền thành
lập doanh nghiệp hay các hình thức kinh doanh khác nếu không được thực hiện,
thì các quyền khác không thể thực hiện được
1.2.2 Chủ thể có quyền giới hạn quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền về kinh tế trong nhóm
quyền con người Quyền này được ghỉ nhận trong các điều ước quốc tế mà các
Trang 29đó Xuất phát từ quan điểm coi quyền con người là bất khả xâm phạm, nhà nước
phải ghỉ nhận các quyền này thông qua các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý
cao nhất, mức độ ghỉ nhận các quyền này được coi là thước đo nền văn minh, dân chủ của hệ thống pháp luật quốc gia đó Quyền con người nói chung, cũng
như quyền công dân thường được quy định trong hiến pháp và/hoặc văn bản
pháp luật dưới hình thức là luật, bộ luật Điều này cho thấy quyền tự do kinh doanh là chế định cơ bản, đánh giá mức độ dân chủ, thể hiện quan điểm chính trị
của nhà nước Hầu như ở các quốc gia trên thế giới, quyền tự do cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp và được mở rộng bởi các luật có liên quan
Do vậy, các quy định hạn chế, cắm đoán liên quan đến quyền công dân, trong đó có quyền tự do kinh doanh phải được quy định trong các văn bản có giá trị pháp lý cao như bộ luật, luật Điều này nhằm tạo sự ôn định, tránh tùy tiện trong việc ban hành quy định hạn chế quyền tự do kinh doanh
Ở Trung Quốc, thẩm quyền ban hành giấy phép hành chính trước hết
thuộc Quốc Hội Điều này có nghĩa là nếu có đủ lý do để tạo giấy phép hành chính, thì Quốc Hội, gồm cả Ủy ban thường vụ quốc hội, có thảm quyền ban hành bất kỳ loại giấy phép nào Trường hợp chưa có luật, thì Quốc vụ viện có thể thiết lập việc cấp phép hành chính dưới hình thức nghị định và các loại văn
bản khác thuộc thẩm quyền của Quốc vụ viện Tuy nhiên, Quốc vụ viện cũng chỉ
có quyền thiết lập các loại giấy phép hành chính trong các vấn đề và hoạt động mà luật cho phép Trường hợp không có luật và không có các văn bản do Quốc
vụ viện ban hành, thì Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương có
thắm quyền theo luật định có thể ban hành giấy phép bằng các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương đối với những vấn đề và hoạt
động không thuộc thẩm quyền của Quốc hội và của Quốc vụ viện Trường hợp
không có luật và các văn bản của Quốc vụ viện ban hành, thì các bộ có thể ban
hành giấy phép với sự chấp thuận của Quốc vụ viện Một số loại cấp phép hành
chính chỉ thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Quốc vụ viện, như”: (¡) Thành lập,
bổ sung sửa đổi hoặc chấm dứt tồn tại một pháp nhân hoặc tổ chức khác; (ii)
Quy mô và phạm vi hoạt động sản xuất của cá nhân, pháp nhân và các tổ chức khác; (iii) Các vấn đề phải được quy định theo một hệ thống thống nhất và thuộc
Trang 30thẩm quyền của chính phủ trung ương, gồm tài chính, thuế, an ninh, chứng
khoán, hải quan, ngoại thương và ngoại hối; (iv) Xác định mức độ, năng lực và điều kiện đối với những người cung cấp dịch vụ công ích; (v) Thiết kế, xây dựng, lắp đặt và sử dụng các phương tiện và thiết bị có liên quan đến an toàn và
sức khỏe cộng đồng Như vậy, ở Trung Quốc thẳm quyền ban hành giấy phép
gồm Quốc hội, Quốc vụ viện, các bộ và chính quyền địa phương Nhưng theo nguyên tắc, Quốc vụ viện chỉ có quyền ban hành giấy phép đối với những lĩnh
vực chưa có luật, tương tự chính quyền địa phương chỉ có quyền ban hành giấy
phép đối với các lĩnh vực và hoạt động chưa có luật và các văn bản do Quốc vụ viện ban hành
Giới hạn quyền tự do kinh doanh, không được định nghĩa chính thức trong
các văn bản pháp luật Thực tế, những năm gần đây, thuật ngữ này thường được
sử dụng trong các quy định pháp luật, kể cả quy định không chính thức, nhằm
hạn chế quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh Các quy định không
chính thức tồn tại dưới dạng công văn, hướng dẫn, văn bản tham khảo ý kiến,
quy hoạch, của các các quan chuyên môn, bộ, ngành, Các văn bản này ngày
càng xuất hiện nhiều hơn và được các cơ quan nhà nước sử dụng rộng rãi Xuất
phát từ thực tế, các quy định trong luật, nghị định không rõ ràng, nên khi áp
dụng các cơ quan chuyên môn như: Sở kế hoạch đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp
tinh, Ban quan lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, thường có văn bản “xin ý
kiến” cơ quan quản lý cấp trên như Bộ kế hoạch và đầu tư, và các bộ chuyên
ngành khác Dẫn đến việc hướng dẫn, giải thích quy định của pháp luật không
đúng với tỉnh thần của luật, ngay cả việc giải thích, hướng dẫn không đúng quy
định về thẩm quyền Các quy định giới hạn quyền tự do kinh doanh còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật từ: Luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư,
quyết định, chỉ thị, Điều này cho thấy, chưa có một nguyên tắc, trình tự nhất định nào khi ban hành các quy định giới hạn quyền tự do kinh doanh
Do vậy, cần phải có những nguyên tắc, trình tự nhất định khi ban hành các
quy định liên quan đến giới hạn quyền tự do kinh doanh Nhằm hạn chế tình
trạng tùy tiện khi ban hành các quy định giới hạn quyền tự do kinh doanh LDN 2005, quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
Trang 31kiện kinh doanh” (Điều 7 khoản 5) Qua thực tiễn lập pháp, lập quy ở nước ta thì
quy định trên chưa hẳn giải quyết được vấn đề Bởi việc, các Bộ, Cơ quan ngang
Bộ được giao là đơn vị chủ trì soạn thảo các Nghị định và ngay cả các Luật để
Chính phủ trình Quốc Hội thông qua Trong bối cảnh hiện nay, những quy định
giới hạn quyền tự do kinh doanh dưới dạng “giấy phép kinh doanh” đã tăng lên,
và cách làm “giấy phép kinh doanh” cũng tỉnh vi hơn Nhân dịp hàng loạt đạo luật cần được ban hành để đáp ứng yêu cầu hội nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), một số Bộ, ngành đã “khéo léo” đưa vào đó các quy định về điều
kiện kinh doanh không cần thiết Một khi quy định đó đã được đưa vào luật, nỗ lực bãi bỏ những quy định này tới đây sẽ càng khó khăn hơn Chính phủ chỉ có
thể rà soát và bãi bỏ các quy định, giấy phép do Chính phủ hoặc cơ quan thuộc
Chính phủ và các UBND địa phương ban hành, không có thẩm quyền xem xét và
bãi bỏ các quy định, giấy phép đã được ban hành trên cơ sở các luật hoặc pháp
lệnh
Qua các vấn đề đã trình bày trong mục này, tác giả cho rằng các quy định
liên quan đến giới hạn quyền tự do kinh doanh phải thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Chính phủ dưới hình thức văn bản là luật,
pháp lệnh, nghị quyết, nghị định Tuy nhiên, quy trình soạn thảo, tham vấn, phản biện, phải được đề cao và có quy chế rõ ràng Bởi vì, ngay cả văn bản luật
cũng còn tồn tại nhiều quy định giới hạn quyền tự do kinh doanh chưa hợp lý, mà trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ không thể tiến hành kịp thời, nhanh
chóng được
1.2.3 Các nguyên tắc, trình tự ban hành quy định giới hạn quyền tự do kinh doanh
Trong các nền kinh tế thị trường, các quy định giới hạn quyền tự do kinh
doanh được Chính phủ sử dụng rộng rãi như là một công cụ, chính sách để
“kiểm soát” hoạt động kinh doanh Bởi vì, các thị trường không phải luôn luôn đem lại những kết quả tối ưu cho xã hội Các quy định kinh doanh tốt cần phải
đạt được hiệu quả xã hội và/hoặc kinh tế nào đó, như: gia tăng đầu tư, việc làm,
Trang 32tuân thủ các quy định kinh doanh như nguồn lực thời gian, nhân viên và tư vấn
cần thiết để tuân thủ các quy định kinh doanh đó Rất nhiều quy định kinh
doanh, ngay cả khi được thiết kế theo các mục tiêu mong muốn, thì cũng có thể
có các hệ quả tiêu cực không mong muốn và không lường trước được về mặt xã
hội Các quy định kinh doanh có thể được xác định là có tác động “xấu”, khi các chỉ phí tuân thủ các quy định này và các chỉ phí khác vượt quá những lợi ích mà quy định này mang lại, và không đạt được các mục tiêu đặt ra Do vậy, việc ban hành các quy định kinh doanh, cũng như các quy định giới hạn quyền tự do kinh
doanh cần phải tuân thủ những nguyên tắc và trình tự nhất định
Các quy định kinh doanh có thể được thể hiện dưới các dạng sau:
- Các quy định kinh doanh về mặt kinh tế: là những quy định can thiệp trực
tiếp vào các quy luật (quyết định) của thị trường, cũng như các hoạt động của doanh nghiệp như: vấn đề gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường, giá cả, cạnh
- Các quy định kinh doanh về mặt xã hội: các quy định này nhằm bảo vệ
các lợi ích công cộng như: y tế, an tồn, mơi trường và gắn kết xã hội,
- Các quy định kinh doanh về hành chính: là những quy định liên quan đến các thủ tục giấy tờ và hành chính, mà các chủ thể kinh doanh phải cung cấp, tiến
hành hay đáp ứng đủ điều kiện để gia nhập thị trường hay tiến hành hoạt động
kinh doanh,
Thực tiễn cho thấy, một số nước đã tiến hành cải cách thể chế, cũng như
hệ thống giấy phép hành chính, thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các vấn đề này Ở Hàn Quốc đã ban hành Luật cơ bản về quy định
thủ tục hành chính (năm 1997) Theo Luật này, ngoài mục đích, khái niệm và
phạm vi điều chỉnh, còn thiết lập các nguyên tắc khi ban hành quy định””:
- Tắt cả các quy định phải lập thành văn bản chính thức, những can thiệp
phi chính thức đều coi là “phi pháp”;
Trang 33- Tất cả các quy định đều phải căn cứ vào tỉnh thần của Hiến pháp; các
phương pháp điều tiết và kiểm soát phải hiệu lực, công bằng và minh
bạch;
- Tắt cả các quy định phải được đăng ký tại Hội đồng cải cách thẻ chế Ở Trung Quốc, Luật về giấy phép hành chính đã được thông qua và có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2003 Luật này quy định ba nguyên tắc cơ bản của hệ thống giấy phép Đó là”:
- Việc thiết lập hệ thống giấy phép phải tôn trọng các quy luật của thị
trường, tôn trọng tinh phat minh và sáng tạo của người dân
- Giấy phép chỉ được sử dụng để bảo vệ lợi ích chung của xã hội Nếu
quyền tự chủ của cá nhân không làm hại đến lợi ích chung của xã hội,
hoặc có cơ chế, hoặc giải pháp quản lý khác hiệu quả hơn, thì giấy phép
không có cơ sở tồn tại
- Gify phép phải được thực hiện công bằng, minh bạch và khách quan
Để đảm bảo những nguyên tắc này được tuân thủ, luật bắt buộc các cơ
quan soạn thảo phải thực hiện điều tra nghiên cứu và báo cáo với cơ quan lập
pháp về sự cần thiết, về những tác động kinh tế và xã hội có thể phát sinh từ giấy
phép được kiến nghị áp dụng
Ở nước ta, chưa có văn bản pháp luật quy định riêng biệt các nguyên tắc, trình tự, thủ tục khi ban hành các quy định về giới hạn quyền tự do kinh doanh
Tuy nhiên, năm 2007 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (thuộc Bộ kế
hoạch và đầu tư), được chủ trì soạn thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý
nhà nước đối với các quy định về điều kiện kinh doanh Qua nhiều lần dự thảo, góp ý, bỗổ sung, nhưng Nghị định này chưa được ban hành Theo dự thảo nghị
định này, việc soạn thảo, ban hành và thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây”:
?* Bộ kế hoạch và đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, tldd 22, tr 29
?* Điều 6, dự thảo Nghị định về quản lý nhà nước đối với các quy định về điều kiện kinh doanh
http://www.chinhphu.vn/pls/portal/docs/PAGE/VIETNAM_GOVERNMENT_PORTAL/NEWS_REP/HD
Trang 34%1, Tên ngành, nghề kinh doanh cụ thể được quy định phải có điều kiện và nội dung của điều kiện áp dụng đối với ngành, nghề đó phải được quy định tại
luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung nói tại đoạn I Khoản này được quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc chính phủ hoặc chính quyền địa phương các cấp ban hành, thì nội dung
quy định đó và các quy định có liên quan về điều kiện kinh doanh không có hiệu lực thì hành
2 Nội dụng các điều kiện mà cá nhân hoặc tổ chức phải đáp ứng để được
quyền tiến hành hoạt động kinh doanh phải được quy định cụ thể, rõ ràng và
hợp lý ở mức cân thiết bảo vệ lợi ích chung của xã hội
3 Nội dung quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, gồm tên
ngành, nghề kinh doanh, tên giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp, hồ sơ, trình
tự thủ tục, thời hạn cắp và điều kiện cắp giấy phép, từ chối cắp hoặc thu hi, gia
hạn giấy phép, thời hạn hiệu lực phải được quy định cụ thể và công bô công khai
theo hình thức và cách thức quy định tại Nghị định này
4 Mọi cá nhân, tổ chức có đủ hô sơ, thực hiện đúng trình tự, thủ tục và có
đủ điều kiện để được cắp giáy phép theo quy định của pháp luật đều có quyền
nhận giấy phép đó
Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải đưa ra được lý do rõ ràng và hợp pháp bằng văn bản
3 Các bên có liên quan bao gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và các bên có liên
quan khác phải được tham vấn trong việc soạn thảo, rà soát đánh giá, bồ sung,
sửa đổi và ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh theo Nghị định này và
pháp luật có liên quan.”
Mặc dù chưa được ban hành, nhưng đây là lần đầu những vắn đề liên quan
đến điều kiện kinh doanh, được xem xét quy định ở một văn bản riêng biệt Theo
dự thảo Nghị định này, cơ quan soạn thảo quy định về điều kiện kinh doanh phải
Trang 35đánh giá tác động phải căn cứ các nguyên tắc đã trình bày ở trên, và phải có báo cáo đánh giá tác động của điều kiện kinh doanh Dự thảo Nghị định còn quy định
phải tổ chức việc điều trằn, trong trường hợp quy định về điều kiện kinh doanh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến một, hoặc một số bên có liên quan, hoặc tác
động trái ngược nhau đối với các bên liên quan
Chúng tôi không đưa ra các nguyên tắc và trình tự ban hành các quy định
về giới hạn quyền tự do kinh doanh, với tính cách là nghiên cứu riêng của mình
Nhưng chúng tôi cho rằng việc ban hành các quy định giới hạn quyền tự do kinh
doanh phải được thực hiện theo các nguyên tắc có tính chất bao quát, trình tự,
thủ tục chặt chẽ, thiết lập cơ chế giám sát, đánh giá, đảm bảo “chất lượng” các quy định này Thực ra các nguyên tắc theo dự thảo của nghị định trên, chưa thể hiện được tính bao quát của vấn đề, thiên về mặt kỹ thuật hơn là mang tính
nguyên tắc chung Việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành các nguyên tắc, trình tự,
thủ tục đối với các quy định giới hạn quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa về lý
luận và là cơ sở khoa học khi ban hành quy phạm pháp luật
1.2.4 Các mức độ giới hạn quyền tự do kinh doanh
Mức độ giới hạn quyền tự do kinh doanh thể hiện “thái độ” của nhà nước,
thông qua các quy định hạn chế kinh doanh đối với các chủ thể kinh doanh
“Thái độ” này phụ thuộc vào “lợi ích” hay “đối tượng” mà nhà nước cho rằng
cần được bảo vệ như: an ninh, quốc phòng, trật tự công cộng, lợi ích chung của
xã hội, Giới hạn quyền tự do kinh doanh thể hiện theo các mức độ sau: (¡) cấm
kinh doanh; (ii) hạn chế kinh doanh thông qua quy định về kinh doanh có điều
kiện, gồm: điều kiện khi gia nhập thị trường, và điều kiện khi tiến hành hoạt
động
1.2.4.1 Cắm kinh doanh
“Cém là không cho phép làm việc gì đó hoặc không cho phép tôn tại"?
Đây là mức độ “nghiêm khắc” nhất, thể hiện “thái độ” của nhà nước đối với các
chủ thể kinh doanh Dưới mức độ này nhà nước không cho các chủ thể kinh doanh “cơ hội” gia nhập thị trường Trong một số trường hợp việc cấm kinh doanh chỉ áp dụng cho một nhóm chủ thể kinh doanh, hay một nhóm các ngành
Trang 36nghề - lĩnh vực kinh doanh nhất định Không chỉ cấm đối với cá nhân, hoặc tổ chức nước ngoài, mà còn đối với cá nhân, tỗ chức trong nước Về mặt lý luận
cho thấy, dưới mức độ cắm kinh doanh, nếu cho phép sẽ gây phương hại đến
“lợi ích” của xã hội, hoặc sẽ không mang lại “mục tiêu” mà nhà nước hướng đến
khi sử dụng quy phạm pháp luật để điều chinh Các đối tượng bị cắm này có thể
được mở rộng, hoặc thu hẹp tùy vào từng thời kỳ nhất định Giới hạn ở mức độ
cắm kinh doanh tác động vào các đối tượng như:
- Chủ thể kinh doanh: Trong trường hợp này chủ thể kinh doanh bị
cắm thành lập doanh nghiệp Chủ thể bị cấm có thể là: người chưa thành niên,
người bị hạn chế hoặc mắt năng lực hành vi, cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức
khác, Đối với người chưa thành niên, phụ thuộc vào độ tuổi mà pháp luật mỗi quốc gia quy định khác nhau, như: đủ mười tám tuổi trở lên (Việt Nam), hoặc phải ở tuổi 21 (đối với Malaysia, Singapore) Đối với cán bộ, công chức, tỏ
chức, cá nhân nước ngoài, những người phá sản chưa giải quyết quyết xong
không thể bắt đầu hoặc tham gia vào thực thể kinh doanh, mà không được sự cho
phép của Tòa án tối cao (Thái Lan, Philipine, Malaysia, Singapore)'' Giới hạn dưới mức độ cấm, trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào hình thức sở hữu, nghĩa
là chỉ những chủ thể kinh doanh thuộc hình thức sở hữu đó, mới được phép gia
nhập thị trường Chẳng hạn như, cho phép các chủ thể kinh doanh thuộc hình thức sở hữu nhà nước, hoặc các tổ chức chính trị xã hội, trong khi đó chủ thể
kinh doanh thuộc sở hữu tư nhân bị cắm đoán
- Ngành, nghề kinh doanh: thông thường ngành nghề kinh doanh
gây phương hại đến quốc phòng, an nỉnh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống
lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục, sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ
hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường, sẽ bị giới hạn dưới mức độ cấm kinh
doanh Các yếu tố này phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia, trên nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, mà mỗi quốc gia “ưu tiên” bảo vệ
Đối tượng mà quy định cắm kinh doanh nhằm vào được thay đổi trong
từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau Do vậy, các đối tượng này phải được quy định
Trang 37theo một trình tự thủ tục thống nhất và có cơ chế giám sát, đăng ký để cá nhân, tổ chức liên quan tuân thủ, nhà nước quản lý dễ dàng hơn
1.2.4.2 Kinh doanh có điều kiện
Điều kiện là điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào
đó Kinh doanh có điều kiện là những đòi hỏi, yêu cầu của “cơ quan có thẩm
quyền” mà chủ thể kinh doanh phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động kinh doanh
Trong trường hợp này, mức độ giới hạn quyền tự do kinh doanh ít “nghiêm
khắc” hơn mức độ cắm kinh doanh Nhưng thực ra mức độ này đã ảnh hưởng, gây ra nhiều tranh cãi, phản ứng khác nhau từ các chủ thể kinh doanh, doanh
nghiệp Giới hạn dưới mức độ kinh doanh có điều kiện, chủ thể kinh doanh được phép gia nhập thị trường, hay tiến hành hoạt động nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định Điều kiện đó có thể là: (¡) điều kiện khi gia nhập thị trường;
(ii) điều kiện khi tiến hành hoạt động
- Đối với điều kiện khi gia nhập thị trường, chủ thể kinh doanh phải có “văn bản xác nhận” của cơ quan có thâm quyền, thể hiện dưới các hình thức
như giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định, Đây
là những điều kiện mà chủ thể kinh doanh phải có trước khi gia nhập thị trường, để tiến hành thủ tục “khai sinh” hình thức kinh doanh đã lựa chọn Giới hạn dưới
mức độ này, nhà nước đã hạn chế, “sàng lọc” những chủ thể không đáp ứng
được các điều kiện đặt ra, ngay khi họ bắt đầu gia nhập thị trường Tuy nhiên,
việc “sàng lọc” ngay khi gia nhập thị trường, liệu có đạt được mục đích đặt ra
Ở các quốc gia như Thái Lan, Philipine, Malaysia, Singapore, hau hết trong các trường hợp, khi tiến hành hoạt động kinh doanh chỉ có một yêu cầu là
phải đăng ký với Cơ quan đăng ký Ngoại trừ một số lĩnh vực đòi hỏi phải có
thêm giấy phép đặc biệt cùng với việc đăng ký, như”? buôn bán đồ uống có
men; sản xuất và buôn bán hóa chất nguy hiểm; bệnh viện và các trung tâm y tế;
trường học tư; hiệu cầm đồ và cho vay; ngân hàng và các công ty tài chính; kinh
doanh cỗ phần và chứng khoán cho người khác; kinh doanh bảo hiểm; thành lập
cơ sở giải trí công cộng; dịch vụ xoa bóp
Trang 38Đối với mỗi quốc gia, các lĩnh vực yêu cầu kinh doanh có điều kiện có sự
khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, lợi ích, mà nhà nước cần bảo vệ Ngoài các lĩnh vực kể trên, Singapore, Malaysia còn quy định
thêm những lĩnh vực yêu cầu phải cấp phép đặc biệt cùng với việc đăng ký, như:
sản xuất kinh doanh dược phẩm; trung tâm chăm sóc trẻ em; cửa hàng lương thực, nhà hàng ăn, dịch vụ ma chay, thu lượm phế thải, sản suất hóa chất độc hại
phải được phép của Bộ môi trường; các dịch vụ bảo vệ thám tử tư
Ở bốn quốc gia trên, các tổ chức kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực khác,
được phép hoạt động kinh doanh ngay khi họ đăng ký với Cơ quan đăng ký, mà
không phải có bất kỳ loại giấy phép, chấp thuận hoặc cho phép nào khác, bao gồm cả những nhà sản xuất
Như vậy, đối với điều kiện khi gia nhập thị trường, chủ thể kinh doanh phải đáp ứng đủ khi gia nhập thị trường Sau khi gia nhập thị trường, chủ thể
kinh doanh có duy trì, đáp ứng đủ các điều kiện đó hay không là câu chuyện khác Chủ thể kinh doanh có nghĩa vụ duy trì, tuân thủ các điều kiện quy định,
đồng thời nhà nước phải có cơ chế kiểm tra, giám sát khả năng thực tế duy trì, đáp ứng các điều kiện đó Ở Việt Nam, vấn đề tuân thủ phụ thuộc vào doanh nghiệp, mà thực tế việc “hậu kiểm” hoặc cơ chế “giám sát” việc tuân thủ các
điều kiện này chưa được quy định cụ thể Tác giả cho rằng, việc doanh nghiệp duy trì, tuân thủ, đáp ứng các điều kiện trong quá trình hoạt động kinh doanh, quan trọng hơn là chứng minh khi gia nhập thị trường Chính từ việc tuân thủ này, mà các “mục đích” khi nhà nước giới hạn quyền tự do kinh doanh mới có ý
nghĩa thực tiễn của nó
- Đối với điều kiện khi tiễn hành hoạt động
Đối với mức độ giới hạn này, các chủ thể kinh doanh có quyền gia nhập
thị trường để “khai sinh” hình thức kinh doanh đã lựa chọn Nhưng khi tiến hành
hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định
Điều kiện kinh doanh có sau khi gia nhập thị trường tồn tại dưới hình thức: ()
“văn bản xác nhận” của cơ quan quản lý chuyên ngành như Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh - hoạt động, Chứng nhận bảo hiểm
Trang 39thẩm quyền; (1i) điều kiện chỉ cần doanh nghiệp tuân thủ mà không cần các văn
bản xác nhận Đây là các điều kiện mà doanh nghiệp pháp đáp ứng trước khi tiến
hành hoạt động kinh doanh, được thể hiện dưới nhiều điều kiện khác nhau, do
các quy phạm pháp luật chuyên ngành quy định
Mức độ giới hạn qua quy định kinh doanh có điều kiện khi tiến hành hoạt
động kinh doanh Một mặt tạo điều kiện để chủ thể kinh doanh thực hiện quyền tự do đăng ký kinh doanh, mặt khác giúp cơ quan quản lý theo dõi, nắm bắt khả
năng đáp ứng điều kiện kinh doanh đã quy định Thực tiễn cho thấy không chỉ dựa vào việc xác nhận đủ điều kiện, quản lý khả năng đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh trên văn bản Mà vấn đề ở chỗ là tính “hợp lý” của quy định điều kiện
kinh doanh, việc tuân thủ đúng, đầy đủ các điều kiện đó trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp
Như vậy, giới hạn quyền tự do kinh doanh được thể hiện dưới nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ cắm đến hạn chế kinh doanh Nhà nước nên hạn chế
mức độ cắm kinh doanh, mở rộng cơ hội cho chủ thể kinh doanh gia nhập thị
trường, bằng cách xác định mục đích và chuyển thành điều kiện kinh doanh Đối với kinh doanh có điều kiện, dù tồn tại dưới hình thức nào, thì khả năng đáp ứng,
duy trì các điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động được xem là mục tiêu
quan trọng Do vậy, nhà nước nên giảm “mức độ” can thiệp khi gia nhập thị
trường, tạo cơ hội bình đẳng cho các chủ thể có nhu cầu gia nhập thị trường
Tăng cường “biện pháp”, có cơ chế kiểm soát thích hợp để doanh nghiệp tuân thủ các điều kiện kinh doanh Đồng thời, xác lập những chế tài nghiêm khắc khi
doanh nghiệp vi phạm, tạo quan hệ “bình đẳng” giữa nhà nước và chủ thể kinh
doanh
Kết luận Chương 1
Việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận liên quan đến quyền tự
do kinh doanh, giới hạn quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa quan trọng Bảo đảm quyền tự do kinh doanh là góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường thì quyền tự do kinh doanh là cần thiết Nhu cầu về tự do kinh doanh luôn luôn tồn tại trong mọi xã hội, tuy nhiên trong từng
Trang 40nhau Việc thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, pháp lý và kinh tế
Tuy nhiên, tồn tại song song với quyền tự do kinh doanh, thì việc giới hạn
quyển tự do kinh doanh là không thể tránh khỏi Pháp luật các nước hầu như đều
thể hiện sự “can thiệp” của mình trong hoạt động kinh doanh Vấn đề cần đặt ra
là việc xác định, ban hành các quy định giới hạn quyền tự do kinh doanh đã hợp lý ở mức cần thiết chưa, và cần phải tuân theo những nguyên tắc, chủ thể, trình
tự, thủ tục ban hành và có cơ chế giám sát nhất định
Để đảm bảo các quy định về giới hạn quyền tự do kinh doanh được các
chủ thể liên quan tuân thủ, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội Pháp luật cần
phải xác định rõ ràng các mục tiêu, và “nhu cầu” sử dụng các mức độ giới hạn
quyền tự do kinh doanh Vừa bảo đảm sự cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa bảo đảm
quyền tự do kinh doanh và nhu cầu “kiểm soát” của nhà nước Đây là vấn đề liên