Trong khi đó, với sự sáng tạo vô tận, không ngừng của các chủ thể kinh doanh cùng với đó là sự phát triển các quan hệ cạnh tranh, các thủ pháp cạnh tranh, đặc biệt là các thủ pháp tác độ
Trang 1
CA QD 069
NGUYEN TH] THUY HANG
CAC QUY DINH PHAP LUAT VE CHONG CANH TRANH KHONG LANH MANH THEO LUAT CANH
TRANH NĂM 2004 NHAM BAO VỆ UY TÍN CUA DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MA SO: 50515
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ BÍCH THỌ
ris) MA
TETHONG TIN-THY VIEN A10210001066
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chính xác
'Tác giả luận văn
Trang 4LOI MO DAU pale ey eee)
CHUONG 1: Quy ĐỊNH PHAP L LUAT VE CHONG CANH TRANH KHONG LANH MANH LIEN QUAN DEN UY TÍN DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về cạnh tranh không lành manh 0c 2001050107011 0O 12 Các bệnh vi ee tranh ee lanh ata liên quan đến uy tín của doanh
l2 Ì Hành vi giém pe doanh i RG ng in tad
1.2.2 Quảng cáo so sánh ceeescsesseesseiie sails)
23 Khuyén mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh a
Nên phó chếtài) 2002020) 122
1.3.1 Quy định của một số nước về các hình thức chế tài trong cạnh
tranh không lành mạnh ceeeeeeeiisiieieieeieẤsieiie 22 1.3.2 Các biện pháp chế tài theo quy Kas cua ee ve chẳng cạnh
tranh không lành mạnh Việt Nam bờ l0 nv0102019/ 781220)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN X31 2.1 Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh
ñghiỆp c0 ng 000266100601165011080606086440340030602 64010500406 2.1.1 Nước tương Chinsu và 3-MCPD : . .-«
2.1.2 Trà xanh khơng độ và sự cô hương liệu quá hạn sử dụng
2.2 Một số vấn đề đặt ra trong quá trình áp dụng Luật cạnh tranh nhằm bảo vệ
uy tín của doanh nghiệp 2.2.1 Những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật 37
2.2.2 Nguyên nhân : Dan 400110103157
2.3 Một số đề xuất góp vib hoan thiện hip luật sảnh tranh h không là lành
TH TH VÌ vết 0inarAbibaxeatblbbrsiaVANIESEIS010T101 T1)N/10/A/N1/0717001k.1 42
2.3.1 Những đề xuất mang tính định hướng: fy, Re ag
2.3.2 Nhitng dé xudt cu thé gop phan hoan thiện ni luật về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh nghiệp 44
Trang 5LOI MO DAU 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, khi mà nền kinh tế thị trường được coi là cơ chế lý tưởng cho sự vận hành kinh tế của mỗi quốc gia và kinh tế thế giới thì vấn đề bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh là vấn đề được quan tâm, đặc biệt là vấn đề bảo đảm cơ cấu thị trường, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh lành mạnh cũng như sự hợp lý trong tương quan lợi ích của các chủ thể kinh doanh
Những biện pháp cải cách kinh tế liên tục trong khoảng thời gian gần đây của Việt Nam về việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mọi người
dân và doanh nghiệp, mở cửa thị trường cho khu vực tư nhân và đầu tư nước
ngoài phát triển, đầy mạnh cô phần hoá doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích cạnh tranh trong các ngành trước đây Nhà nước nắm độc quyền như điện,
viễn thông, là những dấu hiệu thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ Việt
Nam Đó chính là quyết tâm xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng với
bản chất, với cạnh tranh tự do và công bằng được coi là động lực chính để
loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, cổ vũ doanh nghiệp làm ăn
hiệu quả, đưa nền kinh tế tiến lên phía trước Quyết tâm dy hoàn toàn phù hợp với tư tưởng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
trong Văn kiện Đại hội IX và X của Đảng Điều này cũng có nghĩa đảm bảo
cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế là tiền đề không thẻ thiết để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế khi chúng ta thúc đẩy việc mở cửa, hội nhập
với các nền kinh tế khu vực và toàn cầu
Trong bối cảnh ấy, Việt Nam cũng chia sẻ một cách tiếp cận chung với
các nước có nền kinh tế thị trường là ban hành hệ thống quy phạm pháp luật cạnh tranh nhằm tạo lập và bảo vệ cạnh tranh - động lực phát triển của nền kinh tế Luật cạnh tranh 2004 được ban hành là một minh chứng Đây là kết quả của quá trình đổi mới về kinh tế, là hành lang pháp lý để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh theo quy định của Hiến pháp
Ngay từ khi ra đời, Luật cạnh tranh đã nhận được sự quan tâm của giới
Trang 6phần bảo đảm cho “sự lành mạnh của các quan hệ cạnh tranh vốn đang diễn
biến phức tạo với sự biểu hiện của rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong một nền kinh tế thị trường còn sơ khai như ở Việt Nam” i‘
Và trong một thời gian ngắn, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đạo
luật này đã được ban hành Tuy nhiên, hầu hết các quy định trong các văn bản này chủ yếu tập trung làm rõ các quy định điều chỉnh đối với các hành vi hạn
chế cạnh tranh mà ít chú ý đến các quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, trong đó có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến uy tín của doanh nghiệp Bên cạnh đó, thực tế áp dụng, triển khai các quy định chống cạnh tranh không lành mạnh đã gặp không ít khó khăn Trong khi đó, với sự sáng tạo vô tận, không ngừng của các chủ thể kinh doanh
cùng với đó là sự phát triển các quan hệ cạnh tranh, các thủ pháp cạnh tranh,
đặc biệt là các thủ pháp tác động đến người tiêu dùng, khách hàng qua hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm uy tín của doanh nghiệp thì việc quy
định chặt chẽ, cập nhật các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh nghiệp nói riêng là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục hoàn
thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam
Nhằm góp phần bảo đảm thực thi có hiệu quả pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh, việc nghiên cứu, luận giải các quy định pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh
nghiệp là hết sức cần thiết Chính vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Các
quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh
tranh 2004 nhằm bảo vệ uy tín của doanh nghiệp” làm đề tài tốt nghiệp
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ uy tín
của doanh nghiệp Đồng thời, tập trung làm rõ các vấn đề thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh tác động đến uy tín của doanh nghiệp, từ đó, đề xuất những
kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh Xuất phát từ mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ:
1 Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật chống, cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến bảo vệ uy tín của doanh
! Lê Anh Tuấn, Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2009,
Trang 7nghiệp theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam và một số
nước
2 Xuất phát từ cơ sở lý luận và phân tích đánh giá pháp luật chống
cạnh không lành mạnh liên quan đến bảo vệ uy tín của doanh
nghiệp Luận văn đưa ra một số dẫn chứng cụ thể trong thực tế Từ
đó đưa ra đánh giá, nhận xét về quy định của pháp luật hiện hành
phù hợp hay chưa phù hợp với thực tế
3 Đưa ra những kiến nghị mang tính khả thỉ trong giai đoạn hiện nay
nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật chống cạnh không lành mạnh,
nâng cao hiệu quả của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của các doanh nghiệp thông qua việc quy định chặt chẽ về hành vi xâm phạm, về biện pháp chế tài và việc vận dụng pháp luật một
cách hài hoà phù hợp trong điều kiện hiện nay 3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật chống cạnh
không lành mạnh liên quan đến bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, thực trạng cạnh tranh không lành mạnh và việc áp dụng pháp dụng pháp luật chống cạnh không lành mạnh hiện hành trong việc bảo vệ uy tín của doanh nghiệp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật cũng như
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
Luận văn giới hạn nghiên cứu tập trung làm rõ những quy định về chống cạnh không lành mạnh liên quan đến bảo vệ uy tín của doanh nghiệp,
từ đó phân tích các quy định có liên quan, đưa ra kiến nghị mang tinh kha thi
trong điều kiện hiện nay
4 Tình hình nghiên cứu:
Qua quá trình tìm hiểu, đã có một số sách, tài liệu và công trình khoa
học nghiên cứu có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh ở một góc nhìn
khác Chẳng hạn như:
+ “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành
mạnh tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học năm 2002, Đại học Luật Hà Nội
của tác giả Đặng Vũ Huân
+ “Thực hiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo luật
cạnh tranh Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2006, Đại học Luật
Trang 8+ “Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2007, Đại học Luật Tp.HCM, của tác giả Lê
Thị Thùy Trang
+ “Một số vấn đề pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh và thực trạng
cạnh tranh không lành tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2003, Đại học Luật Tp.HCM, của tác giả Bùi Văn Thành
+ “Một số vấn đề pháp lý về chống độc quyền và cạnh tranh bất chính
tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2001 của tác giả Nguyễn Hoàng
Giao
(+ÈPháp luật Việt Nam với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
về thương hiệu” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2005 của nhóm tác giả Nguyễn Hương Giang, Đặng Diệu Phương
+ “Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động PR tại Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật năm 2006, Đại học Luật Tp.HCM của tác
giả Nguyễn Thị Ngọc Loan
Các công trình nghiên cứu khoa học nói trên đã nghiên cứu các vấn đề
hoặc đối tượng có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh
Với mục tiêu nghiên cứu một cách có hệ thống về pháp luật chóng cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh nghiệp, luận văn góp
phần làm rõ các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, cũng như các biện pháp chế tài, đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp luật chống cạnh tranh không
lành mạnh nói riêng từ đó góp phần đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn nghiên cứu trên quan điểm của Đảng và Nhà nước, quan
điểm của một số nước về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh - Nội dung của Luận văn được phân tích dựa trên các văn bản pháp luật sau: Luật cạnh tranh, Luật SHTT, BLDS, BLHS, BLTTDS, BLTTHS, Pháp
Trang 9- Để nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề đặt ra, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập, tổng hợp, liệt kê, logic, so sánh, phân tích, đánh giá trong Luận văn
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Luận văn nghiên cứu tương đối đầy đủ và khoa học các vấn đề lý luận
và thực tiễn với mục đích góp phần xây dựng pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh tại Việt Nam Những nội dung và kết quả nghiên cứu có thể được dùng để làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp, cán bộ thực thi pháp luật và cho các sinh viên Các kiến nghị đặt ra sẽ có ý nghĩa nhất định trong việc góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 7 Cơ cấu của Luận văn:
Trén cơ sở phạm vi, mục đích nghiên cứu, Luận văn có cơ cấu như sau:
- Lời mở đầu
- Phần nội dung bao gồm 02 chương:
Chương 1: Quy định pháp luật về chống cạnh không lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh nghiệp
Trang 10QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ CHÓNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐÉN UY TÍN
DOANH NGHIỆP
(1.1) Khai quát chung về cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật cạnh tranh không phải là loại pháp luật có mục tiêu trực tiếp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh hay rộng hơn là của nền kinh tế quốc gia Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố mang tính kinh tế - kỹ thuật như vốn, công nghệ, trình độ quản trị , chứ không thể trông cậy vào sự giúp đỡ của pháp luật
cạnh tranh
Pháp luật cạnh tranh thuộc loại pháp luật “ngăn cản” mang tín “can thiệp” Thực chất mục tiêu của pháp luật cạnh tranh là ngăn cản và xử lý
những hành vi cạnh tranh trái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh của doanh nghiệp với động cơ cạnh tranh, qua đó tìm cách tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh mà \iúng ta sẽ không có được nếu không thực hiện hành vi vi phạm Như vậy, thông qua những hành vi cạnh tranh trái phép,
doanh nghiệp thực hiện hành vi mong muốn hạn chế và làm suy giảm năng lực cạnh tranh hiện có của đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan Nếu theo nghĩa như vậy, thì pháp luật cạnh tranh có mục tiêu bảo toàn năng lực
cạnh tranh thực tế cả các doanh nghiệp trong một thị trường Và điều đó cũng
đồng nghĩa với việc pháp luật cạnh tranh không tạo ra được sức cạnh tranh
mới trong nền kinh tế
Trong cơ chế thị trường con người được quyền tự do sáng tạo nên
không thể có luật chơi cụ thể cho tất cả mọi thành viên trong mọi điều kiện và
hoàn cảnh Và trong thương trường, cũng không, thể áp chế những luật chơi
cứng nhắc bởi nếu không con người sẽ phải hành động theo một khuôn mẫu
thong nhất và điều đó sẽ làm triệt tiêu khả năng sáng tạo Tuy nhiên, tự do
cũng phải trên cơ sở nhận thức được quy luật và quyền tự do nào cũng có giới
Trang 11nhưng để duy trì môi trường kinh doanh công bằng và lành mạnh đòi hỏi việc xây dựng một hệ thống pháp luật cạnh tranh trong đó chống cạnh tranh không
lành mạnh là một trong những bộ phận quan trọng
Cho đến nay, cạnh tranh lành mạnh đã được nghiên cứu và phản ánh trong nhiều học thuyết, song vẫn chưa đưa ra được nội hàm cụ thể cho khái
niệm này” Và các quốc gia trên thế giới cũng không đưa ra khái niệm thống
nhất thế nào là cạnh tranh lành mạnh và do đó chỉ có thể hiểu cạnh tranh lành
mạnh một cách gián tiếp thông qua việc xác định những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh được quy định trong pháp luật cạnh tranh hoặc trong án lệ của các quốc gia Tuy vậy, dưới góc độ thực tiễn, các quốc gia đều có sự thống nhất về bản chất của cạnh tranh lành mạnh Đó là hành vi cạnh tranh
trung thực, công bằng, hợp pháp, hợp đạo đức, tập quán kinh doanh; là hình thức cạnh tranh đẹp, trong sáng, cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của bản thân doanh nghiệp), vì lợi ích không chỉ bản thân doanh nghiệp mà còn vì lợi
ích của xã hội trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác,
của người tiêu dùng và lợi ích công cộng
Qua đó có thể thấy, nội hàm của cạnh tranh lành mạnh rất rộng và khó
có thể quy định cụ thể, đầy đủ thế nào là hành vi cạnh tranh lành mạnh Xuất
phát từ nguyên tắc các chủ thẻ kinh doanh được làm tất cả những gì mà pháp
luật không cắm thì không thẻ xây dựng thành khái niệm chuẩn và đúng trong
mọi trường hợp, do vậy, về mặt phương pháp phải xác định hành vi cạnh
tranh không lành mạnh và quy định thành điều cắm
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh không lành mạnh Quan niệm cho rằng cạnh tranh không lành mạnh bao gồm tất cả những hành vi xâm phạm tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường, xâm hại
đến quyền tự do cạnh tranh công bằng của các doanh nghiệp Với quan niệm
này, các hành vi hạn chế cạnh tranh, nhất là những hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường cũng thuộc phạm trù “cạnh tranh không lành mạnh”
(quan niệm này được phản ánh rất rõ trong các quy định của Luật cạnh tranh của Mông Cổ)! Theo quan điểm này, các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh có phạm vi rất rộng, có sự hoà lẫn giữa những hành vi được coi là hạn
? Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.71
Ÿ Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển
sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.30
* Phạm Văn Lợi, Lê Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Văn Cương, Hoàng Thế Anh, Vũ Thị Hiệp, Pháp luật chống
Trang 12chế cạnh tranh và những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, do vậy, thiếu
sự phân hoá trong cơ chế xử lý giữa hai nhóm hành vi này
Theo Điều 10bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp,
bat kỳ hành vi cạnh tranh nào di ngược lại các hành động trung thực, thiện chi trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh Điều này cũng giải thích rõ cạnh tranh không lành mạnh gồm ba
loại hành vi sau:
- Hanh vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bat kỳ phương tiện nào, với
cơ sở, hàng hoá hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh
tranh;
- Những tuyên bố sai trái trong công việc kinh doanh nhằm làm mất uy tín của cơ sở hàng hoá hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ
cạnh tranh
- Những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh
nhằm lừa dối công chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù
hợp về mục đích, hoặc số lượng hàng hoá
Với quy định này, cạnh tranh không lành mạnh được giới hạn trong
phạm vi khá hẹp, chỉ được đề cập đối với các hành vi không trung thực trong hoạt động thương mại và công nghiệp mà không đề cập đến các hoạt động
trong lĩnh vực khác hoặc trái đạo đức, tập quán kinh doanh
Quan niệm khác lại cho rằng, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi
cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thê gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh
khác hoặc người tiêu dùng
Theo quan điểm này, cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa là những hành vi không phù hợp với cách xử sự mà pháp luật đã quy định, đi
ngược lại các chuẩn mực và tập quán truyền thống của kinh doanh lành mạnh
Bằng những thủ đoạn không trung thực nhằm mục đích cạnh tranh không lành
mạnh, các hành này đã xâm phạm trực tiếp lợi ích của đối thủ cạnh tranh
Trang 13trường liên quan, gây hậu quả bắt lợi cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và lợi ích công, cộng."
Đây cũng là quan điểm phù hợp để từ đó có cách hiểu thống nhất về
pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và được quy định tại khoản 4,
Điều 3 Luật cạnh tranh của Việt Nam Theo nội dung quy định này, hành vi
cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá
trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh,
gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng Có thể nhận thấy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có các dấu hiệu sau: là hành vi vi phạm
pháp luật hay đi ngược lại với đạo đức, tập quán tốt đẹp, do đối thủ cạnh tranh
thực hiện vì mục đích cạnh tranh và nhằm vào ít nhất một đối thủ cạnh tranh hiện hữu cụ thẻ, đồng thời hành vi đó đã và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây tồn
hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng và qua đó tìm cách tạo cho
mình những lợi thế bất chính
Với những dấu hiệu trên thì không phải bất cứ hành vi nào xâm phạm đến lợi ích của doanh nghiệp đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh và bị xử lý bởi pháp luật cạnh tranh không lành mạnh mà chỉ những hành vi do đối thủ cạnh tranh thực hiện đối với doanh nghiệp khác là đối thủ
cạnh tranh của mình Những đối thủ này phải cùng cạnh tranh trong cùng một
thị trường hàng hoá, dịch vụ hoặc thị trường liên quan Những hành vi thoả
mãn yếu tố trên, nhưng không phải là hành vi xuất phát từ đối thủ cạnh tranh,
không vì mục tiêu cạnh tranh sẽ không bị coi là cạnh tranh không lành mạnh và do đó sẽ bị xử lý bởi pháp luật dân sự
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ bị pháp luật điều chỉnh khi đối thủ cạnh tranh nhận thức được nguy cơ hay thực tế của sự tổnthất và từ đó họ
tự quyết định nhờ đến sự can thiệp của pháp luật Với ý nghĩa đó, về cơ bản,
hành vi cạnh tranh không lành mãnh sẽ bị xử lý bằng phương pháp dân sự và
chế tài dân sự Vì vậy, nguyên tắc “không có đơn kiện thì không có toà án” sẽ
được áp dụng
Nhìn chung, xét về nội dung của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, có thể phân chia các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thành hai nhóm như sau:
* Dang Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Luận
Trang 14Nhóm thứ nhất là nhóm hành vi xâm phạm đến lợi ích của đối thủ cạnh
tranh Nhóm này bao gồm các hành vi: ngăn cản đối thủ khác trong quá trình
cạnh tranh; hành vi dèm pha, bôi nhọ đối thủ; bội tín; bóc lột
Nhóm thứ hai là nhóm hành vi xâm phâm trực tiếp lợi ích của khách hàng Nhóm này bao gồm các hành vi: can thiệp vào quyền tự do định đoạt
của khách hàng; khuyến mại không chính đáng; quảng cáo sai lệch;
Việc phân loại như trên chỉ mang tính chất tương đối Có những hành
vi cạnh tranh không lành mạnh cùng lúc xâp phạm đến lợi ích của đối thủ
cạnh tranh và cả khách hàng hay người tiêu dùng Trong trường hợp đó, hành
vi cạnh tranh không lành mạnh có thể nhận được sự phản đối từ cả hai phía:
phía đối thủ cạnh tranh và cả khách hàng Lý do mà pháp luật cạnh tranh điều
chỉnh không chỉ hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhắm vào đối thủ cạnh
tranh mà còn cả những hành vi chủ yếu xâm hại đến lợi ích của khách hàng vì
bản thân lợi ích của khách hàng, bất luận là doanh nghiệp hay người tiêu
dùng, đều cần được bảo vệ trong một xã hội văn minh; và mặc dù những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện trong quan hệ với khách hàng
và vì vậy tưởng như không liên quan đến quan hệ cạnh tranh giữa các đối thủ nhưng suy cho cùng, chúng làm tổn hại và thậm chí phá vỡ trật tự và hệ thống
cạnh tranh hiện hành ” Và nhu thế, thông qua việc xâm phạm lợi ích của khách hàng, lợi ích của các đối thủ cạnh tranh cũng gián tiếp bị xâm phạm
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn này sẽ chỉ tập trung vào nhóm các hành vi trực tiếp xâm phạm đến uy tín của đối thủ cạnh tranh thông
qua các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1⁄2 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh nghiệp:
Do hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành nghề kinh tế trên thị trường nên các quy định về các hành vi nay
có thể tồn tại trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như pháp luật về khuyến mại, quảng cáo, luật cạnh tranh, Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh nghiệp được quy định trong Luật
cạnh tranh và các văn bản chuyên ngành có liên quan
© Dang Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Luận
án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2002, tr.64
Lê Anh Tuấn, Pháp luật về Chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia,
Trang 151.2.1_Hanh vi giém pha doanh nghiệp khác:
Theo quy định tại Điều 43 của Luật canh tranh 2004 nghiêm cắm các
doanh nghiệp nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác dù bằng hình thức gián tiếp
hay trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy
tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó
Gièm pha được hiểu là việc đặt điều nói xấu, chê bai nhằm mục đích hạ
uy tín của tổ chức, cá nhân khác làm mắt niềm tin của người khác đối với
người đóŸ
Học thuyết về cạnh tranh không lành mạnh đã định nghĩa: Nói xấu đối
thủ cạnh tranh là hành vi đưa ra những lời gièm pha đối với một đối thủ cạnh
tranh hoặc một sản phẩm của một đối thủ cạnh tranh ° Học thuyết này đã đưa ra một định nghĩa mang tính khái quát về hành vi gièm pha nói xấu đối thủ
cạnh tranh nhằm tác động đến uy tín hoặc danh tiếng sản phẩm đối thủ cạnh
tranh
Toà phúc thẩm Paris cũng đã đưa ra một định nghĩa tương tự trong án lệ ngày 14/04/1995: Nói xấu trong thương mại là được hiểu là tung ra những lời
gièm pha đối với một thương nhân khác bằng những thông tin xấu '
Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác cũng được luật chống cạnh tranh
không lành mạnh của một số nước quy định tuy cũng có một vài khác biệt nhưng thống nhất về bản chất của hành vi Luật Trung Quốc quy định cắm
doanh nghiệp sử dụng quảng cáo hoặc hình thức khác tạo ra sự công khai sai
trái, lừa dối về chất lượng, thành phần, quá trình sản xuất, cách sử dụng, nhà
sản xuất, thời gian sử dụng, nguồn gốc, của hàng hoá.!!
Hay như Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Đức quy định bất
kỳ người nào truyền bá sự khẳng định không trung thực liên quan đến việc kinh doanh của người khác, liên quan đến người sở hữu hoặc giám đốc doanh
* Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994, tr.385;
'Vĩnh Tịnh, Từ điển Tiếng Việt, NXB Lao động, 2006, tr.380; Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngơn ngữ và
'Văn hố Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin, 1998, tr.745
h Nguyễn Hữu Thuyên, Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2004,
tr132
'® Nguyễn Hữu Thuyên, Sdd, tr.132
“An operator shall not use advertisements or other means to give false, misleading pulicity as to the
quality, composition, performance, use, manufacturer, useful life, origin, of goods" Điều 9 Luật chống
Trang 16nghiệp, đến hàng hoá hoặc hoạt động kinh doanh của người khác thì phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc bị phạt tù hoặc phạt tiền ?
Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản cũng quy định hành vi tạo ra hoặc truyền bá sự khẳng định sai lệch mà trái luật về danh tiếng
thương mại người khác trong quan hệ cạnh tranh là hành vi bất hợp pháp h Việc quy định hành vi này là bất hợp pháp và phải chịu chế tài của luật theo quan điểm của các nước nhằm góp phần hạn chế tình trạng lợi dụng quyền tự do thông tin của các doanh nghiệp nhằm cung cấp cho công chúng các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho uy tính danh tiếng của
các doanh nghiệp cạnh tranh
Hành vi xâm phạm uy tín của đối thủ cạnh tranh hoặc danh tiếng của họ
bị xem là gièm pha doanh nghiệp khác khi nó có ba dấu hiệu sau:
Một là, hành vi này phải xuất phát từ đối thủ cạnh tranh và vì mục đích cạnh tranh Mọi hành vi bôi nhọ, nói xấu không xuất phát từ đối thủ cạnh
tranh và không vì mục đích cạnh tranh sẽ được xem xét bởi luật dân sự nói
chung hoặc luật hình sự trong những trường hợp cụ thẻ Chủ thể thực hiện hành vi gièm pha có thể là tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả cá nhân
có đăng ký kinh doanh và cá nhân không có đăng ký kinh doanh Hành vi này có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền
thông, báo chí hoặc những tin đồn thất thiệt được tuyên truyền theo phương
thức truyền miệng
Tuy nhiên, nảy sinh vấn đề xác định ranh giới giữa quyền tự do ngôn
luận, tự do phê bình với hành vi gièm pha Bởi vì, về nguyên tắc, quyền tự do
ngôn luận, tự do phê bình là quyền tự do dân chủ, quyền hiến định của công dân được Hiến pháp quy định và bảo vệ Chỉ khi nào quyền này vượt ranh
giới và thoả mãn các điều kiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì
mới bị xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việc xác định ranh giới này chính là nhiệm vụ của cơ quan có thâm quyền áp dụng pháp luật cạnh
tranh để xử lý đối với từng trường hợp cụ thể
Nhưng, trong trường hợp nội dung của lời nói xấu lại đúng sự thật thì
chủ thể của hành vi đó có bị xử lý theo quy định của chế định chống cạnh
tranh không lành mạnh không? Vấn đề này được tiếp cận khác nhau qua các
Án lệ của Pháp, chẳng hạn Toà tư pháp tối cao (tại án lệ ngày 19/7/1973,
2 Xem Điều 14, Điều 15 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Đức
Trang 17D.1973, trang 587) cho rằng nội dung của việc nói xấu đúng hay sai không
ảnh hưởng đến việc kết luận là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay
khơng Trong khi đó, Tồ phúc thẩm Paris (tại án lệ ngày 13/11/1963) cho rằng việc nêu ra một sự việc có thật không thé bị coi là hành vi nói xấu Ý
Quan điểm này đã được sự ủng hộ các nhà lập pháp Việt Nam và được thể hiện trong Điều 43 Luật cạnh tranh
Thông tin mà hành vi giém pha sit dung phải là những thông tin không
trung thực, không đúng sự thật Việc xác định tính trung thực của một thông tin nào đó không phải là việc dễ dàng và có thể tiến hành nhanh chóng Nó
phụ thuộc vào mức độ phản ánh của doanh nghiệp bị gièm pha Nhưng không phải tất cả thông tin gièm pha đều không trung thực, có thể nó không là giả
tạo, không là bịa đặt 100% mà chỉ là bị bóp méo, nhào nặn theo hướng, bất lợi
cho doanh nghiệp bị gièm pha
Hai là, hành vi nói xấu, bôi nhọ phải nhằm vào đối thủ cạnh tranh trong
cùng một thị trường hàng hoá, sản phẩm (thị trường liên quan) và những hành vi này có thể nhằm vào chất lượng sản phẩm, cách thức bán hàng, tiềm lực
kinh tế - tài chính, của đối thủ cạnh tranh Điều luật cắm gièm pha doanh
nghiệp khác với mục nhằm ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trên cùng thị trường hàng hoá, dịch vụ hay thị trường liên quan, qua đó bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng
Ba là, doanh nghiệp bị gièm pha đã phải gánh chịu những ảnh hưởng
xấu đến uy tín, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của họ Uy tín của
doanh nghiệp là một khái niệm mang tính trừu tượng bởi nó phản ánh niềm
tin và sự yêu thích của khách hàng hoặc sản phẩm Sự giảm sút uy tín của doanh nghiệp bị xâm phạm thể hiện ở sự giảm sút một cách bất thường các giao dịch, doanh số bán ra hoặc doanh thu của doanh nghiệp so với trước đó Những ảnh hưởng xấu của hành vi gièm pha đối với tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường được chứng minh bằng các số liệu kế toán thống kê của doanh nghiệp hoặc những biến động bất thường của
tình hình tài chính, những sự kiện làm rối loạn hoạt động kinh doanh bình
thường của doanh nghiệp, Khi điều tra về hành vi giém pha doanh nghiệp
khác, hậu quả phải được xác định là hiện thực, tức là chúng phải xảy ra trong
thực tế, doanh nghiệp bị gièm pha đã phải gánh chịu những bắt lợi về uy tín,
Trang 18về tài chính và về tình hình kinh doanh do thông tin không trung thực gây ra
Đối với hành vi này, mọi suy đoán về hậu quả đều không được coi là cơ sở để
kết luận về sự vi phạm Do vậy, hành vi gièm pha doanh nghiệp khác phải
được thực hiện một cách rộng rãi nhằm phát tán thông tin Day là điều kiện
cần thiết để thông tin không trung thực đó gây tác động đến khách hàng và
gây bất lợi cho đối thủ cạnh tranh Bản thân các phương tiện thông tin đại
chúng tự nó đã là những chứng cứ về tính “công cộng” của hành vi gièm pha
Thông tin gièm pha đến từ hai hình thức: trực tiếp (doanh nghiệp tự mình đưa ra những thông tin không trung thực về đối thủ cạnh tranh) hoặc
gián tiếp (doanh nghiệp thông qua các cơ quan, phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, để đưa tin) Hành vi này cũng được thực
hiện thông qua phương tiện thông tin đại chúng, mang tính công cộng, có thể thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như: nói, viết, trưng bày hình ảnh ra trước công chúng hoặc thông qua hình thức quảng cáo Thông qua
quảng cáo, phương thức cạnh tranh nói xấu, gièm pha doanh nghiệp khác
đựơc thực hiện bằng hành vi đưa thông tin không trung thực - thông tin mà
mình cho là không hay của người khác, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín cũng
như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó Trên thực tế, doanh nghiệp
thường sử dụng rất nhiều thủ thuật không lành mạnh tỉnh vi làm tổn hại đến lợi ích (vật chất và phi vật chất) của các đối thủ, vì thế việc đưa tin thất thiệt
về người khác cũng được các chủ thể kinh doanh sử dụng như biện pháp cạnh tranh trên thị trường
Trong thực tiễn hoạt động quảng cáo thời gian qua, còn xuất hiện hành
vi dùng hình ảnh, danh nghĩa của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà
không được sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân đó Tuy nhiên, trong trường hợp những thông điệp gièm pha chỉ được truyền tải trong nội bộ của doanh
nghiệp thì sẽ phát sinh một số khó khăn nhất định khi xác định đó có phải là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh không
Gièm pha doanh nghiệp khác có thể được thực hiện thông qua những thủ đoạn tỉnh vi và phức tạp Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực, ngành nghề
những thông tin về hàng hố Những thơng tin sai lệch về chất lượng sản phẩm, về uy tín của doanh nghiệp, hay người đứng đầu doanh nghiệp đã từng
làm các doanh nghiệp trong cuộc gặp rất nhiều khó khăn trong một thời gian
dài Không có gì có thể bị bỏ sót nếu tận dụng tối đa “nghệ thuật truyền
'Š Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà
Trang 19miệng”: một đồn mười và mười đồn trăm Việc tìm kiếm bằng chứng để kết
luận hành vi đó có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không cũng như yêu cầu
bồi thường thiệt hại cũng không phải dễ dàng Nhưng những tổn thất mà
doanh nghiệp bị gièm pha phải gánh chịu là hoàn toàn có thật và đôi khi rất
nặng nề Hành vi gièm pha tuy cũng nhằm vào uy tín, danh tiếng của người
sản xuất kinh doanh khác nhưng không là “mượn danh” mà là làm thiệt hại
đến uy tín, danh tiếng của họ Thay vì, gắn uy tín của doanh nghiệp khác vào sản phẩm của mình thì ở đây doanh nghiệp cạnh tranh lại dùng nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm làm giảm sút danh tiếng của đối thủ cạnh tranh như: nói xấu, chê bai, hạ thấp giá trị của sản phầm trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài, mạng ¡internet, ) hoặc dán nhãn mác nổi tiếng vào những
sản phẩm kém chat lượng, để từ đó làm mất đi niềm tin của khách hàng vào
nhà sản xuất kinh doanh có uy tín Bằng cách đó, doanh nghiệp có hành vi
cạnh tranh không lành mạnh đã lôi kéo một số lượng đáng kể khách hàng của đối thủ cạnh tranh Những hành vi thể hiện rõ nét bản chất không lành mạnh
vì những thông tin mà doanh nghiệp “chơi xấu” đưa ra là những thông tin sai lệch không đúng sự thật Và chính những thông tin gian dối đó đã gây thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh, một sự thiệt hại
phản ánh sự không công bằng trong quan hệ thị trường vì nó không xuất phát
từ sự yếu kém của chính doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là bởi các hành vi bất hợp pháp trên thị trường
Gièm pha là một hành vi nguy hiểm Doanh nghiệp không thể kiểm soát
nó Và dường như cùng với sự lớn mạnh của các hoạt động xúc tiến thương mại, gièm pha càng có cơ sở để “tồn tại và phát triển”
122 Quảng cáo so sánh
Để quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng, kích thích lôi kéo họ
mua hàng, hầu hết các doanh nghiệp đề sử dụng đến các chiến thuật quảng
cáo để xúc tiến thương mại Đây được khẳng định là biện pháp cạnh tranh đặc biệt quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn
Đó là lý do giải thích được nguyên nhân làm cho cuộc chiến trong lĩnh
vực quảng cáo đầy kịch tính và nóng bỏng bởi người sản xuất, kinh doanh
muốn nội dung quảng cáo của mình ngày càng hấp dẫn để thu hút sự quan
tâm của khách hàng đối với các sản phẩm của mình Tuy nhiên, nếu quảng
Trang 20khác nhằm hạ thấp uy tín của sản phẩm đó thì hành vi quảng cáo so sánh đó
cũng có thể bị coi là một dạng của cạnh tranh không lành mạnh
Luật cạnh tranh không đưa Ñ quy phạm định nghĩa “Quảng cáo” để làm cơ sở cho việc hiểu thế nào là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Do vậy, cần phải vận dụng các duy định trong một số lĩnh vực pháp
luật có liên quan đẻ hiểu khái niệm quảng cáo so sánh
Khái niệm quảng cáo được đề cập đến trong pháp luật của nhiều nước
Theo Bộ luật Thương mại của Cộng hoà Pháp, tại Điều 2 Pháp lệnh số 82-280
ngày 23/7/1992 áp dụng cho khoản 1 Điều 27 của Luật ngày 30/9/1986 về tự do thông tin và quy định những chế độ áp dụng cho quảng cáo và tài trợ, mọi hoạt động có thu tiền hoặc đổi bù nhằm quảng bá cho việc cung cấp sản phẩm
hay dịch vụ, kể cả thông tin được giới thiệu dưới dạng tên gọi chung trong
khuôn khổ một hoạt động thương mại, công nghiệp, thủ công hay nghề nghiệp tự do, hay nhằm đảm bảo quảng cáo thương mại cho một doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân đều được coi là quảng cáo '
Theo Điều 2 Luật quảng cáo của Trung Quốc năm 1994, quảng cáo
được hiểu là một a đo mang tính chất thương mại mà người cung cấp hàng hoá, dịch vụ giới thiệu cho hàng hoá, dịch vụ của mình, cho dù là trực
tiếp hay gián tiếp, thông qua các thông tin công cộng Như vậy, có thể thấy với tính chất là một thuật ngữ pháp lý, quảng cáo luôn chứa đựng các thông tin thương mại bao gồm thông tin về chủ thể kinh doanh và các thông tin về
hàng hoá dịch vụ như tính năng, tác dụng, phẩm chat, kiểu dáng, giá cả, tính
ưu việt Mục đích của quảng cáo là nhằm xúc tiến việc bán hàng và cung
ứng dịch vụ cho khách hàng Luật Cộng đồng Châu Âu phân biệt rõ: “Quảng
cáo không gồm: các thông tin do cơ quan phát thanh phát có liên quan tới
chương trình của cơ quan và các sản phẩm phụ trực tiếp của chương trình
này; các thông tin về dịch vụ công cộng và các lời kêu gọi cho việc làm từ
thiện miễn phí”'”,
Tại Việt Nam, Luật thương mại 1997 và Pháp lệnh quảng cáo đã lần
đầu tiên quy định rất chặt chẽ và chỉ tiết về các hoạt động khuyến mại và
quảng cáo Tuy vậy, các quy định này có nội dung còn hạn chế chỉ mới tập trung chủ yếu trong phạm vi an ninh quốc gia, an toàn xã hội, thuần phong mỹ
`9 Lê Anh Tuần, Sđd, tr 143
' Nguyễn Thị Dung, Khái niệm “Quảng cáo” trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn
Trang 21tục, chưa có nhiều hạn chế đối với nội dung cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến việc vi phạm đạo đức kinh doanh
Quảng cáo, theo quy định của Điều 4 Pháp lệnh quảng cáo, là hoạt động
giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá dịch vụ bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời Và theo quy định tại Điều 102 Luật thương mại, quảng cáo thương mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân đẻ giới thiệu với khách hàng về
hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình Như vậy, hiện đang tồn tại
hai khái niệm “quảng cáo” và “quảng cáo thương mại” Tuy nhiên, với các quy định của Luật cạnh tranh thì hành vi quảng cáo trong lĩnh vực cạnh tranh sẽ gần và cần được hiểu theo hướng “quảng cáo thương mai”
Không thể phủ nhận vai trò của quảng cáo trong việc thúc đây nền kinh tế phát triển Đối với các doanh nghiệp, quảng cáo là một công cụ rất quan trọng để cung cấp thông tin truyền cảm cho khách hàng nhằm bán được nhiều
hàng, tăng khả năng kiếm lợi nhuận Đối với người tiêu dùng, họ có nhiều cơ
hội để lựa chọn hơn bởi vì qua hoạt động quảng cáo, họ đã được cung cấp
thông tin tương đối đầy đủ và đa dạng về các khả năng có thẻ trong quá trình
tìm kiếm sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu Nói cách khác, quảng cáo có ảnh
hưởng nhất định trong việc định hướng hành vi tiêu dùng và sử dụng dịch vụ
của khách hàng, qua đó giúp doanh nghiệp cạnh tranh, giành thị phân
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải sử dụng mọi biện
pháp đẻ thu hút sự chú ý của khách hàng về phía mình với mục đích giành được được thị phần lớn hơn so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ
cạnh tranh khác Bên cạnh những nhà sản xuất kinh doanh chân chính, không ít doanh nghiệp dùng mọi biện pháp, cách thức không lành mạnh để nhằm
cạnh tranh gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và
cách doanh nghiệp khác Vì vậy, vấn đề bảo vệ lợi ích của các thể kinh doanh
nhằm ngăn chặn những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có hành vi quảng cáo so sánh
Theo khoản 2a Điều 2 Chỉ thị số 84/450/EEC của Hội đồng Châu Âu
năm 1991, quảng cáo so sánh được định nghĩa là “quảng cáo so sánh là mọi
quảng cáo làm nhận ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp một doanh nghiệp
cạnh tranh hoặc các sản phẩm hoặc các dịch vụ mà một doanh nghiệp cạnh
Trang 22Luật quảng cáo so sánh và bổ sung một số điều luật cạnh tranh của
CHLB Đức cũng quy định “Quảng cáo so sánh là bất kỳ quảng cáo nào cho
nhận thấy một cách rõ ràng hoặc ngụ ý một đối thủ cạnh tranh hoặc hàng hoá
hoặc dịch vụ được cung ứng bởi một đối thủ cạnh tranh”
“comparative advertising shall be any advertising which explicitly or implication identifies a competition or goods or services offered by a
competition ae
Và đây là hành vi vi phạm tập quán trung thực trong kinh doanh nếu
việc so sánh “lợi dụng hoặc gây ra thiệt hại bất chính cho danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại hoặc các dấu hiệu phân biệt khác của đối thủ cạnh
tranh”!? hoặc “làm mất uy tin hay giém pha hang hoá, dịch vụ, hoạt động, hoàn cảnh riêng tư hoặc tình hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh””?
Theo quy định tại Pháp lệnh 2001-741 ngày 23/08/2001 của.Pháp đã cho phép doanh nghiệp quảng cáo so sánh nhưng với điều kiện hết sức chặt chẽ: “Mọi thông điệp quảng cáo có nội dung so sánh hàng hoá hoặc dịch vụ
bằng cách chỉ rõ đối thủ cạnh tranh hoặc sản phẩm của đối thủ cạnh tranh chỉ
được coi là hợp pháp khi:
1 Nó không mang tính lừa dối hoặc có nội dung tạo ra sự nhằm lẫn 2 Nó hướng đến hàng hoá hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu giống nhau
hoặc có mục đích giống nhau;
3 Nó so sánh một cách khách quan một hoặc nhiều đặc tính chủ yếu, đặc trưng, có thể kiểm soát được và đại diện cho các hàng hoá hoặc dịch vụ mà giá cả được coi là một trong các bộ phận cấu thành của các yếu tố đó”?', Như vậy, tại Pháp, về nguyên tắc, quảng cáo so sánh là hành vi bị nghiêm cấm, nó chỉ được coi là hành vi hợp pháp
khi đáp ứng được các điều kiện luật định nêu trên
Theo quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam, hành vi quảng cáo so sánh bị coi là cạnh tranh không lành mạnh khi “so sánh trực tiếp” hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác
8 Điều 1 Luật quảng cáo so sánh và bổ sung một số điều của Luật cạnh tranh CHLB Đức năm 2000
!® sunfairly takes advantage of, or unfairly harms, the reputation of a trade mark, trade name or other distinguishing marks of a competition”
2 “discredits or denigrates the goods, services, activities, or personal or business circumstances of a sompetition”
Trang 23Luật cạnh tranh và Luật thương mại sử dụng cụm từ “so sánh trực tiếp”
thay cho “so sánh” như trong các văn bản pháp luật trước đây dé chi cho hành
vi quảng cáo bị cắm Tuy nhiên, Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn
không quy định thế nào là “so sánh trực tiếp” Do đó, so sánh trực tiếp có thẻ
được giải thích như sau:
So sánh trực tiếp có thẻ là việc doanh nghiệp vi phạm điểm mặt, chỉ tên sản phẩm hoặc doanh nghiệp cụ thể trong quảng cáo so sánh Với cách giải
thích này, thì các trường hợp quảng cáo với thông tin chung chung như so
sánh độ đậm đặc, rửa sạch của nước rửa chén Sunlight với nước rửa chén thường, hoặc hình ảnh so sánh nước xả vải Downy với hình ảnh mờ mờ của
loại nước xả vải khác mà không xác định rõ, cụ thể là sản phẩm nào hay
doanh nghiệp nào có thẻ sẽ không bị coi là vi phạm
So sánh trực tiếp có thể là những thông mà doanh nghiệp đưa ra làm
khách hàng có khả năng xác định được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị
so sánh mà không cần phải nêu rõ tên cụ thể của doanh nghiệp nào
Quảng cáo so sánh là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc cố ý đưa vào các sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp mình các thông tin mang tính chất so sánh trực tiếp giữa hàng hoá, dịch vụ
của mình với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác theo hướng có lợi cho
doanh nghiệp mình Và một trong những điều kiện quan trọng xác định hành vi đó có sử dụng thủ pháp so sánh trực tiếp hay không là đối tượng được đem ra so sánh phải là hàng hoá, dịch vụ cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất hoặc kinh doanh Sản phẩm cùng loại được hiểu là những sản phẩm giống
nhau về tính năng, mục đích sử dụng và hoàn toàn có thể thay thế cho nhau
được Tính trực tiếp thể hiện ở chỗ nội dung quảng cáo phải chỉ ra rõ sản phẩm so sánh là sản phẩm nào chứ không phải là nói chung chung
Đây là hành vi quảng cáo sản phẩm của mình nhưng cố ý đưa vào đó những thông tin, tuyên bố làm mắt uy tín về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Những thông tin, tuyên bố ấy có thể với nội dung cho rằng sản phẩm của mình tốt hoặc ngang bằng với sản phẩm đã có uy tín trên thị trường của đối
thủ cạnh tranh hoặc có tính chất phủ định, tự cho rằng sản phẩm của mình có chất lượng tốt hơn, vượt xa sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác ?2,
? Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam,
Trang 24Bản chất cạnh tranh không lành mạnh của hành vi quảng cáo so sánh
thể hiện thông qua việc so sánh đã đi ngược lại bản chất của quảng cáo lành
mạnh Kinh tế học và pháp luật về quảng cáo đều khẳng định quảng cáo là
việc doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm để xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm
Những thông tin đưa ra cho khách hàng trong sản phẩm quảng cáo phải là những thơng tin về hàng hố, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện quảng cáo Mọi hành vi dùng thông tin về sản phẩm cùng loại của người khác để tạo ấn
tượng hoặc để đề cao sản phẩm của mình đều đi ngược lại bản chất của việc
quảng cáo
Ở Việt Nam kiểu quảng cáo so sánh trực tiếp rất ít khi được sử dụng Trước khi Luật cạnh tranh 2004 và Luật thương mại 2005 được ban hành,
pháp luật chỉ cắm quảng cáo so sánh nói chung mà không có sự phân biệt là trực tiếp hay gián tiếp Kiểu so sánh đưa thông tin mập mờ khiến người xem
khó hiểu, nhằm mục đích làm cho người tiêu dùng thấy sản phẩm của mình là “nhất thế giới”, “số 1”, “siêu bền”, “chất lượng tuyệt hảo”, so với các sản phẩm cùng loại đã bị coi là vi phạm pháp luật
_ Hãng Unilever quảng cáo bột giặt VISO rằng: “với bột giặt thường quần áo không thể trắng sau nhiều lần giặt”; hoặc P&G quảng cáo bột giặt TIDE bằng cuộc giặt thử giữa bột giặt TIDE và bột giặt thường cho thấy hiệu
quả tây trắng của bột giặt TIDE hơn hẳn bột giặt thường Hoặc là P/S diệt khuẩn bảo vệ răng suốt cả ngày bởi P/S có chất diệt khuẩn, còn “kem đánh
răng thường chỉ có Flour”; “Nước rửa chén thường” khó mà rửa sạch lại khô
ráp da tay, SƯNLIGHT VITAMIN-E rửa sạch, mềm mại với da tay, Rõ
ràng các quảng cáo này không chỉ ra sản phẩm thông thường là sản phẩm nào cả, nhưng lại muốn gieo rắc vào tâm lý người tiêu dùng sản phẩm của mình
tốt hơn các sản phẩm thường đó Khi Luật cạnh tranh ra đời, loại hành vi so
sánh này không còn bị coi là cắm nữa vì không chỉ ra được sản phẩm được so
sánh một cách cụ thể Nên trong trường hợp này mà bột giặt TIDE quảng cáo
bằng việc giặt thử giữa OMO và TIDE, rồi kết luận TIDE hơn hẳn OMO mới
được xem là trái pháp luật; hoặc như trường hợp đã từng xảy ra là Công ty Kimberly Clarkin quảng cáo theo hình thức so sánh sản phẩm của KOTEX
WHITE hon hin WHISPER Nhu vay, cùng là nội dung quảng cáo so sánh
nhưng so sánh gián tiếp thì vẫn được phép Nói chung, bản chất của quảng
cáo so sánh là việc đối chiếu tìm ra các điểm giống nhau và khác nhau từ đó
Trang 25Luật cạnh tranh 2004 quy định cắm doanh nghiệp thực hiện quảng cáo
bằng việc so sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ
cùng loại của doanh nghiệp khác Thế nhưng, trong trường hợp hành vi so sánh trực tiếp là chính xác, trung thực, có căn cứ khoa học thì giải quyết ra
sao? Với quy định tại khoản l điều 45 Luật cạnh tranh thì trường hợp này vẫn
bị xem là cạnh tranh không lành mạnh Vì không có cách giải thích nào rõ ràng hơn nữa cho hành vi này nên cứ thực hiện hành vi quảng cáo so sánh
trực tiếp là vi phạm quy định cấm
1.2.3 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
Trên thế giới, hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về khuyến mại, nhưng nhìn chung khuyến mại có thể được coi là biện pháp nhằm thực hiện những sản phẩm hoặc dịch vụ phụ không mất tiền trên cơ sở có sự mua
bán những sản phẩm, dịch vụ chính ? Và ở Việt Nam, khái niệm khuyến mại
được quy định tại Điều 88 Luật thương mại Đó là hoạt xúc tiến thương mại
của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định Tuy nhiên, cần phải
ngăn chặn các hành vi cố ý lợi dụng khuyến mại để thực hiện các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, đi ngược lại mục đích của khuyến mại nhằm xâm phạm đến lợi ích của khách hàng hoặc các doanh nghiệp khác
Luật cạnh tranh không đưa ra khái niệm khuyến mại mà quy định dưới
dạng liệt kê các hành vi khuyến mại bị cắm Theo quy định tại Điều 46 Luật
cạnh tranh, hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm nhiều hình thức khác nhau, phần lớn các hành vi này thuộc nhóm các hành vi
xâm phâm trực tiếp lợi ích của khách hàng
Riêng hành vi tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà
khách hàng đang sử dụng để dùng hàng hoá của mình nhằm xâm phạm trực
tiếp đến lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác trên cùng một thị trường hàng hoá cụ thẻ
Khi tham gia vào thị trường, các doanh nghiệp được quyền thực hiện
các hoạt động khác nhau nhằm tác động đến nhu cầu của khách hàng bằng cách dành lợi ích vật chất cho khách hàng, làm nỗi bậc sản phẩm hoặc cung cấp các thông tin về sản phẩm của mình để khách hàng có thể ưu tiên lựa chọn sản phẩm của mình trong vô số các sản phẩm cùng loại khác Mọi toan
Trang 26tính nhằm đề cao sản phẩm của mình bằng cách hạ thấp sản phẩm của người khác đều bị coi là trái đạo đức kinh doanh Trong khuyến mại, hành vi tặng
hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng
hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đang sử dụng để
dùng hàng hoá của mình được xem như là toan tính nhằm xoá bỏ hình ảnh của doanh nghiệp khác trong thói quen tiêu dùng đã có của khách hàng, để tạo thói
quen tiêu dùng mới đối với sản phẩm của mình ?* Thực tế, loại hình tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền là một loại hình
thức khuyến mại được pháp luật cho phép Tuy nhiên, với phương thức tặng
hàng để đổi lấy hàng cùng loại mà khách hàng đang sử dụng của đối thủ cạnh tranh là hành vi bị nghiêm cắm theo Luật cạnh tranh
1.3 Các biện pháp chế tài:
1.3.1 Quy định của một số nước về các hình thức chế tài trong canh tranh không lành mạnh
* Trung Quốc:
Theo quy định của Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Trung
Quốc, đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có thể áp dụng ba
biện pháp chế tài: hành chính, dân sự và hình sự Điều 21 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc quy định đối với hành vi sử dụng
không xin phép các chỉ dẫn gây nhằm lẫn có thể bị cơ quan quản lý và thanh
tra có liên quan (the relevant supervising nad inspecting authority) yêu cầu dừng hành vi vi phạm, tịch thu thu nhập bất hợp pháp và tuỳ trường hợp có thể bị phạt từ một đến ba lần số thu nhập bất hợp pháp thu được Tuỳ theo
hành vi vi phạm, mức độ vi phạm mà có mức phạt thích hợp, chẳng hạn hành
vi quảng cáo gian dối của doanh nghiệp có thể bị phạt từ 10.000 đến 200.000 nhân dân tệ ?;
Và về nguyên tắc chung, bất kỳ doanh nghiệp nào có hành vi nào vi
phạm Luật chống cạnh tranh không lành mạnh nếu gây ra thiệt hại thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trường hợp chủ thể có quyền, lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể khởi
kiện tại Toà án để giải quyết
3 Lê Danh Vinh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Son, Sdd, tr.182
Trang 27Đối với các hành vi cấu thành tội phạm thì người sẽ phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chẳng hạn hành vi bán hàng hoá giả mạo hoặc kém chất lượng có thể bị khởi tố theo quy định của pháp luật về trách nhiệm hình
sự, nếu đủ dấu hiệu cầu thành tội phạm 7”,
Ngoài ra trong trường hợp nghiêm trọng, doanh nghiệp có hành vi vi
phạm có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh ?°
Tuy vẫn quy định ba biện pháp chế tài nhưng biện pháp dân sự vẫn
được đề cao tại Trung Quốc, trong đó nguyên tắc ưu tiên sự bình đẳng thoả thuận giữa các chủ thể trước khi có sự can thiệp của nhà nước được xem
trọng
* Hàn Quốc:
Cũng như quan điểm của Trung Quốc, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Hàn Quốc quy định ba biện pháp chế tài: hành chính, dân sự và hình sự ?
Luật của Hàn Quốc quy định khá chỉ tiết về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo chế tài dân sự Theo đó, đói với hành vi gây thiệt hại cho sự khác biệt hoặc danh tiếng được gắn liền với dấu hiệu của người khác bằng
việc sử sụng các chỉ dẫn được biết đến rộng rãi tại Hàn Quốc như một dấu hiệu của hàng hoá hoặc thương mại thì chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong trường hợp có ý °°
Đối với chế tài hình sự, Luật của Hàn Quốc không dẫn chiếu đến quy
định của pháp luật hình sự mà quy định cụ thể khung hình phạt đối với từng
hành vi, chẳng hạn một người có hành vi vi phạm được mô tả trong Điều 2 (1)
có thể bị phạt tù không quá ba năm `"
Trong các biện pháp chế tài được quy định, có thể nhận thấy, Hàn Quốc cũng ưu tiên việc giải quyết tại Toà án và nguyên tắc thoả thuận giữa các chủ
thể
* CHLB Đức:
3?+33 Điều 21 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc
vo ean 5, Điều 18, Điều 20 Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ bí mật thương mại của
làn Quốc
3 Digu 5, Điều 2 (iii) Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ bí mật thương mại của Hàn Quốc
Trang 28Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của CHLB Đức quy định hai
biện pháp chế tài: dân sự và hình sự ?? Biện pháp hành chính gần như không được đề cập và hình thức giải quyết tại toà án được đề cao
Đức quy định khung hình phạt đối với từng hành vi cụ thể, chẳng hạn hành vi đưa thông tin sai có khả năng tạo sự nhầm lẫn với mục đích có được
ấn tượng về điều kiện đặc biệt thuận lợi có thể bị phạt tù đến hai năm ””; hay
hành vi đưa thông tin không đúng sự thật liên quan đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp khác có khả năng gây ra thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó có thể bị phạt tù đến một năm ”'
* Nhật Bản
Giống với quan điểm của Đức, Nhật Bản cũng quy định hành vi cạnh
tranh không lành mạnh được giải quyết thơng qua con đường tồ án với hai
hình thức chế tài: dân sự và hình sự.”
Theo quy định của Nhật Bản, biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Toà án được đặc biệt ưu tiên Điều 9 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh
của Nhật Bản quy định trong vụ kiện về xâm phạm lợi ích thương mại do
hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra, mà thiệt hại đó có thể nhận biết và quá khó khăn đẻ chứng minh sự việc cần thiết cho việc xác định tổng giá trị bởi bản chất của sự việc nói trên, toà án có thể quyết định một giá trị thiệt
hại hợp lý căn cứ vào nội dung tổng thê của việc tranh luận bằng lời nói và kết quả kiểm tra chứng cứ
“In a lawsuit for the infringement of business interests by unfair
competition, where damages were found and it is extremely difficult to prove
the facts necessary for proving the amount of damages due to the nature of said facts, the court may award a reasonable amount of damages based on
the overall purport of the oral arguments and the results of the examination of evidence”
Hay hành vi đưa thông tin gian dối nhằm mục đích sai trái có thể bị phạt tù đến năm năm hoặc bị phạt tiền đến 5.000.000 yên hoặc cả hai ”°
Để đảm chính sách hình sự nhằm răn đe, hạn chế các hành vỉ cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, Nhật Bản quy
* Xem Điều 4, Điều 14, Điều 15, Điều 18, Điều 19 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Đức
3 Điều 4 (1) Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Đức
3 Điều 15 (1) Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Đức
Trang 29định những hành vi xâm phạm bị xem là tội phạm Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn xem trọng tính bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu và nguyên tắc thoả thuận
giữa các bên
(1.3.2 Các biện pháp chế tài theo quy định của pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh Việt Nam
Theo quy định của Luật cạnh tranh 2004 các biện pháp chế tài được áp dụng đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến uy tín của
doanh nghiệp bao gồm: * Chế tài hành chính: Căn cứ để áp dụng chế tài hành chính: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, Mục 8 Luật cạnh tranh 2004, Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin; Thông tư số 12/2007/TT-BVHTT hướng dẫn Nghị định số 56; Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định số 106/2006/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN
Theo quy định tại mục 8, chương V Luật cạnh tranh và Nghị định số 120/2005/NĐ-CP, đối với những hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, cá
nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức phạt chính:
+ Cảnh cáo: được áp dụng đối với trường hợp vô ý vi phạm, vi phạm
nhỏ, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ
+ Phạt tiền: mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm Các tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung như: + Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề + Tịch thu tạng vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Ngoài các hình thức trên, doanh nghiệp vỉ phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc cải chính công
khai, °”
Trang 30Các chủ thể có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện
pháp chế tài hành chính đối với người có hành vi xâm phạm là cá nhân, tô
chức bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra hoặc tự cơ quan quản lý cạnh
tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh thì có quyền tiến
hành điều tra đề xử lý
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật cạnh tranh thì cá nhân, tổ chức
có quyền khiếu nại lên cơ quan quản lý cạnh tranh về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến uy tín, danh
tiếng sản phẩm của mình Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh được thực hiện các doanh nghiệp cần phải
xem xét và nhanh chóng thực hiện quyền này để được đảm bảo quyền lợi một
cách tối đa
Cơ quan quản lý cạnh tranh sau khi nhận được khiếu nại sẽ tiến hành
điều tra để xác định xem có dấu hiệu của hành vi vi phạm không Trong quá trình điều tra mà cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay cho cơ quan nhà nước có thâm quyền
khởi tố vụ án hình sự
Nếu không có dấu hiệu tội phạm mà chỉ có hành vỉ cạnh tranh không
lành mạnh thì cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ ra quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh Quyết định này có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày kể từ ngày ký nếu
không bị khiếu nại Nếu một trong hai bên không đồng ý với quyết định này một phần hay toàn bộ nội dung xử lý vụ việc cạnh tranh do thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ thương mại Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ
thương mại mà các bên vẫn không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định ra Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền
Nguyên tắc xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính là mọi hành vi vi phạm hành chính phải được xử lý kịp thời Việc áp dụng biện pháp chế tài hành chính nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm phạm, giữ vững trật tự
xã hội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của người dân
Hiện nay, khi quyền lợi bị xâm phạm bởi những hành vi vi phạm pháp
luật cạnh tranh, các doanh nghiệp thường chọn phương pháp tìm đến với cơ
Trang 31uy tín của mình và lo ngại thực hiện nghĩa vụ chứng minh nếu khởi kiện yêu
cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của luật dân sự
Tuy nhiên, biện pháp hành chính vẫn có những hạn chế nhất định như:
thủ tục rườm rà, mắt nhiều thời gian, hệ thống cơ quan có thẩm quyền xử phạt còn phức tạp, việc phân định chức năng chưa rõ rằng dẫn đến hiện tượng chồng chéo trong thực thi, mức phạt thấp, biện pháp cưỡng chế thi hành phạt tiền chưa đạt hiệu quả trên thực tế do không có hệ thống cơ quan cưỡng
chế, Bên cạnh đó, quyền lợi kinh tế của người bị thiệt hại không được giải
quyết thoả đáng vì mục đích của xử lý hành chính là ngăn chặn hành vi xâm
phạm và phạt tiền nhằm cảnh cáo người có hành vi xâm phạm Chủ thể có
hành vi xâm phạm không có cơ hội để bảo vệ quyền lợi của mình thông qua
việc thương lượng, thoả thuận với chủ thể bị xâm phạm quyền mà hoàn toàn bị áp đặt bởi cơ quan nhà nước có thâm quyền Nên trong nhiều trường hợp
dẫn đến khiếu nại nhiều lần, thậm chí khởi kiện ra Toà hành chính giải quyết * Chế tài dân sự:
Căn cứ để áp dụng chế tài dân sự: Bộ luật dân sự 2005; Mục 8 Luật
cạnh tranh 2004; Điều 6 Nghị định 120/2005/NĐ-CP;
Không giống như chế tài hành chính và chế tài hình sự, chế tài dân sự
một mặt chấm dứt hành vi xâm phạm, mặt khác bồi thường thiệt hại cho chủ
thể bị xâm phạm, việc áp dụng chế tài này phù hợo với nguyên tắc thoả thuận
bình đẳng trong mối quan hệ giữa các chủ thể Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hai năm kể từ ngày phát hiện xâm phạm và hết thời hạn này nếu không yêu cầu thì mắt
quyền khởi kiện Những cách thức áp dụng trong chế tài dân sự là buộc chấm
dứt hành vi xâm phạm, buộc cải chính xin lỗi công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại, buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng
không nhằm mục đích thương mại, không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ sở hữu Ngoài ra, còn có biện pháp khẩn cấp tạm thời,
trong trường hợp hàng hoá bị nghỉ ngờ xâm phạm, sau khi có yêu cầu của chủ
sở hữu hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan thì toà án áp dụng các biện pháp
như thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển,
cam chuyển dịch hang hoá, sản phẩm Trong trường hợp đó, người yêu cầu
phải có bằng chứng chứng minh việc đưa ra yêu cầu là có căn cứ, nếu như
trong trường hợp không có sự xâm phạm thì người yêu cầu phải chịu trách
Trang 32Chế tài dân sự chỉ được áp dụng khi có yêu cầu của chủ sở hữu hoặc cá
nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra nhằm bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm vì vậy vấn đề xác định mức thiệt hại là rất quan trọng; gồm các dạng bồi thường sau:
Bồi thường thiệt hại về vật chất như tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tồn thất về cơ hội kinh doanh, chỉ phí hợp lý để thuê luật
su, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
Bồi thường thiệt hại về tỉnh thần như về danh dự, nhân phẩm, uy tín,
danh tiếng và những tổn thất khác về tỉnh thần gây ra cho chủ thể bị xâm phạm
Việc quy định rõ các nguyên tắc xác định mức độ thiệt hại nhằm làm
tăng tính hiệu quả của chế tài dân sự và chính xác giữa hành vi xâm phạm với mức bồi thường thiệt hại, tránh tình trạng áp dụng cào bằng, theo cảm tính của cơ quan áp dụng chế tài, bên cạnh đó tạo điều kiện cho toà án dễ dàng
hơn trong việc đưa ra phán quyết về mức độ bồi thường thiệt hại một cách
công bằng Chế tài dân sự có thể áp dụng linh hoạt kèm theo với các loại chế tài khác Bên cạnh đó, được áp dụng cho bất kỳ hành vi xâm phạm nào dù đó
là lần đầu, có ý, vô ý, trực tiếp hay gián tiếp ở tất cả mức độ nếu có thiệt hại
xảy ra thì chủ thể bị xâm phạm có quyền yêu cầu Toà án buộc chủ thể xâm
phạm bồi thường thiệt hại Giải quyết bằng biện pháp dân sự sẽ có lợi cho các
chủ thể, quyền lợi và nghĩa vụ không bị áp đặt, có thể đạt được kết quả mà không phải tiến hành phiên toà Chế tài dân sự được áp dụng một cách thông dụng, rộng rãi đối với mọi hành vi xâm phạm, các chủ thẻ có thể yêu cầu hoặc không yêu cầu bồi thường từ hành vi xâm phạm
Tạo cơ hội cho các chủ thể tự thoả thuận, khôi phục lại tình trạng ban
đầu của các chủ thể, tạo niềm tin cho các chủ thể, phát huy tính sáng tạo trong kinh doanh, biện pháp dân sự còn hạn chế sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào mối quan hệ dân sự - kinh tế, tạo môi trường kinh doanh linh hoạt, năng
động, thúc đây xã hội phát triển theo hướng tích cực * Chế tài hình sự:
Biện pháp hình sự là chế tài mang tính răn đe nghiêm khắc nhất do
pháp luật quy định được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan toà án theo trình
tự thủ tục hình sự, tác động một cách trực tiếp lên chủ thể có hành vi xâm
Trang 33gánh chịu nghĩa vụ pháp lý tương ứng với những gi mà họ gây ra, nhằm giải
quyết dứt điểm những hành vi xâm phạm và thiệt lập lại trật tự xã hội
Để giải quyết những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng biện
pháp hình sự các chủ thẻ liên quan và cơ quan trong hệ thống toà án căn cứ
vào Luật cạnh tranh (Điều 94), Điều 156, Điều 157, Điều 158, Điều 168 và Điều 171 BLHS năm 1999 và BLTTHS năm 2004 Những cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi chế tài hình sự là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
Nhân dân, Toà án Nhân dân Việc áp dụng chế tài hình sự phải có sự giám sát
của Viện kiểm sát
Luật cạnh tranh 2004 không quy định cụ thể hành vi xâm phạm nào bị
áp dụng chế tài hình sự mà chỉ quy định cá nhân thực hiện những hành vi vi
phạm pháp luật cạnh tranh có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự Căn cứ vào BLHS đó là những hành vi gây thiệt hại nghiêm
trọng, gây nguy hiểm cho xã hội Khác với chế tài dân sự và hành chính, biện pháp chế tài hình sự của Việt Nam gắn liền với cá nhân người có hành vỉ
phạm tội, không được ủy thác cho người khác và cũng không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân Tùy vào tính chất, mức độ xâm phạm mà áp
dụng các hình thức phạt: cảnh cáo; cải tạo; phạt tiền; phạt tù; trục xuất Ngoài
ra chủ thé phạm tội có thế bị áp dụng hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cám hành nghề hoặc làm một công việc nhất định; cắm cư trú; quản
chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản
Dù có hay không có yêu cầu của người bị thiệt hại thì hệ thống cơ quan
toà án có thâm quyền cũng áp dụng chế tài hình sự đối với người có hành vi
xâm phạm Một người thực hiện một hành vi đã được quy định trong BLHS
thì sẽ bị áp dụng chế tài hình sự, vì hành vi này lúc bấy giờ không chỉ xâm
phạm đến lợi ích của riêng cá nhân, tổ chức bị xâm phạm mà còn xâm phạm
đến lợi ích của toàn xã hội Vì thế, cho dù không có yêu cầu của chủ thể bị
xâm phạm cũng sẽ bị nhà nước xử lý bằng biện pháp hình sự một cách
nghiêm khắc
Theo quy định trong BLHS thì thời hiệu áp dụng chế tài hình sự là từ
năm năm đến hai mươi năm tuỳ vào từng hành vi xâm phạm cụ thể và khi hết
thời hiệu này kể từ ngày thực hiện hành vi thì người phạm tội không bị áp
Trang 34Với các hình thức áp dụng của chế tài hình sự được quy định thì việc áp dụng biện pháp này có ý nghĩa trong việc chấm dứt hành vi xâm phạm, trừng
trị người xâm phạm, ôn định trật tự xã hội nhưng cũng không có ý nghĩa đối
với chủ thể bị xâm phạm và mặt khác còn tước đi trách nhiệm lập lại trật tự ban đầu, làm chấm dứt cơ hội tiếp tục hoạt động kinh doanh của chủ thể xâm
phạm, làm mắt dần ý tưởng sáng tạo của các chủ thể khác vì tâm lý e sợ “bị
tù” nếu không may vô ý xâm phạm vào quyền của chủ thể khác
Nhìn chung, uy tín của doanh nghiệp được hình thành qua quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và là đối tượng dễ bị xâm phạm do những lợi ích kinh tế lớn từ hành vi xâm phạm mang lại Vì thế, bằng các quy
định trong luật cạnh tranh, các nước và Việt Nam đã xây dựng một hệ thống
các quy phạm pháp luật về bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, nhằm bảo vệ
quyền lợi của các doanh nghiệp, góp phần đảm bảo trật tự kinh tế xã hội và
Trang 35CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1 Thực trang cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh nghiệp
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm và tăng cường năng lực
cạnh tranh nhằm giànhgiật thị phần Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
theo đó cũng ngày càng đa dạng, phong phú và tỉnh vi hơn Trong năm 2008,
Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra và xử lý 15 vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh Trong số các vụ việc cạnh tranh đã được Cục h lý cạnh tranh xử lý có 09 vụ việc liên quan đến vi phạm bán
hàng đa cấp bắt chính, 02 vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh, 01 vụ việc liên quan đến hành vi gây rồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp khác, 01 vụ việc về gièm pha doanh nghiệp
khác và 01 vụ việc liên quan đến hành vi chỉ dẫn gây nhằm lẫn
Trong số các vụ việc nói trên, có 12 vụ việc được Cục ban hành quyết
định điều tra và xử lý theo thủ tục tố tụng cạnh tranh, 08 vụ việc có kết luận cuối cùng theo Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng Cục Quản
lý cạnh tranh, với tổng số tiền phạt là 805 triệu đồng **
Xét về thực tiễn hoạt động thị trường với nhiều hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong các ngành, lĩnh vực khác nhau, có thể thấy số lượng
vụ việc do Cục Quản lý cạnh tranh xử lý còn chưa nhiều Đặc biệt là gần như không có một vụ việc nào về quảng cáo so sánh hoặc gièm pha doanh nghiệp
khác nếu không kẻ đến vụ việc Công ty TNHH Trung Thông khiếu nại Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng về hành gièm pha nhưng sau khi kết thúc điều tra sơ bộ không phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh
Tuy nhiên, trên thực tế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất
hiện dưới nhiều hình thức, phương thức và trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Dưới đây là một số vụ việc điển hình với các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh tuy nhiên đã không hoặc chưa bị xử lý vi phạm
2.1.1 Nước tương Chinsu và 3-MCPD :
Trang 36Vụ việc '' này xuất phát từ những thông tin được đăng tải trên báo chí Và khi đến doanh nghiệp thì mọi chuyện đã trở nên nghiêm trọng
Ngày 25/7/2005, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm nhận được tin từ báo
chí cho biết Cơ quan chất lượng thực phẩm của Bỉ đã cảnh báo người tiêu dùng không nên dùng nước tương Chinsu do phát hiện nước tương Chinsu nhập khẩu từ Việt Nam có chứa độc tố 3-MCPD gây ra ung thư với hàm
lượng cao Đại diện Công ty Viettec, nhà sản xuất Chinsu tai Việt Nam khẳng
định là chưa từng xuất khẩu nước tương Chinsu sang Bi, có thể nói lô hàng
trên là giả mạo, công nghệ sản xuất nước tương Chinsu tại Việt Nam có thể
kiểm soát được hàm lượng 3-MCPD theo tiêu chuẩn EU (0,2mg/kg) Tại Việt Nam, tháng 3/2005, Bộ Y Tế đã ban hành tiêu chuẩn hàm lượng 3-MCPD tối
đa trong thực phẩm là Img/kg (tương đương tiêu chuẩn Hoa Kỳ) Ngày
27/7/2005, theo yêu cầu của công ty, Thanh tra Y tế, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên sản phẩm nước tương Chinsu để kiểm định hàm lượng 3-MCPD Cục cũng xem xét hồ sơ liên quan đến Chinsu trong đó có gần 10 phiếu kiểm định năm 2005 cho thấy hàm lượng 3-MCPD
dưới ngưỡng cho phép của Bộ Y tế Trong năm 2005, công ty cũng lấy mẫu ngau nhiên và gởi xét nghiệm tại một trung tâm kiểm định nước ngoài (SGS)
và có kết quả tương tự
Nhưng sự việc chưa kết thúc ở đó, ngày 03/4/2007 Cục Quản lý an toàn
vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế Việt Nam nhận được thông báo từ hệ thống cảnh báo nhanh đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASEF) của Ủy ban An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu phát hiện lô hàng nước tương nhãn hiệu
Chinsu được nhập khẩu vào thị trường Phần Lan do Công ty Vitecfood sản
xuất với số lượng 678kg có chứa thành phần 3MCPD (chất có thể gây bệnh ung thư) rất cao: 9,4mg/kg
Ngày 03/5/2007, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh đã có thông báo tới cơ sở
nước tương Chinsu tại Việt Nam - Công ty Vitecfood (khu công nghiệp Tân
Bình) cử người lên Sở Y tế TP báo cáo sự việc, đề nghị cơ quan chức năng liên quan tới cơ sở sản xuất trên để lấy mẫu xét nghiệm lô hàng được thông
báo (nếu còn lưu hành tại địa bàn TP), nếu không còn sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên
khác trên thị trường để xét nghiệm lượng 3MCPD
Chinsu da phải đối mặt với những xét nghiệm, kiểm định từ cơ quan có
thẩm quyền Và chấp nhận hoạt động kinh doanh bị đình trệ, chậm trễ chỉ để
Trang 37
chứng minh chất lượng sản phẩm không hề có bất kỳ vấn đề gì như báo chí
đưa tin
Nhưng Chinsu cũng đã có động thái đáp trả và để có thể giải thích cho
người tiêu dùng, các đại lý, cửa hàng, công ty Vitecfood đã tập hợp các thông tin, trích photo lại hai bài báo trên các báo có nêu 17 doanh nghiệp vi phạm
quy định về hàm lượng 3-MCPD và gửi đến các đại lý, cửa hàng cùng với
phiều xét nghiệm nước tương Chinsu không có 3-MCPD,
Phân tích việc làm của Vitecfood, luật sư Lê Đình Phạt (trưởng văn phòng luật sư Lê Đình) cho rằng việc Vitecfood cùng lúc đưa cho nhà phân
phối, đại lý kết quả xét nghiệm của mình và bản danh sách 17 doanh nghiệp bị công bố có hàm lượng 3-MCPD vượt quá tiêu chuẩn cho phép là nhằm làm
cho người tiêu dùng hiểu là Chinsu không có 3-MCPD, còn nước tương của 17 hãng kia có 3-MCPD Đây chính là một kiểu quảng cáo cạnh tranh không
lành mạnh, vi phạm điều 45 Luật cạnh tranh '° Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các thông tin do Vitecfood cung cấp cho các nhà phân phối và đại lý có phải là
thông tin trung thực hay không ? Nếu đó là thông tin trung thực, chính xác, có
cơ sở khoa học thì việc Vitecfood vi phạm luật cạnh tranh không lành mạnh
có hợp lý không ?
Thời gian trôi qua, mọi chuyện rồi cũng được sắp xếp ổn thoả Nhưng
hình ảnh công ty, uy tín thương hiệu thì khó có thể khôi phục lại như trước
Sẽ không có những tin tức dạng đó nếu không có nguồn cung cấp Vấn đề đặt
ra là không thé kết luận hành vi của tác giả bài báo là cạnh tranh không lành
mạnh vì không hề có mục đích cạnh tranh Nhưng như thế ai phải chịu trách
nhiệm cho những thiệt hại, tổn thất của Viettec do hành vi rõ ràng đã tác động
đến uy tín của Công ty gây ra thiệt hại? Và Ai sẽ là người được lợi lớn từ sự cổ này, phải chăng là đối thủ cạnh tranh của Viettec?
2.1.2 Trà xanh không độ và sự cô hương liệu quá hạn sử dụng
Cty Tân Hiệp Phát hiện có hơn 20 sản phẩm nước giải khát đang được tiêu thụ mạnh và quảng cáo rằm rộ trên thị trường Đặc biệt là trong thời gian
gần đây, một số sản phẩm chiếm lĩnh thị trường với thị phần khá cao như trà
giải nhiệt Dr.Thanh, trà xanh không độ Number One, trà xanh không đường,
trà xanh vị chanh, trà Balley, nước tăng lực Number One, trà xanh Active, trà
bí đao, nước giảm béo hương ổi, táo, sữa đậu nành Number One, bia tươi đóng chai laser, bia gold
Trang 38
Trong thời gian gần đây, Tân Hiệp Phát đã phải đối mặt với vụ khủng hoảng thông tin về sản phẩm" Vụ việc chỉ diễn chỉ diễn ra trong vòng hai tuần lễ (từ 5/6/2009 đến 18/6/2009) nhưng đã đẻ lại hậu quả nặng nề đối với
doanh nghiệp này Thiệt hại có thể thấy rõ là doanh số bán các sản phẩm nước giải khát của doanh nghiệp này bị sụt giảm Nhưng theo lãnh đạo Tân Hiệp
Phát thì thiệt hại về mặt uy tín sản phẩm còn lớn hơn khi ước tính có thể tới
hàng trăm tỷ đồng Vì vậy, ngày 16/6/2009, Tân Hiệp Phát đã gửi đến các cơ
quan chức năng và báo chí lá đơn khiếu nại khẩn cấp về việc “bị cạnh tranh không lành mạnh nhằm phá hoại sản xuất”
Sự việc được bắt đầu từ ngày cuối tháng 5/2009, khi Đội quản lý thị trường số 8, thuộc Chỉ cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương tiến hành
kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực thương mại đối với Công ty
Tân Hiệp Phát Trong quá trình kiểm tra, cơ quan QLTT phát hiện có một số
lượng hương liệu để sản xuất nước giải khát đã hết hạn sử dụng được để tách
để chờ thanh lý Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu như cuộc kiểm tra này
diễn ra và kết thúc như một loạt hoạt động hành chính bình thường với những
kết luận rõ ràng về việc xử lý lượng hàng quá hạn trên
Tuy nhiên, từ ngày 5/6/2009, liên tiếp trên một số tờ báo xuất hiện
những tin bài phản ánh sự việc như một vụ án khiến người tiêu dùng hoang
mang Ngay lập tức, ngày 6/6/2009, CO.OPMART, một hệ thống siêu thị bán
lẻ hàng đầu đã thông báo tạm ngưng kinh doanh sản phẩm của Tân Hiệp Phát vì lý do: “Qua thông tin từ báo Tuổi trẻ về “Vụ 26 tắn hương liệu nước giải
khát quá hạn: Hàng thuộc Công ty Tân Hiệp Phát” Ba ngày sau, 9/6/2009,
đại diện của Sài Gòn Co.op đã có cuộc kiểm tra ngẫu nhiên 3 sản phẩm nổi
tiếng nhất của Tân Hiệp Phát là Trà xanh Không độ, Trà thảo mộc Dr Thanh
và Nước cam sành ép Kết quả: “Các nguyên liệu đưa vào sản xuất hoàn toàn
phù hợp với chứng từ nhập khẩu và không nằm trong danh mục hàng hết hạn
sử dụng được liệt kê trong biên bản của Đội QLTT số 8 lập ngày 28/5/2009”
Ngày 12/6/2009, Hiệp hội Bia - Rượu — Nước giải khát Việt Nam tổ
chức họp báo công khai về sản phẩm của Tân Hiệp Phát Tại cuộc họp báo này, những vấn đề về sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã được kết luận là an toàn
đối với người sử dụng Các hương liệu như nước cốt di, tic va chanh leo
(những hàng hóa hết hạn) không hề được sử dụng để sản xuất các sản phẩm
Trang 39Ngày 18/6/2009, Chỉ cục QLTT tỉnh Bình Dương cũng đã ra thông báo
kết luận kiểm tra với nội dung: “Tân Hiệp Phát thực hiện đúng nội dung, mặt
hàng, ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đầy đủ
giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn thực
phẩm, bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm của chỉ nhánh công ty đều còn giá trị
sử dụng” Riêng về lô hàng quá hạn, thông báo này cũng kết luận rằng: “do đã
tách riêng cùng hàng quá hạn để thanh lý, như vậy, không phạt hành chính
nhưng phải bị tiêu hủy” Sự việc như vậy đã rõ ràng Trong kho của Tân Hiệp
Phát có hàng quá hạn, song vấn đề quan trọng nhát là số hàng đó không được
sử dụng để sản xuất các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường Còn việc tồn
đọng hàng quá hạn trong kho, chưa kịp tiêu hủy là điều hoàn toàn bình thường Sự việc chỉ trở nên không bình thường khi điều bình thường đó đã
khiến doanh nghiệp thiệt hại nặng nề về doanh thu cũng như uy tín thương hiệu, đến nỗi mà lãnh đạo Tân Hiệp Phát đã phải thốt lên: “Để xây dựng một
thương hiệu chúng tôi phải bỏ ra cả chục, thậm chí là hàng trăm tỷ đồng và
không ít thời gian, nhưng đẻ chôn vùi thương hiệu đó thì chỉ cần một tuần ” Thiệt hại nặng nề vì vụ khủng hoảng thông tin sản phẩm, Công ty Tân
Hiệp Phát đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp đến các cơ quan chức năng vì “nhận
thấy có những dấu hiệu vụ việc này nằm trong một chiến dịch quy mô của đối
thủ cạnh tranh nhằm xuyên tạc cuộc kiểm tra thông thường thành một vụ án
hình sự, nhằm phá hoại sản xuất, tiêu diệt thương hiệu của Tân Hiệp Phát”
Đây có phải là một “chiến dịch” phá hoại hay không? Câu trả lời chưa thể có
ngay, song việc lợi dụng thông tin để “chơi xấu” Tân Hiệp Phát thì đã được các đối thủ cạnh tranh với Công ty này sử dụng triệt để Rất nhiều người sử
dung Yahoo Messenger trong thời gian vừa qua đã nhận được những tin nhắn
ofline có nội dung: “XIN THONG BAO (dung bo qua) Bao Tuoi tre cé dang thong tin Giam doc Tan Hiep Phat vua bi bat vi tang tru huong lieu qua HSD
tu nam 2002 den 2007 => DAY CHINH LA NHA SAN XUAT CUA TRA
XANH 0 DO & NUMBER I, Tra Doctor Thanh Xin moi nguoi chu y hay
ngung uong loai nuoc nay nhe, vì se co tac hai lau dai ve sau day (vi du nhu
ung thu) => HAY SEND THONG TIN NAY CHO NHIEU NGUOI KHAC
NHE™"',
I http://www.baomoi,com/Home/K inhTe/vovnews.vn/Mot-am-muu-pha-hoai-san- :
Trang 40Không chỉ lan truyền thông tin nặc danh trong cộng đồng, mạng, nhân viên của nhiều đối thủ cạnh tranh với Tân Hiệp Phát còn trực tiếp Xuyên tạc
thông tin trên báo chí để đánh vào tâm lý của khách hàng Kèm theo đơn
khiếu nại, Tân Hiệp Phát cũng gửi đến báo chí những bằng chứng mà họ thu thập pave tir - khách hàng, những đại lý như: Chủ cửa hàng tạp hóa Sáu Kim ở số 248, ấp Cây Sắn, tổ 8, Bến Cát, Bình Dương xác nhận: “Ngày
12/6/2009, nhân viên bán hàng nước giải khát C2 nói Tân Hiệp Phát không có
hàng bán nữa, bị phá sản, đóng cửa”
Còn bà Phạm Thị Sâm, chủ cửa hàng Quốc Đạt ở 16/23c Đồng Khởi, Biên Hòa, Đồng Nai xác nhận: “Nhân viên bán hàng của Pepsi (Sang) và
Interfood (Toàn) nói không nên lấy bing trà 0 độ và Dr Thanh bán vì dùng
nguyên liệu hết hạn sử dụng để sản xuất T¡ vi và báo chí đã đăng” Chủ cửa
hàng Tám Dẫn ở đường Phạm Ngọc Thạch, phường Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, Bình Dương xác nhận: “Ngày 11/6/2009, 4 nhân viên của TRIBECO
gồm 2 người đi xe máy và 2 người đi xe tải biển số 61N-6410 vào chào hàng và tuyên truyền nước giải khát Number 1 không được bán mm Trà xanh
Không độ không được sản xuất, Dr Thanh bị cắm sản xuất vĩnh viễn, lên báo
lên tivi như vậy mà còn dám nhập sao?” Những hình thức cạnh tranh không lành mạnh như vậy, dù ít độ tin cậy, nhưng cùng với những thông tin mập mờ trên báo chí đã khiến không ít người “cẩn tắc vô áy náy” mà quay lưng lại với
những sản phẩm của Tân Hiệp Phát
Và điều đó dĩ nhiên khiến Tân Hiệp Phát có lý do để nghỉ ngờ rằng một cuộc kiểm tra thông thường, chưa có kết luận cuối cùng nhưng rất nhiều tờ báo đã vội vàng đưa thông tin chưa đầy đủ để tạo cơ sở cho nhân viên bán hàng của các đối thủ cạnh tranh lợi dụng nói xấu sản phẩm của họ là có yếu tố của một âm mưu nhằm biến những nỗ lực làm thương hiệu của Tân Hiệp Phát
trở nên vô ích
Khi doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đặc biệt là bảo vệ sức khỏe cộng đồng đẻ thực hiện các hành cạnh tranh
không lành mạnh nhằm hạ thấp uy tín của đối thủ cạnh tranh thì thiệt hại thật
Sự khó mà đo lường được
Các vụ việc trên đây, cuối cùng cũng đã được giải quyết thoả đáng