1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát trong điều tra vụ án hình sự

89 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 23,11 MB

Nội dung

Sau khi đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra chuyên trách cơ quan trinh sát không được tiến hành bất kỳ hoạt động điều tra nào do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định và trở về với tư cách c

Trang 1

M443

ĐOÀN VĂN PHÚC

| _ HOAT DONG DIEU TRA VA

| HOAT DONG TRINH SAT TRONG |

DIEU TRA VU ANHINHSU |

Chuyén nganh: Luật Hình sự Mã số: 60.38.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ˆ

PGS.TS: NGUYỄN THÁI PHÚC

TRƯỜNG 9 106 Lu c TT TT-Tho vien DH Luat TPH

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tồi, các số

liệu trình bày trong luận văn là trung thực Các kết luận của luận

văn chưa từng được bất kỳ ai công bố trong kết quả khoa học nào

Trang 3

BLTTHS DTV HDDT KSV PLTCDTHS PLTTHS TTHS VKS : Bộ luật tố tụng hình sự : Điều tra viên

Trang 4

| MUC LUC Trang Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt | Mé dau 1-5

| Chương 1 :Nhận thức chung về hoạt động điều tra và hoạt 6-48

động trinh sát trong đấu tranh chống tội phạm:

1.1 Nhận thức chung về hoạt động điều tra và cơ quan điều tra 6-30

| 1.1.1 Khái niệm về hoạt động điều tra 6-23

| 1.1.2 Khái niệm về cơ quan điều tra , 23-30

| 1.2 Nhận thức chung về hoạt động trinh sát và cơ quan trinh sát 30-39

| 1.2.1 Khái niệm về hoạt động trinh sát và những đặc điểm của nó 30-37

| 1.2.2 Khái niệm về cơ quan trinh sát và những đặc điểm của nó 37-39

| 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển cơ quan điều tra và cơ quan trinh sát

ở Việt Nam 39-48

Chương 2: Điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa hoạt động

điều tra và hoạt động trinh sát trong điều tra vụ án

hình sự Một số kiến nghị 49-78

2.1 Điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa hoạt động trinh sát

và hoạt động điều tra 49-70

2.1.1 Những vấn đề lý luận về điều chỉnh pháp luật mối quan hệ

| giữa hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra 49-59 |

| 2.1.2 Các hình thức của mối quan hệ giữa hoạt động trinh sát và

hoạt động điều tra 59- 66 |

2.1.3 Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh |

| tổ chức điều tra hình sự năm 2004 về mối quan hệ giữa hoạt động |

q

| trinh sát với hoạt động điều tra trong điều tra vụ án hình sự 66-70

2.2 Một sô kiên nghị và giải pháp hồn thiện mơi quan hệ giữa hoạt

| động điều tra và hoạt động trinh sát trong điều tra vụ án hình sự 70-78

2.2.1 Hoàn thiện các quy định về tổ chức của co quan điều tra và |

cơ quan trinh sát T0-75 |

| 2.2.2 Hoàn thién cdc quy dinh cla BLTTHS nam 2003 va PLTCDTHS |

năm 2004 về mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và cơ quan trinh

Trang 5

sát trong điều tra án hình sự T5-78

Kết luận 79-80

Trang 6

MỞ ĐÀU

| 1 Tính cấp thiết của đề tài:

| Hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát là hai hoạt động cơ bản nhưng | riêng biệt của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong cuộc đấu tranh chống tội phạm | hình sự Hoạt động trinh sát được giao nhiệm vụ theo đõi và điều tra những vụ án

mờ, hay nói một cách khác là điều tra theo dõi để khám phá những vụ án chưa rõ

| đối tượng Mặc dù hoạt động độc lập, nhưng hai hoạt động này luôn hỗ trợ và bổ

| sung lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ điều tra khám phá những vụ án đã xảy ra

| hoặc đang còn trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện phạm tội

| Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh chống tội phạm Bộ luật Tố tụng | hình sự đã thừa nhận cơ quan trinh sát khi phát hiện được hành vi có dấu hiệu tội

phạm có thể tham gia vào hoạt động tố tụng với tư cách là cơ quan điều tra không

chuyên trách có thâm quyền thực hiện một số hoạt động điều tra ban đầu sau thời | gian luật định thì chuyển cho cơ quan điều tra chuyên trách có thẩm quyền để điều | tra kết luận chuyển truy tố Sau khi đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra chuyên trách cơ quan trinh sát không được tiến hành bất kỳ hoạt động điều tra nào do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định và trở về với tư cách của mình là cơ quan trinh sát - không phải là chủ thể của hoạt động tố tụng hình sự nữa.Trong quá trình giải quyết tiếp theo của vụ án luôn xuất hiện nhu cầu khách quan về sự phối hợp giữa hai cơ quan trinh sát và cơ quan tiến hành tố tụng.Tuy nhiên Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 chưa đề cập đến hình thức phối hợp cụ thể giữa cơ quan trinh sát và cơ quan tiến

hành tố tụng, chưa đề cập đến khả năng sử dụng kết quả của hoạt động trinh sát vào | trong hoạt động điều tra vụ án theo trình tự do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định

Nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về cải cách tổ chức và đổi mới hoạt

động của các cơ quan tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa

VII), Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VI) và Nghị quyết Đại hội Đảng lan thir IX và trực tiếp là Nghị quyết số 8/NQ-TW ngày 2/1/2002, ngày 20/8/2004 Ủy ban

Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự mới 2004

thay thế Pháp lệnh năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực kẻ từ ngày 1/10/2004, theo Pháp

lệnh này đã có sự kết hợp về mặt tổ chức giữa cơ quan điều tra và cơ quan trinh sát thành cơ quan điều tra chuyên trách như trong tổ chức Cz quan Cảnh sát điều tra Bộ

Trang 7

những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai hoạt động này trong đấu tranh phòng chống tội phạm Sự kết hợp này là hợp lý hay là không hợp lý? Đó có phải là giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề phối hợp giữa hai dạng hoạt động khác

nhau được luật điều chỉnh khác nhau do hai cơ quan có phương thức hoạt động khác nhau hay không? Để trả lời cho câu hỏi này thì còn quá sớm về thời gian của thực

tiễn nhưng ở góc độ lý luận vẫn có thể có những nghiên cứu, phân tích đánh giá Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát, thống nhất nhận thức trong sự kết hợp giữa hoạt động trình sát và hoạt động điều tra, phân tích sự bất cập trong thực tiễn hoạt động của sự kết hợp của hai hoạt động đó để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu

quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

quan trọng Điều đó lý giải cho việc chúng tôi lựa chọn Đề tài luận văn Thạc sĩ luật

học của mình là : “Hogf động điều tra và hoạt động trinh sát trong điều tra vụ án hình sự”

2 Tình hình nghiên cứu:

Hoạt động trinh sát được nghiên cứu nhiều trong các cơ quan nghiệp vụ của lực lượng công an và quân đội, những nhà nghiên cứu thường xuyên bổ sung sửa

đổi những quy định về hoạt động trinh sát nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt

động trinh sát ngày càng hoàn thiện trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

về an ninh, kinh tế, ma túy và các tội phạm khác ở nước ta Trong khoa học pháp lý

nước ta, các hoạt động điều tra trong Bộ luật TTHS Việt Nam được đề cap trong luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Viết Hoạt - học viên khóa 3 trường Đại học

Luật TP.HCM Hiện nay Cơ quan điều tra, thẩm quyền hoạt động của Cơ quan điều tra hình sự cũng như quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra hình sự được nghiên cứu nhiều trong khoa học pháp

lý của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới Đặc biệt là các bài viết nghiên cứu về Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp của một số tác giả như: PGS-TS

Trần Đình Nhã, Phạm Văn Tĩnh, Lương Thanh Hải, Nguyễn Đức Thuận hay trong các giáo trình và bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Tuy nhiên, các

công trình đó chỉ đề cập đến những hoạt động điều tra hoặc đến cơ quan điều tra mà

Trang 8

nghiên cứu toàn diện và hệ thống để chỉ ra được hiệu quả và lợi ích của sự phối hợp giữa hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát; tìm ra sự bắt cập, hạn chế trong sự

kết hợp của hai hoạt động này trong các quy định hiện hành để có giải pháp nâng

cao hiệu quả hoạt động đầu tranh và phòng chống tội phạm 3 Mục đích, nhiệm vụ , phạm vi nghiên cứu của đỀ tài:

Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra, làm rõ sự khác biệt cũng như sự gắn kết không tách rời nhau của hai dạng hoạt động này trong đấu tranh phòng chống tội phạm và phân tích về các hình thức của mối quan hệ phối hợp của chúng, phân tích

các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự

hiện nay để đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm luật hóa các hình thức phối hợp giữa hai hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả đấu

tranh và phòng chống tội phạm Luận văn không có tham vọng đi sâu vào mặt nghiệp vụ của hoạt động trinh sát vì không cần thiết mà chỉ xem xét hoạt động trinh

sát dưới góc độ là một dạng hoạt động nhà nước cần thiết khách quan trong đấu tranh phòng chống tội phạm Đồng thời phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là trong

giai đoạn điều tra của tiến trình tố tụng hình sự Từ “điều tra vụ án hình sự” có thể

xem như là đồng nghĩa với “giai đoạn điều tra”

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là :

+ làm rõ sự cần thiết khách quan của hoạt động trinh sát cũng như hoạt động

tố tụng trong đấu tranh chống tội phạm Hai hoạt động này đều là hoạt động thực

hiện vì mục đích chung là đấu tranh phòng chống tội phạm;

+ Làm rõ khái niệm về cơ quan trinh sat, hoạt động trinh sát và khái niệm cơ

quan điều tra và hoạt động điều tra;

+ Làm rõ sự khác biệt về nội dung, hình thức, phương thức hoạt động và mức độ điều chỉnh pháp luật của hai hoạt động này ở nước ta hiện nay Làm rõ tính

độc lập và giới hạn trong hoạt động của hai cơ quan này;

+ Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan điều tra và cơ quan trinh sát ở nước ta;

+ Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh mối liên hệ trong phối hợp công tác giữa

Trang 9

Bộ luật Tố tụng hình sự 2003;

+ Phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 về sự phối hợp giữa hai hoạt động này, làm rõ những bất cập, hạn chế trong các quy định đó;

+ Kiến nghị và đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng

hình sự 2003 về mối quan hệ giữa hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát trong điều tra vụ án hình sự

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận của Chủ

nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về đấu tranh phòng chống tội phạm

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp,

lịch sử, so sánh, tham khảo chuyên gia Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở

thực tiễn hoạt động hiện nay của các cơ quan điều tra hình sự trong lực lượng Cảnh sát nhân dân theo Pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 để làm rõ nội

dung Đề tài

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

Việc nghiên cứu thành công đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn Đề tài góp tiếng nói khoa học vào nhận thức chung về mối liên hệ giữa hoạt

động điều tra và hoạt động trinh sát trong khoa học Luật tố tụng hình sự Việt Nam và Pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự ở Việt Nam

Các kết quả nghiên cứu của để tài góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý

luận về hoạt động trinh sát, về cơ quan trinh sát và về những khả năng phối hợp giữa hai loại hình hoạt động, giữa hai cơ quan nhà nước có vai trò quan trọng trong, đấu tranh phòng chống tội phạm Kết quả của luận văn còn là những giải pháp cụ

thể về hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo hướng ghi

nhận và mở rộng khả năng phối hợp giữa hai hoạt động này trong tiến trình điều tra

vụ án hình sự

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập của

những ai quan tâm đến vấn đề phối hợp hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra nhằm nâng cao khả năng đầu tranh và phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện

nay

Trang 10

6 Kết cẫu của luận văn:

Ì | Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu

luận văn gồm hai chương:

| Chương 1 : Nhận thức chung về hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát trong đấu

| tranh chống tội phạm

Chương 2 : Điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa hoạt động điều tra và hoạt động

Trang 11

Chương I

NHAN THUC CHUNG VE HOAT BONG DIEU TRA VA HOAT ĐỘNG TRINH SÁT TRONG DAU TRANH CHÓNG TOI PHAM

1.1 Nhận thức chung về hoạt động điều tra và cơ quan điều tra

1.1.1 Khái niệm về hoạt động điều tra

1.1.1.1 Định nghĩa về hoạt động điều tra [HĐĐT]

Trong lý luận và thực tiễn pháp lý tố tụng hình sự [TTHS] Việt Nam, thuật

ngữ “HĐĐT” được trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập trong Pháp luật tố tụng hình sự

[PLTTHS], trong các văn bản và tài liệu chuyên ngành và được nhiều người sử

dụng khi nói về hoạt động của các cơ quan điều tra nói riêng và hoạt động đấu

tranh, phòng chống tội phạm và cải cách tư pháp nói chung

Trong tiếng Việt khái niệm “điều tra” được hiểu là hoạt động “tìm hiểu sự thật bằng cách hỏi han, nghiên cứu sự thật”' Khái niệm này nói về hoạt động nhận thức về sự thật khách quan trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống nói chung

chứ không chỉ riêng về hoạt động xác định sự thật khách quan trong TTHS Thí dụ

như điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm của sông Thị Vải, điều tra nguyên nhân của

hiện tượng học sinh bỏ lớp ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Tại trang 257-258, Từ

điển Luật học giải thích rằng: “điều tra là hoạt động tố tụng hình sự do người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách

quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách

nhiệm hình sự” “HĐĐT được thực hiện bằng các biện pháp điều tra khác nhau

theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định như hỏi cung, lấy lời khai của những

người tham gia tố tụng khác, đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ vật chứng, tài liệu, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định”? Khái niệm điều tra ở đây đã có bước tiến rõ rệt khi xác định: hoạt động điều tra về bản chất là hoạt động nhận thức sự

thật khách quan Thứ hai, HĐĐT ở đây là hoạt động trong lĩnh vực TTHS, được Bộ

luật tố tụng hình sự [BLTTHS] điều chỉnh, được thực hiện theo những thủ tục, trình

tự do luật định Thứ ba là đã chỉ ra những HĐĐT cụ thể nằm trong khái niệm này để

có sự phân biệt HĐĐT với các hoạt động tố tụng hình sự khác Tuy nhiên do giới

› Nguyễn Văn Xô (2000), “7ừ điền riếng Việt”, Nxb Thanh niên

? Viện khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp(2006), “7ừ điển Luật học”, Nxb Tư pháp-NXB Từ điển Bách khoa,

trang 257-258

Trang 12

Trong khoa học pháp lý TTHS có nhiều định nghĩa HĐĐT khác nhau: Quan

điểm của Bu-cép-xki LE cho rằng:“HĐĐT là một dạng hoạt động phát hiện,

nghiên cứu, củng cố, ghỉ nhận, thu giữ các chứng cứ của điều tra viên [ĐTV] theo

quy định của luật" Quan điểm này không nói đến chứng cứ được xuất hiện như thế nào và do những hoạt động nào làm xuất hiện chứng cứ mà chỉ nêu lên các phương pháp hoạt động của ĐTV khi tiến hành điều tra vụ án hình sự Nếu chúng ta chấp nhận quan điểm này thì sẽ thừa nhận chứng cứ đã có sẵn trước khi tiến hành

các HĐĐT, như vậy tính tích cực sáng tạo của HĐĐT trong điều tra vụ án hình sự không còn nữa mà chỉ là những phương pháp kỹ thuật tìm kiếm đơn giản.Quan

điểm của Bư-cóp-xki L.E có mặt hạn chế là không phân định được sự khác -biệt giữa các dấu vết cụ thể của tội phạm để lại sau khi phạm tội xảy ra được phản ánh thông

qua các HĐĐT với các kết quả có được của HĐĐT - là các chứng cứ trong vụ án

Theo quan điểm của Gu-xa-cốp A.N thì: “/ĐĐT là hoạt động tố tụng có nội

đụng là phát hiện, củng cố, thu giữ các thông tin thực tế nhằm mục đích thu thập

chứng cứ" Quan điểm này đã phân biệt được giữa khách thể của HĐĐT là “các thông tin thực tế” với kết quả thu nhận được do HĐĐT thực hiện là “chưng cứ” Tuy nhiên quan điểm này cũng có mặt hạn chế là không thẻ hiện được nội dung của hoạt động nhận thức làm chuyền hóa thông tin Để phát hiện, củng cố, thu giữ các

thông tin thực tế đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt các biện pháp thông qua hoạt động nhận thức như: quan sát, hỏi và các phương pháp khác do BLTTHS quy định

Nói chung các quan điểm về HĐĐT của các nhà khoa học này đã nêu lên được bản chất của HĐĐT: là hoạt động phát hiện, thu thập, củng cố, ghỉ nhận, thu giữ những thông tin thực tế của vụ án Nhưng những quan điểm này khác nhau về đối tượng mà HĐĐT tác động tới là chứng cứ có sẵn hay không có sẵn Các quan điểm này chưa thống nhất được về phạm vi chủ thể của HĐĐT mà chỉ coi chủ thẻ duy nhất là ĐTV

Quá trình làm sáng tỏ các tình tiết sự kiện của vụ án, người thực hiện các

hành vi có dấu hiệu tội phạm phù hợp với thực tế của vụ án làm cơ sở cho việc truy

* Bu-obp-xki.LLE (1972), “Sự phát triển của các quy định của Luật TTHS về hoạt động điều tra”, Nhà nước

“&Pháp luật (4), Hà Nội

Trang 13

đoạn nối tiếp sau khi khởi tố vụ án và trước khi xét xử sơ thẩm Giai đoạn đó là giai

đoạn điều tra vụ án Khái niệm “điều tra vụ án” trong đề tài chúng tôi đề cập đến được xem như đồng nghĩa với “giai đoạn điều tra”

Quá trình điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập của TTHS với

nhiệm vụ phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ để chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, truy tố bị can ra trước tòa, khong dé lot

tội phạm cũng như không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vô tội Giai

đoạn này được bắt đầu ngay từ thời điểm ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng quyết định truy tố bị can ra trước tòa Về tên gọi của giai đoạn này hiện nay chưa có quan điểm thống nhất Theo quan điểm của tác giả trong giáo trình

Luật TTHS Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng đây là giai đoạn

Điều tra-Truy tố ” Về hình thức thì cách gọi này bao gồm hết hai nội dung cơ bản của hai giai đoạn: HĐĐT của cơ quan điều tra và hoạt động truy tố của VKS Vì vậy cách gọi này chưa phản ánh đúng thực chất của vấn đề vì dễ làm cho người

khác có cảm tưởng hai hoạt động này là hai hoạt động riêng biệt và được đặt ngang

nhau, nhưng thực tế hoạt động truy tố là hoạt động nói tiếp trên cơ sở kết quả hoạt động của cơ quan điều tra, trong đó HĐĐT của cơ quan điều tra đóng vai trò chủ đạo trong quá trình điều tra vụ án hình sự, còn hoạt động truy tố của VKS chỉ là một trong những hình thức kết thúc của giai đoạn điều tra

Điều tra vụ án là một giai đoạn độc lập trong tiến trình giải quyết vụ án hình sự vì nó hội đủ các tiêu chí phân kỳ đã được thừa nhận phổ biến ở nước ta Cụ thẻ:

~ Giai đoạn điều tra có mục tiêu, nhiệm vụ riêng của mình khác với mục tiêu,

nhiệm vụ của các giai đoạn tố tụng khác

- Giai đoạn điều tra có điểm khởi đầu và kết thúc đặc trưng Giai đoạn này bắt đầu khi có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc bằng quyết định truy tố bị can ra

trước Tòa hoặc đình chỉ điều tra, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án

- Giai đoạn điều tra có thành phần chủ thể đặc trưng Đó là người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, trong số đó có những chủ thể chỉ xuất hiện trong

Trang 14

đoạn tố tụng tiếp theo nhưng quyển và nghĩa vụ tố tụng có thẻ khác với giai đoạn điều tra Thí dụ như người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố theo Ð.105 trong giai đoạn điều tra nhưng lại có quyền trình bày lời buộc tội ở phiên tòa sơ thẩm (Đ.51 BLTTHS 2003)

- Giai đoạn điều tra có quan hệ pháp luật TTHS đặc trưng Đó là những quan

hệ phát sinh giữa các chủ thể của giai đoạn điều tra với nhau Quan hệ đặc trưng nhất là quan hệ giữa VKS với cơ quan điều tra Cả hai cơ quan này đều là cơ quan nhà nước, hoạt động của chúng có tính quyền lực nhà nước và đều hướng đến việc

thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn điều tra Ngoài ra trong giai đoạn này còn có

nhóm quan hệ giữa các cơ quan điều tra với nhau Đó là mối quan hệ phối hợp hoặc ủy thác giữa các cơ quan điều tra không chuyên trách và cơ quan điều tra chuyên trách, giữa các cơ quan điều tra ở các hệ thống quản lý nhà nước khác nhau hoặc ở

các địa phương khác nhau

- Giai đoạn điều tra có hoạt động tố tụng và có những văn bản tố tụng đặc

trưng Đó là hoạt động kiểm sát điều tra của VKS, hoạt động khám nghiệm hiện

trường, khám xét, khám người, thu giữ tài liệu đồ vật, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra Một số hoạt động điều tra có thể được thực hiện bởi các chủ thể khác hoặc ở các giai đoạn tố tụng khác (khám nghiệm hiện trường có thể thực hiện trước khi quyết định khởi tố vụ án) nhưng không có tính phổ biến và không phải là

nội dung chủ đạo trong các giai đoạn tố tụng đó Quyết định khởi tố bị can, kết luận

điều tra, quyết định phê chuẩn, quyết định truy tố bị can ra trước Tòa là những văn bản tố tụng đặc thù của giai đoạn này

Hiện nay trong khoa học TTHS nước ta có nhiều quan điểm về HĐĐT,

nhưng chung quy đều tồn tại theo hai quan điểm khác nhau về hoạt động điều tra: a)- Quan điểm thứ nhất cho rằng: “điều tra là một giai đoạn của quá trình TTHS, trong đó cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp do luật TTHS quy định để

xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, VKS kiểm sát hoạt động

điều tra, quyết định truy tố bị can làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án” 5 Quan

Nguyễn Văn Cừ, Khổng Văn Hà, Trần Minh Hưởng[2000], Tìm hiểu Luật TTHS, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà

Trang 15

điểm này đã đồng nhất HĐĐT với toàn bộ nội dung của giai đoạn điều tra bao gồm hoạt động của cơ quan điều tra và hoạt động kiểm sát điều tra và truy tố của VKS Quan điểm này có hạt nhân hợp lý là đã thấy được trong giai đoạn điều tra tồn tại

một dạng hoạt động có mục đích là nhằm xác định tội phạm và người thực hiện tội

phạm Đây là hoạt động nỗi bật của giai đoạn điều tra Nhưng mặt hạn chế của quan điểm này là đã không phân biệt được hoạt động tố tụng này với các hoạt động tố

tụng khác và không chỉ ra được đặc trưng cơ bản của HĐĐT là gì Hoạt động tố

tụng này rất khác với những hoạt động tố tụng khác, thí dụ như hoạt động áp dụng

biện pháp ngăn chặn do cơ quan điều tra thực hiện Mục đích áp dụng biện pháp

ngăn chặn là kịp thời ngăn chặn tội phạm, loại trừ những cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm cho thi hành án ( Ð.79 BLTTHS 2003) chứ không

nhằm mục đích khám phá tội phạm và kẻ phạm tội Cả hai dạng hoạt động TTHS

này đều có thể được thực hiện bởi cùng một cơ quan điều tra, cùng trong giai đoạn

điều tra vụ án nhưng căn cứ, mục đích và bản chất rất khác nhau Quá trìih TTHS

là quá trình giải quyết một vụ án hình sự Quá trình này trãi qua nhiều giai đoạn, nhiều hoạt động khác nhau có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân

với những mục đích và vai trò khác nhau Quá trình này được mở đầu từ khi cơ

quan có thẩm quyền tiếp nhận được tin báo về tội phạm cho đến khi bản án hình sự

của Tòa án có hiệu lực được thi hành TTHS là một quá trình được hình thành từ

tông thành các hành vi tố tụng của các chủ thể khác nhau tham gia vào trong TTHS

Các hành vi TTHS này rất khác nhau bởi mục đích, tính chất, nhiệm vụ mà các chủ

thể này theo đuổi rất khác nhau khi thực hiện chúng Do vậy, ở góc độ phương pháp luận khi nghiên cứu về các giai đoạn tố tụng, về các hành vi tố tụng ở các giai đoạn

tố tựng cần thầy được sự khác biệt giữa chúng với nhau Để làm rõ bản chất, vai trò

của chúng trong hoạt động TTHS nói chung

Căn cứ mục đích thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể

phân loại các hoạt động TTHS thành các nhóm hoạt động chính: hoạt động khởi tố, hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn, HĐĐT, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án Theo sự phân chia này cho thấy HĐĐT là hoạt

động có mục đích khác với các hoạt động tố tụng khác Mục đích của HĐĐT là “xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội để đưa ra xét xử trước pháp

luật” [Điều 3 PLTCĐTHS năm 2004] Để thực hiện được mục đích này cần phải có

chứng cứ - những thông tin liên quan đến vụ án, tồn tại khách quan và được thu

Trang 16

người thực hiện các hành vi có dấu hiệu tội phạm để làm cơ sở cho việc truy tố, xét

xử

Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng điều tra hay HĐĐT đều do cơ quan điều tra mà cụ thể là do ĐTV trực tiếp thực hiện Theo chúng tôi thì cách hiểu như trên có mặt hạn chế như sau:

Nếu cho rằng HĐĐT chỉ là hoạt động của cơ quan điều tra và do ĐTV thực hiện thì quan điểm này mang tính chất phiến diện Quan điểm này chỉ thấy HĐĐT được thực hiện trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mà không thấy hết ở các giai đoạn khác của TTHS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng tồn tại nhu cầu khách quan về HĐĐT Theo BLTTHS 2003 HĐĐT được tiến hành không chỉ ở giai đoạn điều tra nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án Thí dụ như xét hỏi người

làm chứng ở phiên tòa sơ thẩm, ngoại trừ một số khác biệt như điều kiện công khai

của phiên tòa, quy định về cách ly người làm chứng, chủ thể thực hiện có thể là Hội

đồng xét xử, VKS, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương

sự trong vụ án, còn về bản chất không có sự khác biệt với hoạt động tố tụng lấy lời

khai của người làm chứng ở giai đoạn điều tra

Quan điểm này thừa nhận chỉ có một chủ thể đó là cơ quan điều tra được

phép áp dụng các HĐĐT theo luật quy định Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với quy

định của BLTTHS 2003 về thẩm quyền thực hiện các HĐĐT.Tại Điều 65 khoản 1 BLTTHS 2003 khi xác định thẩm quyền thu thập chứng cứ quy định: “Để /„ thập

chứng cứ, cơ quan điều tra, VKS và Tòa án có quyền tiến hành các HĐĐT” Điều

66 khoản 2 BLTTHS 2003 khi xác định thảm quyền đánh giá chứng cứ cũng quy

dinh “DTV, KSV, Thdm phan và Hội thẩm có thẩm quyền đánh giá mọi chứng cứ ”

b)- Quan điểm thứ hai cho rằng HĐĐT cần được tiếp cận dưới góc độ là

công cụ thực hiện hoạt động chứng minh: “!ĐĐT là một dạng hoạt động nhận thức, do DTV, KSV, thẩm phán thực hiện, theo quy định của PLTTHS, nhằm mục đích

phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ phục vụ cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án” ñ

Theo quan điểm này thì HĐĐT không đơn thuần chỉ là hoạt động của cơ

quan điều tra mà còn là hoạt động của VKS và Tòa án Các cơ quan này phải áp dụng mọi biện pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn điện

và đầy đủ Mặc dù cách hiểu này nhìn nhận chủ thể của HĐĐT rộng hơn cách hiểu ” Nguyễn Ngọc Điệp(2001), “Những điều cẩn biết về thủ tục khởi tổ điều tra, truy tổ, xét xử vụ án hình sự”,

Trang 17

thứ nhất nhưng cách hiểu này còn nhầm lẫn giữa các hoạt động của cơ quan điều tra

với HĐĐT, giữa chức năng của từng HĐĐT với chức năng của các cơ quan điều tra và VKS nhân dân Một trong những tiêu chí để phân biệt HĐĐT với hoạt động của

cơ quan điều tra và các hoạt động tố tụng khác là mục đích thực hiện, cụ thể:

Mục đích của HĐĐT là phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ

Mục đích của hoạt động ngăn chặn là ngăn chặn tội phạm, đảm bảo cho công

tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án

Mục đích của hoạt động truy tố là xác định tội phạm và người phạm tội, thực

hiện quyền công tố

Mục đích của hoạt động xét xử ớ các cấp tòa án cũng khác nhau: Ở cấp sơ

thẩm có mục đích là kiểm tra, đánh giá toàn bộ chứng cứ, áp dụng hình phạt tương

xứng; ở cấp phúc thẩm là xử xét lại toàn bộ hoạt động của xét xử sơ thẩm; còn ở cấp giám đốc thẩm thì xem xét lại toàn bộ kết quả điều tra và điều tra bổ sung, truy tố và xét xử vụ án hình sự

Mỗi hoạt động tố tụng có mục đích riêng của mình, HĐĐT tồn tại không chỉ ở giai đoạn điều tra với đặc điểm riêng của mình là một dạng hoạt động tố tụng

nhằm mục đích phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ phục vụ cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án

Chúng tơi hồn toàn đồng tình chia sẽ với quan điểm thứ hai vì khái niệm

HDDT mà đề tài nghiên cứu chính là những hoạt động liên quan đến việc phát hiện,

thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự

Thứ nhất, HĐĐT là một dạng hoạt động TTHS do BLTTHS quy định Vì

vậy nó có những điểm chung như bất kỳ hoạt động TTHS nào khác HĐĐT phải do BLTTHS quy định và chỉ những hoạt động nào được quy định trong BLTTHS mới

được coi là HĐĐT, đối với những hoạt động có tên gọi giống nhau nhưng không

được quy định trong BLTTHS thì không được coi là HĐĐT, thí dụ trong Luật

phòng chống ma túy có quy định về trưng cầu giám định Š, nhưng đây không phải là hoạt động TTHS mặc dù có tên gọi giống nhau là trưng cầu giám định [Ð.155

BLTTHS 2003]

Thứ hai, HĐĐT không đồng nghĩa với các hoạt động tố tụng do cơ quan điều

tra thực hiện mà là một dạng hoạt động tố tụng được thực hiện không chỉ bởi cơ

quan điều tra mà còn bởi các cơ quan tiến hành tố tụng khác

Trang 18

Thứ ba, HĐĐT là một dạng của hoạt động nhận thức không chỉ bó hẹp ở giai

đoạn điều tra mà cả ở giai đoạn truy tố và xét xử với mục đích là phát hiện, thu

thập, kiểm tra chứng cứ của vụ án

Như vậy tiêu chí cơ bản nhất để phân biệt HĐĐT với các hoạt động tố tụng

khác không theo chủ thể, không phải theo giai đoạn TTHS mà theo mục đích: phát

hiện, thu thập, kiểm tra chứng cứ, bên cạnh đó HĐĐT còn có những dấu hiệu đặc

trưng khác nữa

Cần làm rõ sự khác nhau giữa các thuật ngữ “điều tra”, “thẩm quyền điều tra”, “hoạt động điều tra”, “hoạt động điều tra ban đầu”, “biện pháp điều tra “ trong BLTTHS 2003 Thuật ngữ “điều tra”, “tiến hành điều tra”, “hoạt động điều tra” là đồng nghĩa với nhau ở khía cạnh là nói về hoạt động của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra như hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các hoạt động tố tụng có tính hỗ trợ - tổ chức khác, thí dụ như hoạt động

triệu tập người làm chứng, dẫn giải người làm chứng ( Ð.133; 134 BLTTHS 2003), tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm ( Đ.128 BLTTHS 2003), quyết định tách, nhập vụ án ( Ð.34 BLTTHS 2003) Khái niệm “thẩm quyền điều tra” là nói về

khả năng do luật định của cơ quan điều tra cụ thể được tiến hành các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra đối với những vụ án hình sự cụ thể tùy thuộc vào một số tiêu chí nhất định như tùy thuộc vào khách thể loại của tội phạm, tùy thuộc vào

cấp quản lý của cơ quan điều tra, tùy thuộc vào không gian xảy ra tội phạm, tùy

thuộc vào chủ thể của tội phạm Như vậy thuật ngữ “hoạt dong điều tra” trong BLTTHS 2003 1a cách hiểu về HĐĐT theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ hoạt động

tố tụng do cơ quan điều tra thực hiện trong giai đoạn điều tra Còn khái niệm HĐĐT đang xem xét ở đây là cách hiểu theo nghĩa hẹp - chỉ là một nhóm hoạt động tố tụng có thể thực hiện trong giai đoạn điều tra và nhóm hoạt động tố tụng này có sự khác biệt nhất định với các nhóm hoạt động tố tụng khác của giai đoạn điều tra

Khái niệm “biện pháp điều tra” được sử dụng duy nhất 6 D.34 BLTTHS 2003 va trong PLTCĐTHS 2004 nhưng luật cũng như pháp lệnh không làm rõ những biện pháp điều tra ở đây là những biện pháp gì? Phân tích nội dung Ð.34 BLTTHS 2003 thì khái niệm biện pháp điều tra là khái niệm hẹp hơn so với khái niệm HĐĐT

Theo ý kiến của chúng tôi đây là một trong những hạn chế của BLTTHS 2003 khi

đưa ra nhiều thuật ngữ mà không làm rõ nội dung của chúng Còn khái niệm “hoạt

động điều tra ban đầu” ( Ð.111 BLTTHS 2003 ) được sử dụng khi nói về quyền hạn

Trang 19

không giải mã đó là những hoạt động gì Chỉ có một điều chắc chắn là khái niệm này không bao hàm hoạt động khởi tố vụ án.Tuy nhiên khi xem xét nội dung của

các điều luật quy định cụ thể về quyền hạn của những cơ quan này trong PLTCĐTHS 2004 thì có thể thấy khái niệm hoạt động điều tra ban đầu bao gồm các

hành vi tố tụng : khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ, bảo quản

vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định (Đ.19

PLTCĐTHS 2004) Nếu theo hướng này có thể suy rộng ra khái niệm hoạt động

điều tra ban đầu là những HĐĐT hiểu theo nghĩa hẹp ( mà chúng tôi sẽ trình bày ở dưới) mà các cơ quan như Hải quan, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Cảnh sát biển có quyền đồng thời là nghĩa vụ tiến hành một cách không chậm trễ sau khi tiến hành

khởi tố vụ án trong những trường hợp do luật định với mục đích là phát hiện, thu

thập một cách kịp thời mọi thông tỉn về tội phạm vì bất kỳ sự chậm trễ nào trong trường hợp này đều có thể dẫn đến hệ quả là mắt đi những thông tin khách quan của vụ án mà sau này không thể khôi phục lại được

1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động điều tra

a)- HĐĐT là một dạng của hoạt động nhận thức

Khi tội phạm xảy ra thì những thông tin về tội phạm luôn được phản ánh vào

môi trường xung quanh thông qua các dấu vét, hình ảnh của nó để lại trên các khách thể vật chất, trong trí nhớ của những người tham gia tố tụng tương lai Đây là quá trình phản ánh thứ nhất Mối liên hệ giữa sự thay đổi của môi trường xung quanh với sự kiện tội phạm đã xảy ra tồn tại một cách khách quan, mang tính quy luật Quá trình hình thành những thông tin về sự kiện tội phạm là một quá trình tự nhiên, chịu sự tác động của những yếu tố khách quan và chủ quan mà sự nhận thức một cách đầy đủ về những yếu tố đó là cơ sở để chủ thể hoạt động TTHS đưa ra những

quyết định phù hợp liên quan đến hoạt động phát hiện, thu nhận, nghiên cứu, đánh

giá chứng cứ Nhưng bản thân dấu vết tội phạm trong hình thức tồn tại đầu tiên của

chúng chưa phải là chứng cứ Chứng cứ liên quan đến hai nhóm quy luật phản ánh:

nhóm quy luật thứ nhất liên quan đến quá trình hình thành dấu vết tội phạm do sự

tác động qua lại giữa thủ phạm, công cụ, phương tiện phạm tội với nạn nhân, với

những đối tượng xâm hại khác và với môi trường xung quanh trong quá trình thực

hiện tội phạm, dưới những hình thức tác động khác nhau như cơ học, sinh học, lý

học, hóa học — là cơ sở khách quan của hoạt động nhận thức; nhóm quy luật thứ hai

Trang 20

cơ quan TTHS phát hiện, củng cố, thu giữ và phản ánh trong hồ sơ vụ án, hay nói một cách khác là quá trình chuyển biến các thông tin về tội phạm thành phương tiện

chứng minh - là chứng cứ trong vụ án Đây là quá trình phản ánh thứ hai của các

dấu vết tội phạm — dấu vết được phản ánh trong nhận thức của cơ quan điều tra, VKS, Téa án và tiếp theo là quá trình phản ánh chúng vào trong hồ sơ vụ án thông qua hoạt động tố tụng đặc thù của ĐTV Các vật thể mang dấu vết tội phạm đòi hỏi

phải được chuyển hóa thành vật chứng theo luật định Đây là quá trình hình thành chứng cứ và là quá trình có tính khách quan HĐĐT là phương thức hoạt động của

các chủ thể hoạt động TTHS nhằm cảm thụ, tiếp nhận và phản ánh thông tin về tội phạm tồn tại trong các dấu vét của tội phạm, chuyển hóa chúng thành chứng cứ của vụ án Việc chuyển hóa này bảo đảm lưu giữ hình ảnh của các dấu vết đó thành chứng cứ thông qua các HĐĐT và biên bản HĐĐT Những khách thể của nhận thức trong HĐĐT là các dấu vết tội phạm có nhiều mặt và nhiều thuộc tính khác nhau

Vấn đề quan trọng là tín hiệu chuyển tải thông tin của những dấu vết tội phạm được

phát hiện như thế nào để chủ thể HĐĐT có thể thu thập được và chuyển biến chúng thành chứng cứ Có những dấu vết tội phạm có thể quan sát trực tiếp được bằng mắt thường, nhưng cũng có những dấu vết bằng mắt thường không thể phát hiện được

mà phải áp dụng thông qua các công cụ chuyên môn với những phương pháp nhận

thức chuyên môn để phát hiện chúng

Mục đích của HĐĐT là thu nhận hình ảnh trung thực của những thông tin về

các sự kiện phạm tôi thông qua những biện pháp tố tụng do luật định Trên cơ sở đó

phân tích, đánh giá, củng cố để tạo thành chứng cứ chứng minh trong vụ án Tùy

theo mục đích khác nhau và những phương pháp thu thập thông tin tương ứng cho phép HĐĐT thu nhận những thông tin khác nhau về nội dung và hình thức từ chính

dấu vết đó BLTTHS 2003 ghi nhận nhiều cách thức khác nhau trong HĐĐT để thu

thập chứng cứ như: quan sát, hỏi, đo đạc, so sánh, thí nghiệm, mô hình hóa, mô

tả Tùy theo mục đích thu thập chứng cứ khác nhau chủ thể HĐĐT sẽ áp dụng

những thủ thuật, phương pháp nhận thức khác nhau hoặc kết hợp phương pháp này với phương pháp khác.Thí dụ để phát hiện, ghi nhận và thu giữ những thông tin

phản ánh trong các dấu hiệu vật lý của địa điểm, đồ vật và tài liệu có thể áp dụng phương pháp quan sát kết hợp đo đạc, so sánh

b)- HĐĐT về bản chất của nó là một dạng của hoạt động chứng minh

Trang 21

nghĩa vụ chứng minh được quy định tại Điều 10 BLTTHS 2003: “rách nhiệm

chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng mình là mình vô tội” Như vậy, hoạt động chứng minh trong TTHS là hoạt động của các cơ quan tố tụng hình sự, của những

người tham gia tố tụng nhằm làm rõ những vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong

quá trình giải quyết vụ án Tuy nhiên luật phân định rõ ràng hoạt động chứng minh

đối với các cơ quan tiến hành tố tụng là nghĩa vụ, còn đối với bị can, bị cáo thì hoạt

động chứng minh luôn có định hướng là phủ nhận buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình và hoạt động đó là quyền của bị can, bị cáo Trong TTHS

hoạt động chứng minh là hoạt động do luật định có đặc trưng là làm sáng tỏ sự thật

khách quan của vụ án bằng chứng cứ Chứng cứ là phương tiện chứng minh hay nói

cách khác là chứng minh bằng chứng cứ Vì vậy có thể nói hoạt động chứng minh là

hoạt động có mục đích phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ Như đã

nói ở trên không phải tắt cả những hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều trả đều có

mục đích này Có những hoạt động tố tụng có mục đích khác như các biện pháp

ngăn chặn Do vậy các HĐĐT là những hoạt động tố tụng có mục đích phát hiện,

thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ và về bản chất là hoạt động chứng

mỉnh.Thông thường, nghĩa vụ chứng minh tội phạm của các cơ quan tiến hành tố

tụng được hiểu là trách nhiệm áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định để thu thập, củng có, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm làm rõ mọi tình tiết có ý nghĩa đối

với vụ án nhằm “phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công mình, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1

BLTTHS 2003) Khi tiến hành thu thập chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng không

chỉ thu thập những chứng cứ buộc tội bị can, bị cáo, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà phải thu thập cả những chứng cứ gỡ tội, những tình tiết giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự của họ Khi xác định nội dung của trách nhiệm chứng minh

phải căn cứ vào đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự do pháp luật quy định

chứ không thẻ giải thích một cách chủ quan, tùy tiện Điều 63 BLTTHS 2003 liệt kê

đầy đủ những vấn đề phải chứng minh trong tất cả các vụ án hình sự để xác định lỗi của bị can, bị cáo và xác định những vấn đề khác, như sự kiện phạm tội; nhân thân

người phạm tội; các tình tiết tăng, nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị

cáo; tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra

Theo quy định của Điều 10 BLTTHS 2003, chủ thể có trách nhiệm chứng

Trang 22

nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về những người đã đưa ra lời buộc tội đối với bị

can, bị cáo thì người bị hại trong các vụ án nói chung và nhất là những vụ án được

khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (Điều 105 BLTTHS 2003) cũng có trách

nhiệm chứng minh tội phạm Tuy nhiên Ð.10 BLTTHS đã không đặt nghĩa vụ

chứng minh đối với người bị hại Điều này có thể hiểu, người bị hại tham gia trong

TTHS có quyền đưa ra lời buộc tội nhưng không có nghĩa vụ chứng minh tính có căn cứ của lời buộc tội đó Đây là sự khác biệt giữa người bị hại và VKS - những chủ thể cùng thực hiện chức năng buộc tội trong TTHS Theo chúng tôi, giải phóng nghĩa vụ chứng minh cho người bị hại là một quy định có tính nhân đạo của

BLTTHS 2003 của Việt nam Bên cạnh đó nội dung của Đ.10 khẳng định Thâm

phán, Hội thẩm nhân dân cũng có nghĩa vụ chứng minh tội phạm Chúng tôi cho rằng quy định này không phù hợp với chức năng xét xử của Tòa án Chứng minh tội

phạm là nghĩa vụ của bên buộc tội theo một quy tắc đã tồn tại từ cỗ xưa: người nào

đưa ra lời cáo buộc thì người đó có nghĩa vụ chứng minh Cơ quan điều tra, VKS là người đưa ra lời cáo buộc thì phải có nghĩa vụ chứng minh tính có căn cứ và hợp

pháp của những lời cáo buộc đó Còn Tòa án — cơ quan xét xử chứ không phải cơ

quan buộc tội nên Tòa án không có nghĩa vụ chứng minh tội phạm Tòa án chỉ có nghĩa vụ chứng minh tính có căn cứ và hợp pháp cho những nhận định và phán

quyết trong bản án của mình Cụ thể Tòa án cho rằng bị cáo vô tội thì Tòa án phải chứng minh những căn cứ nào mà Tòa án đã dựa vào để kết luận như vậy, vì sao

Tòa án đã chấp nhận lời bào chữa mà không chấp nhận lời buộc tội của VKS hoặc

ngược lại, khi Tòa án tuyên bản án kết tội thì Tòa án phải chứng minh vì sao Tòa án

chấp nhận lời buộc tội của VKS mà không chấp nhận lời bào chữa của người bào chữa Việc hiểu đúng về trách nhiệm chứng minh tội phạm là một vấn đề có ý nghĩa

thực tiễn quan trọng Khi vấn đề này không được BLTTHS 2003 quy định một cách

đúng đắn, không được các chủ thể tiến hành tố tụng nhận thức một cách đúng đắn sẽ làm nảy sinh thiên hướng buộc tội trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn

của họ Khi ấy, không thể nói tới tính khách quan trong hoạt động của các cơ quan

tiến hành tố tụng cũng như không thể đánh giá rằng các cơ quan này đã hoàn thành

những nhiệm vụ tố tụng của mình theo đúng yêu cầu của pháp luật

Quá trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự là quá trình nhận thức

từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Hoạt động chứng mỉnh là hoạt động

Trang 23

Theo quy định tại Điều 64 BLTTHS 2003 thì: “Chứng cứ là những gì có thật, được

thu thập theo trình tự, thủ tục do PLTTHS quy định mà cơ quan điều tra, VKS và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực

hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết

đúng đắn vụ án”

Bản chất của quá trình chứng minh là quá trình nhận thức thế giới khách

quan, quá trình xác định sự thật của vụ án Quá trình chứng minh là quá trình áp dụng các HĐĐT do luật định Tùy theo mục đích chứng minh mà chủ thể HĐĐT

buộc phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất để thu thập chứng cứ

Mục đích phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ là một dạng của

hoạt động chứng minh do các chủ thể của HĐĐT bao gồm ĐTV, KSV, Hội đồng

xét xử thực hiện theo quy định của PLTTHS Phát hiện và thu thập chứng cứ là hai

mặt của một hoạt động, gắn liền nhau Hoạt động thu thập chứng cứ luôn đi liền với hoạt động phát hiện chứng cứ Chứng cứ là các dấu vết của tội phạm thường xuyên bị biến đổi theo quy luật vận động của vật chất Ngoài ra dấu vét tội phạm thường bị che dấu bởi những kẻ thực hiện tội phạm Vì vậy dấu vết tội phạm phải được tìm kiếm, phát hiện mới có thể nhận ra được và mới có thẻ thu thập được để đưa vào hồ

Sơ vụ án Trừ trường hợp phạm pháp quả tang hoặc kẻ phạm tội tự thú và tự nguyện

giao nộp chứng cứ còn đa số các trường hợp còn lại đều phải thông qua việc tìm

kiếm phát hiện Phát hiện, thu thập chứng cứ là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý nên quá trình phát hiện, thu thập chứng cứ phải quán

triệt những nguyên tắc quy luật của nhận thức luận, vừa phải đảm bảo yêu cầu của tố tụng ĐỂ phát hiện, thu thập chứng cứ chủ thể HĐĐT có thể sử dụng các biện

pháp như: khám xét, thu giữ, kê biên tài sản, hỏi cung, lấy lời khai

Sau khi phát hiện và thu thập được chứng cứ thì yêu cầu tiếp theo phải là

củng cố chứng cứ Việc củng cố chứng cứ được thực hiện thông qua thủ tục lập biên

bản điều tra: biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi, biên

bản khám xét, biên bản hỏi cung ; hoặc lập biên bản xét xử: biên bản phiên tòa,

biên bản nghị án, biên bản thu giữ vật chứng,

'Việc phát hiện, thu thập và củng cố chứng cứ chỉ là tiền đề cho việc kiểm tra,

đánh giá chứng cứ một cách khách quan nhằm đưa ra kết luận đúng đắn để giải

quyết vụ án hình sự Tuy nhiên, việc phát hiện, thu thập chứng cứ thông qua những

người tiến hành và tham gia tố tụng nên có khả năng bị phản ánh sai sự thật Do vậy

Trang 24

chất tài liệu thu thập được mà còn hiểu được quá trình thu thập, phản ánh chúng Điều 67 BLTTHS quy định: “không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó” 'Việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ có thể được các chủ thể HĐĐT thực hiện bằng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu các dấu vết thu được tại hiện

trường, các kết quả có được từ công tác khám nghiệm, giám định với lời khai và giữa những lời khai của những người tham gia tố tụng với nhau, trên cơ sở đó xác

định tính khách quan của chứng cứ thu thập được Để thực hiện kiểm tra và đánh giá các chứng cứ do phát hiện và thu thập được chủ thể HĐĐT có thể sử dụng các hoạt động như: Đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định Các yêu cầu của việc tìm kiếm, phát hiện, thu giữ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ đã

được quy định cụ thể trong BLTTHS 2003 và các văn bản hướng dan thi hành, trong đó thể hiện rõ thẩm quyển, thủ tục, trình tự hoạt động cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia các quan hệ TTHS

c)- HDDT do céc chủ thể là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

tụng thực hiện

Như đã trình bày ở phần trên, HĐĐT là một dạng của hoạt động chứng minh, thông qua việc thu thập chứng cứ để xác định tính khách quan sự thật của vụ án

Chứng cứ có thể được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ thể thu thập

chứng cứ bị giới hạn do BLTTHS 2003 quy định HĐĐT được thực hiện do các chủ

thể luật định là cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng Do HĐĐT là một dạng đặc thù của hoạt động TTHS nên chủ thể của HĐĐT không thể đồng nhất với chủ thể hoạt động TTHS Điều 5 PLTCĐTHS 2004 quy định “chỉ có cơ quan điều tra mới được tiến hành điều tra các vụ án hình sự” và trong số các hoạt động này thì HĐĐT chiếm đa số Vấn đề này cho thấy chủ thể chính của HĐĐT trong

việc phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự chủ yếu là cơ quan điều tra và người trực tiếp là ĐTV Nhưng không phải vì vậy mà HĐĐT chỉ được thừa nhận ở trong giai đoạn điều tra, HĐĐT còn ở trong các giai đoạn

khác của TTH§ và do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện Không phải chủ thể của TTHS luôn là chủ thể của HĐĐT Thư ký Tòa án là người tiến hành tố tụng do

luật quy định nhưng không được xem là chủ thể của HĐĐT Trong số các người

tiến hành tố tụng thì thư ký Tòa án có thẩm quyền rất hạn chế so với các chủ thể còn lại (chỉ có quyền ghi biên bản phiên tòa — hoạt động tố tụng phản ánh diễn biến của

Trang 25

luật thừa nhận là nguồn của chứng cứ) Tại khoản 1, Điều 65 BLTTHS 2003 khi

xác định thẩm quyền thu thập chứng cứ đã quy định: Để thu thập chứng cứ, cơ quan

điều tra,VKS và Tòa án có quyền tiến hành các HDDT theo quy định của BLTTHS Khoản 2, Điều 66 BLTTHS 2003 cũng quy định ĐTV, KSV, Thẩm phán và Hội thâm có thẩm quyền đánh giá mọi chứng cứ Điều này cho thấy BLTTHS 2003 quy

định chỉ những cơ quan và những người có nghĩa vụ xác định sự thật khách quan

của vụ án có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng

như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án bằng chứng cứ mới là chủ thể của HĐĐT

1.1.1.3 Phân loại hoạt động điều tra

Như đã nói ở trên, các HĐĐT đều có những đặc điểm chung là những hoạt

động có mục đích phát hiện, thu thập kiểm tra, đánh giá chứng cứ phục vụ cho hoạt động chứng minh trong TTH§ Đây chính là cơ sở để phân biệt chúng với các hoạt

động TTHS khác.Tuy nhiên giữa các HĐĐT, bên cạnh điểm chung đó, tồn tại những sự khác biệt nhất định như khác biệt về cách thức thực hiện, về thủ tục thực hiện, về lý do thực hiện Do vậy phân loại các HĐĐT là việc hết sức cần thiết

Phân loại các HĐĐT là việc sắp xếp chúng theo những tiêu chí nhất định trong quá trình lập pháp hoặc trong quá trình nghiên cứu về chúng nhằm làm rõ hơn những sự khác biệt giữa chúng với nhau và tạo tiền đề áp dụng hiệu quả trong thực

tiễn

Theo quy định của BLTTHS 2003 các HĐĐT được phân loại thành bốn

nhóm chính như sau:

Chương X: Hỏi cung bị can [Điều 132]

Chương XI: Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự,

bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Đối chất và nhận dạng [Điều 133 — Điều 139]

Chương XII: Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản [Điều 140 - Điều 149]

Chương XII: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu

vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, giám định [Điều 150 - Điều 159]

Theo cách sắp xếp phân loại các HĐĐT trong BLTTHS 2003 hiện nay,

chúng tôi nhận thấy:

Trang 26

loại như trên đều nhằm mục đích chung là thu thập chứng cứ để xác định tính khách quan sự thật của vụ án Cách phân loại này thẻ hiện ưu điểm là phân biệt rõ ràng các

cách thức thu nhận thông tin có giá trị chứng minh khác nhau bằng các phương

pháp xét hỏi, quan sát trực tiếp hoặc kết hợp giữa phương pháp xét hỏi với phương pháp quan sát trực tiếp

+ HĐĐT dường như được phân loại theo trình tự thời gian của quá trình điều tra vụ án Các HĐĐT phân chia như trên được thực hiện theo trình tự như: sau khi

đã khởi tố bị can thì phải tiến hành hỏi cung, lấy lời khai và được kết thúc bằng việc kiểm tra lại quá trình thu thập chứng cứ bằng cách thực nghiệm điều tra và giám định Tuy nhiên việc phân chia nhóm HĐĐT trong BLTTHS 2003 chỉ là hình thức vì quá trình điều tra vụ án không phải bao giờ cũng tuần tự theo sự phân chia

nhóm như trên Khi vụ án xảy ra, việc trước tiên là khám nghiệm hiện trường Hoạt

động này thường được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự Sau khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra mới tiến hành các

HĐĐT khác Trong một số vụ án chưa xác định được đối tượng gây án thì việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc

truy tìm xác định đối tượng gây án và lấy lời khai của người bị hại, nhân chứng có thể tiến hành trước khi có quyết định khởi tố bị can, trước khi hỏi cung bị can

+ HĐĐT phân loại không theo nhóm thu thập chứng cứ và nhóm kiểm tra

đánh giá chứng cứ Việc sắp xếp HĐĐT chủ yếu theo trình tự phát sinh liền kề của

từng HĐĐT, thí dụ: sau khi lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng về

những đặc điểm của đối tượng gây án Việc tổ chức nhận dạng là để kiểm tra lời khai của nhân chứng và người bị hại về việc họ đã nhìn thấy những người, những đồ vật có liên quan đến vụ án Hoặc sau khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại, người làm chứng thấy có sự mâu thuẫn vẻ tình tiết hay sự kiện của vụ án đã xảy ra thì biện pháp đối chất là HĐĐT làm sáng tỏ những mâu thuẫn đó Hoặc trong quá

trình thực hiện khám xét nhằm mục đích thu thập chứng cứ, khi phát hiện đồ vật tài

liệu liên quan đến vụ án thì chủ thể tiến hành tố tụng phải thực hiện các HĐĐT tiếp

theo như tạm giữ, niêm phong đồ vật

Từ việc phân tích trên cho thấy sự sắp xếp phân loại HĐĐT trong BLTTHS

2003 có những hạn chế sau:

Tại chương X, việc sắp xếp hoạt động hỏi cane | bị can với hoạt động khởi tố bị can trong một chương thể hiện sự bất hợp lý Xét về bản chất thì hoạt động khởi

Trang 27

nhận thức nhằm mục đích phát hiện, thu thập, đánh giá chứng cứ mà “Jà một thủ tục

16 tung do co quan tiến hành tổ tụng thực hiện khi có cơ sở xác định một người đã

thực hiện hành vi phạm tội” ? Do vậy khởi tố bị can — chỉ là hành vi tố tụng thực

hiện chức năng buộc tội và ý nghĩa của nó chỉ là khẳng định thời điểm chính thức

bắt đầu của quá trình thực hiện chức năng này mà thôi và đồng thời cũng là thời điểm chính thức xuất hiện chức năng bào chữa để bảo đảm quyền bào chữa và bảo đảm tính tranh tụng Việc sắp xếp hoạt động hỏi cung bị can với hoạt động khởi tố bị can có thể đảm bảo ở tính tuần tự của hoạt động khởi tố bị can và hoạt động hỏi

cung bị can nhưng sẽ không hợp lý về mục đích hoạt động của hai hoạt động này

Theo chúng tôi sẽ hợp lý hơn khi xếp hoạt động khởi tố bị can cùng một chương với

hoạt động khởi tố vụ án Vì hai hoạt động này cùng mang tính thủ tục pháp lý trong,

hoạt động tố tụng khi điều tra vụ án hình sự

Tại chương XI, quy định về việc lấy lời khai, đối chất và nhận dạng Xét về mặt khách thể của các HĐĐT này thì cùng chung một loại khách thẻ là người Tuy

nhiên chúng tôi nhận thấy các HĐĐT này có sự khác nhau về mục đích cụ thể, trình

tự và thủ tục thực hiện Các HĐĐT như: lấy lời khai người làm chứng, người bị hại,

nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

là những hoạt động với mục đích là thu thập chứng cứ Còn hoạt động đối chất và

nhận dang nghiêng về mục đích kiểm tra, xác minh và đánh giá chứng cứ Như vậy

xếp hoạt động lấy lời khai với hoạt động nhận dạng, đối chất cùng một chương mà không cùng một tiêu chí và khác về thủ tục, trình tự tiến hành nên không mang tính

khoa học

Tại chương XII, quy định về việc khám xét, thu giữ, tạm giữ cùng với hành

vi tố tụng kê biên tài sản Chương này phân loại HĐĐT theo mục đích tìm kiếm chứng cứ chứng minh trong vụ án và cùng với chúng còn có hành vi tố tụng có mục đích khác, không phải là tìm kiếm thu thập chứng cứ mà là mục đích đảm bao thi

hành án đối với các vụ án có liên quan đến tài sản Do mục đích khác nhau và trình

tự thủ tục cũng khác nhau nhưng được xếp chung vào một chương là điều bất hợp

lý Hoạt động kê biên tài sản không phải là HĐĐT

Tại chương XII, BLTTHS 2003 quy định 5 hoạt động: khám nghiệm hiện

trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dầu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra và

Trang 28

giám định thành một nhóm Việc sắp xếp như trên cũng có nhiều bất hợp lý vì những hoạt động này có sự khác nhau về mục đích, trình tự, thủ tục và chủ thể thực

hiện Đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và xem xét

dấu vết trên thân thể có những căn cứ và thủ tục khác với hoạt động giám định va thực nghiệm điều tra Hoạt động khám nghiệm và xem xét dấu vết trên thân thể nặng về tìm kiếm phát hiện và thu thập chứng cứ, còn giám định và thực nghiệm điều tra mang tính chất kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhiều hơn

Quan điểm của chúng tôi là BLTTHS 2003 nên có một điều giải thích các thuật ngữ sử dụng trong Bộ luật trong đó có thuật ngữ về “hoạt động điều tra” và dành hẳn một chương nói về các HĐĐT, trong đó các HĐĐT cần được sắp xếp theo

những tiêu chí khoa học

1.1.2 Khái niệm về cơ quan điều tra

1.1.2.1 Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng

BLTTHS 2003 không đưa ra định nghĩa về cơ quan điều tra mà chỉ xắc định

cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng - chủ thẻ tham gia trong giai đoạn điều tra [Điều 93 BLTTHS]

Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng vì:

Các cơ quan này là cơ quan nhà nước, được nhà nước thành lập và trao cho

thẩm quyền có tính quyền lực nhà nước và có khả năng trở thành chủ thể tham gia

vào hoạt động TTHS với tư cách là cơ quan có quyền đồng thời là nghĩa vụ thực

hiện các hành vi tố tụng khác nhau là nội dung chủ yếu của giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án hình sự nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của hai giai đoạn này làm tiền đề cho giai đoạn xét xử sơ thẳm tiếp theo Hoạt động của cơ quan điều tra ở hai giai đoạn này là cốt lõi của hoạt động tố tụng hình sự Cơ quan điều tra va DTV là những tên gọi và chức danh pháp lý được thừa nhận là chủ thể của hoạt động TTHS, có địa vị tố tụng nhất định và độc lập bên cạnh những cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng khác

Nội dung hoạt động của cơ quan điều tra khi tham gia vào TTHS là thực hiện

các hoạt động tố tụng theo thẩm quyển do luật định trong đó chủ yếu là các HĐĐT

HĐĐT của cơ quan điều tra mang tính chuyên nghiệp, không cơ quan nào khác có

Trang 29

thay thế cho hoạt động của cơ quan điều tra, vì HĐĐT là công việc chính và thường xuyên của cơ quan điều tra và là nhiệm vụ chủ yếu, còn HĐĐT của VKS không phải là nhiệm vụ chính và chỉ thực hiện khi xét thấy cần thiết

Có thể khẳng định cơ quan điều tra là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng, nó có những đặc điểm chung như bất kỳ cơ quan tố tụng nào khác và đây là

những đặc điểm đẻ phân biệt các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan nhà

nước khác

Thứ nhất, cơ quan điều tra và những cơ quan tiến hành tố tụng khác như Tòa án, VKS là những cơ quan nhà nước được nhà nước trao cho thẩm quyền có tính

quyền lực và có cùng nhiệm vụ là phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp quy định

trong BLTTHS 2003 đẻ xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ

Thứ hai, tắt cả các hoạt động của cơ quan điều tra cũng như những cơ quan tiến hành tố tụng khác đều do BLTTHS 2003 quy định Trong quá trình tiến Hành tố

tụng các chủ thể này phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và

phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình

Thứ ba, ĐTV của cơ quan điều tra cũng như các chủ thể của các cơ quan TTHS khác là những chức danh pháp lý được quy định trong BLTTHS 2003

Có thể đưa ra khái niệm về cơ quan điều tra như sau: “đó Ja những cơ quan nhà nước được thừa nhận là cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn điều tra - có thẫm quyền tiễn hành các hoạt động tố tụng mà trong đó chủ yếu là các hoạt động điều tra nhằm ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và

kịp thời mọi hành vi tội phạm và kẻ phạm tội, bảo đâm điều kiện thuận lợi cho hoạt động tố tụng và thi hành án, thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội và không làm oan người vơ tội”

Tuy nhiên ngồi những đặc điểm chung nêu trên còn có sự khác biệt giữa cơ

quan điều tra với các cơ quan tiến hành tố tụng khác như với VKS, với Tòa án:

'Về nhiệm vụ tố tụng:

Cơ quan điều tra có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác

định tội phạm và kẻ phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội, yêu cầu các tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa Kết quả hoạt động của cơ quan điều tra là nền tảng cho hoạt động truy

Trang 30

VKS nhân dân có nhiệm vụ thực hành quyền công tố trong TTHS, quyết

định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong TTHS có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan

THTT và người tham gia tố tụng

Tòa án nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng của mình có nhiệm vụ bảo

đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa thông qua hoạt động xét xử nhằm bảo vệ tài sản của

nhà nước, tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công

dân

Về chức năng tố tụng:

Nhiều quan điểm cho rằng trong TTHS có 3 chức năng cơ bản là chức năng

buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử Trong TTHS của các quốc gia

mà VKS là một hệ thống nhà nước độc lập bên cạnh các hệ thống cơ quan nhà nước khác thì phải thừa nhận chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật xuất phát từ chức năng hiến định của VKS khi tham gia trong TTHS Giai đoạn điều tra là hình thức

tổ chức thực hiện các chức năng cơ bản là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật Chức năng xét xử của cơ quan Tòa án

chưa xuất hiện ở giai đoạn này Chức năng kiểm sát đóng vai trò là sự bảo đảm về điều kiện tốt nhất cho hai chức năng buộc tội và bào chữa tranh tụng với nhau trong

giới hạn cho phép của luật và cho hoạt động tiếp theo của chính VKS ở giai đoạn

xét xử sơ thâm, bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ kết quả hoạt động của cơ quan điều tra Các chủ thể cùng thực hiện chức năng buộc tội ở giai đoạn này

là cơ quan điều tra, VKS, người bị hại, nguyên đơn dân sự nhưng vai trò chủ đạo trong thực hiện chức năng buộc tội thuộc về cơ quan điều tra.Tuy nhiên cần nhận

thấy sự khác biệt ở chỗ trong hoạt động của cơ quan điều tra, từ khi nhận tin báo về tội phạm cho đến khi ra quyết định khởi tố bị can: thì hoạt động của cơ quan điều

tra trong khoảng thời gian này không thể hiện đậm nét của chức năng buộc tội vì

chưa xuất hiện bị can, chưa có sự cáo buộc với cá nhân cụ thể Đây cũng là cơ sở

của nhiều quan điểm cho rằng trong giai đoạn này tồn tại không chỉ có 3 chức năng cơ bản truyền thống là buộc tội, bào chữa và xét xử mà còn có cả chức năng điều

tra Điều tra không chỉ là một giai đoạn trong TTHS mà còn là một chức năng cơ bản trong TTHS Tuy nhiên quan điểm này hiện nay đã không được thừa nhận trong

khoa học TTHS ở Liên bang Nga.'" BLTTHS năm 2001 của Liên bang Nga đã

Trang 31

chính thức khẳng định cơ quan điều tra là một trong những chủ thẻ thực hiện chức

năng buộc tội Vai trò buộc tội của VKS chỉ thể hiện đậm nét ở cuối giai đoạn khi

quyết định khởi tố bị can ra trước Tòa Người bị hại, nguyên đơn dân sự thực hiện

chức năng buộc tội chủ yếu thông qua trình bày yêu cầu, đề nghị, đưa ra chứng cứ

1.1.2.2 Phân loại cơ quan điều tra

Hệ thống tổ chức cơ quan điều tra có thể được phân loại như sau:

a Theo hệ thống quản lý nhà nước và theo cắp quản lý có:

+ Các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân:

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Cong an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Cơ quan An nỉnh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Các cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân:

Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; cơ quan điều tra hình sự quân

khu và tương đương, cơ quan điều tra hình sự khu vực

Co quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương

+ Các cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân Tối cao:

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan điều tra VKS quân sự trung ương

Tuy nhiên bên cạnh thuật ngữ “Cơ quan điều tra” luật còn phân biệt thuật

ngữ “các cơ quan được giao nhiệm vụ tiền hành một số hoạt động điều tra” Các cơ

quan này được liệt kê danh sách tại các Điều 111 BLTTHS 2003 và Điều 2, 19 - 25

PLTCDTHS 2004, cụ thẻ:

+ Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển

+ Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân như Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục cảnh sát phòng cháy - chữa cháy, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp và các phòng của các đơn vị này ở cấp

Trang 32

+ Các cơ quan khác của lực lượng An ninh trong Công an nhân dân như các Cục An nỉnh, các phòng An nỉnh, đội An ninh;

+ Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân như: Giám thị Trại tạm giam, Giám thị trại giam, Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương

Trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số HĐĐT, Luật còn

quy định các cơ quan: Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển đều có quyền tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu và “tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của BLTTHS, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền” (Điều 19 PLTCĐTHS 2004) Điều này có nghĩa trong các trường hợp ở điểm a khoản 1 Điều 111 BLTTHS 2003 thì các cơ quan này sau khi khởi tố vụ án có quyên tiến hành tắt cả các HĐĐT mà BLTTHS 2003 quy định, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án trực tiếp cho VKS để quyết định truy tố chứ không phải chỉ có quyền tiến hành một số HĐĐT Thẩm quyền tiến hành một số HĐĐT chỉ đúng trong các trường hợp được quy định tại điểm b, khoản 1 và khoản 2 Điểu 111 BLTTHS 2003 Vấn đề này cho thấy tên gọi “Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến

hành một số HĐĐT” là hồn tồn khơng chính xác, nó mâu thuẫn với chính quy

định của luật

b Theo thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra:

+Theo tính chất tội phạm thì thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra

được phân chia như sau:

Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân và trong Quân đội nhân

dân có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự chủ yếu về các tội phạm quy định tại

chương XI (các tội xâm phạm an ninh quốc gia), chương XXIV (các tội phá hoại

hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) và một số tội khác quy định tại các điều 180, 181, 221-223, 230-232, 236, 263, 264, 274, 275 BLHS năm 1999,

Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân và cơ quan điều tra hình

sự trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền điều tra dai đa số các tội phạm được quy

định từ chương XII đến chương XXII hoặc XXII

Cơ quan điều tra của VKS nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra một số

tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp

+ Theo phạm vi thẩm quyền xét xử của Tòa án thì thẩm quyền cơ quan

Trang 33

Cơ quan điều tra cấp huyện, cơ quan điều tra quân sự khu vực có thẩm quyền

điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa

án quân sự khu vực

Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra các

tội phạm thuộc thẳm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự

cấp quân khu

Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền cấp dưới nhưng xét thấy cần thiết

trực tiếp điều tra

c Theo tinh chuyên trách và không chuyên trách:

Cơ quan điều tra chuyên trách là những cơ quan nhà nước được thành lập và

có nhiệm vụ duy nhất là tham gia vào hoạt động TTHS với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm tra và đánh giá chứng cứ về sự kiện tội phạm và kẻ phạm tội,

làm cơ sở cho tố tụng ở giai đoạn điều tra và thực hiện thẩm quyền theo luật định

nhằm phát hiện, thu thập việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có lỗi, không làm

oan người vô tội Về nguyên tắc, cơ quan điều tra chuyên trách có thẩm quyền điều

tra tất cả các loại tội phạm từ khi khởi tố cho đến khi kết luận điều tra Các cơ quan

điều tra chuyên trách được quy định tại Điều I PLTCĐTHS 2004

Cơ quan điều tra không chuyên trách là những cơ quan nhà nước có nhiệm vụ chính là thực hiện quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể nhưng trong những trường hợp do luật định có thể tham gia vào hoạt động TTHS với tư cách là

cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện thẩm quyền trong phạm vi nhất định nhằm phát

hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ về sự kiện tội phạm và kẻ phạm tội, làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có lỗi, không làm oan người

vô tội Thực tế cho thầy các cơ quan này có nhiệm vụ chính, chủ yếu là quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực cụ thể, còn tham gia tố tụng và thực hiện nhiệm vụ điều

tra là nhiệm vụ phụ và chỉ tham gia hoạt động TTHS khi xuất hiện những tình

huống do luật quy định Nhưng khi tham gia tố tụng thì những cơ quan này không

thể thực hiện HĐĐT với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước hay cơ quan trinh sát

được, vì quan hệ TTHS là quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hoặc là giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

với nhau Hay nói một cách khác, những cơ quan này thực hiện các HĐĐT không

chuyên trách Việc điều tra chỉ xuất hiện khi có các điều kiện do BLTTHS quy định

Trang 34

cơ quan khác được quy định tại Ð.111 BUTTHS 2003 là cơ quan điều tra nhưng là

những cơ quan điều tra không chuyên trách Xung quanh vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan này không phải là cơ quan điều tra và không nên quy

định trong BLTTHS 2003 Các quan điểm này không thuyết phục vì những lý do

Sau:

+ Không xuất phát từ thực tiễn đấu tranh chống tội phạm Thực tiễn này đòi

hỏi phải có sự phản ứng của nhà nước kịp thời khi nhận được tin báo vẻ tội phạm

xảy ra vì thuộc tính của dấu vết tội phạm là luôn thay đổi, biến dạng và mắt đi do

các tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan nên bắt kỳ sự chậm trể nào _ trong việc phát hiện thu giữ thông tin về tội phạm — các dấu vết do tội phạm để lại -

sẽ vô hiệu hóa hoặc giảm sút hiệu quả ¡ những cố sắng, nỗ lực của nhà nước trong

việc khám phá tội phạm và kẻ phạm tội, giảm sút kết quả đầu tranh phòng ngừa tội

phạm Thí dụ như không cho Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ của cơ quan điều tra

thì khi thực hiện nhiệm vụ tuân tiễu trên biển phát hiện tàu buôn lậu có dấu hiệu

hình sự rõ ràng thì xử lý thế nào? nếu Cảnh sát biển chỉ thực hiện thẳm quyền của

một cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính thì không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống tội phạm kịp thời Hoặc giả sử trên tàu viễn dương xảy ra án

mạng, nếu không thừa nhận cho thuyền trưởng được thực hiện một số hoạt động

điều tra thì làm sao có thể ngăn chặn tội phạm, bắt giữ kẻ phạm tội, thu giữ kịp thời

các đầu vết của vụ án để khi tàu cập bến gần nhất của Việt Nam giao cho cơ quan điều tra chuyên trách tiếp tục điều tra thì tình hình sẽ thế nào?

+ Không xuất phát từ thực tiễn lập pháp của nước ta: Ngay từ những ngày

đầu tiên của nhà nước Việt Nam, tại sắc lệnh 131 ngày 20/7/1946 về tổ chức tư

pháp Công an được đánh giá là văn bản đầu tiên về tổ chức cơ quan điều tra theo

PLTTHS đã thừa nhận cho một số cơ quan như hỏa xa, kiểm lâm, thương chính và

tắt cả các viên chức mà pháp luật giao phó cho nhiệm vụ tư pháp công an được thực

hiện nhiệm vụ điều tra ban đầu các vụ án hình sự riêng cho từng ngành

+ Không tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài như Pháp, Liên Xô cũ và

Liên bang Nga hiện nay, Hoa kỳ, Canada Các nước này đều thừa nhận cho một số cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực có thể tiến hành hoạt động điều tra ban đầu hoặc điều tra từ khi khởi tố vụ án đến kết luận chuyển truy tố đối với các vụ án hình sự đơn giản, hoặc phạm tội quả tang

Như vậy khái niệm cơ quan điều tra là khái niệm rộng bao gồm không chỉ

Trang 35

trách Trong khái niệm này không bao hàm cơ quan trinh sát Nhưng PLTCĐTHS

1989 đã thừa nhận một số cơ quan trinh sát như các đơn vị trực tiếp đấu tranh chống tội phạm kinh tế và tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội khi thực hiện nhiệm vụ của mình trong những trường hợp nhất định được xem là cơ quan điều tra

chuyên trách và tham gia vào hoạt động TTHS PLTCĐTHS 2004 đã không còn

quy định này và các cơ quan trinh sát về tổ chức đã được sát nhập vào trong cơ cấu của cơ quan điều tra Đây là điểm khác biệt giữa PLTCĐTHS 1989 và PLTCĐTHS

2004

1.2 Nhận thức chung về hoạt động trinh sát và cơ quan trinh sát 1.2.1 Khái niệm về hoạt động trinh sát và những đặc điểm của nó

Hiện nay chưa thấy có một tài liệu nào đưa ra định nghĩa cụ thể, chính xác về

hoạt động trinh sát Theo “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” định nghĩa: “Trinh sát” theo tiếng Hán: “Trinh” : /à đỏ xé: ngắm; “sát” : là xem xét !1,

Theo “Từ điển tiếng việt” thì trình sát là “đò xé, rhám sát tình hình đỂ phục vụ tác chiến” '” Còn trong các “Từ điển luật” thì hồn tồn khơng có định nghĩa từ

“trinh sát” hay “hoạt động trinh sát”

Luật Phòng chống ma túy trong nội dung của nó có đề cập đến “các biện pháp nghiệp vụ trình sát cân thiết” '” do các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân tiến hành, tuy nhiên luật cũng không có

bắt kỳ giải thích nào về những biện pháp trinh sát nghiệp vụ này và cơ quan thực hiện hoạt động này

Thuật ngữ “biện pháp nghiệp vụ” cũng được giải thích khác nhau ở trong

luật: Theo Luật Công an nhân dan [CAND] thi “bién phép nghiệp vụ” là các biện

pháp công tác của công an nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội (4.7, D.3 Luat CAND) Tuy nhiên Luật An ninh quốc gia [ANQG] giải thích “biện pháp nghiệp vụ” là biện pháp công tác của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật (đ 7, Ð.3 Luật ANQG) Trong đó cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được giải thích là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và đơn vị

nghiệp vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách làm

!\ Nguyễn Lân (2000), “7ừ điển từ và ngữ Việt Nam”, Nxb TP.HCM, (tr.1901)

`? Nguyễn Văn Xô [2000], “7ừ điển tiếng Việt”, Nxb Thanh niên

Trang 36

tham mưu, tô chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia (4.5, D.3

Luật ANQG)

Hoạt động trinh sát là hoạt động khách quan cần thiết của bất kỳ nhà nước nào trong đấu tranh phòng chống tội phạm Hoạt động này ra đời xuất phát từ chính

yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trước xu hướng tội phạm ngày

càng tăng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tỉnh vi, xảo quyệt, tính có tổ chức ngày

càng cao, tính quốc tế của hoạt động tội phạm ngày càng mở rộng Hoạt động trinh

sát luôn là hoạt động hỗ trợ cho HĐĐT trong suốt tiến trình lịch sử TTHS Cũng

như HĐĐT, hoạt động trinh sát có nhiệm vụ là khám phá tội phạm, phát hiện người

phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, đều nhằm đến nhiệm vụ bảo vệ con

người, bảo vệ nhà nước và xã hội

Xuất phát từ nhiệm vụ chung mang tính nhà nước - xã hội như vậy nên hoạt

động trình sát cũng giống như hoạt động tố tụng đều là hoạt động có tính quyền lực nhà nước - do các cơ quan được nhà nước thành lập, trao cho những thẳm quyền nhất định tiến hành và các quyết định của chúng có tính bắt buộc chấp hành đối với công dân và được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước Hoạt động trinh sát cũng như

HĐĐT đều được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật của nhà nước mặc dù mức

độ điều chỉnh có khác nhau

Xuất phát từ thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm chúng tôi

cho rằng: “hoạt động trình sát là một dạng hoạt động quyền lực nhà nước của

những cơ quan nhà nước có thẳm quyền thực hiện công khai hoặc bí mật nhằm thu thập những thông tìn cần thiết để phát hiện, ngăn chặn tội phạm và kẻ phạm

tội một cách nhanh chóng, kịp thời”

Hoạt động trỉnh sát bao gồm nhiều biện pháp khác nhau và được sử dụng

tương đối phổ biến ở nhiều nước, trong đó một số biện pháp đang được áp dụng ở

Việt Nam như :

Thu thập thông tin từ những người cộng tác với cơ quan trinh sát bằng cách

hỏi bí mật, không công khai về những thông tin cần thiết,

Thu thập thông tin bằng quan sát, theo dõi trực tiếp của nhân viên cơ quan

trình sát hoặc cơ sở cộng tác với cơ quan trinh sát về những tình tiết sự kiện của vụ

án Những báo cáo về các thông tin thu thập được kiểu này thường không có chỉ dẫn cụ thể về nguồn cung cấp trực tiếp để bảo đảm bí mật

Trang 37

phiếu thông tin về tiền án, tiền sự của người nào đó, về nhận xét nơi cư trú, nơi làm

việc

Thu thập vật mẫu để so sánh đối chiếu với mục đích để nghiên cứu về vật, tài

liệu đẻ định hướng cho hoạt động trình sát hoặc hoạt động điều tra tiếp theo Trong

một số trường hợp có thể thu thập bằng việc “mua thử đồ vật” có khả năng liên quan đến sự kiện phạm tội Hoạt động này khác với hoạt động điều tra thu giữ đồ

vật, tài liệu theo Điều 145 BLTTHS

Thí nghiệm

Sử dụng cơ sở đưa vào trong tổ chức của tội phạm đẻ thu thập thông tin

Theo dõi bí mật các cuộc liên lạc đàm thoại, bí mật: ghi hình, chụp ảnh, ghi âm

Mặc dù có điểm giống nhau về mục đích chung là đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng giữa HĐĐT và hoạt động trinh sát vẫn có những đặc điểm khác biệt nhau, cụ thể:

a Khác biệt về mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động trình sát:

Cho đến nay trong các văn bản của pháp luật nước ta hoặc trong các tài liệu pháp lý chưa có một định nghĩa chính thức về hoạt động trinh sát, và hoạt động trinh sát

không hoàn toàn được điều chỉnh bằng luật Một số ít hoạt động của cơ quan trinh sát được đề cập đến trong Luật Phòng chống ma túy còn lại phần lớn hoạt động của

cơ quan này được điều chỉnh bởi những văn bản của ngành chủ quản Trong khi đó

toàn bộ nội dung của hoạt động TTHS được điều chỉnh bởi BLTTHS 2003 nên hiệu

lực pháp lý cao và có tính thống nhất, tính hệ thống cao Điều này có ý nghĩa rất lớn về nhận thức và thực tiễn Ở Việt Nam phần lớn các văn bản điều chỉnh hoạt động

trinh sát là các văn bản dưới luật — do ngành chủ quản quy định và không được phổ

biến rộng rãi công khai có thể là do tính bảo mật trong hoạt động nghiệp vụ của mỗi

ngành, nhưng theo chúng tôi lý do chính có thể là:

+ Do chưa có sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động này, chưa thấy hoạt động này cũng có khả năng hạn chế các quyền và

tự do hiến định của công dân nên cần phải được luật chứ không phải văn bản dưới luật điều chỉnh

+ Thứ hai, là do chưa có sự phân biệt giữa hoạt động trinh sát với biện pháp

nghiệp vụ thực hiện các hoạt động trinh sát Luật có thẻ chỉ cần đề cập đến các hoạt

động trinh sát cụ thể Thí dụ như bí mật theo dõi các cuộc đàm thoại được phép áp

Trang 38

nào, không áp dụng với đối tượng nào, kết quả bí mật theo dõi được ghỉ nhận, sử

dụng thế nào Luật không cần điều chỉnh cách thức thực hiện việc bí mật theo doi đó như thế nào, làm cách nào để cài máy theo dõi Những vấn đề thuần túy là kỹ thuật, kỹ năng nghiệp vụ sẽ do các văn bản của ngành điều chỉnh hướng dẫn và có thể không phổ biến rộng rãi (mật)

Ở Việt Nam chưa có sự phân biệt này nhưng đã có xu hướng luật hóa hoạt

động trinh sát cụ thể như Luật phòng chống ma túy Đây là xu hướng tiến bộ Ở các

nước cũng có hai xu hướng khác nhau trong việc điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động trinh sát Có nước chủ yếu điều chỉnh hoạt động của cơ quan trinh sát bằng

những văn bản dưới luật.Thí dụ như ở Hoa kỳ, cơ quan FBI là cơ quan có vai trò

đầu não trong đấu tranh chống tội phạm được trang bị hiện đại và có nguồn kinh phí dồi dào với số lượng nhân viên đông đảo, 1⁄3 trong số đó làm việc tại đại bản doanh

chính ở Washington, số nhân viên còn lại làm việc ở 59 cơ sở địa phương, 432 thành phố lớn, 12 trạm bưu điện và Học viện FBI ở bang Virginia Hoạt động trinh

sát của FBI được điều chỉnh bởi 4 văn bản dưới luật :

+ Văn bản của Công tố trưởng (General attorney) hướng dẫn cho giám đốc

FBI ngay 15-12-1976 vé sir dụng đặc tình trong điều tra các vụ án an ninh nội địa, tội phạm có tổ chức và những vụ án hình sự khác + Văn bản hướng dẫn của Công tố trưởng về trình tự tiến hành các hoạt động bí mật của FBI tháng 1/1981 + Lệnh của Tổng thống Hoa kỳ số 12333 ngày 4-12-1981 về hoạt động trinh sát ở Hoa kỳ

+ Văn bản hướng dẫn ngày 7-3-1983 của Công tố trưởng về trình tự điều tra

các vụ án hình sự thông thường, điều tra hoạt động các doanh nghiệp, tội phạm có

tổ chức, an ninh nội địa và khủng bố

Chẳng hạn như trong chương I của Văn bản hướng dẫn 1983 quy định FBI

phải hạn chế sử dụng những hình thức hoạt động có thể trái với các nguyên tắc hiến

pháp Các hoạt động trinh sát và điều tra được tiến hành với sự hạn chế tối đa - chỉ

trong chừng mực mà hoàn cảnh yêu cầu - việc sử dụng các phương pháp xâm phạm

bí mật vào đời sống riêng tư của công dân Bất kỳ hoạt động trinh sát và điều tra

nào cũng phải có “căn cứ thực tế hợp ly” và mục đích do luật định là bảo vệ Xu

hướng này cho rằng khác với HĐĐT được điều chỉnh chặt chẽ, chỉ tiết bằng luật và

hoạt động này luôn được tiến hành dưới hình thức thủ tục tố tụng — điều kiện hết

Trang 39

trinh sát đòi hỏi phải dành cho các chủ thể của nó quyền tự quyết tương đối rộng rãi

trong phạm vi khuôn khổ các quy định của các văn bản dưới luật do các cơ quan

chủ quản ban hành Sự điều chỉnh bằng quy định của ngành chủ quản cho phép thay

đổi hoàn thiện các biện pháp trinh sát một cách thường xuyên đáp ứng kịp thời với

thực tiễn đầu tranh phòng chống tội phạm

Xu hướng thứ hai là ban hành luật điều chỉnh hoạt động trinh sát giống như ban hành BL,TTHS điều chỉnh HĐĐT.Tuy nhiên mức độ pháp điển hóa của luật này thấp hơn nhiều so với BLTTHS (Thí dụ như ở Liên bang Nga ban hành Luật về hoạt động trinh sát - đặc tình 1992 và sửa đổi bổ sung 1995) đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của hoạt động này như nội dung, nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền

áp dụng hoạt động trinh sát, sử dụng kết quả của hoạt động trinh sát trong đấu tranh

phòng chồng tội phạm Luật không đề cập đến cách thức, kỹ năng, quy trình nghiệp vụ thực hiện các hoạt động đó Chúng tôi cho rằng xu thế này là xu thế tiến bộ vì đã thấy được tầm quan trọng của hoạt động trỉnh sát trong đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như thấy được sự cần thiết tăng cường bảo đảm tính hợp hiến và hợp pháp nhằm hạn chế sự lạm quyền và tăng cường bảo đảm quyền tự do của công dân trong hoạt động trinh sát !*

Ở Việt Nam, trong khi các HĐĐT đã được điều chỉnh bằng PLTTHS kể từ năm 1988, nhưng hoạt động trinh sát không hoàn toàn được điều chỉnh bằng luật mà chỉ được điều chỉnh bằng các Pháp lệnh An ninh, Pháp lệnh Cảnh sát, Luật phòng chống ma túy và một số chỉ thị xuất phát từ Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị cho phép lực lượng Công an tiền hành một số nghiệp vụ cơ bản

Nghiên cứu tình hình lập pháp điều chỉnh các hoạt động bảo vệ pháp luật,

phát hiện, đầu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và việc hoàn thiện BLTTHS

nói riêng cho thấy tồn tại một thực trạng là: “Việc riến hành hoạt động nghiệp vụ trinh sát của Công an nhân dân hiện nay chưa có sự điều chỉnh với ý nghĩa cho phép của pháp luật Lực lượng Công an nhân dân được phép tiến hành 6 biện pháp công tác cơ bản, trong đó có biện pháp trinh sát đặc tình Nhưng cho đến nay hoạt động nghiệp vụ trinh sát vẫn chỉ được tiến hành trên cơ sở cho phép của những văn

bản đưới luật” 'Š Các văn bản này đã được quy định từ hàng chục năm nay đã bộc

lộ tính hạn chế trong thời điểm hiện nay

14 CMHphon.M.TT OfiepaTHBHO — pO3bIcKHA4 0e3T©7IsHOCTE HO 3apy6eukIx crpan Mocksa 2001

` Nguyễn Viết Hoạt (2002), “Các hoạt động điều tra trong BLTTHS Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ luật học,

Trang 40

b Hoạt động trinh sát là hoạt động có tính bí mật — không công khai trong

khi HĐĐT luôn luôn là hoạt động có tính công khai Tính công khai ở đây thể hiện :

Các HĐĐT luôn diễn ra với sự tham gia của những người có liên quan và những người này luôn có khả năng nhận thức được vẻ tính chất, nội dung, hậu quả của những hoạt động đó Trong một số trường hợp luật còn quy định sự hiện diện của người thứ ba - người chứng kiến đại diện của chính quyền địa phương, đại diện cơ quan, người bào chữa, đại diện gia đình .Thí dụ: khám xét nhà bị can luôn có

lệnh của người có thẳm quyền và công bố lệnh trước khi tiến hành khám xét, khám

xét có sự tham gia của bị can hoặc đại diện cho gia đình của bị can Khám xét có sự

hiện diện của đại diện chính quyền địa phương, người láng giềng chứng kiến (Ð.143 BLTTHS 2003) Hoặc như ay định tại D.131 BLTTHS Co quan THTT cén

có nghĩa vụ phải thông báo trước về địa điểm, thời gian tiến hành HĐĐT trong một

số trường hợp (như hỏi cung bị can) Bị can hoặc đại diện gia đình của bị can là chủ

thể tham gia vào HĐĐT có những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định Trong khi

đó hoạt động trinh sát được tiến hành với những người liên quan nhưng bản thân những người này không có nhận thức được, không được thông tin chính thức về hoạt động đó đang diễn ra đối với mình Họ không được tham gia vào hoạt động trinh sát mà ngược lại — ho là đối tượng của hoạt động trinh sát Thí dụ như bí mật theo dõi điện thoại của công dân A thì bản thân công dân A và những người đàm

thoại không biết về việc đàm thoại của mình đã bị ghi âm Kết quả của hoạt động

trinh sát không được công khai rộng rãi mà chỉ có những cơ quan có thẳm quyền

mới có quyên tiếp cận những kết quả đó Kết quả của các HĐĐT đều được công

khai ngay với những người tham gia sau khi HĐĐT kết thúc Chỉ trong giai đoạn

điều tra có sự hạn chế công khai kết quả HĐĐT đối với những người nhất định nhằm bảo đảm lợi thế của cơ quan điều tra trong khám phá tội phạm (Quy định không được tiết lộ bí mật điều tra — Ð.124 BLTTHS 2003) Bản thân những người tham gia vào HĐĐT được biết về kết quả của HĐĐT mà họ tham gia nhưng không được tiết lộ những kết quả đó cho người khác khi chưa kết thúc điều tra Sau khi kết thúc điều tra thì toàn bộ kết quả HĐĐT vụ án trong hồ sơ hoàn tồn cơng khai đối

với tất cả các chủ thể tham gia tố tụng, đối với công chúng (Điều này thấy rõ ở tính

Ngày đăng: 12/10/2023, 14:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w