1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

kỹ năng mềm

71 5,3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TPHCM KHOA MÁY TÀU THỦY  TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN 022014 - KỸ NĂNG MỀM 1 Người biên soạn: 1. TS. Nguyễn Duy Trinh 2. GV. Nguyễn Sơn Tùng 3. GV. Phạm Văn Chiến TPHCM, tháng 03/2014 KỸ NĂNG MỀM 1 022014 – MTT - BGCT Trang 2 MỤC LỤC TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG MỀM 6 CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH S.W.O.T (S.W.O.T ANALYSIS) 10 1.1 Khái niệm S.W.O.T 10 1.1.1 Thế nào là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân? 10 1.1.2 Cơ hội và thách thức là gì? 11 1.2 PHÂN TÍCH S.W.O.T 14 1.2.1 Khái niệm ma trận S.W.O.T 14 1.2.2 Cách lập ma trận S.W.O.T: 16 1.2.3 Phân tích ma trận S.W.O.T 17 CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 20 2.1 TỔNG QUAN: 20 2.2 CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH 21 2.2.1 Xác định tình huống. 21 2.2.2 Phân tích khán giả và diễn giả: 22 2.2.3 Xác định mục đích, mục tiêu: 24 2.2.4 Trang phục 25 2.2.5 Phương tiện, tuyến đường di chuyển và địa điểm thuyết trình 26 2.2.6 Thiết bị hỗ trợ 27 2.2.7 Tập luyện trước khi thuyết trình 28 2.3 CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH 28 2.3.1 Dàn bài cơ bản 28 2.3.2 Cách thể hiện các phần chính 30 2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH 32 2.4.1 Sắp xếp nội dung theo trình tự lôgic 32 2.4.2 Âm điệu giọng nói thuyết phục 32 KỸ NĂNG MỀM 1 022014 – MTT - BGCT Trang 3 2.4.3 Ngôn từ thích hợp 33 2.5 NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THUYẾT TRÌNH 35 2.5.1 Tính toán thời gian hợp lý 35 2.5.2 Nội dung phù hợp 35 2.5.3 Làm bài thuyết trình thêm hấp dẫn 35 2.5.4 Lập dàn ý cho riêng mình: 35 2.5.5 Luyện nói thật to: 35 2.5.6 Dẹp bỏ sự lo lắng 36 2.5.7 Sôi nổi và nồng nhiệt 36 2.5.8 Nghĩ trước tất cả những câu hỏi mà bạn sẽ hỏi khán giả và cả những câu hỏi mà khán giả có thể hỏi bạn 36 2.5.9 Tuân thủ nguyên tắc thuyết trình: 3T 37 2.6 BÍ QUYẾT ĐỂ THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG 37 2.6.1 Phải biết mình nói gì 37 2.6.2 Thực hành, nhưng không cần quá nhiều 37 2.6.3 Hãy là chính mình 37 2.6.4 Xem khán giả là bạn bè 38 2.6.5 Hãy tin rằng bạn sẽ làm được 38 2.7 CÁC YẾU TỐ LÀM CẢN TRỞ BÀI THUYẾT TRÌNH 39 2.7.1 Sai số liệu 39 2.7.2 Lỗi thiết kế file thuyết trình 39 2.7.3 Quay lưng về phía người nghe 39 2.7.4 Kết thúc không tốt 40 2.7.5 Không tìm hiểu kĩ về người nghe 40 2.7.6 Bỏ qua các rủi ro 40 2.8 KỸ THUẬT KÉO DÀI VÀ RÚT NGẮN BÀI THUYẾT TRÌNH 40 2.8.1 Kỹ thuật kéo dài bài thuyết trình 40 2.8.2 Kỹ thuật rút ngắn bài thuyết trình 41 KỸ NĂNG MỀM 1 022014 – MTT - BGCT Trang 4 2.9 CÁCH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ 41 2.9.1 Nguyên tắc sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong thuyết trình 41 2.9.2 Một số phương tiện hỗ trợ và cách sử dụng 41 CHƯƠNG 3: KĨ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU 44 3.1 Mục tiêu & cách thiết lập mục tiêu 44 3.1.1 Mục tiêu là gì? 44 3.1.2 Tại sao phải sống có mục tiêu? 44 3.1.3 Phân loại mục tiêu: 45 3.1.4 Các bước thiết lập mục tiêu 47 3.2 Mục tiêu nhóm 48 3.2.1 Các đặc trưng của mục tiêu nhóm 48 3.2.2 Tại sao phải có mục tiêu nhóm 48 3.2.3 Thiết lập mục tiêu nhóm 49 3.2.4 Công cụ sử dụng 49 3.3 Mục tiêu “thông minh” SMART 50 3.3.1 Khái niệm 50 3.3.2 Ví dụ về mục tiêu SMART 51 CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP & PHÁT TRIỂN BẢN THÂN – CHUYÊN MÔN 53 4.1 Kế hoạch là gì? 53 4.2 Lập kế hoạch nghề nghiệp 53 4.2.1 Lập kế hoạch phát triển (KHPT) nghề nghiệp là gì & tại sao? 54 4.2.2 Các bước lập KHPT nghề nghiệp 55 4.3 Phát triển bản thân & chuyên môn 58 4.3.1 Phát triển bản thân là gì & phát triển như thế nào là đúng? 58 4.3.2 Phát triển chuyên môn 60 CHƯƠNG 5: VĂN BẢN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH 61 5.1 Tiếp nhận văn bản 61 KỸ NĂNG MỀM 1 022014 – MTT - BGCT Trang 5 5.1.1 Khái quát về văn bản 61 5.1.2 Đặc trưng văn bản 62 5.1.3 Phân tích một văn bản 64 5.1.4 Tóm tắt văn bản 65 5.1.5 Mục đích 65 5.2 Hướng dẫn xây dựng một số thể loại văn bản 67 5.2.1 Khái niệm về soạn thảo văn bản 67 5.2.2 Kỹ thuật soạn thảo một số văn bản hành chính 67 5.2.3 Kỹ thuật lập đề cương 68 KỸ NĂNG MỀM 1 022014 – MTT - BGCT Trang 6 TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG MỀM Trong buổi phỏng vấn thi tuyển vào công ty Unilever, đang trao đổi về nghiệp vụ kinh doanh, bất ngờ nhà tuyển dụng hỏi: “Theo em, nếu phi một con dao vừa dùng để phết bơ thì mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ hay không phết bơ?”. Trước câu hỏi bất thình lình như thế, bạn sẽ lúng túng hay bạn sẽ mỉm cười và đáp lại câu hỏi bằng một câu trả lời đầy thuyết phục? Thật ra, ý đồ của các nhà tuyển dụng chính là nằm ở những câu hỏi "vu vơ" này là nhằm kiểm tra kỹ năng mềm của các ứng viên. Với những câu hỏi này, không có một đáp án cụ thể nào cả mà quan trọng là ứng viên phải thuyết phục được nhà tuyển dụng tin vào đáp án của mình. Thế nào là kỹ năng, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng? Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng sống, kỹ năng mềmkỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng nên có và cần phải có. KỸ NĂNG MỀM 1 022014 – MTT - BGCT Trang 7 Kỹ năng mềm (soft skills) – trí tuệ cảm xúc: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người - thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc. Hay có thể định nghĩa ngắn gọn hơn: Kỹ năng “mềm” (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới Ngược lại, kỹ năng cứng (hard skills) – trí tuệ logic: chính là khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Những kiến thức đó dù học tốt tới đâu trong 4 - 5 năm đại học thì nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong cái đại dương mênh mông kiến thức sau này của đời con người. Thực tế cho thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo. Để hiểu rõ hơn về kỹ năng mềm, bạn có thể tham khảo các kỹ năng mềm đang được giảng dạy một số nước: Tại Mỹ: có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc: 1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn). 2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills). 3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills). 4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). 5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills). 6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem). 7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills). 8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills). 9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills). 10. Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork). 11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills). KỸ NĂNG MỀM 1 022014 – MTT - BGCT Trang 8 12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness). 13. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills). Tại Úc các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau: 1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills). 2. Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills). 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). 4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills). 5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills). 6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills). 7. Kỹ năng học tập (Learning skills). 8. Kỹ năng công nghệ (Technology skills). Tại Canada có 6 kỹ năng đươc đào tạo: 1. Kỹ năng giao tiếp (Communication). 2. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving). 3. Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours). 4. Kỹ năng thích ứng (Adaptability). 5. Kỹ năng làm việc nhóm (Working with others). 6. Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills). Tại Anh cũng đưa ra danh sách 6 kỹ năng quan trọng bao gồm: 1. Kỹ năng tính toán (Application of number). 2. Kỹ năng giao tiếp (Communication) 3. Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and performance). 4. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and communication technology). 5. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving). 6. Kỹ năng làm việc nhóm (Working with others). Tại Singapore người ta thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề gồm 10 kỹ năng: 1. Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy). KỸ NĂNG MỀM 1 022014 – MTT - BGCT Trang 9 2. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information & communications technology). 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making). 4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise). 5. Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship management). 6. Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning). 7. Kỹ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset). 8. Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management). 9. Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills). 10. Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace safety). Trong thực tế, tùy vào điều kiện cụ thể ở mỗi quốc gia, mỗi ngành nghề, người ta đã xây dựng ra các chương trình đào tạo kỹ năng mềm mà trong đó các kỹ năng được chọn phù hợp với đối tượng nhắm đến. Đối với các đối tượng là sinh viên các ngành học tại Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM, chúng tôi đã lựa chọn ra một số kỹ năng thiết thực và bố trí chia thành hai môn học là Kỹ năng mềm 1 và Kỹ năng mềm 2. Trong môn học kỹ năng mềm 1, chúng tôi nhắm đến việc đào tạo sinh viên xây dựng được các kỹ năng có liên quan đến việc xác định, đánh giá khả năng của mỗi cá nhân và dựa trên cơ sở đó sinh viên có thể tự thiết lập cho mình các mục tiêu sống, kế hoạch học tập và phát triển bản thân cũng như công việc như: 1. Kỹ năng phân tích S.W.O.T 2. Kỹ năng thuyết trình 3. Kỹ năng thiết lập mục tiêu 4. Kỹ năng thiết lập kết hoạch phát triển bản thân (P.P.D) và nghề nghiệp (C.P.D) 5. Kỹ năng thiết lập văn bản Tiếng Việt. KỸ NĂNG MỀM 1 022014 – MTT - BGCT Trang 10 CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH S.W.O.T (S.W.O.T ANALYSIS) S.W.O.T là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Phân tích S.W.O.T là một công cụ rất hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm của một tổ chức, các cơ hội để phát triển và cả thách thức, nguy cơ mà cá nhân, tổ chức đó sẽ phải đương đầu. Thực hiện phân tích S.W.O.T giúp chúng ta tập trung các hoạt động của chúng ta vào những lĩnh vực mà chúng ta đang có lợi thế và nắm bắt được các cơ hội mà chúng ta có được. Phân tích S.W.O.T ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành nghề kinh doanh và các lĩnh vực khác, tuy nhiên trong tài liệu này chỉ đề cập đến việc phân tích S.W.O.T cho các cá nhân nhằm giúp các bạn sinh viên hiểu và phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; xác định được cơ hội và thách thức đối với họ trong giai đoạn bắt đầu việc học tập tại trường để có thể xác định và đưa ra những công việc cụ thể nhằm phát triển bản thân cho phù hợp. Ngoài ra, các bạn sinh viên sau khi làm quen còn có thể tiếp tục rèn luyện và phát triển thành một kỹ năng quan trọng để áp dụng vào công việc thực tiễn sau này. 1.1 Khái niệm S.W.O.T 1.1.1 Thế nào là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân? Điểm mạnh (Strenghts): Là những nhân tố tích cực nổi trội bên trong bản thân mỗi người, có thể kiểm soát được và ta cần duy trì và phát huy các yếu tố này. Điểm yếu (Weaknesses): Là những nhân tố tiêu cực bên trong bản thân mỗi người có thể kiểm soát được mà ta cần loại bỏ hoặc khắc phục. Một số ví dụ về điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân: Điểm mạnh Có nền tảng giáo dục tốt Có kinh nghiệm làm việc Trình độ chuyên môn tốt Có mối quan hệ rộng rãi, vững chắc Đặc điểm cá nhân tích cực …. Điểm yếu Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản Thiếu kinh nghiệm Kĩ năng nghề nghiệp chưa cao Kĩ năng giao tiếp, ứng xử kém Đặc điểm cá nhân tiêu cực …. [...]... nghiệm thực tế khóa học Trang 19 KỸ NĂNG MỀM 1 CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 2.1 TỔNG QUAN: Thuyết trình là quá trình trình bày về một vấn đề gì đó với ai đó nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể như giúp người nghe hiểu được nội dung bài thuyết trình, tạo dựng quan hệ… Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng rất quan trọng, một người có kĩ năng thuyết trình tốt sẽ có khả năng truyền đạt ý kiến của... thiện bản thân Tùy 022014 – MTT - BGCT Trang 17 KỸ NĂNG MỀM 1 vào mỗi cá nhân và điều kiện cụ thể, mỗi người sẽ có cách tổng hợp khác nhau và hiệu quả của nó vì hế cũng rất khác nhau Hãy sử dụng nó thành thạo bạn sẽ có thể tạo cho mình một kỹ năng để phân tích quen thuộc trước khi bạn muốn thực hiện một công viêc nào đó 022014 – MTT - BGCT Trang 18 KỸ NĂNG MỀM 1 THỰC HÀNH Hãy lập ma trận SWOT cho bản...KỸ NĂNG MỀM 1 1.1.2 Cơ hội và thách thức là gì? Cơ hội (Opportunities): là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công, bao gồm: - Các xu hướng triển vọng - Nền kinh tế phát triển bùng nổ - Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở - Một dự án đầy hứa hẹn được giao phó - Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm... cách bạn đối phó với khó khăn Bạn có thể lập một ma trận S.W.O.T ngắn gọn, trong đó liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 022014 – MTT - BGCT Trang 14 KỸ NĂNG MỀM 1 Ma trận S.W.O.T 022014 – MTT - BGCT Trang 15 KỸ NĂNG MỀM 1 1.2.2 Cách lập ma trận S.W.O.T: 1 Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình S.W.O.T 2 Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới... được kĩ năng thuyết trình hiệu quả, giúp cho sinh viên dễ dàng thành công hơn trong tương lai 022014 – MTT - BGCT Trang 20 KỸ NĂNG MỀM 1 2.2 CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH Trong cuộc sống, chúng ta cần lưu ý một vấn đề, đó là: “Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại” Trong quá trình thuyết trình luôn phát sinh các tình huống bất ngờ, khó xử, do đó công tác chuẩn bị càng trở nên quan trọng Chuẩn bị càng kỹ, tỉ... (máy chiếu) dùng để chiếu các slide (chuẩn bị bằng phần mềm Power Point), video hoặc các file sử dụng phần mềm khác; bảng trắng, bảng đen, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ… Như vậy, điểm mấu chốt của thuyết trình không chỉ là nói giỏi mà còn biết phối hợp tốt giữa nói và các thiết bị hỗ trợ Vì vậy, diễn giả cũng cần 022014 – MTT - BGCT Trang 34 KỸ NĂNG MỀM 1 phải nắm rõ các kiến thức về các thiết bị hỗ trợ để... Những vấn đề này dẫn đến tổn thất to lớn về người và tài sản cho các doanh nghiệp hàng hải Việt Nam Bên cạnh đó, 022014 – MTT - BGCT Trang 12 KỸ NĂNG MỀM 1 số lượng tàu vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng nước ngoài do khiếm khuyết kỹ thuật vẫn chưa giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển chung của Ngành Ngoài ra, vận tải hàng hóa bằng... thành công? Kết quả S.W.O.T: 022014 – MTT - BGCT Trang 16 KỸ NĂNG MỀM 1 ĐIỂM MẠNH 1 Có quyết tâm kinh doanh 2 Có tay nghề 3 Có kinh nghiệm quản lý 4 Được gia đình ủng hộ 5 Có địa điểm kinh doanh tốt 6 Có mối quan hệ tốt ĐIỂM YẾU 1 Thiếu kiến thức quản trị kinh doanh 2 Có kinh nghiệm quản lý nhưng chưa nhiều 3 Thiếu kinh nghiện thương trường 7 Kĩ năng giao tiếp tốt CƠ HỘI THÁCH THỨC 1 Nhu cầu khách hàng... gia, nhất là pháp luật trong nước và các Điều ước quốc tế có liên quan Tăng cường công tác kiểm tra của Nhà nước tại cảng biển (PSC) đảm bảo tàu trong điều kiện kỹ thuật thật sự an toàn mới được rời cảng 022014 – MTT - BGCT Trang 13 KỸ NĂNG MỀM 1 Ngoài ra, trong năm 2012, ngành hàng hải cần ban hành mức giá sàn xếp dỡ áp dụng cho các cảng; áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và các hoạt... lập ma trận SWOT cho bản thân? Opportunities 1 Chú trọng lao động Threats 1 Yêu cầu kinh có kĩ năng, nhiệt nghiệm ở một số tình việc làm 2 Có nhiều khóa học 2 Cuộc sống hiện đại và học bổng tài trợ với nhiều áp lực 3 Sách dạy kĩ năng nặng nề xuất hiện nhiều Strengths 1 Nhiệt tình 2 Tự tin 3 Có kiến thức, kĩ năng Weaknesses 1 Nóng vội, thiếu tính kiên trì 022014 – MTT - BGCT SO ST S1,S2,S3,O1: Tham gia . năng có thể là kỹ năng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất. kỹ năng, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng? Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ. một số kỹ năng thiết thực và bố trí chia thành hai môn học là Kỹ năng mềm 1 và Kỹ năng mềm 2. Trong môn học kỹ năng mềm 1, chúng tôi nhắm đến việc đào tạo sinh viên xây dựng được các kỹ năng

Ngày đăng: 19/06/2014, 20:26

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w