5.2.3.1 Khái niệm
Đề cương là bản dàn ý nội dung văn bản, là tập hợp các ý chính được thiết lập theo một hệ thống nhất định nhằm thể hiện vấn đề chính mà văn bản định trình bày.
Lập đề cương là việc phối hợp các thao tác tìm ý, lựa chọn ý và sắp xếp ý sẽ triển khai trong văn bản sắp được tạo lập.
022014 – MTT - BGCT Trang 69
5.2.3.2 Vai trò
Lập đề cương cụ thể hóa những định hướng sẵn có của người viết về văn bản sắp được tạo lặp, đem lại hiệu quả cho văn bản. Việc lập đề cương tránh cho văn bản bị xa đề, lệch trọng tâm, tạo cơ sở vững chắc cho việc viết văn bản.
Những yếu tố cần tránh trong quá trình lập đề cương: - Lạc mục tiêu nội dung.
- Bỏ sót ý. - Trùng lặp ý.
- Trình tự các ý chưa hợp lí. - Thiếu sự cân đối giữa các ý.
5.2.3.3 Phân loại
1. Đề cương sơ lược:
Đề cương sơ lược chỉ bao gồm các ý lớn, các luận điểm chính, cơ bản của văn bản. Ví dụ đề tài luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu sự phối hợp công tác giữa tổ hợp tuabin khí xả - máy nén và động cơ chính lai chân vịt ở chế độ khai thác đặc biệt.
Đề cương: (sơ lược)
- Mục lục
- Chương 1: Khái quát chung về động cơ Diesel tăng áp
- Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp công tác giữa tổ hợp tuabin máy nén và động cơ.
- Chương 3: Tính toán sự phối hợp làm việc giữa động cơ và tổ hợp tuabin máy nén
- Chương 4: lập trình vi tính – áp dụng tính toán với động cơ GSLH 633 – NLACO -02
- Kết luận chung
- Các tài liệu tham khảo - Phụ lục
2. Đề cương chi tiết
Trong loại đề cương chi tiết, các luận điểm lớn đã được chi tiết hóa bằng các luận cứ cụ thể.
022014 – MTT - BGCT Trang 70
5.2.3.4 Các thao tác lập đề cương
Định hướng văn bản: cần phải định hướng chủ đề, xác lập hệ thống các ý một cách thống nhất và lựa chọn loại hình văn bản phù hợp với nội dung và chủ đề.
Xác lập và lựa chọn luận điểm:
- Xác lập và lựa chọn luận cứ: sử dụng các kiến thức và kỹ năng để phân xuất và khai triển các ý lớn thành các ý nhỏ, các ý nhỏ thành các ý nhỏ hơn.
- Sắp xếp luận điểm: sắp xếp theo các trình tự về thời gian, không gian, trình tự khách quan của hệ thống, trình tự có tính mục đích của hệ thống, trình tự theo tư duy logic, trình tự theo dòng cảm xúc, tâm lý. - Kiểm tra lại toàn bộ đề cương dựa theo các tiêu chí: đúng (về định
hướng nội dung và hình thức), đủ (các ý bao quát hết nội dung cần trình bày), hệ thống (liên kết nội dung chặt chẽ, mạch lạc, hình thức rõ ràng), cân đối (các ý được xác lập và triển khai phù hợp với mức độ quan trọng của chúng đối với chủ đề), thống nhất (các ý không mâu thuẫn với nhau).