Mục tiêu “thông minh” SMART

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm (Trang 50 - 71)

3.3.1 Khái niệm

Một mục tiêu hiệu quả thường tuân theo quy tắc SMART trong đó các chữ cái đầu lần lượt đại diện cho:

S

Attainable: Có thể thực hiện được Ví dụ: Học được 50 từ vụng tiếng Anh mỗi ngày

A R

Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu Ví dụ: thức dậy lúc 6h sáng để đi học

M Measurable: Đo đếm được

Ví dụ: đi bơi một tuần 2 lần

Realistic: thực tiễn

Ví dụ: Đạp xe đi học mỗi ngày Time-bound: Có hạn định

Ví dụ:Tôi sẽ góp đủ tiền mua vé xem phim

vào thứ 7 này.

022014 – MTT - BGCT Trang 51

3.3.2 Ví dụ về mục tiêu SMART

Mục tiêu thông thường Mục tiêu SMART

Tôi muốn giảm cân Tôi sẽ giảm 5 kg trong vòng 1 tuần Tôi sẽ liên hệ thực tập ở dưới tàu Tôi sẽ nộp đơn xin đi thực tập vào

công ty vận tải dầu khí FALCON Nhóm sẽ góp tiền để giúp đỡ bạn A do

hoàn cảnh khó khăn

Nhóm sẽ góp đủ 500.000 để giúp bạn A trong học kỳ 1

Cả nhóm sẽ đi xem phim với vào cuối tuần

Chúng ta sẽ mua vé xem phim vào lúc 19h00 thứ 7 tuần này nhé.

Xưởng chúng ta sẽ tăng ca để nâng cao năng suất

Chúng ta tăng ca để tăng năng suất thêm 20%

022014 – MTT - BGCT Trang 52

 Xác định chính xác kết quả bạn muốn có được

 Mục tiêu phải bao gồm khối lượng công việc chính xác, ngày tháng, vv…để có thể đo lường mức độ thành công của mục tiêu đó

 Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được nếu không bạn sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng

 Mục tiêu đặt ra phải thích hợp với điều kiện hiện tại

 Mục tiêu nhất thiết phải có hạn định

 Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh các mục tiêu theo hướng tốt hơn (SMARTER)

Bài thực hành: Xây dựng mục tiêu SMART

 Dựa vào kết quả bài tập các bạn đã làm, hãy chỉnh sửa để biến các mục tiêu đó thành các mục tiêu SMART.

022014 – MTT - BGCT Trang 53

CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP & PHÁT TRIỂN BẢN THÂN – CHUYÊN MÔN

Khi được hỏi: “Bạn dự định sau này sẽ làm gì?”, hầu hết tất cả các bạn sinh viên đều sẽ trả lời: “Tôi sẽ làm chủ một doanh nghiệp, sẽ làm máy trưởng hạng nhất, sẽ làm giám đốc một công ty, hay muốn thành đạt, muốn được cống hiến…”. Nhưng đa phần trong chúng ta chưa hề có một kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch đó.

Nguyên nhân chủ yếu của việc không tập trung hoặc không thể xác định được kế hoạch cho mình là do chúng ta thiếu mục tiêu hoặc các mục tiêu ấy mơ hồ, không cụ thể. Do vậy, để tránh không bị những vướng mắc trên, việc đưa ra một kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng và được cập nhật, chỉnh sửa thường xuyên sẽ giúp chúng ta có được những bước đi cụ thể và đánh giá được chất lượng của các công việc mình làm trong quá trình thực hiện dự định của mình.

Thông qua việc đánh giá sở thích, sự đam mê, kỹ năng, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, bản kế hoạch này sẽ chỉ cho chúng ta thấy con đường tối ưu nhất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.

4.1 Kế hoạch là gì?

Kế hoạch là một tập hợp các hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra.

022014 – MTT - BGCT Trang 54

4.2.1 Lập kế hoạch phát triển (KHPT) nghề nghiệp là gì & tại sao?

4.2.1.1 Khái niệm

Việc lập một bản kế hoạch phát triển nghề nghiệp giống như một bản đồ dẫn dắt bạn đi từ điểm xuất phát A (khi bạn còn chưa quyết định công việc mình muốn làm) để đến được điểm B (được làm công việc mình mong muốn) hay thậm chí có thể là C hay Z khi bạn đã thăng tiến trong nghề nghiệp.

Lập KHPT nghề nghiệp là một quá trình (diễn ra hầu như trong suốt cuộc đời con người) giúp người ta định hướng được những hoạt động cần thiết phải thực hiện để thành công trong sự nghiệp.

Lập kế hoạch để phát triển kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho một công việc. Bản kế hoạch nghề nghiệp có thể xem là công cụ hữu ích giúp đạt được mục tiêu, thỏa mãn nhu cầu và niềm đam mê cá nhân trong xã hội không ngừng phát triển và thay đổi liên tục như hiện nay.

4.2.1.2 Ai là người phải lập KHPT nghề nghiệp?

Việc lập nên một KHPT nghề nghiệp là yếu tố cần thiết đối với mọi người, mọi thành phần trong độ tuổi học tập và làm việc. Những thành phần đó có thể là:

- Học sinh phổ thông

- Sinh viên cao đẳng/đại học

- Người đi làm mong muốn nâng cao tay nghề & kỹ năng

- Người đi làm mong muốn thay đổi công việc hoặc sự nghiệp

022014 – MTT - BGCT Trang 55

4.2.2 Các bước lập KHPT nghề nghiệp

Lập KHPT nghề nghiệp bao gồm 5 bước:

Bước 1: Đánh giá bản thân

Bước 2: Nghiên cứu công việc

Bước 3: Tính toán và ra quyết định

Bước 4: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bước 5: Lập kế hoạch hành động

Sau đây ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách thức xây dựng từng bước cụ thể như sau:

022014 – MTT - BGCT Trang 56

Biết và hiểu bản thân là một phần quan trọng nhất của kế hoạch nghề nghiệp. Thông thường có thể tự đánh giá bản thân

thông qua các câu hỏi về sở thích như:

1. Điểm mạnh:

- Bạn làm tốt việc gì?

- Bạn có những kỹ năng gì?

- Tính cách nào của bạn nổi trội nhất?

2. Điểm yếu

- Bạn không thích loại công việc nào?

- Những kỹ năng nào bạn không giỏi?

- Bạn có những hạn chế gì? 3. Cần cải thiện:

- Bạn muốn học thêm những kiến thức gì? (chuyên ngành, xu hướng mới…) - Bạn cần rèn luyện thêm những kỹ năng gì? (phân tích, đàm phán, thuyết trình…) 4. Đam mê:

- Bạn thích làm công việc gì? (gặp gỡ nhiều người, làm việc với các con số, phân tích tình hình tài chính hay chăm sóc, hỗ trợ khách hàng…)

- Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa? (Tiền lương, thăng tiến, cơ hội học hỏi…)

Trong trường hợp chúng ta không biết phải hỏi bản thân những câu gì để khám phá con người của chính mình, chúng ta có thể sử dụng một trong những công cụ rất hữu ích đó là ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ mà ta có thể gặp phải, từ đó sẽ giúp chúng ta tập trung phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội một cách tốt nhất.

022014 – MTT - BGCT Trang 57

4.2.2.2 Nghiên cứu công việc

Tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân của mình nhất. Truy cập vào các trang web tuyển dụng có thể giúp chúng ta tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường, cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại.

Nguồn thông tin việc làm:

- Các Websites tuyển dụng có thể giúp bạn tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại.

- Các mạng cộng đồng Facebook, Twitter, Blogs: hỏi những người trong nghề bạn quen xem công việc mà họ đang làm hằng ngày là gì? Kỹ năng nào cần thiết cho công việc? Triển vọng thăng tiến như thế nào?

Ngoài ra, bạn cũng có thể dự các buổi hội thảo, hội chợ việc làm để thu thập thêm thông tin. Cách làm này cũng rất hiệu quả vì chúng ta có thể trực tiếp tương tác với nhân viên trong một công ty.

Muốn việc này tiến hành thuận lợi, đừng quên thường xuyên cập nhật hồ sơ (thông tin giới thiệu về trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn và thành công trong công việc).

4.2.2.3 Tính toán và ra quyết định

Lập danh sách 02 hoặc 03 ba công việc ưng ý nhất dựa trên những tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp như giá trị, sở thích, tính cách, kỹ năng…

Công việc nào có số điểm cao nhất sẽ là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nếu công việc lý tưởng đó chính là những gì bạn đang làm thì từ nay bạn chỉ cần tập trung mọi nỗ lực của mình vào kế hoạch thăng tiến sự nghiệp! Ngược lại, bạn nên cân nhắc đến khả năng chuyển việc.

4.2.2.4 Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn mong muốn. Lưu ý:

022014 – MTT - BGCT Trang 58 - Thành công thật sự trong công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt.

4.2.2.5 Lập kế hoạch hành động

- Sẵn sàng làm việc: Xác định kiến thức & kỹ năng cần bổ sung để đạt được mục tiêu thăng tiến, trong đó xác định rõ mức độ ưu tiên và thời hạn chót để hoàn thành.

- Chưa sẵn sàng cho công việc: Chỉnh sửa hoặc đăng mới hồ sơ trực tuyến. Theo dõi thường xuyên thông tin việc làm và tham khảo mục tư vấn hướng nghiệp trên báo đài hay trang web tuyển dụng để có những cơ hội việc làm mới.

Một bản hoạch định nghề nghiệp tỉ mỉ sẽ rất có ích cho chúng ta về sau vì nó giúp chúng ta tìm thấy mục tiêu, hành động mà bạn cần phải thực hiện.

4.3 Phát triển bản thân & chuyên môn

4.3.1 Phát triển bản thân là gì & phát triển như thế nào là đúng?

Phát triển bản thân là việc lập kế hoạch và đặt mục tiêu để phát triển bản thân nhằm đạt được những thành công và thăng tiến trong công việc cũng như cuộc sống.

Có 3 cách để phát triển bản thân:

Học hỏi kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân và của người khác

Việc học hỏi từ bản thân mình thông qua việc tập trung, quan sát và phân tích. Ví dụ, khi có sự việc xảy ra trong cuộc đời chúng ta, bao gồm những việc vui, buồn, hạnh phúc, thành công hay thất bại của ta trong quá khứ thì chúng ta phải tập trung, quan sát và phân tích bằng việc trả lời câu hỏi, tại sao việc đó lại xảy ra như vậy? Chúng ta rút ra được bài học gì từ sự kiện ấy? Và nếu gặp

022014 – MTT - BGCT Trang 59

những câu hỏi trên chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học, những kinh nghiệm, những triết lý sống cho bản thân của mình.

Học hỏi từ người khác, bao gồm việc học từ người thành công lẫn người thất bại. Người thành công sẽ dạy cho bạn biết cách làm thế nào để thành công một cách nhanh chóng còn người thất bại sẽ cho bạn biết những cách làm không hiệu quả để bạn tránh xa. Ngoài ra, chúng ta có thể học hỏi từ người khác bằng việc tham gia những buổi hội thảo, những khóa học của những diễn giả, những chuyên gia đã thành công trong lĩnh vực của đó...Bằng việc học hỏi từ người khác, chúng ta sẽ đút rút ra được nhiều bài học hay, những kinh nghiệm, những kiến thức và kỹ năng quan trọng để rút ngằn thời gian cũng như cái giá phải trả cho thành công.

Đọc sách

Sách là một kho tàng kiến thức quý báo cho con người chúng ta trong cuộc sống này và đọc sách là cách rút ngắn thời gian để trao dồi kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Mỗi cuốn sách hay là một cơ hội để thay đổi và phát triển bản thân mình. Tất cả chúng ta, ai cũng đều biết tầm quan trong của việc đọc sách, tuy nhiên không phải ai cũng lựa chọn việc đọc sách. Chẳng phải chúng ta, từ khi cắp sách đến trường cho đến khi tốt nghiệp đại học, thạc sĩ và thậm chí là tiến sĩ chúng ta đọc và học rất nhiều từ những quyển sách giáo khoa, sách chuyên ngành giúp mình nắm bắt được những kiến thức hay để vận dụng trong công việc sau này của mình. Để từ đó mà chúng ta biết được các công thức về toán học, vật lý, về công thức hóa học...để từ đó vận dụng vào công việc. Và để phát triển bản thân chúng ta cũng cần đọc những cuốn sách viết về suy nghĩ, thái độ về tư duy của những người thành công và giàu có để mở mang đầu óc và từ đó giúp chúng ta có những suy nghĩ sắc bén hơn, linh hoạt hơn. Khi chúng ta làm được điều đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa sức mạnh tiềm năng của não bộ.

Kết thân với những người bạn tốt

Trước khi nói đến lợi ích từ việc kết thân với người bạn tốt, chúng ta cần phải hiểu người bạn tốt là người như thế nào? Người bạn tốt ở đây được hiểu là người luôn biết yêu thương, quan tâm, lo lắng và tôn trọng mọi người, một người luôn vui vẻ, lạc quan và có tư duy mở. Từ “mở” ở đây có nghĩa là sẵn sàng thay đổi, đón nhận và học hỏi những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chính những người bạn ấy sẽ là nguồn động viên tinh thân cho chúng ta mỗi khi ta mất lửa và gặp thất bại, những người bạn ấy là nguồn động lực to lớn cho chúng ta tiến lên và phát triển, và những người bạn đó sẽ cho chúng ta những bài học, những triết lí sống rất hữu ích. Như các

022014 – MTT - BGCT Trang 60

cụ ta vẫn thường nói: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Điều đó nói đến tầm quan trọng của việc chọn bạn mà chơi, cụ thể là bạn sẽ trở nên giống như những người bạn mà bạn tiếp xúc nhiều.

Trong quá trình học tập và phát triển bản thân của mình các bạn nên có cho mình một cuốn sổ nhật ký để ghi chép lại những kiến thức, những kỹ năng và những phương pháp cũng như những triết lý sống có ích cho ta trong cuộc sống. Và thỉnh thoảng chúng ta lại mở cuốn nhật ký đó xem lại những điều mà mình đã học và chiêm nghiệm được. Và theo như quy luật tập trung của vụ trũ, những thứ bạn tập trung vào sẽ phát triển và kết quả sẽ

hiện lên. Đi theo đó là bản thân của bạn sẽ phát triển và tạo ra những bứt phá trong cuộc sống.

Lưu ý: Khi lập kế hoạch phát triển bản thân phải nêu rõ mục tiêu thăng tiến (ngắn hạn, trung hạn & dài hạn), mức độ ưu tiên và thời hạn để hoàn thành.

4.3.2 Phát triển chuyên môn

a. Phát triển chuyên môn là việc lập kế hoạch học tập và tham gia các khóa huấn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng để làm việc hiệu quả hơn và đạt năng suất cao hơn.

b. Khi lập kế hoạch phát triển chuyên môn phải nêu rõ hoạt động hoặc tên các khóa học/huấn luyện tham gia, kết quả đạt được/thay đổi, chứng chỉ liên quan.

Kết luận: Nếu bạn đã từng nghe câu: “If you fail to plan, you plan to fail” (Nếu không hoạch định công việc trước, bạn sẽ chuốc lấy thất bại) thì rõ ràng, khi có một bản kế hoạch nghề nghiệp trong tay, bạn sẽ nhìn thấy rõ các mục tiêu và hành động cần thực hiện để tự quyết tương lai sự nghiệp của mình. Vì vậy, bạn hãy đầu tư thời gian và công sức tương xứng cho bản kế hoạch này! Đó chắc chắn sẽ là một trong khoản đầu tư khôn ngoan nhất của bạn trong khoảng thời gian sắp tới!

022014 – MTT - BGCT Trang 61

CHƯƠNG 5: VĂN BẢN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Việc viết một văn bản từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi tạo hồ

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm (Trang 50 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)